Biển Đông |
Jonathan London
Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt
Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt
Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập
tình trạng của ngày nay? Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và
thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn
và không ngừng nghỉ.
Từ trước đến nay, dù
nghĩ gì về Trung Quốc và dù bị Trung Quốc cái đó cái kia, hai nước Việt-Hán đã
và sẽ tồn tại cạnh nhau. Các lãnh đạo của Việt Nam đã biết từ đầu rằng trở
thành kẻ thù của một quốc gia có nguồn lực khổng lồ là không khôn khéo. Song,
từ trước đến nay, dân Việt Nam không bao giờ hy sinh quyền lợi chính đáng của
đất nước. Nếu có thì mất nước ngay.
Chúng ta cần xác định
rõ, Việt Nam và toàn khu vực cần và hưởng lợi từ một mối quan hệ ổn định và hòa
bình với Bắc Kinh. Dù vậy, toàn khu vực và toàn công đồng Thái Bình Dương đang
đối mặt với một hoàn cảnh báo động xuất phát từ việc Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền
gần như toàn bộ biển Đông.
Vấn đề đặt ra là Hà
Nội và toàn công đồng quốc tế có thể làm gì khi những đòi hỏi từ Bắc Kinh ngày
càng trở nên không thể đáp ứng nổi? Khi chiều hướng và cách hành xử của các
ngài ở Bắc Kinh là chà đạp luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền lợi
của các quốc gia láng giểng một cách trắng trợn như vậy? Đây chính là vị trí
không thoải mái mà Hà Nội đang phải đối mặt ngày hôm nay; một vị trí mà, bất
chấp nguồn gốc xác thực của nó, và bất chấp phương châm "bốn tốt, 16 chữ
vàng" vẫn phải đối mặt và đề cập. Đúng chuyện này không chỉ là riêng của
lãnh đạo Việt Nam mà của cả Châu Á Thái Bình Dưong.
Chuyện không thế nào chấp nhận được
Xin nhắc lại, trong
những thập kỷ 70, 80, 90 Bắc Kinh đã lấy những biển đảo thuộc chủ quyền chính
đáng của Việt Nam từ lâu một cách bạo động và hoàn toàn bất hợp pháp. Và xin
nhắc lại, trong những năm găn đây, Bắc Kinh đã tuyến bố một cách hoàn toàn bất
chính đáng là hầu hết lãnh thổ trong Biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền của họ.
Gần đây nhất, trong mấy tuần vừa rồi, chính quyền Trung Quốc ở Hải Nam và ở Bắc
Kinh đã công bố ý định của họ là thực thi những tuyên bố chủ quyền không hợp lệ
trên gần như toàn bộ khu vực biển Đông. Khu vực được đề cập đến trong những
tuyên bố không có thật này bao gồm những hòn đảo và mỏm đá đang tranh chấp, một
phần đặc khu kinh tế 200 hải lý của các quốc gia lân bang, và vùng biển quốc
tế. Tuyên bố rằng tất cả những tàu đánh cá không phải của Trung Quốc đều phải
xin phép chính quyền Trung Quốc để được hoạt động tại vùng biển quốc tế là hoàn
toàn bất hợp pháp. Như nhiều nhà phan tích đã nêu rõ, nếu tuyên bố này
được thực thi, điều này tương đương với cướp biển nhà nước.
Đối với Việt Nam,
Philippine, và các nước khác, sự từ chối ngầm của Bắc Kinh đối với những tranh
chấp về đảo, mỏm đá, và biển là hết sức đáng tiếc cũng như là bất hợp pháp.
Song, khẳng định thế không thể nào giúp Việt Nam tìm được một giải pháp. Vậy
giải pháp ở đâu?
Trong một kịch bản tốt
nhất có thể thì Bắc Kinh sẽ dần rút lại những tuyên bố ngoại cỡ của mình và làm
việc hướng tới một thỏa thuận đa phương trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và vì
thịnh vượng của khu vực.
Rất tiếc là vào lúc
này có vẻ rất khó tưởng tượng một thay đổi như thế. Hiện nay, không có quốc gia
nào có thể một mình thuyết phục Bắc Kinh ứng xử hợp lý hơn, và tuân thủ luật
pháp hơn trong hành vi của mình. Vì thế có nhiều người cho rằng đã đến lúc phải
có một nỗ lực có sự phối hợp của nhiều quốc gia, bất chấp sự khăng khăng của
Bắc Kinh rằng thương thảo đơn phương là đủ để giải quyết vấn đề. Theo quan điểm
này, trong tình trạng hiện này, thương thảo đơn phương không phù hơp khi toàn
khu vực đang bị đe dọa.
Hãy quay lại với Hà
Nội. Lãnh đạo Việt Nam có thể làm gì, khi họ phải đối mặt với những tuyên bố vô
lý từ bên ngoài và những đòi hỏi ngày càng tăng của người dân trong nước đòi
lên tiếng? Trong quá khứ, Việt Nam đã phải luôn luôn đối phó với nước hàng xóm hung
hăng một mình, qua những cuộc thương thảo bí mật và bắt tay cá nhân, thậm chí
không có sự tham gia của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong lúc mà con ruột của
Nguyễn Cơ Thạch đang ngồi ghế Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, trong lúc mà những quan
hệ quốc tế của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, thời đại của những bí mật và
dọa dẫm đã đi vào quá khứ chưa? Câu trả lời, phải nói, là chưa rõ.
Dù muốn tìm hiểu những
thách thức chung của Hà Nội và các nước trong khu vực về quan hệ quốc tế với
Bắc Kinh, cũngh phải thừa nhận vị trí của Việt Nam, ngay bên cạnh Trung Quốc,
tất nhiên có những bảo hàm đặc biệt, cũng như sự phức tạp trong nội bộ Đảng
Công Sản Việt Nam đối với Trung Hoa. Từ bên ngoài, những dân thường rất khó nắm
bắt những quan điểm, phương án đạng được bàn luận ở Hà Nội hiện nay. Vì thế,
đến bây giờ, rất khó cho bất cứ ai cả để hiểu sâu về những vấn đề cụ thể, đặc
biệt trong bối cảnh những cuộc thảo luận công khai về hồ sơ Biển Đông gần như
bị cấm.
Thông điệp chính thức
rõ nhất về chiến lược khư vực của Việt Nam lại chưa rõ lắm. Rất có thể đó là
bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-la vào năm ngoái ở
Singapore. Trong dịp đó, Thủ tướng đã phát biểu một cách hùng hồn với các nhà
lãnh đạo khu vực về sự cần thiết cho một kỷ nguyên của “niềm tin chiến
lược”. Mặt khác, đối với những người ngoài khu vực Đông Nam Á, và thậm chí
những người trong khu vực có đầu óc hoài nghi, 'chiến lược' này nghe có vẻ mơ
hồ, không khác gì sự kêu gọi một tình hàng xóm láng giềng hòa thuận. Có chăng
là, bốn chữ 'niềm tin chiến lược' phản ánh nhận thức của Hà Nội và toàn thế
giới cần có một tình thế cả tôn trọng lẫn giữ thể diện mà không biện hộ
đối với Bắc Kinh trước mặt những căng thẳng trong khu vực đang leo thang. Ngôn
ngữ ngoại giao là như thế.
Dạo này, ta cũng có
thể hỏi, ‘niềm tin chiến lược’ của Việt Nam sẽ có nghĩa gì khi nó hoàn toàn đối
ngược với chủ trương “sự không rõ ràng chiến lược” (strategic uncertainty)
và hành vi đế quốc mà Trung Quốc đang áp dụng ở mọi lĩnh vực và nhất là ở trên
biển? Nếu sự tin tưởng đã mất thì chiến lược sẽ ra sao?
Toàn thể giới nhìn rõ
ràng rằng những căng thẳng đang bộc lộ xung quanh vấn đề vùng biển Đông Nam Á
chủ yếu là do những hành động đáng lo ngại của Bắc Kinh gây ra. Nếu đây
là điều mà Bắc Kinh cho là "sự trổi dậy hòa bình", chúng ta đều có
nhiều lý do để lo lắng nữa.
Làm sao giúp Bắc Kinh
nhìn thấy và nhận thức những điều này và thay đổi đường lối? Không có
cách nào dễ dàng cả. Dù Hà Nội có lên án tuyên bố bất chính đáng của Trung Quốc
về việc 'phải xin phép đánh cá,' một phản ứng như thế rất khó có thể có hiệu
quả.
Đúng vậy, dạo này càng
nghe những người hỏi, làm sao để Bắc Kinh phải đối mặt với một diễn đàn đa
phương? Hoặc các quốc gia Thái Bình Duơng hợp lực thúc ép Trung Quốc chịu quyết
định của toà án quốc tế. Xin nhấn mạnh, mục tiêu chẳng phải là ngăn chận lại
Trung Quốc, mà là sống trên một thể giới với tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp
tác, ổn định, hợp pháp. Thế thôi.
Để đề cập vấn đề một
cách thực tiễn đã có một số người cho rằng Hà Nội nên hoán đổi những nhận
định khó có thể phòng vệ như “chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa là không thể bàn cãi” và “tất cả những hoạt động nước ngoài trên
những khu vực này nếu không có sự chấp thuận của Việt Nam là trái phép và vô
căn cứ” sang một chính sách rõ ràng hơn để thu thập sự ủng hộ rộng lớn hơn từ
những nhà họ giả trong khu vực Động Nam Á hoặc bên ngoài, tạo nền tảng cho một
chính sách chung cho các nước Đông Nam Á và khu vực.
Liên quan đến nó, có
quan điểm là trước khi đề cập đến những đòi hỏi bất chính đáng của Bắc Kinh,
Việt Nam phải sớm giải quyết những tranh chấp với Philippine, Malaysia, v.v.
trước đã. Cũng có nhiều người khuyên nên đem vấn đề này đến UNCLOS, một
hiệp định mà Bắc Kinh đang loan báo sẽ rút khỏi nếu bị tiếp tục lên án. Và
có rất nhiều dân thường ở Việt Nam đã và đang muốn đống một vài trò tích cực để
bảo vệ đất nước. Dù tôi không ửng hộ việc không cho dân bày tỏ vọng sự
quan tâm của họ, tôi hy vọng dân thường Việt Nam hiểu phải tránh những hành vi
chủ nghĩa quốc gia cực đoan như ta thấy ở một số nước.
Nếu những phương nêu
trên chưa hấp dẫn, còn có những bước đi khác nữa. Có người cho rằng Hà Nội nên
tỏ rõ với Bắc Kinh rằng họ sẽ không bắt tay hợp tác quân sự với bất kì quốc gia
nào gây bất lợi cho những mối bận tâm chính đáng của Bắc Kinh (như đòi chủ
quyền trên gần hết Biển Đông Nam Á), nhưng Hà Nội sẽ sẵn sàng hỗ trợ hay tham
gia các liên minh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bao gồm sử dụng hoà
bình lãnh thổ hàng hải quốc tế trong khu vực. Để đầy mạnh mục tiêu đó, Hà Nôi
nên phát triển mạnh hơn nữa những mối quan hệ trọng yếu, với Mỹ, Nam Hàn, Nhật,
v.v. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực nữa để tìm được với Bắc Kinh một giải pháp cả
hai bên và các bên khác có thể chấp nhận được; và sẽ giữa hữu nghị và hợp tác
toàn diện với điều kiện là không có hậu quả bán nước hay hy sinh những quyền
lợi quốc gia.
Chúng ta đang sống
trong một thể giới càng năm càng nhỏ bé hơn. Và toàn khu vực Đông Nam Á Thái
Bình Dương đang ở một ngã ba đường. Tuyên bố chủ quyền bất chính đáng về những
lãnh thổ biển quốc tế không thể chỉ được xem như là một vấn đề song phương cũng
như việc coi quá nhẹ luật quốc tế trong việc tiếp cận tranh chấp khu vực.
Việt Nam là một quốc
gia biển. Và dân Việt Nam, cũng như dân ở bán đảo Triều Tiên sẽ sống bên cạnh
Trung Quốc mãi. Hỏi tôi, muốn có một vị trí mạnh hơn, Việt Nam nên nỗ lực để
theo con đường của Hàn Quốc càng sớm càng tốt. Một nước văn minh, pháp quyền,
dân chủ, và có ửng hộ của quốc tế sẽ luôn luôn sống an toàn hơn, tự tin hơn.
Khiêu khích, ảo tưởng, mất tính xây dựng? Hy vọng là không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét