Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

NHỮNG BỊA ĐẶT CỦA VC NGUYỄN THÀNH TRUNG (PHI CÔNG CON VC, NẰM VÙNG)

Nhận xét về những lời nói của Nguyễn Thành Trung (Báo Chính Luận phỏng vấn)

F5 Long Ly 538.

Tôi nhận được email của Thanh Huynh trong đó có đăng bài phỏng vấn Nguyễn Thành Trung do phóng viên báo Chính Luận thực hiện. Nhiều người đọc bài phỏng vấn này thấy Nguyễn Thành Trung trả lời rất bình thường, gọn ghẽ, mới đọc qua tưởng như Nguyễn Thành Trung cởi mở tâm tư chân thật của mình, của một người đã từng sống trong hai chế độ. Bài phỏng vấn N.T. Trung đã chứng tỏ rất nhiều dối trá, láo khoét thậm chí còn bịa đặt từ không ra có mà có lẽ chỉ những người cùng ngành, cùng thời với NT Trung mới biết được. 
Tôi sẽ phân tích một số những câu trả lời của NT Trung để thấy những điều nói dối, bịa đăt, dựng chuyện, phét lác của NT Trung trong cuộc phỏng vấn này.

1- NT Trung nói: " Đối với cá nhân tôi, ngày 8.4.1975 là một bước nghoặt lịch sử quan trọng nhất trong cuộc đời. Lái chiếc máy bay F-5E ném hai trái bom xuống Dinh Độc lập, sau đó quay lại dùng súng phóng lựu vào kho xăng nhà bè là hành động mà tôi ấp ủ trong một quá trình dài, ngay từ thời trai trẻ" NTTrung nói dùng súng phóng lựu vào kho xăng Nhà Bè, máy bay F-5 không có súng phóng lựu. Còn ném bom Dinh Độc Lập NT Trung đã ấp ủ từ thời trai trẻ điều này chứng tỏ NT Trung nói phét. Khi còn trẻ làm sao biết được sau này sẽ trở thành phi công? Khi vào Không Quân, ai biết mình sẽ lái loại phi cơ nào? Nếu như NTTrung lái L-19 hay trực thăng thì bom đâu mà ném xuống Dinh Dộc Lập.? Còn kế hoạch ném bom xuống Dinh Độc Lập là do bọn cộng sản chỉ đạo, tuyệt mật, chẳng bao giờ cho NT Trung biết trước để rồi NT Trung ấp ủ từ thời trai trẻ. Còn NT Trung bị giam bay 6 tháng, nếu như thời gian giam bay kéo dài cho đến sau ngày 30-4-1975 thì NT Trung làm gì có cơ hội ném bom như đã ấp ủ từ thời trai trẻ. Ôi, quá phét lác.

2- NT Trung nói:"Đối với tôi chấm dứt chiến tranh để người Việt Nam không còn đổ máu là một việc phải làm " Dĩ nhiên chẳng ai muốn chiến tranh, nhưng ai đã tạo ra cuộc chiến tàn bạo, đẫm máu?Ai đem quân xâm lược Việt Nam Cộng Hòa? Điều mà cả thế giới và ai cũng biết thủ phạm.Trong chiến tranh tàn khốc nhưng không ai bỏ Nước ra đi, chấm dứt chiến tranh, hiểm họa ập đến, với những chính sách trả thù tàn bạo của CSVN đã làm cho dân chúng sợ hãi, hàng triệu người tìm đủ mọi cách chạy thoát khỏi Việt Nam, Hàng trăm ngàn Quân Dân Cán Chính VNCH bị tù trong các trại tập trung được dựng vội vàng trên khắp mọi miền đất Nước. Đảng chủ trương đánh tư sản mại bản nhưng thực chất là cướp của giết người, vơ vét bỏ túi và cố tình đánh xập nền kinh tế tốt đẹp vững chắc của miền Nam Việt Nam để san bằng, đấu tranh giai cấp. Chấm dứt chiến tranh rồi mà khoảng nửa triệu người dân chết trên biển cả. người dân phải chịu những cảnh chia ly, tan nát gia đình, đó là chủ trương của Bộ Nội Vụ 2 tổ chức vượt biên để giết dân, tịch thu tài sản làm giàu hoặc bắt lại, cho người mối lái lấy tiền chuộc.. NT Trung chắc thỏa mãn, hãnh diện khi thấy miền Nam Việt Nam trước đây tự do nay trở thành nô lệ, bần cùng.???

3- NT Trung nói "Tôi âm thầm hạ cánh ở cự ly gần 1.000 mét ( trong khi F-5 phải đáp trên đường băng dài tối thiểu 3.000 mét) đến độ hư hại hai máy bay và phải chịu kỷ luật hạ lương, giáng chức, suýt nữa là bị lộ ở sân bay Biên Hòa." Câu này chứng tỏ N.T Trung lại một lần nữa nói phét, nói láo. Đã biết rằng cần đường băng dài tối thiểu là 3.000 mét dài mà cố đáp đứng lại gần 1.000 mét, đó là điều hoang tưởng. Phi cơ F-5 không bao giờ đáp trên phi đạo và đứng lại trong khảng 1.000 mét,, lý do khi đáp với tốc độ quá nhanh nên phải cần phi đạo 3.000 mét. Phi cơ F-5 đáp với tốc độ 155 Knots (một knot là một hải lý tương đương 1 Km 8) như vậy vận tốc khi bánh chạm phi đạo là 279 Km, nếu hạ bánh mũi xuống rồi đạp thắng ngay bánh máy bay sẽ bị nổ vì sức ma sát quá mạnh, tai nạn xảy ra ngay. Còn dùng dù đuôi để đứng lại thì chỉ bung dù khi nào vận tốc phi cơ chạy trên phi đạo dưới 120 knots ( 216 Km). Nếu bung dù đuôi trên 120 Knots thì dù sẽ bị đứt. Do đó để giảm tốc độ từ 155 Knots xuống 120 knots ( 279 Km-216Km) cần ít nhất một đoạn phi đạo 1.500 đến 2000 mét..

4- NT Trung nói "đến độ hư hại hai máy bay và phải chịu kỷ luật hạ lương, giáng chức, suýt nữa bị lộ ở sân bay Biên Hòa". Điều này hoàn toàn bịa đặt. NT Trung không phải đáp làm hư hai máy bay mà làm rớt hai chiếc máy bay vì đụng nhau khi bay huấn luyện. NT Trung không bị giáng chức, hạ lương mà chỉ bị phạt giam 6 tháng không được lái máy bay vì thiếu khả năng.Theo sự suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi khi máy bay bay nhập vào thành hợp đoàn rất dễ dàng và rất it khi xảy ra tai nạn.Thiếu úy Nguyễn Thăng Long học bay phản lực cơ T-37, T38 ở Hoa Kỳ và đã tốt nghiệp, do đó Long đã bay hợp đoàn khá vững rồi. Về Việt Nam học lái F-5 bay huấn luyện hợp đoàn với NT Trung, cất cánh lên, NT Trung nói Nguyễn Thăng Long bay xáp vào hợp đoàn nhanh quá nên đụng vào phi cơ của NT Trung??? Khi biết tin, tôi nghĩ nếu như đụng nhau như vậy thì NT Trung cũng không kịp nhảy dù, cả hai bị rơi. Thiếu úy Nguyễn Thăng Long chết tan xác, NT Trung nhảy dù được nên sống sót., đó là một câu hỏi lớn???? Theo sự suy nghĩ của tôi, lúc ấy-năm 1974- tại phi trường Biên Hòa thường vẫn cất cánh ở phi đạo 30. Khi lên sẽ quẹo phải, trong lúc quẹo phải sẽ thay đổi tần số vô truyến để liên lạc với Đài Kiểm Báo Paris ở phi trường Tân Sân Nhất. Những phi công dày dạn kinh nghiệm, khi đổi tần số không cần nhìn vào máy vô tuyến trong phòng lái hoặc có đổi sẽ đổi từng số một trong khi mắt vẫn nhìn theo chiếc số 1, không để mất dấu ( NT Trung là Leader bay chiếc số 1, Nguyễn Thăng Long là Wing man bay chiếc số 2) Có lẽ Nguyễn Thăng Long còn quá mới nên khi đổi tần số, phải nhìn vào trong phòng lái, NT Trung đang bay ở phía trước cúp tay ga, Nếu Long thấy máy bay của Trung bay chậm lại, Long sẽ cúp tay ga bay chậm lại vì số hai lúc nào cũng bay theo chiếc số1. Còn như Long không thấy không biết cứ nhìn về phía trước tìm chiếc số 1 trong khi NT Trung đã bay chậm lại, chiếc số 1 không còn ở trước mặt mà đã bay tụt về phía sau của chiếc số 2. Lúc đó, NT Trung bay sát vào sau đuôi và bắn đại bác vào phi cơ của NT Long rồi Trung nhảy dù phi tang.Thời điểm đó tôi đã nghĩ như thế nhưng vẫn không dám xác quyết vì chúng tôi tin nhau, chẳng bao giờ nghi ngờ. Sau khi NT Trung ném bom Dinh Độc Lập, lúc ấy tôi mới nghĩ mình đúng vì NT Trung là một tên CS nằm vùng đã tìm cách giết Nguyễn Thăng Long và làm rớt hai máy bay F-5. 

5- Trong thời gian giam bay, lại điều NT Trung về làm việc ở Phòng Hành Quân của Không Đoàn 63 Chiến Thuật ( Không Đoàn 63 gồm có 5 phi đoàn F-5). Trong vị trí này, NT Trung đã bí mật làm vô hiệu hóa phi trường Biên Hòa. Trong cuốn sách " Đại Thắng Mùa Xuân" của Văn Tiến Dũng, một tên Đại Tướng cộng sản đã viết như sau, nguyên văn: "Đồng chí Nguyễn Thành Trung đã cố vấn cho Cách Mạng, muốn vô hiệu hóa phi trường Biên Hòa chỉ cần một giờ pháo kíck một lần". Khi Phòng Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn 3 Không Quân chuyển lệnh hành quân xuống Không Đoàn 63 để Không Đoàn điều động máy bay cất cánh yểm trợ mặt trận, NT Trung biết vì làm việc ở phòng hành quân, sau đó bí mật liên lạc với việt cộng chuẩn bị pháo kích. Vào thời điểm đó, nhiều lần các phi cơ F-5 chạy ra phi đạo chuẩn bị cất cánh thì phi trường bị pháo kích, các phi cơ F-5 lại vội vàng chạy về ụ đậu vì phi trường bị đóng cửa, cho máy bay trực thăng đi lùng các ổ pháo kích, sau khi đã giải tỏa, phi trường mở cửa trở lại để phi cơ lên xuống đi hành quân nhưng chưa kịp cất cánh thì lại bị pháo nữa. Hậu quả thật tai hại, Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở Biên Hòa, có gần 100 phi cơ F-5 nhưng đã không cất cánh được nhiều để yểm trợ cho mặt trận đang lúc phải chiến đấu quyết liệt để chận đứng đường tiến quân của cộng sản. Không hiểu sao an ninh Không Quân lúc đó điều tra, theo dõi NT Trung hay không mà để cho hắn lộng hành như vậy?

6- Khi còn ở Việt Nam, vào dịp 30-4, công sản chiếu trên đài truyền hình phim tài liệu về NT Trung sau khi ném bom vào Dinh Độc Lập, NT Trung đáp xuống phi trường Phước Long mà cộng sản mới chiếm được. Khi đáp xuống, phi cơ chạy trên phi đạo bụi tung bay mù mịt, nếu hôm đó dù đuôi của máy bay không bung thì NT Trung sẽ bị thương hoặc chết vì phi cơ đã chạy hết phi đạo mới đứng lại được. Khi NT Trung nhảy ra khỏi máy bay đã có sẵn một số việt cộng nhào ra bế NT Trung chạy vội vào rừng. 

Nhà báo hỏi: Các đồng nghiệp của ông nói gì về hành động của ông? ( ném bom Dinh Độc lập ). 

NT Trung trả lời: "Ngay lúc đó tôi không biết họ nói gì nhưng sau này nhiều người cho tôi là hành động hơi dại dột, bởi trước mắt tôi là hợp đồng với phía Mỹ, sẵn sàng bảo lãnh vợ con tôi sang sống ở Mỹ với điều kiện tốt đẹp nhất" NT Trung lai dối trá dựng chuyện. Những phi công F-5 của Không Quân VNCH đại đa số đã bay qua Thái Lan, số kẹt lại rất ít và đã bị tống vào trai tập trung thì có ai mà tiếp xúc với Trung mà nói nhiều người nói ông ta hành động hơi dại dột? Còn nói có một hợp đồng với PHÍA MỸ. Hai chữ PHÍA Mỹ chứng tỏ NT Trung đứng về phía cộng sản, với tư cách là một tên cộng sản đứng ở phía khác, phía đối nghịch. Chúng ta trước đây thường nói hợp tác với Mỹ, nhận viện trợ của Mỹ, chiến đấu bên cạnh người Mỹ chứ chẳng bao giờ nói Phía Mỹ, chỉ có những người xem Mỹ là " kẻ thù đời đời của nhân dân ta" mới nói như vậy. Đã xem Mỹ như kẻ thù thì lấy lý do gì mà Mỹ bảo lãnh vợ con sang sống ở Mỹ với điều kiện tốt nhất.. Chính Phủ Mỹ chẳng " bảo Lãnh" cho ai mà chỉ có chấp thuận cho vào Nước Mỹ hay không mà thôi và có lẽ chỉ một NT Trung có hợp đồng với Mỹ, còn chúng ta chẳng có gì cả. Ôi càng nói dối, nói láo nhiều càng lòi cái ngu dốt của mình. 

7- N.T.Trung nói:"Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung Tướng Không Quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến truyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ". Những lời nói trên đây hoàn toàn bịa đặt. N.T.Trung đâu biết ngay sau khi Dinh Độc Lập bị ném bom, Trung Tướng Trần Văn Minh đã phải lên đài phát thanh đọc bản minh xác xác nhận việc ném bom này là của cá nhân chứ không phải chủ trương của Không Quân VNCH để tránh sự nghi ngờ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ là Không Quân chủ mưu. Hay nói cách khác, lúc đó Trung Tướng Trần Văn Minh như ngồi trên đống lửa, chưa biết được ý định của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì có khi nào dám đến thăm vợ của N.T.Trung mà còn có ý tận tình giúp đỡ? Tầm vóc của một vị Tướng Tư Lệnh chẳng bao giờ làm những việc nhỏ nhen như vậy. An Ninh Quân Đội lúc đó chắc chắn sẽ theo dõi từng bước, từng hành động của Tướng Trần Văn Minh. Lời nói trên của N.T.Trung rất thâm hiểm và có dụng ý để chúng ta, những người Quốc Gia hiểu lầm Trung Tướng T. V. Minh có liên quan đến vụ ném bom này hay cùng "đồng chí" với N T Trung nên mới ngang nhiên đến thăm và an ủi, hứa giúp đỡ vợ của mình. Đây là bản chất của cộng sản, dối trá dựng truyện cố ý bôi nhọ danh dự của người khác để trục lợi cho mình cho dù cuộc ném bom đã xảy ra cách nay 38 năm.

8- N.T.Trung nói khi bay thử F-5 của chúng ta để lại tại phi trường Biên Hòa:" Khi sửa xong, tôi là người bay thử. Phi công bay thử của người ta điều kiện bảo hiểm ngặt nghèo lắm, còn tôi thì như con thiêu thân. Gần 50 lần bay như thế, tôi luôn sẵn sang tình huống nhảy dù khẩn cấp bởi máy bay có thể hư bất cứ lúc nào. Mỗi lần bay nhiên liệu chỉ cung cấp đủ phân nửa cơ số…." Câu nói này chứng tỏ cộng sản vẫn không tin tưởng hoàn toàn N.T Trung nên khi bay thử chỉ đổ ít nhiên liệu, sợ biết đâu Trung đổi ý bay qua Thái lan tỵ nạn khi thấy những sinh hoạt của không quân việt cộng khác hẳn với VNCH mà N.T. Trung đã từng trải qua. Còn Trung huấn luyện cả một phi đội, bay thành thục F-5 để thành lập trung đoàn không quân 935. Sở dĩ Trung tập cho việt cộng lái máy bay F-5 là do một phi công F-5 của chúng ta trợ giúp. Người này ngày 29-4-1975 bay qua Thái Lan, nửa đường đổi ý bay về đáp xuống phi Trường Tân sân Nhất, không đi tỵ nạn. Chính vì vậy, sau này cộng sản mới đi tìm tại các trại cải tạo và đưa vào phi trường Biên Hòa tập cho N.T. Trung lái ghế sau trên chiếc máy bay F-5B. Sau khi đáp được ghế sau, Trung huấn luyện cho cộng sản lái F-5. Lúc đó cộng sản không cần nữa nên mới nói với người phi công của VNCH là chúng tôi không có quyền cho anh về, gần đây có trại cải tạo – Trại Suối Máu -- chúng tôi đưa anh ra đấy, trại sẽ cấp giấy cho anh về. Khi ra trại, chẳng thấy được về mà còn ở tù hơn 5 năm. Đúng là bị lừa bịp trắng trợn. Tôi biết truyện này khi chuyển về trại Suối Máu tháng 9 năm 1977, anh Trần Lưu Ý kể cho tôi nghe và cho biết người phi công ấy cũng ở K3 nhưng mới chuyển trại.

9- Nhân đây tôi xin được viết ra ngoài lề một một vấn đề khác trước khi tiếp tục nhận xét về những lời nói láo khoét, bịa đặt của N.T Trung về vụ Hoàng Sa. Năm 1990, lúc đó tôi ở Biên Hòa, thỉnh thoảng thấy máy bay Mig 21 cất cánh bay ồn ào trên bầu trời.Tình cờ đọc một bài phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng trong đó nhà báo phỏng vấn những tên lái máy bay Mig21. Dĩ nhiên báo chí cộng sản chẳng bao giờ dám nói những cái xấu của cộng sản nhưng đây có lẽ là những sinh hoạt bình thường nên họ đã đăng công khai. Khi so sánh với những sinh hoạt hay cuộc sống của những phi công VNCH mới thấy được sự dã man và tàn bạo mà những tên lái máy bay của cộng sản phải gánh chịu.

Nhà báo hỏi một tên Trung Tá,43 tuổi, chỉ huy phi đội Mig 21 là anh có gia đình chưa?

Ông này trả lời
- Tôi đã có gia đình và một đứa con.
- Thế vợ ông làm việc gì và ở đâu?
- Vợ tôi là cô giáo cũng ở trong phi trường này trong một căn phòng nho nhỏ.

Nhà báo nói:
- Thế thì anh hạnh phúc quá, chẳng phải đi xa, gặp vợ con hàng ngày.

Tên Trung tá lắc đầu, vẻ mặt không vui nói:
- Đâu có được như vậy, tôi chỉ được phép mỗi tuần vào tối thứ tư về với vợ con, còn lúc nào cũng phải ở trong này.!!!!!

Sau đó nhà báo phỏng vấn một tên lái máy bay Mig21 khác, 27 tuổi, cấp bậc Thượng Úy. 

Anh có gia đình chưa?
- Tôi chưa có.

Sau khi hỏi thêm nhiều điều về lái máy bay, nhà báo hỏi: 
- Ước mơ lớn nhất của đời anh lúc này là cái gì?

Tên lái máy bay trả lời:
- Ước mơ lớn nhất của đời tôi lúc này là được làm người kéo màn của một gánh hát.!!!!

Nhà báo ngạc nhiên nói:
- Tôi tưởng anh ước mơ sẽ được thăng cấp, trong tương lai được đi Liên Xô học loại máy bay tiềm kích khác, sao anh lại ước mơ quá tầm thường như vậy?

Thượng úy Mig21 trả lời:
- Đó là ước mơ thật sự của đời tôi, vì khi giữ chân kéo màn của một gánh hát tôi mới có dịp để được thấy đàn bà con gái.!!!!

Trong cuốc sách Vùng Trời của CSVN diễn tả cảnh đi thăm chồng của những người vợ có chồng lái máy bay ở miền Bắc trước đây ( trước 30-4-1975). Những tên lái máy bay của CSVN dù đã có vợ nhưng vẫn không được về nhà chung sống với vợ. Mỗi năm, được một hay hai tuần cho vợ lên thăm, gặp chồng ở khu vãng lai và ở với nhau một thời gian ngắn ngủi ấy. Trên đường đến phi trường, mấy bà gồng gánh thức ăn và quần áo để lên thăm chồng, trên đường đi thấy vậy có người hỏi:

- Mấy chị đi đâu mà gánh nhiều hàng thế?

Mấy bà trả lời công khai chẳng một chút ngượng ngùng: Chúng tôi đi kiếm giống.

Qua những mẫu truyện trên đây chứng tỏ những người lái máy bay của CSVN đã bị buộc sống trong đơn vị, không cho gặp gia đình, một cách đối xử không bình thường mà có thể gọi là một hình thức giam hãm kềm kẹp. Những người đó không có tự do và hạnh phúc. N.T. Trung cũng bị như thế, đang sống trong một chế độ dân chủ tự do, bị đảng tuyên truyền lừa bịp nên tưởng cộng sản là thiên đàng, nay vào tròng cũng phải theo quy định khắt khe của không quân cộng sản, không được tự do sống với vợ con như trước. Một cuộc sống tự nhiên của con người đã bị đảng tước mất. Những con cưng của chế độ, lý lịch ba đời bần cố nông, đoàn viên, đảng viên, những phi công lái máy bay chiến đấu mà còn bị đối xử như vậy thì những người dân thường bị đối xử như nô lệ là điều chúng ta không có gì phải ngạc nhiên.Trong khi đó, những phi công của VNCH được tự do về với gia đình, được tự do kết bạn, dạo phố, ăn uống,vui chơi sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của mình tại đơn vị.

10- N.T. Trung nói về vụ Hoàng Sa. "Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa"Câu này chứng tỏ N.T.Trung là một tên nói láo chuyên nghiệp vì Trung không bao giờ có mặt hay có tên bay trong cuộc hành quân đánh Trung cộng trên đảo Hoàng Sa, lý do rất đơn giản là thời gian đó N.T Trung còn đang bị phạt cấm bay. 

N.T Trung nói: "Ngày 19-1-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F-5, bốn ở sân bay Biên Hòa, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đi đánh lấy lại Hoàng sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất Nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi doàn 520-Nguyễn Văn Dũng, 536 Đàm Thượng Vũ, 540 Nguyễn Văn Thành, 544 Đặng Văn Quang, 538 Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F-5 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện "Xin được chết vì Hoàng Sa." Những điều N.T. Trung nói trên Hoàn Toàn Không Bao Giờ Có, hoàn toàn bịa đặt. 

Ban đầu Trung nói 5 phi đoàn với 120 phi công đi đánh Hoàng Sa, sau đó lại nói 6 phi đoàn với 150 phi công. Đầu óc tên cộng sản nằm vùng này chắc chắn đã bị cộng sản đặc biệt nhồi sọ trong 38 năm qua, cố tẩy xóa những gì đã hấp thụ, đã biết khi sống trong một chế độ tự do của VNCH và thời gian du học ở Mỹ thay vào đó là học thuyết Mac –Lenin với với những tư tưởng đấu tranh giai cấp, độc tài, dối trá, lừa bịp, bịa đặt vu khống mà bất cứ tên cộng sản nào cũng có nên đầu óc mới lú lẫn như vậy do đó dựng truyện không ăn khớp với nhau.Ngay cả tên của các sĩ quan cấp tá mà Trung nêu ra sai cả tên họ.

Sự thật chỉ có phi đoàn 538 được chỉ định đánh Hoàng Sa với sự tăng cường một số máy bay của phi đoàn 536 ở Biên Hòa bay ra.Cuộc hành quân được chuẩn bị kỹ lưỡng, thuyết trình cách đánh và hệ thống cấp cứu cũng như mục đich của cuộc hành quân đặc biệt này. Khoảng 20 phi cơ F-5 sẽ ném bom xuống Hoàng Sa, đánh chìm tàu của Trung cộng và lính Trung cộng ở trên đảo. Một máy bay RF-5 cất cánh sau cùng để chụp hình đảo Hoàng Sa sau khi bị ném bom và tôi dám khẳng định, trong cuộc hành quân này không có Nguyễn Thành Trung vì Trung không ở hai phi đoàn đó và đang bị giam bay nên nói về hành quân Hoàng Sa là Hoàn toàn bịa đặt.

Vấn đề ký vào lá đơn tình nguyện "Xin được chết vì Hoàng sa" cũng do đầu óc lú lẫn méo mó của N.T Trung mà ra. Chỉ có cộng sản mới bắt ký tên, Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ có. Như chúng tôi, những phi công của phi đoàn 538 đồn trú tại Đà Nẵng là phi đoàn được lệnh chuẩn bị đi đánh Hoàng Sa cũng chẳng có ký một giấy tờ nào cả. Ký tên vào đơn tình nguyện là trò lưu manh của CSVN. Khi tôi ở trại Suối Máu, K5 đầu năm 1978, cộng sản đã bắt tất cả mọi người ký vào thư tình nguyện ở lại học tập vì nó cho là học tập chưa tốt nên chưa được về. Thực ra, cộng sản chuẩn bị trước để tránh sự xôn sao, dao động của người tù vì cộng sản đã công bố chính sách cải tạo 3 năm, nay đã gần 3 năm mà chưa có có hy vọng nào được về. Nếu không ký vào nó sẽ quy cho tội phản động và kiểm điểm.Chúng tôi đã biết còn lâu mới được về nên ký tên cho xong việc mà thôi.

Cuối năm 1978, bộ đội coi tù bàn giao cho công an để chuẩn bị đi đánh Campuchia. Chúng điều một số tù lên văn phòng dọn dẹp, chúng tôi thấy 2 tờ kiểm điểm của hai tên bộ đội. Một tên về miền Bắc đi phép, khi trở lại mua thuốc phiện vào bán. Một tên khác cấp bậc đại úy, chính trị viên không dám ký tên tình nguyện đi đánh Campuchia. Điều này chứng tỏ cộng sản trước những cuộc hành quân hay những công tác nguy hiểm đếu bắt bộ đội ký tên vào thư tình nguyện. ai ký thì đảng cho là tại người đó tình ngyện chứ đảng không ép buộc, còn không ký sẽ bị kiểm điểm, kỷ luật. Đúng là trò lưu manh mà N.T Tung đã ký nhiều rồi nên lú lẫn cứ tưởng các phi công F-5 đều ký vào đơn tình nguyện.!!!!

11- N.T Trung nói "Hằng ngày, máy bay RF-5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các tọa độ từ nhỏ nhất ở Hoàng sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung cộng di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng không như thế nào…đưa về chiếu cho tất cả phi công theo dõi, tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tấ cả 43 tàu đó trong vài giờ "Đây cũng là hòa toàn bịa đặt vì khi thuyết trình về hành quân đánh Trung cộng ở đảo Hoàng Sa chúng tôi không có một không ảnh nào và cũng không có máy bay RF-5 nào ra chụp hình Hoàng Sa hàng ngày nên chúng tôi không biết có bao nhiêu tàu của Trung cộng chung quanh đảo Hoàng Sa. Đại Tá Sư Đoàn Phó Sư Đoàn 1 Không Quân cho biết trên đường bay đến Hoàng Sa, ngoài 100 dặm, thấy tàu nào đánh chìm tàu đó vì Hải Quân của chúng ta đã rút về và những tàu của các nước khác đã được chính phủ thông báo phải ra khỏi vùng biễn chung quanh Đảo Hoàng Sa, còn lại là tàu của Trung Cộng.

12- N.T Trung nói:"Về Không Quân, vào thời đểm đó có nhiều lợi thế hơn Trung quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Uy thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về, còn Trung quốc chỉ có Mig 21 bay ra đến Hoàng sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ Đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G lá xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến."

Câu nói này chứng N.T Trung, một người ngoại cuộc, dối trá vẽ vời, tưởng tượng cuộc hành quân đánh Hoàng Sa để tô bóng mình lên nên có rất nhiều sự kiện không phù hợp với thực tế. Chúng tôi đã nghiên cứu đường bay, từ Đà Nẵng đến Hoàng Sa là 200 miles, còn từ Hải Nam đến Hoàng Sa chỉ 150 miles như vậy máy bay Trung cộng lợi thế hơn. Máy bay F-5 bay với 3 bình xăng phụ, hai trái bom, hai hỏa tiễn Sidewinders và 560 viên đạn đại bác 20 ly, bay đến Hoàng Sa ném bom rồi chỉ còn khoảng 10 phút không chiến là phải bay trở về ngay, nếu chần chừ sẽ không đủ xăng về đến phi trường Đà Nẵng hay Phù Cát. Còn máy bay MIG 21 của Trung cộng bay ra đảo Hoàng Sa thì không đủ dầu về là sai hoàn toàn. Trong lúc đang chuẩn bị cuộc hành quân, Đài Kiểm Báo Panama ở trên núi Sơn Trà cho biết trên không phận Hoàng Sa luôn có hai chiếc máy bay Mig 21 bay bao vùng. Hóa ra Trung này chỉ có nói phét, chẳng biết một tí gì về cuộc hành quân đặc biệt này, còn huyênh hoang bịa đặt mấy anh chỉ huy trưởng từ Đại tá trở xuống "đòi đi đánh trước". Thật là ngu đần khi nói như vậy, chẳng có vị cấp tá nào "đòi đi đánh trước" cả bởi vì cuộc hành quân này theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là chỉ đánh một lần trả đũa và gây tiếng vang chứng tỏ VNCH không chấp nhận bất cứ Quốc Gia nào xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam trái phép và người chỉ huy cuộc hành quân này là Thiếu Tá Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Phó phi đoàn 538 (Thiếu Tá Phạm Đình Anh, Phi Đoàn Trưởng đang tu nghiệp F-5E ở Hoa Kỳ) và nguyên nhân, lý do nào mà cuộc hành quân này đã không thành, N.T. Trung cũng không biết. Sau khi thuyết trình, chúng tôi được lệnh chờ lệnh cất cánh nhưng mãi đến chiều mới được biết cuộc hành quân không thực hiện được vì Mỹ không cho đánh.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1000x1340.

Tóm lại, những điều Trung nói liên quan đến Không Quân VNCH và máy bay F-5 đều là dối trá, bịa đặt, hoàn toàn sai, đó là bản chất của tên N.T. Trung. Câu nói của N.T Trung: "Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng sa" câu này mới đọc thấy N.T Trung có vẻ rất tha thiết đảo Hoàng Sa, tưởng hắn yêu nước nhiều lắm nhưng thực tế ai là người bán Nước.? Năm 1974 khi Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa, chính phủ VNCH đã ra bản tuyên bố tố cáo hành động xâm lược trái phép đảo Hoàng Sa và chuẩn bị một cuộc hành quân ném bom vào tàu và lính Trung cộng trên đảo,. Còn CS VN im lìm không lên tiếng, không phản đối vì ngày 14-9-1958 Phạm Văn Đồng đã dâng đảo này cho Trung cộng. N.T Trung chắc biết sự kiện đó, tại sao không dám lên tiếng phản đối thái độ ươn hèn của CSVN hay rủ những phi công MIG 21 đi đánh Hoàng Sa để rồi có khi đạt được ý nguyện là chết ở Hoàng sa thì vinh dự hơn,không còn ân hận, tiếc nuối nữa?. Nhưng N.T Trung đã không làm, không dám mà chỉ nói để lùa bip mọi người là tiếc không được chết vì Hoàng Sa. 

Công tâm nhận xét, qua sự kiện đảo Hoàng Sa bị Trung cộng chiếm, VNCH phản ứng rất mạnh trong khi CSVN im lìm không dám lên tiếng dù chỉ là một lời phản đối. Sau này, CSVN còn bán đất, bán biển, dâng đất dâng biển cho Trung cộng điều này chứng tỏ hai con người Việt Nam ở hai chế độ, VNCH giữ Nước, CSVN bán Nước và N.T Trung 38 năm qua sống trong chế độ cộng sản, là đảng viên của một đảng bán nước mà chẳng thấy nhục nhã mà còn tỏ vẻ ân hận vì không được chết vì Hoàng Sa.. Tất cả những gì Trung nói đều dối trá, tính dối trá cố hữu, không còn lừa được những người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong Nước.

Còn về lý lịch của NT Trung khoảng năm 2000, báo Sanjose Meccury phỏng vấn, hỏi tại sao NT Trung lại đi theo cộng sản, NT Trung trả lời: Ba tôi bị lính VNCH giết chết, kéo ra ngoài đường bêu xấu nên tôi bất mãn theo cộng sản. Câu trả lời này cũng hoàn toàn bịa đặt. Sự thật, ba NT Trung là một tên du kích ở Bến Tre, năm 1949 bị lính Pháp giết, lúc đó Trung mới hơn một tuổi, họ Đinh, một tên việt cộng khác lấy về nuôi đổi tên lại là Nguyễn Thành Trung. Năm 1949 chưa có lính VNCH, Trung nói vậy để người Mỹ khi đọc bài phỏng vấn sẽ hiểu lầm Lính VNCH của chúng ta thật tàn ác, vô nhân đạo. Tên việt cộng NT Trung đã dựng lên những tình tiết không có thật để tuyên truyền bôi nhọ người lính VNCH. Chỉ có cộng sản mới dối trá từ không ra có.!!!

Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm đó là câu nói bất hủ, vô cùng chính xác về CSVN của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà những người quốc gia cần ghi nhớ mãi mãi để không bị cộng sản dối trá, lừa bịp. 

F5 Long Ly 538

 Và đây một bài báo VẸM nói về công lao của tên Việt cộng nằm vùng Nguyễn Thành Trung:



AI ĐÃ CỨU ANH HÙNG NGUYỄN THÀNH TRUNG?

Sau khi về hưu, Nguyễn Thành Trung về lái cho Bầu Đức. Tôi đã nghe nói rất nhiều về chiến công của anh hùng Nguyễn Thành Trung, người đã ném bom Dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, người đã hạ cánh được máy bay F5E xuống sân bay Phước Long với đường băng chỉ có 1.000m, người đã hướng dẫn đội bay A37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất vào thời điểm 2 ngày trước lúc giải phóng Sài Gòn... Vậy mà nhân tham dự Hội nghị Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tôi mới có dịp ngồi trò chuyện khá lâu với anh. Cuộc đời của anh chắc là phải viết thành nhiều thiên tiểu thuyết và tôi đảm bảo là thiên nào cũng sẽ rất lý thú. Có ai ngờ người anh hùng ấy đã được tổ chức chú ý bồi dưỡng từ thuở thiếu thời. Lớn lên trong một gia đình cách mạng ở quê hương đồng khởi Bến Tre, ngay từ năm 1957 khi mới 10 tuổi anh đã được mang một giấy khai sinh giả với tên mới là Nguyễn Thành Trung và với hoàn cảnh là chỉ có một mẹ một con (trong khi anh có đầy đủ bố mẹ và có tới 3 người anh trai tham gia cách mạng). Đảng đã không chọn nhầm người. Cả cuộc đời anh là một chuỗi thử thách mà chỉ có ý chí và nghị lực rất cao mới có thể vượt qua đựơc. Hồi nhỏ mỗi buổi sáng phải dậy từ 4 giờ, cuốc bộ hơn 1 giờ mới đến bến phà, sau khi ngồi phà 1 giờ mới lên được bờ, lại cuốc bộ tiếp 1 giờ nữa mới đến được trường học. Riêng khoản ngày ngày đi lại 6 tiếng giữa nhà và trường đã đủ khó hình dung nổi. Nhà rất nghèo nhưng Trung học giỏi và lần lượt vượt lên qua từng cấp học. Lúc trưởng thành là lúc tai họa sập xuống. Cha bị giặc giết thả trôi sông. Mẹ bị giặc bắt. Đến đầu làng mà bà con bắt quay đi không được về vì lính giặc đang rình quanh nhà. Ngay từ ngày ấy, anh tự nhủ thế nào cũng phải trả mối thù này. Lấy bằng tú tài I xong anh được tổ chức yêu cầu gia nhập không quân. Sức khỏe và văn hóa đều đạt nhưng cái lý lịch của anh chưa làm sỹ quan an ninh không lực Sài Gòn an tâm. Anh bị thẩm vấn nhiều lần về chuyện cha anh là ai? Nhờ khéo léo dựng lên câu chuyện cha anh chỉ là lính Nhật ở lại Việt Nam sau năm 1945, và hậu quả của mối quan hệ với mẹ anh chính là anh. Lại bị chất vấn tiếp là liệu anh có thù Mỹ về hai quả bom nguyên tử nổ trên nước Nhật hay không? Anh khôn khéo trả lời là từ khi lọt lòng đã không biết cha mình là ai, huống gì nghĩ đến nước Nhật xa xôi. Anh thuận lợi đủ đường vì năng lực chuyên môn và vì tư cách chững chạc. Cứ thế mà lên lon đều đặn, rồi sang Mỹ học lái máy bay phản lực chiến đấu sau khi đã được huấn luyện 1 năm ở Nha Trang. Anh bọc kín mình để chờ đợi thời cơ hành động. Sau 2 năm rưỡi xa quê hương và chỉ có thể liên lạc với tổ chức qua các thư thăm hỏi rất khéo ngụy trang, anh trở về với điều kiện như tổ chức hằng mong đợi - lái máy bay chiến đấu mang bom. Nhận nhiệm vụ ném bom Dinh Độc Lập anh đã yêu cầu cho sửa lại sân bay Phước Long ngay sau khi thị xã này được giải phóng. Khổ một nỗi đường băng chỉ có 1.000m trong khi máy bay F5E cần đường băng tới 3.000m. Anh đã cố găng rút ngắn đường băng mỗi lần hạ cánh. Hậu quả của sự cố gắng này là làm hỏng mất hai máy bay của địch, một tổn thất mà địch không thể tha thứ được. Cũng may là anh dựng lên chuyện vì phản đối chuyện rút quân trên chiến trường nên không đêm nào ngủ được (!). Anh chỉ bị hạ lon và bị trừ điểm đánh giá. Qua được chuyện tày trời này nhưng còn một chuyện khác tưởng chừng phá vỡ hết cả quá trình rèn luyện, phấn đấu thầm lặng và gian khổ. Một người bên mình sa vào tay địch và đã đầu thú. Anh ta ở bên pháo binh cho nên nhiều chiến sỹ của ta trong hàng ngũ pháo binh Sài Gòn sau đó đã bị địch bắt giam ngay. Anh ta còn khai trong không quân cũng có người của ta và còn biết người đó quê ở Bến Tre. Có đến 10 phi công bị nghi ngờ, và người bị nghi nhiều nhất là đại úy Thu. Người sỹ quan này có một dấu hỏi trong lý lịch vì có người chị đã từng tham gia một cuộc biểu tình (!). Nhưng thật đáng lo ngại vì anh này có nhiều người thân đã bị nhân dân ta trừ khử , mặt khác vì cùng quê nên anh ta biết quá rõ về cái gia đình cách mạng của Nguyễn Khắc Trung (tên thật của Nguyễn Thành Trung). Ngày nào anh ta cũng bị gọi đi thẩm vấn và viết lại lý lịch còn Trung thì không bị nghi ngờ gì. Trong lúc chỉ có hai người, anh ấy đã nói nhỏ với Trung: “Về mày, tao thề sẽ ...Ba không!”. Có nghĩa là Trung có thể yên tâm làm nhiệm vụ, còn anh ta nếu bị hỏi về Trung sẽ giữ đúng lời thề Không biết, không nghe, không thấy! Không có lời thề ấy sao có thể có được những chiến công hiển hách của Nguyễn Thành Trung trong giờ phút nóng bỏng nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tôi còn được nghe câu chuyện ly kỳ về quyết định chính xác đến từng giây khi cất cánh. Làm thế nào để chỉ huy mặt đất thì nghĩ rằng anh bay chậm hơn một chút vì trục trặc kỹ thuật còn chỉ huy phi đoàn thì lại nghĩ rằng anh không thể bay theo được. Nếu không thì sẽ bị phát hiện ngay và nguy to. Tôi ngắt lời anh để hỏi: Đại úy Thu bây giờ ở đâu? - Anh ấy theo gia đình định cư ở nước ngoài. - Anh có tin tức gì của anh ấy không? - Tôi biết anh ấy vẫn bằng an, dù rất biết ơn nhưng tôi không thể liên lạc vì sợ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện nay của anh ấy. Tôi rất cảm phục anh nhưng cũng thật lòng biết ơn đại úy Thu, một người trong hàng ngũ đối phương nhưng đã âm thầm góp phần không nhỏ vào chiến công của Nguyễn Thành Trung."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét