Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn
nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to
lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy
hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm)[1]. Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ
hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48
dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch
(cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.
Thông tin mới nhất, theo một hãng thông tấn nước ngoài,vào ngày 15 -12-2010 một chiêc tàu bằng gỗ chở 70 người, chưa rõ quốc tịch, đi tị nạn đã đâm vào vách đa tại hòn đảo Christmas của Australia. Lực lượng cứu hộ địa phương đã cứu 15 người được cho là còn sống sót, số còn lại coi như đã chết, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Người tị nạn hiện nay vẫn còn là một vấn đề nhức nhối trong thế giới hiện đại.