Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

THUYỀN TRƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ VƯỢT BIÊN VÀ TỴ NẠN TRÊN BIỂN


Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh

Hiện nay, hàng năm vẫn còn hàng ngàn người từ các quốc gia như Iraq, Afghanistan và Sri Lanka, Indonesia...tìm cách tị nan bằng đường biển trên những phương tiện nhỏ bé, cũ nát không an toàn hy vọng  đến được những vùng đất hứa với nhiều lý do khác nhau.  Trên một số tàu, thỉnh thoảng vẫn còn gặp phải vấn nạn người vượt biên trốn trên tàu.

Thông tin mới nhất, theo một hãng thông tấn nước ngoài,vào ngày 15 -12-2010 một chiêc tàu bằng gỗ chở 70 người, chưa rõ quốc tịch, đi tị nạn đã đâm vào vách đa tại hòn đảo  Christmas  của Australia. Lực lượng cứu hộ địa phương đã cứu  15 người được cho là còn sống sót, số còn lại coi như đã chết, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Người tị nạn hiện nay vẫn còn là một vấn đề  nhức nhối trong thế giới hiện đại.


Thuyền trưởng trên một tàu vận tải phải xử lý ra sao khi phát hiện người vượt biên trên tàu hoặc  người tị nạn đang lênh đênh trên biển, tính mạng đang bị bị đe dọa  đưa ra yêu cầu cứu giúp ? .  Hãy nhắc lại câu chuyện đã từng xảy ra không lâu trước đây, để thấy rằng cách xử lý vấn đề này không  đơn giản .
Tầu ZZZ trên đường chạy từ Miami đến Nassau ở vùng Bahamas, cách phía tây Bimini chừng 30 hải lý, phát hiện có người trên một phao bè, Đại phó trực ca lập tức báo cáo vụ việc với Thuyền trưởng. Thuyền trưởng chỉ thị cho Đại phó báo cáo vị trí phao bè của người tị nạn cho USCG (cơ quan bảo vệ bờ biển của Mỹ). Thuyền trưởng đã không cho dừng tàu và  tiếp tục chạy đi Nassau. Thuyền trưởng cũng không báo cáo vụ việc cho chủ tàu.

Không may, Đại phó đã không liên lạc được với USCG, về sau Đại phó có báo cáo rằng đã nhờ một tàu khác thông báo vụ việc cho USCG.
Trên phao bè có ba người tị nạn ở một quốc gia lân cận, họ đã lênh đênh trên biển chừng 5 ngày, họ nói rằng cho đến khi thấy tàu kia đi qua họ đã không còn nước uống, đã phải uống nước biển. Những người tị nạn đã được USCG tìm thấy và cứu sống sau đó 12 giờ tại Boyntun Beach. Một người trong số họ đã được cứu chữa tại bệnh viện do bị đau thận và nhiễm trùng máu, và phải chịu phẩu thuật cắt bỏ hai chân.
Không lâu sau đó, người tị nạn bị thương tật đã thuê luật sư tại Miama đệ đơn kiện Thuyền trưởng tàu ZZZ với số tiền yêu cầu bồi thường lên đến 5 triệu USD với lý do rằng  Thuyền trưởng đã vi phạm pháp luật, rằng không có sự hỗ trợ cần thiết cho con người trong hoạn nạn và dẫn tới người tị nạn bị thương tật như nói ở trên.

Vụ kiện được đưa ra xét xử tại tòa án, hội thẩm đoàn tuyên án nguyên đơn thắng kiện và bị đơn phải bồi thường 1.188.500 USD cho nguyên đơn. Sau đó tòa xem xét và giảm bớt 60%, bị  đơn còn phải bồi thưởng 479.800 USD vì xét tới yếu tố cẩu thả của nguyên đơn.

Từ sự cố trên cho thấy, việc sử lý vấn đề người tị nạn yêu cầu trợ giúp trên biển không thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, phiền phức  như thế nào cho Thuyền trưởng.

Theo các hướng dẫn, kinh nghiệm đã được đúc kết  thực tế trên thế giới, xin được nhắc lại một số  điều thiết yếu để giúp cho các Thuyền trưởng, đặc biệt là những thuyền trưởng trẻ,  tham khảo để xử lý khi cần thiết.

1.      Khi phát hiện người vượt biên (Stowaways) trên tàu:
Theo định nghĩa  trong Công ước FAL 28/10 Anex 1 –IMO thì:

“ “Người vượt biên” (Stowaway) là người trốn trên một chiếc tàu hoặc trong hàng hóa sau đó được xếp lên tàu, không được sự ưng thuận của chủ tàu hoặc của thuyền trưởng hoặc của bất cứ một người có trách nhiệm nào khác, bị phát hiện trên tàu sau khi tàu rời cảng hoặc phát hiện trong hàng hóa khi dỡ hàng ở cảng đến, và được thuyền trưởng báo cáo với nhà đương cục tương ứng như là một người vượt biên”

“ Người có ý đồ vượt biên” (Attempted stowaway) là người trốn trên một chiếc tàu hoặc trong hàng hóa sau đó được xếp lên tàu, không được sự ưng thuận của chủ tàu hoặc của thuyền trưởng hoặc của bất cứ một người có trách nhiệm nào khác, bị phá hiện trên tàu trước khi tàu khởi hành khỏi cảng.”

Nói chung, nếu phát hiện người vượt biên trốn trên tàu thì Thuyền trưởng phải báo cáo ngay vụ việc cho đại lý của chủ tàu ở cảng tới, đồng thời báo cáo với chủ tàu, chủ tàu báo cáo với P&I Club. P&I Club có trách nhiệm liên hệ với đại diện của mình tại địa phương cảng đến của tàu yêu cầu hỗ trợ.

Tàu cần phải cố gắng lấy được các giấy tờ tùy thân của người vượt biên như hộ chiếu, thẻ công dân .... Nếu không có các bằng chứng về nhân thân của người vượt biên thì chắc chắn rằng người vượt biên còn phải lưu lại trên tàu khá lâu để chờ đợi sự thương thảo giữa đại diện P&I Club, cơ quan biên phòng địa phương và đại sứ/lãnh sự của quốc gia người vượt biên.

Nếu người vượt biên không có giấy tờ tùy thân thì phải tiến hành lấy lời khai để có những thông tin cần thiết ban đầu. Thuyền trưởng phải chuẩn bị một bản báo cáo với nội dung tối thiểu sau đây gửi về ngay cho chủ tàu và/hoặc P&I Club:
  • Last port visited;
  • Date and time of sailing from last port;
  • Does vessel have cargo on board?
  • How many stowaways have been found?
  • When and where were the stowaways found?
  • Do the stowaways have travel documents?
  • Is communication possible with stowaways?
  • State of health of stowaways;
  • Where have stowaways been placed?
  • Do the stowaways pose any particular threat to the safety of the crew or vessel?
  • Are stowaways co-operative?
For the each stowaway the following information should be provided (where possible):
  • Full name
  • Date of birth
  • Place of birth
  • Name of both parents
  • Home address
  • Nationality
Sau khi nhận được những thông tin này, chủ tàu, P&I Club có trách nhiện giải quyết cho người vượt biên hồi hương.

Trong trường hơp tàu phải “đổi đường” (diversion) để ghé cảng trung gian cho người vượt biên lên bờ thì P&I Club sẽ phải hoàn trả chi phí phát sinh (nếu tàu có mua bảo hiểm loại này).

Để giải quyết các thủ tục bồi hoàn của bảo hiểm, phía chủ tàu phải trình các hồ sơ liên quan đến việc  đổi đường  bao gồm ít nhất các nội dung sau đây:
  • Position of vessel when diversion commenced;
  • Date/time when diversion commenced;
  • Distance steamed anf time taken to reach part of desembarkation of stowaways;
  • Details of port expenses;
  • Statement of facts;
  • Distance steamed and time taken to reach original line;
  • Position, date and time diversion completed;
  • Details of fuel used during diversion;
  • Details of seaman wages, store and provisions during the diversion.
Nên nhớ rằng  nếu trên tàu có hàng hóa chuyên chở mà lại phát sinh mất mát, tổn thất hàng hóa trong thời gian  “đổi đường” (diversion) thì điều đó đã cấu thành “đi chệch đường” (deviation) theo ý nghĩa của hợp đồng và vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Trong trường hợp như vậy chủ tàu không thể viện dẫn các ngoại lệ để bảo vệ mình khi có khiếu nại, chủ tàu cũng phải đòi P&I bồi thường theo “Quy tắc Hague”.

Trong khi chờ đợi thu xếp thủ tục hồi hương, nhà chức trách địa phơơng thường từ chối  giúp đỡ người  vượt biên cư trú tạm trên bờ, tàu phải chấp nhận cho họ lưu lại tàu.

Trong thời gian người vượt biên lưu lại trên tàu, cần phải canh giữ  chặt chẽ để đề phòng họ trốn khỏi tàu, họ có thể nhảy ra biển để đạt được mục đích vượt biên. Nếu xảy ra chuyện đó thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm và chịu khoản tiền phạt không nhỏ do để người nhập cảnh trái phép. Nếu người vượt biên bị bắt lại thì chủ tàu có thể phải chịu chi phí cho nhà chức trách canh giữ họ trên bờ.

Phát hiện người vượt biên trên tàu khi tàu đang hành trình, sau khi đã thông báo và chờ xử lý ở cảng tới, cũng cần phải canh giữ họ cẩn thận, có thể bố trí cho họ ở phòng riêng, cung cấp đủ nước uống, thức ăn, thuốc chữa bệnh để đảm bảo sức khỏe cho họ.

Mọi công việc liên  quan đến người vượt biên phải ghi vào nhật ký hàng hải như việc cấp thực phẩm, thuốc men chữa bệnh, cách hành xử của họ... cho đến khi giao họ cho nhà chức trách.
2.      Khi phát hiện người tị nạn (Refugees) trên biển
Theo Công ước liên quan đến người tị nạn 1951 của Liên Hiệp Quốc thì người tị nạn là “người vì lo sợ bị ngược đãi một cách rõ ràng vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc là thành viên của các tổ chức xã hội náo đó, hoặc vì chính kiến của họ, họ  đang ở bên ngoài đất nước mà họ mang quốc tịch, họ không thể, hoặc vì mối lo sợ đó,  không có thiện ý tận dụng sự bảo vệ  của chính đất nước họ”

Ở một số vùng biển trên thế giới, trong khi hành trình, Thuyền trưởng có thể gặp người tị nạn đang lâm nạn lênh đênh giữa biển cần được cấp cứu thì, về mặt pháp lý, Thuyền trưởng cần phải giúp đỡ và cứu người tị nạn đó.  Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về LUẬT BIỂN,  Điều 98  Nghĩa vụ giúp đở đã ghi rõ trong khoản 1 như sau:
“Mọi quốc gia đòi hỏi Thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải:

a)      Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển;
b)      Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu được thông báo là những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà người ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là  Thuyền trưởng phải xử lý như thế.
c)      ...”

Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn (The United Nations  High Commission for Refugees – UNHCR) đã đưa ra chương trình hoạt động nhằm làm giảm nhẹ vấn đề người tị nạn đang đè nặng trên vai Thuyền trưởng và chủ tàu khi người tị nạn được cứu lên tàu.

Dưới đây trích khuyến cáo của của UNHCR trong văn bản “ Hướng dẫn đưa người tị nạn lên bờ” (Guidelines for the disembarkation of Refugees).

a. Báo cáo của Thuyền trưởng
Trên biển, sau khi người tị nạn được cứu lên tàu thì Thuyền trưởng phải thông báo ngay lập tức cho chủ tàu và đại lý của chủ tàu ở cảng ghé tiếp theo. Báo cáo gồm những nội dung như sau:
  • Name of rescuing ship;
  • Flag and port registry;
  • Name and address of managing owners;
  • Owners’ Agent  at next scheduled port;
  • Estimate date and time of arrival next schduled port;
  • Estimated date and time of departure from next schduled port;
  • Exact number of refugees on board;
  • Date, time and exact location of rescue;
  • Details of events leading up to rescue;
  • State of health of refugees and details of any urgent medical assistance required;
  • A list of the refugees citing the full name, family groups, dates of birth, nationality, and sex.
b. Trình tự giải quyết
Sau khi nhận được thông tin từ Thuyền rưởng thì chủ tàu phải tuân thủ các trình tự sau đây để nhanh chóng  thu xếp đưa người tị nạn lên bờ dưới sự giúp đỡ của UNHCR và chính quyền địa phương nơi tàu ghé:
  • Thông báo cho  UNHCR và chính quyền địa phương  vấn đề người tị nạn;
  • UNHCR cùng quốc gia cờ tàu dàn xếp vấn đề người tị nạn;
  • Tàu đến cảng theo lịch trình;
  • UNHCR đưa ra cam kết dàn xếp vấn đề người tị nạn với chính quyền địa phương;
  • UNHCR cùng chính quyền địa phương lên tàu để phỏng vấn người tị nạn;
  • Người tị nận được đưa lên bờ dưới sự giúp đỡ của UNHCR và bãi bỏ trách nhiệm của chủ tàu;
  • Người tị nạn được chính quyền địa phương cho kiểm tra sức khỏe và chờ đợi sự dàn xếp của UNHCR;
  • Cuối cùng, UNHCR thanh toán chi phí cho chủ tàu.
c. Khiếu nại chi phí
Sau khi người tị nạn rời khỏi tàu thì chủ tàu có thể khiếu nại đòi bồi thường chi phí. Các chi phí sau đây được UNHCR bồi thường:
  • Chi phí của người tị nạn ăn uống trên tàu;
  • Chi phí nhiên liệu cho thời gian đi chệch đường để cứu trợ người tị nạn;
  • Chi phí thông tin liên lạc khi cứu người tị nạn;
  • Chi phí gia tăng ở cảng và chi phí đại lý phát sinh do cứu người tị nạn trên tàu;
  • Các tổn thất  mất ngày tàu do chậm trễ để trả người tị nạn;
Vào  thời điểm năm 2001, tổng chi phí không vượt quá USD 30.000.
Ngoài báo cáo tường trình, văn bản khiếu nại còn cần phải kèm theo trích sao nhật ký thời gian tiến hành cứu trợ người tị nạn, hình ảnh và các hồ sơ liên quan cần thiết khác.

Trong cuộc đời đi biển của mình cho dù chỉ gặp một  lần các tình huống nói trên, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng một số kiến thức nhất định, Thuyền trưởng sẽ rất lúng túng trong xử lú vụ việc dẫn tới tình trạng khó xử thậm chí gây nên tổn thất cho chủ tàu .

*****
Tài liệu tham khảo:
1.      FAL 34/4 1 August 2006 –IMO
2.      The Mariner’s Role in Collecting Evidence - The Nautical Institute
3.      Công ước 1982 của Liên hợp quốc về luật biển – NXB TP. Hồ Chí Minh
4.      Information resources on stowaways/Illegal migrants/Treatment of persons rescued at sea  (Last update: 27 August 2010) - IMO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét