Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

NẠN ĐÓI CỦA THẾ KỶ THÁNG BA NĂM ẤT DẬU 1945

Bia Khắc Bài Văn Tế Của GS Vũ Khiêu
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Thoáng đó mà đã 60 năm trôi qua. Đón Xuân Ất Dậu 2005 mà lòng người Việt Nam không khỏi ngậm ngùi nhớ lại thời điểm Ất Dậu 1945 - một đại nạn đã ập tang cho cả một dân tộc vì gần 2 triệu dân miền Bắc đã chết vì nạn đói (1/5 tổng xuống đầu dân Việt, một đại số dân miền Bắc lúc bấy giờ) chết trên chính quê hương của mình, nơi được xem là vựa thóc gạo lớn nhất nhì vùng Á châu. Đồng thời Ất Dậu 1945 cũng là một khúc quanh trong lịch sử Việt Nam. Với nhiều biến cố chính trị thế giới làm thay đổi hẳn tình hình Việt Nam và dẫn đến những biến cố như hiệp định Genève chia đôi đất nước với gần 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. 
Đa số trong chúng ta, những người còn sống cũng rất mơ hồ về về biến cố nầỵ một số quí vị cao niên tại hải ngoại sinh trưởng vào thời điểm đó cũng còn quá nhỏ chừng 8-12 tuổi nên cũng không còn nhớ nhiều, tài liệu lịch sử cũng giới hạn. Do đó khi viết bài nầy chúng tôi một mặt đã đi lục tìm các tài liệu về VN trong các thư viện, qua các mạng lưới Internet, điện thoại thăm hỏi nhiều bậc cao niên tại Winnipeg cũng như khắp nơi trên thế giới mà chúng tôi quen biết, nhưng chắc hẳn yếu tố thời gian và sự khan hiếm tài liệu sẽ làm cho bài viết không được đầy đủ. Sự thiếu xót nầy do lỗi của chúng tôi không có đu khả năng, điều kiện và thời gian để tra cứu sâu hơn. Ước mong được sự bổ túc 

của các bậc lão thành, các nhà chuyên môn về khảo cứu, sử học để đúc kết chung thành một tái liệu đầy đủ, chính xác hơn. Rồi cộng đồng người Việt Tha Hương Hải Ngoại sẽ vận động, quy tụ nhân vật lực và mang vụ án ẤT DẬU 45 này ra trước tòa án lương tâm của thế giới để vong linh của hơn 2 triệu dân Việt được ngậm cười nơi chín suối. Ở bước đầu tiên, mục đích khiêm nhường của bài nầy chỉ là đưa lên vài nét chính về lịch sử VN trong năm ẤT DẬU 1945 để người Việt tha hương chúng ta có dịp ôn cố tri tân trong dịp đón xuân ẤT DẬU 2005, và để tưởng niệm vong linh của những người đã khuất, đồng thời tìm kiếm những nguyên nhân và những kẻ trách nhiệm cho thảm họa này. 



BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM 



Thời điểm 1939-1945: Thế giới đang ở trong trận thế chiến thứ hai với một bên là khối Trục gồm Đức-Ý-Nhật và một bên là Đồng Minh Mỹ-Nga-Anh-Pháp. Lúc đó Nhật Bản với quân phiệt Nhật kiểm soát chính sách đối ngoại và muốn chứng tỏ họ có nhiều uy quyền hơn nội các Nhật đã xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931 bất chấp sự phản đối cuả nội các Đông Kinh. Năm 1937 quân đội Nhật xâm lăng Trung Hoa, và Nhật Bản chính thức gia nhập khối Trục vào tháng 9 năm 1940 và chiếm Đông Dương (lúc đó thuộc Pháp bảo hộ) vào năm 1941. Khi đó Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng không còn đủ sức baỏ vệ quyền lơiï của mình ở Á Châu, tình trạng đó thúc đẩy Nhật phải chạm trán với thế giới Tây Phương khi chiếm đóng các vùng quyền lợi của Hoa Kỳ, Pháp, Anh. 



Hè 1941 khi Đồng Minh quyết định phong tỏa kinh tế Nhật là lúc mở đầu cho sự trực chiến của Nhật với Đồng Minh, cụ thể là Hoa Kỳ, sau khi Nhật đã tấn công bất ngờ Trân Châu Cảng vào tháng 11- 1941 và gây cho hải quân Mỹ thiệt hại đáng kể. Ngày 6 tháng 8 năm 1945 Tổng Thống Truman của Hoa kỳ đã ra lệnh thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật gây thiệt hại hơn 66000 người chết và cả trăm ngàn người bị thương. Ngày 8 tháng 8 năm 1945 Mỹ lại thả trái bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki với hậu quả tương tự và Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng dẫn đến việc giải giới quân Nhật ở Đông Dương sau đó. 



- NGÀY 01-1-1945: Jean Decoux Toàn Quyền Đông Dương gửi thông điệp chúc năm mới cho dân chúng, còn quả quyết rằng Đông Dương vẫn sẽ thuộc Đế Quốc Pháp. 

- NGÀY 20-1-1945: Quân Đức và Hung Gia Lợi đầu hàng Đồng Minh tại Hung gia Lợi. 

- NGÀY 01-3-1945: Tức ngày 17 tháng Giêng năm ẤT DẬU đã có nhiều người chết đói quá rồi. Theo tin ở các địa phương, tại các miền duyên hải Bắc Kỳ dân chết cả nhà, cả xóm, cả làng. Nhiều dân quê đói ăn, kéo về thành phố mong kiếm được gạo, hay xin bố thí, bị kiệt sức chết nằm la liệt khắp các nẻo đường Hà Nội. 
- NGÀY 05-03-1945: Theo lời yêu cầu của Quân Đội Nhật, Decoux bằng lòng sưả lại thỏa ước 1941 để tăng số gạo phải nộp cho Nhật năm 1945. 



NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP & GIÁN TIẾP DẪN ĐÊN NẠN ĐÓI ẤT DẬU 1945 

[hl] 

I. Quân Phiệt Nhật:[/hl] 



l Kể từ khi Nhật chiếm đóng Đông Dương vào năm 1941, chính phủ bảo hộ Pháp hàng năm phải nộp cho quân đội Nhật một số thóc gạo nhất định, và một ngân khoản tiền Đông dương của Pháp in ra để cho hơn 100,000 quân đội Nhật chi phí. Quân đội Nhật đã vung tiền Đông Dương ra dể mua thêm thóc gạo dự trữ làm quân lương. Đồng thời khi phương tiện vận chuyển bằng xe lưả thời đó bị ngưng đọng vì chiến tranh và máy bay Hoa Kỳ oanh tạc, Nhật không khai thác và di chuyển than ở mỏ Hòn Gai ngoài Bắc để làm nhiên liệu cho máy xe lửa chạy, quân đội Nhật đã dùng thóc để thay thế than làm nhiên liệu cho xe lưả. Cũng trong thời gian chiếm đóng nầy quân đội Nhật đã bắt dân chúng hủy bỏ trồng lúa ở nhiều nơi và thay vào đó trồng đay trồng đay, gai và bông là những cây cung cấp các loại sợi để làm nhiên liệu chế biến quân dụng, thuốc súng cho quân Nhật. 



[hl]II. Chính Phủ Bảo Hộ Pháp:[/hl] 



l Từ mùa lúa tháng 10 năm 1943 với sự thắng thế của quân đội Đồng Minh ở các mặt trận Âu Châu, toàn quyền Decoux đã bắt đầu tích trữ thóc gạo để chuẩn bị cho cuộc tái chiếm Đông Dương của quân Đồng Minh không bao giờ cần đến vì Nhật Hoàng đã ra lệnh đầu hàng sau khi bị Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử. Thực dân Pháp đã bốc lột dân Nam đến tận xương tủy nào là thuế thân, thuế thóc gạo, gạo nộp cho quân đội Nhật. Thóc gạo mà các điền chủ phải nộp căn cứ vào số ruộng đất canh tác. Các điền chủ phải bán giá rẻ cho thực dân Pháp như: 1đồng 40/10 ký thóc gạo vào năm 1943 mặc dù giá thị trường bấy giờ là 2 đồng 50/10 ký. Theo sở thống kê thời đó số ruộng lúa canh tác ở Bắc Phần chỉ có khoảng 1 triệu 360 ngàn mẫu và mỗi năm gặt hái khoảng 17 triệu 620 tấn lúa gạo chỉ vừa đủ nuôi dân số ngoài Bắc, chính vì thế mà đa số dân nghèo phải ăn độn thêm ngô, khoai, sắn....Nay một mặt thì quân phiệt Nhật bóc lột phung phí; một mặt thực dân Pháp tích trữ, việc thiếu hụt trầm trọng chỉ là vấn đề thời gian. 


[hl]III. Chính Sách Tiêu Thổ Kháng Chiến:[/hl] 


l Trong thời gian này cả hai miền Nam Bắc đều có những lực lượng lớn nhỏ nổi lên chống Pháp, đọc lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc ta đã thấy biết bao anh hùng hào kiệt vì nước hy sinh. Ở Đất Bắc lực lượng Việt Minh được sự ủng hộ của dân đã cho áp dụng chích sách tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống, để cô lập quân Pháp hay đi ruồng bố các làng mạc và các vùng thôn quê không thể hành quân lâu ngày vì không đủ lương thực và không lấy được thóc gạo hay khoai sắn gì của dân cả. Chỉ một thời gian ngắn các vùng thôn quê vừa do chiến tranh giới hạn sự cày cấy, vừa do chính sách tiêu thổ kháng chiến đã trở thành những xóm làng trơ trọi, chính vì thế khi nạn đói xảy ra dân không còn đào bới được các loại khoai củ gì để sống qua ngày nên mới bị chết đói nhiều. 



[hl]IV. Bom Đạn Mỹ & Đồng Minh[/hl] 



l Một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn đói Ất Dậu là sự oanh tạc của quân đội Đồng Minh mà Mỹ là chủ yếu. Suốt mấy năm trời khi Nhật chiếm đóng, phi cơ Mỹ ngày đêm ném bom các chuyến xe lửa có khi chở quân Nhật, có khi chở thường dân; làm gián đoạn sự di chuyển lúa gạo cứu đói từ miền Nam chở ra Bắc lúc nạn đói xảy ra, phá hoại đê điều gây lũ lụt các ruộng lúa ngoài Bắc dẫn đến sự mất mùa. 



[hl]V. Thiên Tai, Thời Tiết:[/hl] 



l Giá thóc vào tháng 6 năm 1945 đã lên đến $10 đến $13/10 ký và gạo $15 đến $22 /10 ký. Trong suốt bốn năm trời kể từ khi Nhật chiếm Đông Dương, số thóc gạo dự trữ không có nhiều, sản xuất cũng không được bao nhiêu vì tình hình chiến tranh cộng thêm bom đạn tàn phá vỡ đê điều làm cho mất mùa, một số đất ruộng phải trồng đay, gai và bông theo lệnh Nhật. Vào khoảng tháng 11 năm 1944, một trận lũ lụt lớn đã làm cho hầu hết các nơi trên miền Bắc bị mất mùa. Người dân một cổ hai, ba tròng. Mùa xuân Ất Dậu 1945 tại đất Bắc là một kỷ lục về lạnh. Ngày mồng một Tết Ất Dậu tức là ngày 13 tháng 2 năm 1945 buổi trưa ở Hà Nội hàn thử biểu đã xuống 4 độ C. Việc gì đến phải đến, sức chịu đựng của dân Việt đã đến tận cùng. Hậu quả là gần 2 triệu dân miền Bắc đã chết đói. 



[hl]VI. Sự Thờ Ơ, Trốn Tránh Trách Nhiệm:[/hl] 



l Trong khi đó ai là kẻ cầm quyền? Chính quyền bảo hộ Pháp với sự quân quản của Đế quốc Nhật và một vị Hoàng Đế không ngai Bảo Đại và một chính phủ lập ra theo sự ra lệnh của Nhật. Ai là kẻ chịu trách nhiệm về tội danh diệt chủng này? Tội danh chiến tranh này? Tòa án thế giới đã xử bao nhiêu tội phạm chiến tranh như nội các của Hitler trong thời đệ nhị chiến, tòa án lương tâm thế giới lên án tội diệt chủng của POLPOT ở Kampuchia Killing Field với cả một chuyện phim cảm động, và gần đây nhất tội diệt chủng tại Croatia, Bosnia, Rwanda và đàn áp nhân quyền hàng mấy chục năm qua của Pinochet tại Chile. Cứ kỷ niệm 5 năm 10 năm, ...v..v.. thế giới và các quốc gia liên hệ lại tổ chức rầm rộ các lễ tưởng niệm các nạn nhân Do Thái chết dưới tay Đức Quốc xã trong các trại tập trung hồi Đệ II thế chiến. Năm nay 2005, chắc chắn sẽ còn rấm rộ hơn vì kỷ niệm 60 năm, nghe đâu sẽ có những lễ cầu siêu, tưởng niệm ngay tại các địa điểm của các trại tập trung, các tuyến đường xe lửa chở các nạn nhân đến các lò hỏa thiêu và đương nhiên báo chí, truyền hình khắp nơi trên thế giới sẽ khai thác tối đa đề tài này với một kết luận rằng thế giới văn minh ngày nay sẽ không bao gờ cho phép sự tái diễn của các tội ác chiến tranh kia. Nhưng toàn thế giới không hề hay biết gì về Nạn Đói ẤT DẬU 45 tại Việt Nam. Ngay cả chính quyền CANADA cũng đã phải chính thức xin lỗi những người dân CANADA gốc Nhật đã bị tạm quản thúc trong các khu tập trung (nhưng không hành hạ, bỏ đói) trong thời Đệ II thế chiến vì sợ dân Nhật tại CANADA có thể làm tình báo cho quân phiệt Nhật. 



Nhật Bản đã phải xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân của Nam Hàn và Trung Quốc trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, sau khi 2 nước này đã tố cáo trước thế giới những hành vi dã man giết người không gớm tay của quân phiệt Nhật tại 2 quốc gia này, và việc bắt đàn bà con gái làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật giải quyết sinh lý trong thời gian chiếm đóng. Chẳng lẽ những điều này không xảy ra tại Việt Nam trong suốt 4 năm trời chiếm đóng và trên 100,000 quân lính Nhật tại V.N.?? Chẳng lẽ Bộ chỉ huy quân đội Nhật tại V.N. không hay biết gì về nạn đói đã giết hơn 2 triệu dân Việt trong thời gian đó? Có lẽ Pháp, Mỹ cũng là kẻ tòng phạm nên đã lờ im tiếng không muốn nhắc lại? Còn chính quyền Việt Nam của thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa cũng không bao giờ lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc về án tích này? Chính quyền xã Hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thất bại, không hề đề cập đến, có lẽ vì mang ra trước dư luận thế giới thì cũng sợ một phần trách nhiệm sẽ rơi xuống chính cái tổ chức Cộng Sản Việt Minh của mình vào những thời gian ấy với những tội ác trong thời kỳ cải cách ruộng đất, đấu tố Trí Phú Địa Hào, Việt gian bán nước, đã giết vài trăm ngàn dân miền Bắc?? 

- NGÀY 10-3-1945: Nhật thiết quân luật ở Đông Dương và tuyên bố lật đổ chính quyền Pháp ở Đông Dương, ủng hộ Việt Nam và các xứ Đông Dương thực hiện độc lập. 

- NGÀY 12-3-1945: Cao Miên tuyên bố độc lập. 
- NGÀY 17-3-1945: Bảo Đại tuyên chiếu từ nay đích thân cầm quyền theo Dân vi Quí và chỉnh đốn lại quốc gia. Đại sứ Nhật YOKOYAMA được cử làm Khâm Sứ thay Khâm Sứ Pháp tại Huế. 
- NGÀY15-4-1945: Lào tuyên bố độc lập. 
- NGÀY 17-4-1945 vua Bảo Đại ủy nhiệm học giả Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng lập chính phủ. 
- Ngày 28-4-1945 : Mussolini bị cựu thuộc hạ sát hại gần hồ Come( Bắc Ý). 
- NGÀY 01- 5-1945: Hitler tự tử ở hầm trú ẩn riêng tại Bá Linh. 
- Ngày 03-5-1945: Quân Anh tái chiếm Rangoon 
(Miến Điện). Xem phim cầu Sông KWAI. 
- NGÀY 05-5-1945: Giá gạo chợ đen ở Hà Nội $60/10 ký gạo xấu. 
Tới nay đồng bào miền Nam đã gửi giúp đồng bào miền Bắc $165.150 và 11 tàu gạo tổng cộng 133 tấn. Nếu không có sự trợ giúp của miền Nam có lẽ con số người chết đói còn cao hơn con số 2 triệu nhiều lắm. 
- NGÀY 08-5-1945: Chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt nội các. "Cờ Quẻ Ly" được chọn làm QUỐC Kỳ (cờ vàng ba sọc đỏ, nhưng sọc chính giữa thì ngắt làm hai đoạn và bài "Đăng Đàn" của triều đình Huế làm QUỐC CA. Về sau thay bằng "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước. Cờ Quẻ Ly sau đổi thành Quẻ Kiền với ba sọc liên tục được dùng làm quốc kỳ ở miền Nam. Cũng vào ngày nầy toàn thể quân đội Đức đầu hàng Đồng Minh. 
- NGÀY 06-8-1945: Mỹ thả bom nguyên tử đầu tiên ở Hirosima. 
NGÀY 08-8 -1945: Mỹ thả bom nguyên tử lần hai ở Nagasaki. 
- NGÀY 13-8-1945: Đảng Cộng Sản Đông Dương nhóm họp tại Tuyên Quang quyết định tổng khởi nghĩa, đoạt khí giới quân Nhật, chiếm chính quyền trước khi Đồng Minh tới Đông Dương, lập chế độ dân chủ Cộng Hòa. 
- NGÀY 15-8-1945: Nhật Hoàng đích thân kêu gọi quân đội và dân chúng Nhật Bản chịu đầu hàng, nhiều sĩ quan và quân lính Nhật đã tự sát. 
- NGÀY 17-8-1945: Nam Dương tuyên bố độc lập. Soekarno được bầu làm Tổng Thống. 
- NGÀY 21-8-1945: Một số thanh niên trí thức nhóm họp tại Đại học xá Hà Nội và biểu quyết gửi điện văn yêu cầu Bảo Đại thoái vị. 
- NGÀY 22-8-1945: Mặt trận Việt Minh xuất hiện ở Hà Nội và Sài Gòn. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. 
- NGÀY 23-8-1945: Mặt trận Việt Minh thành lập chính phủ Lâm thời tại Hà Nội - Cách Mạng Mùa Thu ra đời. 
- Ngày 25-8-1945: Tại Sài Gòn một Lâm Ủy Hành Chánh tuyên bố lập chủ tịch là Trần Giàu. 
- NGÀY 02-9-1945: Các đại biểu Nhật ký văn kiện đầu hàng trước Tướng Mac Athur trên chiến hạm Missouri của Hoa Kỳ. **** ra trước cột cờ Hà Nội tuyên bố ĐỘC LẬP và hô to các lời thề chống Pháp, chống ngoại xâm, chống giặc đói.... 
- NGÀY 08-9-1945: **** tổ chức Tuần lễ vàng để lấy tiền mua súng chống Pháp. 
- NGÀY 09-9-1945: Quân đội Trung Hoa bắt đầu tới Hà Nội để giải giáp quân Nhật. 
- NGÀY 23-10-1945: **** và Nguyễn Hải Thần ký thỏa hiệp cộng tác giưã Việt Minh và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ( Việt Cách) 
- NGÀY 25-10-1945: Quân Pháp chiếm đóng Mỹ Tho. 
- NGÀY 28-10-1945: Quân Pháp chiếm đóng Gò Công. 
- NGÀY 29-10-1945: Quân Pháp chiếm đóng Vĩnh Long. 
- NGÀY 30-10-1945 : Quân Pháp chiếm đóng Cần Thơ. 
- NGÀY 19-11-1945: Quân Pháp chiếm đóng Nha Trang và nhiều vùng cao nguyên. Phong trào chống Pháp nổi lên khắp nơi từ Nam ra Bắc. 
- NGÀY 11-11-1945: Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán. Đây chính là thời điểm nhiều quốc gia được trao trả sự độc lập một cách đơn giản như: Ấn Độ, Lào, Cao Miên, Phi Luật Tân, Nam Dương.... Nhưng riêng Việt Nam thì lại lâm 
vào một tình thế phức tạp hơn vì một số trí thức thân Pháp vẫn muốn sự bảo hộ của Pháp. Thêm vào đó Pháp vẫn còn dã tâm chưa muốn bỏ Việt Nam. Một số muốn chính sách Nam Kỳ tự trị. Một số muốn trở laị với cựu Hoàng Bảo Đại và một số lớn muốn độc lập hoàn toàn với Pháp và đã tham gia các tổ chức kháng chiến chống Pháp từ lâu. Tiếc thay lòng ái quốc nầy bị đảng Cộng Sản dưới sự lèo lái của **** lái vào quĩ đạo Cộng Sản Nga Tàu. Trong những ngày trước và sau khi giải giáp quân Nhật, đảng Cộng Sản đã ngấm ngầm thủ tiêu và thanh toán những lãnh tụ Quốc Gia đối lập, ngây thơ, tin tưởng rằng cứ đuổi Pháp đi trước rồi anh em trong nhà sẽ nói chuyện với nhau sau. Bộ mặt Cộng Sản hơi bị lộ nên Hồ Chí Minh đã tuyên bố giải thể đảng Cộng Sản Đông Dương vào ngày 11 tháng 11 để đánh tan sự nghi ngờ cuả toàn dân và lấy niềm tin của những nhà ái quốc chống Pháp. 




HIỆP ĐỊNH GENÈVE CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC 

1954 GẦN 1 TRIỆU NGƯỜI DI CƯ VÀO MIỀN NAM 



Sau khi hiệp định Geneve ký kết còn biết bao nhiêu người tình nguyện tập kết ra Bắc với lý tưởng tiếp tục đuổi Pháp ra khỏi nước và dành laị độc lập cho Việt Nam. Pháp vì thế yếu sau khi bị thua ở trận ĐIỆN BIÊN PHỦ vàØ Cộng Sản VN thì chưa đủ sức kiểm soát toàn thể VN nên đã ký hiệp định GENÈVE tạm thời chia đôi Nam Bắc để chờ tổng tuyển cử. Pháp và Việt Minh đã thỏa hiệp ngừng bắn, thu quân về những khu vực chỉ định. Việt Minh rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Anh, Pháp, Tàu và Việt Minh tán thành. Mỹ phản đối; phái đoàn V.N với Bảo Đại giữ nguyên lập trường chỉ có một VN thống nhất. Chính vì thế mà sau này khi chính phủ do TT Ngô Đình Diệm cầm quyền dưới sự ủng hộ của Mỹ đã không thi hành hiệp định Genève nêu trên vì cả hai đều không chấp nhận phần chính cuả hiệp định nầy là chia đôi và tổng tuyển cử. 



- 20-7-1954: Hiệp định Genève được thỏa hiệp giữa Pháp và Việt Minh với nhiều điều khoản nhưng 2 điều chính là: 

- Trong thời gian 300 ngày dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu kia. 

- Cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956, hai năm sau ngày ký hiệp định GENÈVE. 
Vào lúc nầy bộ mặt thật của Cộng Sản VN đã lộ ra, rõ nhất là tại miền Bắc nơi các vùng bị CS chiếm đóng, với các chủ trương đấu tố Trí, Phú, Địa Hào và trả thù tàn ác với các gia đình có người làm việc cho Pháp. Do đó không phải là một điều ngạc nhiên là số lượng người Bắc di cư vào Nam tính đến ngày 30 tháng 10 năm 1955 là ngày chấm dứt di cư thì tổng số người di cư tị nạn là 887.890 người. 
- 10-8-1954: Cầu hàng không chở dân di cư vào Nam, mỗi ngày có chừng năm bảy chục phi cơ của Pháp đáp xuống Tân Sơn Nhất. Ở Bắc mỗi ngày có vài ngàn người về Hà Nội để chờ vô Nam. Không đi được bằng máy bay thì xuống Hải Phòng đáp tàu biển của Pháp hoặc của Mỹ. 
Vì chỉ có hai nơi đi được là Hà Nội và Hải Phòng. Hơn nữa CS Việt Minh đã tìm đủ cách để ngăn chận làn sóng người di cư. Nếu không, con số có thể lên đến vài triệu, vì như chúng ta đã biết có bao nhiêu gia đình người Bắc di cư vào Nam còn để lại bao nhiêu thân nhân, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh em ngoài Bắc không đi thoát được. Trường hợp chúng tôi là một điển hình, Bố tôi phải trốn đi vào Nam trên một chuyến tàu, mẹ tôi dắt tôi đi trên trên một chuyến tàu há mồm khác ở Hải Phòng. Còn hai người chị cuả tôi phải đi chung với gia đình người chú. Thế mà tôi vẫn còn 3 người chú, một người côcùng gia đình ở laị miền Bắc. Sau năm 1975 khi mấy chú vào thăm bố tôi ở Sài Gòn đã tâm sự với bố tôi về những nỗi nhục nhằn cuả những người kẹt lại tại miền Bắc mà có thân nhân di cư vào Nam, những kiểm thảo, phê bình, của công an, cán bộ địa phương và mặc dù chỉ có hai anh em ngồi với nhau, ông chú tôi cũng liếc ngang, liếc dọc và xuống giọng thì thào: "Anh chị liệu có đường đi thì cứ lo cho các cháu đi, ở lại khổ lắm, các cháu chịu không nổi đâu" Mà thật vậy, chỉ trong vài tháng sau 30-4-75 dân Nam đã thấm thía cái cảnh sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghiã. Hơn 20 năm, sau ngày gồng gánh bỏ quê hương di cư vào Nam, một lần nưã những người Bắc di cư 54 và người Nam không chấp nhận chủ nghĩa CS lại lên thuyền vượt biển từ bỏ quê hương đi tìm tự do nơi xứ người và chấp nhận một cái giá quá đắt là cái chết ngoài biển đông hoặc một kiếp Tha Hương nơi đất khách. 
Vào năm 1954, tôi chỉ là một cậu bé 2-3 tuổi được mẹ tôi đai trên lưng mang vào miền Nam tự do nắng ấm; chẳng biết gì về Cộng Sản hay Tự Do !! Nhưng sau năm 75 tôi đã là một thanh niên ở tuổi trưởng thành, đã biết thế nào là cuộc sống Tự Do ở miền Nam và sau 3 năm sống với Chủ Nghĩa Xã Hội tôi đã tự quyết định cuộc đời mình với sự chọn lựa đắt giá kia. Tôi chọn TỰ DO !! 



60 NĂM NHÌN LẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM 


l Ở ĐẠI NẠN NĂM ẤT DẬU 1945: 

Dân số VN có khoảng 20 triệu người, và trên 2 triệu người đã chết vì nạn đói và qua các chiến dịch đấu tố, cải cách ruộng đất. 


l HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954: 

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève do Anh, Pháp và Việt Minh cùng ký kết đã chia đôi đất nước và dẫn đến sự di cư của gần 1 triệu đồng bào miền Bắc vào miền Nam. 


l VỀ ĐẠI NẠN ẤT MÃO 1975: 

VN có khoảng 45 triệu người, và trên 1 triệu người đã chết ngoài biển Đông, nơi rừng rú, trên đường đi tìm TỰ DO và trong các lao tù cải tạo. Tổng số dân hai miền Nam Bắc đã chết trong chiến tranh theo ước lượng cuả các cơ quan quốc te álà 4 triệu người. Gần 1 triệu người Việt Tha Hương trên thế 

giới. 



l ÂT DÂỤ 2005 

Dân số VN có khoảng 80 triệu người trong nước, hiện đứng thứ nhì trên thế giới (sau Thái Lan) về xuất cảng gạo. Và trên gần 3 triệu người Việt Tha Hương ở khắp nơi trên thế giới đã, đang và sẽ thành công trên mọi lĩnh vực giáo dục, kỹ thuật, thương mại, chính trị làm vinh danh VIỆT NAM trên trường quốc tế. 



***** 

Trước thềm năm mới, trước nguyên khí thiêng liêng cuả đất trời, những đứa con VN Tha Hương xin khấn nguyện Tổ tiên Lạc Việt phù hộ cho cháu con VN nơi hải ngoại ngày càng thăng tiến trong sự vinh danh Việt Tộc tại xứ người, con cháu VN tại quê nhà đứng lên xóa bỏ chủ nghiã vô thần, ngoại lai để anh em ruột thịt được đoàn tụ trên quê hương VN yêu dấu và đem tâm vật lực cùng kiến tạo một quê hương VN thanh bình, thịnh trị như lời sấm của cụ Trạng năm nào: 



"THÂN DẬU NIÊN LAI KIẾN THÁI BÌNH". 
Add caption


BÀI VĂN TẾ 2 TRIỆU NẠN NHÂN CHẾT ĐÓI TẠI MIỀN BẮC CỦA GIÁO SƯ VŨ KHIÊU

Một cơn gió bụi vừa tan (1)
Hai triệu sinh linh đã mất (2)
Khí oan tối cả mây trời
Thây lạnh phơi đầy cỏ đất
Hỡi ôi:
Chung khí non sông
Cùng mang tai mắt
Vẫn giống thông minh
Vốn dòng cường quật
Cớ sao không Nam Bắc vẫy vùng
Ðể cam chịu cơ hàn (3) bứt rứt
Ðáng lẽ nay bốn bể tranh hùng,
chí những tưởng giật cờ cứu nước,
sống xông pha nơi bão đạn rừng gươm.
Mà ngán nhẽ một thời cơ nhỡ,
lòng mải theo manh áo lưng cơm,
chết thê thảm nơi hang cùng ngõ khuất.
Thương thay:
Hồn đã rất cao
Lòng vì quá chất
Những tưởng giỏ cơm bầu nước,
đám lợi danh mây nổi bèo trôi.
Nào ngờ tháng lại ngày qua
trường tranh đấu mưa dày gió rựt.
Việc bốn mùa nào xây cống đắp đê,
nào làm đường xẻ đập,
huyết hãn kia bồi đắp lấy non sông.
Thân bảy thước khi dầm sương dãi nắng,
khi gội gió tắm mưa,
xương thịt ấy phải đâu là đá sắt.
Ðã mỏi xác cân đay nộp lạc,
thóc được ít lại liên đoàn(4) lấy hết,
ách tham tàn càng gánh càng đau.
Từng mòn chân khi chạy thuế lo sưu,
tiền đã còn hương lý xoay quanh,
dây cơ khổ mỗi ngày mỗi thắt.
Cho đến khi:
Hạt tấm không còn,
Ðồng chinh cũng mất
Những tưởng túng qua
Ngờ đâu đói thật
Trong vợ con lòng đã xót lòng
Ngoài hương xóm mặt càng rõ mặt.
Trước còn định dây khoai rễ má,
lần hồi sao bữa đến qua loa.
Sau đành đem tháo bếp dỡ nhà
xoay sở mãi ngày càng héo hắt.
Ðầu bù tóc rối,
dắt díu nhau nơi quán đổ lều nghiêng.
Áo cói quần rơm,
chua xót mấy khi mưa dầm nắng gắt.
Ngẫm thủa trước, cảnh nghèo cũng lắm,
chữ cương thường còn giữ dạ đinh ninh.
Mà ngày nay nỗi khổ không cùng,
dây thân ái cũng nghiến răng dứt đứt.
Mẫu tử tình thâm,
ôi một mái tơ xanh nào đã tội,
bỏ u ơ cuối chợ đầu đường.
Phu thê nghĩa nặng,
hẹn trăm năm đầu bạc cũng sai lời,
sớm đau đớn người còn kẻ mất.
Biết đi đâu ? Bốn phương mờ mịt,
trời lờ như điếc, đất như câm.
Hỏi cùng ai ? Những bóng bơ vơ,
ruột rát tựa bào, gan tựa cắt.
Lang thang chi phách ở hồn đi!
Thảm thiết nhẽ ngày tàn bóng tắt!
Có kẻ tìm bãi cỏ nằm xiêu
Có người đến bên cây ngã vật
Có khi ngõ vắng gieo mình
Có lúc vườn sau thở hắt
Có những quán: hàng bao xác lạnh,
bỏ ruồi bâu bọ khoét chửa ai khiêng.
Có nhiều nơi: một nắm xương khô,
từng nắng giãi mưa dầu không kẻ nhặt.
Mỗi người manh chiếu bó bó chôn chôn.
Từng đống trên xe chồng chồng, chất chất.
Ôi nói ra những toát mồ hôi
Mà nghĩ lại thêm tràn nước mắt!
***
Hỡi những bóng điêu linh
Hỡi những hồn oan uất
Mà đường khuya quãng vắng lang thang
Trên ngọn cỏ đầu cây lẩn khuất!
Ta đã trông những hình rã rượi,
mẹ khóc con trong sương lạnh trăng mờ.
Ta đã nghe những tiếng thảm thê,
già bảo trẻ dưới mưa lay gió lắt.
Nghĩ thương kẻ còn đau khổ mãi,
nỗi oan buồn máu biếc không tan (5)
Mà biết ai chưa trả thù xong,
lửa oán giận gan vàng chẳng tắt.
Oán đã đành những kẻ xâm bang:
giết người, cướp của, thỏa dạ tham tàn
Giận biết mấy cho quân đồng loại:
tham nhũng, đầu cơ, riêng mình khoái dật.
Ngán nhẽ lầu son gác tía,
chén phong lưu những máu chan hòa.
Gớm cho mũ bạc đai vàng,
đài vinh hiển bằng xương cao ngất!
Nay gặp buổi:
Súng dân quân dậy sóng ầm ầm
Cờ khởi nghĩa ngất trời phới phất
Ðèn quang minh đương độ soi cao
Gươm chính khí đến ngày tuốt phắt.
Bao phường cướp nước không tha
Những lũ buôn nòi sẽ bắt
Hận thù kia rồi trả phân minh,
Oan thác nọ sẽ đền chu tất.
Cho ai chín suối ngậm cười.
Ðể khách năm châu tỏ mặt.
Chỉ đáng tiếc sống xưa chửa kịp đem thân nọ
đền bù đất nước,
phải ngậm hờn cùng hoa cỏ ủ ê.
Thì ngày nay chết phải làm sao để hồn kia
chói lọi trời mây,
mà bảo vệ lấy giang sơn vững chặt.
Giúp đồng bào cho trăm triệu sống an vui
Dựng độc lập để nghìn thu cờ vững ngất.
Tháng 5 năm 1945
GS VŨ KHIÊU (Báo Nhân Dân)
___________________
(1) Gió bụi, chữ Hán là "phong trần" chỉ những biến cố lớn lao làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của con người. Ở đây, tác giả muốn chỉ cuộc đánh chiếm Ðông Dương của phát-xít Nhật và nạn đói khủng khiếp do chúng gây nên hồi giữa thập kỷ 40 của thế kỷ 20.
(2) Nạn đói do phát-xít Nhật gây ra năm 1945 đã làm cho hơn 2 triệu dân ta bị chết đói.
(3) Cơ là đói kém, hàn là lạnh buốt. Cảnh cơ hàn là cảnh đói rét. Ở đây tác giả nói tới cảnh chết đói năm 1945.
(4) Liên đoàn: Tổ chức do bọn Nhật lập ra hồi những năm 1944 - 1945 chuyên thu mua thóc của dân ta.
(5) Máu biếc (Bích huyết): Trương Hoàng đời Chu bị chết oan ở nước Thục, ba năm đào mả lên, thấy máu không tiêu mà lại hóa ra sắc biếc.



Lập Xuân 2005 Winnipeg, MANITOBA,CANADA 

Vũ Đình Nam 




LỜI KẾT: 



Bài viết nầy được hình thành phần lớn do sự thôi thúc của nhà tôi. Nàng nói như đinh đóng cột (hình như nàng có cái cách nói như vậy) "Anh là dân Bắc Kỳ, mà là dân Bắc Kỳ di cư 1954, anh có bổn phận phải viết". Tôi cũng đành phải nhận lời. Đến khi bắt đầu mới thấy khó khăn vô cùng. Tôi là dân Bắc Kỳ di cư thật, nhưng lúc xảy ra nạn đói Ất Dậu tôi còn chưa có nằm trong bụng mẹ nữa. Thế thì phải viết làm sao bây giờ? Thôi thì bà xã muốn trời cũng phải chiều lòng huống chi là tôi! Nhân dịp nghỉ NOEL được hai tuần, ngày nào cũng ghé thư viện truy lùng các tài liệu, bà xã phụ kiếm thêm một số dữ kiện từ các mạng lưới Internet. Sau gần một tuần lễ đọc, xem video, hình dung lại giai đoạn lịch sử kia, đặt tâm tình mình vào thân phận của một người dân VN thời Pháp thuộc. Tôi như người đi trong cơn mê, như có người khuất mặt khuất mày nắm kéo; mấy đêm liền thức trắng, đọc rồi viết, viết rồi đọc, tôi viết theo những cảm nhận từ con tim của một người VN yêu thương quốc gia dân tộc. Bài viết như một nén hương lòng thắp gửi cho quê hương, cho vong linh của trên 2 triệu đồng bào miền Bắc nhân ngày giỗ thứ 60. Một món quà đầu năm cho những người Việt Tha Hương nơi đất khách, cho thế hệ trẻ V.N. tại Hải Ngoại. Chút quà Xuân "cho em và các con", và cho chính tôi, một người Bắc di cư hơn hai lần bỏ quê hương chạy nạn Cộng Sản nhưng vẫn hướng lòng về tổ quốc Việt Nam! 



l Quý Đồng Hương muốn đọc bản dịch bằng Anh Ngữ của chính tác giả hãy lên internet vào địa chỉ e mail/ website của Làng Văn Famine Of The Century. 



TÀI LIỆU THAM KHẢO: 



V.N. Một Thế Kỷ Qua của Nguyễn Tường Bách 

Hai Mươi Năm Qua của Đoàn Thêm 
Việt Nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ 
The Fall of Japan của William Craig 
Việt Nam! Why Did We Go? của Avro Manhattan 
The Last Confucian của Dennis Warner 
VietNam: History của Stanley Karnow 
Little Saigon của T.Jefferson Parker 
Bộ Phim "VIETNAM" at Television History 
Phỏng vấn một số quí vị cao niên tại Canada và Mỹ. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét