Đặng Chí Hùng - Là hai tướng công an cộng sản, Trần Quốc Hoàn và Mai Chí Thọ đã tỏ ra là những tay sai đắc lực của mình trong thế giới cộng sản để hà hiếp nhân dân và gây ra những cái chết kinh hồn cho dân tộc. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin trình bày về những sự thật về song tướng “cướp” đó.
I. Trần Quốc Hoàn:
1. Sơ qua về Trần Quốc Hoàn:
Trên Website của công an tỉnh Nghệ An có bài viết về Trần Quốc Hoàn. Xin tóm lược tiểu sử của Trần Quốc Hoàn như sau:
“Đồng chí Trần Quốc Hoàn (1916 - 1986) tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, sinh tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn. Tham gia cách mạng năm 1930, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3/1934. Từ 1936, ông hoạt động cho Mặt trận Dân chủ và làm thợ in ở Hà Nội để gây dựng cơ sở, được cử làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tháng 7/1940, đồng chí Trần Quốc Hoàn bị bắt và đày đi Sơn La đến tháng 3/1945 được tha, trở về làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Kháng chiến toàn quốc, ông là phái viên của Trung ương ở trong lòng Hà Nội bị tạm chiếm, tiếp tục giữ chức Bí thư Thành ủy.
Năm 1951, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, rồi Bộ trưởng Bộ Công an (1953 - 1980). Đồng chí Trần Quốc Hoàn là Ủy viên Bộ Chính trị khóa III và khóa IV, Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII. Được trao thưởng Huân chương Sao vàng.
Ngày nay, tên của Cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn được đặt cho một con đường ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) và thị xã Thái Hòa (Nghệ An)...” (1)
Đọc tiểu sử Trần Quốc Hoàn chúng ta thấy cả đời ông ta theo cộng sản và là một tướng công an trong chế độ ác ôn và độc tài như cộng sản thì việc thủ ác cũng là điều dễ hiểu. Nhưng để tìm hiểu rõ những tội ác nổi bật của Trần Quốc Hoàn, chúng ta hãy xem qua một số tài liệu dưới đây.
Trần Quốc Hoàn gặp gỡ các “đại biểu” an ninh miền Nam
2. Giết Nông Thị Xuân và Nông Thị Vàng theo lệnh Hồ Chí Minh:
Cuộc đời tình ái của Hồ Chí Minh có rất nhiều oan trái và ông ta đã giết chính người tình của mình tên Nông Thị Xuân sau khi cô này có con với Hồ Chí Minh. Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hóa rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến ‘gặp’ bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho Hồ Chí Minh một người con trai đặt tênNguyễn Tất Trung. Sau đó cô Xuân có ý muốn chính thức hóa cuộc hôn nhân với Hồ Chí Minh. Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, cô Xuân được ô tô đón sang gặp Hồ. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là cô Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa...
Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do ông Hồ âm mưu sát hại. Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.
Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCNVN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được Hồ Chí Minh giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại chuyện Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân... Năm 2007, nhà văn đấu tranh là bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của Hồ Chí Minh. Được biết anh ta hiện đang được đảng ‘nuôi’ đàng hoàng trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.
Bà Nông Thị Xuân, sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1932,
mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà Nội sau khi đẻ Nguyễn Tất Trung.
|
Hình ảnh vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung
(bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (giữa)
Hình ảnh vợ chồng Trung và Duyên bên dòng suối ở Hang Pắc Bó - Cao Bằng (suối Lê Nin)
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904 -1979), bí danh Sao đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung. Để minh chứng cho điều này tôi xin dẫn chứng sau đây:
Thứ nhất, toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, xuất bản 1997 bởi nhà xuất bản Văn Nghệ dày 394 trang. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga.
Cuốn sách của tác giả Nguyên Minh Cần có những đoạn:
“Bây giờ xin quay trở lại câu chuyện những cô gái ở Cao Bằng. Theo những điều người ta kể cho tôi trong những năm gần đây và được xác minh qua tài liệu đã xem thì có hai chi tiết hơi khác (các cô họ Nguyễn và cô Xuân chỉ có một con với ông Hồ), ngoài ra, các chi tiết khác về cơ bản đều giống nhau. Sự việc cụ thể như sau: cô Nguyễn Thị Xuân (tên gọi trong gia đình là Sang) và em họ, cô Nguyễn Thị Vàng, 22 tuổi, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cuối năm 1954, đã tình nguyện vào làm công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Được mấy tháng thì ủy viên Trung ương đảng, chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần Trần Đặng Ninh, gặp cô Xuân nói chuyện vài lần, rồi đầu năm 1955 cho xe đón cô Xuân về Hà Nội, "nói là để phục vụ Bác Hồ". Mấy tháng sau, cô Xuân cũng xin cho cô Vàng và cô Nguyệt (con gái của ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột của cô Xuân) về Hà Nội ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm. "Vì các vị lãnh đạo không cho chị Xuân ở cùng với Bác trên nhà Chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ công an, trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của công an. Cuối năm 1956, chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung.
"Em có nhiệm vụ bế cháu", đấy là lời Vàng kể lại cho người chồng chưa cưới của mình trước khi cô bị giết. Và cũng nhờ Vàng đã kể lại, nên chúng ta biết được những sự việc sau đây. Khoảng mồng 6, mồng 7 tháng 2 năm 1957, Trần Quốc Hoàn đến, nói chuyện vu vơ một lúc, rồi giở trò... kéo cô Xuân vào cái buồng xép, định hãm hiếp. Cô Xuân ú ớ la lên. Vàng hoảng sợ tru tréo, còn Nguyệt khiếp sợ quá co dúm lại ngồi ở trong góc. May lúc đó có tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, Hoàn sợ, bỏ cô Xuân ra, rút súng lục ra dọa: "Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết". Rồi xuống thang, ra ô tô chuồn. Mấy hôm sau, Hoàn lại đến, lên gác, đi thẳng vào phòng, ôm ghì cô Xuân hôn. Cô Xuân xô nó ra: "Không được hỗn, tôi là vợ ông Chủ tịch nước". Nó nói: "Tôi biết bà to lắm, nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi" Rồi lấy súng dí vào ngực cô Xuân, nó rút ra sợi dây dù đã thắt sẵn thòng lọng tròng vào cổ cô Xuân kéo cô lên giường, tự tay lột hết quần áo, ngắm nghía, rồi hiếp cô. Cô Xuân xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay cô và nói: "Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già, lại còn vờ làm gái”. (2)
Qua những gì tác giả Nguyễn Minh Cần cho ta thấy thực sự Hồ Chí Minh và bà Xuân có con trai tên là Tất Trung và sau đó bà ta bị giết bởi Trần Quốc Hoàn.
Trần Quốc Hoàn và đàn em
Thứ hai, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của tác giả Vũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên, con trai của ông Vũ Đình Huỳnh - là cận vệ, giúp việc, lễ tân trang phục, thư ký riêng, rất gần gũi với Hồ Chí Minh. Ông Vũ Thư Hiên cũng là một nạn nhân của chế độ cộng sản và đang tỵ nạn tại Pháp. Trong cuốn sách này ông Hiên đã đề cập đến việc Hồ Chí Minh có người con tên Nguyễn Tất Trung với bà Nông Thị Xuân rồi bà Xuân bị Trần Quốc Hoàn thủ tiêu.
Cũng cần nói thêm khi ông Vũ Thư Hiên gặp ông Nguyễn Minh Cần tháng 7 năm 1993 cũng đã nói với ông Cần, sau này được ông Nguyễn Minh Cần kể lại:
“Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ Thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại - chống đảng", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử " này và chuyện tôi kể cho anh lới một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ Đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền: "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân..." Tôi đáp lới: "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế!" Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi: "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ Tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc: "Biết quá đi, chứ lị! Từ 51, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà". Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo: "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần Quốc Hoàn (ủy viên Bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật...”
Như vậy có thể khẳng định về việc Hồ Chí Minh và bà Xuân có người con và sau này bà Xuân bị thủ tiêu dưới bàn tay đao phủ của Trần Quốc Hoàn là sự thật.
Thứ ba, ngoài hai nhân chứng là ông Nguyễn Minh Cần và ông Vũ Thư Hiên thì chính người Trung cộng đã biết việc này và coi nó như một vết nhơ mà đảng cộng sản Việt Nam và ông Hồ Chí Minh muốn giấu nhẹm đi đề che đậy sự thật ông Hồ là người nhiều vợ con và không có trách nhiệm với gia đình mình. Chính tác giả Hà Cẩn tại cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi” tại trang 134 có viết tiếp về những người vợ của ông Hồ: “Ngoài người con gái với người phụ nữ tên Thuần, Hồ chủ tịch cũng còn có người con trai khác mà mẹ của anh ta bị chết một cách đầy ngờ vực trong một tai nạn giao thông tại Hà Nội.”
Điều này càng khẳng định thêm về sự thật mới quan hệ của Hồ Chí Minh và bà Xuân dẫn đến kết quả có con trai và bà Xuân bị giết. Tác giả Hà Cẩn không nói rõ thủ phạm là ai nhưng khi đề cập đến vụ án “đầy ngờ vực” cho thấy ngay cả đồng chí của Hồ Chí Minh cũng đặt dấu hỏi về ông Hồ và đảng cộng sản trong cái chết của bà Xuân.
Đồng thời khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh một sử gia, đảng viên đảng cộng sản Ba Lan - ôngConstatin Kostadinov cũng đã viết tại trang 90 cuốn sách “Những người con của lãnh tụ”như sau: “Một người con trai của chủ tịch Hồ Chí Minh có tên Nguyễn Tất Trung được nuôi nấng bởi trợ lý riêng của chủ tịch nhưng đã không nối nghiệp cha làm chính trị...”
Cuốn sách được viết năm 1982 và in năm 1984 bởi nhà xuất bản Cách Mạng ở Ba Lan. Chính việc này cũng khẳng định về cuộc tình và kết quả của Hồ Chí Minh với bà Xuân.
Điều này được chính nhà báo Bùi Tín - cựu đảng viên cộng sản, đang tỵ nạn tại Pháp viết về thủ phạm ra tay trực tiếp giết bà Xuân theo lệnh Hồ Chí Minh chính là Trần Quốc Hoàn:
“Một trong những nạn nhân bi thảm kéo dài nhất của kiểu lừa dối trên đây là anh Nguyễn Tất Trung, con của ông Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân, một cô gái Tày quê ở làng Nà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao bằng. Cô được Trần Đăng Ninh, chủ nhiệm hậu cần quân đội chọn rồi đưa về Hà Nội nhằm ”phục vụ” ông Hồ. Cô được bộ công an củaTrần Quốc Hoàn quản lý, dấu tại ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông thợ nhuộm, để hàng tuần đưa vào phục vụ ông Hồ 1, 2 đêm. Mối quan hệ ấy đưa đến kết quả là cô Xuân cho ra đời vào cuối năm 1956 một cháu bé được ông Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung theo họ cũ của mình (Nguyễn Tất Thành).
Trần Quốc Hoàn nổi tiếng dâm loạn đã nhiều lần cưỡng hiếp cô Xuân, bị cô chống lại quyết liệt, có cô Vàng là em họ ở cùng phòng với cô Xuân biết rõ. Nhiều lần con quỷ râu xanh này trói cô Xuân vào giường để cưỡng hiếp, hắn còn đe dọa 2 cô không được hé môi nói với ai, nhất là không được bẩm báo ông Hồ. Hoàn còn dương súng ngắn đe nẹt 2 cô rằng: “chúng mày liệu hồn, đến ông Hồ cũng nằm trong tay tao đây, hiểu chưa?”. Thế rồi sau một cuộc cưỡng hiếp cực kỳ thô bạo, tên Hoàn sợ rằng cô Xuân sẽ báo với ông Hồ, Hoàn liền dựng lên một tai nạn xe ô tô trên đường đê gần làng Chèm vào tờ mờ sáng để thủ tiêu cô. Ông Nguyễn Minh Cần lúc ấy là phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà nội đã biết rõ vụ án mạng này, với những biên bản khám mổ tử thi của bệnh viện Việt – Đức. Sau đó cô Vàng bị đuổi về Cao bằng và “chết đuối” trong một nghi án trên sông Bằng Giang; chồng chưa cưới của cô Vàng khẳng định hung thủ là tay chân của Trần Quốc Hoàn, kẻ sát nhân muốn bịt hết kẽ hở về tội ác của mình.”.
Đoạn trích trong bài “Thêm tài liệu mới về gia phả Hồ Chí Minh” viết giáp tết mậu tý 2008 bởi tác giả Bùi Tín (3)
2 vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên viếng mộ của tướng Chu Văn Tấn; thượng tướng Chu Văn Tấn người dân tộc Nùng ở Bắc Sơn, Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Việt Bắc, Phó chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1910, mất năm 1984, bị lột hết chức vụ năm 1978 vì '' tội'' làm gián điệp cho Tàu không có xét xử; khi chết không được chôn ở Nghĩa trang Mai Dịch, mộ trong ảnh ở Thái nguyên, mấy người đứng quanh là mật vụ công an luôn theo dõi những người đến thăm mộ (Trích từ bài viết tại Ongvove nói trên)
Nguyễn Tất Trung thăm hang Pắc Bó, ngồi bên hòn đá, có ghi: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngồi tại đây để dịch cuốn Lịch sử đảng CS Liên Xô vào năm 1941. (Trích từ bài viết tại Ongvove nói trên)
Qua các dẫn chứng chúng ta có thể thấy mối tình của Hồ Chí Minh và bà Xuân là có thật và được kết thúc bằng một số phận người con không được thừa nhận và cái chết bi đát của bà Xuân cũng như em gái bà. Cái chết này đều do tay của Trần Quốc Hoàn. Đây là điều cho thấy đây là tên đao phủ đàn em độc ác của Hồ Chí Minh - một bậc thầy của giết người không gớm tay.
3. Tướng công an tàn ác:
Đánh giá về Trần Quốc Hoàn, trong điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Lễ truy điệu ngày 7/9/1986, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cộng sản nói: “Đồng chí Trần Quốc Hoàn, một Đảng viên Cộng sản ưu tú và kiên cường, một cán bộ lãnh đạo cách mạng giàu kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước ta, đã cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc”. Chính vì thế Trần Quốc Hoàn là một tên cộng sản tàn ác không có gì là lạ. Xin nêu vài dẫn chứng để thấy điều này.
Thứ nhất, trong cuốn Thép Đen của tác giả Đặng Chí Bình có nêu lên trường hợp đàn áp tù binh trong chiến tranh. Thời điểm này Trần Quốc Hoàn đang nắm bộ công an. Tác giả Đặng Chí Bình viết về những tội ác tra tấn của công an cộng sản trong tù và có nhắc đến trường hợp bị tra tấn của cựu phi công VNCH Phan Thanh Vân. Để khẳng định thêm điều này báo công an Nghệ An đã coi đàn áp tù binh và ép cung là công của Trần Quốc Hoàn như sau:
“Lần khác, khi bắt được tên phi công ngụy lái chiếc máy bay C.47 mới bị rơi tại Ninh Bình, đồng chí Trần Quốc Hoàn đã chỉ đạo khẩn trương lấy cung. Khi tên này khai là máy bay tự rơi chứ không phải bị bắn rơi, Bộ trưởng đã nhanh ý tham mưu cho Bộ Chính trị hướng sự kiện này vào chiếc máy bay rơi do bị súng phòng không của một đơn vị nọ bắn hạ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, công tác xét hỏi đã tác động cho tên phi công được khai sao có lợi cho nó, vì còn vợ con đang sống ở trong Nam. Từ đó, tên phi công khai nhận lệnh của cấp trên ra miền Bắc thả biệt kích phá hoại, chẳng may bị súng phòng không của miền Bắc bắn rơi. Nhờ xử lý nhanh tình huống này mà giữ được bí mật chuyên án, đồng thời công bố cho thế giới biết rằng hệ thống phòng không của ta rất mạnh, có thể bắn rơi máy bay tầm cao của kẻ địch.” (4)
Thứ hai, sau ngày 30/04/75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp thâm độc và tránh được sự lên án của Quốc tế đó là giam cầm và hành hạ quân dân cán chính VNCH. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là“tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”. Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước.
Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại còn một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng mình. Hãy đọc qua thử một số đoạn hồi ký để thấy điều này:
Cuốn Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh đã cho thấy sự tàn tệ của nhà tù cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào. Hình ảnh cánh binh cộng sản bắt phạt tù nhân “ngụy” được mô tả như sau: “Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống! Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...”, (5)
Một người tù khác của chế độ cộng sản, tác giả Nguyễn Chí Thiệp viết: “Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị lắc còng điểm danh” (6).
Trần Quốc Hoàn với công an cộng sản
Trong vai trò là tướng đứng đâu công an, việc trả thù đối với quân dân cán chính VNCH là tội ác không thể chối cãi. Chính Trần Quốc Hoàn đã theo lệnh Lê Duẩn làm điều này (Xin xem thêm Những sự thật cần phải biết - Phần 7). Trong báo cáo với Bộ Chính Trị cộng sản, Trần Quốc Hoàn thay mặt bộ công an báo cáo như sau: “Mặc dù phải tiếp nhận số lượng lớn ngụy quân, ngụy quyền là 1.236.569 từ bộ Quốc Phòng nhưng bộ Nội Vụ đã tiến hành giao cho cục Lao Cải quản lý chặt chẽ và nghiêm khắc để đưa những tên này vào khuôn khổ của cách mạng và đời sống mới xã hội XHCN…” (7).
Thứ ba, thời kỳ sau năm 1975, để thực hiện chính sách “cướp ngày” của mình thì Trần Quốc Hoàn với vai trò trùm công an đã cùng Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Duẩn... tiến hành chỉ đạo các đàn em cướp bóc và đẩy dân chúng Miền Nam vào tù, lên kinh tế mới và ra biển làm mồi cho cá mập biển Đông. (Xin xem cụ thể tại Những sự thật cần phải biết - Phần 13)
Trần Quốc Hoàn và Phạm Hùng (tháng 1/1979).
|
Chính Trần Quốc Hoàn đã được tuyên dương về thành tích “cướp ngày” này như sau trong một báo cáo của bộ chính trị năm 1978 về việc này như sau: “Đồng chí Trần Quốc Hoàn là một tấm gương xuất sắc trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế, chính trị, xã hội sau năm 1975. Chính đồng chí trực tiếp lãnh đạo thành công việc sắp xếp ổn định an ninh trật tự trong việc di dân đi kinh tế mới và cải tao công thương thông qua chiến dịch X1 và X2…” (8)
Để đánh giá cuối cùng về Trần Quốc Hoàn thì theo hồi ức của Hoàng Tùng, lực lượng Công an cộng sản dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn hoàn thành xuất sắc rất nhiều nhiệm vụ. Hoàng Tùng viết: “Có lần anh Lê Duẩn nói với anh Hoàn: Công an của ta là loại giỏi đấy. Lời khen ấy là chân thành. Tôi nghĩ Hoàn là người có khiếu điều tra, có mưu lược, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Anh ấy là người đắc chí và thành đạt”. (9)
Đúng là công an cộng sản càng “giỏi” và “đắc chí” thì nhân dân càng chết nhanh hơn như chính khẩu hiệu “còn đảng còn mình” của công an.
II. Mai Chí Thọ:
Là một nhân vật tướng công an cộng sản, Mai Chí Thọ cũng không kém phần tàn ác. Những điều đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay sau đây.
1. Sơ qua về Mai Chí Thọ:
Mai Chí Thọ chính là anh em ruột với Đinh Đức Thiện và Lê Đức Thọ. Ba an hem cộng sản khét tiếng này lấy họ tên khác nhau để hoạt động cho cộng sản. Nhìn vào bảng “thành tích” của tướng công an này, trích từ báo công an cộng sản, chúng ta cũng đủ thấy sự ác ôn của ông ta:
“Đồng chí Đại tướng Mai Chí Thọ (tức Phan Đình Đống, bí danh: Năm Xuân), sinh ngày 15/7/1922; quê quán: xã Nam Vân, TP Nam Định, tỉnh Nam Định; thường trú tại 29 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Tham gia cách mạng năm 1936. Vào Đảng năm 1939.
Từ năm 1936 đến năm 1937, đồng chí tham gia phong trào sinh viên Huế, Hà Nội.
Từ năm 1938 đến năm 1940, đồng chí tham gia Tổ chức thanh niên dân chủ, rồi Thanh niên phản đế ở Trường Trung học Nam Định, là Bí thư Đoàn Thanh niên phản đế Nam Định. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1939.
Từ năm 1940 đến năm 1945, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại các nhà tù ở Nam Định, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo.
Từ năm 1945 đến năm 1948, đồng chí ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng và được bầu là Bí thư Thanh niên cứu quốc, sau đó là Trưởng ty Công an, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ.
Từ năm 1948 đến năm 1949, đồng chí là Trưởng ty Công an, sau đó là Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.
Từ năm 1950 đến năm 1952, đồng chí là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, Phó Bí thư, Bí thư liên chi chính quyền Nam Bộ.
Từ năm 1952 đến năm 1954, đồng chí là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, phụ trách Công an miền Đông Nam Bộ.
Từ năm 1954 đến năm 1960, đồng chí là Phó ban, sau đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ.
Từ năm 1958 đến năm 1960, đồng chí là Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ.
Từ năm 1960 đến năm 1965, đồng chí là Bí thư Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Chính ủy Quân khu miền Đông Nam Bộ.
Từ năm 1965 đến năm 1975, đồng chí là Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Chính ủy Quân khu Sài Gòn - Gia Định.
Từ năm 1975 đến năm 1976, đồng chí là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh.
Tháng 12/1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, rồi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh (năm 1978).
Tháng 3/1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.
Tháng 6/1985, đồng chí thôi giữ chức Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, làm Phó Bí thư Thường trực, rồi Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Tháng 11/1986, đồng chí được Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.
Tháng 12/1987, đồng chí được Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.
Tháng 5/1989, đồng chí được Nhà nước phong hàm Đại tướng An ninh nhân dân.
Đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII. Ủy viên Hội đồng Quốc phòng khóa VIII.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Vì An ninh Tổ quốc và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế...” (9)
2. Cướp ngày và Phá miền Nam:
Thứ nhất, chính Mai Chí Thọ trong 1 bài phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử cộng sản Vietbao.vn đã thừa nhận những hành động cướp bóc của mình một cách công khai: “Trầm ngâm một lát, bác Tám Cao (Mai Chí Thọ) đúc kết: “Sau chiến thắng 30/4/1975 với chủ trương “Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, ngay sau khi giải phóng, TW đã giao nhiệm vụ cho TP. HCM phải bắt tay ngay vào chiến dịch mang bí số X1 và X2 với nội dung “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa” vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”. Chiến dịch X1, thì tạm được bởi chúng ta thực hiện cải tạo những tư sản có liên quan tới đế quốc, dù trong số họ không ít người chỉ thuần túy “làm kinh tế”.”
Rồi cũng chính Mai Chí Thọ thừa nhận: “Nhưng đến nửa chừng rà soát lại gần 2. 000 “đối tượng X2”, thì chỉ đúng có... 3 đối tượng! Chủ trương duy ý chí này đã làm sa sút ghê gớm, biến dạng diện mạo cũng như nội lực của thành phố, xóa đi hết những ưu thế, cơ sở vật chất sẵn có của “Hòn ngọc Viễn Đông... ” Không khí cải tạo ồ ạt, tịch thu, tịch biên tài sản của các đối tượng “X1, X2”, đem về đổ dồn, chất đống đầy các kho không chứa xuể, phải tấp táp đâu đó, sau một thời gian ngắn, những tài sản này phần thì biến mất, số còn lại hư hỏng trở thành một đống đổ nát khổng lồ...
Đồng bào hãy nhớ đây là một tên cướp ngày |
Từ một thành phố hưởng thụ, một Trung tâm công nghiệp lớn nhất, vậy mà chỉ sau mấy năm khi “Chiến dịch X1, X2” đi qua, toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của thành phố bị tê liệt tới mức cạn cùng: Nguyên vật liệu không còn, viện trợ từ các phía bị cắt đứt, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh chóng, máy móc phương tiện “đắp chiếu” ngủ triền miên hết năm này sang năm khác. Nền kinh tế của thành phố như thoi thóp, lạm phát gia tăng chóng mặt từ 15, 3% đến 31% vào năm 1979; từ 20% năm 1980 đến 40% năm 1981, cộng với thiên tai, mất mùa, tăng viện cho cuộc chiến phía Tây Nam, số người thất nghiệp ngày càng gia tăng. Rồi dịch bệnh tràn lan, phương tiện, thuốc men thiếu thốn đủ thứ khiến cho đời sống người dân ngày càng lâm vào cảnh cùng cực. Có nhiều người không chịu đựng nổi phải vượt biên.”
Qua những gì chính Mai Chí Thọ lúc đó là giám đốc công an Sài Gòn thừa nhận đã cho thấy hậu quả khủng khiếp mà cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đây là tội ác không thể tha thứ. (10)
Thứ hai, chính Mai Chí Thọ là kẻ chỉ đạo hệ thống an ninh cộng sản nằm vùng tại Miền Nam sau năm 1954 để phá rối xã hội anh ninh như: đặt mìn, giết hại người dân VNCH. Thành tích ấy đã được ông ta viết hồi ký như sau:
“Tháng 12-1954 Hội nghị Xứ ủy được triệu tập để đánh giá tình hình và nhiệm vụ trong thời gian tới, sắp xếp phân công người ở lại và tổ chức cho các cán bộ đảng viên đi tập kết.
Sau khi tham khảo ý kiến của Xứ ủy, Nha Liên lạc tình báo trung ương và Bộ Công an quyết định thành lập mạng lưới tình báo phía Nam với tên gọi là Ban Nghiên cứu địch tình Xứ ủy, chỉ định anh Văn Viên là xứ ủy viên, phụ trách trưởng ban...
Xứ ủy bổ nhiệm thêm bốn người nữa làm Phó ban Nghiên cứu địch tình gồm đồng chí Cao Đăng Chiếm, nguyên Phó Giám đốc Công an Nam bộ phụ trách Công an Sài Gòn-Gia Định; đồng chí Hoàng Minh Đạo, nguyên Tổng Tham mưu phó, phụ trách quân báo của Bộ Tổng tham mưu; đồng chí Trần Quốc Hương, cán bộ cao cấp nhiều kinh nghiệm của Nha Liên lạc tình báo trung ương, tham gia cách mạng trước tháng 8-1945; và tôi được giao trách nhiệm làm Thường trực của Ban Nghiên cứu địch tình Xứ ủy...
Về đến miền Nam, tôi báo cáo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an và Nha Liên lạc tình báo trung ương với Ban Nghiên cứu địch tình Xứ ủy. Các đồng chí chỉ huy đều nhất trí và cùng nhau sắp xếp lại tổ chức cho thật hoàn chỉnh, huấn luyện cán bộ, hoàn thành bước đầu tổ chức mạng lưới tình báo phía Nam.
Ngoài những anh em tình báo, quân báo, công an sẵn có, chúng tôi còn tìm và phát hiện những cán bộ kháng chiến ở các cơ quan quân dân chính đảng, có thân thế hoặc có quan hệ trong hàng ngũ địch để đề nghị Xứ ủy điều động bổ sung cho mạng lưới tình báo phía Nam...” Trích Hồi ức Mai Chí Thọ – Theo chân lịch sử, từ báo quân đội cộng sản (11).
Thứ ba, để khẳng định thêm vai trò của Mai Chí Thọ trong việc đánh phá Miền Nam hãy xem hồi ức của cựu công an Nguyễn Trọng Tâm (tức Bảy BK) về Mai Chí Thọ như sau: “Trận đánh mới là trận Tua Hai - trận tập kích mở màn cho đồng khởi ở miền Đông Nam bộ, do Tám Kiến Quốc làm chỉ huy trưởng, Tám Cao (bí danh của đồng chí Mai Chí Thọ) làm Bí thư chính trị viên”.
Cũng chính Mai Chí Thọ chỉ đao công an việc tiếp tế trên đường Trường Sơn để đánh cướp Miền Nam thông qua khẩu hiệu lừa đảo “chống Mỹ cứu nước” bằng tài liệu viết như sau: “Ông Bảy Tâm thì nhớ đến thời điểm này chuyện Bí thư T1 Tám Cao và Chỉ huy trưởng Tám Kiến Quốc kêu ông lên giao nhiệm vụ mới: Lập đoàn công tác mở đường để đón đoàn B90 từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, mở ra con đường huyết mạch để vận chuyển lương thực, vũ khí... Bí thư Tám Cao nói rõ: "Ta tuyển quân của C200 và lấy biệt danh là C200 rồi tự cắt rừng đi và phải hết sức giữ bí mật để đến tháng 7 năm nay là gặp được đoàn B90 ở Bù Pugur bên hữu ngạn bờ sông Đồng Nai thượng. Các đồng chí tự tìm đường tiến về phía Lâm Đồng, phải đảm bảo bí mật tuyệt đối vì con đường chi viện này chính là mạch máu tiếp cho chiến trường miền Nam. Chúng tôi rất tin tưởng giao nhiệm vụ quan trọng này cho đồng chí, vì đồng chí có kinh nghiệm trong công tác. Trên đường đi sẽ gặp nhiều trở ngại cần "tùy cơ ứng biến,". Không đi đường mòn, không gặp được dân!".
Ngày 30-8-1961, đoàn cán bộ đông nhất từ Trung ương tăng cường cho miền Nam với tên gọi Đoàn Phương Đông I, sau 118 ngày hành quân vất vả theo con đường hành lang Bắc Nam do C200 và B90 mở đường đã về đến Mã Đà, mở ra dấu mốc thông đường Trường Sơn.” (12)
Thứ tư, sau này trong toàn văn khen ngợi thành tích công an cộng sản có đoạn về Mai Chí Thọ như sau: “...Đồng Chí Mai Chí Thọ với những đóng góp đặc biệt cho công tác an ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt là việc ổn định an ninh chính trị tại Miền Nam sau thống nhất và việc ngăn chặn việc vượt biên trái phép của những kẻ phản động, thế lực thù địch. Vì vậy đề nghị xét phong đại tướng cho đồng chí Mai Chí Thọ là một việc làm hết sức cần thiết. Đề nghị Bộ Chính Trị và Bộ Nội Vụ xem xét thông qua …” (13)
Qua đây chúng ta thấy gì? Đó là Mai Chí Thọ đã là một tay ác ôn phá miền nam đồng thời là tay chỉ đạo đàn áp, bắt bớ những người ra đi vì không chịu làm thân nô lệ cho cộng sản. Điều này cho thấy Mai Chí Thọ cũng là một tội đồ của dân tộc Việt Nam.
Chỉ cần sơ qua để thấy chính Mai Chí Thọ cũng là một tướng công an theo tư duy “còn đảng còn mình”. Đó là chưa kể việc ngoài đời Mai Chí Thọ là một kẻ hoang tàng như bao cán bộ cộng sản mà nhà báo Việt Thường viết như sau: “Mai chí Thọ là em út trong gia đình Lê đức Thọ, được lôi từ cái ghế bí thư khu ủy khu 8 về lãnh đạo ngành công an ở khu vực miền Nam cùng với Lâm văn Thê, sau này ở phía Bắc bổ sung thêm Nguyễn công Tài. Mai chí Thọ trông tốt tướng hơn Lê đức Thọ và cuộc đời tình ái cũng rất hoang đàng, bắt bồ phần lớn trong giới nghệ sỹ cả kim cả cổ, tuy chính thức chỉ một vợ chứ không đa thê như Lê đức Thọ.” (14)
III. Kết luận:
Công an cộng sản có khẩu hiệu “Còn đảng còn mình”, vì vậy những tướng công an như Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hoàn là những kẻ ác ôn không có gì là lạ lùng. Đó chính là những kẻ cướp mang hình hài “cách mạng” để đem lại một Việt Nam hoang tàn và rệu rã ngày hôm nay. Chúng ta phải nói lên sự thật lịch sử để tố cáo những kẻ quen thói cướp bóc và giết người vô tội vạ mang mặt nạ “Công an nhân dân” để nhân dân cùng phán xử tội ác của chúng một ngày không xa nữa.
14/09/2013
Đặng Chí Hùng
Độc-Lập hay Tay sai?
Trả lờiXóaTôi năm nay 71 tuổi, đang sống ở nước ngoài, xin đóng góp vào loạt bài của Đặng Chí Hùng về cái gọi là độc lập của HCM.
Trải qua dòng lịch sử nước nhà, các vua của đất nước ta, ai cũng phải chịu nhục có lẽ là quỳ gối để tiếp nhận chiếu chỉ của vua Tàu phong vương cho mình. Sau đó sứ-gỉa Tàu về nước. Vua quan ta họp nhau bàn luận, tổ chức việc cai trị ra sao thì không hề phải thông báo, chứ chẳng có chuyện phải xin phép vua Tàu. Đó là sự thực được trình bày rõ ràng qua các sách sử của nước nhà.
1/ Trái lại HCM phải trình cho Liên-Xô (LX) chương trình “Cải cách ruộng đất”. Một chương trình hoàn toàn thuộc về nội trị của đất nước! Trước khi thực hiện thì gởi người qua Tàu để học cách làm. Cứ tạm coi là đi tu nghiệp về chuyên môn, có thể chấp nhận được. Nhưng trong khi thực hiện thì có các cố vấn Tàu và phải xin phép. Việc bà Cát Hanh Long bị giết vì HCM không thể xin được là một bằng cớ về việc làm tay sai, không có thực quyền.
2/ Trong khi đảng cộng sản VN họp hành để thảo luận về các chương trình làm việc, một việc hoàn toàn thuộc về nội bộ của đảng minh. HCM đã mời đại diện Tàu tham dự (xin ai biết rõ việc này bổ túc dùm). Đây là một bằng chứng khác về việc làm tay sai.
3/ Thực chất của cái gọi là “Nghĩa vụ quốc tế” chính là làm tay sai cho LX. Khi thế giới phân chia thành hai khối Tư-bản và Cộng-Sản. LX muốn bành trướng vùng ảnh hưởng của mình, thì chỉ thị cho đàn em cung cấp người, anh cả chỉ cung cấp vũ-khí.