Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

VIỆT NAM THIẾU TƯ LIỆU VỀ TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

BBC
"Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi." - Phó Giáo sư sử học Vũ Quang Hiển.

BBC - Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại.

44 năm đã trôi qua kể từ khi cố chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Nam vẫn chưa giải mật nhiều tư liệu lưu trữ liên quan đời tư và đời hoạt động của ông Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư sử học Vũ Quang Hiển, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài của ông Hồ Chí Minh có thể phải chờ sự bổ sung từ các nguồn sử liệu và tư liệu từ nước ngoài.


Trao đổi với BBC hôm 23/9/2013 từ Hà Nội, ông Hiển cho rằng nhiều tư liệu có thể đang được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ hải ngoại, hoặc cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia này mặc dù có nhu cầu bổ sung tư liệu, Việt Nam vẫn chưa có các hợp tác ở mức độ thỏa đáng với giới khảo cứu và lưu trữ ở các quốc gia trên do các hạn chế về tài chính và nhân sự.


Nhà sử học nói: "Trước đây chủ yếu hoạt động bí mật, sau này hai cuộc chiến tranh như vậy. Kinh nghiệm về bảo quản và lưu trữ tài liệu của Việt Nam có thể nói là cũng không có.

"Điều kiện bảo quản và lưu trữ như ở các nước khác tôi nghĩ là không có."
    Lăng Hồ Chí Minh
    Cuộc đời cố lãnh tụ cộng sản Việt Nam còn nhiều bí ẩn
    Trong khi đó, có vẻ phản ứng của giới nghiên cứu trong nước của Việt Nam về các công trình ở nước ngoài về ông Hồ Chí Minh còn chưa hoàn toàn mang tính hệ thống.

    "Riêng thông tin về phản ứng của Việt Nam với cuốn sách này tôi chưa có," ông Hiển bình luận về một cuốn sách của nhà nghiên cứu Đài Loan ra đời cách đây 5 năm nhưng gần đây mới gây tranh cãi trong một bộ phận dư luận người Việt.

    Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng, nhà nghiên cứu từ Đài Loan, có tựa "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" ấn hành vào tháng 11/2008 nêu quan điểm cho rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam thực chất là một người Đài Loan có tên gọi Hồ Tập Chương.

    Tác giả, vốn là cháu ruột của ông Hồ Tập Chương, cho rằng ông Nguyễn Ái Quốc thực đã qua đời từ năm 1932 và ông Tập Chương được Quốc tế Cộng sản phân công thay thế ông Ái Quốc để hoạt động và làm cách mạng ở Việt Nam.

    "Chưa có một hội thảo nào bàn về nó, hay là tôi không được dự thì tôi không biết, nhưng tôi chưa thấy có một hội thảo nào bàn về cái này. Hơn nữa, nếu cuốn sách này nếu có, thì nó mới chỉ đang dừng ở mức là cá nhân đọc về nó," ông Hiển nói.

    'Sự nghiệp mới là quan trọng'

    Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh được đảng và nhà nước 
    thiết lập như một nhân vật thần thánh trong lịch sử 
    Trước thực tế có nhiều câu hỏi được một bộ phận giới nghiên cứu quốc tế đặt ra về thân thế và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh, bên ngoài những gì đã biết từ công bố chính thức của sử học chính thống Việt Nam ở trong nước.

    Ông Vũ Quang Hiển nói: "Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi."

    “Tôi nghĩ những tài liệu có được trong tay về cơ bản, Việt Nam đã công bố hết. Còn những cái liên quan đến đời tư, chắc chắn Việt Nam không có.

    “Ở Việt Nam những tài liệu liên quan đến những cá nhân đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài, hoạt động bí mật, chắc chắn ở Việt Nam không có

    “Mà nếu nó có chăng nữa thì có thể nó ở hải ngoại,” ông Hiển nói

    Về giả thuyết của học giả Đài Loan, nhà văn Vũ Thư Hiên từ Paris, một người từng viết sách có liên quan tới ông Hồ Chí Minh, nêu quan điểm cho rằng đây chỉ là một chuyện "tào lao" và thiếu tính tin cậy.

    Ông nói: "Chúng ta tìm về tài liệu văn bản học, những tài liệu hiện nay còn cho chúng ta thấy rằng ông Hồ vào lúc đó không phải là người được Quốc tế Cộng sản tin cậy, mà còn ngược lại.

    "Chúng ta căn cứ vào văn bản như thế thì thấy rằng Hồ Chí Minh không phải là người cần thiết để Quốc tế Cộng sản phải tạo ra một Hồ Chí Minh giả cho tương lai.

    "Câu hỏi khác được đặt ra là vào lúc ấy Đảng Cộng sản Trung Quốc có đủ viễn kiến để thấy cần phải cho một đảng viên Trung Quốc là Hồ Tập Chương đóng giả làm Hồ Chí Minh cho phong trào cộng sản tương lai ở Đông Dương hay không, thì tôi nghĩ câu trả lời cũng là không."

    Tác giả của Đêm giữa Ban ngày còn cho rằng rất khó có khả năng để một người Trung Quốc sinh trưởng ở Đài Loan chỉ trong vòng tám năm có thể hội đủ các đặc điểm văn hóa, quan điểm và ngôn ngữ của người mà mình đóng thế để nhập vai ông Hồ Chí Minh.

    Về động cơ của cuốn sách của học giả Đài Loan, ông Vũ Thư Hiên bình luận: "Tôi không nghĩ đó là một nhu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc là của người Tàu chứng minh rằng một chính khách của Việt Nam lại chính là người Tàu."

    Trước câu hỏi về tính chân thực của các giả thuyết xung quanh cuộc đời của cố lãnh tụ của Việt Nam, nhất là về đời riêng từ chuyện có vợ con hay không, có phải là tác giả của một tập thơ trong tù hay không, trong đó có những giai đoạn được cho là góc khuất của lãnh tụ, ông Hiên nói:

    "Lịch sử sẽ chứng minh, những người nghiên cứu lịch sử sẽ chứng minh với những chứng lý thuyết phục, chúng ta phải có văn bản, bằng chứng, cuối cùng mới là nhân chứng."

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét