Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 2

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG SÁU
- Mày từ chối bằng cách nào?

- Thì tao cứ thẳng ruột ngựa thôi. Tao nói thưa anh, tôi bị nạn ở đầu và đang chờ giải ngũ thì Cách mạng vào giải phóng. Trí nhớ tôi từ đó rất kém. Nhiều chuyện vừa xảy ra chừng dăm ba phút tôi đã quên ngay. Xin anh cho tôi được học tập lao động như mọi người, và cái chức năng mà anh thương chọn tôi để giao cho xin giao lại người khác có trí nhớ tốt hơn.

- Rồi nó xử trí ra sao?

- Nó nói xa xôi rằng xã hội bên ngoài cũng cần những công dân có trí nhớ tốt. Trí nhớ tồi như của tao chắc còn phải phấn đấu lâu dài.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 3

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

Thấm thoát đã hai tháng trôi qua. Hai tháng tưởng dài như hai thế kỷ. Đêm từng đêm những giấc mộng có màu xanh hy vọng úa héo dần với sức khỏe ngày một suy thoái. Thế giới bên ngoài ra sao? Sài Gòn như thế nào? Vợ con ta, cha mẹ ta bây giờ ở đâu? Những người ra đi, đặc biệt là các chiến hữu thoát được vào bưng biền có bắt lại được liên lạc với nhau không? Và mặt trận mới đã hay sẽ bùng nổ ra ở đâu? Nếu có, nguồn yểm trợ sẽ từ đâu tới? Những nguồn tin Thủy quân lục chiến Mỹ đã chiếm một cái đảo thuộc lãnh thổ Campuchea, Phú Quốc có giao tranh... gần đây được mọi người rỉ tai nhau. Nhưng, đó cũng chỉ là những tin đồn. Thực tế, những tù nhân của chế độ mới hoàn toàn không biết một mảy may gì đến thế giới bên ngoài. Nói một cách thơ mộng, họ là những kiếp người đã thực sự bị cắt khỏi mạch đời. Kiếp sống nơi đây khác nào bị nhốt trong một cái hộp sắt tối đen.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 4

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Trong khi bệnh ghẻ vô phương cứu chữa thì đợt học tập chính trị đã đến. Cả trại bùng lên một khí thế khác thường. Hy vọng được thả lại thắp lên trong những trái tim u ám mệt mỏi.

Để đón tiếp đợt học chính trị, ban chỉ huy trại bắt tù thực hiện thêm rất nhiều khẩu hiệu mới để treo từ phòng ngủ lên đến hội trường: Chính Sách Khoan Hồng Của Đảng Trước Sau Như Một. Học Tập Cải Tạo Là Con Đường Duy Nhất Để Trở Thành Người Công Dân Lương Thiện. Học Tập Nghiêm Túc, Đi Sát Đi Sâu, Đào Sâu Suy Nghĩ, Thảo Luận Đúng Ý...

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 5

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT

Nếu lịch sử đã biến bọn cán binh CSVN thành những tên hề vô duyên nhất trước mắt hơn 17 triệu dân miền Nam sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, thì lịch sử cũng tặng cho bọn Rau Răm Ở Lại, là Vĩnh và các bạn bè, một dịp may bằng vàng để cảm nhận được một cách sâu xa câu nói của một chính khách phương Tây: Lịch sử sẽ được viết lại bởi những kẻ chiến thắng. Chuyện của người chiến bại sẽ hoàn toàn bị xuyên tạc...

Trong sự xuyên tạc ấy, tuy nhiên, có một điều đau đớn nhất đó là việc kẻ thù lại nói khá đúng về bọn lãnh tụ cá mập, bọn chính khách hoạt đầu, bọn tướng lãnh đê hèn chưa đánh đã bỏ chạy. Chúng nói thế nào về bọn lãnh tụ cá mập? - Là bọn ăn cắp, bọn lưu manh, bọn huyênh hoang, bọn lì lợm, bọn vô lương tâm. Chúng nói thế nào về bọn chính khách hoạt đầu? - Là bọn Việt gian, bọn tưởng bở lập lờ thỏa hiệp, bọn trí thức bằng cấp ngập tới răng nhưng đụng trận thực tế ngu hơn con bò. Chúng nói thế nào về bọn tướng lãnh chưa đánh đã bỏ chạy? - Là bọn cướp có môn bài, hiếp dâm có giấy phép; bọn mà tư cách và danh dự của một quân nhân còn thua cả một anh tân binh quân dịch!

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 6

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁU

Cái Tết đầu tiên trong tù đã qua đi và dần dần xa mãi. Những lời chửi bới Phạm Văn Dự, một trung úy đại đội trưởng Địa Phương Quân của vùng 4, đã cho anh em ăn một bữa cơm nếp sống nhăn sống nhở vào trưa mùng 1 Tết cũng đã phai dần trong trí nhớ mọi người. Tiếng gào la suốt ngày đêm của Tỷ và Non, những tiếng thét rùng rợn phát ra đêm đêm từ những dãy connex kê dọc con lộ trước mặt L4T1, L4T2 dần dà cũng không còn gây nổi xúc động trong lòng mọi người nữa.

Bên ngoài xã hội cuộc bầu cử 24 tháng 5 năm 1976 cũng hết dư âm. Những cảnh gù lưng học tập thảo luận về cuộc bầu cử thống nhất đất nước trên mọi mặt ấy cũng chẳng còn được ai nhắc nhở tới. Còn bên trong trại tù, Xuân qua rồi Hạ đến, mùa khô rồi lại mùa mưa, thêm được một hai lần nhà gửi quà vào...; lũ tù cải tạo hầu như đã mất hết những hy vọng hão huyền là học tập tốt, lao động tốt, cải tạo tốt sẽ được Cách mạng tha về. Vả lại biết thế nào là tốt? là đạt yêu cầu?

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 7

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG BA MƯƠI MỐT

Sau gần một tháng cật lực chỉnh trang, tất cả những hàng rào ngăn cách giữa các đội, tất cả những giàn mướp trước mỗi phòng, tất cả những dãy phuy xếp lộn xộn quanh các bờ giếng, tất cả những gian bếp nhỏ sau mỗi dãy nhà ngủ... đều bị dọn sạch. Hệ thống đường mương cũ đã bị lấp lại, thay vào đó là một hệ thống mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" nói theo kiểu bác Hồ. Những cột điện trồng lẻ loi đều bị hạ xuống. Những hàng cột điện mới được trồng lên dọc theo những con lộ mới đắp trong trại. Đây cũng là một dịp để cho bọn tù toáy những ống sành cách điện đem về phòng dấu làm ròng rọc kéo nước cho cả tổ.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 8

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG BA MƯƠI SÁU

Vĩnh bị đuổi về trại ngay ngày hôm sau. Anh bị đuổi về trại đi lao động lúc chưa đi hết được một vòng trại bệnh, nhất là cơn đau trong người chỉ mới lắng xuống chưa có một hy vọng nào khỏi hẳn.

Buổi sáng, sau lúc điểm danh và khám bệnh, tên y sỹ Việt cộng rờ rờ mó mó vài cái vào lưng Vĩnh rồi ra lệnh phát cho anh 5 viên Vitamin C, đồng lúc nhỏ nhẹ bảo anh.

- Thôi nhé, hôm nay xuất viện về trại sinh hoạt chung với anh em nhé. Sỏi thận anh nếu có cũng nhỏ thôi, từ từ rồi nó trôi xuống bàng quang tiểu ra ngoài là hết. Nói rồi hắn lật lật mấy tờ giấy trước mặt, ơ hờ dặn Vĩnh thêm vài câu. Khi đi lao động, nếu gặp cỏ Sam hoặc dây Nhãn Lồng nhớ thu hoạch về nấu uống nhé. Uống mấy thứ ấy lợi tiểu tốt lắm.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 9

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG BỐN MƯƠI MỐT

Vĩnh đã nằm bệnh xá sang ngày thứ ba. Bộ mặt sưng phù của Vĩnh do sự phản ứng nước biển kiểu Cách mạng đã xẹp xuống để thay vào chỗ cũ bộ mặt thực, bộ mặt của một xác ướp nặng không quá 36 kgs. Nguyễn Hữu Nhật đã xuất viện từ hôm qua. Vĩnh buồn buồn như mất một cái gì. Sáng nay sau khi điểm danh và khám bệnh, Vĩnh về giường nằm suy nghĩ miên man. Vĩnh nhớ lại những câu nói của Nhật: Chúng ta đều bị lừa. Và giai đoạn đầu, cá nhân tôi cũng đã phạm một vài lỗi lầm. Vĩnh không biết lỗi lầm ấy là lỗi lầm gì, tuy nhiên, anh không quá bận tâm đến câu nói của Nhật và cũng chẳng muốn tìm hiểu làm gì. Chính bản thân Vĩnh cũng có lỗi lầm trong giai đoạn đầu. Trong đợt bích báo mùa Xuân năm 75, Vĩnh đã lỗi lầm làm một bài thơ có nhan đề Buồng-Ta-Một-Cái-Sở-Thú và là người duy nhất mang họa văn tự tại trại L4T3. Anh đã bị đem lên hội trường đấu tố, bị làm tự kiểm, bị hoạch họe và bị đe dọa liên tiếp trong hai tháng trời.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 10

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG BỐN MƯƠI SÁU

Những ngày giữa tháng 5 năm 77 bỗng dưng các công tác có quy hoạch lớn được ngưng lại. Bọn tù được lệnh ở nhà sửa sang doanh trại, vét cống vét rãnh, vét giếng hoặc chỉ luân phiên tưới rau xanh ngoài các khu canh tác. Cũng có nhiều đội bị lôi lên các ban chỉ huy trại làm tạp dịch cho cán bộ. Những công tác này đã số chỉ là vét hầm cầu, quét dọn hoặc khuân gạo vào kho hậu cần, xuống thực phẩm khỏi các xe tiếp tế của khung hoặc sửa bếp, đóng bàn ghế...

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 11

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG NĂM MƯƠI MỐT

Trại Suối Máu nằm theo hình chữ nhật. Nếu tính từ cổng chính (cổng mới, còn cổng cũ quay mặt ra con đường nhựa đã bị rào lại) thì bệnh xá chiếm một góc trong cùng. Để đi tới bệnh xá, người bệnh (dù lao vờ để trốn học chính trị như Vĩnh!) phải đi dọc theo con đường chính của trại vào sâu phía trong. Trên con đường này người bệnh sẽ lần lượt đi qua K.1, K.2 rồi K.3. Đối diện với ba K, phía bên này đường là ban chỉ huy của các K ấy. Phía trước mặt các ban chỉ huy có rất nhiều vọng gác, và từ các vọng gác súng đại liên đều chĩa sang phía các K. Đặc biệt, một lô-cốt coi mòi vững nhất và nhiều ổ súng nhất lại chính là ngôi thánh đường nho nhỏ ngày xưa. Chưa hết, trên con đường này, ngay phía trước hàng rào các K, người bệnh còn được hưởng một cảm giác ghê hồn khi nhìn thấy những dãy connex đen xì nằm dài dài bên lề đường dưới trời trưa nắng. Bên trong những connex ấy, ngoại trừ một cái có những tiếng hò hét không mệt mỏi thường xuyên phát ra, thứ hò hét của một con người đã xa vời lý trí, còn thì chỉ có những tiếng thở mệt nhọc, những tiếng cục cựa rã rời, chật chội giống như đời sống khốn cùng của những loài bò sát, những sinh vật cấp thấp dưới hang ổ chìm sâu trong lòng đất!...

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 12

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG NĂM MƯƠI SÁU

Bọn khung bệnh xá và K.4 chào mừng lễ quốc khánh 2 tháng 9 năm 1978 của chúng bằng một cái chết thê thảm của một vệ binh. Buổi chiều trước ngày lễ, chả hiểu chúng bị thanh tra thế nào, thằng thủ trưởng sai hai thằng vệ binh dẫn mấy con heo nuôi lậu giấu nơi cái connex nằm bên ngoài hàng rào. Chẳng hiểu ma đưa lối quỷ dẫn đường ra sao, một thằng đạp trúng ngay quả lựu đạn gài của bọn an ninh vòng đai trại. Ôi thôi! Cỏ cây hoa lá bỗng một thoáng nhuộm đầy máu me Việt cộng lẫn máu heo lậu. Tiếng nổ vang lên vào lúc bọn Vĩnh đang chờ chích thuốc trên phòng khám bệnh. Tất cả bỗng ngừng tay và ùa về phía hàng rào sau K.30, nơi gần nhất chỗ phát ra tiếng nổ. Lúc ấy quả bọn tù bệnh và bọn thợ mộc chưa ai rõ là chuyện gì, chỉ khi từ hàng rào bò vào một thằng máu me cùng mình, mọi người mới biết là lũ cháu ngoan bác Hồ có thằng lâm nạn.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 13

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG SÁU MƯƠI MỐT

Những ngày cuối năm Tây lịch 1978, không khí trại Hàm Tân nhộn nhịp hẳn lên. Hầu như mọi tin tức về sự căng thẳng quân sự vùng biên giới Việt-Hoa và Việt-Miên bọn tù đều nắm vững hết. Giai đoạn này, nếu bình tâm mà xét, có lẽ là một giai đoạn bi hài nhất trong suốt quá trình lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam. Không bi hài sao được, khi mà hầu như cả nước, vì hận thù một chủ nghĩa và một bọn người đồng chủng có chính sách cai trị bạo tàn, đều cùng mong có một thế lực nào khác, dù thế lực ấy là bọn Tàu có mối thù nghìn đời với dân tộc, kéo đến đập tan cái bọn đồng chủng tàn bạo vô nhân kia đi, rồi sau đó ra sao thì ra, cùng chết hết một lượt cũng được!

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ CUỐI

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG SÁU MƯƠI SÁU

Có lẽ chỉ Vĩnh và một vài người khác có đủ dữ kiện đoán biết rằng, lần vượt ngục hồi tháng Nam của Tân Dân và Dũng có hẹn hò trước với nhau. Cuộc vượt ngục ấy đã thất bại thê thảm bằng kết quả Tân Dân bị bắn chết. Dân đã làm đúng như lời anh từng nói với Vĩnh: Sẽ có lần tôi chạy thử xem tôi và đạn AK cái nào nhanh hơn cái nào! Riêng Dũng của đội 17 bị bắt ngay chiều hôm ấy, bắt tại dòng suối! Khi đội trưởng Lễ phát hiện ra Dũng vắng mặt, Dũng đang còn ngậm một cái ống tre và lẩn trốn dưới đáy một vực nước sâu. Việc ngậm ống sậy hay ống tre để nằm trốn dưới nước chỉ xảy ra một cách an toàn và dễ dàng trên phim ảnh, còn thực tế khác hẳn! Chỉ ít phút sau khi đội 17 rời địa điểm trở về trại, bọn an ninh hiện trường đã lùng kiếm và bắt gặp Dũng trồi đầu lên thở...

THƯ GIẢN VỚI TIẾNG GUITAR CỦA MỘT THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT Ở HOA KỲ

Tiếng Đàn Của Một Thần Đồng Guitar Viêt Nam:

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 1


1      2      3      4


PHAN NHẬT NAM, VĂN CHƯƠNG VÀ NHỮNG HỆ LỤY THỜI THẾ


Tôi muốn nói về tác giả Phan Nhật Nam từ tác phẩm đến đời sống của ông suốt trong cả cuộc chiến và sau cuộc chiến ở vị trí của một độc giả qua những cảm nhận của cá nhân mình. Có thể đó là những nhận xét có nhiều chất chủ quan và nhiều khi đầy cảm tính. 



Theo tôi, ở cương vị một người lính, Phan Nhật Nam phát biểu rất trung thực cái tâm cảm của một thế hệ thanh niên phải bắt buộc đi vào chiến tranh. Những tác phẩm của ông mang chất lửa của một người tốt nghiệp khóa sĩ quan hiện dịch của trường Võ Bị Đà Lạt chọn võ nghiệp làm mục đích cho cuộc sống mình. Từ khi ra trường, viết lên những dòng chữ nói lên hoài bão của mình, dù cả những lúc binh nghiệp bị gập ghềnh trắc trở, ông vẫn là người lính trẻ thật nhiều mơ mộng và lãng mạn, tham dự cuộc chiến như một việc phải làm của một thanh niên như mọi người trong thế hệ của ông…

HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHÂN NHẬT NAM - KỲ 2



1      2      3      4


TÙ CỘNG SẢN... TÙ CỘNG HÒA

Phi đạo nằm theo hướng Nam - Bắc vạch một đường đỏ thẫm giữa lòng rừng cao su xanh lá. Trực thăng hạ xuống theo lối xoắn trôn ốc, mặt phi đạo hiện rõ dần... Bước xuống sân bay Minh Thạnh, cách quốc lộ 13 không đầy mười lăm cây số đường chim bay. Tôi vào đất địch.

Dưới tàng cây xanh im bóng, trong khu rừng tịch mịch, từ tốn hít từng hơi thuốc ấm, nghe tiếng gió vi vu thổi qua hàng lá dày... Tôi tận hưởng hết tất cả bình yên trước một ngày căng thẳng. Đám cán bộ cộng sản đến từ Sài Gòn đang "hội ý" với những cán bộ địa phương. Chỉ còn khoảng thời gian "trong sáng" này để sống cho riêng mình. Nửa giờ nữa, một con người thật lạ phải thế chỗ trong tôi.

HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHÂN NHẬT NAM - KỲ 3



Khi người dân trên toàn thế giới rung chuông, mở rượu, tung giấy ngũ sắc để chào mừng Hòa Bình Việt Nam, cùng lúc đó tại một hóc hẻm của Việt Nam, trên ngọn đồi cao năm mươi thước giữa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long, một cứ điểm quân sự trông xuống hai con suối bắt đầu nổ súng như tia chớp giữa ngày quang.

Trận đánh Tống Lệ Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngày. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi, bỏ qua tai nạn cục bộ của một Việt Nam rắm rối. Hòa Bình: thứ rượu nhạt mà thế giới hằng lâu không được uống. Tống Lệ Chân: trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa. Tính đến nay, căn cứ bị vây đúng 17 tháng hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm này. Chúng ta cũng là những kẻ có tội.

HỒI KÝ TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH CỦA PHÂN NHẬT NAM - KỲ CUỐI


1      2      3      4


NHẬT KÝ TRONG CHIẾN TRANH  CỦA HÒA BÌNH....

Ngày 27 tháng 1 năm 1973 trên thế giới, ngày ký kết Hiệp Định tái lập Hòa Bình tại Việt Nam. Những người dân văn minh, những người mang áo quần đẹp trong những căn nhà sang trọng, nơi đường phố ở những thủ đô thị tân tiến cùng nhau hân hoan nâng rượu, tung giấy ngũ sắc, hoa giấy lên bầu trời trong xanh vàng rực ánh nắng hay trắng mênh mông mưa tuyết để chào mừng Hòa Bình Việt Nam, nơi xa họ nửa vòng thế giới, cách biệt bởi Thái Bình Dương, hai giải đại lục Âu - Á ngút ngàn. Nơi bây giờ là đêm tối dằng dặc với những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời và dưới trần thế, trên đất đen, có những bước chân thì thầm độc địa, những mũi súng lạnh và âm vang của tiếng nổ trái phá vừa dứt. Nơi xa xôi, trong đáy cốc rực rỡ của Paris, Rome, Washington, NewYork người ta hân hoan trao cho nhau những nồng nhiệt của hòa bình, siết chặt tay nhau với nụ cười rạng rỡ của văn minh, thế giới tiến bộ nhân loại. Hòa Bình, báo hiệu sự thắng lớn của ánh sáng xua tan bóng tối, hòa giải chiến tranh, của ý hướng xây dựng trên phá vỡ tiêu hủy. Ở Việt Nam, đêm 27 rạng 28-1-1972 có những tiếng động tức tưởi hơi thở bị dứt khúc, tiếng thét kinh hoàng của kẻ sắp chết bị một lưỡi dao sáng loáng ngập xuống thân thể nồng ấm sức sống!!

HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 1


1      2      3      4
LỜI MỞ ĐẦU

Theo lời dặn của C— Anh cố vấn văn chương— Tôi phải viết một cái tựa thật hách, ngắn, cô đọng và hay ho không chịu được... Nhưng viết thế nào để có thể gọi là " hách"? Thôi, tôi mở đầu bằng cách bày tỏ nguyên do đồng thời đề biện hộ cho những dòng viết ở những trang sau. Đến cái tuổi này lẽ tất nhiên tôi chẳng hy vọng gì nơi văn chương nữa, cũng không thể ước mơ nhờ cái ngõ văn chương để kiếm một chút danh gia. Hơn nữa, danh vọng của một người viết văn ở Việt Nam cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa. Bao nhiêu năm làm văn nghệ, cũ như Lê Văn Trương, Đinh Hùng, mới như Quách Thoại, đến khi chết đi thì cũng chẳng còn gì - Thế Phong đó - anh chàng làm văn nghệ như một gã tiền phong, "Nửa đường đi xuống" phải đóng bộ ka-ki độ nhật qua ngày với tờ báo của Không Quân. Thế nên tôi chẳng hy vọng gì ở cái "nghề của chàng" nữa. Nhưng vẫn muốn viết, viết như một "nhu cầu", nói cho có vẻ thiết tha. Tôi đâu phải là hoàng tử văn chương ngoại hạng, xem chuyện viết lách như một công việc nghiêm trang giữa người và thế giới bí ẩn của chữ nghĩa, viết đối với tôi đúng ra chỉ là một cách thoát hơi - Viết để khoỉ ấm ức bực mình.

HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 2


1      2      3      4
DƯỚI CHÂN ĐÈO MANG

Vừa chạm phải mặt đất, chiếc phi cơ đã hãm ngay đà lại, thân tàu rung mạnh dữ dội như chiếc tàu thủy bị sóng dồi. Núi đồi hai bên chạy ngược qua cửa phi cơ loáng thoáng. Phi trường thuộc hạng B, từ lâu chỉ được xử dụng cho các loại phi cơ cỡ C.47 nay vì tình trạng nghiêm trọng cần tăng viện một số binh sĩ tổng trừ bị, chiếc C.123 phải đáp xuống trong điều kiện kém an toàn. Ra được khỏi phi cơ, tôi thở phào khoan khoái như vừa thoát một đại nạn, mặt đất yên tĩnh dưới chân. Đất vẫn mầu nhiệm cho người sau nguy biến. Nhớ đến lần hạ cánh vừa rồi tôi vẫn còn khiếp hãi... Phi cơ phải lượn từng vòng thật thấp, núi bên trái, núi bên phải, đầu và cuối phi đạo hai vực thẳm, từ ngày bị rớt máy bay ở Bình Giã, tôi đâm ra sợ tất cả các loại phi cơ nên khi từ trên cao nhìn xuống phi đạo ngắn ngủn này tôi đã hoang mang sợ hãi. Nhưng bây giờ thì yên trí. Đất đây rồi.

HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ 3


1      2      3      4
NHỮNG TÀN PHÁ THOẢ THUÊ

Chúng tôi đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều, bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế, từ một tuổi nhỏ bỏ đi xa nay trở về như khách lạ. Làng thật đẹp, cây im mát, con đường đất nhỏ dẫn xuống một bờ sông nước trong ngăn ngắt, tôi căng chiếc võng ngủ dưới tàn cây, đêm xanh xao ánh trăng, cô gái da trắng mát tự nhiên chao đôi thùng trên giòng nước long lanh... Bên kia sông, chùa Linh Mụ đổ hồi chuông, âm thanh trôi chảy trên sóng nước. Và sâu đêm khuya im lặng, sóng vỗ thật nhỏ, khẽ đập vào bờ lách tách như tiếng sông đang thở... Tôi tưởng ra một thiên nhiên đang nở dài im lặng. Trong những đêm khuya đẹp đẽ này, tôi thường mượn một chiếc thuyền, chỉ đủ cho một người ngồi bơi lang thang trên dòng sông để hiểu tại sao người Huế tạo ra những điệu hò buồn bã một hơi thở tàn...

HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM - KỲ CUỐI


1      2      3      4
NGƯỜI CHỈ HUY VỀ GIÀ

Có thể nói sếp cũ của tôi là một ông già, già nhất trong những người giữ nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tác chiến. Ông đi lính từ một thuở thật xa, lâu lắm, cách đây hơn hai mươi năm lúc quân đội chỉ độc các loại commando, Lê-Dương, Nhẩy Dù thuộc địa... Đánh nhau bằng súng mút-cờ-tông từng phát một hay những cây FM đầu bạc bắn gật gù như ông già ho lao. Lúc chiến tranh còn nằm tít trên biên giới Lào - Việt - Trung, trận đánh toàn một cách xung phong ầm ầm, ào ào để giữ những làng, thị trấn mang tên lạ hoắc như Bản Hiu-Siu, Mường Phen, Thất Khê... Ông già sếp tôi thuở đó khởi nghiệp nhà binh với lon Cai ở Commando. Không rõ những ngày ở đơn vị đó ông có những gì đặc biệt, chỉ biết ông ta nhắc lại đoạn đời qua bằng một câu thật gọn: Cai thậttrẻ... Giọng Bắc Kỳ khàn khàn xuống mạnh vào chữ mang đầy kiêu hãnh và tự tín. Tước hiệu "cai thật trẻ" hình như là nỗi hãnh diện đầu tiên và đích thực nên sau này khi đã đóng đến lon "quan Năm", lúc say rượu, dù cơn say vào độ tơi bời tàn khốc, ông vẫn còn nhớ được: "Tao là Cai Hùng, đếch phải là trung tá cái củ c... gì ráo...". Cai Hùng! Cai Hùng! Một tuổi trẻ gió bão nào đó đã đi qua.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 1


1      2      3      4     5     6
MẶT THẬT


Tác giả quý mến tặng cuốn sách này tới
các bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước
• với niềm ân hận của thế hệ đi trước
thành tích ít, lỗi lầm nhiều
• với lòng tin cậy ở thế hệ đang là động
lực chính đưa đất nước vào kỷ nguyên dân
chủ, xây dựng một xã hội dân sự - lỗ hổng
tai hại của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Lời Nhà Xuất Bản

Chúng tôi trân trọng giới thiệu tập hồi ký chính trị của nhà báo Thành Tín đến quý độc giả trong và ngoài nước. Những hồi tưởng, ghi nhận, tài liệu, hình ảnh trong này, như ông khẳng định, là sự thật, là khuôn mặt thật của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam. Và tiếng nói của ông - người cống hiến gần suốt một đời để chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những điều ông từng yêu thương và tin tưởng - hôm nay là những lời bộc trực, thẳng thắn phản tỉnh, và kêu gọi phản tỉnh, cứu xét và kêu gọi cứu xét từng căn nguyên cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng hoàn toàn là vì ông yêu thương sự thật; và tin tưởng vào sức mạnh của sự thật sẽ cứu được cả dân tộc đang cận kề phá sản.

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 2

1      2      3      4     5     6
TỪ QUẢ BOM Ở MOSCOW

Nay hồi nhớ lại cả một thời kỳ "sôi nổi" trong trì trệ và u mê ấy, có thể thấy rõ hơn sự ràng buộc của những sự kiện. Việc phát hiện ra sai lầm cải cách ruộng đất quá chậm trễ, sang đến đợt 5, chỉ còn lại vài vùng rừng núi thưa dân. Người viết lại lịch sử sau này cần nhớ lại một điều: năm 1956 (tháng 2), Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Liên xô có tác dụng chấn động lớn như một quả bom. Stalin chết năm 1953. Vậy mà chỉ 3 năm sau, "nhà lãnh đạo thiên tài của Đảng cộng sản Liên xô và của toàn phe xã hội chủ nghĩa cũng như cả loài người tiến bộ" ấy bị chỉ mặt vạch tên là kẻ giết người hàng loạt, kẻ tội phạm hai tay đầm máu người lương thiện, nhà độc tài đỏ...

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 3


1      2      3      4     5     6
CÁI SỢ

Biết lo thì rồi ắt phải biết sợ. Lo và sợ đi với nhau thành lo sợ. Nỗi sợ đói nghèo không đến nỗi nặng nề. Vì đã có chánh sách bao cấp. Gạo, muối, đường, xà phòng, vải, dầu đun bếp... có nhà nước lo cho ở mức tối thiểu. Khám bệnh cho thuốc không mất liền, tuy là ở mức thấp. Tiền học không phải trả. Mọi người sống ngang nhau, gần như giống nhau, không mấy ai băn khoăn phải vươn hơn người về vật chất. Nỗi sợ về chính trị có phần nặng nề. Lý lịch là bản mệnh cán bộ và công dân. Nhận xét của cơ quan tổ chức cán bộ và cơ quan công an là có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh chính trị mỗi người. Đối với công dân được nhận xét là trung thành với chế độ, thông suốt chính sách của đảng và nhà nước là điểm son.

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 4


1      2      3      4     5     6
XÍCH TAY ĐẤT THỦ RỒI THÁCH ĐẤU?

Vào quãng cuối năm 1990 dưới trang 3 của báo Nhân Dân đăng một bài luận văn dài hơn 3000 chữ với đầu đề: "Đi dưới bảng chỉ đường của trí tuệ là theo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản". Bài báo ký tên Quang Cận. Nhà "lý luận" quân sự trứ danh kể trên lại xuất trận? Bài báo nhằm bác bỏ một bài báo khác có đầu đề là: "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ (hay: Thử giải bài toán lô gíc xã hội, mọi điều rắc rối bắt nguồn từ đâu?), bài báo ký tên Tú Xuân Hà Sĩ Phu.

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 5


1      2      3      4     5     6
Phần III
NOMENCLATURE VIỆT NAM
TẦNG LỚP QUAN CHỨC ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI

Ở việt Nam có một tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi trong chủ nghĩa xã hội hiện thực không? ở Liên xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, vấn đề này đã được chứng minh khá đầy đả rõ ràng. ở Nam Tư từ đầu những năm 1970, Milơvan Djilas nguyên là một nhà lãnh đạo cỡ lớn của Đảng cộng sản Nam Tư chống lại Broj Titođã nói về tầng lớp xã hội ấy trong cuốn sách La Nouvelle Classe (Giai Cấp Mới). Djilas cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản, kẻ nắm quyền lực là những kẻ có của; do có của mà nắm được chính quyền. Còn dưới chủ nghĩa xã hội hiện thực thì ngược lại: do có quyền lực mà có của, nghĩa là tầng lớp nắm chính quyền dần dà trở thành một lớp người giàu sang, vượt hẳn lên trong xã hội.

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI


1      2      3      4     5     6
PHẦN IV
ĐỂ CẤT CÁNH

Trên đây đã trình bày một số vấn đề cơ bản của tình hình mấy chục năm qua.

Người viết muốn nêu lên một số sự việc vẫn được che dấu hoặc ít được bàn luận lên để giúp người đọc, nhất là các bạn trẻ, hiểu được tình hình đất nước một cách đầy đủ, cân bằng. Trước đây, theo ý định: tốt đẹp phô ra (và còn thêu dệt thêm), xấu xa đậy lại (lại còn cấm kỵ nhắc đến), nên sự hiểu biết thường một chiều, theo kiểu tuyên truyền. Nay "mặt thật" được phơi bày, coi như bổ xung cho mặt đã rõ của tình hình. Mặt đã rõ thiết tưởng không cần nhắc lại. Đó là thành tích của đảng cộng sản , của chế độ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. Đảng đã khơi dậy được truyền thống yêu nước, bất khuất vốn có của dân tộc. Công lao lớn là của toàn dân, với hy sinh không kể xiết của đồng bào, của chiến sĩ. Đảng đã phạm sai lầm của chủ nghĩa công thần hòng xí xóa những nhầm lẫn và tội lỗi của mình.