Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

MỸ CỘNG TẤN CÔNG HOA KỲ, TRAO VIỆT NAM CHO CỘNG SẢN

Nguyễn Việt Nữ - Chủ đề lịch sử có đủ nhân chứng và vật chứng nầy cũng vừa kịp lúc đáp ứng với ý kiến trên diễn đàn Phố Nắng do một người bạn chuyển cho đọc nhận định bài Phản chiến Mỹ Joan Baez viết về ngày 30 tháng 4,1975” của Nguyễn Việt Nữ trên Dân Làm Báo.
Có rất nhiều diễn đàn góp ý, nhưng người góp ý ký tên là LB trên diễn đàn Phố Nắng chịu khó đưa lên những sự kiện rất đúng với lịch sử ngày Quốc Hận của Việt Nam như việc "Đi đêm" giữa Hoa Kỳ và Tàu Cộng, TT. Richard Nixon  ép buộc TT. Nguyễn Văn Thiệu của VNCH phải ký Bản HĐ Paris ngày 27/01/1973 (…). 

Đây là tội ác của Nixon mà ta thường uất hận. Sẽ phân tích trong dịp khác. Dịp nầy chỉ phân tích phần (ông hay bà) LB trên diễn đàn Phố Nắng với tầm nhìn trên bối cảnh thế giới để nói lên mục đích "Đi đêm" của Hoa Kỳ mà chúng tôi có điểm đồng ý và bất đồng sau đây: (Trích)
Đồng ý: Chính trị là thiên hình vạn trạng với những "trò ma mướp" tạo những hỏa mù làm lạc hướng dư luận quần chúng và cả truyền thông...
Giờ đây ai ai cũng biết do Sách lược toàn cầu hóa của Hoa Kỳ đã thay đổi, nhằm cô lập Liên Bang Xô Viết, Hoa Kỳ đã "Đì đêm" bắt tay với Tàu Cộng vì các quyền lợi kinh tế chính trị ...Sự phân chia quyền lực mới trên "Bàn cờ quốc tế" đã được phân định, phần đất VNCH được mệnh danh là  "Tiền đồn chống Cộng" của Thế giới Tự do không còn cần thiết nữa nên không thể tồn tại...
Bất đồng ý: Phải chăng với "Phong trào phản chiến của Mỹ" được "đẻ ra" để tiếp trợ cho Quốc Hội Hoa Kỳ có những biểu quyết "Bóp chết" chính thể VNCH của miền Nam Tự do qua quyết định cúp hẳn mọi nguồn viện trợ, "trói tay" Hành pháp Hoa Kỳ một cách hợp pháp để đủ lý do "Phủi tay" khỏi cuộc chiến bảo vệ Tự do, "Bức tử" một chế độ Dân chủ Tự do còn non trẻ VNCH từng là Đồng minh trong công cuộc chiến đấu ngăn làn sóng Đỏ CS của Thế giới Tự do tại vùng ĐNÁ?
Vì quyền lợi riêng tư, Hoa Kỳ đã "phản bội, đã bức tử, bán đứng" miền Nam Tự do vào tay CSBV với chi viện của Khối CS Nga - Tàu ...Gây hậu quả khôn lường cho bao Thế hệ Việt Nam tiếp nối phải hứng chịu dưới Chế độ CS bên cạnh âm mưu thôn tính bành trướng bá quyền, xâm lược Hán hóa của CS Tàu như đã và đang thấy như hiện nay!...
LB

Thiển ý của Nguyễn Việt Nữ:
Thế kỷ XX Hoa Kỳ phải đối phó với hai kẻ thù  Cộng Sản Quốc Tế cực kỳ dã man là Liên Bang Xô Viết và Mao Trạch Đông. Cả hai cùng thờ chung chủ thuyết tam vô của Marx-Lenin.  
Cả hai kẻ thù  Quốc Tế Cộng Sản nầy nắm tay nhau muốn tiêu diệt Hoa Kỳ mà họ cho là lãnh đạo thế giới Tư Bản.
Vậy nếu “nhằm cô lập Liên Bang Xô Viết, Hoa Kỳ đã "Đì đêm" bắt tay với Tàu Cộng vì các quyền lợi kinh tế chính trị ...”  là một giải pháp chia rẽ để làm yếu địch thủ, nhờ  đó mà Liên Bang Xô Viết bị giải thể năm 1991 mà không cần chiến tranh nguyên tử như năm 1945. Như vậy về chính trị, phải chăng Hoa Kỳ đã lập kỳ công với thế giới?
Hậu quả là sang thế kỷ XXI như hiện nay, thế giới chỉ còn một con Cọp Đỏ Trung Cộng để đối phó.
LB viết rằng “Hoa Kỳ đã "Đì đêm" bắt tay với Tàu Cộng vì các quyền lợi kinh tế chính trị ...”.  Về chính trị thì đạt đại lợi cho thế giới như thế; còn về quyền lợi kinh tế, xin phê phán với lương tâm công bình: Có quốc gia nào làm gì mà không vì quyền lợi kinh tế cho đất nước họ? Vậy sao Hoa Kỳ có công mà không thấy nhưng chỉ thấy tội lỗi nặng nề?
Nhưng không có thành công nào toàn vẹn, hễ làm lợi nơi nầy thì để hại nơi kia. Có lẽ định mệnh xấu của VNCH nằm vào “nơi hại kia” trong tiến trình giải thể  cái nôi quốc tế Cộng Sản ở Mạc Tư Khoa (Moscow), còn Mỹ trở thành  hung thần "Bóp chết" , “bức tử VNCH.
Như vây, dù xấu số bị chết oan năm 1975,  nhưng quân đội VNCH cũng có công trải đường cho chiến thắng chung cuộc năm 1991 giữa hai đối thủ đóng đô tại Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa. Cách nghĩ như vậy có bớt hận thù đồng minh chăng?
Rất cám ơn bài góp ý tuy ngắn của LB nhưng nhắc lại lịch sử chiến tranh Việt Nam dài 20 năm mà vừa buộc tội Nixon cũng vừa vô tình gỡ tội cho Nixon nếu ta chịu công bình phán xét.
Cuối cùng, tuy không đồng ý, nhưng cũng cám ơn ý kiến rằng "Phong trào phản chiến của Mỹ" được "đẻ ra" do "trò ma mướp" chính trị của Mỹ. Đây là ý kiến của nhiều người lâu nay cho phản chiến là ngụy tạo chứ không chỉ riêng LB. Suy luận nầy rất  nguy hiểm cho thế hệ tương lai vì từ lâu chúng ta quên đi ngòi nổ Đảng Cộng Sản Mỹ nằm chờ để tấn công quê hương mình (là USA).
Phân tích bức thư những người Mỹ phản chiến như Joan Baez gởi cho XHCN
sẽ thấy ngay "Phong trào phản chiến của Mỹ" chẳng những có thật mà còn do Đảng Cộng Sản Mỹ tổ chức với vài điệp viên KGB nữa.
Nên chúng tôi trình bày chủ đề “Mỹ Cộng tấn công Hoa Kỳ….”  để cùng nhau nhìn về quá khứ mà có chiến lược đối phó cho thế hệ tương lai.
                                                    XXXXXXX
Xin trở lại bài Phản chiến Mỹ Joan Baez viết về ngày 30 tháng 4,1975” trên Dân Làm Báo.  http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/phan-chien-my-joan-baez-viet-ve-ngay-30.html
Sau khi đích thân nghe các thuyền nhân tại các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai,
Phi Luật Tân,  Nam Dương  v.v  kể lý do tại sao hòa bình rồi mà họ lại liều chết vượt biển rời xa kẻ chiến thắng, nữ ca sĩ phản chiến hồi tâm Joan Baez viết bức thư mở gởi nhà nước Việt Nam XHCN nói lý do bà chống chiến tranh Việt Nam cũng  cùng một lý do với bức thư mở nầy và lời khuyến cáo:
Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.(….)
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người ... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam.
(Hết)
Joan Baez  kêu gọi thêm được 78 nhân vật phản chiến nổi tiếng ký tên, trong đó có  I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan,  Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof .v.v..(Bài khác chúng tôi sẽ nói đến vài tên Mỹ Cộng nổi bậc).
Thư nầy cũng được đăng trên tờ The New York Times đầu tháng 5/1979 thì nữ tài tử phản chiến Jane Fonda chẳng những không ký mà  phản bác lại bằng một loạt truyền thông có chử ký của một nhóm người Phản chiến khác, bức thư có tựa là  "The Truth About Vietnam", cũng được đăng trên tờ The New York Times số ra ngày 24/6/ 1979.
Thư khen Cộng sản " tinh thần biết tự kiềm chế, hòa hoản và nhân đạo trong cách điều hành chương trình tập trung cải tạo"  và...."Việt Nam hiện nay vui hưởng nhân quyền như được ghi trong hiến chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà từ trước chưa bao giờ được có.
"Đó là quyền: được có việc làm an toàn về lao động, quyền được gia nhập nghiệp đoàn thương mãi, quyền được sống ấm no, không bị đàn áp đàn áp bởi chủ nghĩa thực dân và chủng tộc. Hơn thế, người dân được miễn phí về giáo dục, y tế mà ngay chính tại Hoa Kỳ chúng ta chưa đạt được tới mức ấy".(The Vietnamese Gulag, p. 342 của Đoàn Văn Toại). (Hết)
Jane Fonda phản quốc và không hề hối hận
Jane Fonda sanh  ngày 21/12/1937  tức lúc ấy đã 58 tuổi rồi  (1937—1979)  mà so sánh người dânViệt Nam XHCN  được hưởng nền  giáo dục, y tế miễn phí của XHCN mà chính tại nước Mỹ của bà ta cũng không bằng;  thật là một lối mê Cộng Sản như thời Hồ Chí Minh đã so sánh “Trăng Liên Xô tròn hơn trăng nước Mỹ!”
Tóm tắt theo đài RFA 15/6/05:  Jane Fonda bắt đầu tham gia các hoạt động phản chiến khoảng năm 1967, là một nữ tài tử từ năm 1960 đến 2005  có trên 41 bộ phim mà chịu tham gia các cuộc biểu tình, xuống đường, các chương trình truyền thanh và kịch nghệ thì rất hấp dẫn người nghe theo tuyên truyền những gì bà nói.

Mà Fonda lại nói với giới sinh viên chứ! Chẳng hạn, tháng 11, năm 1970, trước khoảng 2 ngàn sinh viên của trường đại học Michigan, Jane đã từng phát biểu nguyên văn rằng: "Nếu các bạn hiểu chủ nghĩa CS là gì thì có lẽ bạn sẽ hy vọng, sẽ quỳ gối cầu xin một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành người CS".
Tại đại học Duke, ở Bắc Carolina, Jane Fonda một lần nữa lập lại quan điểm nàỵ Tờ báo Washington Times, số ra tháng 7 năm 2000, đã trích dẫn lời cô diễn viên trẻ rằng: "Là một người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, tôi nghĩ rằng chúng ta nên đấu tranh vì một xã hội chủ nghĩa, và tiến tới chủ nghĩa Cộng Sản".
Jane Fonda cũng là người hỗ trợ tài chánh chủ yếu cho Tổ chức Cựu chiến binh chống chiến tranh VN (do John Kerry làm Chủ tịch thời ấy và hiện là Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính phủ Barach Obama) con số thành viên của tổ chức này có khi lên đến gần 7 ngàn. Ngoài ra, bà còn đích thân tìm kiếm những người lính Mỹ trở về từ chiến trường VN để thuyết phục họ lên đài, công khai tố cáo các hành động tàn ác của người Mỹ đối với phụ nữ và trẻ em VN. Có người nói rằng các chương trình phát thanh của bà do các quan chức Bắc Việt tại Canada điều phốI.
Năm 75, sau khi Saigon sụp đổ, Jane Fonda quay trở lại Hà Nội, bế theo đứa con trai mới sinh, để tham dự buổi lễ vinh danh bà, vì những gì bà đóng góp cho miền Bắc VN. Buổi lễ đó cũng chính là lễ đặt tên cho con trai của bà.
Cậu bé được đặt tên là Troy, theo tên của Nguyễn Văn Trỗi, người bị tử hình vì âm mưu đặt bom ám sát bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara  khi ông đến thăm miền Nam VN năm 1963.
Ðằng sau chuyến hành trình của cô tài tử Mỹ 34 tuổi lúc bấy giờ, là vô số tranh cãi, và muôn ngàn nỗi căm phẫn của những chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN.
Họ không thể nào quên và tha thứ cho hình ảnh Jane đã ngồi trên bệ bắn của cỗ súng phòng không Bắc Việt, thứ võ khí đã nhắm vào sinh mạng của những người phi công Mỹ.
Chính cái biệt danh "Jane Hà Nội", xuất phát từ chuyến đi đã in đậm trong tâm trí người Mỹ hơn bất cứ một vai diễn nào bà đã từng đảm nhận.
16 năm sau cuộc du hành, chính bức ảnh đó đã khiến cho chủ nhân của nó phải đích thân công khai lên tiếng xin lỗi dân chúng vì những việc làm thiếu chín chắn của bà mà cuốn hồi ký nhan đề "Cuộc đời tôi cho đến bây giờ" (My Life So Far) của Jane được trình xuất bản năm 2005 còn thấy lập lại. Và  mới đây cả khi trả lời phỏng vấn chương trình 60 phút của kênh truyền hình CBS, Jane đã nói rằng:
"Tôi sẽ ân hận về điều này cho đến tận ngày xuống mồ. Hình ảnh Jane Fonda, Barbarella, con gái của Henry Fonda ngồi trên nòng súng cao xạ của quân đội Bắc Việt là một sự phản bội, giống như tôi đang trêu ghẹo đất nước đã dành cho tôi nhiều đặc ân vậỵ Tôi sẽ ân hận về điều này cho đến tận ngày xuống mồ.
Ðó là một hành động thiếu suy nghĩ nhất mà tôi có thể tưởng tượng. Tôi không quay lưng lại với xứ sở nàỵ Tôi hết sức quan tâm đến những người lính Mỹ."
Jane Fonda
(Hết)
Nghe mãi như vậy mà không nghe kỷ, tưởng Jane Hà Nội đã biết hối hận, nhưng không. Bà chỉ hối tiếc vì đã chụp ảnh khi ngồi trên mâm pháo cao xạ của quân đội Bắc Việt, chứ không hề hối tiếc những việc đã làm ở Hà Nội như phát thanh coi Cộng Sản VN là đồng chí cùng có một kẻ thù chung là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ!
Chính đài RFA cũng đọc hồi ký Jane Fonda và viết “Trong cuốn tự truyện dài hơn 600 trang có đề cập đến cuộc hành trình tai tiếng ấy, Jane đã viết rằng bà không hề hối tiếc về chuyến thăm Hà Nội và chụp hình chung với các tù binh Hoa Kỳ ở đó. Ðiều duy nhất mà bà ân hận trong chuyến đi này là việc bà đã chụp ảnh khi ngồi trên mâm pháo cao xạ của quân đội Bắc Việt.”
Tuy nhiên, bất chấp những lời cáo lỗi công khai của Jane, sự phẫn nộ của dân chúng Mỹ, đặc biệt là giới cựu chiến binh, đối với bà vẫn dai dẳng, như một mối thù không thể nào nguôi ngoaị.
Hơn 30 năm trôi qua, những lời phỉ báng, sĩ vã, và nguyền rủa dành cho Jane vẫn không ngừng xuất hiện trên các trang website.  Thậm chí nhiều người còn thắc mắc vì sao bà không bị truy tố vì hành vi phản bội tổ quốc, hoặc sao bà chưa tự tử vì những điều oen ố đã làm. (Ngưng trích)
Còn Tom Hayden, người chồng thứ nhì của Jane Fonda nữa, người nầy đã lãnh đạo các phong trào phản chiến qui mô nhân danh “Hòa Bình”, Tom Hayden  từng về Nam Vang, Hà Nội năm 1965, ngay khi Hoa Kỳ đổ quân lên Đà Nẳng cũng năm 1965! Sẽ bàn sau, bây giờ  mời nghe trong danh sách 78 người phản chiến đồng ký tên trong thư của Joan Baez mà chúng tôi hứa sẽ bàn tới những Mỹ Cộng nổi bậc xác nhận “Tôi là Mỹ Cộng”, trong đó có người trả lời “vì sao bà (Jane Fonda) không bị truy tố vì hành vi phản bội tổ quốc”?
I. Mỹ Cộng Terence Hallinan
Người dân vùng Vịnh San Francisco còn nhớ sau vụ khủng bố 911, dưới thời ông biện lý Terence Hallinan có cuộc biểu tình chống chính phủ George W. Bush khởi động chiến tranh Iraq.
Những nhóm hippy  biểu tình quăng miếng chai vào lưng cảnh sát đang cỡi ngựa giữ an ninh cho cuộc biểu tình;  thế mà ông thả ra cả. Một thời gian rất dài, 8 năm trường ông làm biện lý toà án San Francisco, phần đông giữa ông và lực lượng cảnh sát bảo vệ an ninh không có sự đồng thuận đến đỗi cảnh sát trưởng không chịu nổi phải từ chức, hoặc xin đổi đi chỗ khác.
Tuần báo Báo Mõ SF có bài về những việc nầy:
Báo Mõ SF-Oakland (trích)
SF. Giới chức thẩm quyền tại SF mới chỉ vừa thở nhẹ khoan khoái sau vụ 10 cảnh sát viên bị truy tố các tội phạm hành hung một thường dân  và cản trở công lý , đến nỗi một cảnh sát trưởng tên Earl Sanders phải cáo bệnh từ quan . Trưởng cuộc Biện lý thành phố Terence Hallinan thẳng tay truy tố những hành động của các cảnh sát
viên phạm tội.
Nhưng các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp  địa phương chưa trút trọn hơi thở, SF phải gánh chịu một gánh nặng to lớn sau khi trên 2,300 người biểu tình chống chiến tranh Iraq bị bắt trong ngày đầu cuộc chiến. San Francisco phải chi mỗi ngày chừng $900,000 Mỹ kim cho những nhân viên cảnh sát phục vụ thêm giờ ngăn chận các nhóm biểu tình làm loạn. 
Trong số 2,300 người bị bắt nói trên, có 12 người có thể bị truy tố những tội trạng nặng nề, nhưng biện lý Hallinan đã miễn hay giảm bớt án cho 12 người nầy . Sau khi phát ngôn viên cuộc thành phố , Mark McNamara cho biết ông biện lý giảm tội tiểu hình cho 7 người và 5 người khác miễn truy tố, giới chức trách thành phố cũng như giám sát viện bày tỏ bất mãn với ông biện lý Hallinan.
Trên 70% dân biểu tình từ các nơi kéo về trong lúc dân địa phương chiếm một tỷ lệ rất thấp. (Hết)
Mãi đến khi Hallinan thất cử, biện lý mới là Kamala Harris, thay thế ông từ tháng 1, 2004. Khi nhận chức bà hứa sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát tốt đẹp hơn, khác với cách ông Hallinan đã từng làm trong quá khứ. Bà đặt ưu tiên vào 73 hồ sơ tôi phạm giết người do ông Hallinan để lại từ nhiều năm trước.
Vì sao ông cựu biện lý Terence Hallinan luôn nhẹ tay với những người bỉêu tình phản chiến có tính bạo lực?
Tiểu sử Terence Hallinan: đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ (CPUSA – Communist Party of USA). Sau khi ông tốt nghiệp tại UC Berkeley, Hallinan sang Luân Đôn học. Tại đây ông đã gặp nhà triết học nổi tiếng Bertrand Russell, một nhân vật đã dựng ra pháp đình tội ác chiến tranh cho Hoa Kỳ (Bertrand Russell War Tribunal Crime). Hallinan cũng đã dự cuộc biểu tình phản chiến tại Anh. Ông nằm cản đường (kiểu ông Ellsberg) và bị cảnh sát phạt 1 pound lúc ấy.
Về lại Mỹ Hallinan sáng lập và là hội trưởng WEB Dubois of America tại San Francisco. Đây là một tổ chức của Đảng Cộng Sản Mỹ tại San Francisco. Từ đó Hallinan hăng say hoạt động cùng với Đảng Cộng Sản Liên Xô và Hà Nội để tổ chức những cuộc biểu tình chống chính phủ Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam. Hallinan bị tù vì biểu tình phản động. Ông bị vào tù tất cả 19 lần. Chẳng những ông Hallinan là thành viên cộng sản, mà cha ông cũng vậy. Cha ông đã từng tranh cử tổng thống Mỹ cho cánh tả. Người mẹ cũng đã từng vận động cho chiến dịch này. Hai người anh  cũng là đảng viên cộng sản Mỹ hàng cao cấp. Hallinan là một trong sáu người con của Vincint và Vivian Hallinan.
Theo  “Congressional Record, 92nd Congress, First Session” do Quốc Hội Hoa Kỳ đã điều tra chi tiết về những phong trào phản chiến xảy ra rần rộ trong thời chiến tranh Việt Nam, ta thấy, ngoài danh sách của khoảng 90 đoàn thể xã hội, xã hội cấp tiến, và các tôn giáo…còn có tên những vị giáo sư nổi bậc lãnh đạo những cuộc nổi loạn tại các trường đại học như Herbert Aptheker… Có những người mà quốc hội chỉ đích danh là đảng viên CPUSA. Trong đó có tên Hallinan. Tài liệu báo cáo của Quốc Hội có nói rõ lý do và nguồn gốc có Đảng Cộng Sản Mỹ tại Hoa Kỳ. Họ  tổ chức Mobilization Committee to End the War in Vietnam (MOBE)  (có ông Horowitz ). Những ngừơi trong tổ chức này đã có liên lạc với Hà Nội qua cái gọi là những tổ chức có nhãn hiệu “hoà bình.” Đây là tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên Xô.
Một thí dụ điển hình là buổi họp tại Stockholm, Thụy Điển. Herbert Aptheker là chủ tịch Đảng Cộng Sản USA, cũng là giám đốc của trung tâm Mác xit tại Hoa Kỳ. Buổi họp tại Stokholm về Việt Nam tổ chức hai lần từ 1967 tới 1969, có sự hiện diện của Tổng bí thư Xô Viết, ông Brezhnev và Alexiei Kosygin. Họ nhấn mạnh cần có sự phối hợp quốc tế cho chiến dịch “hoà bình” này. Trong bài diễn văn, hai ông nói “Chúng tôi là những người phụng sự hoà bình, mong chiến dịch này được hoàn thành. Những người yêu chuộng hoà bình thế giới cần phải hành động tập thể để chống chiến tranh, và cần phải có kế hoạch để ngăn cản sự xâm lăng của đế quốc.” Hà Nội đã đưa người tham dự buổi họp này, ông Nguyễn Minh Vi.
“Bổn phận của chúng ta, hơn bao giờ hết, phải kết hợp thành chiến dịch chống chiến tranh tại Hoa Kỳ để Nixon không thể tiếp tục mộng xâm lăng.” 
Với chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế như vậy nên họ tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn xảy ra cùng một loạt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là cuộc biểu tình ngày 15/9/1969 và 15/11/1969 trên hầu hết các trường học và thành phố lớn của Hoa Kỳ.
II. Mỹ Cộng David Horowitz
Trong nhiều sách báo, David Horowitz  tự nhận là Cộng Sản từ thời cha ông cũng là Cộng Sản gốc.
 Ông có tên trong tổ chức Mobilization Committee to End the War in Vietnam (MOBE) . Dưới đây là lời kêu gọi của nhân-vật phản chiến khét tiếng của Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam là David Horowitz gửi tới những sinh-viên "phản chiến" Mỹ đang tiếp tay với bọn khủng bố quốc tế, chống lại chính quê hương mình.
Ông hiện là chủ bút tạp chí điện toán FrontPageMagazinẹcom, và chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phổ thông. Ông thường xuất hiện trên chương trình  truyền hình Fox News Channel.
Những kẻ biểu-tình phản-chiến, hãy suy-nghĩ lại
ANTI-WAR ĐEMONSTRATORS SHOULĐ THINK TWICE
22/9/2001
Daviđ Horowitz viết
. Đào Trường Phúc địch
Tôi nguyên là một nhân vật hoạt động phản chiến, đã từng giúp tổ chức cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam đầu tiên của sinh viên tại Đại học Berkeley,  California vào năm 1962.
Tôi kêu gọi tất cả các bạn trẻ đang tham dự các cuộc biểu tình "phản chiến" tại 150 trường đại học trong tuần này, hãy nghĩ lại và đừng tham dự vào bất cứ nỗ lực "phản chiến" nào nhằm chống lại việc nước Mỹ tuyên chiến với bọn khủng bố quốc tế.
Bài học của lịch sử đã cho thấy rằng những nỗ lực của chúng ta trong thập niên 60 nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã mang tới hai hệ quả trên thực tế.
Hệ quả thứ nhất là những nỗ lực ấy đã làm cho cuộc chiến kéo dài thêm. Tất cả các tướng lãnh cộng sản Bắc Việt, sau khi chiến tranh kết thúc, đều thú nhận rằng họ biết rõ không thể đánh bại Hoa Kỳ trên trận địa, nên đành phải trông mong vào sự chia rẽ của dư luận dân chúng Hoa Kỳ ngay trên đất Mỹ để tạo chiến thắng dùm cho họ. Còn lực lượng Việt cộng chiến đấu với chúng ta tại miền Nam Việt Nam thì đã bị tiêu điệt hồi năm 1968. Nói cách khác, cả một cuộc chiến và những chết chóc do cuộc chiến mà chế độ độc tài Bắc Việt gây ra, đã được đặt trên một sự kiện là người Mỹ sẽ chấp nhận bỏ cuộc ở trên chiến trường còn hơn là phải trả cái giá cần thiết để thắng cuộc chiến đó. Đấy là những gì đã xảy ra trên thực tế.
Máu xương của hàng trăm ngàn người Việt, và máu xương của hàng chục ngàn người Mỹ, nằm trong tay của những kẻ phản chiến, vì chính họ đã kéo dài chiến tranh, và dâng chiến thắng cho bọn cộng sản.
Hệ quả thứ hai là những nỗ lực ấy đã làm cho miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Thế là một nhà nước công an trị cực kỳ tàn bạo được áp đặt lên đất nước Việt Nam, cuộc thảm sát hàng trăm ngàn người dân miền Nam vô tội đã diễn ra, hàng trăm ngàn người khác bị nhốt vào trong các "trại tù cải tạo", và các kế hoạch kinh tế theo chủ nghĩa Mác xít điên khùng đã mang lại sự nghèo đói xác xơ kéo dài suốt một phần tư thế kỷ và còn tiếp tục đến ngày hôm nay.
 Đấy cũng là trách nhiệm của cái gọi là phong trào phản chiến trong thập niên 60. Tôi nói "cái gọi là phong trào phản chiến", bởi vì trong lúc nhiều người Mỹ thật tình lo âu về nỗ lực chiến tranh của nước Mỹ, thì những kẻ tổ chức phong trào phản chiến lại chính là thành phần Mác xít và cấp tiến, những kẻ ủng hộ cho sự thắng trận của cộng sản và sự bại trận của Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay, cũng những kẻ đó và lớp trẻ đi theo họ đang đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình trong trường đại học nhằm chống lại việc chính phủ Hoa Kỳ nỗ lực bảo vệ công đân trước hiểm họa do các lực lượng khủng bố quốc tế và căm thù nước Mỹ gây ra, các lực lượng đã chủ mưu vụ tấn công khủng bố tháng 9 năm 2001. Hơn ai hết, tôi hiểu tầm quan trọng của việc bảo
vệ tự do ngôn luận và quyền bất đồng chính kiến của người dân. Nhưng tôi lại cũng hiểu rõ hơn ai hết, rằng chúng ta phải phân biệt giữa sự bất đồng chính kiến chân thực và sự thù hằn hiểm ác, giữa sự phê bình chính sách quốc gia và sự phá hoại nền quốc phòng. Trong các thập niên 60 và 70, sự độ lượng đối với những kẻ căm thù nước Mỹ dâng cao tới mức \dần dần xóa bỏ luôn cả ranh giới giữa sự bất đồng chính kiến và sự phản bội. Cùng với hàng ngàn nhân vật "Tân Tả phái" khác, tôi chính là một kẻ đã từng vượt qua lằn ranh giữa bất đồng chính kiến và phản bội đất nước.  (Tôi đã đề cập tới vấn đề này trong cuốn tự truyện "Radical Son"). Sở đĩ tôi làm như thế là vì tôi cứ ngỡ mình theo đuổi một mục tiêu cao đẹp nhất: cổ súy cho lý tưởng "công bằng xã hội" và "hòa bình".
Tôi đã sống để thấy được rằng mình đã sai lầm biết bao nhiêu, và bọn (phản chiến) chúng tôi đã tác hại  đến mức nào - đặc biệt là tác hại đối với những người mà bọn chúng tôi vẫn rêu rao là mình cùng chia sẻ  lý tưởng với họ, những nhà nông chân lấm tay bùn ở Đông Dương, đã gánh chịu biết bao nhiêu đau thương chỉ vì bọn chúng tôi ủng hộ cho kẻ thù cộng sản. Tôi đã  dần dần nhận thức được sự quý báu vô cùng của các  quyền tự đo và các cơ hội mà nước Mỹ cung ứng cho những người dân nghèo nhất và hèn mọn nhất, cũng như  nhận thức được rằng những giá trị ấy hiếm hoi tới  chừng nào so với toàn thế giới.
Nếu tôi có điều gì ân hận về những năm hoạt động  phản chiến của mình, thì đó là xứ sở này đã quá bao  dung độ lượng đối với sự phản bội của những kẻ nội thù. Nếu những người Mỹ ái quốc chịu khó cảnh giác hơn trong việc bảo vệ đất nước, nếu họ biết gọi từng sự việc đúng tên gọi của nó, nếu họ bắt bọn chúng tôi phải trả lời cho tầm mức nghiêm trọng của các vụ tấn công mà chúng tôi đã làm, thì có thể họ đã cảnh tỉnh được một số kẻ trong bọn chúng tôi có ý hướng tốt nhưng bị hướng đẫn hoàn toàn lầm lạc. Và họ có thể đã chận đứng được bọn chúng tôi.
Tôi xin gởi lời kêu gọi này đến các bạn trẻ ngày hôm nay đang tấn công chính quê hương đất nước của mình, các bạn trẻ mà trong thâm tâm tự cho rằng mình thi hành công đạo, nhưng rồi một ngày nào đó có thể sẽ sống với niềm ân hận về những việc đã làm. (Hết)
 ******************
Phản chiến nổi bậc David Horowitz  ân hận: “ Nếu tôi có điều gì ân hận về những năm hoạt động  phản chiến của mình, thì đó là xứ sở này đã quá bao dung độ lượng đối với sự phản bội của những kẻ nội thù.”  
Phải chăng trả lời câu hỏi “vì sao bà (Jane Fonda) không bị truy tố vì hành vi phản bội tổ quốc”?
Và trên đây ta thấy tại Stockholm, Thụy Điển. Herbert Aptheker là chủ tịch Đảng Cộng Sản USA, cũng là giám đốc của trung tâm Mác xit tại Hoa Kỳ, cùng Terence Hallinan, hội trưởng WEB Dubois of America và 60 đoàn thể khác đã tổ chức hai lần từ 1967 tới 1969, có Tổng bí thư Xô Viết,  Brezhnev và Alexiei Kosygin kêu gọi  “Những người yêu chuộng hoà bình thế giới cần phải hành động tập thể để chống chiến tranh, và cần phải kết hợp thành chiến dịch chống chiến tranhViệt Nam  tại Hoa Kỳ để Nixon không thể tiếp tục mộng xâm lăng.” 
Ngày 3/11/1969, Tổng Thống Richard Nixon trong diễn văn kêu gọi sự ủng hộ cũng đa số quốc dân thầm lặng phát thanh trên hệ thống truyền hình của Hoa Kỳ cũng quả quyết:
“Hà Nội không thể làm ta thua trận hay làm nhục Hoa Kỳ. Chỉ có người Mỹ chúng ta mới làm được những điều đó (North Vietnam cannot defeat or humiliate  the United States. Only Americans can do that.)
Vậy không thể nào "Phong trào phản chiến của Mỹ" được "đẻ ra" để tiếp trợ cho Quốc Hội Hoa Kỳ có những biểu quyết "Bóp chết" chính thể VNCH của miền Nam Tự do”được,  mà hiển nhiên là do CPUSA “đảng Cộng Sản Mỹ tấn công Hoa Kỳ để  trao Việt Nam cho Cộng Sản”.
Cần nắm vững như vậy để đừng thù hận nhau nữa mới có kế sách hợp thời để đối phó với kẻ thù chung là Trung Cộng.
Mùa Quốc Hận, 25/4/2014)

Nguyễn Việt Nữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét