“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013
PHẢN ĐỐI ÁN TÙ ÁP ĐẶT ĐINH NHẬT UY
Nguyễn Ngọc Già - Dù rất nhiều
người vui mừng khi tòa án cộng sản Việt Nam tại Long An trả tự do Đinh Nhật Uy,
nhưng không ai có thể chấp nhận một bản án tùy tiện và phi lý như thế.
KẺ Ở MIỀN XUÔI
Người H’Mông biểu tình đòi quyền được sống ở Hà Nội, khi họ bị cướp mất nhà ở |
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - “Tô
Hoài luôn hướng ngòi bút về phía người cùng khổ… bằng tất cả sự đồng cảm của
trái tim. Đọc Truyện Tây Bắc của ông để hiểu thêm về cuộc sống của miền núi,
với những mặt trái như những nỗi đau. Tập truyện có một chủ đề rất tập trung:
những người dân miền núi vừa là nạn nhân của thực dân Pháp, của chế độ phong
kiến, của chính những phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan của mình. Họ
đã đứng lên đấu tranh, giải phóng…” - Nhà Xuất Bản Trẻ
TANG LỄ VÕ NGUYÊN GIÁP, MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU VỀ TẨY NÃO
Việt Nam có hai ông Võ Nguyên Giáp. Một ông Võ Nguyên Giáp đã chết
từ năm 1984 và một ông Võ Nguyên Giáp khác vừa mới qua đời. Hai ông Võ Nguyên
Giáp về thịt xương chỉ là một ông nhưng trong quan điểm của lãnh đạo CS lại là
hai. Khi Võ Nguyên Giáp còn sống đảng xem như đã chết nhưng khi Võ Nguyên Giáp
tắt thở đảng lại quyết định ông ta phải sống như một “anh hùng dân tộc”.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 VIỆT NAM - DANH SÁCH LOẠI 2
Việt Nam là điểm xuất phát và, ở mức độ thấp
hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích
tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới
và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc
thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần. Nhiều
nam giới và phụ nữ Việt Nam cũng di cư ra nước ngoài thông qua các công ty
xuất khẩu lao động không chính thức, chủ yếu trong các ngành xây dựng, đánh bắt
thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ và cơ khí chế tạo tại Đài
Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Lào, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, và Nhật
Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia,
In-đô-nê-xi-a, Vương quốc Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển,
Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Libya, Ả-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni và một
số quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi.
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
BÚN MẮNG CHÁO CHỬI Ở HÀ NỘI
Bún Mắng Cháo Chửi ở Hà Nội |
Một người kể: Đang đứng tần ngần chọn món để gọi,
ông bị chủ quán mắng ngay: “Đứng chầu mồm à? Ăn không thì bảo?”. Ông vội vàng
trả lời: “Chị cho xin một tô.” và lại bị mắng tiếp: “Tô, tô cái gì? Ra đây phải
gọi là bát nhá!” Lại chịu đựng. Lại đứng tần ngần. Và lại nghe chủ quán mắng tiếp:
“Vậy ông ăn bằng miệng hay ăn bằng tai? Ăn bằng miệng thì ngồi xuống. Bà kia!
Xích cái đít mỡ ra một chút cho người ta ngồi.”
Nguyễn Hưng Quốc
3 TUỔI BỊ BẮT ĂN XIN, 6 TUỔI BỊ VẤT VÀO NGHĨA ĐỊA: AI BẢO ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN
Trẻ Ăn Xin ở Việt Nam |
Mới 3 tuổi nhưng cháu
Đức đã bị người thân bắt đi lang thang đầu đường xó chợ xin ăn. Những đêm không
xin được, cháu không dám về căn nhà trọ. Cháu Đức vẫn thường xuyên bị cậu bạo
hành với nhiều vết thương chằng chịt.
Ngày 30/10, cơ quan chức
năng P.Tân Hưng (Q.7, Thành HỒ) tổ chức giải cứu cháu bé Trịnh Nguyễn Thành Đức
(3 tuổi) sau khi phát hiện cháu bị người thân đánh đập tàn nhẫn.
KON TUM: TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, ĐẢNG VIÊN BỔ CUỐC VỠ ĐẦU PHỤ NỮ THEO KIỂU THẢM SÁT ĐỒNG BÀO HUẾ, MẬU THÂN 1968
CTV Danlambao - Đoạn video
clip ghi lại cảnh xô xát liên quan đến tranh chấp đất đai hiện đang gây làn
sóng phẫn nộ trong cư dân mạng. Nội dung clip có một số đoạn bạo lực, cho
thấy cảnh một người đàn ông cầm cuốc nện vào đầu một phụ nữ, khiến nạn nhân gục
xuống bất tỉnh, khuôn mặt đầy máu.
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013
ẤN TƯỢNG VỚI NGHỆ THUẬT TANBO CỦA NHẬT BẢN
Dưới bàn tay tài hoa của người nông dân Nhật Bản, các ruộng lúa đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ.Nghệ thuật Tanbo – trồng lúa để tạo nên tranh vẽ trên đồng của Nhật Bản ra đời từ năm1993, khi ngôi làng Inakadate ở tỉnh Aomori tìm cách vực dậy nền kinh tế địa phương. Họmuốn tạo ra một điều gì đó độc đáo để hấp dẫn khách du lịch.
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
TẤT CẢ CHÚNG TA LÀ ĐINH NHẬT UY
TƯỜNG THUẬT PHIÊN
TÒA XÉT XỬ ĐINH NHẬT UY
Phiên tòa sơ thẩm kết thúc nhanh chóng ngay trong buổi sáng. Đinh
Nhật Uy bị kết án 1 năm 3 tháng tù treo (15 tháng), và 1 năm thử thách tính từ
ngày hôm nay (29/10/2013).
Phiên tòa vừa kết thúc lúc 11h40 phút sáng cùng, Đinh Nhật Uy
đang được đưa trở lại trại giam để làm thủ tục về nhà.
Được biết, tòa án Long An cũng đã tuyên trả lại Đinh Nhật Uy một số
tài sản gồm 06 (sáu) áo thun có ghi dòng chữ: Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam; 02
(hai) áo thun phía trước có ghi dòng chữ: No to U-Line! Yes to UNCLOS! Phía sau
có ghi dòng chữ: "No_U FC; Xoá "Đường Lưỡi Bò" Bảo vệ biển đảo
Việt Nam. Đây là những chiếc áo thun mà cáo trạng của Viện kiểm sát
gọi là những 'vật chứng' phạm tội.
Lúc 15 giờ chiều nay, 29/10/2013, Đinh Nhật Uy đã rời khỏi trại giam và trở về trong vòng tay của gia đình, bạn bè và tất cả những người yêu chuộng công lý, tự do.
THƯ CỦA LÊ TRẤN GIA GỬI ÔNG TỔNG BÍ THƯ VÀ 175 ÔNG BÀ ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
"... các ông các bà có hiểu rằng nếu các ông
các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua thì
chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên cộng sản như chúng tôi
sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà làm trò hề tổ chức đại hội đảng
thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ
không cho phép các ông các bà tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương
lai."
TỔ CHỨC GIÁM SÁT NHÂN QUYỀN: YÊU CẦU VIỆT NAM KHÔNG KẾT TỘI ĐINH NHẬT UY
Hoàng Trúc
dịch - Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch)
hôm nay tuyên bố, chính quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt
động xã hội Đinh Nhật Uy. Theo lịch xét xử, Uy sẽ ra tòa án tỉnh Long An vào
ngày mai, 29/10/2013, vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
CẦN SỰ GIÚP ĐỠ KHẪN CẤP
Kính mong quý vị quan tâm đến trường hợp anh Trương Văn Dũng,
Sự việc anh Trương Văn Dũng bị công an đánh gãy 3 xương sườn tại
đồn công an phường Thụy Khuê sau khi bị bắt vào đây vì giúp đỡ dân oan H’mong tại
vườn hoa Mai Xuân Thưởng, là sự việc rất nghiêm trọng.
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
NẾU TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI, VIỆT NAM SẼ RA SAO?
Thiện Ý
Thấm thoát mà đã 49
năm kể từ biến cố ngày 1-11-1963, một số Tướng Tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã
làm cuộc đảo chánh quân sự và sát hại dã man Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào
huynh Ngô Đình Nhu trong cương vị cố vấn chính trị. Mặc dầu lịch sử đã sang trang,
song những di hại khởi đi từ biến cố này đã là một trong những nguyên nhân đưa
đến thực tế tồi tệ hôm nay: Miền Nam tự do mất vào tay Việt cộng, nhân dân Việt
Nam trên cả nước đã phải sống dưới ách một chế độ độc tài toàn trị cộng sản đã
37 năm qua và vẫn đang phải tiếp tục sống dưới chế độ tàn hại này chưa biết đến
bao giờ.
PHÁO THỦ LÊ CHÂU LỘC NÓI CHUYỆN VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM (TRÍCH TRONG QUYỂN KỶ YẾU PHÁO BINH QLVHCH 2010)
Song Lê
Người viết bài này quen biết pháo thủ Lê Châu Lộc
vì vừa là đồng nghiệp pháo thủ vừa cùng chung đơn vị với nhau trong những năm
1956, 57, và 58 tại Bình Thủy Cần Thơ, và Trảng Bàng Tây Ninh.
Anh là một Sĩ quan Pháo binh Việt Nam Cộng Hòa có
quá trình phục vụ và thăng tiến khá đặc biệt. Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
Khóa 5 - Vì Dân. Học Pháo Binh Tại Trường Pháo Binh Phú Lợi, tu nghiệp pháo
binh ở Châlons-sur-Marnes (Pháp) và Fort Sill (Hoa Kỳ), từng là huấn luyện viên
ở nhiều Trường Pháo Binh trong nước (Phú Lợi, Dục Mỹ) và ngoài nước (Fort Sill
USA). Đơn vị chiến đấu đầu tiên Anh phục vụ là Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh. Rồi
Trường Đại Học Quân Sự, rồi Lữ Đoàn Liên Binh Phủ Tổng Thống. Cuối năm 1959 Anh
là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho đến ngày đảo chính
1-11-1963. Rồi Pháo Binh Quân Đoàn III và Trường Pháo Binh.
CUỘC ĐẢO CHÁNH 01-11-1963
Ls Trương Phú Thứ
Cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963, gắn liền với người đứng đầu: Dương
Văn Minh, được biết, DVM sinh ngày 19 tháng 2 năm 1916, ở Phú Lâm, ngoại
thành Chợ lớn. Cuộc đời hoạn lộ của Dương Văn Minh bắt đầu bằng chân thư ký
công nhật tại Dinh Phó Soái Nam Kỳ, thời Việt Nam Cộng Hòa, gọi Dinh Gia Long.
Sau đó, Dương Văn Minh đăng lính, học lớp sĩ quan phục vụ trong quân đội
Pháp. Khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh vào năm 1954; Dương Văn
Minh đã mang cấp bậc Đại tá. Sau chiến dịch Rừng Sát, Dương Văn Minh đã bị bỏ
xó, vì tư cách cá nhân “yếu hèn nhu nhược”, từ những thùng vàng và
tiền giấy lấy được của Bẩy Viễn. Dương Văn Minh rắp tâm thù hận Tổng thống Ngô
Đình Diệm, và chờ đợi thanh toán bằng mọi giá. Những người quen biết, hoặc có
dịp làm việc với Dương Văn Minh đều có chung một nhận định: Đó là một con người
lười biếng, thiển cận và ngờ nghệch.Cuộc đời Dương Văn Minh cột chặt với biến cố
01-11-1963 và việc chiếm đoạt quyền hành vào cuối tháng 4 năm 1975. Dương Văn
Minh đã mở cửa cho Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm miền Nam-VNCH, bằng cuộc đảo
chánh 01-11-1963, và cũng chính Dương Văn Minh đã dâng trọn miền Nam-VNCH cho
Cộng sản Bắc Việt bằng cái nhãn hiệu “tổng thống” hai ngày.
HAI CUỘC ĐẢO CHÍNH 11/11/1960 VÀ 01/11/1963 (ĐẠI TÁ PHẠM VĂN HƯỞNG TƯỜNG THUẬT)
Phạm Văn Hưởng “…Ba tháng sau khi lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, Mỹ lại bật đèn
xanh cho các Tướng Khánh, Khiêm, Viên làm chỉnh lý ngày 30 tháng 01 năm 1964,
không mất một viên đạn, bắt 4 Tướng Đôn, Kim, Xuân và Đính giam tại Đà Lạt…”
NHỚ NGÀY 1–11-1963: CUỘC ĐẢO CHÁNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM NGÀY 1 - 11 -1963 TẠI NAM VIỆT NAM
Lời tác giả: Trước khi đọc loạt bài “Cuộc đảo chánh lật đổ và
giết chết Ông Ngô Đình Diệm", được chia làm 3 phần : 1/- Tại sao có cuộc đảo chánh
lật đổ ông ngô Đình Diệm? 2/- Diễn tiến cuộc đảo Chánh.3/- Ai ra lệnh giết
chết ông Ngô Đình Diệm ? Người viết xin mời độc giả đọc qua đoạn này, trích
trong bài viết của nhà văn Chu Tất Tiến trước đã, vì gần đây, cho tới bây giờ
mà đó đây người ta vẫn thấy những bài viết của vài “nhà văn lớn“ trên Báo in
cũng như Báo online, phạm phải 3 điểm sai lầm quan trọng nhất trong số những
điều sai lầm:
NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHAN CHÂU TRINH VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO HÔM NAY
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí.... |
Hà Sĩ Phu - Mấy lời viết thêm (26-10-2013) gửi Quốc hội
đang họp tại Hà Nội:
Đọc lại những lời Phan Châu Trinh trước
đây một thế kỷ mà tưởng như lời một Blogger hay một Trí thức phản biện
của ngày hôm nay. Cứ như thể cụ Phan đang nói với kỳ họp Quốc hội lần 6 khóa 13
này, nói về Hiến pháp sắp được thông qua, phản đối chủ trươngđộc đảng và
“sở hữu toàn dân”, phản đối việc cho đạo Khổng nô dịch
dân Việt, yêu cầu phải thực thi tam quyền phân lập và đa đảng đa nguyên...
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013
CỤC ĐỊCH VẬN CỦA CỘNG SẢN HÀ NỘI NHÚNG TAY VÀO VỤ ĐẢO CHÁNH 1963
Ở vào thời điểm 1958, Cục Trưởng Cục Địch Vận của cộng sản Hà
Nội là Võ Văn Thời, 40 tuổi, xuất thân là người miền nam, tập kết ra Bắc 1954.
Võ Văn Thời lúc còn trẻ, có một người bạn rất thân trước khi tập kết ra bắc là
Dương Văn Nhật thường được gọi là anh Ba Nhật. Chính Võ Văn Thời là người móc
nối Dương Văn Nhật tham gia kháng chiến Nam bộ, rồi sau đó Dương Văn Nhật trở
thành đảng viên cộng sản. Năm 1954 Dương Văn Nhật cũng tập kết ra Bắc.
BA THẾ LỰC, MỘT NỖI OAN TÌNH, ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN BỊ XỬ BẮN
Ông Ngô Đình Cẩn là con áp út trong đại gia tộc Ngô Đình. Độc
thân với hơn nửa cuộc đời sống âm thầm lo chăm sóc mẹ già, ông còn lo tổ chức
cơ sở kết nạp những người có lòng với đất nước để hổ trợ cho các anh hoạt động
cách mạng chống thực dân Pháp và chống cộng sản. Tuy ít học, nhưng ông lại hết sức
thông minh và là một người rất có năng khiếu về tình báo và chiến tranh du
kích. Khi Chí sĩ Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh thì tình hình chính trị tại
miền Trung rất khó khăn. Dân tình thì ly tán, đảng phái quốc gia thì chia rẽ,
và việt cộng thì thừa lúc tranh tối tranh sáng hoạt động mạnh mẽ. Trong cơn
nguy biến đó, ông Ngô Đình Cẩn đã tận sức giúp đỡ cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm
tái lập lại niềm tin của đồng bào miền Trung, đặc biệt là Huế. Đảng Đại Việt
Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký thiết lập chiến khu Ba Lòng Vùng Quảng Trị chống
lại chính phủ. Sau khi diệt được chiến khu Ba Lòng một số lãnh tụ Đại Việt bị
bắt. Điển hình là ông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị Trần Điền phải ra tòa và
bị kết án 7 năm tù giam. Vậy mà
ông Ngô Đình Cẩn đã vận động với chính phủ giảm án cho ông không ở tù ngày nào. Sau đó ông Ngô Đình Cẩn
dùng tình thân xóa bỏ lỗi lầm, bằng cách mở trường trung học tư lấy tên là
Trường Trung Học Bình Minh tại Quận III thị xã Huế và giao cho ông Trần Điền
làm Giám Học.
NGUỒN TIN VỀ LUẬT SƯ NGUYỄN THANH LƯƠNG VÀ PHIÊN TÒA XÉT XỬ ĐINH NHẬT UY
Người Dân Ải Nam Quan - Theo
nguồn tin từ Bến Tre, luật sư Nguyễn Thanh Lương đành phải rút lui giữa chừng,
không bào chữa cho Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha trong các phiên Tòa sơ thẩm
của bọn tà quyền tỉnh Long An. Ông cho biết đã có nhiều nguồn đe dọa để ông trở
thành một Lê Quốc Quân thứ hai và giới nội chính ở Sài Gòn nhận định ông bị nhiều
áp lực từ phía nhà cầm quyền, trong đó có sự chỉ đạo của tỉnh ủy Bến Tre và
Liên Đoàn Luật sư nhằm kiểm tra, kiềm tỏa tất cả các hoạt động của Luật sư
Lương. Đồng thời Côn an tỉnh Bến Tre còn biệt phái đặc cách một đại tá an ninh
cao cấp sang nằm vùng, hoạt động trá hình tại Luật sư Đoàn tỉnh Bến tre để theo
dõi luật sư Lương và giám sát lâu dài tất cả mọi hoạt động của luật sư Đoàn làm
cho nhiều luật sư sửng sờ bỡ ngỡ.
BAO GIỜ DÂN VIỆT TRỞ THÀNH NGƯỜI THIỂU SỐ TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG MÌNH
Nguyễn Phúc Bảo Ân
Chuyện Xứ Người:
Thật khó ai có thể
hình dung được rằng vào tháng 10 năm 1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm
một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền - Cộng Hòa Đông Thổ- East Turkistan –
của người Duy Ngô Nhĩ – Uyghur để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4%
vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị
Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một
nữa dân số của xứ tự trị này.
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
SƠ LƯỢC VỀ VỤ ÁN CHỐNG ĐẢNG
Vụ án Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là "Vụ án Tổ chức
chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình
báo cho nước ngoài" do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng
Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo,là vụ bắt giam lâu năm không xét xử
nhiều nhân vật quan trọng trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền tại miền bắc
Việt Nam từ năm 1967 và lần lượt thả từ năm 1973, với cáo buộc là đi theo Chủ
nghĩa Xét lại.
VỤ ÁN XÉT LẠI, PHẦN 2: CHỐNG ĐẢNG HAY CHỐNG TƯỚNG
Trong thế giới Cộng sản những hình tượng như Lenin, Stalin, Mao
Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castro…cùng nhiều lãnh tụ nữa được
các nhà nước cộng sản tô lên những màu sắc huyền thoại nhằm tạo cho dân chúng
niềm tin không có thật vào những thành quả mà những huyền thoại này sẽ dẫn dắt
dân tộc của họ tiến vào thế giới đại đồng, nơi không còn người nghèo và mọi bất
công sẽ biến mất.
VỤ ÁN XÉT LẠI, PHẦN 3: ĐỪNG KÊU OAN CHO NGƯỜI KHÁC
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt nhưng cuộc chiến
trong lòng những người bị bắt, bị lưu lạc tha phương trong vụ án xét lại chống
đảng vẫn không chấm dứt. Trong lòng họ còn rất nhiều điều cần giải tỏa và cho
tới nay, năm 2013, đã 46 năm trôi qua nhưng vẫn chưa thấy ai trong chính quyền
lên tiếng gợi ý về một cuộc điều tra sâu rộng nhằm đưa vụ án này ra ánh sáng
công luận.
VỤ ÁN XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG, PHẦN 4 - NHỮNG NGƯỜI CHE MẮT LỊCH SỬ
Trong tập hai của Bên Thắng Cuộc mang tên Quyền Bính, trong
chương “Tướng Giáp”, Huy Đức ghi lại lời kể của Trần Quỳnh, trợ lý Lê Duẩn nói
về thành phần bị bắt thời gian này: “Những người không tán thành đường
lối chống xét lại của Đảng, một số cán bộ cao cấp và trung cấp theo học ở
trường Đảng cao cấp Liên Xô và trường quân sự cao cấp Liên Xô bàn kế hoạch
chống lại đường lối của Đảng. Họ lập một nhóm vận động thành lập một tổ chức
lấy việc thay đổi Bộ Chính trị làm mục tiêu. Họ nhắm vào những người không đồng
tình với Nghị quyết 9, trước hết là những sĩ quan cao cấp trong quân đội và
những ủy viên trong Trung ương”.
ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG THEO ĐIỀU 88 VÀ ĐIỀU 258 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Không258 - Báo Thanh
Niên số ra ngày 24/10/2013 cho biết (*): "Trong phiên thảo luận tại tổ về dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú
Trọng đã phát biểu: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở
Việt Nam hay chưa."
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013
TÌNH TRẠNG NÔ LỆ TOÀN CẦU, ĐẶC BIỆT LÀ TẠI VIỆT NAM
Trung tuần tháng
10/2013 vừa qua, tổ chức phi chính phủ Walk Free Foundation (WFF), có trụ sở
tại Úc, công bố một bản báo cáo về thực trạng « nô lệ hiện đại » toàn cầu với
bảng xếp hạng 162 quốc gia (Global Slavery Index). Những điều gì đáng chú ý qua
thống kê nghiên cứu của WFF và đặc biệt là thực trạng nô lệ hiện đại tại Việt
Nam ? Đây là các câu hỏi chính đặt ra trong tạp chí Xã hội tuần này của RFI.
VỪA ĐI ĐƯỜNG VỪA KỂ CHUYỆN - MỘT TÁC PHẨM TỰ BIÊN CỦA BỐ GIÀ DÂN TỘC DƯỚI BÚT HIỆU T.LAN
T. LAN
Đi thăm mặt trận
Chuyện này bắt đầu cách đây đã 40 năm về trước.
Chúng tôi được nghe kể lại cách đây hơn 10 năm. Tôi nhớ được thế nào xin thuật
lại thế ấy.
Năm 1950, ta chuẩn bị đánh quét giặc Pháp ra
khỏi đường số 4 và giải phóng biên giới Việt–Trung. Bác định đi thăm mặt
trận.
NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA BỐ GIÀ DÂN TỘC - DO BỐ GIÀ TỰ BIÊN DƯỚI BÚT HIỆU TRẦN DÂN TIÊN
TRẦN DÂN TIÊN
Nhiều nhà văn, nhà báo
Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản
đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình.
Ngày mồng 2 tháng 9
năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày
hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang
nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Ngày thứ hai tôi viết
thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận
được thư trả lời của Hồ Chủ tịch viết như thế này:
"Ngày mai 7 giờ
30 mời chú đến"
Ký tên: HỒ CHÍ
MINH
XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN NHÀ DÂN CHỦ TRẺ LÊ TRÍ TUỆ
TRÍ LỰC
Kính thưa quý vị độc giả trong và ngoài nước.
Kính thưa quý vị độc giả trong và ngoài nước.
Kính
thưa quý diễn đàn của người Việt đang đấu tranh giành lại tự do và dân chủ cho
toàn dân Việt và quang phục quê hương.
Hôm
nay, ngày 06 tháng 5 năm 2009, vừa tròn hai năm, kể từ ngày nhà dân chủ trẻ Lê
Trí Tuệ bị công an mật vụ của chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt cóc tại thủ đô
Nam Vang, Cambodge, vào ngày 6 tháng 5 năm 2007. Mãi đến nay, vẫn chưa có ai
biết được số phận của nhà dân chủ trẻ này hiện giờ ra sao?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)