Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

NHỚ NGÀY 1–11-1963: CUỘC ĐẢO CHÁNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM NGÀY 1 - 11 -1963 TẠI NAM VIỆT NAM


Lời tác giả: Trước khi đọc loạt bài “Cuộc đảo chánh lật đổ và giết chết Ông Ngô Đình Diệm", được chia làm 3 phần : 1/- Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông ngô Đình Diệm? 2/- Diễn tiến cuộc đảo Chánh.3/- Ai ra lệnh giết chết ông Ngô Đình Diệm ? Người viết xin mời độc giả đọc qua đoạn này, trích trong bài viết của nhà văn Chu Tất Tiến trước đã, vì gần đây, cho tới bây giờ mà đó đây người ta vẫn thấy những bài viết của vài “nhà văn lớn“ trên Báo in cũng như Báo online, phạm phải 3 điểm sai lầm quan trọng nhất trong số những điều sai lầm: 
A/- Ông Ngô Đình Diệm bị đảo chánh vì đàn áp Phật Giáo (mà hình thức bắt đầu bị coi là đàn áp Phật Giáo chỉ xẩy ra khi tiến trình (process) đảo chánh đã bắt đầu xẩy ra ở Huế theo âm mưu dàn dựng của ngoại quốc và đám Tướng Lãnh, Sĩ Quan cao cấp trong Quân Đội Nam Việt Nam ham quyền, hám lợi, bị ngoại quốc mua chuộc). 
B/- Ông Ngô Đình Diệm giao các chức vụ quan trọng trong Chính Phủ cũng như Quân Đội cho các nhân vật hầu hết là người Thiên Chúa Giáo cùng tôn giáo với ông Diệm. C/- Chính phủ Mỹ, người Mỹ ra lệnh giết chết ông Ngô Đình Diệm (trong khi thực sự thì chẳng có chính phủ Mỹ hay người Mỹ nào ra lệnh giết chết ông Diệm cả).

Phan Đức Minh                   


CÁI CHẾT ĐAU THƯƠNG CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Trong cuốn Dragon D'Annam, Cựu hoàng Bảo Đại cho biết, vào giai đoạn khó khăn và khẩn trương nhất của VN 1954, nhà vua đã tha thiết mời gọi ông Ngô Đình Diệm, lúc đó là một tu sĩ Thiên Chúa Giáo tại dòng tu Thánh Benedict, New Jersey, Hoa Kỳ, về lãnh đạo và cứu nguy đất nước.

Ông NĐ Diệm làm Thủ Tướng thời Vua Bảo Đại và sau đó được dân bầu lên làm Tổng Thống VNCH.

Ông Diệm lãnh đạo từ 7-1954 cho đến khi Tướng Dương Văn Minh kêu gọi một số tướng lãnh, theo lệnh Mỹ và CIA, làm cuộc đảo chánh và Tướng DV Minh ra lệnh giết chết Ông Diệm vào ngày 2 tháng 11, 1963 cùng bào đệ NĐ Nhu.

Trong chín năm, TT Diệm đã thăng chức tướng lãnh và gắn lon tướng cho hơn hai mươi sĩ quan từ Chuẩn tướng lên Đại tướng. Người ta nhận thấy trong các tướng lãnh do TT Diệm bổ nhiệm, tất cả đều là người PHẬT TỬ. Không có tướng lãnh nào Công Giáo cả. Trung Tướng Trịnh Minh Thế là Phật giáo Hòa Hảo và Thiếu Tướng Văn Thành Cao đạo Cao Đài.

Lịch sử ghi rõ, trong nội các làm việc trực tiếp với TT, TT NĐ Diệm đã bổ nhiệm hơn hai mươi Bộ trưởng và Tổng trưởng. Tất cả đều là Bộ Truởng và Thứ Trưởng người PHẬT TỬ (98 %) - (ngoại trừ 1961 Bộ Trưởng Quốc Phòng Trần Trung Dung là người Công giáo duy nhất).

TT NĐ Diệm đã liên tục chọn Ông Nguyễn Ngọc Thơ, một người Phật Tử thuần túy, làm Phó TT, đứng chung liên danh cho đến khi ngày TT bị thảm sát.

Những chức vụ quan trọng trong chính phủ như Thủ Tướng (Vũ Văn Mẫu), Đô Trưởng Sài Gòn & Gia Định, Tổng Trưởng Ngoại Giao... Đại sứ VN tại Hoa Kỳ (Trần Văn Chuơng), và Âu Châu như Pháp, Đức, Ý, Anh..v..v. TT Ngô Đình Diệm đều dành cho người Phật Tử.

Các tư lệnh quân đoàn cũng vây. Trong bốn quân đoàn của VNCH, quân đoàn ba quan trọng nhất. TT Diệm bổ nhiệm Trung Tướng Tôn Thất Đính làm Tư Lệnh Quân đoàn ba, quân khu ba, và nắm luôn Tư lệnh biệt khu Thủ đô SG. Do đó sau khi được Thượng Toạ Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu áp lực móc nối thì Tướng Tôn Thất Đính theo Tướng DV Minh phản Thầy... thì chắc chắn Ông Diệm phải chết.
Bây giời người viết xin mời quý vị đọc từng phần của loạt bài viết “Cuộc Đảo Chánh ngày 1 tháng 11 - 1963 và Lệnh giết chết ông Ngô Đình Diệm dưới đây “.

1/- Tại sao có cuộc Đảo Chánh lật đổ Ông Ngô Đình Diệm

(Mến tặng những người bạn trẻ của tôi sinh trưởng sau sự kiện lịch sử này và đang sống bất cứ ở đâu trên trái đất này: trong hay ngoài nuớc Việt Nam).

California - U.S.A.
Phan Đức Minh
1.- Tình hình trước khi xẩy ra cuộc Đảo Chánh:

* Những tháng giữa năm 1960, Ông Diệm với tư cách Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân Khu I - 2 - 3 - 4 và Quân Khu Thủ Đô để nói chuyện với các Sĩ Quan thuộc các Quân Binh Chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng: Người Mỹ muốn đổ các đơn vị tác chiến (Combatant Units) của họ vào lãnh thổ Nam Việt Nam để đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến trường này. Tại Hội trường Bộ Tư lệnh Quân Khu I, Đà Nẵng, trước mặt rất đông Sĩ Quan: cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, Ông Diệm đã nói rõ ý chí của Ông là nhất định không chấp nhận cho người Mỹ đổ quân tác chiến vào Nam Việt Nam mà chỉ chấp nhận vai trò của người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà. Ông nói: “Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện của Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế của người Mỹ, nhưng chúng ta không cần, và nhất định không chấp nhận để cho người Mỹ chiến đấu thay thế cho chúng ta trong công cuộc bảo vệ Quê Hương, Đất Nước này. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghĩa, mất sự hậu thuẫn của nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng Thống bù nhìn và anh em, các Sĩ Quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc... “. Ông nói thật nhiều, với tất cả tấm lòng và trái tim của Ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các Sĩ Quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến trường khắp các Vùng Chiến Thuật (Tactical Areas), hãy cùng Ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi sức ép bất cứ từ đâu đến! Những cánh tay giơ lên, những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội Trường Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I - Quân Khu I. “Quyết tâm ủng hộ Tổng Thống ! Quyết tâm giữ vững lập trường chiến đấu của Tổng Thống để bảo vệ Tổ Quốc !“

Tôi lúc đó chỉ là một Chuẩn Uý hiện dịch, nhưng với cái vốn kinh nghiệm gần 7 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, 2 lần bị Tây bắt nhốt đầu vào tù. Lần thứ 2, tôi tự nguyện nằm chờ ở ruộng lúa Tiên Hưng, Tỉnh Thái Bình, chờ cho quân đội Pháp đến bắt để thoát ly khỏi hàng ngũ kháng chiến do Đảng cộng sản lãnh đạo, để khỏi làm liên lụy đến người thân, bạn bè của tôi còn trong hàng ngũ kháng chiến vì tôi đã biết: người Pháp bắt không đáng sợ khi họ đã bắt được mình, như qua lần thứ nhất bị bắt, họ đối xử rất nhân đạo, không như cộng sản. Lại hơn 6 năm chống cộng sản, xuất thân từ một Binh nhì trong Quân đội quốc gia Việt Nam (Private/ Soldat de 2ème classe, không theo học trường Sĩ Quan nào cả) tôi cũng đủ trí khôn để thông cảm với những khó khăn, nguy hiểm đang đợi chờ Ông Diệm, vị Tổng Thổng đầu tiên của nền Cộng Hoà non trẻ tại Nam Việt Nam. Tôi thấy ông Diệm thật vô cùng can đảm coi cái chết cho Tổ Quốc, cho dân tộc quá nhẹ nhàng, dám chống lại những thế lực lúc đó ai cũng phải kiêng nể. Tôi nhìn các Sĩ Quan đàn anh đứng chung quanh, hình như ai nấy đều linh cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng Thống khả kính và can đảm của mình. Phải thành thực mà công nhận rằng: vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của Ông Diệm, Quân Đội ra Quân Đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ Quan ra Sĩ Quan, chớ không có... hổ lốn, bát nháo như một số khá đông của những thời gian sau này, sau khi Ông Diệm không còn nữa. Tôi không phải là người công giáo như Ông Diệm, mà chỉ là một quân nhân hiện dịch thuần tuý, đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết, nhưng cũng thấy mắt mình nhoà đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ, che chở cho Ông, cũng như cho Đất Nước này…

• Ngày 19-6 -1960: Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow, gửi cho ngoại trưởng Mỹ, Christian Herter ở Hoa Thịnh Đốn 1 điện văn mật thông báo tình hình Sài Gòn: Có thể có 1 cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chính quyền của Ông Diệm, trong khi đó ở nông thôn, hoạt động của cộng sản gia tăng mạnh mẽ. Phần cuối, bản văn kết thúc “Nếu thế đứng của Ông Diệm tiếp tục giảm sút, không còn phù hợp với tình thế chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh tại đây nữa thì có thể là điều mà chính phủ Hoa Kỳ nên tính đến những phương cách khác để hành động và thay thế người lãnh đạo hầu đạt đến những mục tiêu của chúng ta..." (If Diem’s position in the country continues to deteriorate as result failure adopt proper political, psychological, economic and security measures, it may become necessary for US Government to begin consideration for alternative courses of action and leaders in order to achieve our objectives…).

* Ngày 11-12 tháng 11-1960: Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Lữ Đoàn nhẩy dù và Trung Tá Vương Văn Đông (nhưng ban đầu chủ yếu lại là Vương Văn Đông) chỉ huy một lực lượng quân sự gồm nhiều Tiểu Đoàn nhẩy dù và 1 đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, bao vây dinh Tổng Thống để làm một cuộc đảo chánh với lý do được công bố trên đài phát thanh Sài Gòn đã bị quân đảo chánh chiếm giữ “... Ông Diệm đã tỏ ra không đủ khả năng cứu đất nước khỏi họa cộng sản cũng như bảo vệ sự đoàn kết quốc gia… - Diem has shown himself incapable of saving the country from Communism and protecting national unity… “

Biết rằng cuộc âm mưu đảo chánh này không do những nhân vật chính trị có danh tiếng, không có hậu thuẫn chính trị thực sự của dân chúng, không có sự tham gia của các Tướng Lãnh cũng như lực lượng quân đội dưới quyền cho nên Ông Diệm tạo thế trì hoãn, thoái thác nhượng bộ trước sự đòi hỏi của phe đảo chánh là từ bỏ chính quyền và đợi cho các lực lượng quân đội, hầu hết vẫn còn trung thành với ông, từ các nơi kéo về dẹp loạn. Cuộc đảo chánh bất thành vì quá non kém về tổ chức, lãnh đạo cũng như đường lối chinh trị và quân sự. Tuy nhiên cuộc đảo chánh bất thành này đã đem lại cho chính quyền của Ông Diệm những bài học quan trọng:

A.- Cộng sản càng tích cực tung cán bộ vào thành phố khai thác những mâu thuẫn, bất đồng giữa chính quyền và các nhân vật, các nhóm chống đối tại thành thị. Những mâu thuẫn này tất nhiên phải có trong hoàn cảnh miền Nam Việt Nam đang phải thực hiện một xã hội tương đối tự do, dân chủ, phồn thịnh (hơn hẳn miền Bắc), cùng một lúc phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lăng, phá hoại toàn diện của cộng sản Hà Nội, được chỉ đạo và yểm trợ từ Mạc-Tư-Khoa cũng như từ Bắc Kinh, theo “ Đường lối cách mạng vô sản toàn cầu của Đệ Tam Quốc tế - Global Proletarian Revolution Policy of the Third International “.

B.- Thi hành 1 đường lối vô cùng khó khăn khả dĩ đáp ứng được nhu cầu của tình thế:

* Giữ vững chính quyền đang bị âm mưu khuynh đảo từ bên ngoài do bọn tài phiệt quốc tế, ở bên trong thì do cộng sản chỉ đạo. Ngay trong nội bộ hàng ngũ quốc gia cũng có những phần tử ham danh, hám lợi cũng như quyền lực đang chờ đợi thời cơ để hành động.

* Giữ vững tinh thần kỷ luật và lòng trung thành của quân đội, là sức mạnh bảo vệ chính quyền, chế độ. Đồng thời giữ vững sự đoàn kết các tôn giáo là sức mạnh hậu thuẫn của nhân dân, nhưng cả hai: Quân Đội và Tôn giáo lại là những mục tiêu quan trọng nhất mà cả 3 lực lượng chống phá nói trên đang nhắm vào để làm nổ bùng một cuộc đảo chánh khác, có tầm vóc quy mô, có tổ chức tinh vi hơn cuộc đảo chánh đã thất bại một cách dễ dàng ngày 11 tháng 11 năm 1960.

* Ngày 20-12-1960: Để đánh lừa dư luận quốc tế, để thu hút các nhóm chống đối và lôi kéo nhân dân Miền Nam, cộng sản Hà Nội tuyên bố chính thức cho ra mắt công khai Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tại 1 Chiến Khu (Strategic War Zone) của cộng sản tại phiá Đông của Nam Việt Nam, thành phần bao gồm chừng 100 nhân vật nói là đại diện cho các nhóm chính trị đối lập với chính quyền, đại diện cho các tôn giáo có mặt tại Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang còn sót lại sau khi bị quân chính phủ đánh tan trong các chiến dịch hành quân tại miền Tây trước đó vài ba năm. Mặt trận này thực sự đặt dưới quyền lãnh đạo của một cán bộ cao cấp của Hà Nội, thuộc Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (Political Bureau of the Party’s Central Committee).

• Ngày 1 tháng 4 - 1961: Cộng sản tung 1 Tiểu Đoàn chủ lực quân, có du kích địa phương tăng cường, gồm hơn 400 quân, tấn công thử sức vào 1 ngôi làng chiến đấu kiểu mẫu của “Quốc sách ấp chiến lược - National policy of Strategic Hamlets” thuộc Tỉnh Kiến Hoà, nhưng bị quân đội Cộng Hoà đánh tan và bị thiệt hại nặng nề. Hai ngày sau, cộng sản thử sức lần nữa bằng cách tấn công vũ bão và bất ngờ vào khu vực Bến Cát, phía Bắc Sài Gòn, nhưng hơn 100 quân cộng sản bị quân Cộng Hoà tiêu diệt, bỏ xác tại trận. Cộng sản buộc phải đổi hướng, tập trung nỗ lực vào những hoạt động võ trang phá hoại tại các thành phố, tung cán bộ len lỏi vào trong các tầng lớp nhân dân, hàng ngũ tôn giáo có đông đảo quần chúng nhưng hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, để tìm cơ hội gây xáo trộn chính trị tại các thị trấn, nơi tập trung đông đảo dân cư, làm suy yếu chính quyền Miền Nam thay vì nôn nóng giành chiến thắng quân sự để hỗ trợ cho các hoạt động chính trị và ngoại giao.

• Ngày 12-5-1961: Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, trong cuộc viếng thăm Á Châu, đã gặp Tổng Thống Diệm tại Sài Gòn. Ông Johnson ca tụng Tổng Thống Diệm là một Churchill của Á Châu và nói: “Đối với thế đứng của Hoa Kỳ tại Á Châu, Tổng Thống Diệm là nhân vật, là người bạn không thể thiếu được.” Tuy nhiên, khi trở về Mỹ, ông Johnson lại báo cáo cho Tổng Thống Kennedy cũng như cho các nhân vật chính trị cao cấp biết rằng: Ông Diệm vẫn giữ vững lập trường không cho quân chiến đấu của Hoa Kỳ vào Việt Nam, trừ phi cộng sản Hà Nội xua quân tràn qua vĩ tuyến 17 một cách đại quy mô như cộng sản Bắc Hàn đã xua quân tràn qua vĩ tuyến 38 hồi 1950.

* Ngày 18-9-1961: Cộng sản bất thần mở trận đánh lớn cấp Trung Đoàn (Regiment), tung 1,500 quân bao vây và đánh chiếm Tỉnh Lỵ Phước Vinh, sau khi đã mở chiến dịch gồm 41 trận đánh lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ Miền Nam để áp đảo và chia sẻ lực lượng đối phương. Sau đó 3 tuần lễ, tại diễn đàn Quốc Hội, Tổng Thống Diệm chính thức tuyên bố với quốc dân và thế giới là Việt Cộng, với sự chỉ đạo và yểm trợ của cộng sản quốc tế đã chính thức biến cuộc chiến tranh du kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà thành một thứ chiến tranh xâm lăng quy mô thực sự, có sự tham chiến của quân chính quy cộng sản, được trang bị tối tân và hùng hậu… Bọn tài phiệt quốc tế, buôn bán chiến tranh, càng thêm cơ hội để tung tiền và thủ đoạn để đưa đám “Lobbyists“ vào các hành lang, ngõ ngách của Quốc Hội, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, dọn đường cho một kế hoạch ào ạt đổ quân tác chiến của Mỹ và lôi kéo một số đơn vị quân đội Đồng Minh vào chiến trường Nam Việt Nam. Chậm chân là thiệt hại cả... núi đô la chớ không phải chuyện đùa. Nhưng, lại tiếng nhưng ở chỗ này ! Nhưng Ông Diệm nhất định không chấp nhận cho quân đội tác chiến của Mỹ chiến đấu tại Nam Việt Nam. Còn Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy thì cũng không hăng hái, thiết tha cho lắm với việc đổ quân tác chiến của Mỹ vào chiến trường Miền Nam trong hoàn cảnh lúc này vì nó không như lúc cộng sản Bắc Hàn xua quân cấp Quân Đoàn (Army Corps) tràn qua vĩ tuyến hồi năm 1950… Ông Kennedy vẫn trung thành với “Đường lối ngăn chặn - Containment Policy “ để chống lại sự bành trướng của phong trào cộng sản trên thế giới từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, bằng những phương cách ít tốn sinh mạng người Mỹ nhất, trừ trường hợp nền an ninh của Mỹ bị đe dọa trực tiếp, nghĩa là ông Kennedy chỉ chấp nhận hy sinh nhân mạng của Mỹ trong Trường hợp bất khả kháng - In case of absolute necessity“. Thế thì “chúng nó“ bắt buộc phải loại trừ Ông Diệm khỏi ngôi vị lãnh đạo Nam Việt Nam trước đã, và sau đó bất cứ kẻ nào làm ngăn trở việc đổ quân tác chiến của Mỹ vào Nam Việt Nam cũng đều bị “chúng nó“ xoá sổ hết (kể luôn cả Tổng Thống Mỹ).

* Ngày 2-1-1963: Tại Ấp Bắc, cách Sài Gòn 40 dậm về phiá Đông Nam, gần 2 Trung Đoàn, 2,500 quân thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, trang bị vũ khí tự động, có xe tăng, thiết vận xa, pháo binh và không quân (cả khu trục cơ lẫn trực thăng) yểm trợ, mở cuộc hành quân bao vây, tiêu diệt 1 lực lượng cộng sản gồm chừng I Tiểu Đoàn (Battalion) hơn 300 quân chủ lực địa phương, với hoả lực yếu kém hơn rất nhiều, lại không có xe tăng cũng như không quân, pháo binh yểm trợ. Kết quả thật là đau buồn: Cộng quân thoát khỏi vòng vây vào ban đêm, gần như toàn vẹn chủ lực, sau khi đã gây cho quân chính phủ những tổn thất đáng kể. Thật là một cơ hội bằng vàng để bọn tài phiệt quốc tế dùng ảnh hưởng, sức mạnh của đồng đô la để lái các cơ quan truyền thông, hướng dẫn dư luận, gây áp lực tại Hoa Kỳ, từ Quốc Hội cho đến chính phủ phải bằng mọi giá đổ quân tác chiến của Mỹ vào Việt Nam ngay lập tức. Nếu không, “Tiền đồn chống cộng“ của Mỹ tại Á Châu sẽ xụp đổ và “Chính sách ngăn chặn cộng sản“ của Mỹ trên thế giới sẽ thất bại và... nền anh ninh của chính nước Mỹ cũng sẽ bị lâm nguy... Chúng đem câu nói của Lenin, Sư Tổ của cách mạng vô sản 1917 tại Nga, người đã mở đường cho phong trào cộng sản thế giới bùng ra hết cách ngăn cản sau thế chiến thứ 2, mà dọa cả nước Mỹ. “Trước hết, chúng ta hãy chiếm giữ Đông Âu, rồi nắm lấy khối quần chúng khổng lồ ở Á Châu, sau đó bao vây Hoa Kỳ là thành lũy cuối cùng của chủ nghĩa tư bản. Chúng ta khỏi phải đánh đấm chi cả, Hoa Kỳ cũng sẽ rơi vào tay chúng ta như một trái cây đã chín rữa". - "First, we will take eastern Europe, then the masses of Asia, then we will encircle the United States which will be the last bastion of Capitalism. We will not have to attack, it will fall into our hands like an overipe fruit.” (The Death of A Nation - John A. Stormer - The Liberty Bell Press - Florissant Missouri, July 1978, Page 14).

* Ngày 8-5-1963: Dưới sự phù phép của CIA Mỹ, cộng thêm mưu mô của cộng sản Xứ Uỷ miền Trung Việt Nam, bùng nổ vụ rối loạn, chống đối ở Cố Đô Huế, giữa hàng chục ngàn tín đồ Phật Giáo với nhân viên chính quyền địa phương và các lực lượng an ninh. Tổng Thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia là vụ này có bàn tay của cộng sản nhúng vào, gây thêm tình trạng khó khăn cho địa phương, tạo thêm sự mâu thuẫn trầm trọng giữa chính phủ và 1 tôn giáo lớn trong nước. Cuộc rối loạn ngày càng gay go, dữ dội, quyết liệt và biến sang hình thức “Một tôn giáo lớn nhất trong nước - thường kể luôn cả những người chỉ theo “ Đạo thờ cúng Ông Bà “, những người (trong đó có cả tôi) 1 năm chỉ ngày Tết theo gia đình đến Chùa Lễ Phật 1 lần, còn ngoài ra không biết gì cả), không được đào tạo, huấn luyện, sinh hoạt tôn giáo chặt chẽ - chống lại một hệ thống chính quyền được lãnh đạo bởi 1 Tổng Thống là người thuộc Giáo Hội Công Giáo La Mã.“

Phía chính phủ thì lên tiếng: Tổng Thống Diệm sử dụng người theo nguyên tắc thông thường của các nhà lãnh đạo là căn cứ vào tài năng, đức độ, sự tin cậy, thích hợp cho công việc và lợi ích quốc gia, chớ không phải vì kỳ thị tôn giáo…(Sau 1975, Cộng sản Việt Nam đàn áp tôn giáo, kìm kẹp kẻ đối lập, áp bức dân chúng gấp triệu lần Ông Diệm, mà sao chưa thấy phe phái nào biểu tình, chống đối để lật đổ chính quyền? Hay nhỉ ! Chẳng lẽ cộng sản nó tài, nó giỏi đến thế !).

Sự rối loạn càng bùng lên dữ đội và lan mạnh tới các thành phố lớn rồi di chuyển trung tâm đấu tranh chống chính phủ về ngay tại Thủ Đô Sài Gòn, nơi tập trung các cơ quan quyền lực quốc gia, các Toà Đại Sứ ngoại quốc, cũng như các cơ sở truyền thông quốc tế. Tại đây, Thượng Toạ Thích Trí Quang, một trong những vị lãnh đạo cao cấp, có uy lực của Phật Giáo, gốc người Bắc Việt, 2 lần bị Pháp bắt vì tình nghi có liên lạc với Việt Minh (cộng sản), được biết là một nhân vật tôn giáo vận đặc biệt trong hoạt động chính trị, của cộng sản từ năm 1946, cùng lúc với người viết bài này đang đứng trong hàng ngũ kháng chiến, có chút chữ nghĩa và người thân ở cấp trên che chở, nên được làm việc tại cơ quan Tuyên Huấn, được phép đọc nhiều sách báo của cộng sản nên biết được sự việc.. Dưới sự lãnh đạo của cộng sản, ông Thích Trí Quang đứng ra phát động và lãnh đạo cuộc đấu tranh của dân chúng. Thượng Toạ thông báo cho phía Mỹ biết là người Mỹ phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của chính quyền Sài Gòn do Mỹ ủng hộ… (Thich Tri Quang, a politically sophisticated monk of North Vietnamese origin, twice arrested by French on suspicion of Vietminh connections, stirs the people against Diem and informs US officials, whom he holds responsible for Diem because of US support…).

* Ngày 7-6-1963: Bà Ngô Đình Nhu lên tiếng tố cáo trước dư luận là người Mỹ đã cố tình nhúng tay vào, tạo nên vụ biến động này và thúc đẩy cho ngày một thêm trầm trọng, phức tạp thêm, nhằm khuynh đảo chính quyền của Tổng Thống Diệm vì Tổng Thống Diệm cương quyết không chấp nhận chính sách can thiệp chính trị và quân sự của người Mỹ, là chính sách đi ngược lại ý nguyện và quyền lợi của dân chúng Nam Việt Nam.

* Ngày 11-6-1963: Thượng Toạ Thích Quảng Đức (theo kế hoạch của ông Thích Trí Quang) tự thiêu ngay tại trung tâm thủ đô Sài Gòn, để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ. Dư luận dân chúng trong nước và thế giới bị xúc động mạnh. Báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông khác, nhất là tại Mỹ (đã bị lâm trận hoả mù của bọn Lobbyists nói ở trên) khai thác tối đa vụ này theo chiều hướng “ Phải thay thế ngay người lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam“. Đang cơn dầu sôi lưả bỏng như thế thì Bà Ngô Đình Nhu, vì tức giận người Mỹ và lực lượng đấu tranh nên đã nóng giận, mất sự khôn ngoan, bình tĩnh cần thiết trước tình thế bất lợi cho chính phủ. Bà Nhu lên tiếng mạt sát, thoá mạ cuộc tự thiêu của Thượng Toạ Quảng Đức. Thật là “Lửa đã đỏ lại đổ thêm dầu “. Điều này làm cho dư luận dân chúng thêm phẫn nộ, nghiêng hẳn về phía lực lượng đấu tranh chống chính phủ.

* Ngày 27-6-1963: Thấy tình hình Sài Gòn rối loạn, khó gỡ được ra, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bổ nhiệm Ông Henry Cabot Lodge, thuộc Đảng Cộng Hòa, sang Sài Gòn giữ chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ, thay thế cho Đại Sứ Nolting, người đang tỏ ra bất lực trong việc gỡ rối cho tình hình Sài Gòn theo chiều hướng có lợi cho chính sách của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Thực tâm Tổng Thống Kennedy là chỉ gỡ rối sao cho êm đẹp, thuận lợi cho đường lối, chính sách của Hoa Kỳ, của Ông Kennedy, chớ Ông Kennedy lúc này không hề nghĩ đến việc lật đổ Ông Diệm, nhất là không bao giờ nghĩ đến việc phải giết Ông Diệm. Ông Cabot Lodge được giới chính trị và truyền thông Hoa Kỳ coi là “ Một con cáo già chính trị “ và đồng thời là một “Chuyên viên đảo chánh”, và hiện đang theo đuổi một chính sách mang tính cách “ Diều hâu “ khác hẳn với Ông Kennedy về vấn đề Việt Nam. Một Cabot Lodge, cáo già chính trị, chuyên viên đảo chánh, không cùng 1 Đảng với Ông Kennedy, thuộc Đảng Cộng Hòa, có nhiều liên hệ với quyền lợi của bọn tài phiệt buôn bán chiến tranh, mà sang làm Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thì tình hình sẽ ra sao? Cabot Lodge được cử sang Sài Gòn với nhiệm vụ “gỡ rối - Untangling“ tình hình, nhưng Cabot Lodge lại quyết định chọn “phương cách gỡ rối “ bằng một “Cuộc đảo chánh - Coup d’ état “ êm ái, nhẹ nhàng, không chọc giận Ông Kennedy, sinh trưởng trong 1 gia đình theo đạo Thiên Chúa, nghĩa là chỉ cần đẩy Ông Diệm ra khỏi ngôi vị lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam, đưa Ông Diệm đi sống lưu vong ở một quốc gia nào đó nằm trong “Quỹ đạo chính trị - Political circle “ của Hoa Kỳ, như Đài Loan, Thái Lan chẳng hạn là đủ rồi. Sau đó, Cabot Lodge sẽ dựng lên một thứ chính quyền mới hoàn toàn biết vâng phục theo ý muốn của Hoa Kỳ, hay đúng ra trong lúc này, là ý muốn của “Giới tài phiệt - Financial Oligarchy “ của Mỹ đang tính chuyện kiếm lời thật lớn lao trong cuộc chiến tranh đang xẩy ra trên đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng đầy đau khổ, máu xương và nước mắt này… Đây cũng là sự mở đường cho quân đội Mỹ nhẩy vào chiến cuộc Việt Nam từ năm 1965 bằng cả sức mạnh của Hải - Lục - Không - Quân, dư sức đánh thắng bất cứ cuộc chiến tranh quy ước (Conventional war) nào, nhưng với chiến tranh nhân dân (People’s War), địch thấy ta, nhưng ta không thấy địch, sau khi ta bị chết một số quân, tràn vào mục tiêu thì địch biến mất, chỉ còn lại từng đám ông già, bà lão trẻ em, có khi ta nổi điên tức giận, xả súng bắn luôn đám dân vô tội này, chưa kể những trường hợp nổi điên, lôi đầu vài người đàn bà vào xó xỉnh nào đó hiếp dâm cho hả giận thì quân ta chỉ có …từ chết đến bị thương lê lết. Đánh muôn năm, càng đánh càng lún sâu vào vũng lầy thất bại. Đối phương có chính nghĩa, đánh đến … người dân cuối cùng để chống xâm lăng, bảo vệ Tổ Quốc.Do đó cuộc chiến tranh này đã ghi vào Lịch Sử cũng như Quân Sử Hoa kỳ là cuộc thua trận đầu tiên một cách thê thảm… Kissinger phải đi đêm với Trung Cộng, chịu mọi giá xin cho được cái “ Agreement of cease-fire “ đễ Mỹ rút quân cho có giấy, có tờ tại cuộc Hoà Đàm tại Paris, chớ không thì bọn Việt Cộng hăng máu, nắm thế thượng phong, với sự yểm trợ hết mình của Liên Sô và cả Trung Cộng, đòi đánh cho Mỹ phải chạy vô điều kiện, không hiệp ước, Hoà Đàm chi cả…

* Đó ! Câu trả lời cho cái đầu đề của bài viết này “ Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đình Diệm?“ Thiết tưởng đã đủ rõ ràng, khả dĩ góp phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ 1 trang lịch sử cận đại của một đất nước, một dân tộc anh hùng, nhưng quá bé nhỏ trước nanh vuốt của một bầy thú dữ khổng lồ...

Xin mời đón xem 2 bài kế tiếp : 1/- Diễn tiến cuộc Đảo Chánh. 2/- Ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm ?


NHỚ NGÀY 1 THÁNG 1 -1963: DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH LẬT ĐỔ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

 

Đi vào con đường đảo chánh : Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting, hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác. Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy, vốn không thích thú lắm với chính sách can thiệp sâu đậm của Mỹ vào cái "Vũng lầy Việt Nam" ngay từ khi vào Toà Bạch - Ốc, để phải đối đầu trực tiếp với Liên Sô và Trung Cộng, đành phải chọn Ông Henry Cabot Lodge thuộc Đảng Cộng Hòa - một tay cáo già chính trị, từng nhiều phen giải quyết gọn lẹ những vấn đề của Mỹ tại nhiều quốc gia trên thế giới - sang Sài Gòn thay thế Ông Nolting trong việc gỡ rối tình hình. Khi cần thay thế một chính quyền tại quốc gia nào đi ngược lại quyền lợi của Mỹ là Cabot Lodge làm xong ngay. Thực tâm Ông Kennedy là muốn Cabot Lodge sang Sài Gòn giàn xếp sao cho ổn thoả, có lợi cho đường lối, chính sách và quyền lợi của Mỹ tại đây; nhưng Cabot Lodge thì ngay từ lúc nhận lệnh để lên phi cơ sang Sài Gòn, là đã tính ngay chuyện loại Ông Diệm ra khỏi chính quyền, thay thế bằng một người hay một nhóm nhân vật lãnh đạo mới, biết vâng phục đường lối của Mỹ trong lúc này (bị bọn tài phiệt thao túng theo đường hướng buôn bán chiến tranh, đổ quân tác chiến của Mỹ vào chiến trường Việt Nam).


Khi Cabot Lodge nhận nhiệm vụ bước lên phi cơ sang Sài Gòn thì giới truyền thông của Mỹ đã nói chắc như đinh đóng cột là " In Washington, the Kennedy administration begins seriously speculating on a coup against Diem), nghĩa là nói thẳng ra rằng Cabot Lodge sang Sài Gòn với sứ mạng lật đổ Tổng Thống Diệm. Cabot Lodge biết rõ rằng thuyết phục một số Tướng Lãnh có quyền, có quân trong tay đứng ra làm cuộc đảo chánh chẳng mấy khó khăn vì chuyên viên đảo chánh này đã có sẵn trong tay những "Bảo bối quan trọng, thiết yếu nhất;" chỉ việc đem ra sử dụng mà thôi. Đó là:



A.- Trong tình trạng rối loạn trước mắt, Cabot Lodge đánh trúng tim những "Người hùng Quân Đội" là phải ra tay gấp để cứu dân, cứu nước. Tướng Lãnh không thể ngồi yên để trông thấy nhà tan, nước mất...



B.- Các Tướng Lãnh, những người anh hùng của đất nước phải nắm lấy chính quyền. Chỉ có các Tướng Lãnh mới đủ khả năng và uy thế để lãnh đạo đất nước này đi đến chiến thắng, vinh quang, tự do, hạnh phúc vv...



C.- Cabot Lodge lại còn có một thứ vũ khí vô cùng mạnh mẽ, được liệt vào hàng "Siêu hoả lực - Superfirepower", còn hơn cả bom A, bom H, hơn cả phi đạn tầm xa, tầm cụt, đánh đâu thắng đó. Đấy là "vũ khí Đô La". Dùng cả đống đô la (giá trị năm 1963) để lôi kéo 1 số Tướng Lãnh có quyền lực, có quân trong tay vào hàng ngũ đảo chánh trong tình thế Sài Gòn sôi sục đấu tranh như thế thiết tưởng chẳng phải chuyện khó khăn đối với Cabot Lodge, chuyên viên nhà nghề trong những áp-phe đảo chánh. Tướng nào còn do dự, lưng chừng, không quyết tâm đảo chánh thì "Bộ chỉ huy đảo chánh" phải thuyết phục, hù dọa và... chi tiền. Tiền đã có người lo rồi. Sĩ Quan cao cấp nào tỏ ra ương ngạnh, trung thành tuyệt đối với Ông Diệm thì bắt buộc phải dùng biện pháp mạnh cuối cùng là "xoá sổ luôn". Mục này dễ thôi! Chỉ cần triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Bộ Tổng Tham Mưu với sự có mặt bắt buộc của các Tướng Lãnh, các Tư Lệnh Quân Đoàn, Sư Đoàn, các Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, các cơ quan trọng yếu của Quân Đội. Ai không quyết tâm, dứt khoát lật đổ Ông Diệm, hay bỏ ra ngoài phòng họp để phản đối thì lực lượng an ninh (đã chọn lựa kỹ càng) phải bắn hạ ngay tức khắc khi kẻ đó vừa bước chân ra khỏi cửa phòng họp, bất kể kẻ đó là ai. Có thế thiên hạ mới sợ mà phải đi theo. Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng đặc biệt - người quân nhân thật sự anh hùng, với tinh thần "Uy vũ bất năng khuất" - là một trường hợp điển hình. Ông đã bị bắn gục ngay khi ra khỏi cửa phòng họp vì Ông không chấp nhận cúi đầu khuất phục trước áp lực của đám người bội phản, bị xúi giục bởi đồng Đô La của ngoại quốc.



* Ngày 4-7-1963 : Tướng Trần Văn Đôn, người đang giữ chức vụ chỉ huy cao nhất trong Quân Đội, thông báo cho Lucien Conein, nhân vật cao cấp của cơ quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA: Central Intelligence Agency) tại Sài Gòn biết là một vài Tướng Lãnh của Quân Đội Việt Nam... đã ô kê theo kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị cuộc đảo chánh lật đổ Ông Diệm. Tướng Trần Thiện Khiêm, người được Tổng Thống Diệm tin cậy vì đã đem quân từ vùng 4 Chiến Thuật về giải cứu Tổng Thống đầu tiên trong vụ đảo chánh hụt của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông (1960), và được CIA của Mỹ nhắm mua chuộc, lôi kéo để sử dụng khi cần, mới là người lãnh đạo kế hoạch này, nhưng Tướng Khiêm khôn ngoan lắm, cứ đóng vai chỉ huy ở hậu trường, đề phòng những trường hợp “Mưu sư tại nhân, thành sự tại Thiên - L’ homme propose, Dieu dispose “ khó ai biết trước được.



* Ngày 20-8-1963 : Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị của Tướng Trần Văn Đôn (xưa nay được Ông Diệm tin cậy vì là một trong số những Tướng Lãnh được coi là có thực tài, xứng đáng với cấp chức được giao phó) ban hành Lệnh Thiết Quân Luật - Declaring Martial Law) để giữ vững tình hình và đối phó hiệu quả với cuộc chiến tranh phá hoại của cộng sản trên mọi lãnh vực và trong tình thế hiện tại. Mục đích thực sự của số Tướng Lãnh cầm đầu âm mưu đảo chánh là dựa vào tình trạng thiết quân luật để xiết chặt an ninh, bố trí quân đội cần thiết cho cuộc đảo chánh.



Tổng Thống Diệm thì lại nghĩ khác. Ông Diệm nhận thấy tình hình đã đến lúc cần phải tập trung và bố trí lực lượng quân đội để cho bào đệ của Ông, Ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu - Người được dư luận đánh giá là viên cố vấn an ninh, chính trị xuất sắc, có mưu lược, khôn ngoan, ra tay dập tắt dứt khoát cuộc âm mưu lật đổ chính quyền. Mang đầy tính chất phức tạp:



* Có khá đông dân chúng bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh một cách nghiêm trọng thật sự.



* Mang mầu sắc Chiến tranh tôn giáo.



* Được một phần quan trọng quân đội chính phủ ủng hộ.



* Được người bạn Đồng Minh khổng lồ hậu thuẫn cho mình xưa nay; nay xoay chiều, khuynh đảo chính mình để thay thế bằng một lá bài khác.



* Đươc cộng sản quốc nội cũng như quốc tế chú tâm khai thác triệt để hầu làm tan rã một chính quyền chống cộng quyết liệt, và chống cộng có Đường Lối, Sách Lược mang lại hiệu quả rõ ràng.



* Ngày 21-8-1963 : Tình trạng càng trở nên phức tạp, nguy hiểm khi quân đội trung thành với chính phủ, đồng loạt mở cuộc tấn công vào các Chùa chiền tại Sài Gòn, Huế và vài thành phố lớn khác; nhằm truy lùng, bắt bớ các nhân vật chính trị đối lập, tu sĩ, tăng ni, sinh viên, bị coi là những thành phần cốt cán của lực lượng đấu tranh chống chính phủ.



* Ngày 22-8-1963 : Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu, Giáo Sư Thạc Sĩ (*) Luật Khoa, một Phật tử từ chức và cạo đầu (như các tăng ni) để phản đối sự đàn áp của chính phủ. Đại Sứ Hoa Kỳ, Henry Cabot Lodge, báo cáo về Hoa Thịnh Đốn: Ông Ngô Đình Nhu là người chủ động trong công cuộc đàn áp triệt để này và xác nhận: Các Tướng Lãnh chính thức yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ tích cực cho cuộc đảo chánh đang được xúc tiến tổ chức.



* Ngày 24- 8- 1963 : Hoa Thịnh Đốn ra lệnh cho Cabot Lodge, liên lạc với Tổng Thống Diệm và yêu cầu Tổng Thống loại bỏ ngay Ông Nhu ra khỏi bộ máy chính quyền Sài Gòn. Nếu không thì chính Tổng Thống Diệm cũng là người phải ra đi.



Thich Tri Quang, the politically ambitious buddhist monk who helped overthrow Diem's government



* Ngày 26-8-1963 : Đại Sứ Mỹ, Cabot Lodge trực tiếp gặp Tổng Thống Diệm để bàn về việc loại bỏ Ông Nhu và thay đổi chính sách. Tổng Thống Diệm nghiêm khắc, nhìn thẳng vào mặt Cabot Lodge, và nói Ông dứt khoát không loại bỏ Ông Nhu và không bàn chuyện thay đổi chính sách với Cabot Lodge. Cabot Lodge sau đó, thúc bách chính quyền Kennedy (cho đến lúc này vẫn còn chưa mạnh mẽ, thống nhất ý chí trong việc lật đổ Tổng Thống Diệm - Lodge presses the Kennedy administration, still badly divided over the issue of encouraging a coup, to support the dissident Generals...) ủng hộ các Tướng Lãnh để lật đổ ngay Ông Diệm. Giám Đốc cơ quan CIA của Mỹ tại Sài Gòn, John Richardson, đồng quan điểm với Cabot Lodge, và tường trình lên Tổng Thống Kennedy là tình hình không còn cách nào cứu vãn được nữa, chỉ còn cách loại bỏ Tổng Thống Diệm và Ông Nhu mà thôi.



* Ngày 31-8-1963 : Tại Hội Nghị An Ninh Quốc Gia, Paul Kattenburg, vừa từ Sài Gòn trở về, khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ nên nhân lúc này, tìm cách rút chân ra khỏi "Vũng lầy Việt Nam" một cách danh dự. Ngoại trưởng Dean Rusk phản đối và xác định là Hoa Kỳ sẽ ở lại Việt Nam cho tới khi chiến thắng. Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara khẳng định rằng Hoa Kỳ đang đi tới chiến thắng và phải chiến thắng. Thế mà 2 chục năm sau, McNamara lại viết sách, viết Hồi Ký nhận tội, hối lỗi về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam là một sự sai lầm to lớn. Ông McNamara này lại còn sang tận Hà Nội gặp Cựu Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp để thú nhận tội lỗi đàng hoàng. Ông McNamara gián tiếp nói lên rằng: Cả nước Mỹ, từ lớn đến nhỏ, tất cả đều bị... mát dây điện, lẩm cẩm như Ông McNamara hết trơn. Chỉ có một mình Ông Bill Clinton là khôn ngoan, sáng suốt để chơi màn "trốn quân dịch, đóng vai Draft Dodger" để sau này còn sống mà làm Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Hải Lục Không Quân của Siêu Cường Quốc Hoa Kỳ. Gần đây, năm 2010, lại thêm nhân vật bất nhân, bất nghĩa, gian ngoan, thủ đoạn Kissinger, của thời Đệ Nhị Cộng Hoà Nam Việt nam, khi biết cuộc đời của mình sắp đến ngày tàn, cũng lại viết thêm sách, thú nhận : Sự Xụp đổ đau đớn của Nam Việt Nam là do lỗi lầm quan trọng của Hoa Kỳ…



Điều này chứng tỏ trong chính phủ Hoa Kỳ lúc đó không có sự thống nhất trong đường lối chiến tranh tại Việt Nam. Việc này làm cho chính Tổng Thống Kennedy cũng không dứt khoát trong vấn đề: Ra đi hay ở lại trong ván bài Việt Nam. Mà nếu ở lại thì ai là người có khả năng thay thế Ông Diệm để làm cho chính sách chống cộng ở đây tốt đẹp hơn. Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh quốc gia, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson đề nghị: bằng mọi cách, phải đẩy mạnh (leo thang, đổ quân tác chiến vào Việt Nam) cuộc chiến đang thuận lợi. Cuối cùng, Tổng Thống Kennedy phải lớn tiếng: Vậy thì ở Sài Gòn, liệu có thứ chính phủ nào khác có thể chống cộng sản thành công được không? Ông Kennedy lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan (being in a dilemma), ở lại Việt Nam thì càng lún sau vào vũng lầy, phải đối đầu trực tiếp với Mạc-Tư-Khoa và Bắc Kinh, rất nguy hiểm. Không ở lại thì chẳng lẽ thả nổi cái "Chính sách ngăn chặn cộng sản - Containment Policy against Communis " của Hoa Kỳ tại Á Châu thì cái khối dân chúng khổng lồ tại lục địa này sẽ đi tới đâu? Giao hết cho cộng sản hay sao? Vả lại, từ lúc Ông Diệm nắm chính quyền cho đến lúc trước khi xẩy ra tình trạng hỗn loạn này, hai Ông Diệm và Nhu đã tạo được những thành công rất quan trọng về các phương diện: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, kỷ cương, trật tự, làm cho chính giới Hoa Kỳ tin tưởng rằng Hoa Kỳ cần phải trấn giữ cái "Tiền đồn chống Cộng" này. Bỏ đi sẽ vô cùng nguy hiểm. Ở ba cái xứ lạc hậu, chậm tiến thuộc các lục địa Á Phi (Backward, underdeveloped Asian and African countries), mà lại đang có chiến tranh chống bọn cộng sản ma quái, xảo quyệt thì các Ông Diệm và Nhu quả là những khuôn mặt lãnh tụ rất cần thiết, kiếm cho ra người khá hơn không phải dễ dàng.



Trưởng phái đoàn Ba-Lan (cộng sản) trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (International Commission for Supervision and Control of the Cease-fire), Mieczyslaw Maneli, tìm gặp Ông Ngô Đình Nhu để bàn định kế hoạch "Thống nhất và trung lập hoá Việt Nam - Unification and Neutralization of Vietnam" hầu loại bỏ Hoa Kỳ ra khỏi vùng lãnh thổ này, dựa theo kế hoạch của Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle (Pháp còn cay cú với Mỹ lắm, Mỹ không chịu yểm trợ bằng không quân nên Pháp đã phải ra đi sau cuộc thất trận ở Điện Biên Phủ, để cho Mỹ nhẩy vào thay thế). Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn, Roger Lalouette, thúc giục Maneli (Ba Lan) liên lạc ngay với Hà Nội để giàn xếp, thực hiện kế hoạch của Tổng Thống Pháp. Còn phía Ông Diệm và Ông Nhu thì chỉ là lối thoát cuối cùng để khỏi bị lật đổ với nhiều kết quả tệ hại, nguy hiểm trong cuộc đảo chánh do phiá Hoa Kỳ đang đạo diễn.



Thủ Tướng cộng sản Hà Nội, Phạm Văn Đồng, đón nhận nồng nhiệt kế hoạch của Pháp và Ba-Lan. Maneli trở lại Sài Gòn, gặp Ông Nhu và cho Ông Nhu biết rằng chính quyền Hà Nội sẵn sàng hợp tác với hai Ông Diệm và Nhu để 2 ông thoát khỏi 1 âm mưu thâm độc, đồng thời tìm ra một giải pháp hợp lý, hợp tình cho vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh Việt Nam...



Giám Đốc cơ quan CIA của Mỹ bắt được tin này, liền thúc giục Ngoại Trưởng Mỹ, Dean Rusk: Hoa Kỳ phải ra tay trước bằng cách yểm trợ tích cực cho các Tướng Lãnh thực hiện ngay cuộc đảo chánh, và đề nghị tức khắc tấn công Bắc Việt nếu Hà Nội xiá vô vụ này... (... advises Rusk that the Generals be encouraged to move promtly with their coup, and suggests attacking North Vietnam if Hanoi interferes...).



* Ngày 5-10-1963 : Cabot Lodge phúc trình với Tổng Thống Kennedy là Tướng Dương Văn Minh được đề cử vào vai trò Thủ Lãnh cầm đầu cuộc đảo chánh. Tướng Minh đã gặp Conein (CIA), yêu cầu phía Hoa chắc chắn là: Kể từ lúc này trở đi Hoa Kỳ không nên làm ngăn trở cuộc đảo chánh bằng bất cứ hình thức nào vì tình thế đã đi vào cái thế không thể lùi được nữa, đã quay lưng ra biển mất rồi (lộn xộn là chết hết vì Tướng Minh rất nghi ngờ sự quyết tâm của 2 Tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Khánh, 2 Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn (Army Corps Commanders) có quân trong tay và không nhiệt thành với cuộc đảo chánh này. Tổng Thống Kennedy chấp nhận yêu cầu này và khuyến cáo Cabot Lodge và CIA nên để cho các Tướng Lãnh tùy theo tình hình mà quyết định hành động, cốt sao đạt được mục tiêu của Hoa Kỳ là Chống cộng sản hữu hiệu để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại khu vực Á Châu.



* Ngày 22-10-1963 : Tướng Mỹ Harkins gặp Tướng Trần Văn Đôn trong buổi tiếp tân tại Toà Đại Sứ Anh ở Sài Gòn. Tướng Harkins nói với Tướng Đôn là Ông ta có nghe biết về cuộc chuẩn bị đảo chánh, và cho rằng đó là 1 điều sai lầm... (He knows of the coup and considers it a mistake...). Tướng Đôn hoảng hồn nên vội gặp ngay Conein của CIA và cho biết cuộc đảo chánh dự trù phải cho cho nổ ra vào ngày 26-10-1963, nhân lúc huy động quân lực cho ngày Lễ Quốc Khánh hàng năm, kẻo không Tướng Harkins nói theo kiểu đó thì... chết hết! Tướng Đôn cũng run lắm chớ! Lỡ Sư Phụ lông lá chơi ngón "phản thùng "thì chết cả lũ! Mà nó hay chơi ngón này lắm. Conein bèn trấn an cho Tướng Đôn bớt ngán. "Cái Ông Tướng Harkins, ông ấy nói theo ý nghĩ cá nhân của Ông ấy. Ăn nhằm chi? Mình cứ... Go ahead!" Tướng Mỹ 4 sao Maxwell Taylor, Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ (U.S. Chief of Joint Staff) đã từng tâm tình với Tướng Harkins cũng như với Tổng Thống Kennedy là đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm thì rồi hậu quả sẽ phiền toái lắm, nếu không nói là nát bấy (Completely crushed); chúng ta hết còn khả năng chống cộng sản tại mảnh đất này nữa. Cộng sản Hà Nội lợi dụng tình hình rối loạn ở Sài Gòn cũng như nhiều thành phố khác, tung quân đánh phá hệ thống Áp Chiến Lược (System of Strategic Hamlets) do Ông Nhu chỉ đạo tổ chức các làng chiến đấu để chống lại và tiêu diệt các cơ sở chiến đấu hạ tầng (Basic fighting organizations) của cộng sản ngay tại nông thôn vì Ông Diệm và Ông Nhu biết rằng bên nào kiểm soát và nắm vững được nông thôn với 80% dân số thì bên đó sẽ thắng trong cuộc chiến tranh này.



Các năm về trước, cộng sản đã từng bỏ hết các thành phố, nhưng nắm vững được nông thôn cho nên cuối cùng nguời Pháp đành chịu thua mặc dầu quân đội Pháp ngay từ lúc ban đầu, luôn luôn làm chủ tình hình trên các chiến trường với những phương tiện chiến tranh hùng hậu tưởng chừng như chỉ tối đa là 3 năm sẽ hoàn toàn tiêu diệt hết khả năng chống cự của cộng sản để đạt chiến thắng. Điều này cũng giống y chang như ý nghĩ của Ông McNamara và nhiều Tướng Lãnh Mỹ khác khi ào ạt đổ quân tác chiến của Mỹ vào Việt Nam; trong đó có cả Tướng 4 sao Westmoreland, một thời từng là Tổng Chỉ Huy quân đội Mỹ tại Việt Nam hơn 10 năm sau vẫn cứ tưởng như vậy. Những nhân vật này chưa bao giờ hiểu được "Sức mạnh của thế chiến tranh nhân dân - Power of People's War Strategy" mà Karl Marx và Lenin, Sư Tổ và Sư Phụ của Hồ Chí Minh, đã dậy cho người cộng sản biết một bí quyết "Làm thế nào để dùng sức yếu, nhưng tinh thần mạnh và quyết thắng của mình để đánh bại một kẻ thù có sức mạnh, nhưng thiếu một tinh thần quyết thắng dẻo dai và bền bỉ.". Trong khi cộng sản tưởng rằng rối loạn ở Thủ Đô và các thành phố thì Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà sẽ chán nản, không còn tinh thần nào mà chiến đấu nữa - lại càng làm cho Tổng Thống Kennedy đâm ra phân vân, nghĩ ngợi là lật đổ Tổng Thống Diệm thì rồi tình hình nam Việt Nam, cái "Tiền đồn chống Cộng ở Á Châu" rồi sẽ ra làm sao đây? Chẳng lẽ bỗng dưng giao hết cho cộng sản! Lại thêm Tướng Maxwell Taylor, Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân, qua thông tin từ Tướng Harkins ở Sài Gòn, đã tỏ ra ủng hộ đường lối, chính sách của Tổng Thống Diệm. Theo 2 Tướng Taylor và Harkins thì lật đổ Tổng Thống Diệm, loại bỏ Ông Nhu thì kể như dọn đường, mời cộng sản vào chiếm luôn Miền Nam. Đầu óc Tổng Thống Kennedy thật là chao đảo, lộn xộn về vụ này. Cuối cùng, Tổng Thống Kennedy cấp tốc gửi điện văn cho Cabot Lodge, ra lệnh liên lạc ngay với các Tướng đảo chánh yêu cầu "Hãy khoan thực hiện cuộc đảo chánh! ". Cabot Lodge và một số nhân vật cao cấp của Bộ ngoại giao Mỹ có liên hệ, ảnh hưởng với giới "tài phiệt và phe phái Diều hâu" chủ trương leo thang chiến tranh, đổ quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, đã nhiều lần qua mặt, che mắt Ông Kennedy; lần này lại thêm lần nữa dìm chết bức điện văn hoãn đảo chánh của Ông Kennedy, coi như... không nhận được.



Ông Kennedy vốn thông minh cho nên đã nhận biết ra điều này cho nên Ông đã từng ra lệnh và nhắc nhở Bộ ngoại giao Mỹ, các nhân vật cao cấp của Mỹ tại sài Gòn, kể luôn cả Cabot Lodge là "Phải phúc trình ngay cho T ổng Thống biết mọi biến chuyển quan trọng tại Việt Nam thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, và mọi quyết định quan trọng đối với tình hình tại đây đều phải có ý kiến trước của Tổng Thống." Lệnh của TổngThống là như vậy nhưng các nhân vật cao cấp thuộc Bộ ngoại giao, Cabot Lodge và cấp lãnh đạo CIA ở Sài Gòn có thi hành đúng đắn hay không lại là chuyện khác. Vì tình trạng trên cho nên mặc dầu Cabot Lodge nhận được điện văn khẩn (Urgent Message) của Tổng Thống Kennedy yêu cầu liên lạc với các Tướng Lãnh Sài Gòn khoan hãy khởi sự cuộc đảo chánh, nhưng Cabot Lodge chẳng bao giờ thông báo, yêu cầu các Tướng Lãnh thi hành lệnh đó. Cuối cùng (có lẽ vì đau đầu và mệt mỏi về chuyện này quá), Tổng Thống Kennedy đành phó mặc cho con cáo già, chuyên viên đảo chánh, Cabot Lodge, muốn làm chi thì làm (...President Kennedy cables Lodge urgently to ask the Generals to postpone the coup, but Lodge never delivers the message. In the end, Kennedy leaves the final judgement U.S. presient J.F. Kennedy of the matter to Lodge...). Thế là, mặc dầu Tổng Thống Kennedy ra lệnh hoãn kế hoạch đảo chánh lại, nhưng cuộc đảo chánh vẫn xẩy ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 khi quân đảo chánh bao vây dinh Tổng Thống tại Sài Gòn, tức là dinh Gia Long vì lúc này dinh Độc Lập đang sửa chữa...



Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm như sau:



“Tôi không thể nói - lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta - và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: “Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.” (Richard Nixon, The memoirs of Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 - 257)



Ông cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy" của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:



"Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cuộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đề. May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về triết học và khoa tôn giáo đối chiếu. Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ Càng nghe tôi càng thích thú. Tôi đặt những câu hỏi. Mỗi câu hỏi lại mở ra một chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sự dấn thân tận hiến và lòng say mê của con người này, là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó.



....Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của VN. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.



Ông bảo tôi: "Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời". Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng. Việt cộng thường nói rằng: "Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp". Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam VN tự bảo vệ nền độc lập tự Do của họ cho chính họ" (Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy").



*




Chúng tôi sẽ viết nốt về một vấn đề thật quan trọng, mà cho tới lúc này nhiều người vẫn còn đặt ra câu hỏi: "Ai là người đã ra lệnh giết Ông Ngô Đình Diệm, Tổng Thống đầu tiên của nền Cộng Hoà Việt Nam, ngưới đã chết một cách thảm khốc chỉ vì:



* Không chấp nhận cho Mỹ đưa quân tác chiến vào Việt Nam và nắm quyền lãnh đạo cuộc chiến đấu chống cộng sản tại đây, đẩy chính nghĩa của cuộc chiến (Just cause of the war) vào tay cộng sản.



* Bị bạn đồng Minh phản bội.



* Bị một phần dân chúng hiểu lầm vì âm mưu thâm độc của thù trong và giặc ngoài.



* Bị đám tay chân, bộ hạ, ham tiền bạc, quyền hành, hạ độc thủ vì đám người này đã bị sức mạnh Đô La của ngoại nhân khuất phục.





***





Chỉ có 1 điều duy nhất an ủi được linh hồn Ông Diệm ở thế giới bên kia là: càng ngày càng có nhiều người Việt Nam (không những ở Miền Nam mà ngay cả ở Miền Bắc), cũng như có nhiều người Mỹ hiểu được sự thật về con người, lòng yêu thương đất nước và dân tộc Việt Nam của Ông.



*




California - U.S.A.

Phan Đức Minh



San Diego, California -USA

Phan Đức Minh

NHỚ NGÀY 1 THÁNG 11 -1963: AI RA LỆNH GIẾT ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM? TẠI SAO?

Sau khi ông Diệm bị giết rồi, nhiều người quen thân hỏi tôi, vài năm sau có cả viên Đại Úy cố vấn Mỹ tên Boyd (first name) trong đơn vị tôi ngày trước, buổi sáng ông ta dạy tôi 1 giờ Anh ngữ đàm thoại tại phòng làm việc của ông, buổi chiều, tôi (Trung Uý Trưởng Ban 1) lại sang đó để dạy ông 1 giờ Pháp ngữ căn bản và thực hành vì ông ta có biết chút ít, giảng bằng tiếng Anh mới chết chớ, được sự đồng ý của Thiếu Tá Viên, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn truyền tin Quân Đoàn I. Ông đã từng hỏi tôi: Theo Trung Uý thì "Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đình Diệm?". Lúc đó làm sao tôi trả lời được, nhưng cũng hỏi ngược lại ông : “ Thế Đại Uý có biết ai ra lệnh không ? “Ông ta đáp : Còn lơ mơ lắm, nhiều nguồn tin trái ngược nhau, nhưng nặng phần nghiêng về phía CIA và Cabot Lodge… Đó, 1 Sĩ Quan Mỹ cấp Đại Uý mà cũng vậy thôi. Ông ta thiếu gì sách báo Mỹ để đọc, đọc xong còn đem sang Phòng của tôi đưa tận tay nếu có tin gì đặc biệt, mà tôi thì học Anh Ngữ -British English, không phải Amerian English - kiểu không trường, không lớp chi cả, tự tìm cách, đủ kiểu, đủ cách, học sao thì học…Khổ thế đấy, thành ra khi nói năng được ít nhiều là tìm cơ hội để “ lăn dzô “ mà nói năng cho quen cho biết, còn các thứ thì kiếm sách mà học, riết rồi cũng có chút vốn “ làm ăn “ khá dần. Vì vậy, hôm nay tôi xin gửi đến quý vị đó, cùng những bạn đọc khác, bài viết dưới đây với lòng mong ước là sẽ phần nào góp sức cùng quý vị tìm ra câu trả lời dễ dàng hơn. Tới bây giờ, nếu có ai nêu câu hỏi: "Ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm thì nhiều người cũng vẫn trả lời là: Mỹ ra lệnh giết, Cabot Lodge hay CIA ra lệnh giết chớ còn ai vào đó nữa ! Câu chuyện không đơn giản như thế!                             
- Người Mỹ (chính quyền, nhân vật ngoại giao, Đại Sứ, CIA vv...) có ra lệnh, tổ chức, điểu khiển cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đình Diệm không? - Có! - Người Mỹ có ra lệnh giết Ông Ngô Đình Diệm không? - Không!


Thế mà tới lúc này, vô số người Việt, cả người Mỹ nữa, vẫn không rõ về câu hỏi ở trên. Chính tôi đã gặp và đã thấy điều đó. Có thể những người này mắc lo công việc chuyên môn, ngành nghề của họ nên không để ý đến chuyện khác nữa chăng! Rồi đến những nhân vật kêu bằng " Chính trị gia hạng gộc của Mỹ " đã phán vô cùng tào lao, tầm bậy về cuộc chiến Việt Nam, mà phần lỗi, cái xấu cứ đổ hết lên đầu Quân Đội và Nhân Dân Nam Việt Nam, làm cho nhiều người Việt hiểu biết, có tâm hồn Việt Nam, không vì giầu sang, phú quý mà... ngậm miệng ăn tiền phải lên tiếng bằng những bài viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh rồi đưa lên Internet cho cả thiên hạ cùng đọc, cùng chia sẻ nỗi buồn, niềm đau với mình. Như thế thì nói chi đến thế hệ trẻ Việt Nam đang sống ở nơi hải ngoại này, làm sao họ hiểu được! Muốn biết sự thật, chúng ta cần đi theo từng buớc của một tiến trình lịch sử (historic process).



1.- Cuộc đảo chánh thực sự bùng nổ :



* Ngày 1-11-1963, quân đảo chánh bao vây dinh Tổng Thống (là dinh Gia Long vì dinh Độc Lập đang sửa chữa). Lúc ban đầu, hai ông Diệm và Nhu vẫn còn yên trí rằng đây là "Kế hoạch chống đảo chánh" của ông Nhu và Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 (Commander of the 3rd Army Corps) đã hoạch định trước đó để "dập luôn" âm mưu đảo chánh, đồng thời bắt hết Bộ Chỉ Huy của lực lượng này (Diem and Nhu at first believe the attack to be opening of a Countercoup engineered by Nhu and General Ton That Dinh, 3rd Army Corps Commander...). Thế nhưng vào phút chót, các Tướng đảo chánh đã liên lạc, thuyết phục Tướng Đính đồng thời "dúi nhẹ" cho Tướng Đính 1 mớ đô la, (đô la Mỹ chớ không phải đô... Hồ đâu, mà giá trị của năm 1963 đó). Thế là xong! Tướng Đính thấy rằng tình thế đã đến nước này thì... lượm đô của Cabot Lodge lợi hơn, khôn hơn. Nếu chống lại thì bắt buộc con cáo già Cabot Lodge, bọn CIA và đám cầm đầu đảo chánh cũng phải bằng mọi cách, xoá sổ luôn cả mình mà thôi, dù cho Tướng Đính nắm quân rất mạnh và xưa nay Tướng Đính được coi là 1 Tướng gan lì, có nhiều tình cảm tốt đẹp với hai Ông Diệm va Nhu. Thế mới hay "Có tiền mua Tiên cũng được - A golden key opens all doors" là thế đó! Cabot Lodge khỏi cần dùng đến Binh Pháp Tôn Tử, Clausewitz, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon... chi cả. Cứ sài binh pháp của Đại Danh Tướng Đô La là ăn chắc, đánh đâu thắng đó, thành quách nào cũng tan. Hai ông Diệm và Nhu hết còn trông cậy vào ai được nữa! Tứ bề thọ địch mất rồi! Hai ông đành tính chuyện thoát thân... Chừng gần 8 giờ 00 tối ngày 1-11-1963, ông Cao Xuân Vỹ, Tổng Giám Đốc Thanh Niên (được coi là can đảm, có nghĩa, có tình đối với ông Diệm) lái chiếc xe nhỏ Citroen 2 chevaux, theo lối cổng đường Pasteur, vào dinh Gia Long. Hướng này bỏ trống vì bên trong không còn sức kháng cự của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống nữa cho nên bên ngoài, quân đảo chánh không cần kiểm soát chặt chẽ, chỉ cần đợi ông Diệm tuyên bố đầu hàng hay tới giờ G, giờ H thì vô bắt mà thôi. Chủ quan thiệt ! Từ dưới đường hầm bí mật (lo xa từ trước rồi) dinh Gia Long, ông Diệm cùng ông Nhu lên xe do Cao Xuân Vỹ lái, có sĩ quan tuỳ viên, Đại Úy Đỗ Thọ xách cặp đựng giấy tờ, tài liệu đi theo. Cao Xuân Vỹ lái xe vào Chợ Lớn, tới nơi đặt trụ sở Tổng Nha Thanh Niên Cộng Hoà của Vỹ thì Trung Tá Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, lấy xe Desoto đón 2 ông Diệm và Nhu, đem theo một vài vệ sĩ thân tín, chạy tới nhà Mã Tuyên, một Bang Trưởng người Hoa Kiều và là một Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hoà, được Vỹ tin cậy. Qua đêm trời gần sáng, ông Diệm hỏi Mã Tuyên coi có nhà thờ công giáo nào ở gần đấy thì đưa ông tới. Đoàn tuỳ tùng đưa 2 ông Diệm và Nhu đến nhà thờ Cha Tam, là nhà thờ của đa số là người Hoa ở vùng này.



2- Ai ra lệnh giết ông Diệm ?



Nhiều người, kể cả người Mỹ cũng bảo " Mỹ, CIA, Cabot Lodge không ra lệnh giết thì Bố ai dám giết Ông Diệm!" Vậy mà không phải vậy! Tướng Trần Văn Đôn có lần nói: Tướng Minh ra lệnh giết ông Diệm bằng cách ra mật hiệu cho Đại Úy Nhung, cận vệ (bodyguard), tuy trong Hồi Ký viết bằng Việt Ngữ, Tướng Đôn nói là không biết. Trong Hồi Ký viết bằng Anh Ngữ và trong 1 cuộc phỏng vấn, Tướng Đôn lại quả quyết là Tướng Minh ra lệnh giết. Một số Tướng Lãnh (đã từng họp bàn đảo chánh với Cabot Lodge, tất nhiên có cả Tướng Dương Văn Minh, đã đồng ý không giết ông Diệm, chỉ đưa ông ấy ra khỏi Việt Nam thôi, để tránh hận thù, rắc rối to lớn cho cả 2 bên : Cabot Lodge và các Tướng). Sau này nhiều Tướng Lãnh hỏi thẳng Tướng Minh "Có phải Ông ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu không?" Tướng Minh trả lời lơ lửng: " Muốn hiểu sao thì hiểu! - Chuyện trước mắt không lo, sao cứ bới móc chuyện cũ ra để làm cái chi vậy!"… Theo Bà Ellen J. Hammer, người quen biết rất nhiều với các nhân vật quan trọng ở Miền Nam, trong cuốn "A Death in November ", có nói: Sau khi tình hình đã thay đổi nhiều trong liên hệ của các Tướng Lãnh, năm 1971 Tổng Thống Thiệu đã nói thẳng "Tướng Big Minh là người ra lệnh giết 2 Ông Diệm và Nhu vì lo sợ đường dài… ". Cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh, hồi cuối năm 2001, tại Orange County, đã trả lời nữ Phóng Viên truyền hình Thanh Thúy về cái chết của hai Ông Diệm và Nhu: "Dương Văn Minh ra lệnh giết 2 ông này vì thù hận riêng tư..." Riêng kẻ viết bài này đã từng viết " Tướng Dương Văn Minh ra mật lệnh cho Tướng Mai Hữu Xuân (tay sai của Pháp) cầm đầu toán quân “đi bắt ông Diệm “và Đại Úy Nhung, cận vệ, phải chính tay giết cả 2 Ông Diệm và Nhu". Bây giờ ta coi tiếp.



* Ngày 2-11-1963: Vào khoảng 6 giờ 00 sáng, ông Diệm bắt đầu điều đình với các Tướng đảo chánh bằng cách điện thoại cho Tướng Trần Thiện Khiêm, vốn được ông Diệm tin cậy vì đã “xung phong“đem quân ở miền Tây về cứu Tổng Thống hồi Nguyễn Chánh Thi đảo chánh năm 1960 không thành, và do đó mà CIA mua chuộc Tướng Khiêm này ngay sau vụ đảo chánh hụt 1960 để sử dụng sau này. Ông Diệm điện thoại cho Tướng Khiêm là vì vậy, yêu cầu thông báo cho các Tướng đảo chánh là muốn nói chuyện với Tổng Thống về tình hình đất nước thì cho người tới gặp Tổng Thống tại nhà thờ Cha Tam, Tổng Thống đang làm Lễ tại đây.



Các Tướng đảo chánh liên lạc ngay với Cabot Lodge và bảo đảm với Cabot Lodge là tính mạng của ông Diệm sẽ được an toàn (At about 6:00 a.m. Diem begins negotiating with the Generals, Who have assured that Diem’s life will be spared.) Tại sao các Tướng đảo chánh lại phải cam kết với Cabot Lodge là bảo toàn tính mạng cho ông Diệm ? Vì Cabot Lodge không cho lệnh giết, trái lại khi chi tiền, còn yêu cầu các Tướng đảo chánh không được giết ông Diệm. Thế mà cuối cùng ông Diệm lại bị giết mới thật là rắc rối khó hiểu. Khi đoàn xe "đi bắt" 2 Ông Diệm và Nhu trở về Bộ TổngTham Mưu, một số Tướng Lãnh và Sĩ Quan cao cấp thấy 2 Ông Diệm và Nhu nằm chết còng queo trong xe bọc sắt M- 113, đầu nát bấy, máu me tùm lum thì đều quay trở lui, lắc đầu hay thở dài buồn bã. Nếu theo “thiên hạ” nói là 2 Ông tự sát thì tự sát chi mà lại bắn được nhiều phát vào đầu như thế? Còn bảo 2 Ông cướp súng của Đại Úy Nhung nên bị Đại Úy Nhung bắn chết, lại càng chẳng ai tin vì: Liệu 2 Ông có bao giờ học cách sử dụng súng của Đại Úy Nhung không, mà đòi cướp súng! Nếu bị cướp súng thật thì Đại Úy Nhung sao lại cứ nhè đầu 2 Ông mà bắn kỹ lưỡng cho nát bấy ra như vậy mà không bắn vào ngực, vào bụng cho mỗi Ông một phát thôi cho mau và gọn lẹ dễ dàng như bất cứ ai bị đối thủ cướp súng. Ngoài ra, cũng chẳng có dấu hiệu chi tỏ ta có sự giằng co, cướp súng... Riêng Tướng Mai Hữu Xuân, người có nhiều thù hận với anh em Ông Diệm, được Tướng Dương Văn Minh tin cậy hơn cả, thì đến trước mặt Tướng Big Minh, đứng thẳng người, giơ tay chào nghiêm chỉnh và báo cáo: " Mission accomplie - Nhiệm vụ đã hoàn thành ". Nhiệm vụ chi đã hoàn thành ? - Nhiệm vụ Tướng Minh giao cho giết ông Diệm chớ chi nữa. Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, người quyết tâm bảo vệ mạng sống của Ông Ngô Đình Diệm mạnh nhất, khi nghe tin 2 Ông Diệm và Nhu đã chết trong xe bọc sắt M-113, và được đưa về Bộ Tổng Tham Mưu, thì lập tức lái xe chạy ào tới Bộ Tổng Tham mưu, không cần nhìn cảnh 2 ông Diệm và Nhu đã chết, bất kể một vài Sĩ Quan đứng gần đó, tay cầm gậy chỉ huy, phăng phăng đi tìm các Tướng Chỉ Huy Đảo Chánh để hỏi cho ra lẽ: tại sao lại có chuyện chết chóc thế này ? Bây giờ, ta lại coi tiếp.



A.- Ông Kennedy có ra lệnh giết ông Diệm không? - Không ! Vì trước khi cuộc đảo chánh xẩy ra, ông Kennedy đã gửi điện văn khẩn cấp cho Cabot Lodge, ra lệnh liên lạc ngay với các Tướng đảo chánh hoãn cuộc đảo chánh lại kia mà ! (President Kennedy cables Lodge urgently to ask the Generals to postpone the coup...). Ông Diệm còn lãnh đạo miền Nam thì ông Kennedy còn hy vọng ngăn chặn cộng sản hữu hiệu tại vùng này theo chính sách ngăn chặn cộng sản (Containment Policy against the Communism) của Mỹ đã áp dụng trên toàn cầu, kể từ sau Thế Chiến thứ 2. Mất ông Diệm, ông Kennedy quả thực không tìm ra nhân vật nào khác ở miền Nam có khả năng lãnh đạo và chống cộng sản tốt hơn, giỏi hơn ông Diệm. Chẳng vậy mà khi nghe tin ông Diệm bị giết chết, ông Kennedy đã vô cùng sững sờ, hoảng hốt (President Kennedy is extremely shocked at the news of Diem’s death...). Ý chí bám víu gượng gạo vào cái "vũng lầy Việt Nam - the Vietnam Morass" của ông Kennedy đến đây kể như hoàn toàn rã rời.



Giết chết ông Diệm, nắm được chính quyền rồi thì đám Tướng Lãnh, Sĩ Quan cao cấp lại chẳng biết làm gì cả. Họ chỉ làm được có mỗi một việc là cho mở lại các vũ trường, những chốn ăn chơi đốt tiền, đốt bạc, ăn chơi đĩ điếm. Có thế thôi! Ở các thành phố thì càng thêm rối loạn, mất an ninh, trật tự, tranh giành quyền lực để đưa đến cuộc Chỉnh Lý (Governmental readjustment), thực ra là một cuộc đảo chánh khác của Tướng Nguyễn Khánh sau đó không lâu. Ở thôn quê thì coi như bỏ ngỏ, mặc cho cộng sản muốn làm chi thì làm vì hệ thống ấp chiến lược một công trình xây dựng của ông Nhu, tuy không hoàn hảo, nhưng đã làm cho cộng sản thực sự mất đi một sức mạnh từ cơ sở nông thôn, khó thực hiện được kế hoạch bao vây và tiêu diệt các thành thị của miền Nam - Đầu năm 1963, kẻ viết bài này (biệt phái) đã có thể cùng đi với một số sĩ quan và ít binh sĩ võ trang cá nhân đi thăm một số Ấp Chiến Lược thật an bình, hào luỹ chắc chắn, nhân dân tự vệ vững mạnh, dân chúng an tâm làm ăn thoải mái, mà trước kia vùng này cộng sản luôn về thu gom luá gạo, thâu thuế ở Quảng Ngãi là vùng đất của cộng sản từ lâu. Bà con dân chúng cho hay: bây giờ, tụi nó mà về đây, dù ban đêm cũng không dám vì chúng tôi chống cự được, rồi pháo binh yểm trợ và máy bay ào đến ngay… Ông Diệm bị giết, là bọn tài phiệt quốc tế buôn bán chiến tranh vui mừng, vì sẽ được tự do buôn bán chiến tranh trên xương máu của các chiến binh Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hoà và cộng sản, luôn cả dân chúng 2 miền Nam, Bắc. Chúng sẽ 1 tay đẩy cho quân Mỹ đánh nhau với cộng sản, tiêu thụ cả núi, cả biển tiền bạc, quân nhu, quân dụng, vũ khí đắt tiền nhất và cả trăm thứ bắt buộc phải có cho đạo quân viễn chinh dự trù có thể lên đến hơn nưả triệu người, từ bên kia bán cầu, kéo sang đất nước Việt Nam nhỏ bé để đánh nhau theo kiểu quân đội nhà giàu. Còn tay kia chúng nó sẽ lén lút hoặc công khai buôn bán, làm ăn với Liên Sô, với tất cả khối cộng sản trên thế giới bằng những vật liệu, món hàng, mà sau đó biến thành phương tiện chiến tranh và lại chạy sang quân cảng Hải Phòng hay sân bay Hà Nội để cho quân đội cộng sản dùng những thứ đó mà giết lính Mỹ trên chiến truờng Việt Nam (By sending his men to fight in Southeast Asia, President Johnson seemingly recognized communism as an enemy. However, he made agreements to sell or give the Soviet Union and her communist satellites hundreds of millions of dollars worth of food, electronic computers, chemical plants, oil refinery equipment, airborne radar apparatus, jet aircraft engines, machine tools for $800-million auto assembly plant and military rifles...). Toàn những thứ để cho quân cộng sản giết quân đội Mỹ tại chiến truờng Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng Hoà không hà !



Ông Diệm bị giết rồi thì ông Kennedy liền nghĩ ngay đến việc rút chân ra khỏi vũng lầy Việt Nam càng sớm càng tốt, nếu không muốn phải chờ đến lúc Liên Sô, Bắc Kinh cùng với Hà Nội thực sự đánh gục Hoa Kỳ trên chiến truờng này, hay tại chính trên đường phố rối loạn của đất nước Mỹ.



Ông Kennedy cho lệnh thực hiện gấp kế hoạch rút Sĩ Quan cố vấn, huấn luyện và các chuyên viên Mỹ về nước... Ông Kennedy quên rằng Kế hoạch buôn bán chiến tranh Việt Nam của "chúng nó" đã sẵn sàng rồi, mà nay Ông lại định phá đám chúng nó hay sao? Bắt buộc chúng nó phải xoá sổ luôn cả Ông, mặc dầu Ông là Tổng Thống Hoa Kỳ. Mới kéo được về nước 1,500 cố vấn, chuyên viên thì 20 ngày sau, kể từ khi Ông Diệm bị giết ở Việt Nam, thì chính Ông Kennedy, Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ cũng bị bắn chết tại Dallas, Tiểu Bang Texas của chính đất nước Ông. Chánh phạm (principal) Lee Harvey Oswald trong vụ bắn chết Ông Kennedy, sau đó 2 ngày, cùng bị giết luôn trong nhà tù của Dallas City (tương tự như cảnh chết bí hiểm của Đại Uý Nhung – đã được thăng cấp Thiếu Tá vì công trạng giết ông Diệm theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh bắn chết Ông Diệm) để thủ tiêu chứng nhân lịch sử. Trước khi đi Dallas, người bạn thân của Ông Kennedy, một Giáo Sư Đại Học đã khuyên "... Tổng Thống không nên đi chuyến này. Ở đó nguy hiểm lắm!" Ông Kennedy đã trả lời " Nếu chúng nó đã định giết tôi thì không giết tôi ở đó, chúng nó cũng sẽ giết tôi ở nơi khác. Nếu tôi không dám đi, truớc hết, tôi là một kẻ hèn. Mà Kennedy không được phép là một kẻ hèn!" Vậy là Ông Kennedy không muốn đảo chánh, lật đổ Ông Diệm, chớ chưa nói chi đến việc ra lệnh giết Ông Diệm!



B.- Cabot Lodge có ra lệnh giết Ông Diệm không? Cũng không! Tại sao? Ngay lúc quân đội đảo chánh đã bao vây chặt chẽ dinh Gia Long, nơi 2 Ông Diệm và Nhu đang ở, Thủy Quân Lục Chiến và nhẩy Dù cùng nhiều đơn vị Bộ Binh đã kiểm soát hết các địa điểm kháng cự của phía quân đội bảo vệ cũng như trung thành với Ông Diệm, đường điện thoại duy nhất còn lại từ bên ngoài liên lạc vào hầm dinh Gia Long reo lên. Một sĩ quan cầm ống nghe rồi đưa cho Ông Diệm vì đầu dây đằng kia chính là Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge. Ông Diệm nghe xong rồi trả lời bằng tiếng Pháp: " Non, je refuse, mais merci quand même de votre charité - Không, tôi từ chối, nhưng cũng xin cảm ơn lòng nhân đức của Ông “. Ông Diệm bỏ máy rồi quay sang nói với Ông Nhu: "Cabot Lodege vừa kêu máy, đề nghị chúng ta ra đi. Ông ta hứa bảo đảm với các Tướng Lãnh để cho chúng ta ra đi an toàn. Họ dành sẵn cho chúng ta một phi cơ, nhưng tôi đã từ chối ". Ngoài ra, ta còn biết rằng:



Thứ nhất: Nhiệm vụ của Cabot Lodge chỉ là làm sao thay thế Ông Diệm bằng người cầm quyền khác, biết tuân theo ý muốn của chính quyền Mỹ, đúng ra là giới tài phiệt Mỹ, Ô Kê cho chúng đổ quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, đánh nhau với cộng sản 5, 7 năm thôi. Ai cũng biết mọi tội vạ của vụ đảo chánh này đổ hết lên đầu Cabot Lodge rồi. Nếu Cabot Lodge cho giết ông Diệm, biết đâu, lại chẳng có người, vì sót thương Ông Diệm, vì căm thù Cabot Lodge, vì tự ái dân tộc, mà liều thân, thí mạng, tặng cho Cabot Lodge 1 trái lựu đạn, 1 quả mìn trên đường xe chạy, hay cho luôn 1 băng tiểu liên vào đầu, bể sọ ra thì cũng rồi đời. Cabot Lodge dư biết rằng: khi người ta đã liều mạng để giết ai, thì giết 1 Tổng Thống, kể cả Tổng Thống Mỹ, người ta cũng dư sức làm được. Trên thế giới này, Tổng Thống, Thủ Tướng bị giết đầy ra đó! Chớ cỡ Cabot Lodge, 1 anh Đại Sứ còm ở cái xứ chiến tranh, loạn lạc liên tu bất tận này thì việc giết đâu có khó! Con cáo già Cabot Lodge đâu có dại gì mà làm thêm cái việc vô ích, không cần thiết, thêm nhiều oán thù đó!



Thứ hai: Cabot Lodge dù sao đi nữa, lúc này cũng chỉ là 1 anh Đại Sứ của Mỹ tại Việt Nam, dưới quyền Ông Kennedy. Cabot lodge đã nhiều phen qua mặt Ông Kennedy trong vụ đảo chánh này rồi. Ông Kennedy đâu có ngu, có đần. Vậy thì khi Ông Kennedy ra lệnh cho Cabot Lodge "Khoan! Hãy ngưng ngay kế hoạch đảo chánh!" mà Cabot Lodge vẫn cứ phe lờ đã là 1 chuyện đáng để Ông Kennedy trừng trị về tội bất tuân thượng lệnh. Ông Kennedy cũng biết bực mình, mất mặt về hành động của Cabot lodge, dám khinh thường Tổng Thống lắm chớ! Cabot Lodge dư thừa khôn ngoan để biết đâu là cái giới hạn của thái độ khinh thường Ông Kennedy để mà dừng lại đúng mức. Vượt qua giới hạn đó, Ông Kennedy bắt buộc phải có thái độ để bảo vệ uy quyền Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh quân đội của Ông. Thế cho nên Cabot Lodge dại gì mà giết Ông Diệm để chọc giận Ông Kennedy thêm nữa! Dại dột, vô ích! Ông Kennedy có đủ uy quyền để "đuổi cổ - kick out" Lodge ra khỏi chức vụ Đại Sứ, lôi đầu về Mỹ trị tội kia mà! Cabot Lodge khôn lắm, không dại gì đi làm cái việc vô ích, chẳng lợi lộc 1 triệu hay vài trăm ngàn đô la gì cả (hồi năm 1963 cứ nói con số nho nhỏ vậy thôi)!



Thứ ba: Khi phác họa cuộc đảo chánh, Cabot Lodge đã họp các Tướng Lãnh phản loạn lại, khuyến khích, chi tiền và bắt các Tướng phải cam kết là không được giết Ông Diệm! Bởi cái chỗ đó cho nên ở trên có nói: Khi Ông Diệm liên lạc điện thoại với Tướng Trần Thiện Khiêm, tỏ ý muốn gặp các Tướng đảo chánh thì Bộ Chỉ Huy đảo chánh đã tức tốc liên lạc ngay với Cabot Lodge và cam đoan với Cabot Lodge là tính mạng của Ông Diệm sẽ được an toàn (...Diem begins negotiating with the Generals, who have assured that Diem’s life will be spared...). Vậy thì Cabot Lodge đâu có muốn, đâu có ra lệnh giết Ông Diệm! Lodge chỉ phải ... tạ tội, thanh minh thanh nga với ông Kennedy bằng 1 điện văn, trong đó có đoạn "...We could neither manage nor stop the coup once it got started... It is equally certain that the coup would not have happened as it did without our preparation..." (có cả tội của Ngài ở trong đó đấy, xin Ngài chớ buồn làm chi...).



* Tại sao Tướng Dương Văn Minh phải ra lệnh cho Đại Úy Nhung giết 2 Ông Diệm và Nhu? Lịch Sử cũng như Quân Sử của Hoa Kỳ đã ghi chép rằng "...Finally an US-built M-113 armored personnel carrier is sent to pick up Diem and Nhu up from Francis Xavier Church in Cholon. General Minh’s bodyguard, Captain Nhung, murders Diem and Nhu on their way to staff headquarters, at Minh’s orders." Chẳng lẽ những sử gia viết lịch sử và quân sử Hoa Kỳ lại hèn nhát đến mức độ không dám nhận rằng Ông Kennedy, Cabot Lodge đã ra lệnh giết Ông Diệm để rồi viết sách, đổ đại cho Dương Văn Minh làm cái việc này, và chỉ cách cho Dương Văn Minh phải lấp lửng nói với đám Tướng Lãnh đảo chánh "Việc đã qua rồi, bới ra làm chi nữa!" mỗi khi Dương Văn Minh bị các Tướng này vặn hỏi "Tại sao lại giết Ông Diệm?" vì khi họp bàn với nhau, các Tướng Lãnh đều đồng ý với quan điểm của Cabot Lodge là phải bảo toàn tính mạng cho Ông Diệm, không được giết! Chỉ tách Ông Diệm ra khỏi quyền lực, đưa đi sống lưu vong ở đâu đó, Đài Loan hay Thái Lan chẳng hạn. Thế là xong ! Bây giờ câu hỏi là: Tại sao Dương Văn Minh phải ra lệnh giết Ông Diệm? Ngay sau cuộc đảo chánh, giết ông Diệm và ông Nhu, nhiều nhân vật chính trị và Tướng Lãnh đã biết điều này, nhưng vì nhiều lý do, và không có Toà Án nào hay cơ quan quan thẩm quyền nào đảm trách điều tra và công bố vấn đề này cả, nhưng người ta đã hiểu, đã biết một cách không sai lầm :



A.- Dương Văn Minh phải giết Ông Diệm vì: Hai Tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Khánh, 2 Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn, có quân rất mạnh trong tay, chỉ chịu theo phe đảo chánh vào phút chót, một cách bắt buộc. Nếu Ông Diệm còn sống, dù ở đâu đi nữa, Dương Văn Minh vẫn tin và sợ rằng trong tình thế lộn xộn, mà bắt buộc phải lộn xộn, 2 Tướng này (nhất là Tướng Tôn Thất Đính, người rất nóng tính và cương quyết bảo vệ mạng sống của hai Ông Diệm và Nhu mạnh nhất) có thể nhân danh quyền lợi quốc gia, dân tộc, không chấp nhận sự phản loạn lật đổ Ông Diệm, do tài phiệt quốc tế chỉ huy, đạo diễn, để quật lại phe đảo chánh thì Tướng Minh cũng ngán, cũng run lắm chớ! Vậy cứ giết quách Ông Diệm là xong! Khỏi lo! Tướng Minh phải cho Đại Úy Nhung, sĩ quan cận vệ, lúc nào cũng luôn ở sát bên mình, đi lo vụ giết này mới an tâm. Mà Đại Úy Nhung là một con người xuất thân từ lính Commando của Pháp, khi giết người xong, còn thích cắt đầu, xẻo tai đem về trình cho cấp chỉ huy của mình nữa mới ghê gớm, đúng là thứ ác quỷ, cuồng tín, say máu giết người.



B.- Tướng Dương Văn Minh phải giết Ông Diệm vì : âm mưu đảo chánh đã quá rõ ràng, cơ quan Mật Vụ (Secret service) và Ông Nhu đã nắm hết mọi chi tiết trong tay. Ông Nhu đã lập kế hoạch cùng với Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, bất thình lình tung ra 1 màn "Chống đảo chánh" để nắm đầu hết trơn kia mà! Dương Văn Minh là kẻ đứng đầu âm mưu đảo chánh, kể như đã leo lên lưng cọp rồi, với cái thế "Trèo cao thì té nặng - The higher up, the greater the fall", càng đầu trò thì càng to tội. Vậy mà Ông Kennedy lại cứ... thụt lui, bước tới, ba hồi đã ô kê, bốn hồi lại... sì tốp, âm mưu bại lộ hết trơn thì chỉ có nước chết với Ông Nhu và đám sĩ quan, quân đội còn thương mến, trung thành với Ông Diệm. Nguy hiểm quá! Ngộ lỡ ông Nhu và các Tướng Đính và Khánh nắm được đầu thì Tướng Minh chỉ có nước: bị tước hết binh quyền, ra trước Toà Án Quân Sự Mặt Trận Vùng 3 Chiến Thuật (3rd Tactical Area’s Field Court Martial) để lãnh bản án tử hình. Rồi Tổng Thống Diệm bác đơn xin ân xá. Ở Việt Nam hồi đó, tử hình thì chỉ có đem bắn thôi, làm chi có sài ghế điện, hay chích thuốc độc. Cuối cùng thì Dương Văn Minh bị lôi ra pháp trường, hai tay bị trói giật cánh khuỷu vào cây cột, mắt bị bịt kín bằng miếng vải đen. Một tiếng hô chỉ huy và 1 loạt đạn của Tiểu Đội Hành Quyết (Executing squad) thi nhau xuyên thủng ngực, và Dương Văn Minh gục đầu, máu tuôn ra đầy ngực, Sĩ Quan chỉ huy đến bên cạnh “ban thưởng “ thêm cho tên tử tội phản loạn đầu sỏ 1 phát súng “ân huệ “ nữa theo kiểu cách của loại xử tử này. Nghĩ đến đây là Dương Văn Minh bắt buộc phải chọn giải pháp "Giết ông Diệm!" Dương Văn Minh thuộc lòng câu "Cẩn tắc vô ưu - Safety first" hơn ai hết trong lúc này. Tướng Minh trông Sĩ Quan nào cũng đáng nghi ngờ, không tin ai được bởi vì theo Văn Hào Shakespeare thì "Sự nghi ngờ luôn ám ảnh tâm trí kẻ phạm tội; Tên ăn trộm sợ rằng ở mỗi bụi rậm đều có 1 viên cảnh sát - Suspicion always haunts the guilty mind; The thief doth fears each bush a police officer". Bắt được hai ông Diệm, Nhu, cứ giết quách đi là chắc ăn, khỏi lo!



C.- Tướng Dương Văn Minh đã cho lệnh mật để Đại Uý Nhung giết Ông Diệm vì khi bàn thảo việc đảo chánh, Cabot Lodge chi tiền và yêu cầu các Tướng không được giết ông Diệm chẳng qua là vì Cabot Lodge không muốn chọc giận ông Kennedy, và qua mặt Tổng Thống nhiều quá. Nay Tướng Minh có nêu ra: vì tình trạng hỗn loạn, vì vấn đề an nguy của đại cuộc, của chính sinh mạng mình, tức là coi như ở vào tình trạng... In case of absolute necessity, in case of riots, hay nói theo kiểu Tây là en cas de situation troublée... thì cứ coi như việc giết ông Diệm cũng... huề cả làng, mọi tội xí xoá... thì ông Kennedy cũng... đành huề thôi. Còn đối với Cabot Lodge, con cáo già chính trị, chuyên viên đảo chánh, người đã quá quen thuộc với những vụ chết chóc trong nghề đảo chánh thì... tiền đã chi cho cướp, chia nhau hết rồi, Tướng Minh có giết 1 ông Diệm, chớ giết đến 10 ông Diệm cũng... sức mấy mà Cabot Lodge đòi tiền lại được! Chẳng lẽ lôi Tướng Minh ra mà đập, mà kiện hay sao? Kiện ở đâu? Có điều Tướng Minh không dám nói thẳng, nói thực vấn đề với các Tướng Lãnh khác, sau khi sự việc đã xong, và Tướng Minh đã trở thành nhân vật lãnh đạo số 1 của quốc gia, đã ở vào địa vị coi như Quốc Trưởng, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng (Chairman of the Revolutionary Military Council) thì Tướng Minh không thể được xếp vào loại người "Có gan ăn cướp, phải có gan chịu đòn - As you brew, so must you drink", không xứng đáng với thái độ của một Tướng Lãnh đã từng nhiều phen cầm quân đánh giặc và lúc này đã ở vào địa vị cao nhất trong xã hội Miền Nam. Ông Diệm có coi thường và không trọng dụng cũng là phải. Trong khi đó, ông Diệm lại trọng dụng những Tướng cứng đầu, dữ dằn, những Sĩ Quan cao cấp, đã có thời còn là Đại Tá (Colone l), còn là Chuẩn Tướng (Sub-brigadier General) mà đã dám cầm cây "Gậy Chỉ Huy - Command stick" mà Tây thì kêu là "Bâton de Commandement" gõ vào đầu Sĩ Quan Cố Vấn của Tây, của Mỹ và quát "Không được vô lễ đối với Sĩ Quan Việt Nam!" khi những tay Cố Vấn này muốn làm... ông nội người ta, tỏ thái độ vô lễ đối với Sĩ Quan Việt Nam cấp nhỏ ngay trước mặt các vị Sĩ Quan Việt Nam cầm Gậy Chỉ Huy này.



3.- Sau cái chết của Ông Ngô Đình Diệm:



A.- Tổng Thống Kennedy kinh hoàng, cho rút sĩ quan, cố vấn, chuyên viên Mỹ về nước, tính chuyện bỏ cuộc. Kết quả ông Kennedy cũng bị bắn chết 20 ngày sau ông Diệm, để cho ông Phó Lyndon B. Johnson lên thay, và sau đó quân tác chiến Mỹ ào ạt đổ vào Việt Nam và cuối cùng cũng như người Pháp... quân đội Mỹ ra đi không kèn, không trống. Về nước chẳng ai thèm chào mừng, đón rước, chẳng có lấy một vòng hoa chiến thắng, mà còn bị biểu tình sỉ vả, mặc dầu đã có 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận tại chiến trường, mấy ngàn người còn ghi mất tích, và cả triệu người Mỹ phải gánh chịu chung niềm đau tủi, mất mát, đui què, mẻ sứt hay điên khùng... Đau thật! Lịch sử và Quân Sử Hoa Kỳ đã phải ghi "Lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội bách chiến bách thắng của Hoa Kỳ đã thua trận một cách đau đớn ê chề trên chiến trường Việt Nam - The first time in the American History, the unvanquisable armed forces of the United States lost ignominiously the war in Vietnam battle field..."



B.- Ông Diệm chết đi thì Miền Nam như rắn không đầu, cá mè một lứa, càng thêm hỗn loạn, rồi Tướng Khánh làm cuộc "Chỉnh Lý" nhưng thực ra là cuộc đảo chánh khác để "hốt" các Tướng đã đảo chánh ông Diệm, nhốt đầu vào 1 chỗ (Tướng Minh được tha vì thuộc loại to đầu mà dại, không đáng lo, khỏi cần nhốt) cho ngồi chơi mà ngẫm nghĩ sự đời đen bạc, phản phúc, và thế nào là "Làm điều lành, Trời báo cho bằng phước; Làm điều dữ, Trời báo cho bằng họa - Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; Vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa" hay nói theo Tây thì "On récolte ce qu’on a semé", còn nói theo kiểu Mỹ và Ăng-Lê thì "Who sows the wind will reap the whirlwind". Tất cả giống nhau: "Gieo gió thì gặt bão". Ở đời xưa nay vốn là như thế.



Tiếp theo là những ngày tháng tối đen 1966, Miền Nam lại hỗn loạn đấu tranh, bàn thờ đem ra ngoài đường, cũng phát xuất từ Huế, với cái vụ Tướng Nguyễn Chánh Thi, người đã một phen đảo chánh không ra cái gì cả vì chỉ là một sự thử nghiệm của CIA, nhưng lan vào đến Đà Nẵng thì với tư cách Thủ Tướng, Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Không Quân râu kẽm, một phật tử chính hiệu, đưa Quân Đội và Quân Cảnh từ trong Nam ra dẹp hết trơn, nhốt đầu những nhân vật lãnh đao. Tên nào thoát thì trốn sang nước láng giềng cho khỏi bị tóm cổ. Thế là hết đấu tranh! Cuộc đời, sự nghiệp của Ông Nguyễn Cao Kỳ chỉ đáng được 1 điểm an ủi ở chỗ này mà thôi dù Ông có cơ hội, có chức, có quyền.



C.- Ông Diệm chết đi thì Hồ Chí Minh ở Hà Nội không còn đối thủ, bèn lên đài phát thanh Hà Nội hiệu triệu quốc dân đồng bào: "Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ cứu Nước trên khắp các mặt trận của ba miền đất nước! Quân đội và nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược không những trên Quê Hương, Tổ Quốc Việt Nam, mà còn đánh thắng đế quốc Mỹ ngay trên đường phố, tại các trường Đại Học của chúng nữa! Kháng chiến nhất định thắng lợi! Thống Nhất, Độc Lập nhất định thành công!" Theo Giáo Sư Francis Xavier Winters, năm 1999 viết trên tạp chí "World Affairs" của Ấn Độ, có nói là: Sau cái chết của Ông Diệm, Một nhà báo Pháp hỏi Hồ chí Minh: Ông Diệm là người thế nào? Ông Hồ đã trả lời: Ông ta là một người yêu nước theo kiểu của Ông ta. Hồ Chí Minh lại còn lên giọng trịch thượng, nói với Wilfrid Burchett, một ký giả cộng sản hạng nặng, là: "Tôi không thể ngờ là tụi Mỹ lại ngu đến thế!" Rồi Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp gặp McNamara ở Hà Nội tháng 11-1995, thì nói: "Chính sách của người Mỹ sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là người có tinh thần quốc gia rất mạnh. Không bao giờ Ông ta để cho người Mỹ giành lấy quyền điều khiển chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam.. Người Mỹ đã làm điều đó bất chấp sự phản đối của Ông Diệm để rồi mua lấy một thất bại thảm khốc. Ông Diệm chết thì cũng chấm dứt sự hiện diện quân sự của người Mỹ tại đây một cách sớm hơn". Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" nói với phóng viên Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Cộng Sản Hà Nội: "Sự lật đổ Ngô Đình Diệm là một món quà Trời tặng cho chúng tôi." Trần Nam Trung, Phó Chủ Tịch Mặt Trận tuyên bố: "Đế Quốc Mỹ chơi đòn đổi ngựa giữa dòng, nhưng chúng sẽ không bao giờ tìm được người chống Cách Mạng hiệu quả hơn Ngô Đình Diệm." Ông Diệm là thế đó! Cộng sản cũng phải công nhận giá trị thật sự của nhân vật Ngô Đình Diệm.



D.- Ông Diệm chết đi thì Liên Sô, thành luỹ của Phong trào cộng sản thế giới (International movement of communism’s Stronghold) vô cùng mừng rỡ vì Liên Sô sẽ dứt điểm Việt Nam trong một ngày không xa để chuyển "Nỗ lực đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản đế quốc - Struggling efforts against Capitalism and Imperialism" sang những vùng khác ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Chẳng vậy mà tờ báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận và đấu tranh chính thức của Đảng Cộng Sản Liên Sô lại dành chỗ trang trọng nhất để phô bầy sự phấn khởi trước cái chết của ông Diệm và khẳng định rằng "... Bọn tay sai bù nhìn của Mỹ đã nắm được chính quyền "để tạo thêm sự dễ dàng cho cộng sản Hà Nội chiến thắng mau lẹ hơn... - The Soviet newspaper Izvestia expresses satisfaction at Diem’s end while asserting that American puppets have come to power..."



E.- Ông Diệm chết đi, quả thực không có người thay thế được. Nam Việt Nam trên đường tuột dốc và đi đến sự sụp đổ. Kẻ có lợi là cộng sản Hà Nội, phong trào cộng sản thế giới, bọn tài phiệt quốc tế. Còn nhiều người trong bọn Tướng Lãnh đảo chánh thì chỉ được lợi về... đô la, và sau này tha hồ tham nhũng, hối mại quyền thế, buôn quan, bán lính, nhưng không thoát khỏi cái nhục chung của nhân dân và Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, khi mất nước, phải bỏ Tổ Quốc ra đi, có khi với trăm ngàn khổ ải, nhục nhằn, hay phải sống đọa đầy nhục nhã hơn cả súc vật trong những trại tù cải tạo, dưới bàn tay sắt máu của bọn cộng sản Hà Nội kiêu binh thắng trận, vô cùng dã man, tàn bạo, ác độc hơn cả loài sa-tăng quỷ dữ...

California – U.S.A

Phan Đức Minh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét