Nhiều sử
liệu cho thấy Hồ Chí Minh (HCM) là một khuôn mẫu điển hình nhất theo những gì
quốc tế cộng sản đề ra. HCM được cộng sản phương Tây cho các tên như “organic,
pragmatic communist,” một người cộng sản rất thực dụng, hành động theo
giáo điều; “ the saint of communism,” một “thánh” của chủ nghĩa
cộng sản bởi vì Hồ rất tin tưởng vào những lời vàng ngọc được ghi ra; ngay cả
ông thầy vĩ đại của HCM là Stalin cũng phải gọi Hồ là “a communist
troglodyte,” một người cộng sản ngu dốt như thời người rừng ở hang động.
Tuy vậy, tại Việt nam ông “thánh cộng sản” này được không ít người tôn thờ, thậm
chí còn triệt để noi gương. Người đầu tiên đáng ghi nhận phải là Võ Nguyên
Giáp (VNG)
Để đạt mục
tiêu tối hậu theo đường lối quốc tế cộng sản chỉ bảo cho, muốn đi đến “thế giới
đại đồng” thì phải từ từ làm mất đi các lằn ranh của những quốc gia cộng sản.
Được vậy thì HCM phải quyết tâm thực hiện nhuộm đỏ cả nước Việt Nam. Phương
pháp được chỉ giáo đầu tiên là dùng chiêu bài “yêu nước.”
Lấy tâm
lý người dân bị Pháp cai trị nhiều năm, và theo tình hình thế giới xoay chuyển,
HCM đưa ra những tiêu đề nhồi nhét. Theo thứ tự thì phải chống ai. Chống Pháp
“thực dân” khi mà từ 1945 Pháp đã theo chương trình trả thuộc địa của tổng thống
Hoa Kỳ Franklin Roosevelt chủ trương. Chống Nhật? Nhật phải tự đầu hàng sau hai
trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào 8/1945 trước khi
Việt Minh cướp chính quyền. Vì không theo chiêu bài “ Việt Minh đuổi Nhật ra khỏi
Việt Nam,” khi dạy học trò mà ông Nguyễn Chí Thiện, lúc đó vào 1961, bị bắt bỏ
tù hơn 3 năm. Chống Mỹ “xâm lăng” khi mà từ 1965 tại miền Nam Việt Nam mới bắt
đầu có quân đội Mỹ đóng trong vai trò đồng minh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
đẩy lùi làn sóng đỏ xâm lăng.
Dù đưa ra
những chiêu bài trên, nhưng thực tế thì nhập nhằng đánh lận con đen chỉ với mục
đích hoàn thành trách vụ mà cộng sản đàn anh giao phó. Đó là nhuộm đỏ Việt Nam
và tiến tới Miên Lào. Riêng về chiêu bài “chống Pháp giành độc lập” là một vũ
khí hàng đầu trong chính sách tuyên truyền nhồi sọ.
Để tẩy rửa
những sai lầm nhiều năm người dân bị tẩy não, chúng ta cần khai thác chi tiết
hơn những tài liệu ghi lại hiện tượng xảy ra, nhất là nhân vật nào là nguyên
nhân gây ra cuộc chiến, một cuộc chiến không cần thiết phải có, bởi vì nhiều nước
bị thực dân họ đã lấy lại độc lập mà không cần một người cộng sản. Dưới chế độ
của tập đoàn cộng sản, Việt Nam chưa có ngày nào độc lập, mà ngược lại Đảng
làm thân nô lệ như một bản chất truyền kiếp, đến dâng đất nước của tổ tiên cho
ngoại bang cũng là chuyện bình thường (năm 1946 thì cho Pháp cộng nửa chừng
chưa thành công, nay thì cho Tàu cộng).
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp rước Pháp về Hà Nội vào 3/1946 sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ. |
HCM và
VNG rước rước Pháp ( France Communist Party and Socialist – Đảng Cộng Sản Pháp
và Xã Hội nắm quyền quốc hội) vào Hà Nội qua Hiệp Ước Sơ Bộ ký vào ngày
6/3/1946, để rồi được Pháp “công nhận” Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước có
“tự do,” một số quyền chứ không được độc lập. Cũng vì nhất quyết theo đường lối
quốc tế 3 mà HCM phải chấp nhận cuộc chiến với Pháp (Mouvement Republicain
Populaire -Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa thắng cuộc bầu cử quốc hội 2/6/1946)
thực sự bắt đầu xảy ra vào ngày 19/12/1946.
Nói về sự
giả dối làm trò thì không ai qua nổi HCM, và những cặp mắt nhạy bén của thế giới
nhận xét Hồ như thế nào.
He is
forever addressing ordinary citizens in an easy going or fatherly tone, forever
distributing oranges or other tidbits to the children. This is partly
play-acting – why deny it? The character he projects is too well rounded to be
entirely spontaneous, and his large handkerchief has often dabbed at dry eyes.
(Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page217) -Ông ta luôn bày tỏ với những thường
dân một cách thân thiện hoặc với giọng nhân từ như cha, luôn cho trẻ em những
trái cam hoặc những món kẹo bánh nhỏ. Đây là một phần trong hành động đóng kịch
– Sao lại từ chối? Cái vai tuồng mà ông ta đóng đó rất tròn trĩnh được coi như
tự phát, và cái khăn tay to thường được ông ta chấm nhẹ lau cặp mắt khô ráo.
Hồ Chí Minh hay khóc những lần đứng trước đám đông để chứng tỏ ông giết người sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất. |
Người ta
cũng đã chứng kiến cảnh Stalin ra lệnh ngầm cho mật vụ giết các đồng chí có ý
chống đường lối Đảng quá tàn ác khi thực hiện chiến dịch tịch thu tài sản dân
(collectivization), rồi cũng chính Stalin cầm khăn lau mắt khô đi bên cạnh quan
tài người chết.
Theo chỉ
thị Nga Tàu HCM phóng ra chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất làm hằng ngàn người dân
chết một cách vô tội vạ. Đây cũng là chủ trương hành động rồi sau đó xin lỗi là
xong. Theo giáo sư Bernard Fall, HCM là một con người rất sắt đá (Western
trained) , không tình cảm như hầu hết những người Việt Nam khác, ông ta ra lệnh
giết những đồng chí của ông ta rồi đứng xa ra để tránh tiếng.
Có ý kiến
cho rằng HCM không phải người Việt Nam vì dân Việt không thể nào quá tàn ác như
vậy. Tuy nhiên, có thể nói HCM được huấn luyện tại Nga rất nhuần nhuyễn, nhất
là các năm từ 1933-1938, và nhiều năm khác hoạt động tại Tàu, Thailand,
Hongkong…với vai trò một quốc tế cộng sản có lãnh lương hẳn hoi. Những vụ tàn
sát trong thời Stalin bên Liên Sô là một gương để HCM noi theo, ca tụng đến mức
mà “thi hào” số một của thời đại HCM phải làm thơ để tiến hành cuộc Cải Cách Ruộng
Đất đạt thành công:
Giết, giết
nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Tố Hữu
Hành động
tàn bạo của HCM được nối tiếp qua bàn tay VNG, gián tiếp qua vụ Cải Cách Ruộng
Đất, trực tiếp trước đó qua những vụ mượn bàn tay Pháp để tiêu diệt những đảng
phái quốc gia, trói từng chùm người rồi quăng xuống sông cho chết chìm.
Việc bỏ
tù oan 12 ngàn đảng viên cộng sản trong giai đoạn Cải Cách Ruộng Đất đã được
VNG xác nhận. Một trong những điều tàn ác và oan trái xảy ra là những vụ chồng
bị đi tù thì vợ con bị cướp nhà, cướp của, phải ăn ở như ổ chuột. Có những vụ
chồng ở tù về thì mới biết vợ bị cán bộ/đảng viên cưỡng đoạt. Việc này nhiều đến
độ mà Bộ Tư Pháp của chính phủ HCM phải ra một “Thông Tư Về Việc Giải Quyết
Những Vụ Vợ Chồng Bỏ Nhau Trong Giảm Tô Và Cải Cách Ruộng Đất,” đề ngày
19/4/1956, ký tên Thứ Trưởng Trần Công Tường.
Những chằng
chéo trong lối “giải quyết” trong bản Thông Tư không khác gì một sự thú nhận tội
lỗi có chủ trương. Chính Thông Tư Trả Vợ Lại là một văn kiện hợp pháp hóa
tội hiếp dâm có dự mưu của Đảng Cộng Sản Việt Nam. (Yêu và Bị Yêu, Nguyễn Việt
Nữ, trang 92)
Võ Nguyên
Giáp ra bản thú nhận sai lầm và thái độ tự phê bình của Đảng, chủ nghĩa Mác-xít
không bao giờ sai…Đảng khuyên họ nên quên những nỗi đau khổ vừa qua, củng cố lại
lòng tin nơi Đảng và tiếp tục phục vụ Đảng một cách trung thành như đã phục vụ
từ trước. Điều cần nhất là tuyệt đối không được trả thù những người đã vu oan
giá họa cho mình. (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, trang 289)
Anyone
who has ever met Vo Nguyen Giap or Pham Van Dong knows this_and here I have
been careful to pick disciples of Ho, men who, like the President himself, have
been modified by the disciplines of Marxism-Leninism; but of course they are
younger.(Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page 217) – Bất cứ ai đã từng gặp Võ
Nguyên Giáp hay Phạm Văn Đồng biết điều này _ và tôi thận trọng khi chọn ra những
đệ tử của ông Hồ, những người đàn ông này cũng giống như ông Chủ Tịch, đã được
uốn nắn bởi kỷ luật của chủ nghĩa Marx Lenin; nhưng dĩ nhiên họ trẻ hơn.
Qua dòng
lịch sử cận đại ghi lại các hiện tượng từ thời HCM mang chủ nghĩa không tưởng,
tàn ác, ngoại lai, và vô thần áp lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam, đến ngày nay
Đảng Cộng Sản Việt Nam có bao giờ dám chứng tỏ một hành động sám hối, mà ngược
lại còn hung hăng hơn, còn coi thường sự hiểu biết của người dân, nhất là trong
thời đại thông tin internet.
VNG chết
ngày 4/10/2013. Đảng bắt dân Hà Nội phải treo cờ rủ sau đó. Ngày 10/10 Bộ Ngoại
Giao cộng sản lại đưa ra một thông báo “hỏa tốc” bắt dân phải hạ cờ trước khi
thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường viếng thăm vào 13/10. Thì ra sự sắp xếp và
thông tin giữa hai bên không được ăn khớp nên có cái màn lủng củng xảy ra. Qua
việc này cũng xin được ghi nhận một hiện tượng xảy ra vào những năm Việt Minh
chiến tranh với Pháp. Khi Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet (thiên tả) đến Hà Nội
vào ngày 2/1/1947, thì trước đó đã có tin trên đài của Việt Minh rằng:
…message
from the Vietnamese leader to Léon Blum, congratulating him on the decision to
send Moutet and offering to meet the latter at one. But Moutet insisted today
that he never received any message confirming these intentions. The minister
turned the suggestion down with the words: “A Socialist government does not
behave like a bunch of gangsters.” (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page 178) –
Thư tín từ người lãnh đạo Việt Nam đến ông Léon Blum, chúc mừng ông về việc có
quyết định gởi ông Moutet và đề nghị gặp ông ta (HCM) một lần. Nhưng Moutet khẳng
định hôm nay rằng ông chưa hề nhận tin xác nhận những ý định này. Ông bộ trưởng
từ chối đề nghị đó với những lời lẽ như sau: “Một nhà nước xã hội chủ nghĩa
không cư xử giống như một đám du đảng.”
Moutet dù
là bạn thân của HCM nhiều năm, nhưng đến lúc ông đã không chịu nổi những hành động
lưu manh gian trá quá lộ liễu đã phải chửi HCM một câu cho thế giới ghi nhớ.
Còn người dân Việt Nam thì nhớ không hết bởi vì những câu chửi nhiều quá, chửi
công khai trên các diễn đàn internet, chửi công an ngay tại các buổi biểu tình,
chửi qua văn chương bình dân trào phúng.
Ngày xưa
đại tướng cầm quân,
Ngày nay đại tướng cầm …quần chị em!
Đảng đã sợ
“uy danh” của ông tướng càng lấn tới nên mới cho lên chức “cầm quần…chị em.” Có
lẽ cũng vì lý do này mà ông tướng, vào năm 1984 được làm chức Chủ Tịch Ủy Ban
Sanh Đẻ có Kế Hoạch, ấm ức nhiều năm không nói ra được, để đến trước khi nhắm mắt
mới nhắn với người nhà rằng: Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!
Nhiều người
phàn nàn rằng khi các ông còn chức vụ, còn lương hưu, còn quyền lợi thì cứ ngậm
câm cho qua ngày, đến khi mất chức hoặc gần chết mới thốt ra được một câu. Có
còn hơn không, nhưng một câu đó không thể xóa được tội ác tày trời, chỉ sau Hồ
Chí Minh, của Võ Nguyên Giáp trong hơn một thế kỷ ông đã sống qua.
Bút Sử
18/10/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét