Ls Trương Phú Thứ
Cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963, gắn liền với người đứng đầu: Dương
Văn Minh, được biết, DVM sinh ngày 19 tháng 2 năm 1916, ở Phú Lâm, ngoại
thành Chợ lớn. Cuộc đời hoạn lộ của Dương Văn Minh bắt đầu bằng chân thư ký
công nhật tại Dinh Phó Soái Nam Kỳ, thời Việt Nam Cộng Hòa, gọi Dinh Gia Long.
Sau đó, Dương Văn Minh đăng lính, học lớp sĩ quan phục vụ trong quân đội
Pháp. Khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh vào năm 1954; Dương Văn
Minh đã mang cấp bậc Đại tá. Sau chiến dịch Rừng Sát, Dương Văn Minh đã bị bỏ
xó, vì tư cách cá nhân “yếu hèn nhu nhược”, từ những thùng vàng và
tiền giấy lấy được của Bẩy Viễn. Dương Văn Minh rắp tâm thù hận Tổng thống Ngô
Đình Diệm, và chờ đợi thanh toán bằng mọi giá. Những người quen biết, hoặc có
dịp làm việc với Dương Văn Minh đều có chung một nhận định: Đó là một con người
lười biếng, thiển cận và ngờ nghệch.Cuộc đời Dương Văn Minh cột chặt với biến cố
01-11-1963 và việc chiếm đoạt quyền hành vào cuối tháng 4 năm 1975. Dương Văn
Minh đã mở cửa cho Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm miền Nam-VNCH, bằng cuộc đảo
chánh 01-11-1963, và cũng chính Dương Văn Minh đã dâng trọn miền Nam-VNCH cho
Cộng sản Bắc Việt bằng cái nhãn hiệu “tổng thống” hai ngày.
Cuộc đảo chánh 01-11-1963:
Người trực tiếp điều động và nắm giữ kế hoạch đảo chánh
01-11-1963, là Trần Thiện Khiêm, một con người gian manh giảo hoạt, luôn núp
mình sau bóng tối, để giật dây thủ lợi. Dương Văn Minh chỉ là một cái
hình nộm của bọn phản loạn, nhân cơ hội dã tâm ra lệnh cho bộ hạ Nguyễn Văn
Nhung, Dương Hiếu Nghĩa thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô
Đình Nhu. Bị công luận kết án là một tên sát nhân hèn hạ, Dương Văn Minh đã
không chối cãi hay tìm cách bào chữa cho hành động dã man, tàn ác này.
Cuộc đảo chánh 01-11-1963, thực chất chỉ là cuộc tạo phản, nhằm
thỏa mãn thú tính của một số cá nhân, tham vọng bè phái, và nhất là phục vụ
quyền lợi và đòi hỏi của ngoại bang. Cuộc đảo chánh này, đã tạo ra một hỗn loạn
triền miên trong sinh hoạt chính trị ở miền Nam-VNCH, đã gây nên những đổ vỡ
chia rẽ trầm trọng giữa các thành phần dân chúng, và ngay cả trong các đơn vị
quân đội. Tất nhiên, những bóng đen đứng sau cuộc đảo chánh, là những người thủ
lợi, và đạt được những gì họ muốn. Dương Văn Minh đã làm tay sai cho Mỹ qua Tòa
Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Dương Văn Minh đã làm tay sai cho Cộng sản Bắc Việt
qua người em ruột là Dương Văn Nhựt, bí danh Mười Ty, một “cán bộ”Cộng sản tập
kết. Dương Văn Minh đã ngả theo Cộng sản từ năm 1960, vì hận thù chính quyền Đệ
Nhất Việt Nam Cộng Hòa và vì tình cảm gia đình, do người em được cộng sản Bắc
Việt bố trí lôi kéo.
Sau ngày đảo chánh, Dương Văn Minh làm Quốc trưởng, “cán bộ” Cộng
sản tràn ngập trong Dinh Gia Long. Khi bị đẩy ra ngoại quốc, Dương Văn Minh
thường xuyên liên lạc và nhận chỉ thị của Cộng sản Bắc Việt. Lúc được trở về
Sài Gòn, Dương Văn Minh công khai hoạt động cho Cộng sản qua lá chắn của “thành
phần thứ ba”, với bọn Cộng sản nằm vùng hoặc thân Cộng. Dương Văn Minh đã tuân
hành chỉ thị của Bắc Bộ Phủ ra lệnh hủy bỏ Ấp Chiến Lược, để mở đường cho các
đại đơn vị Cộng sản Bắc Việt tiến quân ồ ạt vào miền Nam, và bọn Cộng sản địa
phương có phương tiện và cơ hội phát triển. Đó là mục tiêu tối hậu của Dương
Văn Minh trong cuộc đảo chánh 01-11-1963, bên cạnh lòng hận thù chính quyền Đệ
Nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Cuộc đảo chánh 01-11-1963, kéo theo sự sụp đổ toàn diện của một
Quốc Gia có Chủ Quyền, và một xã hội nền nếp. Cả thế gới kinh hoàng khi nhìn
tấm hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm hai tay bị trói quặt ra sau, và bị bắn chết
trong lòng thiết vận xa M 113. Tội ác của Dương Van Minh đã không dừng ở
chiếc thiết vận xa oan nghiệt này. Tội ác của Dương Văn Minh còn kéo dài ra đến
dọc đường số I, nơi hàng vạn đồng bào vô tội đã chết tức tưởi vì đạn của quân
xâm lược từ phương Bắc. Tội ác của Dương Văn Minh ở Bình Long Anh Dũng, ở
Kontum Kiêu Hùng, ở Trị Thiên Vùng Dậy. Máu chảy thành sông, xương khô chất
thành núi. Tội ác của Dương Văn Minh là vô số thân xác của đông bào, trẻ em
vượt biển ngoài đại dương. Tội ác của Dương Văn Minh là lòng căm phẫn, oán hờn
của hàng trăm ngàn Dân-Quân-Cán-Chính VNCH trong các trại tù của Cộng sản Hà
Nội.
Vụ chiếm đoạt quyền hành ngày 28-4-1975:
Do áp lực của Mỹ, Dương Văn Minh được về lại quê hương, sau một
thời gian dài bị đẩy ra ngoại quốc. sự hiện diện của Dương Văn Minh ở Sài Gòn là
một lưỡi gươm kề ngay vào hông Dinh Độc Lập. Cái gọi là “thành phần thứ ba”,
gồm toàn những cán bộ Cộng sản nằm vùng, và các thành phần thân Cộng tụ tập
chung quanh Dương Văn Minh, để lèo lái con người “yếu hèn nhu nhược”, không
biết gì chính trị và khả năng quân sự lại rất tồi tệ. Thành phần này, đã đóng
góp công trạng rất lớn lao cho Cộng sản Bắc Việt xâm-chiếm miền Nam VNCH.
Vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, “thành phần thứ
ba”, thực chất chỉ là bọn tay sai của Cộng sản Bắc Việt công khai xuất đầu lộ
diện. Những con lật đật u mê trong danh vọng hão huyền, chạy ngược, chạy xuôi
giữa đường phố Sài Gòn, mơ tưởng chuyện đội đá vá trời. Dương Văn Minh đã bị
kẹt cứng trong vòng kiềm tỏa trong tay của bọn tay sai của ngoại bang và Cộng
sản Bắc Việt. Dương Văn Minh đã bị bọn phù thủy thúc đẩy cưỡng đoạt danh hiệu
Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa.
Nên biết, Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa không có điều khoản, hoặc bất
cứ một trù liệu nào, cho sự chuyển nhượng quyền hành như vậy. Cụ Trần văn Hương
đã không chịu nổi áp lực từ nhiều phía, và cuối cùng đã buông xuôi. Lá bài
Dương Văn Minh do ngoại bang và Cộng sản Bắc Việt nuôi dưỡng từ nhiều năm được
ném ra chiếu bạc, và Dương Văn Minh đã hoàn thành công tác được ủy nhiệm và thi
hành: Đầu hàng Cộng sản Bắc Việt, sau hai ngày chiếm giữ quyền hành.
Nhiều người lý luận, bất cứ một nhân vật nào, ở vào hoàn cảnh và
vị trí của Dương Văn Minh vào thời điểm đó, cũng không thể làm khác hơn được.
Lý luận này, có thể chấp nhận, nếu người kéo cờ trắng đầu hàng Cộng sản Bắc
Việt không phải là Dương Văn Minh. Trường hợp Dương Văn Minh là một sự xếp đặt
và sửa soạn lâu dài của ngoại bang và Cộng sản Bắc Việt. Con người “yếu hèn nhu
nhược” của Dương Văn Minh đã được nhồi nặn để làm cái công việc dâng hiến miền
Nam-VNCH cho Cộng sản Bắc Việt kể từ những ngày đầu của thập niên 1960. Cục đất
tội tình không đủ lý trí để cân nhắc hơn thiệt, phải trái, chỉ biết cúi đầu
theo sự lôi cuốn của bè phái và dục vọng cá nhân, cuối cùng phải lãnh nhận tất
cả những cặn bã của một vũng bùn ô nhục.
Dương Văn Minh đã ra người thiên cổ. Dương Văn Minh đã không về
được Dinh Hoa Lan để an dưỡng tuổi già như lòng mong muốn, mặc dù Cộng sản đã
tu bổ sửa sang lại, để chờ đón. Dương Văn Minh đã sống những năm tháng cuối đời
trong âm thầm nghèo khó. Còn bao nhiêu câu hỏi chưa được trả lời, bao nhiêu hận
thù, ân oán được chôn theo thân xác của một con người đã gây ra quá nhiều những
tang tóc cho đất nước, thống khổ trầm luân cho hàng triệu sinh lính.
Báo chí Việt ngữ ở hải ngoại, đã loan tin một rất bình thường về
cái chết của Dương Văn Minh. Nhưng, báo chí trong nước như “Lao Động” và “Nhân
Dân”, đều có đăng tải tin tức với những lời lẽ rất thiện cảm. “Nhà nước” Cộng
sản Việt Nam, qua lời của “phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao” ở Hà Nội, cũng đã “thành
thật chia buồn với gia đình”. Một kiếp người đã ra đi, để lại đàng sau một đám
bụi mù.
Ls Trương Phú Thứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét