Lần Thứ Nhất
Hồ Chí Minh (HCM) đã từng bị
người dân miền Bắc gọi là “Hồ Chí Minh Bán Nước.” Đó là giai đoạn vào những
tháng đầu của 1946, lúc này bên Pháp quốc hội vào tay Đảng Cộng Sản và
Đảng Xã Hội, dẫn đầu bởi Thủ Tướng Felix Gouin và Maurice Thorez kiêm Chủ Tịch
Đảng Cộng Sản Pháp. Hai bên, HCM và Pháp, đã cấu kết nhau để Pháp trở về Việt
Nam để cai trị, không phải thực dân mà là cai trị độc tài theo chủ thuyết cộng
sản.
Ngày 13/2/1946, tướng Leclerc
của Pháp đánh giây cáp về nước Pháp rằng đã thương lượng với Việt Minh, nhấn
mạnh với phe HCM là chuẩn bị tránh dùng chữ “độc lập.” Ngày 16/2/1946, HCM đề
ra những ý muốn của phe Việt Minh cho Pháp mẹ biết, đó là muốn trở nên thành
viên của nước Pháp (French Union). Hồ không hề đề cập tới khối Pháp đang cai
trị ở Đông Dương ( French Federation) mà đô đốc Thierry d’Argenlieu đang nắm
quyền. HCM bỏ qua không nhắc tới hai chữ “độc lập” cho Việt Nam.
D’Argenlieu biết ý đồ của phe cộng sản nên muốn Nam Kỳ tự trị (autonomous
state) để không bị nhuộm đỏ. Ngày 28/2/1946, HCM viết thư cho Tổng Thống
Hoa Kỳ Harry Truman yêu cầu can thiệp để d’Argenlieu không tách Nam Kỳ; trong
thư còn đề cập Pháp toan tính cướp chính phủ Hà Nội, nhưng điều này không hợp
lý vì chính HCM đã tự ý muốn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thành viên của Pháp
mẹ, nên việc Pháp mẹ cướp chính phủ Hà Nội không thể xảy ra. Bản sao lá thư này
được Chủ Tịch Trương Tấn Sang trao cho Tổng Thống Barack Obama nhân chuyến sang
Hoa Kỳ vào 25/7/2013.
HCM đón tiếp Pháp (chính phủ Felix Gouin/Maurice Thorez) về Hà Nội 3/1946. Nguồn: “Biography of Ho Chi Minh” hosted by Walter Cronkite, 1966 |
HCM và đại diện nước Pháp Jean Sainteny đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ
ngày 6/3/1946 (March 6 Accord). Phe quốc gia có Vũ Hồng Khanh ký, nhưng sau đó
ông Khanh biết mình bị lầm kế HCM nên đã tẩu thoát. Hiệp Ước Sơ Bộ có những điều
khoản cần ghi nhận là Pháp mẹ công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có tự do
(free state, not independent), thống nhất 3 kỳ, có quân đội ( dưới quyền tối
cao của quân đội Pháp.) Lúc này 15 ngàn quân Pháp tới Hải Phòng và tiến ra Bắc.
HCM đã mượn bàn tay Pháp để tàn sát những đảng phái quốc gia…
Tướng Pháp Leclerc, Hồ
Chí Minh, Đại Sứ Pháp Sainteny, 15/3/1946Nguồn: “Ho Chi Minh, A
Biography” by Pierre Brocheux
Hai phái đoàn của Phạm Văn Đồng
và HCM qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau xảy ra từ 6/7/1946 đến 10/9/1946
để mong chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ nhưng thất bại hoàn toàn vì Đảng Cộng Sản
Pháp và Xã Hội đã mất ghế trong quốc hội. Phe cánh Cộng Hòa (Popular Republic
Movement) đắc cử. HCM đổi chiến thuật là yêu cầu phe Cộng Hòa “công
nhận”, nhưng Thủ Tướng Bidault cứng rắn đối với phe thiên tả, ngay cả
không cho HCM đứng cùng hàng ghế danh dự vào ngày Lễ Độc Lập Pháp, 14/7/1946.
Căng thẳng xảy ra và chiến tranh không thể tránh khỏi. Trước khi về nước,
14/9/1946, vào rất khuya 1 giờ sáng, HCM ghé nhà ông Marius Moutet, Bộ Trưởng
Thuộc Địa, thuộc phe thiên tả, để ép ông ấy ký “Tạm Ước Fontainebleau” (Modus
Vivendi), nhưng trên thực tế không có giá trị pháp lý gì cả.
Ngày 19/12/1946 cuộc chiến
tranh giữa Pháp và Việt Minh xảy ra. Lúc này HCM kêu gọi toàn dân kháng chiến
chống Pháp “xâm lược.” Rất nhiều người nghe theo vì thiếu thông tin.
Lần Thứ Hai
Vào 25/1/1954 đến 18/2/1954 có
4 nước (big 4) gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Sô họp tại Berlin (Đức) để bàn về
nhiều vấn đề trong đó có Triều Tiên và Đông Dương. Riêng về chiến tranh Đông
Dương, Pháp đưa ra đề nghị ngưng chiến quân sự với Việt Minh. Chỉ là đề
nghị và họ mong sẽ còn những điều đình xảy ra trong tương lai. Được tin
này, phe cánh cộng sản kết hợp làm một làn sóng ồ ạt trong những chiến trận
chống Pháp để có thế thượng phong, và đem kết quả chiến thắng vào buổi họp tại
Geneva. Tại Geneva vào tháng 5, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Dulles, rời
phòng họp trong lúc sắp bàn về Chiến Tranh Đông Dương. Ra ngoài khi báo chí vây
quanh, với thái độ tức giận, Dulles trả lời là phe cộng sản không có thiện chí
và lợi dụng tình thế. Kết quả là cộng sản đàn anh Nga Tàu đã lãnh đạo việc chia
cắt lãnh thổ Việt Nam, phe HCM chỉ là kẻ thừa hành. Đúng ra Hiệp Định Geneva
chấm dứt vào tháng 5, nhưng vì hiện tượng Việt Minh thắng trận Điện Biên Phủ
nên kéo dài đến tháng 7. Hiệp Định Geneva ký vào 20/7/1954 giữa Pháp và
Việt Minh chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Sau đó HCM và Chu Ân Lai
tổ chức tiệc ăn mừng.
.
Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai
Lần Thứ Ba
Sau Hiệp Định Geneva, hằng ngàn
cán bộ cộng sản từ miền Bắc theo làn sóng di cư vào Nam hoạt
động. Họ đã dàn dựng những cơ sở mọi nơi trong Nam gây rối loạn, đặt mìn,
khủng bố người dân…Họ chờ có cuộc chiến tranh thật sự, đồng thời xua quân và
chuyển quân nhu quân cụ từ Bắc vào Nam dọc dải Trường Sơn.
Ngày 4/9/1958, Trung Cộng tuyên
bố 12 hải lý bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Ngày 14/9/1958,
Phạm Văn Đồng ký Công Hàm, nhân danh thủ tướng nhà cầm quyền miền Bắc,
gởi Chu Ân Lai của Trung Cộng. Trên pháp lý, theo Hiệp Định Geneva 1954, 2 hòn
đảo trên là thuộc chủ quyền của Miền Nam Việt Nam. Việc làm phi pháp này của
cộng sản mang ý nghĩa gì? Một lần, người cộng sản phản tỉnh Bùi Tín đã phát
biểu rằng miền Bắc giao trước 2 đảo cho Trung Cộng vì dù sao (có thắng hay thua
nếu có cuộc chiến xảy ra) cũng là cùng phe cộng sản, còn Việt Nam Cộng Hòa là
thù địch.
Lần Thứ Tư
HCM chết ngày 2/9/1969. Đàn em
tiếp tục hành động bán nước. Sau Hiệp Định Paris, 27/1/1973, với nhiều biến đổi
tại miền Nam khi không còn đồng minh Hoa Kỳ tiếp viện, ngày 19/1/1974,
Trung Cộng tấn công Hoàng Sa với một lực lượng hải quân hùng hậu. Hải
quân VNCH ra sức đánh trả và đã hy sinh hơn 60 quân nhân. Lúc này nhà nước miền
Bắc vui mừng hớn hở.
Lần Thứ Năm
Sau khi Mỹ rút quân ra khỏi
miền Nam, cộng sản từ Bắc dồn lực lượng tấn công miền Nam. Cưỡng chiếm xong vào 30/4/1975.
Trong một cuộc họp nội bộ, 1976, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã tuyên bố: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh
cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê
trên toàn cõi Việt Nam.” Với men chiến thắng, chiêu bài “chống Mỹ cứu
nước” đã không còn dùng nữa.
Lần Thứ Sáu
Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Đảng,
vào 12/12/1999 ký với Trung Cộng Thỏa Ước về Biên Giới cắt một
phần lãnh thổ của nước Việt cho đàn anh. Có ít nhất 700 cây số bị mất và
những di tích lịch sử trong phần đất Ải Nam Quan. Thác Bản Giốc và Suối Phi
Khanh nay thuộc về Thác Đức Thiên của Tàu. Một số trí thức phản đối, trong đó
có bài viết của luật sư Lê Chí Quang “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều,” 2001, và
hậu quả của hành động yêu nước đã đưa Quang ngồi tù hơn 2 năm.
Đến thời tổng bí thư Nông
Đức Mạnh thì vùng biển Việt Nam bị mất dần vào tay Trung Cộng. Nhiều lần xảy ra
những vụ ngư dân bị lính Trung Cộng bắn giết không nương tay, và nhà nước cộng
sản Việt Nam làm ngơ không giải quyết. Trung Cộng khai thác Bauxite tại Tây
Nguyên, mang nhiều người Tàu qua làm công nhân, lập làng mạc, đường xá ghi bằng
chữ Tàu… Tiếp tục những làn sóng người Tàu vào Việt Nam nhiều hơn cho đến nay.
Sản phẩm độc hại của Tàu tràn ngập các cửa hàng tại Việt Nam.
Chắc chắn còn nhiều hành động
bán nước nữa của tập đoàn Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trên chỉ là một số điều người
viết ghi nhận được.
Bút Sử
August 19, 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét