Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

HỒ CHÍ MINH BÁN NƯỚC LẦN THỨ NHẤT

Ngày 14/9/1958 Phạm Văn Đồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai bằng lòng chấp nhận 12 hải lý trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Trung Cộng. Trước đó 12 năm, 14/9/1946, cũng là ngày nói lên một tội trời không dung đất không tha của Hồ Chí Minh. Nếu cho rằng Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước cho cộng sản đàn anh (Đồng thừa lệnh Hồ Chí Minh) thì lúc Hồ Chí Minh (HCM) ký Tạm Ước 14/9/1946, và trước đó là Hiệp Ước Sơ Bộ với phe Pháp đồng bọn phải coi là giai đoạn HCM bán nước lần đầu tiên.

Hai chữ “bán nước” phải hiểu nó còn nặng nề hơn sự bán buôn liên quan tới tiền bạc vật chất theo nghĩa thông thường. Theo nghĩa này, đất nước của Tổ Tiên để lại cho con cháu mà tập đoàn HCM muốn làm gì thì làm, muốn giao cho ai thì giao không cần quan tâm đến ý kiến của người dân. Nhà cầm quyền độc tài toàn trị này coi tổ quốc, lãnh thổ, lãnh hải như một món đồ chơi, họ tự quyền quyết đoán, trao đổi, định đoạt số phận của quốc gia và dân tộc.
Để trình bày cái tội bán nước tiên khởi này phải nhắm ngay tới giai đoạn những tháng đầu của năm 1946. Nước Pháp lúc đó lãnh đạo bởi phe thiên tả: Thủ Tướng Felix Gouin thuộc Đảng Xã Hội, Phó Thủ Tướng Maurice Thorez kiêm Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Pháp. Trước đó khoảng 5 tháng, ngày 2/9/1945, ở Việt Nam HCM đứng trên kháng đài tại Ba Đình đọc “tuyên ngôn độc lập” và không được Hoa Kỳ công nhận, mặc dù phe Hồ ra sức vận động ráo riết, HCM ở trong tâm trạng khá bất ổn. Được dịp nước Pháp lọt vào tay cộng sản nên hai bên lật đật hợp tác ngay.
Ngày 13/2/1946, tướng Pháp Leclerc đánh giây cáp đến chính phủ Pháp báo rằng việc liên kết với Việt Minh phải tiến hành ngay, và Việt Minh lãnh đạo bởi HCM phải chuẩn bị tránh dùng hai chữ “độc lập” (void the word “independence”.)

Ngày 16/2/1946, HCM bằng lòng chính phủ của Hồ là thành viên của nước Pháp (French Union). HCM không hề nhắc tới khối người Pháp ở Đông Dương do Thống Đốc Thierry d’Argenlieu lãnh đạo. Khối này là đối thủ của khối cộng sản đang nắm quyền bên nước Pháp mẹ. Nhà báo Jean Lacouture cũng viết rằng trong lúc bàn luận với Sainteny, Đại Sứ Pháp cũng thuộc phe thiên tả, HCM không hề đòi hỏi Việt Nam độc lập (Ho informed Sainteny that he was ready to negotiate on the basis of membership of the French Union, but he made no mention of the federation, nor did he abandon the demand for independence; page 130, Ho Chi Minh, a political biography, by Jean Lacouture.)

Ngày 6/3/1946, 15 ngàn quân Pháp tới Hải Phòng, chạm súng với quân Tưởng. Ngay lúc này HCM họp ngay với Jean Sainteny và liền ký Hiệp Ước Sơ Bộ. Sau đó, về mặt quân sự thì do tướng Pháp là Raoul Salan ký với Võ Nguyên Giáp. Hiệp Ước có những điều khoản cần chú ý như sau:
Nước Pháp công nhận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của HCM là được tự do (free sate), có nghị viện riêng, có bộ tài chánh riêng, thuộc về (belonging) khối Pháp ở Đông Dương (Indo-Chinese Federation) và khối Pháp ở nước mẹ (French Union).
Nhận xét: Như được báo trước khi ký Hiệp Ước, Pháp không muốn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được độc lập, và HCM đã bằng lòng. Thế nên điều khoản đầu tiên trong Hiệp Ước công nhận nhà nước của HCM có quyền do nước Pháp mẹ ban cho (free state/autonomous state – an autonomous area is an area of a country that has a degree of autonomy, or freedom from an external authority.) Không cần Pháp ép buộc, HCM vẫn hồ hởi mau mau trao trọn quyền cho Pháp lãnh đạo Việt Nam trong tinh thần quốc tế cộng sản với mục tiêu thế giới đại đồng. Hồ đã biết Stalin đã và đang ra tay làm vô số người vô tội bị tàn sát.
Quan tâm đến việc thống nhất 3 kỳ (Nam Trung Bắc) do chính phủ Pháp chủ xướng và tổ chức, kết quả lấy từ cuộc trưng cầu dân ý của toàn dân.
Nhật xét: Nhà nước của HCM cũng nằm trong khối Pháp ở Đông Dương để có cái cớ “thống nhất ba kỳ”. Cũng vì âm mưu nhuộm đỏ cả nước Việt Nam trong Hiệp Ước nên d’Argenlieu đã phản đối và tách Nam Kỳ ra khỏi ảnh hưởng của phe cộng sản. Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại Hoa Kỳ ngày 25/7/2013, đã trao cho Tổng Thống Obama bản sao lá thư HCM gởi Tổng Thống Truman ngày 28/2/1946, nội dung yêu cầu ông Truman can thiệp việc ông d’Argenlieu quyết định Nam Kỳ tự trị. Theo tài liệu những lần họp hành giữa HCM và d’Argenlieu nói về Hiệp Ước Sơ Bộ, d’Agenlieu lấy quyền là Thống Đốc không chấp nhận điều khoản ghi trên; hơn nữa, muốn gì phải qua quyết định chung của Việt Miên Lào, chứ không thể làm riêng rẽ giữa Pháp mẹ và phe HCM tại miền Bắc.
Điều khoản về quân sự thì 15 ngàn quân Pháp hợp tác với 10 ngàn quân Việt Minh dưới sự lãnh đạo tối cao của Pháp cũng đã nói lên tinh thần nô lệ ngoại bang. Võ Nguyên Giáp đã chỉ điểm, tiếp tay với quân đội Pháp để tàn sát những đảng phái quốc gia.
HCM đã mang Pháp về đúng một năm sau khi Pháp ra đi (Nhật đảo chánh), đã xé Hòa Ước 1884, vua Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập vào 11/3/1945. Sau thế chiến thứ hai chấm dứt, việc các quốc gia trên thế giới đương đầu là sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mọi nơi. Ý định Pháp (de Gaulle, d’Argenlieu, Bidault…) tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ cũng đã được sự đồng ý của Hoa Kỳ. Trong lúc tình hình phức tạp như vậy thì nước Pháp lại bị rơi vào tay cộng sản vào đầu năm 1946 và đưa đẩy đến Hiệp Ước Sơ Bộ.
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp long trọng rước đón Pháp về Hà Nội 3/1946 (Source: Ho Chi Minh hosted by Walter Cronkite)
 
Leclerc, Hồ Chí Minh, Sainteny chúc mừng sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ (Source: Ho Chi Minh, A Biography, Pierre Brocheux, 2007)

Vừa ký xong Hiệp Ước, nhiều nhà báo hiện diện tại Hà Nội đã chứng kiến cảnh nhiều kệ rượu champagne được khiêng vào building nơi HCM ở. Buổi tiệc ăn mừng này được HCM yêu cầu một người Pháp tổ chức (ông Louis Capuit.)
Ngày 7/3/1946 Hà Nội có buổi lễ Pháp công nhận HCM là chủ tịch nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” trong tinh thần của những điều khoản trong Hiệp Ước Sơ Bộ. Người người hồi hợp chờ Võ Nguyên Giáp và HCM phát biểu. Cảnh tượng mà nhà báo Jean Lacouture tả lại: “Tai của chúng tôi vẫn còn vang rền những lời buộc tội mỗi lúc càng nhiều trên những đường phố của Hà Nội trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua – ông ta là một tên phản bội, một tên bù nhìn, một con tin, một tên cộng sản đã bán quốc gia vào bàn tay của những đồng chí người Pháp của ông ta.” (Our ears still rang with the charges that had been leveled at him in the streets of Hanoi for the past twenty-four hours -he was a traitor, a puppet, a hostage, a Communist who had sold his country into the hands of his French comrades; Ho Chi Minh A Political Biography, page 136, Jean Lacouture.)

Vì là một chính phủ lâm thời nên không thể nắm quyền lâu. Ngày 2/6/1946 nước Pháp có cuộc bầu cử quốc hội, cũng là lúc HCM vừa đặt chân tới Pháp để vận động hợp thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ trong dịp Hội Nghị Fontainebleau. Phái đoàn chính thức do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Kết quả ngày bỏ phiếu Đảng MRP (Mouvement Republicain Populaire) đã thắng cử. Trong tư thế thất bại, mặc dù HCM được phe thiên tả, nhất là ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Thuộc Địa, đã ra công sức giúp rất nhiều. Moutet nằm trong tình trạng không được trọng dụng bởi chính phủ mới. Năm 1946 cũng là năm Pháp trả lại thuộc địa cho cho các nước như Syria và Lebanon.


Hồ Chí Minh bị dời ghế ra phía sau (Source: Getty Image)
Việc Thủ Tướng Bidault yêu cầu Ban Tổ Chức ngày Lễ Độc Lập 14/7/1946 không cho HCM đứng cùng hàng ghế danh dự với các lãnh đạo khác đã là một chỉ dấu hai lằn ranh rõ rệt. Trước khi về lại Việt Nam, tướng Salan đã nói với HCM rằng hai bên sẽ đánh nhau. Lúc này Salan lại trở thành đối thủ dù trước đó họ cùng phe, bởi Salan là tướng quân đội thì phải thi hành lệnh từ chính phủ. HCM nói với Sainteny và Moutet “Nếu phải đánh nhau, chúng tôi sẽ đánh… Các ông giết mười người của chúng tôi và chúng tôi giết một người của các ông, nhưng các ông sẽ là những người mệt mỏi…” (“If we have to fight, we will fight…You will kill ten of us and we kill one of you, but you will be the ones who grow tired.”; page 120, Ho Chi Minh A Biography, 2007, Pierre Brocheux.)
Salan là người bạn thân của HCM. Ông nói rành tiếng Việt. “….đã nhiều lần Xalăng tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc thì ở Bắc Bộ phủ, lúc thì tháp tùng cụ Chủ tịch sang Paris năm 1946…Trong chuyến tháp tùng từ Hà Nội tới Pari, do thời tiết xấu, máy bay của đoàn phải đổ xuống sân bay Rănggun của Ấn Độ không trong dự kiến. Đêm ấy (31-5-1946) tướng Xalăng và Hồ Chủ tịch phải nằm chung một cái màn trong nhà Vòm dã chiến mà quân đội Anh vừa rút đi….Trong những lần tiếp xúc ấy, lúc đầu tướng Xalăng với tư cách là Tư lệnh quân đội Pháp, ngạo mạn đòi Chính phủ Hồ Chí Minh phải hạ vũ khí đầu hàng.” (Hồ Chí Minh Tên Người Sáng Mãi, 2008, trang 99, Hoàng Sơn Cường biên soạn.)
Những lời Salan khuyên HCM đầu hàng đã làm ông ta gây gắt lắm, nhưng đến 1947 trong một lá thư viết gởi Salan, HCM bày tỏ sự thông cảm rằng “tướng Xalăng buộc phải chiến đấu vì cấp trên.”

Quá khuya đêm 14/9/1946, HCM gõ cửa nhà ông Moutet. Hai bên ký Tạm Ước (Modus Vivendi) gồm những điều khoản này nọ, nhưng trên thực tế thì nó không có giá trị gì cả, chẳng qua HCM muốn câu giờ khi mang về khoe rằng “chính phủ” Pháp đã ký với ông ta. Một số khá đông người Việt tại Pháp đã biểu tình chống HCM trên đường ra bến tàu về lại Việt Nam. Họ cho rằng Hồ làm hành động bán nước. Từ thái độ yêu cầu chính phủ Pháp (phe MRP -Phong Trào Dân Chúng Cộng Hòa) hợp tác nhưng không được chấp nhận, HCM sang thái độ thù hằn.
Ngày 20/12/1946, HCM viết “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến.” “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.” Dù sao với trình độ dân trí lúc đó mà chính HCM cho rằng 95% mù chữ, tiếng gọi này đã lôi cuốn một số đông người yêu nước tham gia. Nhiều người chống Pháp theo tuyên truyền của HCM, bị nhồi nhét một chiều, không am hiểu tình hình thế giới. Rất rõ từ 1945 Pháp đã không còn là thực dân nữa. Phương Tây phải trở về tái chiếm Đông Dương chính thức vào cuối năm 1946 để diệt làn sóng đỏ đang lan tràn tại Đông Dương mà HCM là thủ lãnh.
Nhiều người trên mạng đọc lại bài viết của cô gái trẻ Phạm Thanh Nghiên viết vào ngày 13/9/2008 khơi về một quá khứ phải nhớ: “Chúng ta không thể cúi đầu. Vì danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng. Vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai.”
Người ta gọi văn thư 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai là công hàm bán nước. Việc làm bán nước trên giấy trắng mực đen này tiếp theo những hành động bán nước trước đó, mà đầu mối quan trọng là Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 cùng Tạm Ước không pháp lý 14/9/1946.
Bút Sử
14/9/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét