Việt Nam là điểm xuất phát và, ở mức độ thấp
hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích
tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới
và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc
thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần. Nhiều
nam giới và phụ nữ Việt Nam cũng di cư ra nước ngoài thông qua các công ty
xuất khẩu lao động không chính thức, chủ yếu trong các ngành xây dựng, đánh bắt
thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ và cơ khí chế tạo tại Đài
Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Lào, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, và Nhật
Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia,
In-đô-nê-xi-a, Vương quốc Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển,
Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Libya, Ả-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni và một
số quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi.
Một số người này sau đó đã rơi vào tình trạng bị cưỡng ép lao động. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào, một số người sau đó bị đưa sang các nước thứ ba như Thái Lan và Ma-lai-xi-a. Một số phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị cưỡng ép hành nghề mại dâm ở Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Đài Loan, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Singapore và Nga.
Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước, và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều lao động Việt Nam di cư đi xuất khẩu lao động phải nộp mức phí tuyển dụng rất cao, khiến họ rơi vào tình trạng nợ nần trong nhiều năm; phần lớn những người về nước sớm hơn dự kiến – sau 1 đến 2 năm làm việc tại nước ngoài – đều không kiếm đủ tiền để trả những khoản nợ này. Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện dưới chuẩn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Một số công ty tuyển dụng không cho người lao động xem trước hợp đồng cho đến tận ngày cuối cùng trước ngày dự định khởi hành, và một số người lao động cho biết họ phải ký kết hợp đồng được soạn thảo bằng những thứ tiếng mà họ không hiểu. Đã có một số trường hợp được ghi nhận về việc các công ty tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu trợ giúp của người lao động khi họ bị bóc lột.
Các nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam và Trung Quốc có dính líu đến việc cưỡng ép trẻ em Việt Nam làm việc tại các trang trại trồng cần sa ở Anh, khi sang đến nơi, các em đã phải gánh chịu những khoản nợ tương đương tới 32.000 đô-la mỗi người. Các nguồn tin cũng cho biết nhiều người trong số những nạn nhân Việt Nam này bị một đối tượng trung gian đưa sang Nga qua đường hàng không, sau đó đi bằng xe tải qua Ukraina, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Đức, và Pháp trước khi đến Anh. Cũng có nhiều báo cáo cho biết một số nam giới, phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị cưỡng ép lao động cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Hầu hết các nạn nhân của nạn mua bán người ở miền Bắc và miền Trung bị đưa sang Trung Quốc để bóc lột tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động; các nạn nhân ở miền Nam chủ yếu bị đưa sang Cam-pu-chia và bị ép bán dâm, sau đó các nạn nhân này đôi khi được đưa sang các nước thứ ba ở Đông Nam Á. Ở cả hai trường hợp mua bán người vì mục đích tình dục và lao động, các biện pháp như bắt làm để trừ nợ, tịch thu giấy tờ tùy thân và giấy thông hành và đe dọa trục xuất thường được sử dụng để dọa dẫm nạn nhân. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore và Hàn Quốc theo hình thức môi giới hôn nhân với người nước ngoài, sau đó thường rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động (kể cả làm phục vụ trong gia đình), bị ép làm mại dâm, hoặc cả hai. Có những báo cáo về việc mua bán người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái từ các tỉnh nghèo, từ nông thôn ra các đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng đô thị mới phát triển như Bình Dương. Một số cá nhân ban đầu tự nguyện di cư, nhưng sau đó họ có thể bị bán làm lao động hoặc bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại.
Trẻ em Việt Nam từ các vùng nông thôn dễ bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. Các em cũng bị bắt phải đi bán hàng rong, ăn xin, hoặc bị bắt phải làm việc tại các quán ăn, nhà hàng ở các thành phố lớn tại Việt Nam, mặc dù một số nguồn tin cho biết hiện tượng này không còn nghiêm trọng như những năm trước đây. Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân bị cưỡng ép lao động hoặc phải làm công trừ nợ tại các nhà xưởng của các gia đình ở đô thị hoặc tại các mỏ khai thác vàng của tư nhân ở vùng nông thôn. Các tổ chức phi chính phủ cho biết các đối tượng mua bán người đang tăng cường sử dụng Internet để dụ dỗ các nạn nhân, dẫn đến số lượng những người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu ở thành thị trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người cũng ngày càng tăng. Theo cuộc điều tra năm 2012 do tổ chức UNICEF tài trợ về vấn đề bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, Việt Nam là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, mà những kẻ mua dâm chủ yếu là những người đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, Châu Âu và Hoa Kỳ.
Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhưng cũng đã nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người. Trong năm 2012, Chính phủ đã áp dụng các đạo luật hiện hành để khởi tố hình sự một số vụ án về mua bán người vì mục đích cưỡng ép lao động; trong nhiều trường hợp, công tố viên căn cứ vào Điều 139 về “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để luận tội. Ngoài ra, trong thời gian báo cáo tường trình, Chính phủ đã ban hành hai nghị định riêng về xác định nạn nhân và bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán. Các trung tâm cải tạo dành cho người nghiện ma túy và mại dâm do chính quyền Việt Nam quản lý vẫn tiếp tục bắt ép những người bị cải tạo phải làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và sản xuất chế tạo bất chấp sự chỉ trích liên tục của cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã không hỗ trợ đầy đủ cho những người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang phải lao động trừ nợ hoặc phải chịu các hình thức cưỡng ép lao động khác.
Khuyến nghị đối với Việt Nam: Ban hành các nghị định cần thiết hoặc các hướng dẫn chính thức khác để thực thi đầy đủ Luật Phòng chống Mua bán người mới, bao gồm việc xử lý hình sự đối với tất cả các hình thức mua bán người; tập huấn cho các cán bộ ở tuyến đầu và các cán bộ tòa án về các quy định của Luật Phòng chống Mua bán người, tập trung cụ thể vào việc xác định tình trạng bị bóc lột của nạn nhân và coi đây là nhân tố cơ bản để xác định tội danh mua bán người; truy tố hình sự những đối tượng dính líu đến hoạt động cưỡng ép lao động, tuyển dụng lao động nhằm mục đích cưỡng ép lao động, hoặc lừa đảo trong tuyển dụng lao động và xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm; ngừng ngay lập tức hoạt động cưỡng ép công dân Việt Nam lao động vì mục đích thương mại trong các trung tâm cai nghiện của Chính phủ; ban hành các chính sách để chủ động xác định nạn nhân trong các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các lao động Việt Nam di cư bị cưỡng ép lao động, và đảm bảo rằng họ được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; xây dựng quy trình xác định nạn nhân chính thức, sử dụng các dấu hiệu bị cưỡng ép lao động đã được quốc tế công nhận như việc các chủ lao động hoặc môi giới lao động tịch thu giấy thông hành của người lao động, đồng thời tập huấn cho các cán bộ có liên quan về việc áp dụng các quy trình này; tiếp tục bảo vệ người lao động Việt Nam tại nước ngoài thông qua các biên bản ghi nhớ hoặc các thỏa thuận với các nước tiếp nhận lao động nhiều hơn nữa; thực thi các biện pháp bảo vệ nạn nhân bị mua bán lao động để đảm bảo rằng người lao động không bị đe dọa hoặc trừng phạt khi phản đối lại điều kiện làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc; tăng cường hợp tác liên ngành trong các nỗ lực chống mua bán người nhằm giám sát và đánh giá các nỗ lực triển khai kế hoạch hành động quốc gia; đẩy mạnh việc thu thập và chia sẻ số liệu về các vụ truy tố mua bán người, đặc biệt là các vụ liên quan đến mua bán lao động ở cấp độ quốc gia; đẩy mạnh công tác giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở cho thanh niên về nguy cơ mua bán người; hỗ trợ các chương trình nâng cao nhận thức nhằm giảm kỳ thị và đẩy mạnh sự tái hòa nhập của những người trở về từ nạn mua bán người; và thực hiện và hỗ trợ nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người, trực tiếp hướng đến các đối tượng lôi kéo người lớn và trẻ em vào hoạt động mua bán tình dục.
Truy tố
Trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực thi pháp luật chống lại nạn mua bán người. Mặc dù Việt Nam đã thông qua một luật toàn diện về phòng chống mua bán người, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2012, các chế tài hình sự vẫn chưa được ban hành; Tòa án Nhân dân tối cao phải ban hành hướng dẫn nhằm đưa ra các chế tài hình sự. Việc mở rộng định nghĩa về hành vi mua bán người quy định trong luật chưa được áp dụng trong giai đoạn báo cáo tường trình này do Chính phủ Việt Nam vẫn chưa ban hành các hướng dẫn cần thiết cho các cán bộ thực thi pháp luật.
Vì luật mới chưa được triển khai nên đa số các đối tượng mua bán người đã bị truy tố theo các điều khoản trước đây của Bộ luật Hình sự, các điều khoản này còn mơ hồ về phạm vi nhưng vẫn có thể được sử dụng để truy tố một số hình thức mua bán người. Điều 119 Bộ luật Hình sự quy định mua bán phụ nữ là một tội hình sự nhưng không định nghĩa rõ khái niệm “mua bán người”. Điều 120 nghiêm cấm việc “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”, nhưng cũng không định nghĩa rõ về những khái niệm này. Các điều khoản này quy định hình phạt từ hai đến bảy năm tù, được cho là khá nghiêm khắc và phù hợp với các hình phạt quy định đối với các tội danh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như hiếp dâm. Cán bộ tòa án đã diễn giải các điều khoản này theo hướng chỉ áp dụng cho các trường hợp có sự trao đổi thanh toán với một bên thứ ba. Các trường hợp khác chỉ bị xử phạt hành chính theo Luật lao động của Việt Nam, trong đó không có quy định về các chế tài hình sự đối với hành vi mua bán lao động.
Trong năm qua, các hệ thống thu thập dữ liệu ở cấp trung ương của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp số liệu thống kê thực thi pháp luật về các vụ truy tố và kết án tội danh mua bán người theo các loại hình mua bán. Số liệu thống kê về các vụ truy tố, kết án và các nạn nhân được xác định do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao cung cấp không trùng khớp nhau. Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho biết trong năm 2012 chính quyền đã truy tố 232 trường hợp mua bán người và các tội danh liên quan theo các Điều 119 và 120. Chính phủ cho biết trong năm dương lịch 2012, Tòa án Nhân dân tối cao đã đưa ra xét xử, luận tội và kết án tù 490 đối tượng. Trong số đó có bảy đối tượng chịu các mức án tù từ 20 đến 30 năm, 30 đối tượng chịu mức án tù từ 15 đến 20 năm, 137 đối tượng chịu các mức án 7 đến 15 năm, 265 đối tượng chịu mức án dưới 7 năm tù, 48 đối tượng bị án treo và một đối tượng bị phạt tiền. 391 đối tượng bị đưa ra xét xử theo Điều 119 và 85 đối tượng bị xét xử theo Điều 120. Chính phủ chủ yếu vẫn tiếp tục tiến hành truy tố các trường hợp mua bán người vì mục đích tình dục xuyên quốc gia, và nhìn chung thì các nỗ lực thực thi pháp luật vẫn chưa đầy đủ để giải quyết tất cả các hình thức mua bán người tại Việt Nam. Chính phủ đã bắt đầu tiến hành cử các cán bộ của Bộ Công an sang công tác ngắn hạn tại Cam-pu-chia, Trung Quốc và Lào nhằm thực hiện các nỗ lực phối hợp trong hoạt động điều tra chung về mua bán người. Mặc dù Việt Nam không có số liệu về số lượng các cuộc điều tra quốc tế chung về nạn mua bán người mà Việt Nam tham gia, nhưng có báo cáo cho biết có những trường hợp trong đó các cán bộ của Bộ Công an Việt Nam đã sang Trung Quốc để giải cứu các nạn nhân của nạn mua bán người, bắt giữ trên 200 kẻ mua bán người và giải cứu 216 nạn nhân ở Trung Quốc.
Những tranh chấp về hợp đồng giữa lao động Việt Nam và các công ty tuyển dụng lao động có trụ sở ở Việt Nam hoặc các công ty ở nước ngoài—kể cả các hành vi lừa đảo trong tuyển dụng lao động và các trường hợp khác có dấu hiệu của cưỡng ép lao động—phần lớn được giao hoàn toàn cho công ty tuyển dụng lao động giải quyết. Mặc dù người lao động có quyền hợp pháp để đưa các vụ việc ra tòa, nhưng trên thực tế ít người có đủ nguồn lực để theo kiện, và không có số liệu nào cho thấy số nạn nhân Việt Nam bị mua bán vì mục đích lao động được nhận bồi thường trước tòa. Do vậy, người lao động trên thực tế đã không thực hiện được quyền đòi bồi thường theo pháp luật một cách thỏa đáng trong những trường hợp này. Thông qua chương trình thanh tra thường xuyên, Chính phủ đã giám sát và xử phạt các đối tượng tuyển dụng lao động lừa đảo do không tuân thủ các quy định về tuyển dụng lao động, bao gồm các tội danh được cho là nhân tố của hoạt động mua bán người.
Nhiều tổ chức phi chính phủ cho biết tình trạng tham nhũng liên quan đến mua bán người tiếp tục xảy ra ở cấp địa phương, trong đó các cán bộ tại các cửa khẩu biên giới và các chốt kiểm soát nhận hối lộ từ các những kẻ mua bán người, và các cán bộ quyết định không can thiệp để bảo vệ nạn nhân trong những trường hợp mà kẻ mua bán người và nạn nhân có quan hệ họ hàng. Trong thời gian báo cáo tường trình, Chính phủ cho biết đã kết án hai trường hợp trong đó các quan chức đã đồng lõa với các hoạt động mua bán người. Tháng 12 năm 2012, Tòa án phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã y án chung thân đối với cán bộ của Sở Tư pháp Thành phố Cần Thơ do đã nhận tổng cộng tương đương khoảng hơn 195.000 Đô-la Mỹ tiền hối lộ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5/2009 đến tháng 10/2010 nhằm giải quyết các hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài, đây là hành vi tiếp tay cho hoạt động mua bán người. Vụ kết án thứ hai xảy ra vào tháng 1/2013, khi đó Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt phó trưởng công an xã Bảo Thắng ba năm tù về tội mua bán người và sáu năm tù về tội mua bán trẻ em.
Bảo vệ nạn nhân
Chính phủ Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong các nỗ lực nhằm bảo vệ các nạn nhân, chủ yếu là nạn nhân của các vụ mua bán người xuyên biên giới vì mục đích tình dục. Tuy vậy, Chính phủ vẫn chưa hết sức nỗ lực trong việc xác định nạn nhân trong các nhóm dễ bị tổn thương, hay bảo vệ nạn nhân của các vụ mua bán lao động hay các vụ mua bán diễn ra trong nước. Hai dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện luật phòng chống mua bán người liên quan đến bảo vệ nạn nhân đã được hoàn thành và ban hành trong năm báo cáo tường trình: Nghị định số 62/2012/NĐ-CP quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng, chống mua bán người về cơ sở hỗ trợ nạn nhân, chế độ hỗ trợ, trình tự và thủ tục hỗ trợ. Chính phủ chưa xây dựng hay áp dụng các quy trình có hệ thống trên phạm vi toàn quốc để chủ động nhận diện các nạn nhân của nạn mua bán người trong các nhóm dễ bị tổn thương, ví dụ như phụ nữ bị bắt vì hành nghề mại dâm, hoặc lao động di cư hồi hương. Các nỗ lực nhận diện nạn nhân vẫn còn yếu ở tất cả các luồng nhập cư và mua bán người được biết cho đến nay.
Bộ Công an cho biết chính quyền đã xác định được 883 người Việt Nam là nạn nhân của nạn mua bán người trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012. Trong giai đoạn này, các cán bộ biên phòng đã phối hợp với các cơ quan khác của chính phủ giải cứu và tiếp nhận 201 nạn nhân của nạn mua bán người; trong số này có 119 nạn nhân được Chính phủ các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ xác định và đã được hồi hương, và 38 nạn nhân tự xác định là đã bị mua bán. Luật pháp Việt Nam không có quy định nào về các biện pháp cụ thể đảm bảo việc không bị trục xuất và không có quy định nào về cấp quy chế thường trú nhân cho người nước ngoài là nạn nhân của nạn mua bán người. Khi Việt Nam là quốc gia trung chuyển hoặc đích đến của các nạn nhân là người nước ngoài, chính phủ sẽ liên lạc với quốc gia gửi các nạn nhân này để đảm bảo nạn nhân đó trở về Việt Nam an toàn.
Luật Xử lý Vi phạm hành chính đã được thông qua vào tháng 6/2012 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2013. Luật mới này đảm bảo rằng những người nghiện ma túy sẽ không bị đưa vào các cơ sở cai nghiện, nơi trước đây họ thường xuyên bị cưỡng ép lao động. Tuy nhiên giới báo chí cho biết chính quyền tiếp tục thực hiện hành vi cưỡng ép lao động đối với những người nghiện ma túy theo các quy định hiện hành. Mặc dù các nhà chức trách có các quy trình chính thức tiếp nhận nạn nhân bị mua bán và chuyển họ đi chăm sóc, nhưng hệ thống này nhìn chung có rất nhiều bất cập, chẳng hạn như không thể xác định được những nạn nhân không trở về qua các cửa khẩu biên giới chính thức hoặc những nạn nhân không muốn bị các nhà chức trách nhận diện do sợ sự kỳ thị xã hội hoặc vì các lý do khác. Chính phủ không cung cấp các hình thức bảo vệ pháp lý đầy đủ hoặc hỗ trợ cho các nạn nhân bị cưỡng ép lao động ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Tháng 9 năm 2012, các kênh truyền thông cho biết một nhà máy do người Việt làm chủ ở Nga đã bắt các lao động người Việt Nam làm việc trong các điều kiện như nô lệ, và các nhà ngoại giao Việt Nam đã đến thị sát cơ sở nhưng không thể đưa ra sự trợ giúp. Việt Nam vẫn duy trì vị trí tùy viên lao động ở 9 quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất, nhưng lại không có sứ quán ở một số nước nơi có những báo cáo về nạn mua bán người Việt Nam. Tại một số quốc gia có đại sứ quán của Việt Nam, các cán bộ ngoại giao còn phản ứng chưa thỏa đáng trong việc bảo vệ người lao động di cư, và Chính phủ xác nhận rằng các cán bộ ngoại giao chưa được tập huấn đầy đủ và giám sát về vấn đề này. Chính phủ không công bố số liệu về các trường hợp trong đó cán bộ lãnh sự quán hoặc cán bộ ngoại giao đã xác định hoặc hỗ trợ người Việt Nam bị cưỡng ép lao động tại nước ngoài. Các quy định của Chính phủ không cấm các công ty tư nhân giữ hộ chiếu của người lao động ở nước tiếp nhận lao động, và các công ty Việt Nam cũng đã giữ giấy thông hành của người lao động, đây được coi là một hành vi tiếp tay cho nạn mua bán người. Mặc dù về nguyên tắc người lao động có quyền khởi kiện các công ty xuất khẩu lao động, nhưng trên thực tế không có dấu hiệu nào cho thấy các nạn nhân được bồi thường tại các tòa án Việt Nam trong các vụ kiện này.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và các quỹ do nước ngoài tài trợ, tiếp tục điều hành ba nhà tạm lánh cho nạn nhân mua bán người ở các khu đô thị lớn nhất đất nước; các nhà tạm lánh này đã tư vấn và đào tạo nghề cho các nạn nhân nữ bị mua bán vì mục đích tình dục. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và cán bộ biên phòng cũng thành lập các nhà tạm trú nhỏ hơn để hỗ trợ tạm thời cho những lao động di cư cần giúp đỡ tại một số cửa khẩu lớn. Đôi khi, nạn nhân được sắp xếp ở tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nơi dành cho nhiều nhóm người dễ bị tổn thương, mặc dù các cán bộ thừa nhận rằng các nạn nhân sẽ được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở dành riêng cho những người bị mua bán. Ở nhiều nơi, các nhà tạm lánh rất thiếu thốn, thiếu kinh phí hoạt động và thiếu cán bộ được đào tạo cơ bản. Hiện vẫn chưa có nhà tạm trú hay dịch vụ nào dành riêng cho nạn nhân mua bán người là nam giới, trẻ em hoặc nạn nhân bị mua bán vì mục đích lao động, mặc dù các nhà tạm trú hiện có vẫn cung cấp dịch vụ cho một số nạn nhân là nam giới và trẻ em. Các tổ chức phi chính phủ cho biết một số nạn nhân không muốn ở trong những cơ sở hỗ trợ nạn nhân hoặc tiếp nhận các dịch vụ xã hội do lo sợ bị xã hội kỳ thị vì bị nhận diện là nạn nhân của nạn mua bán người. Các nạn nhân của nạn mua bán người được hưởng trợ cấp bằng tiền mặt tương đương khoảng 50 đô-la Mỹ thông qua chính quyền địa phương. Chính phủ không cung cấp số liệu về số lượng nạn nhân được hưởng trợ cấp này. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cung cấp địa điểm đặt văn phòng và nhân sự cho các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án phòng chống mua bán người.
Chính phủ khuyến khích các nạn nhân hỗ trợ quá trình truy tố những kẻ đã mua bán họ, nhưng nhìn chung Chính phủ không có chương trình bảo vệ nhân chứng có sự tham gia hỗ trợ của lực lượng an ninh. Các nạn nhân thường miễn cưỡng tham gia các vụ điều tra hoặc xét xử do lo sợ bị xã hội kỳ thị, đặc biệt khi liên quan tới mại dâm, sợ bị trả thù khi trở lại cộng đồng địa phương và do thiếu động lực để tham gia các hoạt động này. Pháp luật Việt Nam bảo vệ nạn nhân mua bán người khỏi những cáo buộc hình sự về những hành vi là hậu quả trực tiếp của việc bị mua bán; tuy nhiên, do nỗ lực nhận diện nạn nhân trong nhóm những người dễ bị tổn thương chưa đầy đủ nên một số nạn nhân có thể bị coi là đối tượng vi phạm pháp luật. Chính phủ không đưa ra lựa chọn pháp lý nào khác trong việc đưa các các nạn nhân nước ngoài tới những nước mà họ phải đối mặt với việc bị trả thù hay tình trạng cùng quẫn.
Ngăn chặn việc mua bán người
Trong kỳ báo cáo tường trình này, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc ngăn chặn hành vi mua bán người. Theo Nghị định 1427 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã duy trì các chiến dịch về phòng, chống mua bán người thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến, tranh ảnh về phòng, chống mua bán người dựa trên cộng đồng, các bảng quảng cáo, các buổi biểu diễn văn nghệ, tờ rơi, các chương trình học trong nhà trường và các cuộc họp cộng đồng. Trong số hai nghị định ban hành trong năm báo cáo tường trình thì Nghị định thứ nhất số 62/2012/NĐ-CP đưa ra hướng dẫn về xác định nạn nhân bị mua bán theo luật về phòng, chống mua bán người. Nghị định này quy định thủ tục pháp lý chính thức cho việc xác định nạn nhân bị mua bán nhưng không quy định cụ thể việc áp dụng chủ động đối với nhóm dân số có nguy cơ cao. Ngoài ra, Nghị định này còn quy định rằng trong trường hợp không có tài liệu kết luận hoặc bằng chứng chứng minh một người có phải là nạn nhân bị bóc lột hay bị mua bán hay không, việc xác định có thể dựa trên căn cứ người đó được phát hiện hoặc có thời gian chung sống cùng với nạn nhân đã được xác định, những biểu hiện về thể chất và tinh thần cho thấy dấu hiệu bị bóc lột tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động, trình báo của thân nhân nạn nhân với chính quyền, hoặc các thông tin khác giúp có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân bị mua bán. Một sự thay đổi quan trọng trong các quy trình xác định nạn nhân theo luật phòng, chống mua bán người là mở rộng số lượng cơ quan chính phủ được phép xác minh tình trạng của nạn nhân bị mua bán.
Bộ Ngoại giao Việt Nam duy trì trang thông tin điện tử về di cư, cho phép những người có ý định nhập cư tiếp cận với các hướng dẫn pháp lý áp dụng đối với các công ty tuyển dụng lao động; tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa tăng cường nỗ lực để thực thi các quy định này và nhìn chung các nỗ lực quản lý các công ty tuyển dụng lao động và môi giới hôn nhân vẫn còn yếu kém. Với sự hỗ trợ và hợp tác từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn tình trạng mua bán người. Tháng 9/2012, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cam-pu-chia đã thống nhất thực hiện hiệp định hợp tác về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2013-2015. Chính phủ đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 5 năm năm 2015 về phòng chống mua bán người đến và đã phân bổ một khoản ngân sách tương đương khoảng 15 triệu đô-la Mỹ để triển khai kế hoạch trên. Phạm vi kế hoạch bao gồm tất cả các dạng thức mua bán người và các hoạt động về phòng, chống mua bán người của Chính phủ sẽ được điều phối thông qua Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống mua bán người do Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Một số người này sau đó đã rơi vào tình trạng bị cưỡng ép lao động. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục thường bị lừa gạt bởi các cơ hội việc làm giả mạo và bị bán cho các nhà chứa ở biên giới với Campuchia, Trung Quốc và Lào, một số người sau đó bị đưa sang các nước thứ ba như Thái Lan và Ma-lai-xi-a. Một số phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị cưỡng ép hành nghề mại dâm ở Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Đài Loan, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Singapore và Nga.
Các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, hầu hết là các đơn vị thành viên của các công ty nhà nước, và các cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép hoạt động, đã bắt người lao động phải đóng những khoản phí vượt quá mức quy định của pháp luật để được đi xuất khẩu lao động. Kết quả là, người lao động Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao nhất trong số những lao động người châu Á, và họ rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều lao động Việt Nam di cư đi xuất khẩu lao động phải nộp mức phí tuyển dụng rất cao, khiến họ rơi vào tình trạng nợ nần trong nhiều năm; phần lớn những người về nước sớm hơn dự kiến – sau 1 đến 2 năm làm việc tại nước ngoài – đều không kiếm đủ tiền để trả những khoản nợ này. Sau khi đến nước tiếp nhận lao động, một số người mới nhận ra rằng họ bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện dưới chuẩn, được trả lương rất ít hoặc không được trả lương, bất chấp những khoản nợ đang đè nặng trên vai, cũng như không được tiếp cận với kênh trợ giúp pháp lý đáng tin cậy nào. Một số công ty tuyển dụng không cho người lao động xem trước hợp đồng cho đến tận ngày cuối cùng trước ngày dự định khởi hành, và một số người lao động cho biết họ phải ký kết hợp đồng được soạn thảo bằng những thứ tiếng mà họ không hiểu. Đã có một số trường hợp được ghi nhận về việc các công ty tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu trợ giúp của người lao động khi họ bị bóc lột.
Các nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam và Trung Quốc có dính líu đến việc cưỡng ép trẻ em Việt Nam làm việc tại các trang trại trồng cần sa ở Anh, khi sang đến nơi, các em đã phải gánh chịu những khoản nợ tương đương tới 32.000 đô-la mỗi người. Các nguồn tin cũng cho biết nhiều người trong số những nạn nhân Việt Nam này bị một đối tượng trung gian đưa sang Nga qua đường hàng không, sau đó đi bằng xe tải qua Ukraina, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Đức, và Pháp trước khi đến Anh. Cũng có nhiều báo cáo cho biết một số nam giới, phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị cưỡng ép lao động cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Hầu hết các nạn nhân của nạn mua bán người ở miền Bắc và miền Trung bị đưa sang Trung Quốc để bóc lột tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động; các nạn nhân ở miền Nam chủ yếu bị đưa sang Cam-pu-chia và bị ép bán dâm, sau đó các nạn nhân này đôi khi được đưa sang các nước thứ ba ở Đông Nam Á. Ở cả hai trường hợp mua bán người vì mục đích tình dục và lao động, các biện pháp như bắt làm để trừ nợ, tịch thu giấy tờ tùy thân và giấy thông hành và đe dọa trục xuất thường được sử dụng để dọa dẫm nạn nhân. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore và Hàn Quốc theo hình thức môi giới hôn nhân với người nước ngoài, sau đó thường rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động (kể cả làm phục vụ trong gia đình), bị ép làm mại dâm, hoặc cả hai. Có những báo cáo về việc mua bán người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái từ các tỉnh nghèo, từ nông thôn ra các đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng đô thị mới phát triển như Bình Dương. Một số cá nhân ban đầu tự nguyện di cư, nhưng sau đó họ có thể bị bán làm lao động hoặc bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại.
Trẻ em Việt Nam từ các vùng nông thôn dễ bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. Các em cũng bị bắt phải đi bán hàng rong, ăn xin, hoặc bị bắt phải làm việc tại các quán ăn, nhà hàng ở các thành phố lớn tại Việt Nam, mặc dù một số nguồn tin cho biết hiện tượng này không còn nghiêm trọng như những năm trước đây. Một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân bị cưỡng ép lao động hoặc phải làm công trừ nợ tại các nhà xưởng của các gia đình ở đô thị hoặc tại các mỏ khai thác vàng của tư nhân ở vùng nông thôn. Các tổ chức phi chính phủ cho biết các đối tượng mua bán người đang tăng cường sử dụng Internet để dụ dỗ các nạn nhân, dẫn đến số lượng những người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu ở thành thị trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người cũng ngày càng tăng. Theo cuộc điều tra năm 2012 do tổ chức UNICEF tài trợ về vấn đề bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, Việt Nam là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, mà những kẻ mua dâm chủ yếu là những người đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, Châu Âu và Hoa Kỳ.
Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhưng cũng đã nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người. Trong năm 2012, Chính phủ đã áp dụng các đạo luật hiện hành để khởi tố hình sự một số vụ án về mua bán người vì mục đích cưỡng ép lao động; trong nhiều trường hợp, công tố viên căn cứ vào Điều 139 về “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để luận tội. Ngoài ra, trong thời gian báo cáo tường trình, Chính phủ đã ban hành hai nghị định riêng về xác định nạn nhân và bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán. Các trung tâm cải tạo dành cho người nghiện ma túy và mại dâm do chính quyền Việt Nam quản lý vẫn tiếp tục bắt ép những người bị cải tạo phải làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và sản xuất chế tạo bất chấp sự chỉ trích liên tục của cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã không hỗ trợ đầy đủ cho những người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang phải lao động trừ nợ hoặc phải chịu các hình thức cưỡng ép lao động khác.
Khuyến nghị đối với Việt Nam: Ban hành các nghị định cần thiết hoặc các hướng dẫn chính thức khác để thực thi đầy đủ Luật Phòng chống Mua bán người mới, bao gồm việc xử lý hình sự đối với tất cả các hình thức mua bán người; tập huấn cho các cán bộ ở tuyến đầu và các cán bộ tòa án về các quy định của Luật Phòng chống Mua bán người, tập trung cụ thể vào việc xác định tình trạng bị bóc lột của nạn nhân và coi đây là nhân tố cơ bản để xác định tội danh mua bán người; truy tố hình sự những đối tượng dính líu đến hoạt động cưỡng ép lao động, tuyển dụng lao động nhằm mục đích cưỡng ép lao động, hoặc lừa đảo trong tuyển dụng lao động và xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm; ngừng ngay lập tức hoạt động cưỡng ép công dân Việt Nam lao động vì mục đích thương mại trong các trung tâm cai nghiện của Chính phủ; ban hành các chính sách để chủ động xác định nạn nhân trong các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các lao động Việt Nam di cư bị cưỡng ép lao động, và đảm bảo rằng họ được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; xây dựng quy trình xác định nạn nhân chính thức, sử dụng các dấu hiệu bị cưỡng ép lao động đã được quốc tế công nhận như việc các chủ lao động hoặc môi giới lao động tịch thu giấy thông hành của người lao động, đồng thời tập huấn cho các cán bộ có liên quan về việc áp dụng các quy trình này; tiếp tục bảo vệ người lao động Việt Nam tại nước ngoài thông qua các biên bản ghi nhớ hoặc các thỏa thuận với các nước tiếp nhận lao động nhiều hơn nữa; thực thi các biện pháp bảo vệ nạn nhân bị mua bán lao động để đảm bảo rằng người lao động không bị đe dọa hoặc trừng phạt khi phản đối lại điều kiện làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc; tăng cường hợp tác liên ngành trong các nỗ lực chống mua bán người nhằm giám sát và đánh giá các nỗ lực triển khai kế hoạch hành động quốc gia; đẩy mạnh việc thu thập và chia sẻ số liệu về các vụ truy tố mua bán người, đặc biệt là các vụ liên quan đến mua bán lao động ở cấp độ quốc gia; đẩy mạnh công tác giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở cho thanh niên về nguy cơ mua bán người; hỗ trợ các chương trình nâng cao nhận thức nhằm giảm kỳ thị và đẩy mạnh sự tái hòa nhập của những người trở về từ nạn mua bán người; và thực hiện và hỗ trợ nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người, trực tiếp hướng đến các đối tượng lôi kéo người lớn và trẻ em vào hoạt động mua bán tình dục.
Truy tố
Trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực thi pháp luật chống lại nạn mua bán người. Mặc dù Việt Nam đã thông qua một luật toàn diện về phòng chống mua bán người, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2012, các chế tài hình sự vẫn chưa được ban hành; Tòa án Nhân dân tối cao phải ban hành hướng dẫn nhằm đưa ra các chế tài hình sự. Việc mở rộng định nghĩa về hành vi mua bán người quy định trong luật chưa được áp dụng trong giai đoạn báo cáo tường trình này do Chính phủ Việt Nam vẫn chưa ban hành các hướng dẫn cần thiết cho các cán bộ thực thi pháp luật.
Vì luật mới chưa được triển khai nên đa số các đối tượng mua bán người đã bị truy tố theo các điều khoản trước đây của Bộ luật Hình sự, các điều khoản này còn mơ hồ về phạm vi nhưng vẫn có thể được sử dụng để truy tố một số hình thức mua bán người. Điều 119 Bộ luật Hình sự quy định mua bán phụ nữ là một tội hình sự nhưng không định nghĩa rõ khái niệm “mua bán người”. Điều 120 nghiêm cấm việc “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”, nhưng cũng không định nghĩa rõ về những khái niệm này. Các điều khoản này quy định hình phạt từ hai đến bảy năm tù, được cho là khá nghiêm khắc và phù hợp với các hình phạt quy định đối với các tội danh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như hiếp dâm. Cán bộ tòa án đã diễn giải các điều khoản này theo hướng chỉ áp dụng cho các trường hợp có sự trao đổi thanh toán với một bên thứ ba. Các trường hợp khác chỉ bị xử phạt hành chính theo Luật lao động của Việt Nam, trong đó không có quy định về các chế tài hình sự đối với hành vi mua bán lao động.
Trong năm qua, các hệ thống thu thập dữ liệu ở cấp trung ương của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp số liệu thống kê thực thi pháp luật về các vụ truy tố và kết án tội danh mua bán người theo các loại hình mua bán. Số liệu thống kê về các vụ truy tố, kết án và các nạn nhân được xác định do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao cung cấp không trùng khớp nhau. Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho biết trong năm 2012 chính quyền đã truy tố 232 trường hợp mua bán người và các tội danh liên quan theo các Điều 119 và 120. Chính phủ cho biết trong năm dương lịch 2012, Tòa án Nhân dân tối cao đã đưa ra xét xử, luận tội và kết án tù 490 đối tượng. Trong số đó có bảy đối tượng chịu các mức án tù từ 20 đến 30 năm, 30 đối tượng chịu mức án tù từ 15 đến 20 năm, 137 đối tượng chịu các mức án 7 đến 15 năm, 265 đối tượng chịu mức án dưới 7 năm tù, 48 đối tượng bị án treo và một đối tượng bị phạt tiền. 391 đối tượng bị đưa ra xét xử theo Điều 119 và 85 đối tượng bị xét xử theo Điều 120. Chính phủ chủ yếu vẫn tiếp tục tiến hành truy tố các trường hợp mua bán người vì mục đích tình dục xuyên quốc gia, và nhìn chung thì các nỗ lực thực thi pháp luật vẫn chưa đầy đủ để giải quyết tất cả các hình thức mua bán người tại Việt Nam. Chính phủ đã bắt đầu tiến hành cử các cán bộ của Bộ Công an sang công tác ngắn hạn tại Cam-pu-chia, Trung Quốc và Lào nhằm thực hiện các nỗ lực phối hợp trong hoạt động điều tra chung về mua bán người. Mặc dù Việt Nam không có số liệu về số lượng các cuộc điều tra quốc tế chung về nạn mua bán người mà Việt Nam tham gia, nhưng có báo cáo cho biết có những trường hợp trong đó các cán bộ của Bộ Công an Việt Nam đã sang Trung Quốc để giải cứu các nạn nhân của nạn mua bán người, bắt giữ trên 200 kẻ mua bán người và giải cứu 216 nạn nhân ở Trung Quốc.
Những tranh chấp về hợp đồng giữa lao động Việt Nam và các công ty tuyển dụng lao động có trụ sở ở Việt Nam hoặc các công ty ở nước ngoài—kể cả các hành vi lừa đảo trong tuyển dụng lao động và các trường hợp khác có dấu hiệu của cưỡng ép lao động—phần lớn được giao hoàn toàn cho công ty tuyển dụng lao động giải quyết. Mặc dù người lao động có quyền hợp pháp để đưa các vụ việc ra tòa, nhưng trên thực tế ít người có đủ nguồn lực để theo kiện, và không có số liệu nào cho thấy số nạn nhân Việt Nam bị mua bán vì mục đích lao động được nhận bồi thường trước tòa. Do vậy, người lao động trên thực tế đã không thực hiện được quyền đòi bồi thường theo pháp luật một cách thỏa đáng trong những trường hợp này. Thông qua chương trình thanh tra thường xuyên, Chính phủ đã giám sát và xử phạt các đối tượng tuyển dụng lao động lừa đảo do không tuân thủ các quy định về tuyển dụng lao động, bao gồm các tội danh được cho là nhân tố của hoạt động mua bán người.
Nhiều tổ chức phi chính phủ cho biết tình trạng tham nhũng liên quan đến mua bán người tiếp tục xảy ra ở cấp địa phương, trong đó các cán bộ tại các cửa khẩu biên giới và các chốt kiểm soát nhận hối lộ từ các những kẻ mua bán người, và các cán bộ quyết định không can thiệp để bảo vệ nạn nhân trong những trường hợp mà kẻ mua bán người và nạn nhân có quan hệ họ hàng. Trong thời gian báo cáo tường trình, Chính phủ cho biết đã kết án hai trường hợp trong đó các quan chức đã đồng lõa với các hoạt động mua bán người. Tháng 12 năm 2012, Tòa án phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã y án chung thân đối với cán bộ của Sở Tư pháp Thành phố Cần Thơ do đã nhận tổng cộng tương đương khoảng hơn 195.000 Đô-la Mỹ tiền hối lộ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5/2009 đến tháng 10/2010 nhằm giải quyết các hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài, đây là hành vi tiếp tay cho hoạt động mua bán người. Vụ kết án thứ hai xảy ra vào tháng 1/2013, khi đó Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt phó trưởng công an xã Bảo Thắng ba năm tù về tội mua bán người và sáu năm tù về tội mua bán trẻ em.
Bảo vệ nạn nhân
Chính phủ Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong các nỗ lực nhằm bảo vệ các nạn nhân, chủ yếu là nạn nhân của các vụ mua bán người xuyên biên giới vì mục đích tình dục. Tuy vậy, Chính phủ vẫn chưa hết sức nỗ lực trong việc xác định nạn nhân trong các nhóm dễ bị tổn thương, hay bảo vệ nạn nhân của các vụ mua bán lao động hay các vụ mua bán diễn ra trong nước. Hai dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện luật phòng chống mua bán người liên quan đến bảo vệ nạn nhân đã được hoàn thành và ban hành trong năm báo cáo tường trình: Nghị định số 62/2012/NĐ-CP quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng, chống mua bán người về cơ sở hỗ trợ nạn nhân, chế độ hỗ trợ, trình tự và thủ tục hỗ trợ. Chính phủ chưa xây dựng hay áp dụng các quy trình có hệ thống trên phạm vi toàn quốc để chủ động nhận diện các nạn nhân của nạn mua bán người trong các nhóm dễ bị tổn thương, ví dụ như phụ nữ bị bắt vì hành nghề mại dâm, hoặc lao động di cư hồi hương. Các nỗ lực nhận diện nạn nhân vẫn còn yếu ở tất cả các luồng nhập cư và mua bán người được biết cho đến nay.
Bộ Công an cho biết chính quyền đã xác định được 883 người Việt Nam là nạn nhân của nạn mua bán người trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012. Trong giai đoạn này, các cán bộ biên phòng đã phối hợp với các cơ quan khác của chính phủ giải cứu và tiếp nhận 201 nạn nhân của nạn mua bán người; trong số này có 119 nạn nhân được Chính phủ các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ xác định và đã được hồi hương, và 38 nạn nhân tự xác định là đã bị mua bán. Luật pháp Việt Nam không có quy định nào về các biện pháp cụ thể đảm bảo việc không bị trục xuất và không có quy định nào về cấp quy chế thường trú nhân cho người nước ngoài là nạn nhân của nạn mua bán người. Khi Việt Nam là quốc gia trung chuyển hoặc đích đến của các nạn nhân là người nước ngoài, chính phủ sẽ liên lạc với quốc gia gửi các nạn nhân này để đảm bảo nạn nhân đó trở về Việt Nam an toàn.
Luật Xử lý Vi phạm hành chính đã được thông qua vào tháng 6/2012 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2013. Luật mới này đảm bảo rằng những người nghiện ma túy sẽ không bị đưa vào các cơ sở cai nghiện, nơi trước đây họ thường xuyên bị cưỡng ép lao động. Tuy nhiên giới báo chí cho biết chính quyền tiếp tục thực hiện hành vi cưỡng ép lao động đối với những người nghiện ma túy theo các quy định hiện hành. Mặc dù các nhà chức trách có các quy trình chính thức tiếp nhận nạn nhân bị mua bán và chuyển họ đi chăm sóc, nhưng hệ thống này nhìn chung có rất nhiều bất cập, chẳng hạn như không thể xác định được những nạn nhân không trở về qua các cửa khẩu biên giới chính thức hoặc những nạn nhân không muốn bị các nhà chức trách nhận diện do sợ sự kỳ thị xã hội hoặc vì các lý do khác. Chính phủ không cung cấp các hình thức bảo vệ pháp lý đầy đủ hoặc hỗ trợ cho các nạn nhân bị cưỡng ép lao động ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Tháng 9 năm 2012, các kênh truyền thông cho biết một nhà máy do người Việt làm chủ ở Nga đã bắt các lao động người Việt Nam làm việc trong các điều kiện như nô lệ, và các nhà ngoại giao Việt Nam đã đến thị sát cơ sở nhưng không thể đưa ra sự trợ giúp. Việt Nam vẫn duy trì vị trí tùy viên lao động ở 9 quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất, nhưng lại không có sứ quán ở một số nước nơi có những báo cáo về nạn mua bán người Việt Nam. Tại một số quốc gia có đại sứ quán của Việt Nam, các cán bộ ngoại giao còn phản ứng chưa thỏa đáng trong việc bảo vệ người lao động di cư, và Chính phủ xác nhận rằng các cán bộ ngoại giao chưa được tập huấn đầy đủ và giám sát về vấn đề này. Chính phủ không công bố số liệu về các trường hợp trong đó cán bộ lãnh sự quán hoặc cán bộ ngoại giao đã xác định hoặc hỗ trợ người Việt Nam bị cưỡng ép lao động tại nước ngoài. Các quy định của Chính phủ không cấm các công ty tư nhân giữ hộ chiếu của người lao động ở nước tiếp nhận lao động, và các công ty Việt Nam cũng đã giữ giấy thông hành của người lao động, đây được coi là một hành vi tiếp tay cho nạn mua bán người. Mặc dù về nguyên tắc người lao động có quyền khởi kiện các công ty xuất khẩu lao động, nhưng trên thực tế không có dấu hiệu nào cho thấy các nạn nhân được bồi thường tại các tòa án Việt Nam trong các vụ kiện này.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và các quỹ do nước ngoài tài trợ, tiếp tục điều hành ba nhà tạm lánh cho nạn nhân mua bán người ở các khu đô thị lớn nhất đất nước; các nhà tạm lánh này đã tư vấn và đào tạo nghề cho các nạn nhân nữ bị mua bán vì mục đích tình dục. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và cán bộ biên phòng cũng thành lập các nhà tạm trú nhỏ hơn để hỗ trợ tạm thời cho những lao động di cư cần giúp đỡ tại một số cửa khẩu lớn. Đôi khi, nạn nhân được sắp xếp ở tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nơi dành cho nhiều nhóm người dễ bị tổn thương, mặc dù các cán bộ thừa nhận rằng các nạn nhân sẽ được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở dành riêng cho những người bị mua bán. Ở nhiều nơi, các nhà tạm lánh rất thiếu thốn, thiếu kinh phí hoạt động và thiếu cán bộ được đào tạo cơ bản. Hiện vẫn chưa có nhà tạm trú hay dịch vụ nào dành riêng cho nạn nhân mua bán người là nam giới, trẻ em hoặc nạn nhân bị mua bán vì mục đích lao động, mặc dù các nhà tạm trú hiện có vẫn cung cấp dịch vụ cho một số nạn nhân là nam giới và trẻ em. Các tổ chức phi chính phủ cho biết một số nạn nhân không muốn ở trong những cơ sở hỗ trợ nạn nhân hoặc tiếp nhận các dịch vụ xã hội do lo sợ bị xã hội kỳ thị vì bị nhận diện là nạn nhân của nạn mua bán người. Các nạn nhân của nạn mua bán người được hưởng trợ cấp bằng tiền mặt tương đương khoảng 50 đô-la Mỹ thông qua chính quyền địa phương. Chính phủ không cung cấp số liệu về số lượng nạn nhân được hưởng trợ cấp này. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cung cấp địa điểm đặt văn phòng và nhân sự cho các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án phòng chống mua bán người.
Chính phủ khuyến khích các nạn nhân hỗ trợ quá trình truy tố những kẻ đã mua bán họ, nhưng nhìn chung Chính phủ không có chương trình bảo vệ nhân chứng có sự tham gia hỗ trợ của lực lượng an ninh. Các nạn nhân thường miễn cưỡng tham gia các vụ điều tra hoặc xét xử do lo sợ bị xã hội kỳ thị, đặc biệt khi liên quan tới mại dâm, sợ bị trả thù khi trở lại cộng đồng địa phương và do thiếu động lực để tham gia các hoạt động này. Pháp luật Việt Nam bảo vệ nạn nhân mua bán người khỏi những cáo buộc hình sự về những hành vi là hậu quả trực tiếp của việc bị mua bán; tuy nhiên, do nỗ lực nhận diện nạn nhân trong nhóm những người dễ bị tổn thương chưa đầy đủ nên một số nạn nhân có thể bị coi là đối tượng vi phạm pháp luật. Chính phủ không đưa ra lựa chọn pháp lý nào khác trong việc đưa các các nạn nhân nước ngoài tới những nước mà họ phải đối mặt với việc bị trả thù hay tình trạng cùng quẫn.
Ngăn chặn việc mua bán người
Trong kỳ báo cáo tường trình này, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc ngăn chặn hành vi mua bán người. Theo Nghị định 1427 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã duy trì các chiến dịch về phòng, chống mua bán người thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến, tranh ảnh về phòng, chống mua bán người dựa trên cộng đồng, các bảng quảng cáo, các buổi biểu diễn văn nghệ, tờ rơi, các chương trình học trong nhà trường và các cuộc họp cộng đồng. Trong số hai nghị định ban hành trong năm báo cáo tường trình thì Nghị định thứ nhất số 62/2012/NĐ-CP đưa ra hướng dẫn về xác định nạn nhân bị mua bán theo luật về phòng, chống mua bán người. Nghị định này quy định thủ tục pháp lý chính thức cho việc xác định nạn nhân bị mua bán nhưng không quy định cụ thể việc áp dụng chủ động đối với nhóm dân số có nguy cơ cao. Ngoài ra, Nghị định này còn quy định rằng trong trường hợp không có tài liệu kết luận hoặc bằng chứng chứng minh một người có phải là nạn nhân bị bóc lột hay bị mua bán hay không, việc xác định có thể dựa trên căn cứ người đó được phát hiện hoặc có thời gian chung sống cùng với nạn nhân đã được xác định, những biểu hiện về thể chất và tinh thần cho thấy dấu hiệu bị bóc lột tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động, trình báo của thân nhân nạn nhân với chính quyền, hoặc các thông tin khác giúp có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân bị mua bán. Một sự thay đổi quan trọng trong các quy trình xác định nạn nhân theo luật phòng, chống mua bán người là mở rộng số lượng cơ quan chính phủ được phép xác minh tình trạng của nạn nhân bị mua bán.
Bộ Ngoại giao Việt Nam duy trì trang thông tin điện tử về di cư, cho phép những người có ý định nhập cư tiếp cận với các hướng dẫn pháp lý áp dụng đối với các công ty tuyển dụng lao động; tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa tăng cường nỗ lực để thực thi các quy định này và nhìn chung các nỗ lực quản lý các công ty tuyển dụng lao động và môi giới hôn nhân vẫn còn yếu kém. Với sự hỗ trợ và hợp tác từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn tình trạng mua bán người. Tháng 9/2012, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cam-pu-chia đã thống nhất thực hiện hiệp định hợp tác về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2013-2015. Chính phủ đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 5 năm năm 2015 về phòng chống mua bán người đến và đã phân bổ một khoản ngân sách tương đương khoảng 15 triệu đô-la Mỹ để triển khai kế hoạch trên. Phạm vi kế hoạch bao gồm tất cả các dạng thức mua bán người và các hoạt động về phòng, chống mua bán người của Chính phủ sẽ được điều phối thông qua Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống mua bán người do Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét