Nguyên Anh - Anh Nguyễn Văn Bé là một người nổi tiếng… Các danh hiệu
anh đạt được trong chiến tranh chống Mỹ với các thành tích vô cùng oanh liệt
được đám tuyên giáo từ xửa từ xưa ca tụng cho đến ngày nay, cá biệt còn có nhạc
nô chế độ tên Huy Du sáng tác ca khúc Xin khắc tên anh trên vách đá chiến hào,
tiếc thay bài hát trên không được ban tuyên láo phổ biến rộng rãi và cấm hát
sau đó không lâu!
Trong quân sử của CSVN
cũng đầy mâu thuẫn (vì xạo nguyên hệ thống nên mạnh ai nấy láo) cho nên có đến
hai giả thuyết về nhân vật này!
- Dũng sỹ diệt Mỹ cấp ưu tú
- Huân chương Quân Công Giải Phóng hạng 3
- Anh Hùng lực lượng vũ trang Nhân dân
Sống sau chiến tranh và từ trần ngày 24/3/2002
Giả thuyết thứ 2:
“Theo tuyên truyền từ phía Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong
chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở Châu Thành, Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961,
Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên dương Anh hùng khi làm đại
đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một.
Về qua trình chiến đấu của Nguyễn Văn Bé có
nhiều mâu thuẫn. Một nguồn cho rằng năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến
vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn
Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội đó,
Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh
sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn
Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. [1]
Ở giả thuyết này anh Nguyễn Văn Bé chết ngắc
và đã trở thành thương binh liệt sỹ!
Mìn M18A1 [2]. |
để nhớ ơn anh đảng, chính phủ, quân đội nước
thiên đường đã ghi tên anh vào quân sử, ngoài ra tên anh còn được đặt cho một
con đường tại thị xã Long Khánh nhưng tiếc thay có lẽ người dân họ biết hết sự
thật về anh cho nên đã đổi tên khác, ngoài ra tên anh còn đặt cho một trường
học tại Sài Gòn. (!/trường của người hùng chiến tranh/!). Lý lịch anh kể cũng
hay, chỉ có những nhân vật hư cấu mới có thể có nhiều nguồn tin khác nhau nói
về anh: Chết trong chiến tranh và tin thì nói anh còn sống vì chung quy anh… có
thật đâu mà sống với chả chết!
Chúng ta cùng lật lại quân sử về thành tích
trước lúc hy sinh của anh ra mổ xẻ xem nào:
Mìn Claymore là một loại mìn cấu tạo được
thiết kế đặc biệt dùng để chống các cuộc xâm lấn biển người, được quân đội Mỹ
và VNCH sử dụng trong chiến tranh, thân mìn nhồi thuốc nổ C-4 trong có chứa
nhiều viên bi dùng để gây sát thương cao cho quân địch thì ở đâu anh Bé lại có,
và điều láo dã man nhất của ban tuyên láo khi cho rằng anh Bé đã dùng mìn
Claymore đập xuống đất gây tử thương 69 binh sỹ!
Nguyễn Văn Bé cầm tờ báo Tiền Phong [3].
|
Tiếc cho ban tuyên láo, quả mìn Claymore chỉ
phát nổ khi được kích bằng điện và cho dù có đập, rớt, quăng, liệng nó xuống
thì vẫn… không phát nổ! Hãy nhìn cuộn dây điện đính kèm theo hình để xác tín
cái láo của bộ máy tuyên truyền CS. Như vậy đã rõ, cái truyền thuyết Nguyễn văn
Bé chỉ là một nhân vật hư cấu chủ yếu dùng để tuyên truyền lôi kéo, xách động
các chiến sỹ đội mũ tai bèo say máu lập công diệt giặc.
Thế nhưng nói anh Bé là một nhân vật không
thật thì lại càng… không khả thi khi nguồn tin từ phía đồi diện, quân đội VNCH
cho biết anh đã bị bắt sau đó đầu hàng và không hề có cái chuyện anh đập quả
mìn xuống đất tiêu diệt giặc thù (có đâu mà đập!). Sau đó anh tuyên bố trước cơ
quan truyền thông miền Nam thời đó về sự đầu hàng của mình!
Như vậy nước Việt Nam chúng ta có bao nhiêu
anh hùng Nguyễn Văn Bé nhỉ? Một anh chết già năm 2002 nhưng chôn ở đâu thì
không ai biết, một anh hy sinh tại chỗ không tìm được xác vì anh đập mìn thì
thịt thà cá mắm văng tung tóe… còn đâu mà tìm, còn một anh Bé tay ôm tờ báo
Tiền Phong tại miền Nam xác tín đích thị là mình thì sao?
Nguyễn Văn Bé và gia đình
|
Với cái cách tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà
Nội thì ai cũng biết chuyện tào lao về anh chỉ là láo từ đầu đến cuối, những
anh hùng của đảng nhiều lắm, lấy đấu mà đong còn không hết nói gì một anh hùng
Nguyễn văn Bé (xạo).
Khả năng cho đến giờ nay anh Bé năm xưa chưa lên tiếng vì có lẽ
anh vẫn còn ở trong nước, anh không thể nào cất tiếng nói lên sự thật vì điều
đó đồng nghĩa với cái chết bất đắc kỳ tử do các cục, vụ an ninh VN gây ra khi
họ cảm thấy anh nguy hiểm cho cái bộ mặt giả dối của mình! Và huyền thoại
Nguyễn văn Bé vẫn tiếp tục sống trong một xã hội của sự dối trá lên ngôi, ngôi
trường mang tên anh vẫn đông vui nhộn nhịp.
Vì có sao đâu, không tên Bé thì cũng đâu thiếu
gì những anh hùng khác của đảng nhảy vào thế mạng, chung quy cũng nhờ cái ơn
mưa móc của đảng cho nên người dân chúng ta mới có cái ban tuyên láo, một bộ
phận cần thiết của các chế độ độc tài CS.
Tại đó tất cả chỉ chuyên nói Láo mà không hề
biết nói Thật!
Và bọn chúng vẫn nói ra rả hàng ngày về các
mệnh đề láo trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng độc quyền nhằm
ru ngủ và đầu độc đầu óc người dân về một thiên đàng không bao giờ tới…
Nguyên Anh
Và đây là thông tin của Liệt Sỹ Nguyễn Văn Bé, theo Cô Gái Đồ Long:
THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG CHỊU HY SINH
Ngay sau
1975, khi thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) được kiến thiết và xây dựng lại với
chính quyền mới; người ta đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Hồi
nhỏ đi học ở đây, tui nhớ trong tài liệu từ phòng truyền thống của trường sơ
lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ
tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận
chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ – ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công
dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đã dùng mưu cầm quả mìn Claymor
đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ – ngụy và nhiều xe tăng địch; hy
sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
37 năm trôi qua,
Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được hiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây
giờ đã là Thị xã Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành
tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự
dưng gần đây mấy bác lãnh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn
Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời
chính thức nào. Dân thị trấn xầm xì với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát
hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết vì bệnh!”. “Thì thiếu gì người chết
bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những gì họ cống hiến là xứng
đáng!”. “À…chắc còn chuyện gì khó nói.”. Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán
rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh,
sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay
Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!). Tuy nhiên,
theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google –
trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải
hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt
và đã chiêu hồi. Mỹ – ngụy. Vậy đó. Thực hư thế nào hổng chịu trách nhiệm nha,
ai hỏi là tui nhất định không khai thằng cha Vixi đang núp trong bụi chuối đâu
à. Hahahha…Thay vì ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ –
mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xã Long Khánh đã
quyết định đổi tên cho chắc ăn. Thà quê còn hơn bị chê! Nhưng cũng có một
trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường
11, Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh). Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều
năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đã từng nhận bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ. Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa
sáng tỏ, nơi này đã viết lại lý lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé
mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh! Dù gì đi nữa, tui
cũng quýnh giá cao hành động dũng cảm của mấy bác Long Khánh. Chợt nhớ tới bữa
rồi đi thăm chuồng cọp Côn Đảo, nghe cô hướng dẫn viên kể về một nữ tù đã can
đảm mổ ruột ném vào mặt cai ngục, phản đối chế độ sinh hoạt hà khắc ở đây. Nữ
tù này tên Nguyễn Thị Bé!
Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương.
Thị xã Long Khánh nằm
ngay trên trục quốc lộ 1A, chỉ cách Sài Gòn 80km về phía Đông Bắc; luôn được
xem như cửa ngõ Sài Gòn. Cứ chạy qua khỏi cầu Sài Gòn phóng thẳng chừng 1 tiếng
rưỡi là tới. Đây là quê hương thứ 2 của tui!
Vào lúc 5 giờ 40 sáng
ngày 9.4.1975, cách đây đúng 37 năm đã mở đầu Chiến dịch tiến công tuyến phòng
thủ Xuân Lộc – Long Khánh. Trận này là một mốc quan trọng quyết định tiến trình
dẫn tới sự kiện 30.4.1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong
tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu) của QLVNCH để
phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt
Nam tham chiến gồm có: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9) tăng cường Sư đoàn bộ binh
6 (Quân khu 7), ngoài ra còn một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn
pháo binh, sau còn được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và
một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000 do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư
lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm chính ủy. “Mất Xuân Lộc là mất Sài
Gòn” nên Trận Xuân Lộc là nỗ lực cuối cùng của QLVNCH nhằm ngăn chặn bước
tiến của QĐNDVN trên đường tiến vào Sài Gòn. Nhắc đến sự kiện này không thể
không nhớ tới tướng Lê Minh Đảo chỉ huy sư đoàn 18 và 12 ngày đêm tử thủ cùng
với các lực lượng dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, tăng thiết giáp và
không quân còn lại.
Tại Xuân Lộc, một máy
bay C-130 của KLVNCH đã thả một quả “bom cháy” CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân
tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư
đoàn 341 QĐNDVN. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng lớn và giết chết hơn 2500
lính QĐNDVN. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng
trong chiến tranh. Trận Xuân Lộc kéo dài đến ngày 20.4 làm QĐNDVN thương vong
khoảng 2.000 người (trong đó 1.888 người chỉ tính riêng Quân đoàn 4 theo số
liệu của Việt Nam sau 1975) và theo số liệu ước tính của Mỹ tổng cộng khoảng
5.000 người. Chiến thắng Trận Xuân Lộc đã quyết định sự sụp đổ của chính phủ
Sài Gòn.
Những năm gần đây, dân
Long Khánh thỉnh thoảng vẫn còn đào thấy xương cốt của cả hai phe…
Theo FB Cô Gái Đồ Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét