Phan Châu Thành - Gần đây xã hội ta rộ
lên phản ứng với đề xuất Quốc hội đưa vào Luật, thậm chí Hiến pháp - cho phép
công dân nộp tiền thay cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) thiêng liêng
của mỗi công dân, và cá nhân tôi cũng phản đối cái ý tưởng thô bỉ toàn diện và
ở cấp cao nhất như vậy!
Tuy nhiên, nhìn kỹ và nhìn rộng vấn đề trên, tôi có ba ý muốn chia sẻ trên lề dân cùng những người thực sự quan tâm đến tình hình xã hội ta hiện nay và tương lai của nó.
“Ừ, năm ngoái thì thế, nhưng vừa rồi mới có
đợt tuyển NVQS đặc biệt chỉ dành cho con cái cán bộ thôi, vì tuyển xong là
chúng nó được giao hoàn toàn cho bên an ninh cấp tốc đào tạo thành lực lượng
đặc biệt, chắc chắn sẽ thành an ninh chuyên nghiệp, nên bọn tao gọi thằng Phúc
bỏ học về đi nghĩa vụ...” Tôi thắc mắc: “Nhưng đó vẫn chả phải là đi NVQS
sao?”, “Ừ, đi NVQS nhưng lại sẽ trở thành an ninh chuyên nghiệp – tức là còn
hơn công an đấy ông ạ! Mà ông biết muốn vào ngành công an phải tốn bao nhiêu
tiền không? Hàng trăm triệu trở lên, và phải có “cửa nhận” nếu không mấy trăm
triệu cũng vất!”
Còn tôi thì sợ tài bắn tỉa của nó… An ninh thì
bảo vệ ai và sẽ bắn tỉa ai nhỉ?
Phan Châu Thành
Tuy nhiên, nhìn kỹ và nhìn rộng vấn đề trên, tôi có ba ý muốn chia sẻ trên lề dân cùng những người thực sự quan tâm đến tình hình xã hội ta hiện nay và tương lai của nó.
Thứ nhất, tôi và chắc chắn rất nhiều người dân
trong nước không ngạc nhiên khi có người nhắc đến vấn đề này - mua bán nghĩa vụ
quân sự của công dân cho công dân và mua bán cả việc trốn NVQS cho công dân -
một vấn nạn lớn của chính quyền cộng sản VN từ khoảng trên ba chục năm nay.
Tôi đã viết một bài “Ăn cả ba đầu” trên lề dân để mô
tả hiện trạng này: chính quyền (ủy ban “nhân dân”, ban chỉ huy quân sự, công an
phường quận…) luôn đứng giữa ăn tiền khủng của những nhà giàu không muốn để con
em đi làm NVQS, và ăn đậm tiền của những nhà nghèo muốn xin cho con em “được
đi” NVQS, họ cũng biển thủ (khai vống, cắt xén... nôm na là ăn bẩn) tiền của
nhà nước chi phí cho hoạt động tuyển quân hàng năm của các địa phương (ăn cả ba
“đầu”), và còn thêm báo cáo thành tích tuyển quân với trên cấp trên nữa. Cấp
trên (huyện, tỉnh) thực ra cũng biết tình trạng trên – vì họ từ dưới lên và
cũng đã “kiếm ăn” như thế, nên họ sẽ “tuyên dương, khen thưởng” cấp dưới khi có
phong bì khủng kèm theo các “báo cáo thành tích” sau những đợt tuyển quân...
Tóm lại, thực tế ở VN XHCN từ sau khoảng 1980
đến nay là, với đồng tiền đỏ (đồng tiền của CSVN trong môi tường XHCN VN hiện
nay) người ta có thể và phải mua quyền được đi NVQS của công dân (đối với người
nghèo và muốn thực hiện NVQS) và có thể “bán” tức là “đẩy có thù lao” nghĩa vụ
công dân thiêng liêng đó cho người khác đi thay (đối với người giàu) thông qua
môi giới chính là chính quyền - những người đứng ra “tuyển quân”! Hàng năm,
tuyển quân là một mùa thu hoạch, một nguồn thu hoạch quan trọng của họ. Tôi có
khá nhiều “bạn’, người quen, thậm chí họ hàng làm trong các bạn chỉ huy quân sự
các địa phương, trong các ủy ban hay trong công an phường, khu vực, quận,
huyện... - và họ công khai kể những việc họ làm vì “tất cả và ở đâu cũng đều
làm thế” - “chuyện bình thường ở huyện!”
Thứ hai, tôi vô cùng ngạc nhiên khi người ta -
một ông trung tướng ĐBQH - nói đến vấn đề trên ở QH không phải để phê phán hay
xử lý, mà để chính thức công nhận nó, nhân rộng nó, pháp lý hóa nó! Thật ngoài
sức tưởng tượng và chịu đựng của mọi người, nên mới bị dư luận xã hội phản ứng
dữ dội vậy.
Đầu tiên, tôi tự lý giải rằng ông trung tướng
này ngày xưa chắc có nhiều “kinh nghiệm khai thác” mỏ vàng “tuyển quân hàng
năm” nên biết rõ nhu cầu “bán-mua” NVQS thiêng liêng là rất lớn hiện nay, và
muốn đưa “mỏ vàng” đó nộp ngân sách nhà nước vốn đang bị các “đồng chí trong
đảng” làm thủng như cái rổ, để lập công với QH. Vậy thiển ý của ông tướng ĐBQH
đó là nghĩ cho đảng của mình chắc sẽ được đảng ghi nhận là tốt - hợp thức hóa
một thực tế của xã hội để kiếm soát và có thêm thu nhập cho đảng(!), nhưng cho
dân và cho nước thì quả là tai họa khôn lường.
Nhưng nhìn rộng ra, chúng ta thấy những việc
các đại biểu QH và cả QH làm đều có vì lợi ích cho dân cho nước đâu, mà chỉ vì
lợi ích và quyền lực của đảng mà thôi. Tất cả các bộ luật, nhất là Bộ luật Cơ
bản là Hiến pháp mà Quốc Hội đã và đang “làm ra” đều theo tinh thần đó: vì
quyền lợi của đảng mà thôi. Vì thế, nếu có bộ luật về NVQS của công dân với
điều khoản cho phép công dân “bán cái” và bắt công dân phải mua cái nghĩa vụ
thiêng liêng đó, thì chúng ta có gì phải ngạc nhiên đâu nhỉ? Nên nhớ, ông phó
CT QH chỉ nói QH sẽ không đưa vụ “mua bán nghĩa vụ quân sự” này vào Hiến pháp
sẽ thông qua thôi, nhưng ai dám chắc là QH sẽ không đưa nó vào Luật NVQS sắp
tới? Đó chỉ là chấp nhận một thực tế đã và đang xảy ra hiện nay mà thôi. Cũng
như Hiến pháp là văn bản để nhân dân phải chấp nhận thực tế là đảng đang lãnh
đạo toàn diện và đảng sở hữu mọi thứ, bằng bạo lực.
Bạo lực của đảng trong thực tế cuộc sống dân
ta đã luôn luôn phải chịu mọi lúc mọi nơi suốt 70 năm nay, thì bạo lực trên
giấy tờ (Hiếp pháp và Đập pháp - à quên: Hiến pháp và Luật pháp) đảng muốn dân
“ký”, nếu không đảng cũng chỉ đạo gần 500 nghị gật “ký thay” dân, có được thông
qua hay không cũng có khác gì đâu?
Ý thứ ba tôi muốn nói đến ở
đây, là một câu hỏi: Tại sao lại có cái thị trường “bán-mua” NVQS phổ biến thế,
như một “mỏ vàng” thế, trong xã hội VN XHCN “tươi đẹp” này? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc thiêng liêng và danh dự công dân của người Việt Nam hôm nay đã rơi xuống
đáy bùn hôi tanh như thế từ bao giờ và tại sao?
Việc này có nhiều nguyên nhân trực tiếp và
gián tiếp của nó, tất cả đều vì quyền lợi của đảng. Tôi chỉ xin liệt kê vài
nguyên nhân chính.
Nguyên nhân thứ nhất: sau chiến tranh đảng
không cho dân nghỉ sức mà vẫn duy trì lực lượng vũ trang đông đảo trong thời
bình, vì đảng nhìn đâu cũng thấy các thế lực thù địch... trong dân. Như vậy là
năm nào cũng phải tuyển quân theo NVQS rất rầm rộ, thì đảng mới yên tâm, vì
quân đội là của đảng rồi.
Nguyên nhân thứ hai: dù tuyển quân
vượt quá xa nhu cầu thời bình nhưng vì là thời bình nên thanh niên trong độ
tuổi NVQS bao giờ cũng vẫn lớn hơn nhu cầu tuyển quân rất nhiều, cộng với chính
sách tuyển NVQS rất không minh bạch, không rõ ràng tạo điều kiện cho những
người tổ chức tuyển quân tha hồ nhũng nhiễu với cả người muốn đi và không muốn
đi NVQS, và với cả người tuyển quân là chính quyền, theo mọi cách khác nhau
(như tôi đã sơ tả trong ý đầu trên hay trong bài “Ăn cả ba đầu” trước đó)!
Nguyên nhân thứ ba: Đạo đức xã hội
xuống cấp toàn diện cùng với kinh tế xã hội bấp bênh và bệnh hoạn tạo nên phân
hóa xã hội sâu sắc giữa lớp người nghèo đông đảo và lớp người giàu “đỏ” mới gắn
với quan chức và chính quyền. Hai nhóm xã hội chính trên có hai thái độ đối với
“NVQS thiêng liêng” hoàn toàn ngược nhau về hành vi và bản chất (lý do). Một
bên, số đông người nghèo, coi NVQS là một con đường giải quyết tạm thời vấn nạn
thất nghiệp cho thanh niên, vốn là vấn đề mà chính quyền không giải quyết được
mà đẩy cho dân tự lo, và số đông họ còn ngây thơ tin vào sự công bằng và thiêng
liêng trong chính sách NVQS. Còn bên kia, những nhà giàu mới phất lên trong chế
độ cộng sản, biết rõ bản chất chính quyền (tham nhũng) và sức mạnh đồng tiền –
mạnh hơn bao giờ hết - có thể mua mọi thứ, họ coi NVQS là một món nợ có thể
chối bỏ bằng… tiền.
Nguyên nhân thứ tư, quan trọng nhất:
Thị trường mua-bán NVQS sẽ không hiện hữu nếu không có sự chủ động tham gia và
tạo nên nó của phía những người có trách nhiệm tuyển quân theo NVQS, đó là
chính quyền CS này. Họ nắm trong tay tất cả: nhu cầu, kế hoạch, đối tượng,
chính sách, thủ tục... tuyển quân theo NVQS, và họ dùng chúng để kiếm lời lớn
cho cá nhân khi được giao khai thác tài nguyên con người của xã hội cho nghĩa
vụ thiêng liêng nhất là bảo vệ Tổ quốc đó. Không có một ai, không một cơ chế
nào của dân có mặt và có thể kiểm tra và giám sát công việc tuyển quân của đảng
cả.
Và thế là hàng năm, cứ đến mùa, họ rầm rộ
“chơi những bản nhạc” kinh điển gọi là “phong trào tuyển NVQS” ở khắp mọi nơi
cho dân nghèo và dân giàu “nhảy” theo, bằng tiền, cho đến khi ví tiền của họ
hòm hòm thì họ đem quân đi nộp, thường dư quân số để lĩnh thưởng, rồi lại ngồi
“mài dao” cho đợt tuyển NVQS năm sau…
Và
một câu chuyện NVQS thay cho kết luận
Đầu hè năm nay tôi đi “tư tác” có ghé về quê
vài ngày, tiện ghé thăm thằng bạn thân làm quan quèn nhưng rất giàu (trưởng
phòng tài chính trong UBND) ở một thị xã vừa “chạy lên được” thành Thành phố.
Nó có hai thằng con trai tuổi đi và sắp đi NVQS, tôi thấy chúng rất ngoan,
nhưng “học hành không ăn thua” như cha chúng nhận xét. Lần này, vợ chồng bạn
tôi hớn hở khoe: “Bọn tao vừa mới xin cho thằng Phúc (cu lớn) đi NVQS đợt bổ
sung đặc biệt của Thành phố. May mình làm trong UB nên chỉ tốn sơ sơ vài triệu
tiền nhậu nhẹt…” Tôi ngớ ra: “Ơ, tớ tưởng các cậu vừa mới chạy cho nó vào ĐH
Bách Khoa hệ đóng tiền để khỏi phải đi nghĩa vụ năm ngoái? Mà sao đi NVQS phải
tốn tiền?”
Tôi bần thần: “Vậy á, vậy á?!”
Đó là dịp lễ 1/5 nên thằng cu Phúc cũng vừa
được về phép 2 ngày. Tôi tóm chặt ngay nó và vồ vập: “Cháu đi nghĩa vụ có thích
không? Cháu bỏ học BK có tiếc không? Bọn cháu sống tập luyện có khổ không?...”
Nó đĩnh đạc như cái máy: “Cháu xác định đi NVQS để trở thành an ninh nên phải
cố gắng chịu đựng. Cháu mới học ĐHBK gần hết năm đầu, tiếc gì chú. Đơn vị cháu
có nhiều đứa đang học năm 3 năm 4 các trường ĐH, CĐ ở HN mà bố mẹ cũng gọi về
đi “an ninh” để có tương lai hơn! Chúng cháu đóng ở Sóc Sơn, cũng gần nhà, biết
“quan hệ” với chỉ huy là tháng nào cũng được về nhà, chú ạ. Còn tiêu chuẩn thì
sướng lắm, bố mẹ chả phải lo gì, chú ạ. Bọn cháu là lính kiểng mà, mỗi tỉnh chỉ
có được một đại đội thôi. Tiểu đoàn đặc biệt của bọn cháu còn hai đại đội nữa
là lính Hải Dương và Hà Nội, còn tiểu đoàn kia là của Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng
Yên…”
Tôi tò mò: “Thế “lính kiểng” thì được dậy cái
gì? Sao cháu không mặc quân phục?” Nó cười: “Chúng cháu là quân đặc biệt, không
được mặc quân phục khi về phép!”. “Chúng cháu được học bắn nhiều lắm, chủ yếu
bắn tỉa từ xa. Chúng cháu được học võ kỹ nhất, nhiều loại võ, mệt lắm chú ạ,
mới qua đợt sơ đẳng. Chúng cháu được học đánh giáp lá cà dùng khiên và dùi cui
chống bạo động… Cháu được nghỉ phép lần này nhờ điểm bắn cự ly xa của cháu cao
nhất trung đội. Thằng bạn cháu bắn điểm thấp, không đủ tiêu chuẩn thưởng phép
phải nhờ bố mẹ mang lên đơn vị bốn cặp chim bồ câu biếu chỉ huy, thế mới được
về, nó bảo mỗi cặp chim nhà nó bán 300 ngàn đồng…” Tôi rất nhớ vì thấy buồn
cười chi tiết bốn cặp chim bồ câu đó, nhưng vẫn thấy hơi hoảng về thành tích
bắn tỉa của cu Phúc, nên hỏi tiếp: “Thế cháu bắn cự ly xa bao nhiêu?”, “Trên
ngàn mét chú ạ! Có khi đến hai ngàn mét, tùy súng chú ạ! Thôi cháu đi chơi đây,
bạn cháu nó biết cháu về nên đang đợi cháu rồi…” Thế là thằng cu Phúc rồ ga xe
chạy mất. Nó không mặc quân phục nên không ai biết nó đang được đào tạo thành
lực lượng vũ trang đặc biệt của xã hội này. Ôi, tôi không biết đó sẽ là phúc
hay là họa cho nó, cho gia đình và cho xã hội nữa?
Quay lại với bạn mình, tôi hỏi: “Thế thằng
Phúc nó thuộc quân chủng gì?” Bạn tôi thủng thẳng: “Không biết! Bộ đội chẳng
phải, công an cũng không. Nó là an ninh đặc biệt. Cóc cần biết an ninh gì. An
ninh là sướng nhất, ai cũng sợ! Thế là yên tâm về nó!”
Còn tôi thì bắt đầu thấy sợ nó, sợ cái thằng
cu mới vừa đi NVQS đó. Xã hội này được cộng sản xây dựng dựa trên và để khai
thác nỗi sợ của con người với nhau mà. Nó vừa mới đi NVQS và cha nó chỉ mất
chút ít tiền mồi rượu, mà đã rất an tâm cho tương lai “an ninh chuyên nghiệp”
của nó!
Ôi, tôi lo cho dân mình quá! Mỗi tỉnh có ít nhất một trăm họng
súng NVQS bắn tỉa vô tư từ xa vài ngàn mét thế này thì an ninh quá rồi còn gì!
Sao mà tôi vẫn cứ... ca-me-run!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét