Vũ Thế Phan sưu tầm - Trong bài “Lật ngửa” , tác giả Nguyễn Tâm Linh có câu:“Cao thấp là cách giải được ẩn số về một con người”. Không ai có thể đánh tráo được sự thật nầy”! Thế cho nên, mời các bạn (đặc biệt các CAM và Dư luận viên) hãy xem thật kỹ vài lần, bình tâm so sánh và công tâm nhận định:
1. Hình: Người đứng là Nguyễn Tất Thành (tức ‘Nguyễn Ái Quốc’ năm 30 tuổi, và sẽ là Hồ ông, Trần Dân Tiên, T. Lan v.v... sau này) tại Hội nghị Tours / Congrès de Tours (Pháp) năm 1920:
Lời bình 1: Tầm thước, cao từ 1 thước 50 phân đến 1 thước 55 phân tối đa. Vóc dáng này là vóc dáng đặc trưng của đàn ông Việt Nam đầu thế kỷ 20.
*
2. Video 1: Hồ ông tập võ, trước 1932: Cao Một thước Năm Mươi phân (1,50m), nặng 45 kí!
Xem kỹ 40 giây đầu tiên:
Lưu ý 1: Nhiều tài liệu Việt, Pháp, Anh ngữ đã xác minh Nguyễn Tất Thành / Nguyễn Ái Quốc đã chết vì lao phổi từ năm 1932 tại Liên Xô.
*
3. Video 2: Hồ ông tại Hội nghị Fontainebleau / Congrès de Fontainebleau (Pháp) năm 1946: Vóc dáng cao ngang ngửa mấy quan chức thực dân Pháp. Cao trên 1 thước 75 phân, e nặng trên 75 kí!
Lời bình 2: Vậy, Hồ Chủ tịch từ Hội nghị Fontainebleau năm 1946 trong video trên đây, qua Hồ Chủ tịch chết tại Hà Nội ngày 02 tháng 9 năm 1969, trùng với ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945-1975) / Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-) và Hồ Chủ tịch đã và đang được lộng kiếng trong lăng Ba Đình thật sự là ai? Hồ Việt Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tàu Hồ Tập Chương? Câu hỏi này cũng là thắc mắc của tác giả Phạm Quế Dương.
Dưới đây là mấy scan được ‘quét’ từ Mục Lục của Tập 3, trong bộ HCM Toàn Tập gồm 10 tập - Nxb Sự Thật, HN 1983.
Lời bàn 3: Đọc kỹ, tôi có nhận xét rằng từ 1931 đến 1938 Hồ ông viết vỏn vẹn được Năm (5) bài. Đáng lưu ý là từ 1932 đến 1934, Hồ ông không sản xuất bài nào cả. Tại sao? 1.- ‘Nguyễn Ái Quốc’ làng Sen đã không còn từ năm 1932; 2.- Có ai đó đã nhập vai Nguyễn Ái Quốc làng Sen và như giả định của Ông Bút, hoá thân này "là ủy viên Quốc Tế Cộng Sản, được điều về Nga thay thế Nguyễn Ái Quốc làng Sen (sinh năm 1890, chết năm 1932), có 5 năm được huấn luyện tại đại học Lénine (1933-1938) học thêm ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp.
Ngược lại, từ 1939 đến 1945 (tập 3) thì "ông Hồ" này viết càng ngày càng nhiều; từ 1946 đến cuối đời – 02/09/1969 (tập 6 đến tập 10), lại càng phong phú hơn, đương nhiên vì từ 1946 "ông Hồ" này có cả lô cả lốc người phụ viết hay viết phụ dưới nhiều hình thức, chí đến hôm nay!
Thôi thì như sau cho cân đối hai đầu chữ S, ‘vận dụng sáng tạo’ cao kiến của tác giả Ông Bút: Người ta đã tự tiện đổi tên Thủ đô Sài Gòn của nước Việt Nam Cộng Hoà thành ra Thành phố Hồ Chí Minh, vậy xin đề nghị đổi luôn tên Thủ đô của nước Cộng Hoà Xã Nghĩa Việt Nam thành ra Thành phố Hồ Tập Chương, một khi trọn chữ S lại một lần nữa trở nên cái đuôi sam của con voi khổng lồ Đại Hán!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét