Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

KHỐI 8406 - CHIA BUỒN VỀ SỰ RA ĐI CỦA NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN

KHỐI 8406 – TUYÊN NGÔN TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM



CHIA BUỒN VỀ SỰ RA ĐI CỦA NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN

Khối 8406 chúng tôi đau buồn báo tin: vì tuổi cao, bệnh nặng, Nhà văn Hoàng Tiến đã từ trần vào lúc 0 giờ 50 phút, ngày 28/1/2013 tại Hà Nội, hưởng thọ 81 tuổi. Lễ truy điệu sẽ diễn ra từ 13 đến 15 giờ, ngày 1/2/2013 tại Nhà tang lễ - Bệnh viện 354, phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình – Hà Nội. Sau đó đưa đi hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ – Nghĩa trang Văn Điển – Hà Nội.

TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM VỀ TRƯỜNG HỢP CÔNG DÂN LÊ ANH HÙNG


Như đa số mọi người quan tâm vụ việc đều được biết, ngày 24 tháng 1/2013, một số giới chức công an mặc thường phục và quân phục đã đến tận nơi làm việc của công dân Lê Anh Hùng để đưa ông đi một nơi nào không rõ. Sau đó, các thân nhân và bằng hữu của công dân Lê Anh Hùng tìm ra rằng: ông bị đưa vào Trại Tâm Thần, nơi dành riêng điều trị những bệnh nhân tâm thần tại Viên An, Ứng Hoà, Hà Nội.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP I - PHẦN I

TẬP I
Mấy Lời Nói Đầu
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP 1 - PHẦN II

Hồi ký Phạm Duy (Tập 1)

Thời Thơ ấu - Vào Đời
CHƯƠNG CHÍN

Đêm đêm người mở lòng ra
Ru ta trong cõi mơ hồ...

 Tôi bắt đầu biết yêu từ năm 12 tuổi khi chơi với hai đứa trẻ Pháp lai mồ côi là Pierre và Emilienne Ducret, nhà ở phố Bờ Hồ, ngay trước mặt phố Hàng Dầu. Một ngày nào đó, không hề đòi hỏi, tự nhiên tôi được con nhỏ Emilenne ôm tôi thật chặt, không hôn vào má nữa mà hôn hẳn vào môi và đó là "nụ hôn đầu" thực sự trong đời tôi. Lúc đó tôi cũng đã được những thằng bạn ở trong khu phố gán tôi vào với con Nguyệt và con Riệu nhưng hai con nhỏ này đã nhát như cáy lại còn hay làm bộ, có bao giờ tôi nắm được tay chúng đâu, nói gì đến chuyện ôm hôn. Còn Emilienne có máu Pháp nên bạo dạn hơn nhiều. Nó cũng xinh đẹp và nở nang hơn con Nguyệt và con Riệu. Nó còn có một mùi da thịt mà có thể hai con nhỏ kia không có. Điều này còn được xác định rõ ràng hơn khi tôi đã trưởng thành và được gần nhiều người tình, tôi thấy rằng bao giờ người đàn bà Âu Mỹ cũng "có mùi" hơn người đàn bà A' Đông. Hình như những giống dân ăn thịt thường có mùi hăng nồng hơn những giống dân ăn rau.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP I - PHẦN III

Hồi ký Phạm Duy Tập - 1 - Thời Thơ ấu - Vào Đời
CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đó chờ ai ?

Hát Quan Họ

Kiến An buồn tẻ đến độ tôi không muốn biết mặt mũi tỉnh lỵ, suốt ngày chỉ ru rú trong Dinh Tổng Đốc. Ngoài công việc rất dễ là kèm học cho hai em nhỏ, đánh cờ và hát cho ông Trân nghe, tôi không có việc gì để làm thêm nữa. Lê Hồng Giang và Lê Duy Kỳ đã lên Hà Nội học, thỉnh thoảng mới trở về thăm cha mẹ rồi chúng tôi kéo nhau đi tắm biển Đồ Sơn. Tôi không quen biết một ai ở Kiến An, không tham gia một môn thể thao thể dục nào, không đi coi ciné hay coi hát, không đọc sách hay đọc báo như xưa nữa. Đời sống không bận rộn như khi ở Hưng Yên nhưng tôi chẳng thấy âu sầu buồn bã gì cả. Được sống lười biếng, vô tư lự, không đam mê một thứ gì cũng khoái lắm chứ! Sống êm êm như một cánh bèo nằm trên mặt ao lặng lẽ.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP I - PHẦN IV

Thời Thơ ấu - Vào Đời

CHƯƠNG HAI MƯƠI BA

Buồn lưu cây đào xin hơi xuân

Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông...
Bích Khê -- TY°BA (TINH HUYÊ'T)

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN IV

THỜI HẢI NGOẠI
Chương Hai mươi hai

1989-90. Tôi đi trình diễn ở Đức Quốc, tại một địa điểm chỉ cách xa Berlin khoảng trên 100 km. Bức tường ô nhục đang được dân chúng Berlin phá hủy, sau khi được xây lên và đứng vững trong nửa thế kỷ dể làm bức tường ngăn chia thế giới ra làm hai phe. Chiến tranh lạnh đã thực sự chấm dứt với sự vỡ tan của cái mà Thủ Tướng Anh Quốc Winston Churchill đã gọi là tấm màn sắt.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN III

Thời Hải Ngoại
Chương Mười lăm

Chương 14 đã ghi lại một giai đoạn trong cuộc đời soạn nhạc của tôi, gọi là giai đoạn Hoàng Cầm Ca. Một đoạn dài của chương này, dưới nhan đề Hoàng Cầm Trong Tôi, vào năm 1985, đã được gửi về Hà Nội cho nhà thơ họ Hoàng. Anh bạn già đã hồi âm như sau:

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN II

Thời Hải Ngoại
Chương Tám

Chúng tôi tới California một ngày hè 1977 với chiếc xe hơi méo mó và chiếc trailer sứt mẻ. Đã liên lạc từ trước, chúng tôi tới ở tạm nhà người quen ở đầu đường Hunter thuộc Midway City, cách Los Angeles khoảng 45 miles. Vợ tôi và các con ở một phòng trong nhà, tôi ở trong trailer có gắn máy lạnh.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP IV - PHẦN I

Mấy Lời Nói Đầu

Chẳng cần phải nhắc lại, cuộc đời của tôi - cũng như của lớp người cùng chung thế hệ - là sự nổi trôi theo mệnh nước, một nước thuộc địa của Pháp thực dân, từ giữa thế kỷ 20 và trong Thế Chiến Hai, đã tranh đấu giành lại được tự do và độc lập... Rồi sau đó, đáng lẽ toàn dân phải đoàn kết chặt chẽ để phát triển đất nước như đa số các quốc gia khác trong vùng thì nước Việt Nam bị chia đôi, trở thành công cụ của một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản trong suốt 50 năm trời.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN IV

Chương Hai Mươi Mốt
A ha ! Ta tuy hai mà một A ha ! Ta tuy một mà hai... Đạo Ca Một - PHAP THÂN
Nhưng sự công phẫn của mọi người qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ và đi thêm một bước nữa là văng tục (như tôi) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất: không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai: tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Là nạn nhân của thằng ăn cướp hay của một chế độ hà hiếp hoặc của một hoàn cảnh khó khăn thì mặc dù mình đáng thương hại, nhưng mặt khác mình thấy mình cao qúy hơn cái thằng đàn áp mình. 

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN III

Chương Mười Bốn

Kẻ thù ta đâu có phải là người Giết người đi thì ta ở với ai?... TÂM CA số 7
1965 là năm miền Nam nước Việt giống như cái chai có gắn cuống phễu và đang bị một thùng dầu sôi lửa bỏng rót vào. Trong chín năm Đệ Nhất Cộng Hoà chỉ có ba biến động, nhưng chỉ trong một năm 64, biến động lên xuống 13 lần, con người như bị quay cuồng trong cơn bão tố, tuổi trẻ già hẳn đi, tuổi già mệt nhọc hơn. Quân Đội Hoa Kỳ, Đại Hàn, Uc, Phi... đổ bộ vào Việt Nam khiến cho chiến tranh leo thang. Xã hội ngả nghiêng vì đồng dollar, dù tiền lưu hành mang mầu đỏ, giống như giấy bạc giả. Giới trẻ bị động viên. Ba đứa con trai của tôi tuần tự nhập ngũ. Tôi đi thăm chúng tại trại Quang Trung, lòng đầy ái ngại. Gia đình nào cũng có con phải đi lính. Ai cũng nếm mùi chia ly, hoặc mùi chết chóc, mặc dù chưa bị khó khăn về kinh tế như sau này. Ai cũng sống trong thao thức, lo âu. Tôi gọi đây là thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Tôi soạn bài Tôi Còn Yêu, Tôi Cứ Yêu: Tôi còn yêu, tôi cứ yêu Tôi còn yêu, tôi cứ yêu Tôi còn yêu mãi mãi mãi Tôi còn yêu đời, tôi còn yêu người Tôi còn yêu tôi...  

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN II

Chương Bảy
Bể sầu không nhiều Nhưng cũng đủ yêu... Chiều Về Trên Sông.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP III - PHẦN I

Hồi ký Phạm Duy (Tập 3)
Chương Một

Người về trong đêm tối Ôm cành hoa tả tơi Bóng in dài gác đời lẻ loi... Cành Hoa Trắng.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN VI

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương ba mốt

Em ở Thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi...
Quang Dũng
Trong mấy tháng trời được nghỉ ngơi, cũng có lúc chúng tôi đi chơi tại những vùng lân cận. Tại Núi Vôi gần Cầu Bố, vợ chồng tôi gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã quen biết từ ngày vừa ở chiến khu Nam Bộ trở ra Bắc và ghé lại Huế. Đó là Lê Khải Trạch, người sau này sẽ là Đổng Lý Văn Phòng của Bộ Thông Tin, làm việc dưới quyền Bộ Trưởng Trần Chánh Thành.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN V

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương hai lăm

Thôi nhé, miền suôi. Thôi, tạm biệt
Thôi, chào Hà Nội lửa ngang trời.
Ta đi, Ngõ Gạch, tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh cầm hơi...
Quang Dũng
Sau khi đã hẹn với Trần Văn Giầu là sẽ gặp nhau tại Thanh Hoá để cùng nhau đi bộ vào Nam, một ngày mưa phùn, tôi và Ngọc Bích giã từ Cống Thần-Chợ Đại.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN IV

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương mười chín

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm...
Quang Dũng - Tây Tiến
Một ngày mưa lạnh trong vùng Lạng Sơn. Chúng tôi cắm cổ ra đi từ sáng sớm cho tới gần xế chiều, bụng thì đói, chân thì mỏi, tai lạnh ngắt, cổ khô khan... mà vẫn chưa gặp một cái quán nào để dừng chân, uống một cốc cà phê, lau khô cái đầu, cái cổ, nắn bóp cái chân. Mãi cho tới khi mặt trời đã khuất dần sau rặng núi, trời còn đang chạng vạng tranh tối tranh sáng thì gặp một số đồng bào người Thổ đi ngược đường cho biết là sắp tới chợ rồi. Chúng tôi reo mừng lên: "Thế là ta có một vụ nghỉ ngơi ăn uống trả thù cái khổ rồi đây. " Và chúng tôi bước mau...

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN III

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương mười ba

Kìa đoàn người đi trong đêm qua rừng âm u
Người lạnh lùng nghe mưa Thu trên từng ba lô...
Đường Về Quê
Phải có cuộc Cách Mạng và Kháng Chiến thì mới thấy câu châm ngôn "thời thế tạo anh hùng" là đúng. Cách mạng Việt Nam không phải tới năm 1945 mới có. Kể từ ngày đầu tiên Pháp tới xâm chiếm, luôn luôn có những phong trào Cách Mạng. Từ Cần Vương, Văn Thân qua Đông Kinh Nghĩa Thục tới Việt Nam Quốc Dân Đảng, suốt trong 80 năm bị đô hộ, lúc nào cũng có những hoạt động cách mạng ở trong hay ngoài nước. Nhưng không có phong trào nào thành công vì chưa gặp thời.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN II

Thời Cách Mạng Kháng Chiến
Chương bảy

Từ chàng ra đi
Lưng khoác chiến y
Và hồn nương bóng quốc kỳ...
Chinh Phụ Ca
Trong một Hà Nội rất vui vì những sinh hoạt văn nghệ do chính quyền chủ trương hay do tư nhân đảm trách như vậy thì tình hình chính trị ở trong nước thay đổi.

HỒI KÝ PHẠM DUY - TẬP II - PHẦN I

MẤY LỜI NÓI ĐẦU

Tập Hai này của Toàn tập hồi ký của tôi, đáng lẽ chỉ nên viết ra khi tôi có cơ hội đi thăm lại những nẻo đường cũ, gặp lại những bạn bè xưa, ôn lại những chuyện đã bị tro bụi phủ lên vì gần nửa thế kỷ chia rẽ giữa người Việt đã khiến cho những chuyện đẹp nhất của một thời kỳ lịch sử nào đó cũng dễ dàng trở thành những chuyện tuyên truyền chính trị. Nhưng ở vào cái tuổi 70 này, tôi không thể chờ đợi được nữa, bây giờ ngồi ở giữa Thị Trấn Giữa Đàng, nhớ được chuyện gì thì cứ viết ra, nếu có dăm ba nhầm lẫn to nhỏ nào đó về địa danh, tên người hay thứ tự của sự việc thì sẽ sửa sai sau.

THIÊN ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA BẮC TRIỀU TIÊN: BỐ ĂN THỊT CON


"Nhân dân mà đói nhăn răng 
Cái đảng nói láo hàm răng chẳng còn" 

Đi Tới  - Sáng Thứ Hai 28-1-13, có tin làm nhiều người sửng sốt: “Người Bắc Hàn ăn thịt đồng loai vì đói”. Theo nguồn tin từ báo Sunday Times cho biết về người đàn ông giết các con của họ để làm thực phẩm: 

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

NGHỆ THUẬT DỐI TRÁ

Trần Trường Sa (Danlambao) - Xin quý vị đừng lầm là tôi muốn nói đến cái nghệ thuật của sự dối trá. Ở đây tôi muốn nói đến một bộ môn nghệ thuật làm việc dối trá, chẳng có chút nghệ thuật nào cả. 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: KẺ HÁI PHÙ DU SAU THẢM SÁT MẬU THÂN - HUẾ


Hồ Đinh - Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.

HUẾ - MẬU THÂN 1968 VÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGUYỄN THỊ THÁI HÒA


Nguyễn Thị Thái Hòa -Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

VÀI LỜI CUỐI CHO BÁC SỸ TRƯƠNG THÌN

Bác sỹ Trương Thìn
Nguyễn Thu Trâm

Đã khá lâu tôi không nhắc đến tên của bác sỹ Trương Thìn trong các bài viết của tôi, bởi khi hai nhạc sỹ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị đưa ra tòa xét xử và kết án vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, trong  một bài viết để lên tiếng về sự việc đó, tôi đã đặt câu hỏi “Sao Không Xuống Đường?” trong đó tôi đã nêu đích danh các nhân sỹ trí thức, các dân biểu, nghị sỹ, các tu sĩ, các giáo sư đối kháng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chuyên xuống đường biểu tình, chống đối… và tôi cũng đã hỏi Bác sỹ Trương Thìn và một số cựu sinh viên “cấp tiến” của miền Nam rằng sao các anh không xuống đường để đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho hai nhạc sỹ trẻ yêu nước, như các anh đã từng xuống đường, đã tuyệt thực để đòi hỏi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho những sinh viên cộng sản Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Ngọc Phương , Cao Thị Quế Hương, Huỳnh Tấn Mẫm…  bị bắt vào ngày 10 tháng 3 năm 1970 khi cơ quan công lực đã có đủ bằng chứng rằng đó là những đoàn viên, đảng viên cộng sản, là cán bộ thành đoàn được mặt trận giải phóng cài cắm vào đội ngũ sinh viên học sinh để lèo lái tập thể sinh viên Sài Gòn tham gia vào nhiều hình thức đấu tranh chống chính quyền, phá rối hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa…  Rồi không lâu sau khi bài viết được đăng tải trên các báo mạng, thì từ Sài gòn một thân hữu của bác sỹ Trương Thìn đã gửi email cho tôi báo tin rằng hiện bác sỹ Trương Thìn đang bệnh rất nặng, có thể là những ngày cối đời và ông cũng hết sức ray rức về những việc làm của mình trong thời trai trẻ lạc lầm. Thân hữu của Bác sỹ Trương Thìn cũng mong tôi đừng nhắc lại chuyện quá khứ của ông và nhóm sinh viên do ông phụ trách nữa. Từ đó, tôi đã không còn nhắc gì đến chuyện buồn về những việc làm của một số nhân sỹ trí thức miền Nam và của nhóm sinh viên học sinh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đó cho đến nay.

DIỄN VĂN TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC NHIỆM KỲ II CỦA TỔNG THỐNG OBAMA


 “Đồng bào thân mến, lời tuyên thệ tôi đã đưa ra trước đồng bào hôm nay, giống như lời tuyên thệ đã được  đưa ra bởi những người  phục vụ tại điện Capitol, là một lời thề đưa ra với Thượng Đế và đất nước, không đưa ra với đảng hoặc phe nhóm; do đó, chúng ta phải thực thi một cách trung thành lời thề đó trong suốt thời gian chúng ta phục vụ.”

Cuối bài diễn văn có câu:

“Xin cảm ơn, cầu xin Thượng Đế ban phúc lành cho mọi người, và xin Ngài mãi mãi ban phúc lành cho Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.”
Các “vệ tinh” của nhóm Giao Điềm sẽ chống?

KỸ THUẬT NGÀY NAY: ẢNH SỐNG

Những bức ảnh động ...ngoài sức tưởng tượng
Sử dụng photoshop để tạo ra những bức ảnh đẹp thì không phải là chuyện mới lạ gì. Nhưng những bức ảnh Sau bạn sẽ thấy sức tưởng tượng và khả năng của con người phong phú tới mức nào.
Cùng với sự sáng tạo kỳ diệu cùng với những tư duy khác người, hai nhiếp ảnh gia của Anh là Jamie Baker và Kevin Berg đã tạo ra những bức ảnh cinemagraph vô cùng độc đáo. Ảnh cinemagraph thực chất là một bức ảnh GIF (ảnh động) nhưng chỉ sử dụng thật ít chi tiết chuyển động để mang lại cảm giác thật đến bất ngờ cho người xem. Theo các chuyên gia thì có thể dùng các phần mềm tạo ảnh GIF thông thường như Easy GIF animator, Photoscape hoặc Photoshop để thực hiện.

Cũng chỉ là những tấm ảnh chụp thông thường, nhưng 1 số chi tiết trên bức ảnh hoàn toàn tĩnh đó tự nhiên lại chuyển động. Sự sáng tạo đặc biệt này đã khiến cho người xem cảm thấy vô cùng bất ngờ và thú vị.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm ảnh động mới nhất của hai nhiếp ảnh gia này nhé.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: MỘT PHIÊN BẢN CỦA TÌNH BÁO TRUNG QUỐC - PHẦN I


 “... Sự thực, Hồ Tập Chương (HCM) đã dâng Ải Nam Quan cho đảng CS Trung Quốc, vào ngày 01/10/1950, ngày quốc khánh CS Trung Quốc...”

Huỳnh Tâm - LTS: Quý bạn đang theo dõi loạt bài của tác giả Huỳnh Tâm. Đây là một công trình thu thập tài liệu vô cùng gian nguy, đến 2 lần bị thương, và đầy thử thách. Tác giả đã vào sanh ra tử để cứu vớt những bạn thân, vướng vào lâm nguy ở bên Trung quốc và nhờ đó đã trở thành nhân chứng trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979-1998 và những năm sau này. Vì tài liệu được ghi theo mật mã của tình báo Hoa Nam nên việc giải mã đòi hỏi nhiều công sức. Tác giả phải chuyển ra tiếng phổ thông Trung hoa, rồi sau đó dịch sang tiếng Việt, do đó độc giả sẽ thấy những đoạn hành văn giới hạn trong mật mã. Những hình ảnh đính kèm thiên phóng sự này cho thấy những tài liệu mật chưa từng xuất hiện trên báo chí và phương tiện truyền thông hiện nay. Những sự kiện tưởng chừng khó tin nhưng rồi sẽ được đưa ra anh sáng. Xin bạn đọc tiếp tục theo dõi.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: PHIÊN BẢN CỦA TÌNH BÁO TRUNG QUỐC - PHẦN II

Huỳnh Tâm  - "...Đến nay người dân Việt Nam vẫn chưa mở mắt ra để thấy đảng CSTQ cai trị qua trung gian CSVN, hay không muốn thấy?..." 

Giải mã nhân vật muôn mặt. 

Chân bước đều, thả trôi người trên khu phố Vĩnh An Thị, đi không hối hả tự chân dẫn dắt đường về, đến đầu khu phố Phương Đông, bỗng gặp mẹ của anh Nhất Biến đang đi hướng đối diện, gợi tôi nhớ về bà đã có một thời vang bóng, nữ tình báo Trung Quốc, tên Hồng Mạo Lý (李弘茂). Vui mừng nào hơn, thấy bà vẫn khoẻ mạnh, không hẹn lại gặp ở đây, liền chào, và hỏi: 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: PHIÊN BẢN CỦA TÌNH BÁO TRUNG QUỐC - PHÀN III


Huỳnh Tâm  "...Từ Bắc vô Nam, Việt Minh loan truyền: "Sát Nhất Nhân Vạn Nhân Cụ (Giết 1 người để làm 10000 người phải sợ)..." 

Hoạn lộ ngoại bang mưu đồ

Đảng CS Quốc Tế, chủ trương nhuộm đỏ thế giới "đồng đảng chia để trị", mỗi hướng chịu trách nhiệm một vùng. Liên Xô tiến theo đường thẳng san bằng Âu Châu, riêng Trung Quốc tiến quân vào hướng Á Châu gặp nhiều vất vả, đụng độ một lúc 14 quốc gia cùng biên giới, tuy nhiên phong trào CS Á Châu bắt được nhịp thở khát vọng độc lập khai trừ thực dân đô hộ, CS Trung Quốc thừa dịp mở cửa bành trướng từ Tây, xuống Nam, lên Bắc. Riêng hướng Nam, bộ máy CS Trung Quốc lập cơ sở kháng chiến tại Pắc Bó trong lãnh thổ biên giới của Việt Nam, với tên gọi đảng CS Đông Dương (CSVN). Trung Quốc cho ra đời một kế hoạch ứng dụng Á Châu, huy động mọi kỹ thuật chiến tranh, về tuyên truyền, chọn đầu đề mỹ ngữ, "chống Pháp giành lại chủ quyền quốc gia" và "độc lập, tự do, hạnh phúc". Một số trí thức và giới anh chị Việt Nam lập tức trúng kế của CS Trung Quốc, họ nào biết ý đồ Trung Quốc "chống đế quốc Pháp đến người Việt Nam cuối cùng".

TẾT MẬU THÂN VẾT THƯƠNG LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN HUẾ

Ba mươi bốn năm trời trôi qua.

Cái mốc thời gian tạm đủ dài trong một kiếp sống phù du có thể giúp con người quên đi những đớn đau thầm kín và hàn gắn được những vết thương đổ vỡ trong đời mình.

Mốc thời gian đó cũng tạm đủ vừa để nhân loại suy gẫm về những sai lầm của mình hầu điều chỉnh cho tốt đẹp hơn. 
Và mốc thời gian đó cũng khá vừa đủ giúp con người lơi dần những hận thù hầu tha thứ cho nhau. Ba mươi bốn mùa xuân đã trôi qua trên quê hương tôi tính kể từ ngày Tết Mậu Thân 1968. Chỉ còn vài ngày nữa, tôi và dân tộc VN sẽ bước vào mùa xuân thứ 35.

Bình thường giống như những năm về trước tôi sẽ chẳng nhắc đến tết Mậu Thân thuở nào vì chuỗi thời gian 34 năm qua đã giúp tôi xóa được một phần nào những câu chuyện hãi hùng về cuộc thảm sát ở Huế trong những ngày Tết Mậu Thân mà những người bạn hay dân miền Trung đã trải qua kể lại cho tôi nghe. Tôi tránh nghĩ tới để khỏi đau lòng và tôi cũng muốn đóng trong tâm hồn mình những trang sử buồn đen tối của đất nước để hướng tâm tư vào chuyện xây dựng tương lai, cùng toàn dân dắt tay nhau đi trên con đường lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Cũng vì thế mà tôi không nghĩ đến Tết Mậu Thân vào những dịp xuân về kể từ hơn hai chục năm nay.

MẬU THÂN Ở HUẾ

Thiên Nga

Dân chúng miền Nam, ai ai cũng kinh hoàng khi nhớ lại hành động bỉ ổi của bọn Việt cộng, lợi dụng những giờ phút linh thiêng của đêm giao thừa tết Mậu Thân, khi mọi người tin vào lời tuyên bố hưu chiến của chúng, đang quây quần bên nhau đón xuân, thì chúng xua quân tràn ngập các tỉnh thành miền Nam, gieo rắc tang tóc cho biết bao dân lành .

       Riêng đối với người dân xứ Huế, khi nhắc đến hai chữ Mậu Thân, gần như nó không còn gắn liền theo thứ tự của mười hai con Giáp, mà là một tiếng vọng riêng biệt, có tác động cực mạnh, nhắc nhở đến một cuộc tàn sát man rợ nhất trong lịch sử dân tộc.  Trong cuộc tiến công vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Việt Cộng đã chiếm được thành phố Huế và kiểm soát trên 20 ngày.  Trong thời gian đó, chúng đã thủ tiêu, chôn sống, giết chết hàng ngàn người dân vô tội.  Khi rút lui chúng cũng đã bắt theo hàng ngàn dân và đã tàn sát tập thể trước khi rút vào mật khu.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG DÃ MAN CỦA VIỆT CỘNG TẠI HUẾ - MẬU THÂN 1968n


Nguyễn Lý Tưởng

1.- Tại Phú Cam, khi VC tiến vào làng này, lực lượng nghĩa quân ở đây chiến đấu rất hăng say. Nhưng quân số VC quá đông, cấp tiểu đoàn, nên anh em nghĩa quân giấu súng và chạy lẫn lộn trong dân chúng. Việt Cộng đã vào nhà thờ bắt tất cả các người đàn ông, thanh niên đem đi.

Có hơn 300 người đã bị bắt trong đó có Lê Hữu Bôi, Lê Hữu Bá... hai người nầy từ Nam Giao chạy về Phú Cam hy vọng nơi đây không có VC. Họ đã trốn trong nhà thờ để tránh bom đạn. Những người Phú Cam bị bắt, bị giết tập thể tại khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc quận Nam Hòa, Thừa Thiên. Xác chết nằm dưới khe, thịt thối rữa bị nước cuốn trôi đi, chỉ còn sọ và xương lẫn lộn.

XUÂN VỀ HÃY NHỚ ĐẾN NHỮNG OAN HỒN TRÊN XỨ HUẾ


Chuyển ngữ từ sách “Viet Cong Strategy of Terror” của Giáo Sư Douglas Pike - trang 23 đến trang 29. 
Tác Giả xin giữ bản quyền. Ðược quyền trích đăng; yêu cầu xin ghi rõ tên tác giả và xuất xứ. Cám ơn.




Thương nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị cộng sản Việt Nam sát hại


DẤU BINH LỬA NƯỚC NON CÒN ĐÓ

Huế là một thành phố thảm thương nhất trên thế giới, không phải chỉ vì một thảm cảnh đã xảy ra ở đó vào tháng Hai năm 1968, cho dù sự giết hại đó có đi vượt sức tưởng tượng của con người! Mà Huế còn là một chứng tích không thể chối cải được cho tất cả chúng ta, người dân Việt với bốn ngàn năm văn hiến, qua bao năm đã không để ý đến những thay đổi trong xã hội làm cho con người bị mê muội và đắm chìm trong lỗi lầm mới của thế kỹ thứ hai mươi, quên mất đi đạo làm người.

Những thảm họa xảy ra ở Huế làm cho tất cả mọi người chúng ta phải bồi hồi suy tư! Thảm nạn Huế phải được tạc vào bia đá, khắc vào tâm khảm, để đời sau sẽ không quên, cùng chung với những dữ kiện lịch sử khác, của những cuộc tàn sát bạo tàn giữa con người với nhau. Huế là một dẫn chứng điển hình cho sự mù quáng của loài người khi họ đi theo chủ nghĩa vô sản vô thần của cộng sản. 

CUỘC TÀN SÁT Ở HUẾ MẬU THÂN 1968

Tuệ Chương
(Theo Douglas Pike)
(Vài lời trần tình của người dịch: Ngày 15 tháng 7 năm 2002 vừa qua, quân đội Do Thái tấn công vào Gaza City, khiến 15 người Palestine bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Cả thế giới và cả Liên Hợp Quốc lên án hành động tàn ác nầy của Do Thái. Việc lên án nầy không sai mặc dù những người chết nói trên chỉ là bị vạ lây mà mục tiêu chính là Shehade, tên trùm khủng bố kiểu tự sát của Palestine.

Thế còn hơn 5 ngàn người bị thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế thì sao? Hơn ba mươi năm qua, cả thế giới và cả người Việt ở trong nước cũng như hải ngoại, nghĩ gì về những cái chết oan khiên đó?!)

CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN ( 1968 ) TẠI HUẾ


Sơn Trung


Người dân Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng không bao giờ quên được Têt mậu thân, một cái Tết đầy máu lửa và tang tóc do cộng sản gây nên. 
Ðấy là một sự kiện lịch sử hiển nhiên mà chúng ta không nhiều thì ít cũng đã là nạn nhân, chứng nhân.. . 

TẾT MẬU THÂN Ở HUẾ

Hoàng Liên 

(* Là 1 tù nhân quan trọng nên tác giả đã sớm được giải ra Bắc để khai thác, vì thế đã may mắn sống sót sau hàng chục năm vất vưởng trong hầu hết trại tù rùng rợn nhất tại rừng rú Việt Bắc.)

Tiếng súng nghe gần hơn, nổ liên hồi. Tôi nhìn đồng hồ: gần 4 giờ sáng. Thật là khác thường, vì theo thông lệ Việt cộng (VC) chỉ xuất quân trong đêm tối, va rút khỏi chiến trường khi trời gần sáng. Tôi vội vàng gọi điện thoại cho tiểu khu Thừa Thiên. Không ai trả lời. Giây điện thoại bị đứt rồi chăng ? Tôi liền đánh thức vợ và các con tôi dậy, rời bước xuống tầng dưới để tìm nơi ẩn nấp. ánh đèn điện vụt tắt. Trời chưa sáng. Ánh sáng mờ nhạt, yếu ớt chỉ đủ giúp cho tôi nhận ra một hành lang dẫn đến một căn phòng nhỏ ở phía sau ngôi nhà. Đang quanh quẩn tìm một ngõ ra, tôi bỗng nghe tiếng vợ tôi gọi, rồi hai người bộ đội VC đội nón cối bước vào và yêu cầu tôi bước qua phòng khách. 

NHỮNG ĐIỀU DỐI TRÁ CỦA MẬU THÂN 1968

(Bản dịch của báo điện tử Ðối Thoại)

Vào ngày 30 Tháng Giêng năm 1968, hơn một phần tư triệu quân chính quy Bắc Việt và 100 ngàn du kích Việt Cộng đã phát động một cuộc tấn công có quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Nhưng dư luận đã không nghe biết gì về việc ai đã thắng trận chiến có tính quyết định cao nhất này trong chiến tranh ViệtNam, còn được gọi là cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cho đến khi thật quá trễ.

VỤ THẢM SÁT MẬU THÂN QUA LỜI MỘT NHÂN CHỨNG SỐNG

Nam Dao thực hiện

LGT: 40 năm sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 68 ở Huế, có nhiều bài viết khác nhau về vụ này. Người Việt sống ở miền Nam nhớ lại với những căm phẫn. Lãnh đạo Hà nội ăn mừng và triển lãm chiến thắng vĩ đại Mậu Thân. Người ngoại quốc viết về những nói dối (của truyền thông) về Mậu Thân. Còn cựu đại tá bộ đội CSVN Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân Dân hiện đang sống tại Pháp, biện hộ cho cuộc thảm sát tại Huế trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC ngày 24/1/08 với những lời lẽ như sau: ''Lúc bấy giờ tôi không biết quy mô nó lớn đến vậy, chỉ biết là có những cuộc thảm sát nhưng tôi nghĩ nó chỉ xảy ra ít thôi... chứ tôi không nghĩ về sau này người ta nói tới hàng nghìn... Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người... Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.'' Ông Bùi Tín giải thích sở dĩ họ phải làm như vậy là để tuân theo lệnh ''không được để tù binh trốn thoát'' nhằm giữ bí mật. ''Theo tôi biết thì không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và giết tù binh.''

THƯƠNG NHỚ ĐẾN 7,600 ĐỒNG BÀO HUẾ BỊ VIỆT CỘNG SÁT HẠI



Thương nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị cộng sản Việt Nam sát hại
 Ngô Xuân Hùng (chuyển ngữ từ sách "Viet Cong Strategy of Terror" của GS Douglas Pike)
 
DẤU BINH LỬA NƯỚC NON CÒN ĐÓ 

Huế là một thành phố thảm thương nhất trên thế giới, không phải chỉ vì một thảm cảnh đã xảy ra ở đó vào tháng Hai năm 1968, cho dù sự giết hại đó có đi vượt sức tưởng tượng của con người! Mà Huế còn là một chứng tích không thể chối cải được cho tất cả chúng ta, người dân Việt với bốn ngàn năm văn hiến, qua bao năm đã không để ý đến những thay đổi trong xã hội làm cho con người bị mê muội và đắm chìm trong lỗi lầm mới của thế kỹ thứ hai mươi, quên mất đi đạo làm người.

CUỘC THẢM SÁT TẠI KHE ĐÁ MÀI

Vài lời mở đầu


Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu, vì hàng trăm ngàn nạn nhân của cuộc thảm sát này –mãi cho tới hôm nay- chưa bao giờ nghe được một lời tạ lỗi và thấy được một cử chỉ sám hối từ phía các tay đồ tể là đảng CSVN, đồng bào ruột thịt của họ. Chúng tôi nói là hàng trăm ngàn người, vì ngoài con số 14.300 nạn nhân vô tội gồm tu sĩ, công chức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, học sinh, dân thường ở miền Nam (riêng Huế chiếm gần một nửa), còn phải kể đến 100.000 bộ đội miền Bắc (con số do chính CS đưa ra) đã bị nướng vào cuộc tàn sát dân tộc này, cuộc tàn sát man rợ nhất lịch sử đất nước mà người chủ xướng là Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao cấp trong đảng CS thời đó.

SAO ÔNG KHÔNG VỀ VỚI HÁNG ĐỒNG VÀI BUỔI?

Trường Trung Học HÁNG ĐỒNG
Lời Dẫn: VTV1 trong chương trình “Chào Buổi Sáng” ngày 12/1/2013 đã đưa một phóng sự rất nóng lên truyền hình về chuyện hơn một trăm em học sinh cấp 1-2 của xã vùng cao Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đang phải tá túc trong những căn lều tuềnh toàng dựng tạm bên sườn núi trong giá rét, nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C, có hôm ban đêm xuống dưới 4 đô C. Lều tạm nơi các em ở không có cánh cửa, các em phải trèo lên vách để chui ra chui vào bằng một lỗ hổng gần mái lều. Các em phải nằm trên các tấm ván trải trên sàn nhà với những tấm chăn mỏng. Ban đêm những hôm trời mưa, mái lều bị dột nước lênh láng sàn nhà, các em phải đốt lửa lên để sưởi ấm suốt đêm.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

THƯ GỬI NGUYỄN ĐẮC XUÂN - NGƯỜI BẠN HỌC NGỒI CÙNG BÀN NĂ XƯA

Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 12 năm 2010

Này Nguyễn Đắc Xuân,
Lấy tình bạn học ngồi cùng bàn, cùng lớp một thời với mày, tao viết thư này cho mày để trả lời cái email mới nhất của mày gửi cho tao hôm nay. Tao sẽ nhờ trang mạng toàn cầu đăng thư này lên để những thằng bạn học cũ ở trường Quốc Học năm xưa được dịp đọc (bạn ở trong nước lẫn bạn ở ngoài nước). Dưới đây là nguyên văn thư mày:



“Âu ơi,

NGỒI LẠI BÊN NHAU


Giao Chỉ - San Jose

Cứ 10 năm một lần:

Sau cuộc chiến phe nào cũng có các cựu chiến binh. Trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam thực sự có thể kể từ Genève 1954 đất nước chia đôi cho đến 1975. Trải qua 21 năm từ chuẩn bị cho đến cuộc chiến nổi dậy, du kích chiến, vận động chiến rồi tấn công quy ước. Cuối cùng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tan hàng theo mệnh nước. Tiếp theo là di tản, tù đày, vượt biên, HO và đoàn tụ. Số phận cựu chiến binh cộng sản sau 75 cũng không khá, ngoại trừ một số cán bộ và đảng viên. Trong khi sĩ quan miền Nam đi tù thì sĩ quan miền Bắc phục viên cũng không có tương lai. “Ðầu đường đại tá vá xe, cuối đường thiếu tá bán chè đậu đen”.

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA TƯỚNG RÂU DÊ NGUYỄN KHÁNH


Cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh đã từ trần hôm Thứ Bảy (12.1.2013) tại Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, thọ 86 tuổi.

Từng giữ chức quốc trưởng và thủ tướng, lại kiêm luôn tổng tư lệnh và tổng tham mưu trưởng quân đội trong giai đoạn 1964-1965, ông Khánh được xem là người phá kỷ lục về quyền lực tối cao trong lịch sử 20 năm của Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên giai đoạn ông nắm quyền là giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa trở nên bất ổn nhất về mặt chính trị với những cuộc đảo chính cùng những cuộc biểu tình liên miên.

 Cơ hội đi lên
 Sau cuộc đảo chính 1963, nhân vật đứng đầu cuộc đảo chính là tướng Dương Văn Minh được "Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng" cử làm quốc trưởng. Tuy nhiên tư thế lãnh đạo của ông Minh không mạnh, hoàn toàn thụ động và bất lực trước sự hỗn lọan của tình hình, nhờ đó nên tướng Nguyễn Khánh có cơ hội đi lên.

NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY Ở CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - PHẦN CUỐI


Đức TỪ CUNG HOÀNG THÁI HẬU

Tôi được đọc tác phẩm Mây Tần của nhà văn Linh Bảo, trong đó có bài Chiếc Áo Vua Ban. Chuyện này có nói về Đức Từ Cung, nhưng theo nhận xét qua những lần gặp ngài, tôi có cảm tưởng khác hẳn. Có lẽ những ngày còn nhiều quyền và ít tuổi, khác những ngày hết quyền và nhiều tuổi.

Cách đây mấy năm, nhân ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Orange County, tôi có gặp ông Tôn Thất Thiết, nguyên là chánh sở nội dịch của Tổng Thống Diệm. Gặp tôi ông mừng lắm, vì từ ngày đảo chính năm 1963, chúng tôi mới gặp lại nhau. Ông nói: