Nhiều sử liệu được giải mật sau 1975 chứng minh chế độ Cộng hoà Miền Nam sụp đổ
vì lý do khiếm khuyết về tình báo hơn là vì yếu kém về mặt quân sự. Cuộc
chiến giữa Nam và Bắc VN, đúng vậy, là một sự tranh chấp ý thức hệ, nặng về tâm
lý, yếu tố ủng hộ của nhân dân vì thế đóng vai trò quyết định. Hiệp ước Genève
ký chưa ráo mực thì Cộng sản Bắc Việt đẩy mạnh tuyên truyền và sự
xâm nhập tình báo dưới vĩ tuyến 17 trong mọi lãnh vực : quân
đội, báo chí, quốc hội, học đường, nông thôn…..., với các khẩu hiệu nóng cháy
như chống ngoại xâm Mỹ, thống nhất và độc lập.
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 1
Nghé ơ nghé
Nghé bông hay là nghé hoa
Như cà mới nở
Mẹ cõng xuống sông
Xem rồng lấy nước
Mẹ gọi tiếng trước
Cất cổ lên trông
Mẹ gọi tiếng sau
Cất lồng lên chạy
Lồng ba lồng bảy
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 2
Chương V
Chợ lèo tèo ngay giữa phố, gió lùa đùng đùng. Bánh ngô, bánh đúc
bị táp cát, ăn nhai cả sạn, thì vẫn ăn thế. Một chốc chợ tan, các cọc lêu được
nhổ lên, đàn vịt lại uà vào rúc cái bãi trống. Chỉ còn lại một hiệu ảnh người
xúm đông xúm đỏ xem bác phó nháy lúi húi tô màu. Khách chụp ảnh thích ngồi ghế,
môi má tô màu đỏ, áo hồng sau lưng có phông chậu hoa và hồ Hoàn Kiếm.
Trong kháng chiến, bộ đội tỉnh đã tấn công san bằng bốt Diêm Điền, không biết bốt
ở chỗ nào. Chắc hỏi thì cái Hến, thằng Toàn cũng chẳng biết. Tây về đóng lại,
xây đồn sang Quang Lang. Một lần xuống khu Ba công tác hậu địch đồng bằng sông
Hồng, Hoàng Trung Thông- tổ trưởng Thông của chúng tôi đã đi với đoàn cán bộ
vào tận Quang Lang này. Thông kể: Quang Lang có tề hai mang, ngày ở hầm, tối
lên gặp và họp với cán bộ cơ sở, ngay cạnh đồn. Trông ra biển, ngọn hải đăng
Hòn Dáu và đèn điện bên Đồ Sơn nhấp nháy. Hoàng Trung Thông đã bí mật ở Quang
Lang cả tháng. Khi trờ ra, đóng vai người thuyền buôn các nơi về chợ Diêm.
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 3
1 2 3 4 5 6 7 8
Chương IX
Tôi gặp Trần Đức Thảo ngoài cổng bệnh viện Hữu Nghị. Cả
thành phố đã thuộc cái ông đi chiếc xe đạp con vịt trẻ con sơn xanh, không
phanh, ngồi phải doạng chân cho đầu gối khỏi đụng lên ghi đông, đấy là nhà triết
học Trần Đức Thảo. Ông dịch sách lý luận kinh điển cho nhà xuất bản Sự Thật để
lấy lương ăn. Người biết đôi chút thì thắc mắc: không biết ông có được dạy, ông
có được phong giáo sư không. Tôi thì biết bây giờ ông dông dài lam làm chơi
chơi thế thôi. Tôi cũng chẳng biết ông có Nhân Văn Giai Phẩm gì không và tại
sao ông lại càng ngày càng bị quên lãng dưới đáy.
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 4
Chương XII
Bộ máy tổ chức ta dựng
lên thì khoa học, trong ý nghĩ và trên giấy, nhiều cấp và cán bộ lại thu thập
tài liệu và dư luận bằng nghe ngóng. Chu Văn, trưởng ty văn hoá tỉnh Nam Định
được dự kiến đề cử tỉnh uỷ khoá mới. Đấy lên tin đồn anh ấy là Nhân Văn, thế là
bị nhấc ra. Chu Văn viết thư kể nỗi oan và đề nghị can thiệp- tôi đã được phân
công xuống gặp bí thư tỉnh, nhưng rồi cũng không lại được lời đồn. Can thiệp
với dư luận “có tin bảo, có người nói” thì như đánh nhau với bóng tối, cứ phòng
sẵn cho chắc đã. Và cái việc Chu Văn bị dính đến những lôi thôi mập mờ này, đã
làm cho Chu Văn hóa ra cứng rắn khác thường. Những ai đã công tác cùng Nguyễn
Bính ở ty văn hoá Nam Định có thể biết Chu Văn đã quần Nguyễn đến điều thế nào.
Nguyễn Bính về Nam Định rồi quyết định ở hẳn dưới ấy chỉ vì Nguyễn Bính đã sắp
nên vợ nên chồng với cô hàng cà phê thành Nam. Nguyễn Bính đã bỏ không ở nhà
xuất bản Hội Nhà Văn với tôi để xin ra làm báo Trăm Hoa. Khi Trăm Hoa hết tiền
phải đình bản, Nguyễn Bính không còn ở biên chế nào thì Hội Nhà Văn đã giới
thiệu Nguyễn Bính về Nam Định.
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 5
Đầu năm ấy, chiến dịch lao động đào sông Tô Lịch. Lao động công ích, mỗi năm một công dân thành phố góp bảy ngày bằng sức hoặc bằng tiền. Đào sông cũng như đắp công viên Thống Nhất, được trừ điểm lao động công ích lại được trả công đào. Không đi, thuê người khác đi hộ. Lấp mạch sủi đê sông Cái, đào hố chứa rác, vét bùn, đều được tính cả. ấy thế nhưng phải tổng vệ sinh trước lễ Quốc Khánh đã Sáng chủ nhật, sáu tổ lấy sáu người đem chổi và cái hót rác lên trường Trưng Vương tiễn đồng bào chạy nước về lại dưới bãi- thông tri viết thế, nhưng cung cách chỉ dẫn các thứ vậy thì hiểu nghĩa là lên quét dọn làm vệ sinh cho nhà trường các chỗ đồng bào đã tạm trú cả tháng qua.
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 6
Đầu mùa đông 1957, tôi đi Matxcơva, dự hội nghị quốc tế về văn học
thiếu nhi. Người dịch tiếng Nga cho tôi là Marian Tkchôp. Năm ấy, Marich trên
hai mươi tuổi đôi chút. Tốt nghiệp khoa tiếng Việt ở Matxcơva rồi làm việc ban
đối ngoại hội Nhà Văn Liên Xô. Thoạt trông, tưởng người ít ra đã trạc bốn mươi.
Một lọn tóc vắt che trán hói lên gần đỉnh đầu, cái đuôi tóc còn thừa thòng lòng
ra đằng gáy. Vừng trán cao phẳng lặng thật lạc lõng với người trẻ tuổi mới có
người yêu.
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 7
(Nhật ký)- Hà Nội đã
vào tháng chạp 1972. Hàng ngày cứ căng thẳng rồi lại bình thường. Nhưng với tâm
lý muốn bình yên thì tưởng tượng của người ta ngả về bình yên nhiều hơn. Đường
phố đông người khác thường, hình như ai cũng ra đường. Vẫn giục từng nhà đi sơ
tán. Nhưng trong bụng người giục cũng cho là nếu có bom xuống thì hoạ may người
ta mới đi.
Họp khối phố, thu được
150 đ, hôm nào thu đủ thì đem lên khu lấy tem phiếu đợt 1. Nửa đêm, tiếng bom
bên kia sông phía Gia Lâm. Tháng vừa rồi yên yên, lại ra vẻ bắt đầu đây. Gần
sáng, tiếng bom kéo dài nặng nề hơn. Phúc thức giấc, nói: “Con nghe như tiếng
B52". Nó có kinh nghiệm chiến trường. Mình đoán vu vơ: “Không có lẽ".
Tiếng bom đến tận tảng sáng, trời cứ vừa hửng vừa sẫm lại.
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ CUỐI
Về đến sứ quán ở Bắc
Kinh thấy đông nhộn khác cái thoáng vắng hôm trước. Giữa vườn cây lê cây táo
trơ trụi mùa đông, những đống cao lù lù như cây rơm phủ kín ni lông xanh, ni
lông xám. Hỏi mới biết đấy là những núi đồ đạc mới đưa về, để trong nhà không
có chỗ, phải chất ra giữa trời. Bắc Kinh đương mưa tuyết, mưa cả đêm. Những
mảng băng đầu mùa bám ngoài ni lông, khi tuyết rơi nhiều, băng xụt xuống như
bùn trắng nhão quanh chân các gò đống đồ đạc.
Người
về ở đông kín các phòng chiêu đãi sở, khắp cả nhà cơ quan làm việc. Xe lửa
Matxcơva về Hà Nội bị cắt lưng chừng, giữa khi qua Cát Lâm trên Đông Bắc. Sứ
quán phải thuê xe lên đón. Cán bộ và sinh viên đi công tác, về phép, về hết
hạn, người và hành lý đưa cả về đây. Tạm ở, đợi bao giờ lại có đường có tàu thì
chưa biết.
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - KỲ 1
Lời Tựa Cho Tháng Ba Gãy Súng
Cuối
tháng Giêng 85, cùng với một số đồng bào may mắn muộn màng khác ở đảo Bataan,
chúng tôi có tên trong danh sách rời trại tị nạn Phi Luật Tân, lên đường đi định
cư ở một thành phố miền đông bắc Hoa Kì, nơi tôi sẽ được gặp lại cô em út sau
mười năm xa cách.
Cảnh vật mùa Ðông ở Springfield đẹp mà buồn. Cây cối trụi lá trơ cành khẳng
khiu in mờ nhạt trên một bầu trời xám xịt. Mặt đất phủ đầy tuyết trắng lạnh
giá. Tuy vậy, tôi còn nhớ rõ trong lòng tôi tràn ngập một niềm hạnh phúc ấm áp.
Giờ đây khi bước sang mùa Ðông thứ hai, tôi nghiệm thêm một điều là không phải
bao giờ tuyết cũng trắng sạch, cũng đẹp đẽ và cũng thú vị như cái cảm giác tôi
đã có trong những ngày đầu. Dù sao, đó sẽ lại là một chuyện khác.
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - KỲ CUỐI
1 2
Phản ứng đầu tiên của tôi khi tỉnh dậy là đưa tay sờ lên đầu, chỗ để đội mũ còn nguyên nhưng cái mũ sắt đã văng đâu mất. Biết chắc là mình còn sống, tôi cố gắng trấn tĩnh nhưng trong người vẫn thảng thốt làm sao ấy. Kết quả của viên đạn làm bay mũ sắt trên đầu tôi đã làm tôi không còn suy nghĩ gì nữa, ý nghĩ muốn chết ngay lập tức đã không còn, mở đường máu hay không mở đường máu không còn là vấn đề. Ðầu óc tôi hoàn toàn đờ đẫn, trống rỗng. Giờ này có lẽ cũng một, hai giờ khuya gì rồi. Vấn đề của tôi lúc này là ngủ. Ngồi dựa lưng vào vách giao thông hào, tôi ngủ một giấc. Giấc ngủ dĩ nhiên rất mệt mỏi và chập chờn trong tiếng súng.
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG - KỲ 1
Lý Quí Chung (1940-2005), bút danh Chánh Trinh, là một nhà báo, và cũng là một
dân biểu và nghị sĩ đối lập dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông từng
giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ tồn tại 2 ngày của Tổng thống
Việt Nam Cộng hòa cuối cùng Dương Văn Minh. Ông mất ngày 3.3.2005 tại Sài
Gòn.
Thân thế
Ông sinh năm 1940 tại Mỹ Tho (Tiền Giang), nhưng hầu hết thời thơ ấu của ông
theo gia đình về Biên Hòa ở từ 3 đến 12 tuổi (1943 - 1952), nơi cha ông làm
công chức cho cơ quan hành chánh tỉnh.
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG - KỲ 2
Buổi khai mạc Quốc hội, tôi mời cha tôi và Quỳnh Nga, vợ tôi
tham dự với tư cách khách mời riêng của cá nhân tôi (mỗi dân biểu đắc cử được mời
hai người khách trong buổi khai mạc). Dù thế nào, đây cũng là bước thành đạt đầu
tiên của tôi khi tham gia vào đời sống chính trị Sài Gòn, tôi muốn cha tôi và vợ
tôi được chứng kiến ngày này. Đó cũng là một cách nhớ ơn sinh thành của cha mẹ
và công lao của người vợ đã chia sẻ những gian nan và khó khăn ban đầu với
mình. Ngồi giữa khung cảnh rộng lớn của Nhà hát thành phố, lần thứ hai được sử
dụng làm trụ sở Quốc hội (lần đầu dưới chế độ Ngô Đình Diệm), tôi vẫn chưa hết
ngỡ ngàng những gì đã xảy ra với mình. Tôi bước vào sân khấu chính trị không do
chính tôi chủ động mà do định mệnh chọn lựa mình. Tôi không than phiền gì về sự
“chỉ định” này của định mệnh vì trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước rất cần
tiếng nói ở nhiều phía và từ nhiều đấu trường khác nhau để có một sức mạnh tổng
hợp lòng lay chuyển tình thế thì diễn đàn Quốc hội cũng là một môi trường hoạt
động khá thuận lợi. Mặc dù nhiều lúc Quốc hội Sài Gòn khi ấy không khác một nhà
hát hài kịch rẻ tiền và lố lăng, nhưng từ diễn đàn này cũng đã vang lên khá nhiều
tiếng nói của những phần tử đối lập, của những ý thức vận nước tìm cách thể hiện
nguyện vọng của người dân miền Nam không chịu tách rời với miền Bắc ruột thịt,
muốn được thấy Tổ quốc hòa bình, độc lập và thống nhất.
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG - KỲ 3
Sau Tết Mậu Thân, không khí chính trị tại Sài Gòn hoàn toàn thay
đổi. Chẳng hạn trước Tết Mậu Thân, một cuộc thăm dò dư luận Mỹ vào tháng
11-1967, cho thấy 44% người Mỹ muốn quân đội của họ rút về nước toàn bộ hoặc dần
dần; 55% chủ trương một đường lối cứng rắn, tức sử dụng vũ khí hạt nhân. Tháng
2-1968, khi cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đang diễn ra ác liệt, 53% người Mỹ
chủ trương tăng cường các cuộc hành quân quân sự với một qui mô lớn hơn và chấp
nhận cả nguy cơ chạm trán với Liên Xô và Trung Quốc. Chỉ có 24% người Mỹ muốn
thấy cường độ chiến tranh hạ thấp xuống. Thế nhưng chỉ 6 tuần lễ sau sự kiện Tết
Mậu Thân, sự ủng hộ của người Mỹ dành cho tổng thống Lyndon Johnson từ 40% rớt
xuống còn 26%. Người ta còn nhớ khi ông Johnson mới vào Nhà Trắng, cứ 10 người
Mỹ thì có đến 8 người ủng hộ ông.
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG - KỲ 4
Như đã nói, tôi gặp trung tướng Dương Văn Minh lần đầu tại
Bangkok (Thái Lan) năm 1966 khi ông Minh sống lưu vong tại đây. Tôi đến Bangkok
để dự Hội nghị APU (Hiệp hội dân biểu nghị sĩ châu Á). Lúc này sắp có bầu cử Tổng
thống lần đầu (1967), tôi là đại diện cho báo chí cho liên danh Trần Văn Hương
- Mai Thọ Truyền. Tôi được ông Hương ủy nhiệm gặp trung tướng Dương Văn Minh để
thuyết phục lên tiếng ủng hộ liên danh của ông. Cuộc gặp ấy để lại trong tôi một
tình cảm đẹp về vị tướng ăn nói nhỏ nhẹ, vừa trí thức vừa khiêm tốn. Những người
không quen thân ông vẫn gọi ông là đại tướng Nguyễn Khánh gắn cho ông sau cuộc
lật đổ chế độ Diệm ngày 1-11-1963. Ông vẫn giữ cấp bậc trung tướng.
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG - KỲ 5
Tuần lễ đầu tháng 4 – 1975, trung tướng Dương Văn Minh và nhóm
ủng hộ ông quyết định chính thức công bố ý định thay thế tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu. Trước đó, nhóm ông Minh đã họp bàn tại Dinh Hoa Lan. Có người nhắc lại
rằng thay thế vị trí của tổng thống Thiệu lúc này thì khả năng lớn nhất chỉ
thay Thiệu để đầu hàng mà thôi. Sẽ không còn hy vọng cho bất cứ một giải pháp
chính trị nào.
Nhận định này được nhiều người có mặt chia sẻ nhưng không một ai
đưa ra đề nghị rút lui. Chúng tôi đặt thẳng vấn đề với nhau để những ai còn ý
định tiếp tục gắn bó với nhau đi tới thì không mập mờ gì về sự lựa chọn của
nhóm, đó là: sẵn sàng thay Thiệu dù chỉ để cầm cờ đầu hàng. Thật sự ông Minh
chẳng có ảo tưởng gì về cái ghế tổng thống vào lúc này. Nó không còn là quyền
lực và địa vị. Nhưng nó vẫn còn có tác dụng nhất định để góp phần đưa miền Nam
đi đến một kết thúc bớt được những đổ máu vô ích. Cuộc công bố chính thức với
báo chí của ông Minh về quyết định sẵn sàng thay tổng thống Thiệu được tổ chức
tại Đường Sơn Quán, một nhà hàng đặc sản của cựu trung tướng Mai Hữu Xuân nằm
giữa một đồn điền cao su trên Xa lộ Đại Hàn. Các nhà báo nước ngoài được mời dự
gồm: Peter Ross Range, trưởng văn phòng tuần báo Mỹ Times
Magazine; Francois Nivelon phóng viên báo PhápFrance Soir; Carl
Robinson phóng viên nhiếp ảnh của AP; Jean Louis Arnaud, trưởng văn phòng hãng
tin AFP... Về phía nhóm ông Minh có luật sư Trần Ngọc Liễng, bác sĩ Hồ Văn
Minh, trung tướng Mai Hữu Xuân, giáo sư Tôn Thất Thiện, luất sư Bùi Chánh Thời,
các dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba và tôi. Anh Ba vì đang bị chính quyền
Thiệu truy nã nên không xuất hiện công khai. Từ Sài Gòn lên Đường Sơn Quán, anh
Ba ngồi ô tô chung với ông Dương Văn Minh để tránh bị cảnh sát chận bắt dọc
đường.
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG - KỲ CUỐI
Tôi có ý định viết lại phần đời, sau tháng 4-1975 này, thành một
tập hồi ký riêng. Nhưng tôi hoài nghi mình sẽ không còn thời gian đủ để làm việc
đó. Tôi vừa thoát qua cơn bệnh hiểm nghèo, không biết thời gian “tạm ứng” tiếp
cho tôi sẽ được bao lâu. Phần một của tập Hồi ký tôi mất một năm rưỡi để viết.
Tôi đã bắt đầu ngay khi vừa phục hồi sức khoẻ (từ cuối tháng 12-2002). Khi viết
đến những dòng này – ngày 01-3-2004 – tôi được tin người bạn thân và đồng hành
với tôi trước 1975 trong thời gian chống Mỹ - Thiệu, cựu dân biểu Nguyễn Hữu
Chung (Chung Nguyễn), đã mất ngày 26-2-2004. Khi tôi lâm bệnh hồi cuối tháng
6-2002, từ Canada, Chung Nguyễn điện thoại về thăm tôi. Anh tế nhị không đề cập
đến bệnh tình của tôi vì có lẽ anh đã nghe thông tin ban đầu là tôi khó thoát
qua... (chẩn đoán đầu tiên có bác sĩ nói tôi không sống hơn... một tháng!). Điều
không thể ngờ là chỉ sau đó ít tháng thì tôi nhận được tin Chung Nguyễn bị ung
thư phổi. Và tôi chưa kịp “đi” thì Chung Nguyễn đã “đi” trước!
USCIRF ĐỀ NGHỊ ĐƯA VIỆT NAM TRỞ LẠI DANH SÁCH CPC
Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia về Việt Nam
và hiện là Phó Giám đốc đặc trách
nghiên cứu chính sách của USCIRF.
|
Hoài Hương-VOA
Hôm 30/4, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế (gọi tắt là USCIRF) công bố phúc trình thường niên, đề nghị chính phủ Hoa Kỳ
đưa Việt Nam và 6 nước khác, vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt
(Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC).
Phúc trình năm 2013 của Ủy hội Tự Do Tôn giáo
Quốc Tế nêu lên lý do của đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC:
KISSINGER XÁC NHẬN "HOA KỲ TỰ TRÓI TAY ĐỂ THUA CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỨ KHÔNG DO VIỆT NAM CỘNG HÒA”
MƯỜNG GIANG
Sau
hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn
còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài
liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm
hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có
cái cảm tưởng là " Những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay
điên rồ ", nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975
một cách nhục nhã . Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi
tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự
do, vì không giữ được lời hứa " bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam
VN, Lào, Cambốt ". vẫn cứ phải loay hoay giữa " tự ái và lương tâm
" khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao " Một cường quốc
bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay ", lại có thể bị
thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cộng sản Bắc Việt? cho dù đối phương
có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.
Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 1
ẤN BẢN THỨ BA - NĂM
1993
Tập
Hồi ký chính trị Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của tác
giả Hoành Linh Đỗ Mậu được Nhà Xuất bản Hương Quê ấn hành lần đầu tiên vào mùa
thu năm 1986 tại miền Nam California, Hoa Kỳ.
Từ đó đến nay, tác phẩm này đã được tái bản một lần (1987) và in lại tám lần.
Như vậy, bản mà quý bạn đọc cầm trên tay hôm nay (1993) của Nhà Xuất bản Văn
Nghệ là lần biên tập thứ ba và là lần in lại thứ chín (Third
Edition, Ninth Printing).
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 2
Những
ngày cuối cùng của thực dân Pháp
Cho đến đầu thu năm 1952, tổng số quân Pháp bị tử trận, thương vong và mất tích tại Đông Dương lên đến hơn 90.000 người. Chi phí cho chiến trường này bằng hai lần số kinh viện nhận từ Hoa kỳ trong khuôn khổ của chương trình viện trợ tái thiết Marshall. Tại Quốc hội Pháp, từ ngữ "Lasaleguerre" (cuộc chiến tranh bẩn thỉu) bắt đầu được sử dụng trong các cuộc tranh luận giữa các phe chủ chiến và chủ hoà.
Trong khi đó thì tại miền Bắc Việt nam, Võ Nguyên Giáp đánh
bật các đơn vị thiện chiến của tướng Raoul Salan ra khỏi cứ điểm Hoà Bình và
tiếp theo là Điện Biên Phủ.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 3
Chế độ gia đình trị
Các sử gia xem thành ông của ông Diệm là hệ quả chính trị tất
yếu của mâu thuẫn quyền lợi Pháp -Mỹ. Người dân Việt bình thường thì cho rằng
ông Diệm bước vào vận số tốt như hết cơn bĩ cực đến thời thái lai. Riêng ông
Diệm và một thiểu số cộng sự viên Thiên chúa giáo lúc bấy giờ (nhất là sau vụ
mưu sát tại Buôn Mê Thuộc năm 1956) thì lại tin rằng Trời (dù được gọi là
Chúa hay Thượng đế như ông vẫn thường dùng câu "xin Thượng đế ban phước
lành cho chúng ta" ở cuối mỗi bài diễn văn) đã ban phép lành cho ông và
đã trao lại cho ông và gia đình ông cái sứ mạng to lớn và thiêng liêng lãnh
đạo miền Nam Việt nam. Niềm tin vừa có tính cách huyền bí tôn giáo vừa chứa
đầy quan niệm Thiên Mệnh quân chủ đó đã chỉ đạo mọi suy tư và quyết định
chính trị của ông suốt thời kỳ ông làm Tổng thống. Và cũng chính niềm tin
thần bí chắc nịch đó đã xây dựng nên những đặc điểm tâm lý nơi ông và gia
đình ông đã khiến cho chế độ sau đó bị nhân dân gán cho hai chữ “Ngô Triều”
xấu xa.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 4
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 5
Năm 1960- bắt đầu của sự sụp đổ
Vào khoảng đầu xuân năm 1968, như đã nói trong một chương
trước, tôi được chỉ định đi thanh tra các đơn vị Công binh trong khi chờ đợi
một vụ thường trực hơn sau thời gian một năm ở Pháp. Tuy công tác có tính
cách tạm thời và tuy không có một kiến thức nào về ngành chuyên môn này nhưng
nhờ dịp đó và bằng những thẩm định thuần tuý an ninh quốc phòng xuyên qua
ngành công binh, tôi đã được đi khắp miền Nam và nghiên cứu một cách khá
chính xác về tình hình đất nước.
Tôi còn nhớ vào tháng 3 năm đó, tôi cầm đầu phái đoàn thanh
tra xuống Sa Đéc định thăm trung tá Nguyễn Bảo Trị đang chỉ huy một sư đoàn
tại đây nhưng Trị đi vắng. Thiếu tá Trần Thanh Chiêu, Tham mưu trưởng Sư
đoàn, tiếp tôi. Chiêu còn trẻ tuổi, chưa bao giờ chỉ huy đơn vị tác chiến,
nhưng nhờ gia đình Công giáo, có liên hệ nhiều với ông Ngô Đình Diệm nên được
anh em ông Diệm hết sức thương yêu, tín nhiệm, nâng đỡ Chiêu ham đọc sách,
thích lý luận về chính trị và quân sự đúng với phong cách tính tình của người
dân vùng quê hương Nam Ngãi.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 6
Kỳ thị tôn giáo
Sau khi cuộc di cư năm 1954 hoàn tất, dân số toàn quốc là 38 triệu mà trong đó 15 triệu người sinh sống tại miền Nam. Trên phương diện tôn giáo, 15 triệu người đó được phân chia như sau: Tin Lành ra đời tại Việt nam từ năm 1921 có độ 200.000 tín đồ. Hoà Hảo (từ năm 1939) có độ 1.500.000 tín đồ. Cao Đài (từ năm 1925) có độ 1.500.000 tín đồ, và ngoài hai tôn giáo còn lại là Phật và đạo Thiên Chúa thì hầu như mọi người đều theo đạo gia tiên. |
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - KỲ 7
Đảo chính 1-11-1963
Tôi có hai người cháu mà tôi thương mến đặc biệt: Đỗ Thọ gọi
tôi bằng chú, là đại uý không quân trong Phi đoàn I vận tải và sau này trở
thành một trong bốn sĩ quan tuỳ viên của Tổng thống Diệm. Thọ trầm tĩnh ít
nói, tính tình cứng rắn và thuỷ chung. Binh chủng không quân có đem lại cho
Thọ một ít chất lãng mạn nhưng cũng đủ chừng mực để làm cho Thọ bớt khắc khổ
mà thôi. Thọ không quan tám nhiều đến tình hình đất nước nhưng lại rất nặng
tình gia tộc.
|
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - CHƯƠNG KẾT
Chế độ Thiệu: chế độ Diệm không Diệm
Hai lực lượng có tính quần chúng và có khả năng đề kháng những
độc tố huỷ hoại sinh lực quốc gia là đảng phái và tôn giáo, sau 9 năm bạo trị
của chế độ Ngô Đình Diệm, chỉ như đóm lửa bùng lên lần chót và cao điểm ngày
cách mạng 1-11-63, rồi sau đó không còn tiềm lực để duy trì thành quả của một
phong trào đang lên. Ba năm xáo trộn mà tôi trình bày trong chương trước chỉ
là hậu quả tất nhiên của cái thời kỳ chín năm khốc hại trước mà thôi.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)