Năm 1858 là năm thứ 11 của Vua Tự Đức, bị thực dân Pháp dùng Hải
Quân tấn công Đà Nẳng. Sau khi thiết lập được bàn đạp trên đất liền, từ đó
Pháp đánh chiếm nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1867, sáu
tỉnh miền Nam là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên,
trở thành thuộc địa của Pháp. Lần lượt họ đánh chiếm toàn cõi Việt Nam bằng những
phương thức thích hợp. Năm 1883, Việt Nam bị Pháp chia làm 3 Kỳ: Nam Kỳ, Trung
Kỳ, Bắc Kỳ, với 3 chế độ cai trị khác nhau về cách dùng chữ nhưng thực
chất đều là thuộc địa.
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 2
Thưa quí vị quí bạn, thỉnh thoảng vợ tôi chọc quê:
“Nghĩ mà tức cười, bỗng dưng anh với bè bạn thất nghiệp hết
trơn. Đã vậy mà có anh bị bắt vào tù nữa chớ!”
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 3
Ba tiếng đồng hồ sau đó, niềm hi vọng của chúng tôi tắt lịm khi
đoàn xe bít bùng vào cổng trại Tam Hiệp, tỉnh Biên Hòa. Trại này nguyên là “trại
tù binh cộng sản” nên không xa lạ với những bạn có thời gian phục vụ ở Biên Hòa
và vùng lân cận.
Sân trại dưới ánh sáng vàng vọt của những bóng đèn gắn tạm, cho
thấy hai cái bàn với mấy cái ghế, và một toán cộng sản đi qua đi lại chỉ chỗ
cho xe đậu. Tắt máy. Tại mỗi chiếc hầu như có tiếng thúc giục xuống xe và đứng
tại chỗ. Từ giữa sân, một giọng ồm ồm:
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 4
Trồng rau và phân bón.
Từ đầu năm 1977, trại có đủ rau ăn. Rau mùa Đông là bắp cải,
trái su-le. Sang Xuân, theo lệnh chúng nó, mấy Tổ trồng rau bắt đầu trồng rau
muống. Tổ chúng tôi vẫn là Tổ cơ động nên trước mắt không liên quan đến trồng
rau. Phân bón duy nhất là nước tiểu và phân người. Đi tiêu thì họ nói là “đi ỉa”,
nhưng cái món hàng bị đẩy ra ngoài thì không nói “cứt người” mà gọi là “phân bắc”.
Không biết chữ “phân bắc” có phải là phân của người xã hội chủ nghĩa miền Bắc,
hay có ý nghĩa nào khác?
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 5
Thậm chí, ngay cả con trùn cũng ăn nữa! “Con trùn hổ”
lớn bằng ngón tay út, dưới nắng trưa làm ánh lên những màu sắc trên lớp da nhơn
nhớt của nó, rạch một đường theo chiều dài con trùn, cạo bỏ tất cả bên trong chỉ
còn lại lớp da bầy nhầy đem rửa sạch phơi khô, cho vào bếp nướng. Các bạn ấy gọi
là “long đất nướng” và xem chừng ăn ngon lắm! Trong “bản ghi nhớ” của tôi có
ghi tên các bạn ấy, nhưng tôi nghĩ không nên ghi vào đây vì hoàn cảnh thiếu
ăn!
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 6
Cuối năm 1981, sau thời gian khá dài, những vật dụng của chúng tôi bị bắt buộc để bên ngoài buồng giam bị mất cắp càng lúc càng nhiều vào ban đêm, nhất là thức ăn do gia đình mang đến khi thăm nuôi, tất cả Đội Trưởng chúng tôi cùng đề nghị Ban Giám Thị trại giải quyết tình trạng này, vì ban đêm không một tù chính trị lẫn tù hình sự nào ở ngoài buồng giam cả. Chúng tôi không nói ra, nhưng điều đó có nghĩa là chúng tôi muốn nói “Công An canh gác và tuần tra trong khuôn viên trại” là kẻ cắp chớ không ai khác. Chỉ có buồng giam 15 và 16 vì không có “nhà ăn” bên ngoài nên tất cả đồ đạc lỉnh kỉnh đều để trong buồng giam, còn các buồng giam có nhà ăn phải để đồ đạc bên ngoài.
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 7
Từ lúc ở trại tập trung Yên Bái, cứ vài ba ngày thì bộ chỉ huy
trại cho mượn vài tờ báo Nhân Dân để đọc, và các bạn trong lán giao tôi trách
nhiệm điểm và đọc báo cho anh em trong lán nghe sau cơm chiều. Khi chuyển đến
trại tập trung Nam Hà này, các bạn trong buồng giam số 1 cũng giao tôi trách
nhiệm điểm và đọc báo. Hằng tuần có được ba hay bốn ngày có báo, mỗi lần có ba
bốn số báo thì anh Nguyễn Hữu Vị với anh Bửu Uy cùng đọc với tôi sau khi cửa buồng
giam đóng lại. Khi điểm bài báo nên đọc, tôi đánh số thứ tự để luân phiên giữa
ba anh em chúng tôi lần lượt đọc.
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ CUỐI
Hai chữ HO.
Trước khi theo dõi hệ thống thủ tục mà chúng tôi phải hoàn tất,
mời quí vị quí bạn xem qua nguyên văn bức thư của cựu Đại Tướng John W.
Vessey, đặc phái viên của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, gởi anh Hội Trưởng
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Minnesota khi ông được mời tham dự đại hội H.O. tại địa
phương ông cư ngụ. Trong thư, ông giải thích rõ về nguồn gốc hai chữ H.O.
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA
Trước khi bắt đầu tôi rất đắn đo, vì muốn ghi lại sự kiện trung
thực ít nhất cũng là trung thực với tôi về những gì mà tôi biết và những gì mà
tôi làm, tất nhiên là khó tránh khỏi những đụng chạm đến quí vị, đặc biệt là với
cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, và cựu Đại Tướng
Nguyễn Khánh.
Riêng với cựu Đại Tướng Khiêm và cựu Đại Tướng Viên, là hai vị
mà tôi luôn ghi nhớ nghĩa ân. Tôi không có một thân nhân hay một bạn bè nào
quen biết khi vào quân ngũ tháng 05/1954. Tháng 11/1961, đang trong trách nhiệm
Trưởng Ban hành quân/Phòng 3 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tôi được Đại Tá Tư Lệnh Sư
Đoàn 21 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Hậu Giang, cử giữ chức Chánh Văn
Phòng. Tháng 10 năm 1965, tôi được Thiếu Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cử giữ chức Chánh Văn Phòng. Nhờ vậy mà tôi có nhiều
cơ hội tiếp xúc với nhiều vị Tướng Lãnh, nhiều giới chức trong các cơ quan Lập
Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, học hỏi được những căn bản trong tổ chức và quản trị.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - ĐẢO CHÁNH 01 THÁNG 11 ... Tiếp Theo
Đến 1 giờ trưa, lệnh mới được ban hành: Theo đó, các đơn vị chuyển
hướng về Sài Gòn. Ngoài lực lượng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, còn có một lực
lượng Thiết Giáp xuất phát từ Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp (đồn trú ở Bà Rịa)
cùng tiến quân. Vào buổi chiều thì bản doanh Sư Đoàn và 1 bộ chỉ huy Trung Đoàn
đặt tại trường đại học sư phạm, đại lộ Cộng Hòa, trong khi lực lượng của Sư
Đoàn đã chiếm giữ các vị trí ấn định trong phạm vi thủ đô Sài Gòn.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: ĐẢO CHÁNH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 1964
Công du Nam Hàn (South Korea)
Đầu tháng 12/1963, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi vào văn
phòng:
“Chú thích đi du lịch không?”
“Rất thích, nhưng chưa có cơ hội thưa Trung Tướng”.
“Bây giờ có rồi. Chú liên lạc sang văn phòng Trung Tướng Đôn (Trần
Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng) làm thủ tục đi Đại Hàn (South Korea) với tôi”.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1964
Sự "mâu thuẫn một chiều" từ phía Trung Tướng Nguyễn Khánh đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, như cái hố ngày càng rộng và sâu thêm, cơ hồ khó mà hàn gắn lại nếu không nói là không thể hàn gắn được. Hai vị không có những cuộc tiếp xúc trực tiếp nhau nữa, trong khi những hình thức chống đối Trung Tướng Khánh từ các tổ chức chính trị không ngưng nghỉ, càng làm cho Trung Tướng Khánh tức tối thêm và mục tiêu chính mà ông cần triệt hạ vẫn là Đại Tướng Khiêm. Rất có thể những sự kiện chính trị nội tình Việt Nam Cộng Hòa xảy ra trong tháng 07 và 08/1964, chưa đủ để ông thẳng tay với Đại Tướng Khiêm, vì dù sao Đại Tướng Khiêm cũng là người chính yếu đưa ông đến tột đỉnh vinh quang hiện nay.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO QUỐC GIA NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1965
Từ ngày lên cầm quyền, gần như chẳng mấy khi giữa Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu với Thủ Tướng Phan Huy Quát đồng quan điểm về chính sách quốc gia. Không biết trước kia giữa hai vị có điều gì bất hòa nhau hay không, mà trong giai đoạn hai vị là người lãnh đạo cao nhất nước, đang gánh vác trách nhiệm quản trị quốc gia trong thời chiến, nhưng có vẻ như đang quay lưng vào nhau. Thật là đáng buồn!
Bác sĩ Phan Huy Quát nhận chức Thủ Tướng ngày 16/02/1965. Hơn một
tuần sau đó, Đại Tướng Nguyễn Khánh rời Việt Nam (25/02/1965) lưu vong. Vào những
ngày đầu trung tuần tháng 06 năm 1965, Thủ Tướng Phan Huy Quát gởi đến Trung Tướng
Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Trưởng Quốc Phòng, một văn thư quay roneo dài 2 trang giấy
dầy, khổ 21x33 phân tây, có đóng dấu của Thủ Tướng. Văn thư này có thông báo
Trung Tướng Trần Văn Minh, Quyền Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và
tôi đã đọc nó. Lúc ấy tôi là Thiếu Tá, Trưởng Phòng Quân Sự Vụ/Nha Đổng Lý Bộ Tổng
Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 1966
“Nói là duyệt lại tình hình chớ thật ra là tìm cách giải quyết
những bất đồng giữa Thiếu Tướng Kỳ với Trung Tướng Thi về một số vấn đề, nhưng
cuối cùng vẫn không giải quyết được gì hết. Trước khi lên phi cơ rời Đà Nẳng trở
về Sài Gòn, Trung Tướng Thi đến bắt tay rồi vòng tay ôm Trung Tướng Viên, mà
không hề nói gì với Thiếu Tướng Kỳ, làm như chỉ có Trung Tướng Viên trong chuyến
đi này. Thiếu Tướng Kỳ là người dễ nóng giận, nhưng lúc bấy giờ ông im lặng, đứng
nhìn, xem như không nghe không thấy Trung Tướng Thi”.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: VÀI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG NHỮNG NĂM 1967-1974
Tôi rời chức vụ chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng vào những ngày cuối năm 1966 để nhận chức tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), nên không có điều kiện theo dõi những sự kiện chính trị từ trong căn phòng nhỏ hẹp của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Trung Tướng Viên thăng cấp Đại Tướng nhân lễ Quốc Khánh năm 1967), nơi mà các vị lãnh đạo với tất cả quyền lực trong tay thường hội họp và quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia trong năm 1965 và 1966. Giữa năm 1968, tôi thuyên chuyển trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, phục vụ trong bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận với chức vụ Chánh Sở Kế Hoạch Chương Trình. Năm 1972, nhận chức Cục Trưởng Cục Mãi Dịch. Năm 1974, nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Trong thời gian này cho đến giờ thứ 25 của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tôi có cơ hội trực tiếp lẫn gián tiếp, theo dõi được tình hình quốc gia qua một số sự kiện quan trọng trong phần này và những phần tiếp sau.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: NHỮNG THÁNG CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN 1954-1975
Tỉnh Phước Long ở phía Bắc Đông Bắc Sài Gòn, sát biên giới
Việt Nam-Cam Bốt, là một trong những tỉnh được thành lập dưới thời Tổng Thống
Ngô Đình Diệm, trong chiến lược phòng thủ quốc gia. Nơi đây là vùng đất chuyển
tiếp của địa hình cao nguyên cuối dãy Trường Sơn xuống đồng bằng miền Nam. Vì vậy
mà Phước Long núi không cao, rừng không rậm rạp như rừng già Cao Nguyên. Cư dân
hầu hết là người miền núi thuộc nhiều bộ tộc khác nhau. Thời thực dân Pháp cai
trị, địa phương này có cái tên mà bất cứ người dân bình thường nào cũng khiếp đảm
khi nghe đến, đó là trại tù Bà Rá.
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG - NGÀY 21/4 ĐẾN 28/4/1975
Trong chính trị, không thiếu những cái khôi hài, nhưng khôi hài
trong cái gọi là Hoa Kỳ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa vào
cái lúc mà chính Hoa Kỳ
muốn “con bệnh Việt Nam mau được tẩn liệm”, quả là khôi
hài đến rơi nước mắt!
Đó là những ngày hạ tuần tháng 4 năm 1975, có những chuyến phi
cơ vận tải C.130 và C.141 lác đác đáp phi trường Tân Sơn Nhất, mang theo một số
đại bác 105 ly đã dùng rồi, một số mũ sắt không đồng bộ, nghĩa là chỉ có mũ nhựa
bên trong mà không có mũ sắt bên ngoài, vài trăm túi cứu thương cá nhân,.....
mà báo chí gọi là Hoa Kỳ vẫn viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa!
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: GIỜ THỨ 25
Từ sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, hằng ngày, trước đầu giờ và sau cuối giờ làm việc, tôi thường lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dõi và trao đổi tình hình. Qua câu chuyện trao đổi mang tính cách tâm tình với nhau hơn là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Xin mời quí vị quí bạn vui lòng trở lại ngày 27 tháng 4 năm 1975
trước khi vào giờ thứ 25. Tại tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, đã hết giờ làm việc
buổi chiều từ lâu, tôi vẫn còn ngồi trong văn phòng Trung Tướng Đồng Văn
Khuyên, nghe ông tâm sự:
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN VÀ GƯƠNG ANH DŨNG CAN TRƯỜNG CỦA TẬP THỂ THIẾU SINH QUÂN QLVNCH VÀO NHỮNG NGÀY “QUỐC PHÁ GIA VONG” 30 THÁNG TƯ NĂM 1975.
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần-Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc Gia Việt Nam. Thủa nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học (1945) thì chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học không lấy gì làm giỏi cho lắm, thường thì chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu Sinh Quân.
LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU NHỮNG NĂM ĐẦU (1961 – 1967)
Ngày 7 tháng Năm, 1954, Việt Minh đã chiến thắng quân đội
Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Việt Nam bị chia đôi theo vĩ tuyến 17 và Tổng
Thống Dwight D. Eisenhower hứa sẽ trợ giúp Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xây dựng một
lực lượng quân sự chống lại phiá cộng sản. Đến tháng Bẩy năm 1954, Hoa Kỳ đã có
342 cố vấn quân sự trong miền nam Việt Nam. Nhóm Cố Vấn Quân Viện (Military
Assistance Advisory Group – MAAG). Mới đầu, cơ quan này chỉ chú trọng đến vấn
đề phản tuyên truyền, những luận điệu tuyên truyền bôi nhọ chính quyền Ngô Đình
Diệm từ phiá cộng sản.
TRUNG TÁ LÊ VĂN NGÔN - NGƯỜI HÙNG TỬ THỦ TONLE TCHOMBE (TỐNG LÊ CHÂN)
(Kính tặng anh linh cố Trung Tá Lê Văn Ngôn và chiến hữu Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng)
Cùng với việc Hoa Kỳ
cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước, các đơn vị Dân Sự
Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được
cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng
Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được
thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.
TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ QLVNCH ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN: THIẾU TÁ BIỆT KÍCH HỒ ĐĂNG NHỰT
Viết
theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ
Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt
Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những
anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ
Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.
Tôi
lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến,
tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh.
Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị
Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngũ làm Cộng quân khiếp vía, đối với Cộng
quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -
đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm
đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết
Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lìa Nam Bắc. Vượt
trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không
tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một
kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.
TRUNG SĨ VŨ TIẾN QUANG CÁI BÓNG CỦA HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN
NHỮNG NGƯỜI QUYẾT CHIẾN
Ngày 30-4-75, Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân
đội VNCH buông súng đầu hàng. Các đơn vị quân đội Miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ
chiến bào. Một vài đơn vị lẻ tẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị
Dù tại Sài Gòn ngưng lúc 9 giờ 7 phút.
Ðúng lúc đó, tại Chương Thiện, một tỉnh cực nam của VN, trong rừng
U Minh, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, một cựu thiếu
sinh quân, đang điều động các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của cộng
quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến, các
quận trưởng chán nản, ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu quyết
liệt.
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
NGÀY 15/4/1975: KỊCH CHIẾN TẠI MẶT TRẬN LONG KHÁNH
Vương Hồng Anh
*
Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Long Khánh
Tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây, đến ngày
15/4/1975, trận chiến tại đây bước vào ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ phòng tuyến
này là Trung đoàn 52 Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ
chiều ngày 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, các tiền đồn, công sự phòng thủ
của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đã bị
Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận chiến đã xảy ra quyết liệt ngay
tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú phòng và 2 sư
đoàn chính quy và 1 trung đoàn thiết giáp của Cộng quân.
TỘI ÁC CỘNG SẢN TỪ MỸ LAI ĐẾN TÂN LẬP
Bảo Định
Xin gửi đến
quí độc giả và chiến hữu bài viết tôi ghi lại theo lời kể của một người còn ở
Việt Nam về vụ thảm sát Tân Lập tháng 4/75 để ghi thêm vào quyển sách đen của cộng
sản Việt Nam. Trước hết xin nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai mà Cộng Sản đã lớn tiếng
tuyên truyền để che lấp dã tâm của người Cộng Sản thường lấy người dân ra làm mộc
đỡ đạn cho các đơn vị chiến đấu của chúng.
HÀNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH VÀO GIỜ THỨ 25
GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG
Ông Thiệu từ chức ngày 21-4-1975, khoảng bốn năm ngày sau báo
chí Sài Gòn đăng tin hai ông Thiệu, Khiêm ra đi tại phi trường Tân Sơn Nhất trước
sự căm phẫn của mọi người.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay TT Thiệu được bốn, năm
ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài
Gòn, bằng giọng sướt mướt, thở than, đau khổ, ông vừa nói vừa khóc.
BUỔI LỄ BÀN GIAO TỔNG THỐNG TẠI DINH ĐỘC LẬP -
LỜI CỦA PHÓNG VIÊN
ĐÀI SÀI GÒN:
"Thưa quý thính giả, bây giờ là 17 giờ thiếu 5 phút, và
phóng viên hệ thống truyền thanh vẫn có mặt tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập.
Nơi đây, buổi lễ giao tổng thống Việt Nam Cộng Hòa sẽ diễn ra trong vòng năm
phút tới. Bên trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập hiện giờ đèn sáng choang và
các dân biểu, nghị sĩ, cũng như tất cả nội các xử lý thường vụ của Thủ trưởng
Nguyễn Bá Cẩn hiện có mặt bên trong hội trường này.
NHỮNG CÁI CHẾT CỦA 15 VỊ TƯỚNG QLVNCH TỪ 1955 ĐẾN TRƯỚC VÀ SAU QUỐC HẬN 30/4/1975
THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ
Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.
Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.
BỘ TRƯỜNG TRẦN CHÁNH THÀNH ĐÃ COI CÁI CHẾT NHẸ NHƯ LÔNG HỒNG ĐỂ PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG XÂM LĂNG CỦA CỘNG SẢN VÀ CẢNH GIÁC THỀ GIỚI TỰ DO!
* Trong những ngày cuối
cùng tháng tư đen , năm 75, các ông Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Phan Huy
Quát đã ở đâu, làm gì?
* L.S. Thành với bức tượng võ sĩ đạo Nhật Bản linh thiêng, kỳ bí.
* L.S. Thành với bức tượng võ sĩ đạo Nhật Bản linh thiêng, kỳ bí.
Lời tác giả .- Gương
liệt sĩ đã để lại đến muôn đời:Thành mất, tướng tuẫn tiết là lẽ thường. Đáng kể
như trường hợp Phan Thanh Giản, sau khi mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867 và
Nguyễn Tri Phương sau khi mất thành Hà Nội (1873). Thời đệ nhị thế chiến, 1945,
sau khi nước Nhật đầu hàng, một số tướng lãnh Nhật không chịu nhục cũng noi
gương võ sĩ đạo đã dùng Hara-Kiri để tuẫn tiết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)