Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ 7

1      2      3      4      5      6      7      8
CHƯƠNG 8  RA KHỎI TRẠI TẬP TRUNG
Ánh sáng ngoài đường hầm.

Từ lúc ở trại tập trung Yên Bái, cứ vài ba ngày thì bộ chỉ huy trại cho mượn vài tờ báo Nhân Dân để đọc, và các bạn trong lán giao tôi trách nhiệm điểm và đọc báo cho anh em trong lán nghe sau cơm chiều. Khi chuyển đến trại tập trung Nam Hà này, các bạn trong buồng giam số 1 cũng giao tôi trách nhiệm điểm và đọc báo. Hằng tuần có được ba hay bốn ngày có báo, mỗi lần có ba bốn số báo thì anh Nguyễn Hữu Vị với anh Bửu Uy cùng đọc với tôi sau khi cửa buồng giam đóng lại. Khi điểm bài báo nên đọc, tôi đánh số thứ tự để luân phiên giữa ba anh em chúng tôi lần lượt đọc.

KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - KỲ CUỐI

1      2      3      4      5      6      7      8
CHƯƠNG 10 XUẤT NGOẠI TỊ NẠN TẠI HOA KỲ
Hai chữ HO.

Trước khi theo dõi hệ thống thủ tục mà chúng tôi phải hoàn tất, mời quí vị quí bạn xem qua nguyên văn bức thư của cựu Đại Tướng John  W. Vessey, đặc phái viên của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, gởi anh Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Minnesota khi ông được mời tham dự đại hội H.O. tại địa phương ông cư ngụ. Trong thư, ông giải thích rõ về nguồn gốc hai chữ H.O.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA

1      2      3      4      5      6      7      8      9      10
Kính thưa quí vị,

Trước khi bắt đầu tôi rất đắn đo, vì muốn ghi lại sự kiện trung thực ít nhất cũng là trung thực với tôi về những gì mà tôi biết và những gì mà tôi làm, tất nhiên là khó tránh khỏi những đụng chạm đến quí vị, đặc biệt là với cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, và cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh.

Riêng với cựu Đại Tướng Khiêm và cựu Đại Tướng Viên, là hai vị mà tôi luôn ghi nhớ nghĩa ân. Tôi không có một thân nhân hay một bạn bè nào quen biết khi vào quân ngũ tháng 05/1954. Tháng 11/1961, đang trong trách nhiệm Trưởng Ban hành quân/Phòng 3 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tôi được Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Hậu Giang, cử giữ chức Chánh Văn Phòng. Tháng 10 năm 1965, tôi được Thiếu Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cử giữ chức Chánh Văn Phòng. Nhờ vậy mà tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều vị Tướng Lãnh, nhiều giới chức trong các cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, học hỏi được những căn bản trong tổ chức và quản trị.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA - ĐẢO CHÁNH 01 THÁNG 11 ... Tiếp Theo


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Sáng 01/11/1963, các đơn vị, thay vì di chuyển về hướng Vũng Tàu như lệnh hành quân đã định, lại được lệnh dừng quân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn-Vũng Tàu, chờ lệnh mới.

Đến 1 giờ trưa, lệnh mới được ban hành: Theo đó, các đơn vị chuyển hướng về  Sài Gòn. Ngoài lực lượng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, còn có một lực lượng Thiết Giáp xuất phát từ Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp (đồn trú ở Bà Rịa) cùng tiến quân. Vào buổi chiều thì bản doanh Sư Đoàn và 1 bộ chỉ huy Trung Đoàn đặt tại trường đại học sư phạm, đại lộ Cộng Hòa, trong khi lực lượng của Sư Đoàn đã chiếm giữ các vị trí ấn định trong phạm vi thủ đô Sài Gòn.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: ĐẢO CHÁNH NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 1964


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Đảo Chánh ngày 30 tháng 1 năm 1964
Công du Nam Hàn (South Korea)
Đầu tháng 12/1963, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi vào văn phòng:

“Chú thích đi du lịch không?”
“Rất thích, nhưng chưa có cơ hội thưa Trung Tướng”.

“Bây giờ có rồi. Chú liên lạc sang văn phòng Trung Tướng Đôn (Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng) làm thủ tục đi Đại Hàn (South Korea) với tôi”.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1964


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Sự "mâu thuẫn một chiều" từ phía Trung Tướng Nguyễn Khánh đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, như cái hố ngày càng rộng và sâu thêm, cơ hồ khó mà hàn gắn lại nếu không nói là không thể hàn gắn được. Hai vị không có những cuộc tiếp xúc trực tiếp nhau nữa, trong khi những hình thức chống đối Trung Tướng Khánh từ các tổ chức chính trị không ngưng nghỉ, càng làm cho Trung Tướng Khánh tức tối thêm và mục tiêu chính mà ông cần triệt hạ vẫn là Đại Tướng Khiêm. Rất có thể những sự kiện chính trị nội tình Việt Nam Cộng Hòa xảy ra trong tháng 07 và 08/1964, chưa đủ để ông thẳng tay với Đại Tướng Khiêm, vì dù sao Đại Tướng Khiêm cũng là người chính yếu đưa ông đến tột đỉnh vinh quang hiện nay.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO QUỐC GIA NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1965


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Từ ngày lên cầm quyền, gần như chẳng mấy khi giữa Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu với Thủ Tướng Phan Huy Quát đồng quan điểm về chính sách quốc gia. Không biết trước kia giữa hai vị có điều gì bất hòa nhau hay không, mà trong giai đoạn hai vị là người lãnh đạo cao nhất nước, đang gánh vác trách nhiệm quản trị quốc gia trong thời chiến, nhưng có vẻ như đang quay lưng vào nhau. Thật là đáng buồn!

Bác sĩ Phan Huy Quát nhận chức Thủ Tướng ngày 16/02/1965. Hơn một tuần sau đó, Đại Tướng Nguyễn Khánh rời Việt Nam (25/02/1965) lưu vong. Vào những ngày đầu trung tuần tháng 06 năm 1965, Thủ Tướng Phan Huy Quát gởi đến Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Trưởng Quốc Phòng, một văn thư quay roneo dài 2 trang giấy dầy, khổ 21x33 phân tây, có đóng dấu của Thủ Tướng. Văn thư này có thông báo Trung Tướng Trần Văn Minh, Quyền Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tôi đã đọc nó. Lúc ấy tôi là Thiếu Tá, Trưởng Phòng Quân Sự Vụ/Nha Đổng Lý Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 1966


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Đầu tháng 3 năm 1966, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ -Thủ Tướng- và Trung Tướng Cao Văn Viên -Tổng Tham Mưu Trưởng- ra Đà Nẳng duyệt lại tình hình Quân Đoàn I. Sau chuyến đi, bà Viên nói với tôi đại ý rằng:

“Nói là duyệt lại tình hình chớ thật ra là tìm cách giải quyết những bất đồng giữa Thiếu Tướng Kỳ với Trung Tướng Thi về một số vấn đề, nhưng cuối cùng vẫn không giải quyết được gì hết. Trước khi lên phi cơ rời Đà Nẳng trở về Sài Gòn, Trung Tướng Thi đến bắt tay rồi vòng tay ôm Trung Tướng Viên, mà không hề nói gì với Thiếu Tướng Kỳ, làm như chỉ có Trung Tướng Viên trong chuyến đi này. Thiếu Tướng Kỳ là người dễ nóng giận, nhưng lúc bấy giờ ông im lặng, đứng nhìn, xem như không nghe không thấy Trung Tướng Thi”.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: VÀI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG NHỮNG NĂM 1967-1974


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Tôi rời chức vụ chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng vào những ngày cuối năm 1966 để nhận chức tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), nên không có điều kiện theo dõi những sự kiện chính trị từ trong căn phòng nhỏ hẹp của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Trung Tướng Viên thăng cấp Đại Tướng nhân lễ Quốc Khánh năm 1967), nơi mà các vị lãnh đạo với tất cả quyền lực trong tay thường hội họp và quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia trong năm 1965 và 1966. Giữa năm 1968, tôi thuyên chuyển trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, phục vụ trong bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận với chức vụ Chánh Sở Kế Hoạch Chương Trình. Năm 1972, nhận chức Cục Trưởng Cục Mãi Dịch. Năm 1974, nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Trong thời gian này cho đến giờ thứ 25 của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tôi có cơ hội trực tiếp lẫn gián tiếp, theo dõi được tình hình quốc gia qua một số sự kiện quan trọng trong phần này và những phần tiếp sau.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: NHỮNG THÁNG CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN 1954-1975


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Tỉnh Phước Long thất thủ ngày 7 tháng 1 năm 1975.
 Tỉnh Phước Long ở phía Bắc Đông Bắc Sài Gòn, sát biên giới Việt Nam-Cam Bốt, là một trong những tỉnh được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong chiến lược phòng thủ quốc gia. Nơi đây là vùng đất chuyển tiếp của địa hình cao nguyên cuối dãy Trường Sơn xuống đồng bằng miền Nam. Vì vậy mà Phước Long núi không cao, rừng không rậm rạp như rừng già Cao Nguyên. Cư dân hầu hết là người miền núi thuộc nhiều bộ tộc khác nhau. Thời thực dân Pháp cai trị, địa phương này có cái tên mà bất cứ người dân bình thường nào cũng khiếp đảm khi nghe đến, đó là trại tù Bà Rá.

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG - NGÀY 21/4 ĐẾN 28/4/1975

1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Tổng Thống Thiệu từ chức.
Trong chính trị, không thiếu những cái khôi hài, nhưng khôi hài trong cái gọi là Hoa Kỳ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa vào cái lúc mà chính Hoa Kỳ
muốn “con bệnh Việt Nam mau được tẩn liệm”, quả là khôi hài đến rơi nước mắt!  

Đó là những ngày hạ tuần tháng 4 năm 1975, có những chuyến phi cơ vận tải C.130 và C.141 lác đác đáp phi trường Tân Sơn Nhất, mang theo một số đại bác 105 ly đã dùng rồi, một số mũ sắt không đồng bộ, nghĩa là chỉ có mũ nhựa bên trong mà không có mũ sắt bên ngoài, vài trăm túi cứu thương cá nhân,..... mà báo chí gọi là Hoa Kỳ vẫn viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa!

HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA: GIỜ THỨ 25


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10

Từ sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, hằng ngày, trước đầu giờ và sau cuối giờ làm việc, tôi thường lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dõi và trao đổi tình hình. Qua câu chuyện trao đổi mang tính cách tâm tình với nhau hơn là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. 
Xin mời quí vị quí bạn vui lòng trở lại ngày 27 tháng 4 năm 1975 trước khi vào giờ thứ 25. Tại tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, đã hết giờ làm việc buổi chiều từ lâu, tôi vẫn còn ngồi trong văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, nghe ông tâm sự:

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN VÀ GƯƠNG ANH DŨNG CAN TRƯỜNG CỦA TẬP THỂ THIẾU SINH QUÂN QLVNCH VÀO NHỮNG NGÀY “QUỐC PHÁ GIA VONG” 30 THÁNG TƯ NĂM 1975.

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn


VÀI NÉT VỀ MỘT ANH HÙNG: ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần-Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc Gia Việt Nam. Thủa nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học (1945) thì chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học không lấy gì làm giỏi cho lắm, thường thì chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu Sinh Quân.

LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU NHỮNG NĂM ĐẦU (1961 – 1967)

Ngày 7 tháng Năm, 1954, Việt Minh đã chiến thắng quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Việt Nam bị chia đôi theo vĩ tuyến 17 và Tổng Thống Dwight D. Eisenhower hứa sẽ trợ giúp Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xây dựng một lực lượng quân sự chống lại phiá cộng sản. Đến tháng Bẩy năm 1954, Hoa Kỳ đã có 342 cố vấn quân sự trong miền nam Việt Nam. Nhóm Cố Vấn Quân Viện (Military Assistance Advisory Group – MAAG). Mới đầu, cơ quan này chỉ chú trọng đến vấn đề phản tuyên truyền, những luận điệu tuyên truyền bôi nhọ chính quyền Ngô Đình Diệm từ phiá cộng sản.

TRUNG TÁ LÊ VĂN NGÔN - NGƯỜI HÙNG TỬ THỦ TONLE TCHOMBE (TỐNG LÊ CHÂN)

(Kính tặng anh linh cố Trung Tá Lê Văn Ngôn và chiến hữu Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng)
Cùng với việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước, các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.

TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ QLVNCH ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN: THIẾU TÁ BIỆT KÍCH HỒ ĐĂNG NHỰT

Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt
Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.

Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngũ làm Cộng quân khiếp vía, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ - đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lìa Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

TRUNG SĨ VŨ TIẾN QUANG CÁI BÓNG CỦA HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN

NHỮNG NGƯỜI QUYẾT CHIẾN
Ngày 30-4-75, Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội VNCH buông súng đầu hàng. Các đơn vị quân đội Miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào. Một vài đơn vị lẻ tẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài Gòn ngưng lúc 9 giờ 7 phút.

Ðúng lúc đó, tại Chương Thiện, một tỉnh cực nam của VN, trong rừng U Minh, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, một cựu thiếu sinh quân, đang điều động các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến, các quận trưởng chán nản, ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu quyết liệt.

TẾT MẬU THÂN 1968 VỚI NGƯỚI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

"Vui Xuân Không Quên Diệt Cộng"; đó là câu khẩu hiệu mỗi lần Tết đến, của một thời đã được Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn phải chi nhớ trong công cuộc chiến đấu để bảo vệ tự do, bảo vệ đồng bào, không bao giờ được xao lãng.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

NGÀY 15/4/1975: KỊCH CHIẾN TẠI MẶT TRẬN LONG KHÁNH


Vương Hồng Anh
* Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Long Khánh
Tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây, đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây bước vào ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ phòng tuyến này là Trung đoàn 52 Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ chiều ngày 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, các tiền đồn, công sự phòng thủ của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đã bị Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận chiến đã xảy ra quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú phòng và 2 sư đoàn chính quy và 1 trung đoàn thiết giáp của Cộng quân.

TỘI ÁC CỘNG SẢN TỪ MỸ LAI ĐẾN TÂN LẬP

Bảo Định
Xin gửi đến quí độc giả và chiến hữu bài viết tôi ghi lại theo lời kể của một người còn ở Việt Nam về vụ thảm sát Tân Lập tháng 4/75 để ghi thêm vào quyển sách đen của cộng sản Việt Nam. Trước hết xin nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai mà Cộng Sản đã lớn tiếng tuyên truyền để che lấp dã tâm của người Cộng Sản thường lấy người dân ra làm mộc đỡ đạn cho các đơn vị chiến đấu của chúng.

HÀNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH VÀO GIỜ THỨ 25

GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG

Ông Thiệu từ chức ngày 21-4-1975, khoảng bốn năm ngày sau báo chí Sài Gòn đăng tin hai ông Thiệu, Khiêm ra đi tại phi trường Tân Sơn Nhất trước sự căm phẫn của mọi người.

Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay TT Thiệu được bốn, năm ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài Gòn, bằng giọng sướt mướt, thở than, đau khổ, ông vừa nói vừa khóc.

BUỔI LỄ BÀN GIAO TỔNG THỐNG TẠI DINH ĐỘC LẬP -

 (giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Hàng Tướng Dương Văn Minh) 
LỜI CỦA PHÓNG VIÊN ĐÀI SÀI GÒN:
"Thưa quý thính giả, bây giờ là 17 giờ thiếu 5 phút, và phóng viên hệ thống truyền thanh vẫn có mặt tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập. Nơi đây, buổi lễ giao tổng thống Việt Nam Cộng Hòa sẽ diễn ra trong vòng năm phút tới. Bên trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập hiện giờ đèn sáng choang và các dân biểu, nghị sĩ, cũng như tất cả nội các xử lý thường vụ của Thủ trưởng Nguyễn Bá Cẩn hiện có mặt bên trong hội trường này.

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA 15 VỊ TƯỚNG QLVNCH TỪ 1955 ĐẾN TRƯỚC VÀ SAU QUỐC HẬN 30/4/1975

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ
Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.

Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.

BỘ TRƯỜNG TRẦN CHÁNH THÀNH ĐÃ COI CÁI CHẾT NHẸ NHƯ LÔNG HỒNG ĐỂ PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG XÂM LĂNG CỦA CỘNG SẢN VÀ CẢNH GIÁC THỀ GIỚI TỰ DO!


* Trong những ngày cuối cùng tháng tư đen , năm 75, các ông Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Phan Huy Quát đã ở đâu, làm gì?
* L.S. Thành với bức tượng võ sĩ đạo Nhật Bản linh thiêng, kỳ bí.

Lời tác giả .- Gương liệt sĩ đã để lại đến muôn đời:Thành mất, tướng tuẫn tiết là lẽ thường. Đáng kể như trường hợp Phan Thanh Giản, sau khi mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867 và Nguyễn Tri Phương sau khi mất thành Hà Nội (1873). Thời đệ nhị thế chiến, 1945, sau khi nước Nhật đầu hàng, một số tướng lãnh Nhật không chịu nhục cũng noi gương võ sĩ đạo đã dùng Hara-Kiri để tuẫn tiết.

CÁI CHẾT TRONG TÙ CS CỦA CỰU THỦ TƯỚNG PHAN HUY QUÁT

Nguyễn Tú
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."

QUÂN CÁN CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA SỐNG ANH DŨNG, CHẾT HIÊN NGANG

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.


Xin mượn hai câu này của cụ Nguyễn Công Trứ để tặng hương hồn em tôi và các bạn đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát đầy cam go và máu, tuy không thành công, nhưng tất cả đã viết lên một trang sử bi hùng cho những cuộc vượt thoát của tù cải tạo.

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
(NGUYỄN DU)

CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN – TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH

Trương Quang Ân (1932-1968) Dương Thị Kim Thanh (1931-1968)
Để biết được đầy đủ hơn về cuộc đời kiệt liệt của một người lính cực lớn, chúng ta phải bắt đầu lại chuyện kể từ thời điểm sớm nhất, ngày TSQ Trương Quang Ân tốt nghiệp thiếu úy khóa 7 Sĩ Quan Hiện Dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với vị thứ thủ khoa, tháng 12, năm 1952.

TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM QUA HỒI KÝ CỦA SĨ QUAN TÙY VIÊN

Tướng Nguyễn Khoa Nam
Tướng Nguyễn Khoa Nam
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam của quân lực VNCH là hậu duệ dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời khác đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn. Ông có người cháu gọi chú là Nguyễn Khoa Điềm từng là ủy viên BCT của đảng CSVN. Tướng Nam được coi là vị tướng “tuẫn tiết” khi thua trận vào 30 tháng 4.1975. Dưới đây là hồi ký của cựu Trung úy, Tùy viên Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam về những ngày cuối cùng của ông.
LÊ NGỌC DANH
(Cựu Trung Úy, Tùy Viên Tư Lệnh QĐIV-QK4 NKN).

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

NGÀY XỬ CUỐI CÙNG, BÊN NGOÀI TOÀ: PHÓNG VIÊN QUỐC TẾ BỊ CHỬI BỚI, ĐE DỌA

Trên lối vào nhà anh Vươn.
Chữ anh Vươn dành cho chị Thương - vợ anh.

Ảnh: Nguyễn Thông
Ngày hôm nay là ngày cuối cùng của phiên sơ thẩm. Là ngày Tuyên án.
Tôi không hy vọng gì vào tòa án của chế độ đã làm tôi mất trắng niềm tin.
Tôi cũng không dám so sánh với bản án Vụ Nọc Nạn cách đây 80 năm, bởi tôi đã quá tỏ tường.

Thư của TS Tô Văn Trường:
Dear All
Tôi hỏi trực tiếp một vị quan chức lãnh đạo cấp cao ở Hải Phòng về vai trò của Anh Bá Thanh Trưởng ban nội chính TW, được trả lời vụ án này rất quan trọng, trực tiếp Bộ chính trị chỉ đạo xử lý.
Một đồng nghiệp đang làm việc ở Hải Phòng đã từng nhiều lần đến câu cá ở đầm của Anh Đoàn Văn Vươn nhận xét nguyên văn như sau :

LUẬT SƯ NGUYỄN ANH VÂN: BỘ CÔNG AN CẦN SỚM TRUY XÉT ĐỖ HỮU CA

Luật sư Nguyễn Anh Vân
Trên cơ sở những thông tin thu thập được trên các phương tiện thông tin đại chúng trong vụ án Tiên lãng, tôi đưa ra ý kiến, quan điểm pháp lý của riêng mình để các độc giả tham khảo, đồng thời cũng mong muốn các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sớm làm sáng tỏ để giải quyết những vấn đề pháp lý còn tồn đọng, chưa được cơ quan cơ quan tham gia tố tụng quan tâm trong vụ án.

CẬP NHẬT THÔNG TIN TOÀN CẢNH PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIA ĐÌNH HỌ ĐOÀN




ANH BA SÀM điểm tin và bình luận ngắn: 
Ngày 5.4.2013:

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

LUẬT SƯ TRẦN ĐÌNH TRIỂN THÔNG TIN VỀ NGÀY THỨ 3 PHIÊN SƠ THẨM

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN, NGÀY XỬ THỨ 3
Hôm nay bước sang ngày thứ 3 xét xử vụ án Anh Đoàn Văn Vươn. Một ngày gay cấn và căng thẳng;đại diện Viện Kiểm sát đọc bản luận tội, giữ nguyên quan điểm cáo trạng và đề xuất mức hình phạt như sau: 
A. “Tội giết người”:

1. Anh Đoàn Văn Vươn: từ 5 đến 6 năm tù;
2. Anh Đoàn Văn Quý: từ 4,5 đến 5 năm tù;
3. Anh Đoàn Văn Sịnh: từ 3,5 đến 4 năm tù;
4. Anh Đoàn Văn Vệ: từ 24 tháng đến 30 tháng tù cho hưởng án treo.
B. “Tội chống người thi hành công vụ”:

5. Chị Phạm Thị Báu( tức Hiền, vợ anh Quý): từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo;
6. Chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn): từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo.

Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng; Chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện VKS để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư. Nhiều nội dung chảy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền,điều tra,xét xử,định tội danh,có tội hay không có tội?,phạm tội nào?,công vụ hay không công vụ,…
14 giờ ngày mai (05/4) Tòa tuyên án. Tôi bận việc phải về Hà Nội trong tối nay,ngày mai không dự tuyên án được và nhờ LS đồng nghiệp thông báo kết quả.

Vài thông tin với anh chị em fb, tôi bận quá chưa đưa chi tiết được.

Nguồn: FB Trần Đình Triển


NGÀY XỬ THỨ 3: ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN BỊ ĐỀ NGHỊ 5-6 NĂM TÙ

Hôm nay, 4/4/2013, phiên tòa sơ thẩm xét xử Anh Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng bước sang phần tranh tụng. 

NGHỆ SỸ KIM CHI PHẢN ĐỐI PHIÊN TÒA CỦA ĐẢNG CƯỚP XÉT XỬ NGƯỜI CHỐNG CƯỚP


Bà Kim Chi tham dự buổi lễ cầu nguyện cho gia đình ông Vươn ở nhà thờ Thái Hà

Sau khi ra Hà Nội dự lễ cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nghệ sỹ Kim Chi tiếp tục bày tỏ lòng tin ông Vươn vô tội, và chỉ hành động vì 'đã bị dồn đến chân tường'.

NGÀY XỬ THỨ HAI - PHIÊN TÒA CỦA ĐẢNG CƯỚP DỪNG ĐỘT NGỘT


Xin cảm ơn đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã hướng về Hải Phòng, chia sẻ sự quan tâm, đồng cảm yêu thương và ngưỡng mộ đối với gia đình Anh hùng lấn biển Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn qua trang mạng nhỏ bé này, với 89.701 lượt truy cập trong ngày hôm qua - ngày xử đầu tiên của phiên toà sơ thẩm. - riêng bài Tường thuật trực tiếp có 42.582 lượt truy cập, bài Phút giây gặp gỡ... có 8.171 lượt truy cập.