Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 7


BILL CLINTON VÀ BORIS YELTSIN
Cuối tháng 4/1994, cựu tổng thống Richard Nixon qua đời, đúng một tháng một ngày sau khi viết cho tôi một bức thư rất đặc biệt, dài bảy trang, về chuyến đi của ông tại Nga, Ukraine, Đức và Anh [...].

Ông lo ngại về tình hình chính trị của tổng thống Yeltsin và tinh thần bài Mỹ đang gia tăng trong Viện Đuma (1). Ông kêu gọi tôi hãy quan hệ thân thiện với ông Yeltsin nhưng cũng nên giữ liên lạc với những thành phần dân chủ tại Nga; cải thiện mục tiêu và cách điều hành viện trợ quốc tế của Mỹ; và đưa một doanh gia lên điều hành việc vận động nhiều đầu tư của các công ty tư nhân vào Nga.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN CUỐI


NGÀY CUỐI CÙNG TRONG NHÀ TRẮNG

Khi tôi trở về nơi cư trú của mình thì trời đã khuya mà chúng tôi vẫn chưa dọn xong đồ đạc. Chỗ nào cũng thấy nào thùng, nào hộp, và tôi cũng chưa quyết định là sẽ gửi thùng quần áo mình đi đâu - New York, Washington hay Arkansas.

Hillary và tôi đều không muốn đi ngủ đêm nay. Chúng tôi chỉ muốn lang thang từ phòng này sang phòng khác. Chúng tôi cảm thấy thật vinh dự khi được sống trong Nhà Trắng đêm sau cùng cũng như đêm đầu tiên chúng tôi trở về đây sau bữa dạ tiệc mừng ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Thật không ngờ chúng tôi đã ở đây tám năm và nay mọi sự đã đến đoạn kết.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 1


Bùi Giáng - Nhà thơ cuối cùng của thế kỷ 20

Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998). 
Có lẽ những người yêu thơ Việt Nam vẫn còn nhớ ngày này cách đây 5 năm (7/10/1998), thi sĩ Bùi Giáng của chúng ta đã trút hơi thở cuối cùng ở Sài Gòn. Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn"... 


Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ". 

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 2


TUỔI CHÍN MƯƠI SÁU

- Theo ý mày, Việt Nam có đau khổ không?

- Làm sao tao có thể biết được điều đó?
- Nhưng mà mày là người Việt Nam cơ mà!
- Thì chính bởi vì tao là người Việt Nam, tao ờ giữa lòng Việt Nam, tao ở giữa lòng Việt Nam, nên tao không thể nào nhận ra được tấm lòng ấy
- Mày nói sao tao không hiểu.
- Có gì mà không hiểu, ông Tô Đông Pha đã nói sự tình đó từ lâu rồi: " Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại tự sơn trung".

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 3


Chương 7: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ NÀNG KIỀU

Đến Sài Gòn được ít lâu, Bùi Giáng bắt tay vào việc viết sách. Nhưng những cuốn sách đầu tiên Bùi Giáng viết ra, vì chưa có thương hiệu” nên dĩ nhiên chưa có nhà xuất bản nào chịu bỏ tiền ra in, do vậy ông phải tự lo. 

Nhưng với một người vừa chân ướt chân ráo đi lập nghiệp như ông, làm sao có tiền để in sách. Vì vậy ông phải xoay xở bằng nhiều cách. Một số người cho rằng Bùi Giáng đã nhờ người bà con đang làm ăn phát đạt lúc đó là bác sĩ Bùi Kiến Tín cho mượn tiền để in sách. Nhưng những người thân cận với Bùi Giáng cho biết ông đã về quê bán tất cả ruộng vườn được thừa hưởng ở Quảng Nam để lấy tiền in sách. Chi tiết này cho thấy Bùi Giáng quả là con người đáng nể phục.

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 4

Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng
Chương 17: ÁM ẢNH NGUYỄN DU VÀ HEIDEGGER

Ở Bùi Giáng có hiện tượng là một số người được ông nhắc đi nhắc lại mãi trong những trang viết của mình. Đó là sự ám ảnh. Hình bóng họ đã ăn sâu vào tiềm thức ông do những ấn tượng mạnh mẽ lúc ban đầu. Khi bệnh tình bộc phát, những hình bóng đó sẽ xuất hiện trở lại trong văn thơ ông theo những cách khác nhau. Xem xét những tác phẩm của ông, ta sẽ thấy nổi lên hai nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất bao gồm những người mà ông coi như thần tượng của mình trong lĩnh vực tri thức. Trong nhóm này, đứng đầu là đại thi hào Nguyễn Du và triết gia người Đức Martin Heidegger.

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 5


MỘT TÂM HỒN MÊNH MANG ẢO DIỆU
Thanh Thảo

Không chỉ làm thơ, dịch tiểu thuyết, viết sách khảo luận triết học, Bùi Giáng còn viết rất nhiều tùy bút văn học, đặc biệt là tùy bút về thơ. Đọc những tùy bút này, ta nhìn thấy tâm hồn ông mênh mang ảo diệu, thăm thẳm như bầu trời. Ông cảm nhận được những điều tinh vi huyền bí nhất của thi ca. Ông đúng là tri âm của các thi sĩ. Chúng tôi xin giới thiệu một bài trong số đó, đây là bài Bùi Giáng viết về Tuệ Sỹ, trích trong tập Đi vào cõi thơ.

MỘT ĐÓM LỬA HỒNG CHO ANH THƯ ĐỖ THỊ MINH HẠNH


David Thiên Ngọc  - Minh Hạnh kính yêu! Tuy rằng đối với Minh Hạnh, tuổi đời của tôi đi trước Minh Hạnh cả một thế hệ. Tuy nhiên viết những dòng này, hôm nay hay mãi mãi về sau... trước Minh Hạnh tôi chẳng những luôn "kính" mà còn "cẩn nghiêng mình" trước một Anh Thư nước Việt. Và tuổi đời, kinh nghiệm hay trình độ, học vị, học hàm... không nói lên được điều gì một khi tôi luôn được hít thở không khí trong một môi trường "trong lành" và dưới một bầu trời tự do. Trong lúc đó em tay chân mang xiềng xích, chung quanh là 4 bức tường câm lạnh ngắc rợn người... em đem cả cuộc đời, thân thế chống chọi, đánh cuộc với gian tà hầu đem lại tư do hạnh phúc cho mọi người trong đó có tôi.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP

Nguyễn Ngọc Già  - Xu hướng hội nhập thế giới trở nên tất yếu không gì cưỡng nổi, Việt Nam không còn con đường nào khác con đường tự do dân chủ. Không những thế, nó là con đường sống còn của dân tộc Việt Nam đặt trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi nhìn lại chỉ còn vài "quốc gia cộng sản" đi ngược trào lưu tiến hóa của xã hội loài người.

BÙI GIÁNG - MỘT SIÊU SAO TỬNG TỬNG

Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng

TKĐ

Huế là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn, nên Huế phải khác thường. Tâm lý "Đế đô" là tâm lý sang cả, đài các. Ăn thì phải ăn nhiều món, chuẩn bị cầu kỳ -- Dẫu là muối bảy món -- Mặc thì phải áo dài lượt là khi ra đường; dẫu là gánh chè bán dạo, áo vá bạc màu. Nói thì phải nói cho sang, chữ nghĩa thưa bẩm đúng trật tự, không cong đuôi cụp đầu, dẫu có mắng nhiếc ai nặng lời thì cũng phải có vần có điệu phù hợp với bài bản.

Cách biểu hiện tình cảm cũng phải đượm mầu quý phái. Có nghịch ngợm thì cũng phải chòng ghẹo "rím rím". Nghĩa là phải kín đáo, dẫu "có hoang chẳng giống người thường". Không nói toạc móng heo những ý tưởng riêng tư thầm kín mà nói ra nửa kín nửa hở. Khi cái trạng thái hư hư, thự thực, nói năng bóng bẩy, lời lẽ bốn phương, hiểu phương nào cũng đúng, nầy mà đạt đến trạng thái thăng hoa nghệ thuật thì sẽ trở thành siêu sao "tửng tửng" điển hình của Huế. Đây là cách kiểu nói ra hay biểu hiện thái độ một cách tự nhiên và tỉnh táo như đùa như thật; như nghiêm như trêu; như theo như chống, như vui như buồn.

THI TỬU VÀ PHỤNG HIẾN CỦA THI SĨ BÙI GIÁNG


Hoàng Thiên Lãng Tử

Tôi quen biết Thi sĩ Bùi Giáng qua Thầy Nhất Thanh, Họa sĩ Nguyễn Thiên Chương và Nhà Thư pháp Bùi Hiến (họ hàng với Thi sĩ). Trong nhóm "Văn Nghệ sĩ Quảng Nam-Đà Nẵng" này với tên gọi là "ĐỒNG NỘI" hay một từ tương tự như thế lấy trong ý nghĩa: Khúc Nhạc Đồng Quê (truyện của André Gide) để đặt tên và diễn tả xu hướng chung của nhóm. Trong nhóm trí thức nghệ sĩ này quy tụ rất nhiều thành phần dưới sự chỉ giáo và nâng đỡ của Đại sư Quảng Hạnh. Có sinh hoạt giao lưu định kỳ tại một quán cà phê ở ngã tư Bảy Hiền và hằng năm về sinh hoạt tại Tu viện Từ Nghiêm tại Long Thành, Đồng Nai, nơi ở của Đại sư Quảng Hạnh. 

Một điều dễ nhận thấy khi tiếp xúc với nhóm này là rất đầm ấm và tình cảm. Mỗi khi nhắc đến Thi sĩ Bùi Giáng ai ai trong nhóm cũng yêu quý và trân trọng. Tôi ngạc nhiên là tại sao không ai đứng ra để lo toan và bảo vệ cuộc sống cho Thi sĩ khi tôi nghe những câu chuyện đau lòng xảy ra cho Thi sĩ, đói khát và bị côn đồ đánh đập dã man? 

BÙI GIÁNG, GIẢI MINH NGƯỜI MINH GIẢI

Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn
Đỗ Lai Thúy

Con người, sống trên đời, như một thi sĩ (Hoelderlin)

Bùi Văn Nam Sơn, nhà triết học và/là một bà con của nhà thơ Bùi Giáng, có lần, thổ lộ: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó” (1). Khó vì muốn sống được như ông, muốn giao du được với ông, muốn đọc được ông để, cuối cùng, viết được về ông, dù chỉ một đôi lời, thì phải minh định được ông, tức trả lời câu hỏi: Bùi Giáng, ông là ai?

ĐÔI NÉT CẢM NHẬN VỀ THƠ CỦA BÙI GIÁNG


Thích Pháp Như

Đọc thơ Bùi Giáng thì phải đọc hết toàn bộ mới cảm nhận được hết cái hay vì cuộc đời của ông là cả một bài thơ lớn. Mỗi bài thơ là một âm sắc trong bản nhạc giao hưởng mà mỗi âm sắc đó có phản ánh một mặt của cuộc đời ông.

DẪN NHẬP

BÙI GIÁNG NHƯ TÔI THẤY


Vâng, tôi không quen biết Bùi Giáng. Tôi chỉ thấy ông, một cách khá thường xuyên, trong những năm học Ðại Học Sư Phạm ở Sài gòn. Trong bốn năm từ 1985 đến 1989, tôi sống ở ký túc xá Ðại Học Sư Phạm, tức trường Vạn Hạnh cũ. Nơi này vừa là chỗ ở vừa là chỗ học của sinh viên khoa Văn, bên cạnh các lớp học ở cơ sở chính trên đường An Dương Vương. Bùi Giáng hay lang thang trong sân trường Vạn Hạnh và khu vực quanh cầu, chợ Trương Minh Giảng. 

TỔNG TUYỂN TẬP THƠ BÙI GIÁNG

2. Anh em
37. Từ giã
28. Mộng
13. Có lẽ
15. Của em
31. Quanh co
47. Xe đò
16. Dư vang

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI CỦA CỘNG SẢN

Nghị Quyết Quốc Hội Âu Châu 1481
NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI CỦA CỘNG SẢN
Resolution 1481 (2006)1
Chủ Nghĩa Cộng Sản Là Tội Ác Chống Nhân Loại

Bản Tiếng Việt

HỘI ĐỒNG ÂU CHÂU
Nghị Viện Quốc Hội
Bản Dự Thảo
Nhu Cầu Kết Án Quốc Tế Về Những Tội Phạm 
Của Những Chế Độ Cộng Sản Toàn Trị


NGHỊ QUYẾT 1481 (Năm 2006) (1)
1. Nghị Viện Quốc Hội tham chiếu Nghị Quyết 1096 (Năm 1996) của mình về những biện pháp tháo bỏ cái di sản của những hệ thống cộng sản toàn trị đã qua. 

TOÀN VĂN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NGHỊ ĐỊNH 72 CỦA CHÍNH PHỦ



TUYÊN BỐ 
NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA
Chúng tôi:
- Những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là những người sử dụng Internet như một phương tiện trau dồi tri thức, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế để có điều kiện sống, học tập và làm việc xứng đáng với tư cách con người văn minh của xã hội hiện đại;

NÉT ĐẸP CỦA HOA XƯƠNG RỒNG

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

ÔNG THÁI VĂN CẦU: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NÊN CHẤP NHẬN CẠNH TRANH CHÍNH TRỊ


REUTERS/Kham

Thụy My, RFI
Bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng mang tựa đề « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh », cũng như phần trả lời phỏng vấn RFI ngày 12/08/2013 với tựa đề « Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam » đặt ra vấn đề đa đảng một cách thẳng thắn, đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.

CÒN CÓ CHỐN NÀO ĐỂ DUNG THÂN CHO NHÀ DÂN CHỦ PHẠM NGỌC THẠCH?


Nguyễn Thu Trâm, 8406

Đối với hầu hết người Việt trong và ngoài nước đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, không ai còn xa lạ gì với Mục Sư Phạm Ngọc Thạch, một chiến sỹ dân chủ kiên cường, một người luôn đi trước, đứng đầu trong những lần đối mặt với các lực lượng an ninh, để che chở, bảo vệ cho những người dân oan khiếu kiện, thấp cổ bé họng đang bị sự đàn áp, khủng bố của những kẻ chỉ biết còn đảng, còn mình.

TINH THẦN PHƯƠNG UYÊN, NGUỒN KHÍCH LỆ GIÚP GIỚI TRẺ VIỆT VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI

Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

VOA PHỎNG VẤN TIẾN SỸ NGUYỄN QUANG A VỀ NGHỊ ĐỊNH 72 BỊT MIỆNG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Trà Mi (VOA) - "...Nếu tất cả người dân Việt Nam đều bảo rằng họ không thay đổi thì chúng ta dừng, cam chịu, thì nước Việt Nam này một ngàn năm nữa cũng sẽ vẫn là một nước nô lệ. Cho nên, bất luận có kết quả ngay lập tức, kết quả ít hay nhiều, thì việc vận động người dân hiểu quyền của mình và mở miệng mình ra là việc liên tục phải làm. Chỉ có như thế Việt Nam mới có tương lai để phát triển mà thôi..." - Ts Nguyễn Quang A

HIẾN PHÁP SAU NGÀY DÂN BỊ KHÓA MIỆNG

Phạm TrầnKể từ ngày 01/09/2013, tất cả người Việt Nam nào yêu chuộng tự do, dân chủ và muốn có tự do nói, tự do tư tưởng và tự do báo chí đều phải “tự ngậm miệng, nhắm mắt lại” để quay về cuộc sống trong hang động man rợ xa xưa để “khỏi làm phiền nhà nước”?...

TRIẾT LÝ NHẸ NHÀNG TRONG ÂM NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được".

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh...

Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống. 

LỜI TỰ THUẬT CỦA HỮU LOAN


Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa,chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà . Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. lên trung học,theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học . đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi- Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn .Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy , trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …Tôi – Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên . Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

CÕI THƠ BÙI GIÁNG


Ký Tế,

Nhà thơ Bùi Giáng xuất hiện trong nền thơ ca Việt Nam như một hiện tượng kỳ lạ và độc đáo. Suốt trong mấy mươi năm nhiều tác giả trong và ngoài nước viết bình thơ Bùi Giáng. Những chuyện đời của Bùi Giáng đôi khi trở thành giai thoại. Bùi Giáng sống những năm tháng ngao du, lang thang trên các đường phố Sài Gòn. Người ta từng gặp Bùi Giáng với hình hài người điên, quần áo đủ màu sắc, đôi khi say ngất ngưởng, ngủ bên lề đường dưới bóng cây xanh

Các anh trong Nhóm Thi Ca München hâm mộ Bùi Giáng như một thần tượng, cách đây mấy năm trong dịp về Sài Gòn, có anh đến thăm nhà Bùi Giáng nhưng ông đã qua đời. Cháu Bùi Giáng đưa các anh đi viếng mộ, đốt nén nhang thơm tưởng niệm người thi sĩ tài ba. Ai đã đọc thơ Bùi Giáng hoặc nghe những chuyện về con người kỳ dị này chắc chắn sẽ bị cuốn hút. Một hiện tượng độc đáo đến hy hữu trong đời sống Văn Học Việt Nam. (mộ Bùi Giáng)

BÙI GIÁNG CÀNG ĐIÊN ... CÀNG TỈNH, CÀNG GIÀ ... CÀNG LÃNG MẠN

Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn
Trong bài "Chép thơ" in trong tập Bùi Giáng 1994 do thân nhân của Bùi Giáng xuất bản tại California năm 1995, có hai câu mở đầu như sau:

Chép bài thơ cũ tặng em
Những bài thơ mới tèm nhem tâm hồn

Đó là nhận định của Bùi Giáng về chính thơ của ông: những bài thơ ông mới viết sau này "tèm nhem tâm hồn",hay nói cách khác, sướt mướt đầy những cảm xúc dễ dãi, một điều hình như ông không thể tránh được nhưng ông lại không thích mấy, nên ông không muốn chép tặng người thân.

BÙI GIÁNG ĐIÊN HAY TỈNH

Thi Sỹ Bùi Giáng
Từ Kế Tường

Đối với giới văn nghệ Sài Gòn, Bùi Giáng là một hiện tượng thơ độc đáo. Cuộc đời của ông giống cõi rong chơi của một hiền giã mà ở đó ông mới an nhiên tự tại. Trong suốt cuộc rong chơi này chỉ mình Bùi Giáng hiểu ông điên như thế nào và lúc nào thì ông tỉnh. Còn người khác thì thua.

TUYỂN TẬP THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 1


AI ĐI TU

Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

ĂN MẶC NÂU SÒNG

Thấy nàng ăn mặc nâu sồng 

BÙI GIÁNG: NGƯỜI TIÊN LẠC BƯỚC HỒNG TRẦN


Đoàn Vị Thượng,
Bùi Giáng có lần bị một người bán hủ tiếu đánh bị thương khá nặng, phải vào bệnh viện. Người thân của ông định "trả thù", nghe vậy, nằm trên giường bệnh, ông nói: "Hãy tha cho họ, họ là người thường mới đánh mình, vì họ không biết mình là con nhà trời. Nếu kiện, họ đi tù, lấy ai bán hủ tiếu cho bà con ăn".

Người ta chứng kiến, trong cuộc sống, Bùi Giáng thỉnh thoảng có những hành vi, sinh hoạt khác thường, chẳng hạn mặc một lần nhiều bộ quần áo lên người; ra đường hò hét, huơ gậy giữa đám đông; thản nhiên đứng tắm nơi vòi nước công cộng..., rồi kết luận là ông điên (cũng do một phần, ông thường tự nói là mình điên trong nhiều bài viết, bài thơ). Thật ra, có lẽ đó chỉ là biểu hiện của một tâm hồn linh nhạy thái quá, do tố chất (khuynh hướng) siêu hình sung mãn ẩn chứa bên trong "đẩy đưa" mà thành ra bên ngoài như vậy.

HIỆN TƯỢNG BÙI GIÁNG


Thụy Khuê

Sinh thời, Bùi Giáng bảo: "Hãy để cho tôi yên, tôi dại. Ðừng ai nói đến tôi. Và nhất là đừng có ai bàn đến thơ tôi ."  (1) Có lẽ vì tôn trọng nhà thơ, cho nên ít ai bàn đến thơ ông (2). Ca tụng Bùi Giáng thì nhiều, nhưng phê bình Bùi Giáng thì ít.


     Như thơ, Bùi Giáng sống tiêu dao suốt cõi mù sa bên rừng, cả đời lục bát. Tại sao lục bát? Lục bát bởi vì, đối với Bùi Giáng: "Lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển, ba bẩy sông hồ." (3) Ðó là lộng ngôn Bùi Giáng.

MỐI TÌNH "ĐIÊN KHÙNG" CỦA NHÀ THƠ BÙI GIÁNG

Bùi giáng và Kỳ Nữ Kim Cương
Sinh thời Bùi Giáng hành xử rất lạ, đặc biệt là yêu. Bởi vậy, cuộc đời ông để lại quá nhiều những giai thoại, lời đồn. Là giai thoại nên tất nhiên sẽ có những thêm thắt, phóng đại, khuếch trương, hư cấu... Tuy nhiên, mối tình đơn phương với nghệ sĩ Kim Cương là một giai thoại có thực nhất, nổi tiếng nhất trong cuộc đời nhiều đau thương của Bùi Giáng.

Chân dung thi sĩ Bùi Giáng. Thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sinh tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà thơ, dịch giả, nghiên cứu văn học của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ thập niên 1960 với tập "Mưa nguồn". Ông còn có các bút danh khác: Bán Dùi, Bùi Giàng Dúi... Sáu Giáng là cái tên thân mật mà bạn bè đặt cho ông theo cách gọi của người miền Nam. Thơ văn của ông lạ. Người ta đọc nhiều, tranh luận nhiều, được tán tụng lên thành thiên tài, nhưng cũng có khi bị hạ xuống là khùng điên.

BÙI GIÁNG CÓ ĐIÊN KHÔNG?


Nhà thơ Bùi Chí Vinh:
“Thà lên… Bùi mãi, chẳng lên ngôi!”

 Trước khi gặp Bùi Giáng tôi đã từng nghe vài giai thoại về cơn điên của ông qua truyền khẩu và qua một tạp chí văn chương trước 30.4.1975. Tuy nhiên tiếp xúc trực tiếp với ông thì… tưởng vậy mà không phải vậy.

Cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra cách đây 25 năm khi tôi và mấy huynh đệ giang hồ ngồi cụng ly nửa đêm ở góc chợ Gò Vấp. Trong mấy huynh đệ có Lã Văn Cường, Vũ Ngọc Giao, Nguyễn Hải, Hồ Lê Thuần (con trai cố Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Hồ Hảo Hớn)…

ĐOẢN VĂN CỦA BÙI GIÁNG

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương và Bùi Giáng 
Mới đây, chúng tôi được tiếp cận một số bản thảo viết tay của thi sĩ Bùi Giáng chưa xuất bản, trong đó có hai đoản văn ngồ ngộ. Xin giới thiệu với độc giả nhân dịp kỷ niệm 14 năm ngày thi sĩ mất.

Bài Ông Trời chất vấn ông điên - rằng: “Tại sao chú mày đánh đấm con vợ của chú mày như thế?”. “Tại vì nó có lỗi”. “Có lỗi như thế nào?”. “Tôi thì hằng năm tôi tắm rửa một lần để ăn tết. Còn nó thì mỗi ngày nó mỗi tắm… tức không chịu nổi!”. “Ủa, nó tắm rửa cho sạch sẽ thơm tho có gì đâu mà gọi là tội lỗi?”. “Nhưng mà nó càng sạch sẽ thơm tho bao nhiêu, thì thiên hạ càng thấy rõ cái dơ dáy thối tha của tôi bấy nhiêu. Có phải rằng nó có ý muốn vạch rõ cái thối tha bẩn thỉu của tôi? Tôi mang mặc cảm bấy lâu nay. Còn đâu hài hòa vợ chồng tâm đầu ý hiệp chứ”. Rồi “ông điên” muốn bỏ vợ để lấy “gái sa mạc” vì “sa mạc khô khan quanh năm, đâu có nước giếng nước biển nước sông để tắm cho nhiều”. Ông Trời gật gù: “À ra thế ấy, lọ là thế kia!”…

NGƯỜI VỢ CỦA BÙI GIÁNG

Bùi Giáng
Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.

Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông - làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 - 1964).

BÙI GIÁNG - THƠ TIÊN HAY THƠ ĐIÊN? - PHẦN 1


 Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này, ở bên kia đường, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo được xây dựng. Có một thời, đây là nơi nhà thơ Bùi Giáng thường xuất hiện. Phan Nhiên Hạo trong bài viết Bùi Giáng Như Tôi Thấy có nhiều chi tiết khá lý thú:

Ông là một nhân vật khá nổi đình đám ở khu vực cầu Trương Minh Giảng. Có những buổi chiều đông đặc xe cộ, tôi ngồi uống cà phê bên đường nhìn ông đứng làm cảnh sát giao thông nơi đầu cầu Trương Minh Giảng. Ông đội một chiếc quần lót đỏ chói trên đầu, áo quần te tua, tay cầm chiếc roi tre dài, xoay ngang xoay dọc chỉ đường cho xe cộ. Người ta đi qua, cố gắng tránh xa ngọn roi tre dài, nhưng không ai chú ý đến ông. Ông loay hoay như vậy giữa dòng xe cộ hàng giờ liền, rồi chán, bỏ đi.

BÙI GIÁNG - THƠ TIÊN HAY THƠ ĐIÊN? - PHẦN 2

Bùi Tiên Sinh
Bùi Giáng là Tiên, là Bụt? Khi ai chửi ông cũng ừ, mà ai khen ông cũng ứ ư… Chẳng thèm phản ứng lại người đời với những ngôn từ như hòn đá ném vào ông.

Ông chỉ là ‘người bình thường’, bình thường đến nỗi ông không ý thức được sự bình thường đó và cũng không đòi hỏi phải thế này, phải thế kia mới bình thường. Ấy cũng chính là ý nghĩa của công án “Bình thường tâm thị đạo”.

Ông là Tiên, là Bụt vì ông không thách thức, không ham muốn chinh phục cuộc đời, ông chỉ là một đứa trẻ con mơ mộng bay đến cung trăng hay bay lên đỉnh Everest để đùa vui với non nước trong ngần, phiêu bồng trăng mọc non ngàn lá sương.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

HOÀNG TỬ BÉ - BÙI GIÁNG - PHẦN 1

Bùi Giáng
Bùi Giáng dịch

Tôi xin lỗi các bé con, vì đã đề tặng cuốn sách này cho một người lớn. Tôi có một lẽ chân xác để tự bào chữa, và xin được thứ lỗi: người lớn nọ là người bạn chí thiết trong đời tôi. Tôi còn một lẽ nữa: người lớn nọ có thể hiểu hết mọi sự ngay cả những cuốn sách viết cho bé con, người ấy cũng hiểu nốt. Tôi còn một lẽ thứ ba để được tha thứ: người lớn nọ hiện sống ở nước Pháp, và đang chịu đói và rét. Y thật cần được an ủi. Nếu tất cả những lẽ đó không đủ để bào chữa cho mình, thì tôi rất muốn đề tặng cuốn sách này cho đứa con mà xưa kia người lớn nọ vốn đã từng là (nó) vậy. Mọi người lớn, ban sơ, đều đã từng là những bé con. (Nhưng ít người trong số đó ghi nhớ điều kia). Vậy tôi xin sửa chữa lời đề tặng: