Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

NHỮNG “THÀNH QUẢ” CÓ 1 KHÔNG 2 TẠI THIÊN ĐƯỜNG XHCN VIỆT NAM KÉO CÀY THAY TRÂU Ở THẾ KỶ 21

“TRÂU CÀY” Ở THẾ KỶ 21

Hôm 16 tháng Ba vừa rồi, TS Nguyễn Thị Từ Huy có dịp đọc bài báo tựa đề “Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thây trâu” mà xem chừng như không dằn được bực tức. Đó là cảnh mà blog Dân Lầm Thang gọi là “Thiên đường mới: Người kéo bừa thay trâu”. Theo báo mạng trong nước, trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Và tại Hưng Yên, “không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân phải dùng sức người kéo bừa”, như báo Tiền Phong từng mô tả: 

NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TRẦN THỊ NGA BỊ CÔNG AN CỘNG SẢN TẤN CÔNG TÌNH DỤC VÀ ĐÁNH ĐẬP MAN RỢ


Kính thưa quý vị,
Hôm 23/3/2014, chị Trần Thị Nga đã bị lực lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở côn an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. 
Viên côn an tên Lê Mạnh Tuấn (số hiệu 121-641) là kẻ đã chỉ đạo thuộc cấp lột quần áo của chị Trần Thị Nga để khám xét. Chính tên Lê Mạnh Tuấn này cùng với nhiều tên côn an nam khác sau đó đã giở trò xàm xỡ và xúc phạm nhân phẩm chị Nga trong tình trạng gần như bị lột truồng. Đây là một hành vi cực kỳ đê tiện và bỉ ổi của ngành côn an Việt Nam. 

LỜI HIỀN TRIẾT

Ký Tế Sưu Tầm - Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:

“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau ?” 

Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: 
“Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!” 
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo: 
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?” 

CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG – TAI HỌA KHỦNG CHO DÂN


J.B Nguyễn Hữu Vinh- Chừng đó câu hỏi cần được trả lời. Những điều rút ra qua vụ Bôxit để trả lời câu hỏi đó, đã thể hiện bản chất của những chủ trương lớn và cái Đảng đã đẻ ra những chủ trương lớn kia đang phục vụ ai? Khi mà các chủ trương lớn của đảng là tai họa khủng khiếp cho nhân dân mà không ai phải chịu trách nhiệm?
Và câu trả lời vắn tắt nhất, gọn gàng nhất là bãy trả quyền tự quyết về cho nhân dân.
Thông tin về việc dự án Bôxit Tây Nguyên lỗ hang ngàn tỷ đồng đến với người dân Việt Nam đã là chuyện hiển nhiên không cần bàn cãi. Người ta đón nhận tin đó không chút nào ngạc nhiên. Trước đó, nhà nước đã phải dừng công trình Cảng Kê Gà đã đầu tư cả ngàn tỷ, việc phá nát đường sá, đe dọa đời sống người dân, đặc biệt là nếp văn hóa vùng Tây Nguyên.

CỘNG SẢN NGHĨA LÀ LƯỜNG LÁO BỊP BỢM

Nguyễn Ngọc Già  - Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một u ám hơn sau kỳ UPR. Có lẽ tình hình đàn áp cùng việc phơi bày chế độ trại tù tàn nhẫn vô nhân đạo là "câu trả lời" của giới cầm quyền Việt Nam đối với 227 khuyến nghị từ quốc tế?

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

CHUYỆN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN BỊ BẮN OAN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Di ảnh Bà CÁT HANH LONG - Nguyễn Thị Năm
Xuân Ba 

Thư Xuân Ba: 

Kg các anh!

Vì nhiều lý do, bài về bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) đăng trên An Ninh Thế giới ( số 1349& 1350) ra ngày Thứ Tư và Thứ Bảy 15-3 không đủ đầy như bản thảo gốc của người viết. 

Tôi biết ơn sự tận tình cố gắng của các anh Phạm Văn Miên TBT và Hồng Thanh Quang Phó TBT để hai bài báo trên đến tay bạn đọc. 

Tôi xin gửi lại các anh đọc bản gốc và.mong được thông cảm 
Chúc lành 
Xuân Ba

TIỂU SỬ ANH HÙNG TRẦN VĂN BÁ 1945 -1985

Anh Trần Văn Bá sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc. Là người con út trong số 3 người con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một khuôn mặt lỗi lạc Miền Nam trong suốt 2 nền Cộng Hòa. Ông Văn đã từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và đã từng giữ chức tổng trưởng Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam năm 1949. Ông Trần Văn Văn đã bị CS ám sát ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sàigòn.

TRÙM DƯ LUẬN VIÊN TRẦN NHẬT QUANG TÁI XUẤT BỜ HỒ: "CHÚNG MÀY CHÀ ĐẠP CÁI QUYỀN CỦA TAO"

Dư luận viên 'lão thành' Trần Nhật Quang tiếp tục tái xuất Bờ Hồ trong cuộc biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng vào sáng hôm 23/3/2014.

NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỮU CẦU TẠI NHÀ TÙ LỚN VIỆT NAM SAU HƠN 32 NĂM GIAM CẦM TRONG CÁC NHÀ TÙ NHỎ

Thanh Phương
Theo nguồn tin từ gia đình, ông Nguyễn Hữu Cầu, một tù chính trị đã bị giam cầm tổng cộng 32 năm, vừa được trả tự do và về đến nhà vào tối hôm qua. Nhưng hôm nay ông đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu do tình trạng sức khỏe suy yếu nhiều.
Ông Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do vô điều kiện theo « quyết định đặc xá của chủ tịch nước ». Sau khi ra tù, công an trại giam đưa ông về nhà con trai tại ấp An Hòa, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MỘT DI HỌA KHÔN LƯỜNG

Đường Lên XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Nguyễn Thu Trâm - Phát biểu tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, được tổ chức vào sáng ngày 8 tháng 3 tại TPHCM, do Ban Chỉ đạo trung ương tổng kết 30 năm đổi mới và Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng: “Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện.

KỊCH BẢN ĐÙA VUI TÂM LINH KIẾM KHÔNG TẶC HIỂU QUY TRÌNH

Nguyễn Việt Nữ
Những cụm chữ vui, lạ, khó hiểu nầy là của hai chuyên gia Việt Nam XHCN vốn là thầy giáo dạy lái phản lực Boeing 777.
Chỉ biết rằng ở cái xứ dám mời Liên Hiệp Quốc (UPR) ăn cái Bánh Vẽ rằng Hiến Pháp 2013 cho phép Đảng tiếp tục trị dân là “tôn trọng Nhân quyền” thì làm việc gì cũng phải am hiểu quy trình để thi hành cho đúng.
Tháng 2 năm 2014 vừa khai tử Thượng Tướng Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ để cho chìm “hàng không mẫu hạm” nợ nần Vinalines là cái chết đúng quy trình.

CHÚNG TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM - WE ARE VIETNAMESE


TIẾN SỸ HÀ SĨ PHU KHƯỚC TỪ “LÀM VIỆC” VỚI CÔN AN

Hà Sỹ Phu - Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ ba chắc chuyển sang triệu tập?) (hình 1). Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa. 

BÁO ĐỘNG: CA HÀ NỘI VÂY HÃM THÁI HÀ, CON GÁI BÙI HẰNG BỊ BẮT CÓC

Cập nhật: 
- Thái Hà rung chuông báo động, CA kéo đến vây hãm nhà thờ mỗi lúc một đông
- 23h15, công an mang thang đến nhà thờ, bắc loa đe dọa: "Nếu ông Phượng không mở cổng cho đoàn công tác ra, chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế"

HÀ NỘI 22.3.2014 - Theo tin khẩn báo gửi đến Danlambao, tối ngày 22/3/2014, một thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa Bình và cho 3 người bị bắt tại Lấp Vò (Đồng Tháp) đã được diễn ra tại nhà thờ Thái Hà. Sau khi thánh lễ vừa kết thúc, hàng chục công an sắc phục và dân phòng đủ loại đã lập tức kéo đến bao vây nhà thờ Thái Hà. Hiện tại, Lúc 21h tối, khoảng 30 công an đã đột nhập vào bên trong khuôn viên nhà thờ để quấy phá.

GIAI THOẠI VỀ TRƯỜNG HỢP Y TÁ CẠO GIÓ NHẢY LÊN THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thị  Cỏ May - Theo tác giả “Quyền bính”, phe “cốt cán theo Tàu” trong Trung ương đảng, như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng và nhứt là Nguyễn văn Linh không thể để cho Ông Võ văn Kiệt nắm Tổng Bí thư đảng bởi họ lo sợ đường lối đổi mới của Ông Kiệt thành công thì đảng cộng sản sẽ không còn chổ đứng. Họ vẫn biết rỏ đổi mới thật sự là hợp lòng dân nhưng họ phải bám theo nguyên lý “thà mất nước hơn mất đảng”. Ông Phan văn Khải gỉải thích tại sao phe cốt cán chống Ông Kiệt “Không chỉ có Ông Linh. Cái gốc của vấn đề là Ông Đỗ Mười và các ông khác đều rất sợ Ông Kiệt làm Tổng Bí thư. Bỡi nếu Ông Kiệt làm Tổng Bí thư, Việt nam sẽ đổi mới nhanh hơn. Tuy không được đào tạo hệ thống nhưng Ông Kiệt luôn nhất quán ủng hộ cái mới. Ông chán đến tận cổ mô hình xã hội chủ nghĩa miền bắc và ông làm tất cả để phá bỏ nó”.

NHẬT KÝ MỞ LẦN THỨ 82: KHI CÁC ÔNG CHỦ DÂN, CHỦ QUAN BA HOA VỀ… DÂN CHỦ

Nhạc Sỹ TAI HỔ
Nhạc Sỹ TÔ HẢI
Có thể thú thật không hề xấu hổ rằng:


- Suốt 36 năm “được” là công dân một nước vừa dân chủ vừa cộng hòa (tính từ 2/9/1945 đến 1976), mình luôn nghi ngờ, ngơ ngác rồi…mất sạch lòng tin ở cái thứ đề-mô-cờ-ra-tích kiểu… “chết người” khi tận mắt chứng kiến người ta có thể bị mất nhà, mất cửa, mất vợ, mất con và… mất luôn cả tính mạng dưới tay một ông “chủ dân” răng đen mã tấu chưa qua lớp bình dân học vụ nhưng được “bầu” lên làm lãnh đạo từ thôn, xã tới Trung Ương! Đó là những năm mình lên 18, vừa đủ tuổi xung phong vào Vệ Quốc Đoàn đi bảo vệ cái nền dân chủ tưởng như bên Tây nhưng không bao giờ có thể có ở cái đất Việt Nam, lúc ấy gồm 90% dân số không biết đọc, biết viết,... cho tới năm (1976) mình vừa tròn tuổi… 49! 

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

MỘT NGƯỜI TÊN LÀ TRẦN VĂN BÁ - PHẦN 1

DUYÊN ANH
LỜI MỞ ĐẦU
Người bạn tôi, nhà xuất bản Nam Á ở Paris, sau nhiều ngày đêm đứng trước Tòa Đại Sứ của phỉ quyền dưới buốt lạnh của nước Pháp hai mươi năm mới thấy, để đòi hỏi phỉ quyền không được sát hại những người Việt Nam yêu nước, thì bèn có một ưu tư đầy sáng tạo chiến đấu. Anh ta bảo tôi viết một tác phẩm không giống bất cứ một tác phẩm nào tôi đã viết. Nói rõ rệt, bạn tôi yêu cầu tôi viết về Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân, như một sư tử lãng mạn quốc ngoại, như một người quốc gia chân chính, một người quốc gia đứng trên tất cả những tranh giành quyền bính hôm nay, để vì hạnh phúc của dân tộc mà chiến đấu. Bạn tôi buồn bã trong những "tại sao". Tại sao chỉ có thần tượng cộng sản mà không có thần tượng quốc gia" Tại sao cứ để cộng sản độc quyền phong người của họ là anh hùng, liệt sĩ?

MỘT NGƯỜI TÊN LÀ TRẦN VĂN BÁ - PHẦN 2

MỘT NGƯỜI TÊN LÀ TRẦN VĂN BÁ
DUYÊN ANH
CHƯƠNG 9
Mở đầu buổi mạn đàm, Lãnh Đạo 5, người miền Nam, vỗ vai Trần Văn Bá rất thân mật và rất kẻ cả:
- Tay cháu còn đau hả?
Chàng ngạc nhiên nhìn kẻ gọi mình bằng cháu. Ông ta già nua, tóc bạc phợ Có lẽ ông ta thuộc thế hệ trí thức miền Nam phiêu lưu Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Chì...
- Chú chơi thân với ba cháu. Thủơ nhỏ, ba cháu và chú cùng học một trường. Rồi chú theo cách mạng đi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Chú ra Bắc, ba cháu ở lại miền Nam.
Chàng nói:
- Ông có nhiều kỷ niệm với ba tôi?
Lãnh Đạo 5 chớp mắt:

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 3


1      2           4      5      6      7     8

CHƯƠNG 8.
- Anh đã suy nghĩ kỹ chưa?
- Rồi.
- Anh suy nghĩ cái gì?

- Sự viết lại.
- Không, tôi muốn, trước hết, anh suy nghĩ về gia đình anh, cha mẹ anh, ông bà anh, giai cấp anh, ấu thơ anh, niên thiếu anh. Ông nội anh là nhà nho nghèo nàn, khí tiết. Cha anh là một tiểu thương lận đận. Ấu thơ anh ảm đạm. Niên thiếu ánh khốn khổ. Anh, đáng lẽ, phải là vô sản. Tại sao anh phản bội giai cấp của anh? Tại sao anh chống cộng sản? Ngụy quyền cho anh gì? Nó thường xuyên đe dọa anh, ghét bỏ anh, bắt anh đi lính. Anh trốn chui trốn lủi. Anh tưởng nó tạo cơ hội để anh mua villa, tậu xe hơi à? Không, anh đã lao động khó nhọc bằng tài và sức của anh. Anh còn xứng đáng hưởng ngàn lần hơn nữa cơ. 

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 4


 1      2           4      5      6      7     8

CHƯƠNG 12
Bạn biết người y tá tù là ai không? Đoàn văn Toại, tác giả Goulag Vietnamien láo lếu đấy. Cái xó xỉnh đề lao Gia Định này là biểu tượng của nền ngục tù ô nhục của công sản ư? Đoàn Văn Toại chỉ quanh quẩn ở đề lao Gia Định. Anh ta bị bắt trước tôi vài tháng. Khi tôi đến đề lao, Đoàn Văn toại được ban phát ân huệ giúp việc Phòng Y Tế. Trưởng phòng Y Tế, bác sĩ Quang, y sĩ trung úy Thủy Quân Lục Chiến … nằm vùng. Sau 30-4-1975, anh ta mang quân hàm trung úy công an. Có lẽ, Quang là bí danh của anh ta. Đoàn văn Toại nghiền, tán thuốc dân tộc và phát thuộc các phòng tập thể C-1. Anh ta chưa được bén mảng ở cửa cachot. Toại hưởng quy chế ăn uống, tắm giặt thoải mái trên Phòng Y Tế. Mỗi tuần, Toại ra cổng trại, nhận thuốc của thân nhân tù nhân đăng ký. Bề ngoài nhận xét, Đoàn Văn Toại có vẻ là một cán bộ bị kỷ luật hơn một tù nhân chính trị. Lý do nào anh ta được cộng sản tin cẩn, tôi không hiểu. Toại biết thân, biết phận, không bàng nhàng với anh em. Một cách vô tư mà nhận xét, dưới mắt tôi, Đoàn văn Toai chỉ khúm núm cầu an. Anh ta chưa hề hại ai. Mà cũng chẳng ai có thể hại ai ở trong tù.

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 5


1      2           4      5      6      7     8

CHƯƠNG 16

Đầu tháng 10, tôi bị gọi ra. Thời gian này, đề lao chỉ còn cho nhận quà hai tuần một lần. 1 C- 1 đã nhiều thay đổi. Người cũ đổi phòng. Người mới nhập phòng. Vài anh được thả, lệnh tha đọc tại chỗ. Nhân vật của 1 C-1 bây giờ là Bí thư của thủ tướng Trần Văn Hương. Thêm ông giáo sư trường nữ Sương Nguyệt Ánh bị học trò tố cáo phản động. Đám tư sản mại bản Chợ Lớn đã từ các nhà tù thành phố về tập trung tại 2 C-1. Có mặt vua kẽm gai Hoàng Kim Quy. Tôi được đưa vào phòng chấp pháp đầu khu C-l. Công an chấp pháp số 8 tự giới thiệu.

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 6


 1      2           4      5      6      7     8

CHƯƠNG 19
Tôi không muốn gặp mặt vợ con một tí nào cả. Bởi vì, sau một lần gặp gỡ, tôi mềm yếu và đau khổ vô cùng. Tôi đã ao ước vợ con tôi vượt biên. Cứ vượt biên, sống chết ra sao không cần biết, miễn là đừng bị bắt vào tù. Tôi đã ao ước thô bạo hơn, vợ con tôi cùng chết một lúc và chết ngon lành. Và rồi, tôi ao ước tôi chết cho vợ con tôi khỏi bận bịu, tìm đường ra đi. Tôi cũng sợ hãi đọc thư nhà. Những bức thư ngô nghê của thằng con trai út thường làm tôi khóc. Mỗi khi thư loan tin bác này về vùng kinh tế mới, bác kia hồi hương, 1 tôi muốn điên lên. Bằng hữu tôi lần lượt ra đi, bỏ rơi vợ con tôi. “Bố ơi, chẳng ai thèm lại nhà mình, thấy mình họ ngoảnh mặt”. Tai họa còn là cái sàng đãi lọc tình nghĩa. “Bố ráng học tập cải tạo tốt để được Nhà Nước khoan hồng sớm về sum họp gia đình dạy dỗ chúng con”. Câu cuối của từng bức thư tù đó. Khuôn mẫu của chế độ giải phóng con người. Tôi ghét bị kiểm duyệt tình cảm, nên thư về của tôi chỉ là cái danh sách xin gửi những món cần thiết.

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 7


 1      2           4      5      6      7     8

PHẦN THỨ BA
ĐAU THƯƠNG CHÍN RẤM (KHÁM CHÍ HÒA)
CHƯƠNG 21.
- Đi đâu các ông?
- Không xa đâu.
- Tại sao ông biết?
- Đi xa nó phải phát thực phẩm ăn dọc đường chứ. Loanh quanh thành phố thôi. Chưa biết chừng, lát nữa, chúng ta lại trở về đề lao.



Có thể lắm. Với người Cộng sản chẳng có gì không có thể. Và, với tù nhân luôn luôn chuẩn bị chờ đợi cái có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Dương Nghiêm Mậu đến Sở Công An sớm hơn tôi năm ngày. Anh kể một chuyện toát mồ hôi lạnh của tù con so 1. Nửa đêm, cai ngục mở khoá, kéo cửa ken két, đọc tên anh và bảo anh “khẩn trương thu dọn tư trang”. Mậu hoảng sợ. Một mình anh bị gọi. Anh rời phòng, lên xe bít bùng. Xe chạy những đường phố nào, Mậu không biết. Gần sáng, xe đậu một chỗ. Anh nghe những lời đối thoại. “Đem nó đi chỗ khác”.

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ CUỐI


1      2           4      5      6      7     8

CHƯƠNG 24

Giữa tháng 3 năm 1978, Tư Long ra lệnh cho chúng tôi lên một phòng trên lầu 3. Phòng này, tù nhân vừa bị chuyển khu hay chuyển trại, bừa bãi rác rưới. Tôi đã viết, Cộng sản "giải phóng" tù nhân chế độ cũ chiều 30-4-1975 thì ngay sáng sớm 1-5-1975 đã có tù mới. Và tù cũ lần lượt bị lùa vào. Thực sự, Chí Hòa đã xao xuyến từ 28-4-1975. Tù nhân nào "đấm mõm" chúa ngục là ra về thơ thới hân hoan. Đến trưa 30-4-1975, cả chúa ngục lẫn tù nhân "tốt số" bỏ Chí Hòa mà chạy. Còn lại đám tù "xấu số" không thể phá cửa ngục, đành đợi cách mạng "giải phóng". Một tù nhân de luxe không được "giải phóng": Ông tướng Trần Quốc Lịch.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

ANH THƯ ĐẤT VIỆT BÙI HẰNG GIÁO HUẤN CÔNG AN VÀ "QUẦN CHÚNG TỰ PHÁT" VỀ LÒNG YÊU NƯỚC VÀ BỔN PHẬN CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC


Kính thưa các bác, các cô chú, và các anh chị em.
Trước hết gia đình chúng tôi xin được gửi lời tri ân tới các bác, các cô chú, và anh chị em trong nước cũng như hải ngoại đã quan tâm, đồng hành cùng gia đình từ những ngày đầu tiên khi mẹ tôi là bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an Lấp Vò, Đồng Tháp bắt giam vô cớ.

VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ MẤT NƯỚC VÌ “GIÒI TRONG XƯƠNG GIÒI RA”

David Thiên Ngọc  - Để nói rõ hơn chủ ý của tiêu đề bài viết. Tôi xin đi ngược dòng lịch sử một số nước trên thế giới mà những nơi đó cũng một thời đất nước ngã nghiêng chao đảo, dân tình ly tán, xã hội can qua và dân tộc có nơi đã rơi vào vòng nô lệ, nồi da xáo thịt cũng chỉ vì mắc phải căn bịnh “giòi trong xương giòi ra”. Tôi xin sơ lược tiêu biểu một số sự kiện của các nước như sau:

17 NHÂN CHỨNG GẶP GỠ CÁC SỨ QUÁN TẠI HÀ NỘI

Một nhóm 17 người gồm tín đồ Phật giáo Hòa hảo và những nạn nhân cùng vụ với bà Bùi Minh Hằng đã có mặt tại Hà Nội từ bốn ngày qua với mục đích gặp mặt đại diện các đại sứ quán ngoại quốc để tố cáo công an Lâp Vò giam người trái phép cũng như chính quyền đang đàn áp Phật giáo Hòa Hảo một cách có hệ thống. Mặc Lâm tường trình thêm chi tiết.

CÀNG ĐỔI MỚI CÀNG GIẬT LÙI

Phạm Trần - Một loạt Hội nghị, Hội thảo, Cuộc họp về ba mũi nhọn “Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”, được đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức từ giữa năm 2013 nhằm thu góp thành tích 30 năm Đổi mới 1986-2016 cho Đại hội đảng XII, đã không tìm được lối thoát nào cho số phận nổi trôi vô định hướng của người dân và đất nước.

TỪ HỒ CẨM ĐÀO ĐẾN OBAMA, BÀI HỌC VỀ CHÍNH SÁCH SỨC MẠNH MỀM (SOFT POWER)


Trần Trung Đạo - Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh chủ trương Sức mạnh mềm (Soft power) trở thành một xu hướng mới trong chính trị thế giới. Hàng loạt các cường quốc theo đuổi chính sách đối ngoại này. Theo thống kê của tạp chí chuyên về quan hệ quốc tế Monocle, quốc gia đứng đầu là Đức, sau đó theo thứ tự gồm Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, Thụy Điển, Úc, Thụy Sĩ, Canada và Ý. Nhưng theo nhiều nhà phân tích chính sách Sức mạnh mềm này cũng là cơ hội cho Trung Cộng và Nga bành trướng. Nhiều lãnh tụ Cộng hòa như Dân biểu Dan Burton còn phê bình chính sách đối ngoại của Obama về căn bản không khác nhiều so với Chính sách nhân nhượng (Appeasement policy) của cố Thủ tướng Anh Nevill Chamberlain khi cấu kết với Pháp để tặng vùng Sudetenland cho Adolf Hiter và là sai lầm đó đã dẫn đến thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại như đã được trình bày trong bài Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc.

ÔNG THỦ TƯỚNG DŨNG VÀ CÂU CHUYỆN “CON VUA THÌ LẠI LÀM VUA”

Lâu lâu trên mạng internet người ta lại xầm xì chuyện con anh Sáu, cháu anh Năm được luân chuyển về nhận một trọng trách ở một địa phương nào đó theo kiểu đưa lên. Thật ra đó là chuyện bình thường trong công tác tổ chức cán bộ, khi đó cái gọi là cơ cấu là nước cờ chuẩn bị nhân sự cần thiết cho các thành phần 4C (con các cụ cả) vươn lên để đảm nhận các trọng trách kế cận để bảo vệ sự nghiệp của cha ông họ.

DUYÊN ANH - NGỰA CHỨNG TRONG SÂN TRƯỜNG - PHẦN 1

A teacher affects eternity.
He can never tell where his influence stops.
HENRY ADAMS
Công trạng của thầy giáo tồn tại muôn kiếp.
Và ảnh hưởng của thầy không đời nào ngưng.
CHƯƠNG 1
1 NGƯỜI TÙY PHÁI GIÀ HỎI TÔi 
- Thầy bị đổi xuống đây à ?
Tôi lắc đầu :
- Không, tôi chọn trường này...
Người tùy phái tỏ vẻ ái ngại. Ông ta nhìn tôi, muốn nói chuyện gì đó nhưng lại ngập ngừng. Cuối cùng, ông ta rót nước mời tôi uống và để tôi ngồi một mình chờ ông hiệu trưởng. Qua khung cửa văn phòng, tôi có thể ngó ra sân trường. Vài cậu học trò, miệng ngậm thuốc lá, lững thững bước dưới nắng lửa. Cỏ sân khô cháy.

DUYÊN ANH - NGỰA CHỨNG TRONG SÂN TRƯỜNG - PHẦN 2


 

CHƯƠNG 4
KHÔNG PHẢI RIÊNG NHẬT BÁO Vương Đạo mới khai thác vụ Giáo dục thời loạn, trò xin thầy tí huyết mà, hầu như, báo chí nào cũng khai thác vụ này. Song song với tin tức nóng hổi do "bổn báo đặc phái viên" gởi về từ tỉnh X. hàng loạt phóng sự, điều tra về Học đường S.O.S., về Tình thầy duyên trò, bề buôn chữ bán nghĩa vân vân… được đăng tài.Ở những loạt phóng sự gọi là những tang thương rách nát học đường, tôi chỉ tìm thấy xuyên tạc, mạ lỵ giáo giới và những người lãnh đạo giáo dục.
Kể cũng bi đát khi Bộ Văn Hóa Giáo Dục bị chính vài ông thầy giáo sa sả luận tội và cải danh thành Bộ Võ Rừng. Với sự hậu thuẫn của báo chí. Giáo Dục biến ra võ đài đấu võ tự do. Báo chí cũng dùng chữ riêng của báo chí để lố bịch hóa Bộ Văn Hóa Giáo Dục.

DUYÊN ANH - NGỰA CHỨNG TRONG SÂN TRƯỜNG - PHẦN CUỐI

CHƯƠNG 7
    
NGỰA CHỨNG NGỒI NGOAN NGOÃN DƯỚI bàn học. Ngồi ngoan vì bị ngồi ngoan chứ không phải ngồi ngoan vì muốn ngồi ngoan. Điều đó chứng tỏ rằng ngựa chứng vẫn còn thiên lương, và giáo dục gia đình vẫn cần thiết cho sự dẫn dắt tuổi trẻ. Khi tuổi trẻ chưa phủ nhận cái quyền uy của gia đình thì chưa có gì đáng lo ngại. Ngựa chứng lầm lì hơn cả bao giờ. Chúng tách riêng sự có mặt của chúng với bạn bè của chúng. Ở lớp học. Ở sân trường. Tôi biết ngựa chứng chưa hiểu nổi tình của tôi đối với chúng nó. Tôi chưa chinh phục được ngựa chứng. Chúng vẫn tưởng tôi sợ hãi, khiếp nhược. Để chứng minh hùng hồn rằng thầy giáo cũng có sức mạnh của thầy giáo, một số đồng nghiệp của tôi đã thị uy ngay tại lớp những buổi học đầu niên khóa: “Các anh đừng lơ mơ, hồi học trường sư phạm, tôi nổi tiếng dao búa. Anh nào thích đánh nhau, cứ việc ra sân, chúng ta cởi quần áo phân tài cao thấp.” Quyền lực không giải quyết được việc chi cả. Quyền lực để chế ngự chứ không phải để chinh phục. Mà giáo dục là để chinh phục tâm hồn.

THÁI TỬ NGUYỄN THANH NGHỊ

Thuận Văn (pro&contra) -Thuận Văn (pro&contra) - Đã có khá nhiều phản ứng nặng thiên kiến quanh việc Nguyễn Thanh Nghị được “ẵm” lên bệ phóng quyền lực và đã đến lúc chúng ta cần tỏ ra công bằng, thử đưa ra một biện giải khách quan và khoa học, khả dĩ nói lên tinh thần “công năng chủ nghĩa” trong chuyện o bế chính trị mệnh danh “quy họach” hay “cơ cấu” này. 

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

THÔNG TIN MỚI VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN CỦA CÁC TU SỸ VÀ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO MIỀN TÂY TẠI HÀ NỘI


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Hà Nội, 20-3-2014 -Tiếp theo sau ngày biểu tình phản đối công an bắt giam người tùy tiện và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Minh tại văn phòng Bộ Công An tại Hà Nội và tại Văn Phòng Thanh Tra Bộ Công An vào ngày 18 tháng 3 năm 2014, trong hai ngày tiếp theo 19 và 20 tháng 3, phái đoàn tu sỹ, cư sỹ và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Miền Tây đã có các buổi gặp gỡ phái bộ, nhân viên lãnh sự của các Đại Sứ Quán Cộng Hòa Liên Bang Đức, Liên Minh Châu Âu, Đại Sứ Hoa Kỳ, Đại Sứ Úc Châu tại Hà Nội  để tường trình chi tiết những vụ việc đàn áp của nhà cầm quyền, cơ quan an ninh đối với các nhà hoạt động nhân quyền, đặc biệt là các nhà hoạt động tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo Miền Tây.

TÀI SẢN ĐỒ SỘ CỦA CÁC QUAN Ở ĐÂU RA?

Dinh Cơ Bề Thế Của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền
VĂN QUANG-Viết từ Sàigòn  

Câu hỏi này không mới và cũng chưa bao giờ cũ. Ở đâu người dân cũng trố mắt, mỏi cổ, ngước nhìn trước mắt những dinh thự ngất ngưởng, bế thế nguy nga. Toàn là nhà các quan, không là quan đương chức đương quyền thì cũng là quan vừa nghỉ hưu hoặc cũng là nhà của con cháu các quan cả đấy. Dân làm ăn lương thiện thì quá ít hoặc có nhiều địa phương không hề có “đại gia chân đất” nào có được ngôi nhà đồ sộ như thế cả.Tôi đã từng ở vùng quê nghèo hơn 4 năm và cũng đã có nhiều thì giờ đi thăm những địa phương sát biên giới Campuchia, có nơi biên giới chỉ là một cái barrière bằng một cái thân tre già cũ, chắn ngang con đường hẹp. 

TƯỜNG THUẬT BUỔI THẢO LUẬN CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI

Báo động: Sau khi tham dự buổi thảo luận nhân quyền, lúc 11h35', blogger Trịnh Anh Tuấn (Facebook Gió Lang Thang) trên đường về đã bị an ninh thường phục đánh đập dã man tại đoạn đường Giải Phóng (gần ga Giáp Bát). 
Trịnh Anh Tuấn khẳng định những kẻ tham gia vụ hành hung chính là các viên an ninh thường phục trước đó đã xuất hiện trong buổi cà-phê nhân quyền để theo dõi.