Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ QLVNCH ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN: THIẾU TÁ BIỆT KÍCH HỒ ĐĂNG NHỰT

Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt
Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.

Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngũ làm Cộng quân khiếp vía, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ - đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lìa Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

TRUNG SĨ VŨ TIẾN QUANG CÁI BÓNG CỦA HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN

NHỮNG NGƯỜI QUYẾT CHIẾN
Ngày 30-4-75, Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội VNCH buông súng đầu hàng. Các đơn vị quân đội Miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào. Một vài đơn vị lẻ tẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài Gòn ngưng lúc 9 giờ 7 phút.

Ðúng lúc đó, tại Chương Thiện, một tỉnh cực nam của VN, trong rừng U Minh, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, một cựu thiếu sinh quân, đang điều động các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến, các quận trưởng chán nản, ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu quyết liệt.

TẾT MẬU THÂN 1968 VỚI NGƯỚI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

"Vui Xuân Không Quên Diệt Cộng"; đó là câu khẩu hiệu mỗi lần Tết đến, của một thời đã được Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn phải chi nhớ trong công cuộc chiến đấu để bảo vệ tự do, bảo vệ đồng bào, không bao giờ được xao lãng.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

NGÀY 15/4/1975: KỊCH CHIẾN TẠI MẶT TRẬN LONG KHÁNH


Vương Hồng Anh
* Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Long Khánh
Tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây, đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây bước vào ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ phòng tuyến này là Trung đoàn 52 Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ chiều ngày 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, các tiền đồn, công sự phòng thủ của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đã bị Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận chiến đã xảy ra quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú phòng và 2 sư đoàn chính quy và 1 trung đoàn thiết giáp của Cộng quân.

TỘI ÁC CỘNG SẢN TỪ MỸ LAI ĐẾN TÂN LẬP

Bảo Định
Xin gửi đến quí độc giả và chiến hữu bài viết tôi ghi lại theo lời kể của một người còn ở Việt Nam về vụ thảm sát Tân Lập tháng 4/75 để ghi thêm vào quyển sách đen của cộng sản Việt Nam. Trước hết xin nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai mà Cộng Sản đã lớn tiếng tuyên truyền để che lấp dã tâm của người Cộng Sản thường lấy người dân ra làm mộc đỡ đạn cho các đơn vị chiến đấu của chúng.

HÀNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH VÀO GIỜ THỨ 25

GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG

Ông Thiệu từ chức ngày 21-4-1975, khoảng bốn năm ngày sau báo chí Sài Gòn đăng tin hai ông Thiệu, Khiêm ra đi tại phi trường Tân Sơn Nhất trước sự căm phẫn của mọi người.

Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay TT Thiệu được bốn, năm ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài Gòn, bằng giọng sướt mướt, thở than, đau khổ, ông vừa nói vừa khóc.

BUỔI LỄ BÀN GIAO TỔNG THỐNG TẠI DINH ĐỘC LẬP -

 (giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Hàng Tướng Dương Văn Minh) 
LỜI CỦA PHÓNG VIÊN ĐÀI SÀI GÒN:
"Thưa quý thính giả, bây giờ là 17 giờ thiếu 5 phút, và phóng viên hệ thống truyền thanh vẫn có mặt tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập. Nơi đây, buổi lễ giao tổng thống Việt Nam Cộng Hòa sẽ diễn ra trong vòng năm phút tới. Bên trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập hiện giờ đèn sáng choang và các dân biểu, nghị sĩ, cũng như tất cả nội các xử lý thường vụ của Thủ trưởng Nguyễn Bá Cẩn hiện có mặt bên trong hội trường này.

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA 15 VỊ TƯỚNG QLVNCH TỪ 1955 ĐẾN TRƯỚC VÀ SAU QUỐC HẬN 30/4/1975

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ
Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.

Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.

BỘ TRƯỜNG TRẦN CHÁNH THÀNH ĐÃ COI CÁI CHẾT NHẸ NHƯ LÔNG HỒNG ĐỂ PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG XÂM LĂNG CỦA CỘNG SẢN VÀ CẢNH GIÁC THỀ GIỚI TỰ DO!


* Trong những ngày cuối cùng tháng tư đen , năm 75, các ông Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Phan Huy Quát đã ở đâu, làm gì?
* L.S. Thành với bức tượng võ sĩ đạo Nhật Bản linh thiêng, kỳ bí.

Lời tác giả .- Gương liệt sĩ đã để lại đến muôn đời:Thành mất, tướng tuẫn tiết là lẽ thường. Đáng kể như trường hợp Phan Thanh Giản, sau khi mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867 và Nguyễn Tri Phương sau khi mất thành Hà Nội (1873). Thời đệ nhị thế chiến, 1945, sau khi nước Nhật đầu hàng, một số tướng lãnh Nhật không chịu nhục cũng noi gương võ sĩ đạo đã dùng Hara-Kiri để tuẫn tiết.

CÁI CHẾT TRONG TÙ CS CỦA CỰU THỦ TƯỚNG PHAN HUY QUÁT

Nguyễn Tú
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."

QUÂN CÁN CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA SỐNG ANH DŨNG, CHẾT HIÊN NGANG

Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.


Xin mượn hai câu này của cụ Nguyễn Công Trứ để tặng hương hồn em tôi và các bạn đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát đầy cam go và máu, tuy không thành công, nhưng tất cả đã viết lên một trang sử bi hùng cho những cuộc vượt thoát của tù cải tạo.

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
(NGUYỄN DU)

CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN – TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH

Trương Quang Ân (1932-1968) Dương Thị Kim Thanh (1931-1968)
Để biết được đầy đủ hơn về cuộc đời kiệt liệt của một người lính cực lớn, chúng ta phải bắt đầu lại chuyện kể từ thời điểm sớm nhất, ngày TSQ Trương Quang Ân tốt nghiệp thiếu úy khóa 7 Sĩ Quan Hiện Dịch Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với vị thứ thủ khoa, tháng 12, năm 1952.

TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM QUA HỒI KÝ CỦA SĨ QUAN TÙY VIÊN

Tướng Nguyễn Khoa Nam
Tướng Nguyễn Khoa Nam
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam của quân lực VNCH là hậu duệ dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời khác đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn. Ông có người cháu gọi chú là Nguyễn Khoa Điềm từng là ủy viên BCT của đảng CSVN. Tướng Nam được coi là vị tướng “tuẫn tiết” khi thua trận vào 30 tháng 4.1975. Dưới đây là hồi ký của cựu Trung úy, Tùy viên Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam về những ngày cuối cùng của ông.
LÊ NGỌC DANH
(Cựu Trung Úy, Tùy Viên Tư Lệnh QĐIV-QK4 NKN).

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

NGÀY XỬ CUỐI CÙNG, BÊN NGOÀI TOÀ: PHÓNG VIÊN QUỐC TẾ BỊ CHỬI BỚI, ĐE DỌA

Trên lối vào nhà anh Vươn.
Chữ anh Vươn dành cho chị Thương - vợ anh.

Ảnh: Nguyễn Thông
Ngày hôm nay là ngày cuối cùng của phiên sơ thẩm. Là ngày Tuyên án.
Tôi không hy vọng gì vào tòa án của chế độ đã làm tôi mất trắng niềm tin.
Tôi cũng không dám so sánh với bản án Vụ Nọc Nạn cách đây 80 năm, bởi tôi đã quá tỏ tường.

Thư của TS Tô Văn Trường:
Dear All
Tôi hỏi trực tiếp một vị quan chức lãnh đạo cấp cao ở Hải Phòng về vai trò của Anh Bá Thanh Trưởng ban nội chính TW, được trả lời vụ án này rất quan trọng, trực tiếp Bộ chính trị chỉ đạo xử lý.
Một đồng nghiệp đang làm việc ở Hải Phòng đã từng nhiều lần đến câu cá ở đầm của Anh Đoàn Văn Vươn nhận xét nguyên văn như sau :

LUẬT SƯ NGUYỄN ANH VÂN: BỘ CÔNG AN CẦN SỚM TRUY XÉT ĐỖ HỮU CA

Luật sư Nguyễn Anh Vân
Trên cơ sở những thông tin thu thập được trên các phương tiện thông tin đại chúng trong vụ án Tiên lãng, tôi đưa ra ý kiến, quan điểm pháp lý của riêng mình để các độc giả tham khảo, đồng thời cũng mong muốn các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sớm làm sáng tỏ để giải quyết những vấn đề pháp lý còn tồn đọng, chưa được cơ quan cơ quan tham gia tố tụng quan tâm trong vụ án.

CẬP NHẬT THÔNG TIN TOÀN CẢNH PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIA ĐÌNH HỌ ĐOÀN




ANH BA SÀM điểm tin và bình luận ngắn: 
Ngày 5.4.2013:

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

LUẬT SƯ TRẦN ĐÌNH TRIỂN THÔNG TIN VỀ NGÀY THỨ 3 PHIÊN SƠ THẨM

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN, NGÀY XỬ THỨ 3
Hôm nay bước sang ngày thứ 3 xét xử vụ án Anh Đoàn Văn Vươn. Một ngày gay cấn và căng thẳng;đại diện Viện Kiểm sát đọc bản luận tội, giữ nguyên quan điểm cáo trạng và đề xuất mức hình phạt như sau: 
A. “Tội giết người”:

1. Anh Đoàn Văn Vươn: từ 5 đến 6 năm tù;
2. Anh Đoàn Văn Quý: từ 4,5 đến 5 năm tù;
3. Anh Đoàn Văn Sịnh: từ 3,5 đến 4 năm tù;
4. Anh Đoàn Văn Vệ: từ 24 tháng đến 30 tháng tù cho hưởng án treo.
B. “Tội chống người thi hành công vụ”:

5. Chị Phạm Thị Báu( tức Hiền, vợ anh Quý): từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo;
6. Chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn): từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo.

Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng; Chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện VKS để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư. Nhiều nội dung chảy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền,điều tra,xét xử,định tội danh,có tội hay không có tội?,phạm tội nào?,công vụ hay không công vụ,…
14 giờ ngày mai (05/4) Tòa tuyên án. Tôi bận việc phải về Hà Nội trong tối nay,ngày mai không dự tuyên án được và nhờ LS đồng nghiệp thông báo kết quả.

Vài thông tin với anh chị em fb, tôi bận quá chưa đưa chi tiết được.

Nguồn: FB Trần Đình Triển


NGÀY XỬ THỨ 3: ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN BỊ ĐỀ NGHỊ 5-6 NĂM TÙ

Hôm nay, 4/4/2013, phiên tòa sơ thẩm xét xử Anh Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng bước sang phần tranh tụng. 

NGHỆ SỸ KIM CHI PHẢN ĐỐI PHIÊN TÒA CỦA ĐẢNG CƯỚP XÉT XỬ NGƯỜI CHỐNG CƯỚP


Bà Kim Chi tham dự buổi lễ cầu nguyện cho gia đình ông Vươn ở nhà thờ Thái Hà

Sau khi ra Hà Nội dự lễ cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nghệ sỹ Kim Chi tiếp tục bày tỏ lòng tin ông Vươn vô tội, và chỉ hành động vì 'đã bị dồn đến chân tường'.

NGÀY XỬ THỨ HAI - PHIÊN TÒA CỦA ĐẢNG CƯỚP DỪNG ĐỘT NGỘT


Xin cảm ơn đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã hướng về Hải Phòng, chia sẻ sự quan tâm, đồng cảm yêu thương và ngưỡng mộ đối với gia đình Anh hùng lấn biển Đoàn Văn Vươn và gia đình họ Đoàn qua trang mạng nhỏ bé này, với 89.701 lượt truy cập trong ngày hôm qua - ngày xử đầu tiên của phiên toà sơ thẩm. - riêng bài Tường thuật trực tiếp có 42.582 lượt truy cập, bài Phút giây gặp gỡ... có 8.171 lượt truy cập. 

PHIÊN TOÀ ĐẢNG CƯỚP CẠN CSVN XÉT XỬ NGƯỜI HÙNG ĐOÀN VĂN VƯƠN CŨNG GIA ĐÌNH CHỐNG CƯỚP BƯỚC SANG NGÀY THỨ 2



CTV Dân Làm Báo Phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn đã bước sang ngày thứ 2. Trong ngày xử hôm qua, lực lượng an ninh Hải Phòng được bố trí dày đặc xung quanh khu vực tòa án hòng ngăn chặn người dân tới tham dự phiên tòa công khai. Anh Đoàn Văn Vươn và nhân thân có thể phải đối mặt với mức án cao nhất (hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

BÁO CHÍ QUỐC TẾ ĐƯA TIN VỀ PHIÊN TÒA ĐẢNG CƯỚP XÉT XỬ NGƯỜI CHỐNG CƯỚP ĐOÀN VĂN VƯƠN


Tòa bắt đầu xử Đoàn Văn Vươn
Cập nhật: 07:06 GMT - thứ ba, 2 tháng 4, 2013
Phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn và ba người thân tội Giết người đã bắt đầu sáng thứ Ba 2/4 tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng.
Một nhân chứng cho BBC biết hàng trăm người đã tới khu vực tòa án từ sáng sớm để tham dự phiên tòa mà truyền thông nhà nước nói là 'xét xử công khai' nhưng không qua được hàng rào an ninh rất chặt vào bên trong.
Các bài liên quan

VƯỜN HOA LỚN NHẤT THẾ GIỚI TẠI DUBAI

Với diện tích hơn 72.000 m2, vườn hoa Dubai Miracle Garden là nơi có hơn 45 triệu bông hoa khoe sắc.
 
Nằm tại Dubailand và gần Arabian Ranches, vườn hoa Dubai Miracle Garden bắt đầu mở cửa chào đón khách tham quan từ ngày Lễ Tình Nhân 14/2.

HỒI KÝ NGUYỄN HỘ

Nguyễn Hộ sinh ngày 1 tháng 5, năm 1916  mất ngày  2 tháng 7, năm 2009 là một cựu chiến binh trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, lãnh đạo Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ, và người được tặng giải thưởng Hellman-Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.


Hoạt động xã hội và chính trị

Ông sinh tại Gò Vấp, Sài Gòn và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937. Năm 1940 bị chính quyền Đông Dương thuộc Pháp ghép tội kích động đình công ở xưởng đóng tàu Ba Son, ông bị tuyên án tù 5 năm ở Côn Đảo.

Sau khi được thả, ông chuyển sang hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nắm chức Ủy viên Thường trực của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn (1950-1952). Sau năm 1975 ông làm Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Thư ký Liên hiệp Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh, rồi Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.

TƯỜNG THUẬT PHIÊN TÒA XÉT XỬ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ NGƯỜI THÂN

CTV Dân Làm Báo - Hôm nay, ngày 2.4.2013, phiên tòa xét xử vụ án cướp đất do chính quyền Tiên Lãng – Hải Phòng thực hiện đối với gia đình Anh Đoàn Văn Vươn chính thức bắt đầu tại TAND tỉnh Hải Phòng, Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng. Từ sáng sớm, lực lượng an ninh đã xuất hiện dày đặc, hòng ngăn cản những người tới tham dự phiên tòa.

PHÚT GIÂY GẶP GỠ TRÀN NGẬP NƯỚC MẮT CỦA VỢ CHỒNG ANH VƯƠN



Đến 9 giờ, HĐXX tạm nghỉ hội ý về đề nghị thay đổi HĐXX của luật sư Hùng. Trong quá trình HĐXX hội ý, vợ chồng bị cáo Vươn – Thương, Quý – Báu đã có thời gian nói chuyện với nhau. Những giọt nước mắt đã rơi khi các bị cáo được gặp mặt sau nhiều ngày chia cách.

Cập nhật phiên xét xử sơ thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn

TRỰC TIẾP: NHÀ THỜ THÁI HÀ THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO GĐ ĐOÀN VĂN VƯƠN



Tối nay, Chúa nhật, 31.3.2013 nhằm ngày lễ Phục Sinh, Nhà thờ Thái Hà tổ chức lễ cầu nguyện cho gia đình Phê rô Đoàn Văn Vươn. Về phía gia đình Phê rô Đoàn Văn Vươn, Cụ bà Maria Trần Thị Mạp và con gái là Tê rê xa Đoàn Thị Mát - (mẹ của anh Đoàn Văn Vệ) đã có mặt tại Nhà thờ từ 18h00.

KHẨN CẤP: CÔNG AN BẮT HẾT BÀ CON THÂN THÍCH HỌ HÀNG ANH VƯƠN



Xuất phát từ Văn Giang lúc 03h, xe chở bà con Văn Giang và Dương Nội về Hải Phòng theo dõi phiên tòa xét xử công khai những người họ Đoàn đã đến cửa ngõ thành phố lúc 05h40.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 1

1      2      3     4      5
Lời Đầu Sách
 Cái chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam hiện nay nó tàn bạo hơn cả chế độ Tần Thủy Hoàng và sự dã man của chủ nghĩa phát xít Hít-le - Trần Độ
Trong những lúc xum họp với các con cháu trong nhà, hoặc những khi gặp gỡ bạn bè cũ và mới, tôi thường hay kể chuyện ngày xưa. Chuyện ngày xưa của tôi thường là những mẩu chuyện đời thường vui hoặc buồn, sâu sắc hoặc thú vị, có cái phong vị khác lạ mà trong cuộc sống ngày nay không hay có. Những người nghe câu chuyện đó của tôi thường bảo tôi là nên ghi lại, nên viết hồi ký.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 2

Add caption
1      2      3     4      5
CHƯƠNG 8 CÂY GẠO BA ĐÊ
I
Chiều ngày mồng 9 tháng 3 nãm 1945 tôi có việc về nhà anh T. Cơ sở cách mạng ở làng Ngọc Giang. Một căn nhà lá lụp xụp tối tăm, nép mình trong một vườn chuối rậm rạp, nền nhà ẩm thấp, hơi đất bốc lên hôi và lạnh. Tôi đến giữa lúc anh chị T. và hai cháu đã ngồi quanh mâm cơm. Gọi là mâm cơm, theo cách nói thông thường thực ra chỉ là cái mẹt nhỏ, với một ít củ chuối rau sam và rau má luộc. Anh chị chào đón tôi niềm nở. Trên khuôn mặt vàng sạm, hốc hác, răn reo của anh chị, đôi mắt và nụ cười vẫn ánh lên một niềm tin tưởng lạc quan và tình cảm thân thiết. Các cháu yêu quá không thể nhảy đến với tôi được.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 3

1      2      3     4      5
CHƯƠNG 17  VÀI KỶ NIỆM KHÓ QUÊN   
Đầu năm 1965, tôi và anh Tấn đi chỉ huy chiến dịch Đồng Xoài, lại đem thực hiện cái mẹo đánh điểm diệt viện đã có kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp. Chúng tôi chủ trương đánh cứ điểm Đồng Xoài với dự đoán địch sẽ phải đưa quân tới tiếp viện hoặc là đổ bộ bằng trực thăng. Vậy phải bố trí lực lượng ở những nơi cơ động thì mới tiêu diệt được số tiếp viện. Kế hoạch này đã thực hiện được. Nhưng Đồng Xoài đánh không dứt điểm. Bên ta đã chiếm được đến 2/3 căn cứ song bị thương vong nhiều. Tôi với anh Tấn phải xử lý tình huống này, lại như hồi đánh Pháp ở Nghĩa Lộ, quyết định dừng lại, rút về. Việc trao đổi ý kiến về vấn đề này vẫn không dễ dàng, phải hết sức trung thực trình bày suy tính mọi bề để bàn bạc thật thông suốt mới đi đến quyết định.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ -KỲ 4

1      2      3     4      5
TẬP 2 CHƯƠNG 3  NGHỊ QUYẾT 5
I
Ngẫm lại cuộc đời hoạt động cách mạng gần 60 năm của mình tôi có khá nhiều niềm vui lớn. Đầu tiên là niềm vui chiến thắng được những đòn tra tấn dã man của kẻ thù ở nhà lao Thái Bình lúc tôi vừa tròn 18 tuổi. Năm 1943, trong đoàn tù từ Sơn La về Hà Nội để lên tàu ra Côn Đảo, đến Hòa Bình tôi đã vượt ngục thành công và một hạnh phúc lớn bất ngờ đến với tôi, được Đảng phân công làm người giúp việc cho đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh và trong đó được là người thay mặt Đảng phổ biến "Đề cương văn hóa" cho nhóm văn hóa cứu quốc. Đối với tôi đây là một hạnh phúc kép. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, trong chiến hào Điện Biên phủ, tôi và anh Lê Trọng Tấn đã ôm chặt nhau, sung sướng nghẹn ngào khi được tin chính các chiến sĩ Đại đoàn 312 của mình đã bắt sống tướng Đờ Cát ngay trong hầm chỉ huy của nó.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ CUỐI

1      2      3     4      5
CHƯƠNG 5  TỪ ĐẠI HỘI NHÀ VĂN LẦN 4 ĐẾN ĐẠI HỘI CỬA VIỆT
Giữa lúc không khí đổi mới trong Văn nghệ đang sôi nổi khắp nơi, đặc biệt là cao trào chuẩn bị cho nghị quyết của Bộ chính trị về văn hóa văn nghệ lên đến đỉnh cao thì ngày 23-6-1987, Ban bí thư Trung ương Đảng ra thông tư về việc các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương.
Thông tư do anh Đỗ Mười, Ban bí thư ký viết:
"Ban bí thư đồng ý để các Hội văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức đại hội toàn quốc trong năm 1988. Trên cơ sở tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật cần quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới -đổi mới tư duy, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ, giải phóng năng lực sáng tạo của giới văn học nghệ thuật, nhằm lích cực tham gia vào việc giải phóng sức sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội do Đại hội VI của Đảng đề ra. Đại hội các hội kỳ này phải đánh dấu một chặng đường mới trong sự phát triển văn học nghệ thuật và trong tổ chức hoạt động của các Hội sáng tạo ở nước ta".

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

HỒI KÝ ĐẾN MÀ KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 1

1      2      3 
CỘNG SẢN HÀ NỘI TRUY NÃ MỘT NHÀ VĂN: XUÂN VŨ

(Trích Hồi ký của Phạm Thành Tài)
Hồi còn ở quê nhà, sau tám năm “cải tạo học tập” về, tôi có mở một phòng mạch chữa bệnh cho bà con để kiếm sống qua ngày. Chữa bệnh bằng Tây Y kiếm cơm hơi khó vì thuốc hiếm, mắc quá, bệnh nhân mua không nổi nên tôi chuyển sang chữa bằng Đông Tây Y kết hợp. Nhờ trời cũng đắp đổi bữa có bữa không. Nhưng tôi quyết không bỏ nghề, không chỉ vì sợ mất cần câu cơm, mà còn vì tôi không thể bỏ ngang thân chủ mình. Bà con lành được bệnh tôi cũng có niềm an ủi, hơn nữa cái thế giới quen biết của mình ngày càng rộng khắp với bao nhiêu tâm sự vui buồn trong thời ly loạn nhân tâm. Trong số đó có một người con gái tên Thư. Cô gái này hình như là sinh viên cũ của Sàigòn không được vô Đại Học Nhà Nước, rất thích đọc sách. Lạ một điều là cô ta chỉ thích loại tiểu thuyết lịch sử. Cô kể cho tôi nghe gần như thuộc lòng nào là “Tiêu Sơn Tráng Sĩ” của Khái Hưng, nào là “Chiến Tranh và Hoà Bình”, nào là “Ana Karenina” của Tolstoi. Cuốn này cô kể thật hấp dẫn, đây là cuốn có tình tiết rất tinh tế, rất khó kể sao cho hấp dẫn, thế mà tôi nghe phải mê luôn các nhân vật trong ấy. Có một lần nghe cô kể, không hiểu sao tôi buột miệng hỏi:

HỒI KÝ ĐẾN MÀ KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 2

1      2      3 
- 7 -
Chiều hôm đó, chúng tôi đến với tư cách đại biểu chính thức của tổ văn là tổ đứng ra tổ chức buổi tiễn đưa này. Theo qui định của anh Hai Lý thì mỗi đại biểu đều mang khẩu phần thường lệ của mình đến bữa tiệc. Giữa nền đất trơ khấc là hai cái nồi, nồi cháo loãng như Biển Hồ, trên mặt lềnh bềnh mấy vệt mỡ vàng nhạt lấp lánh mặt trời chiều không có tí hành nào bập bềnh biểu hiện tư tưởng bấp bênh của cán bộ trong lúc này.

HỒI KÝ ĐẾN MÀ KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ CUỐI

1      2      3 
- 13 -
Hết vượt núi, ở rừng bây giờ tới lội sình. Toàn những cực đoan của sự đi đứng. Leo núi thì có đoạn đường hai ngày không có nước, ở rừng thì không thấy ánh nắng mặt trời, da bủn xì như da người chết còn lội sình thì ngâm nước suối suốt ngày đêm, thân mình như con mắm sống. Đường đi thật là dài và vô cùng ngao ngán với sức khỏe xuống dần từng ngày.
Những người đã đi đồng bằng như Mỹ Tho, Long An, Bến Tre, Rạch Giá, Cà Mau vẽ lại cho tôi con đường đó bằng mồm một cách chi tiết. Nghe xong, muốn nghĩ chơi luôn, nằm tại R tiếp tục lãnh thưởng của muỗi đòn xóc. Nhưng… sứ mệnh thiêng liêng của tôi là về tận Bến Tre viết cho được quyển tiểu thuyết về Đồng Khởi kia mà ! Đâu có “sọc dưa” nửa chừng như vậy được ! Hơn nữa, tôi còn có một thúc giục khác có lẽ còn to hơn. Đó là trở lại quê nhà thăm lại ông bà cha mẹ và hàng xóm mà khi ra đi từ 45 tôi mới mười lăm tuổi bây giờ đã ba mươi ba.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

HỒI KÝ MẠNG NGƯỜI LÁ RỤNG CỦA XUÂN VŨ - KỲ 1

1      2      3      4      5 
QUYỂN III của 
THIÊN HỒI KÝ “VƯỢT ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH”


(Bản thảo quyển này bị mất hồi 1975 tại Sàigòn
Xuân Vũ viết lại xong tháng 12-1989 tại Hoa Kỳ)

Đường đi nắng sớm mưa chiều
Bao nhiêu lá rụng bấy nhiêu mạng người
Vào đây thì chết ở đây,
Bao giờ mộ mọc xanh cây thì về.
Ca dao Trường Sơn
- 1 -
Tôi dìu Thu đi xuống suối. Chân Thu còn đau nhưng Thu cố gượng. Có những con suối rất đẹp, rất dễ đến múc nước hoặc tắm giặt, nhưng ở đây chúng tôi đụng nhằm con suối không phải là “Suối Mơ Bên Rừng Thu Vắng”.

HỒI KÝ MẠNG NGƯỜI LÁ RỤNG CỦA XUÂN VŨ - KỲ 2

1      2      3      4      5 
- 6 -
Bận rộn chuyện gì chẳng ra chuyện gì, nhưng cuối cùng rồi cũng hết một ngày. Lúc gần tối, thì từ ngoài giao liên dẫn tới một đoàn rất đông, gồm đủ các hạng quân dân chánh.
Bây giờ chúng tôi mới nôn nao nghĩ tới việc đi. Chậm mất một ngày rồi. Trừ Núi ra, tất cả đều có thể đi. Phải đi dù thế nào thì cũng gần với quê hương hơn.
Ngữ nói với tôi bằng một giọng đầy nước mắt:
- Các anh và Thu cứ đi đi, để em ở Lại với Núi, nếu nó cố mệnh hệ nào thì cũng có em bên cạnh, như vậy nó đỡ tủi thân. Còn Trời Phật mà phù hộ nó khỏe lên được thì em sẽ dìu nó đi dần tới đâu hay tới đó. Luật lệ của đường dây là chỉ đưa người vào không cho người ra, mình không thể cưỡng lại được.

HỒI KÝ MẠNG NGƯỜI LÁ RỤNG CỦA XUÂN VŨ - KỲ 3

1      2      3      4      5 
- 11 -
Thấy Hoàng đau khổ lo âu thực sự, tôi không đùa nữa. Tôi cảm thấy buồn.
Thằng Lưu chết, vợ con không hay, gia đình không biết, mà chết ngay giữa thành phố Hà Nội. Riêng nhạc sĩ họ Phan thì tôi biết nhiều. Tôi và hắn rất tương đắc trong nhiều nhạc phẩm. Hắn làm nhạc bài nào cũng ném cho tôi làm lời, hoặc nhạc và lời của hắn thì hắn đưa cho tôi chữa tiếp.
Hắn có cô vợ Nhật Bổn lai đẹp lắm. Hồi ở trong Nam hai đứa được một cái giải thưởng hạng nhất về Âm Nhạc, hắn lãnh tiền chia cho tôi rồi về cất nhà ở Bạc Liêu chữa bệnh. Một lần gặp hắn ở Thái Bình, từ trong tiệm nước Chú Xồi đi ra. Hắn nói:

HỒI KÝ MẠNG NGƯỜI LÁ RỤNG CỦA XUÂN VŨ - KỲ 4

1      2      3      4      5 
- 17 -
Về đêm, trạm trong rừng trông như con rắn ngủ im. Không biết đầu đâu, đuôi đâu. Những lều nối tiếp những lều. Mỗi một cái lều là một trời riêng tâm sự. Phần lớn nằm ngủ ở đây là dân Nam kỳ. Trước mặt họ là cha mẹ vợ con quê hương làng mạc gắn bó, sau lưng họ là miền Bắc lừa dối bạc bẽo mọi rợ xã nghĩa, một thứ đất đai đổi thay hình đổi dạng dần dần và sẽ biến thể không còn cái gì đặc sắc của Việt Nam. Ngay cả cái Tháp Rùa! Bây giờ đây cũng phải cụp cổ độ; một ông Sao to tổi bố nặng như xích như cùm. Hồ Gươm bây giờ là nơi người Hà Nội uống bia để than thở vận nước mạt rệp chứ không phải để ngắm di tích của ông cha.

HỒI KÝ MẠNG NGƯỜI LÁ RỤNG CỦA XUÂN VŨ - KỲ CUỐI

1      2      3      4      5 
- 21 -
Nhờ sự săn sóc của Vân và chị Phụng mà tôi và Hoàng Việt đi khá hơn trước nhiều. Ăn uống không tệ như trước. Và mỗi lần hơi chớm sốt hoặc đau bịnh gì khác thì Vân moi thuốc ra chặn bệnh ngay. Chính sách của ông dược sĩ là phòng bệnh hơn chữa bệnh, và ăn ngon ăn đủ là cha thầy thuốc.
Đi được năm sáu trạm liền không bệnh, cũng không bỏ cuộc, tôi và Hoàng Việt phấn khởi vô cùng. Đường đi không có dốc cao. Chỉ vừa đủ mệt thôi. Nhưng dọc hai bên đường thì người rụng càng đông. Không có chặng nào là vắng người treo võng nằm hai bên đường. Có người băng tay băng chân, có người phù thũng, có người vàng như nghệ từ mặt mũi đến tay chân. Tôi có cảm tưởng như da họ bị thoa nghệ hoặc túi mật đã vỡ ra mà thấm tận ngoài da vậy. Thấy mà kinh hãi, không dám ngó lâu. Họ nhìn đoàn đi qua với những cập mắt hầu như không có tí xúc động vui buồn nào. Hình như họ đã chán kêu gào, van vỉ rồi, nên không buồn nữa. Tất cả: mặc kệ.