Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 41 ĐẾN KỲ 60

KỲ 41
Thật tôi không ngờ, chỉ vì nắm đấm hù doạ của tiểu đội trưởng Q. đã khiến tài xế đổi ý, và nhờ vậy đã giúp tôi thoát nạn. Lúc đó, tôi cũng không hiểu tại sao bỗng dưng tiểu đội trưởng Q. lại dơ nắm đấm hù doạ viên tài xế. Tôi chỉ biết Q. là người thiểu số, thuộc thành phần cảm tình đảng, rất mù quáng, cuồng tín, trung thành với “đảng Bác” vô cùng. Vốn là người Nùng, Q. rất khỏe, tóc mọc thẳng và cứng như rễ tre, lông mày rậm như hai con sâu róm, hai mắt lồi như hai con ốc nhồi, lòng trắng đầy gân máu, mỗi khi y tức giận điều gì, cả cặp mắt của y bỗng đỏ ngầu, tiếng nói của y trở nên lắp bắp, lồng ngực của y phập phồng như hai tấm phản gặp cuồng phong, và khi cơn giận bùng nổ, y sẵn sàng đập phá bất cứ thứ gì có ở trước mắt, bất chấp hậu quả. Trong tiểu đội tôi, ai cũng kinh hãi khi thấy Q. nổi giận. Nhưng tối hôm đó, tôi không hiểu sao Q. lại dơ nắm đấm về phía người tài xế. Thú thực, lúc đầu khi thấy Q. dơ nắm đấm về phía viên tài xế, tôi hoảng hốt, tưởng Q. biết có tôi ngồi trên xe, nên vô tình, vội thu người lại. Đến khi xe chạy qua, tôi mới hiểu, nắm đấm của Q. khi đó là dành cho tài xế. Nhưng tại sao Q. lại dơ nắm đấm dọa tài xế, thì quả tình lúc đó tôi không hiểu. Mãi mấy tháng sau, khi trở lại đơn vị “nạp mạng” để phải trải qua những cuộc đấu tố dai như đỉa của đơn vị, tôi mới biết, đêm hôm đó, trên chặng đường truy đuổi tôi suốt 2 tiếng đồng hồ trước đó, toán bộ đội do Q. chỉ huy đã nhiều lần vẫy xe xin quá giang, nhưng không lần nào thành công. Vì thế, khi gặp chiếc xe tôi “quá giang” lậu, Q. vừa chán, vừa tức giận không thèm xin quá giang, vì y đinh ninh có xin quá giang cũng không thành công. Không những thế Q. còn dở thói côn đồ, dơ nắm đấm hù doạ và chửi bới viên tài xế. Q. không thể ngờ, chính thói côn đồ của y đã giúp tôi vượt qua được một cửa ải nguy hiểm do y giăng mắc.

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 61 ĐẾN KỲ 80

KỲ 61
Tôi quen BL ngay từ trước 1975, trong dịp chúng tôi cùng tham dự khoá huấn luyện quân sự mấy tuần tại Vũng Tàu. Lúc đó, BL làm bên thuế vụ, còn tôi làm bên bộ dân vận chiêu hồi. Trong thời gian dự khóa huấn luyện, một buổi nọ, khi nghe thuyết trình viên trình bầy về chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản có nhiều điểm không lột tả hết tội ác và thủ đoạn tàn nhẫn của cộng sản nên tôi đã đứng lên phản bác. Sau đó, với tư cách một người đã từng sống 20 năm trong chế độ cộng sản và hiểu rõ bản chất thâm hiểm của cộng sản, tôi đã trình bầy trong hai tiếng đồng hồ tất cả những điều tôi mắt thấy tai nghe về những điều xấu xa trong xã hội cộng sản. Rồi trong những buổi kế tiếp, tôi cũng kể về chuyến đi tìm tự do của tôi. Từ đó, tôi quen thân một số bạn bè, trong đó BL là người thân nhất, lúc nào cũng coi tôi như em.

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 81 ĐẾN KỲ 95

KỲ 81
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, hỏi thăm đường đến nhà ông MN. Hỏi ba người trong ga, cả ba đều lắc đầu không biết. Đi ra ngoài sân ga, nhìn đường phố vắng vẻ, không có một ai, cả thị trấn giống như một thành phố đã chết. Băng sang bên kia đường, tôi gặp một cụ già, bị cụt mất một chân, mặc chiếc áo của người thiểu số, không hiểu là áo của người Nùng hay Mèo, nhưng lại mặc chiếc quần bộ đội cũ đã bạc mầu. Nghe tôi hỏi, cụ ngạc nhiên, nhìn tôi từ đầu đến cuối rồi nói, giọng lạnh lùng:
- Phố xá đây đi tản cư hết rồi. Chẳng còn ai ở đó đâu mà kiếm.
Chỉ tay một vòng chung quanh ga, cụ tiếp:

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 96 ĐẾN HẾT

KỲ 96
Sáng hôm sau thức dậy, nghĩ lại những chuyện xảy ra tối hôm trước, tôi vẫn còn bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi thực không ngờ mấy câu nói liều lĩnh của tôi vào giây phút cuối cùng lại có thể cứu sống cuộc đời tôi. Nếu tôi không nói những câu đó, không biết bây giờ, tính mạng tôi đã ra sao? Tôi cũng mong người công an Trung Cộng sẽ phiên dịch đầy đủ câu nói của tôi khi báo cáo lên thượng cấp. Như vậy, tôi hy vọng, số phận của tôi sẽ không đến nỗi bi đát. Nghĩ đến đó tôi lại băn khoăn tự hỏi, nếu người phiên dịch không tường thuật hết ý nghĩ câu nói cuả tôi thì sao? Và dù cho người công an làm nhiệm vụ thông ngôn có tường thuật hết ý nghĩa câu nói của tôi đi nữa, đã chắc gì thượng cấp Trung Cộng hiểu thấu quyết tâm “sẵn sàng chết, nhất định không chịu trở về VN” của tôi, khi họ không hề có mặt lúc câu chuyện xảy ra?

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU PHẦN 1 - CHƯƠNG 1-10


CÁI MỐC LỊCH SỬ: NGÀY 30 – 04 –1975
1.-
Đêm 21 tháng 4-1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện trên đài truyền hình, tuyên bố từ chức giao quyền cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông Thiệu còn hứa sẽ trở về với quân đội, nhưng tôi hiểu ngay lúc đó là ông ta sắp bỏ chạy. Sự thật tôi được biết: sau khi bàn cãi với các cận thần như Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng văn Quang, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, vào buổi sáng 21 tháng 4, kết thúc vào lúc 11giờ, ông Thiệu quyết định từ chức và bàn giao ngay cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lúc 3 giờ chiều, có sự hiện diện của Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình. Ông Thiệu còn yêu cầu Đại Tướng Cao Văn Viên và Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia là sẽ cực lực hỗ trợ chính quyền chuyển tiếp.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 1 - CHƯƠNG 11 ĐẾN CHƯƠNG 20

Những niềm vui và nỗi buồn

Thiết nghĩ dù tôi có cãi hăng say hay không thì kết quả chắc cũng phải thả người. Vấn đề là vì công lý, tôi phải nêu ra, phản đối và trình bày những lý do xác đáng. Vụ việc nầy tôi có tâm sự với người bạn thân là Linh Mục Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm nhựt báo Xây Dựng. Ông thuật lại cho các bị can mới được phóng thích nghe. Tôi không hề liên lạc với nhóm người nầy sau khi họ được trả tự do, nhưng có một thời tôi muốn biết nhiều việc chính trị bí ẩn về các vấn đề liên quan đến Bắc Việt. Ðem chuyện bàn với Cha Lãm thì ngài nói:
- Tại sao toa không gặp Trần Kim Tuyến hỏi ý kiến, ông ta có thể giúp mầy hiểu nhiều việc. Cha nầy dứt khoát phải biết nhiều chuyện lắm.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 1 - CHƯƠNG 21 - CHƯƠNG 30

Hồi ức về chương trình Phát Triển Quận 8 (2)
Quay sang tôi, ông nói:
- Ðấy anh chứng kiến, chung quanh tôi là những người như thế nào. Bây giờ anh có thấy anh từ chối không hợp tác với tôi là một sự sai lầm lớn lao không? Nếu anh có lòng với đất nước, với dân tộc, thì một lần nữa tôi yêu cầu anh nhập cuộc. Chúng ta hiệp sức hoàn thành một cuộc cách mạng và chiến thắng cộng sản. Trước mắt chúng ta có tới hai nhiệm vụ. Một là xây dựng đất nước, hai là chiến thắng cộng sản.
Ông nói một cách hăng say, thao thao bất tuyệt. Còn tôi thừ người ra, bối rối suy nghĩ về những gì tôi mới chứng kiến, đến nỗi tôi không chú ý những gì ông Kỳ đang và tiếp tục nói, mà ông tin rằng tôi đang nghe. Hình như tôi bắt đầu có cảm tình với vị Tướng trẻ tuổi nầy, người mà trước đây tôi xem thường. Tôi đang nghĩ về trách nhiệm của mình đối với số đồng bào ở Quận 8, những người dân cũng mới bắt đầu tin tưởng và hy vọng chúng tôi tiếp tay với họ để cải thiện xã hội. Tôi cũng nghĩ trách nhiệm của tôi đối với bốn ông bạn, “Tứ Ðại Gan Lì” của tôi đã kiên trì chấp nhận sự thử thách vì muốn cuộc thử nghiệm nầy phải thành công. Những suy nghĩ của tôi về tổ chức xã hội, về công tác lôi cuốn thanh niên và đồng bào vào một phong trào to lớn để xây dựng quê hương và chống xăm lăng Bắc Việt thôi thúc tôi phải nhập cuộc. Hình như không nói ra mà tôi có cảm giác mình đã chấp nhận tham gia rồi, mình đã muốn hợp tác với ông Tướng nầy rồi. Một cảm giác lạ lùng, gần như thân thiện bất ngờ. Tôi hoàn hồn, không biết ông Kỳ đã nói gì thêm, tôi phát biểu ngắn gọn:

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 1 - CHƯƠNG 31 ĐẾN CHƯƠNG 39 (HẾT TẬP 1)

Ôrn Định Đà Nẵng
- Moa quyết định đưa quân ra tái chiếm Ðà Nẵng. Moa có gọi về đây một Trung Tá khá gan lì. Moa cho toa gặp ông ta xem toa có ý kiến gì?
Nói xong ông Kỳ ra lệnh cho Thiếu Tá Liệu gọi Trung Tá Mã Sanh Nhơn vào phòng. Tướng Kỳ giới thiệu ông Nhơn với lời lẽ khen tặng về khả năng và hoạt động của đương sự. Tôi nhìn thẳng Trung Tá Nhơn nói:
- Chính phủ quyết dẹp cho bằng được sự hỗn loạn ở Ðà Nẵng, Trung Tá sẵn lòng nhận trọng trách này chúng tôi mừng, dĩ nhiên mình quyết tâm hành động là phải thành công. Nhưng đặt giả thuyết nếu thất bại, cùng lắm chính phủ đổ còn ông khó có thể tránh được cảnh tù tội. Như vậy bây giờ ông còn có cơ hội suy nghĩ lại, ông nghĩ sao?

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2 - CHƯƠNG 1 ĐẾN CHƯƠNG 10

LTG.- Phần đầu hồi ký của tôi đã hoàn tất, nay đang trong thời ký hiệu đính để in thành sách. Trong phần đầu, có người khen, người chê, có người chấp nhận, có người phản bác. Trong trách nhiệm của một tác giả, tôi đã làm hết sức mình để hiệu chỉnh những điều lầm lẫn hay bảo vệ những chuyện mà tôi tin là sự thật vì đã tự thân trải qua, chứng kiến.

Tiếp tục ghi lại phần thứ II ký ức của mình tôi muốn xác nhận một lần nữa là tôi chỉ ghi lại những sự việc đã xảy ra liên quan đến cuộc đời tôi, hoặc chính tôi chứng kiến xa gần hay do những người quen biết cùng thời, cùng giới, hiện còn sống thuật lại với tôi. Nếu có những ai cũng biết cùng một sự việc nào đó và có cái nhìn hay ý kiến khác biệt tôi vẫn luôn luôn tôn trọng, nhưng tôi vẫn cương quyết giữ nguyên vẹn những gì tôi trình bày vì tin chắc rằng đó là sự thật không thể thay đổi.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2 - CHƯƠNG 11 ĐẾN CHƯƠNG 20

Chánh Án Phạm Văn Huệ lộ vẻ mừng rỡ bắt đầu thuật lại những gì xẩy ra trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai nầy giữa ông ta và Ðại Tá Kim. Huệ nói:
- Ðại Tá kim có đưa thơ của anh cho tôi xem, tôi nói đã có đọc bản sao gởi cho tôi rồi.
Ông ta nói nhiều lắm nhưng tôi có thể tóm tắt như sau: mở lời ông ta khen: “Thằng cha Triều khôn khéo đấy. Nếu nó sỉ vả hay thách thức tôi thì tôi chơi nó tới cùng, tôi sợ gì nó đâu, có Tổng Thống đỡ lưng cho tôi mà. Tình thế nầy tôi nghĩ chắc tôi sẽ phải đổ thừa hết cho ông Chánh Án vì ông đang công khai ủng hộ ông Triều, ngoài ra ông là Chủ Tịch ủy ban bầu cử có quyền tuyên bố hủy bỏ kết quả. Vì vậy tôi sẽ để cho bầu cử bình thường, không ngăn chận ai cũng không gian lận để nâng đỡ ai. Cho dù tôi có bị cấp trên chê trách ít nhiều nhưng tình bạn giữa ông và tôi trước sau vẫn còn giữ được. Thôi thì mặc kệ để cho dân xét quyết”.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2- CHƯƠNG 21 ĐẾN CHƯƠNG 30

LTS.- Trong thời gian vừa qua, vì có nhiều bài cần đăng tải liên quan đến chiến dịch tưởng niệm 58 chiến sĩ Hải Quân VNCH đã bỏ mình trong trận hái chiến tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 nên phải tạm gác Hồi Ký Võ Long Triều. Bài đăng tải trong số báo Thứ Hai này là những bài lẽ ra phải đăng ở mục Diễn Ðàn ngày Thứ Bảy, xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và độc giả.
Ký Ức Về Nhà Tù Cộng Sản
Một đêm qua, tôi quen dần với sự ngộp thở. Tôi tự nhủ mình phải thích nghi bởi vì cuộc sống ngột ngạt khổ xác này sẽ kéo dài chưa biết đến bao giờ. Ba lần tôi đứng dậy kê mũi sát vào 26 lỗ nhỏ trên khung cửa để thở một vài hơi rồi lại nằm xuống.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2- CHƯƠNG 31 ĐẾN CHƯƠNG 40


Với tư cách là cận vệ của phó giám đốc sở công an thành phố sau ngày cộng sản chiếm Saigon năm 1975, Nghiệp biết nhiều chuyện về những hoạt động tàn ác của sở công an. Một trong những chuyện Nghiệp thuật làm tôi bất mãn và căm hờn là thủ đoạn giết người hàng loạt trong thời gian đó.

Ngoài việc bọn người mới chiến thắng, công khai xử tử hình và bắn người mỗi buổi sáng theo án lệnh, còn những cuộc bắn giết người âm thầm mỗi buổi tối theo sự chỉ điểm của bọn cộng sản nằm vùng hay những tay sai gọi là “cách mạng Ba Mươi Tháng Tư” nghĩa là một ít người miền Nam đầu hàng phản bội làm tay sai chỉ điểm đổi lấy sự an toàn và chút danh vọng ảo huyền.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2 - CHƯƠNG 41 ĐẾN CHƯƠNG 49 (HẾT)

Sau anh Võ Văn Nhung lại thêm một người bạn khác từ Pháp về thăm. Vợ của Nguyễn Văn Lễ về Việt Nam được người nhà cho biết là Võ Long Triều đã được cộng sản trả tự do và hiện còn ở Saigon. Bà lập tức nhờ người chở đến thăm tôi.

Nguyễn Văn Lễ là bạn học cùng trường với tôi ở Mỹ Tho, vợ nó, chị Nghĩa cũng là sinh viên quen biết trong nhóm bạn ở “Maison d'Indochine” (nhà Ðông Ðương) trong khu đại học xá nằm trên Boulevard Jourdan quận 20 Paris.

ĐỌC "HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU" VÀ PHẢN HỒI CỦA VÕ LONG TRIỀU

Dương Văn Đức
Bình thường, một tác phẩm được đem ra để nhận xét, phê phán khi tác phẩm đó đã được hoàn tất và phổ biến trước công chúng. Nhưng hồi ký Võ Long Triều lại không ở trong điều kiện bình thường như thế, bởi vì hồi ký này, khởi đầu từ ngày 23 tháng 6, 2006, còn đang được đăng từng kỳ trên Trang Người Việt, chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt, thế mà tác giả lại vội đưa ra phần gọi là phụ lục gồm 3 bài báo do ông viết từ những năm trước, gồm có:

Bài 1: Lạm bàn về chuyến đi VN của cựu Phó Tổng Thớng Nguyễn Cao Kỳ. (Tháng 2, 2004)
Bài 2: Những gì tôi biết về việc Nguyễn Cao Kỳ về nước. (5-11-2005)
Bài 3: Chuyện Nguyễn Cao Kỳ chấm xuống hàng, lật sang trang. (25-3-2004)

NGUYÊN BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP NGUYỄN ĐÌNH LỘC: MỘT THẰNG ĐẠI HÈN KHÔNG HƠN KHÔNG KÉM

Truyền hình nhà nước đêm 22 tháng 3 đã phát hình buổi vận động góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc.

Ông Lộc đã phát biểu rằng ông không tham gia soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm mặc dù làm trưởng đoàn giao bản kiến nghị này cho Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai vừa qua. Sự phủ nhận này gây một cơn lốc giận dữ trong cộng đồng mạng tại Việt Nam.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

CÁI DÂM TRONG TƯỚNG MỆNH HỌC


Cái Dâm trong Tướng Mệnh Học cũng là một đề tài trong lúc trà dư tửu hậu

“Không dâm sao nẩy ra hiền”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn  từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết “Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại“ (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương  được thuận, vậy nên Trọng Ni <Khổng Tử> ca tụng việc hôn nhân là trọng đại)

Dâm là xấu hay là tốt?

HỒI ỨC HÀ NỘI 1945 CỦA TRẦN ĐỖ CUNG

Lúc lên bẩy tôi học tại trường Nguyễn Trường Tộ ở Vinh và hay được anh Nguyễn Quang Trình dẫn vào lớp Nhất ngồi cạnh anh ta ở cuối lớp. Anh Trình sau này là Tổng Trưởng Giáo Dục của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Trong thời gian này đã xẩy ra vụ để tang Nguyễn Thái Học và các đồng chí bị hành quyết tại Yên Báy. Rồi đến học sinh đủ lứa tuổi bãi khóa, ăn mặc y phục trắng đi diễn hành tưởng niệm Phan Chu Trinh. Mật thám Tây chạy đôn chạy đáo với đám chó săn An Nam dò dẫm tin tức. Trong giới giáo chức nhiều người bị tình nghi trong số có thân phụ tôi.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM ?

File:Đền Hùng, đền Thượng.jpg
Đền Hùng-Thượng tại đỉnh núi Tản Viên trong dãy núi Ba Vì.

Lời BBT: Một bản tin báo động của Nguyễn Xuân Diện, khi anh khám phá ra 1 vật lạ trong Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Anh nghi ngờ hòn đá này là bùa trấn yếm để triệt hạ long mạch và sinh khí dân tộc Việt Nam. Bản tin này đưa lên nhầm tìm kiếm người giải mã về các chi tiết được ghi trên hòn đá. Mong quý độc giả trang nhà ký Tế cùng nhau góp tay để bạch hóa vấn đề này.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

CÔNG DÂN TRƯƠNG MINH ĐỨC NÓI KHÔNG VỚI BẢN DỰ THẢO SỬA HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trương Minh Đức  - Vào lúc 9 giờ 30, ngày 18/03/2013, tổ trưởng và an ninh khu phố thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi một sấp giấy dày cộm. Đây là nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Uỷ ban dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam công bố trong màn kịch tự biên, tự diễn vừa qua. Những người này cũng đưa một tờ mẫu để mỗi hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy có mở ngoặc định hướng rõ ràng cho người đóng góp là "Đồng ý".

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - PHẦN 6 - CHƯƠNG 32 ĐẾN CHƯƠNG 33


PHẦN VI - Chương XXXII
TỪ NGÀY PHỎNG GIÁI (1975-80)

Ta Phải Biết Sống Theo Ta


Một Cuộc Đàm Thoại - Bài Học Của Cổ Nhân

Mấy năm gần đây, một số cán bộ trẻ miền Nam lại thăm tôi. Họ đều là độc giả của tôi, biết tôi nhiều từ hồi tôi ủng hộ phong trào đòi viện Đại học Sài gòn dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, có người hoạt động cho kháng chiến ở thành, sau ngày 30-4-75 được chính quyền tin dùng làm chuyên viên: bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư v.v...

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - PHẦN 6 - CHƯƠNG 30 - 31

CHƯƠNG XXX
Chế Độ Tập Thể ở Miền Nam

Cảm Tình Của Tôi Với Kháng Chiến

Cho tới năm 1974 tôi đã được biết ba xã hội: xã hội nông nghiệp của ông cha chúng ta, xã hội tư bản của Tây phương do ảnh hưởng của Pháp và vài nét xã hội tiêu thụ (Société de consommation) ở thời kì hậu kĩ nghệ (post-industriel) của Mĩ; ba xã hội đó tôi đã phác qua vài nét trong các phần trên.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - PHẦN 5 - CHƯƠNG 25 ĐẾN CHƯƠNG 29

PHẦN V - Chương XXV
CHUYỆN LÀM VĂN HOÁ (1954-75)

NHỜ ĐÂU TÔI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU?

TÔI GẶP HOÀN CẢNH THUẬN TIỆN VÀ ĐƯỢC THỜI CUỘC THÚC ĐẨY
Năm 1953, thi sĩ Đông Hồ bảo tôi lên Sài Gòn sẽ không viết được nhiều như ở Long Xuyên và chẳng bao lâu sẽ cạn hứng. Lúc đó tôi không tin rằng sẽ cạn hứng nhưng cũng chỉ mong viết được vài ba chục cuốn nữa thì thôi; không ngờ luôn hai chục năm tôi còn viết mạnh hơn hồi ở Long Xuyên, chẳng những viết sách mà còn viết báo, khiến cho một bạn văn phải ngạc nhiên tại sao tôi ốm yếu, bệnh tật liên miên: loét bao tử, trĩ, viêm khí quản, mất ngủ, lao phổi mà viết được nhiều hơn cả Trương Vĩnh Ký nữa, vị học giả mà ai cũng biết trứ tác phong phú nhất trong một thế kỉ nay. Có người bảo tôi là cái “máy viết”, thậm chí một thanh niên ở Trung Việt còn ngờ tôi đã mướn người viết, tôi chỉ coi lại và kí tên!

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - CHƯƠNG 23 - 24


Chương XXIII - XXIV
GIA ĐÌNH TÔI

VỢ DẠY HỌC, CHỒNG VIẾT SÁCH
Cuối năm 1954 chúng tôi đã lập xong cơ sở làm ăn rồi: một trường học mới đầu có hai lớp, sau bỏ lớp mẫu giáo để làm kho chứa sách; và một nhà xuất bản mỗi năm chỉ ra ba bốn cuốn. Từ đó công việc cứ tiến phát đều đều. Vợ dạy học, chồng viết sách, không mướn một người nào ngoài chị bếp; mọi việc tự làm lấy hết theo lối tiểu công nghệ gia đình.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - PHẦN 4 - CHƯƠNG 20 ĐẾN CHƯƠNG 22

PHẦN IV - Chương XX

NAM BẮC CHIA HAI – CHIẾN TRANH VIỆT MĨ (1954-1975)


LẬP LẠI CUỘC ĐỜI

TRÊN ĐƯỜNG LONG XUYÊN - SÀI GÒN
Thời đó con đường Long Xuyên – Sài Gòn không được yên. Có vài khúc quẹo cứ dăm bữa nửa tháng quân kháng chiến lại đặt mìn mà Pháp không có cách gì ngăn được, mặc dù cứ vài ba cây số lại có một đồn canh, vì đêm lính không dám ra khỏi đồn. Nhiều khi quân kháng chiến ngang nhiên đi thành hàng băng qua lộ, cách đồn vài trăm thước, bắt loa khiêu khích mà lính trong đồn nữa mà lính trong đồn cũng làm thinh, vì hễ nổ một phát súng thì đồn bị san phẳng liền. Như có một sự thoả thuận ngầm với nhau: một bên cứ canh gác ban ngày, vô làng xóm bắt gà bắt vịt, bẻ dừa, mận – vừa vừa thôi thì yên; một bên thong thả đi lại ban đêm, đào đường, đặt mìn

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - PHẦN 3 - CHƯƠNG 16 ĐẾN CHƯƠNG 19

PHẦN III - Chương XVI
TRONG CHIẾN TRANH VIỆT – PHÁP (1945-1954)

TẢN CƯ VỀ TÂN THẠNH

Hôm đó chúng tôi rời căn nhà 50 đường Monceau, có ngờ đâu tám năm sau mới trở lại.
Trời trong trẻo, mát mẻ. Trên đường xuống Phú Nhuận, có nhiều nhà treo cờ thanh thiên bạch nhật: hôm đó là ngày quốc khánh (lễ Song thập 10-10) của Trung Hoa, quân cách mạng thắng quân nhà Thanh ở Vũ Xương năm 1911. Đa số xe đạp cắm một cây cờ Trung Hoa nhỏ bằng giấy trước ghi đông. Trung Hoa đã leo lên địa vị cường quốc thứ năm trên thế giới; người ta cho rằng cờ của họ là lá bùa hộ mạng khi gặp quân Anh, Pháp.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - PHẦN HAI TỪ CHƯƠNG 10 ĐẾN CHƯƠNG 15


PHẦN II - Chương X
VÔ NAM LÀM VIỆC (1935-1955)

LÀM SỞ THUỶ LỢI MIỀN TÂY

TRÊN XE LỬA, NHỚ LẠI LẦN CẤT MỘ CHA TÔI
Mười một giờ trưa ngày rằm tháng chạp năm Giáp Tuất (19-1-1935) mẹ tôi, em trai và một người em họ tôi đưa ra ga Hàng Cỏ để đáp xe lửa vô Nam.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - CHƯƠNG 5 ĐẾN CHƯƠNG 9


Chương 5
NHỮNG NĂM Ở TRUNG HỌC

TRƯỜNG BƯỞI
Năm tôi mới vào, trường Bưởi còn là trường Cao đẳng tiểu học Pháp Việt (Collège) học bốn năm rồi thi ra lấy bằng Diplôme d’études primaires supérieures franco – indigènes tương đương với bằng Brevet élémentaire (sau đổi là Brevet d’études du première cycle) của Pháp. Một học sinh giỏi thi cả hai bằng và đậu hết. Năm sau trường mở thêm ba lớp nữa để dạy tới tú tài bản xứ (Baccalauréat local), và trường đổi tên là Lycée du Protectorat (Trung học Bảo hộ); ban Cao đẳng tiểu học đổi là ban Trung học đệ nhất cấp.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ - CHƯƠNG 1 ĐẾN CHƯƠNG 4


Cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, bản của nhà Văn hoá in năm 1993 gồm:
Lời nhà xuất bản.
Vài nét về học giả Nguyễn Hiến Lê của Nguyễn Q. Thắng (Tôi tạm lược bỏ bài này).
Lời nói đầu của tác giả.
33 chương (Nhà xuất bản tạm lược bỏ lại 6 chương XXI, XXII, XXIV, XXX, XXXI và XXXII), chia làm 6 phần.
- 3 phụ lục.
Trong khi gõ cuốn Hồi kí này, khi gặp những chỗ ngờ sai, tôi thường đối chiếu với cuốn Đời viết văn của tôi (Nxb Văn hoá – Thông tin, năm 2006, về sau gọi tắt là ĐVVCT), nếu sai tôi sẽ châm chước sửa lại mà phần lớn không chú thích để khỏi rườm. Ví dụ đoạn sau đây: “Trong bộ Đại cương Văn học sử Trung Quốc, chỉ có một số ít bài do tôi dịch, mà toàn là những bài dễ, còn hầu hết đều do một ông bác tôi dịch cho và kí tên là Vô danhNhư thơ cổ phong loại “từ” một thể thơ và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật” (tr.403). Câu cuối của đoạn trên, trong ĐVVCT in là: “Nhưng thơ cổ phong loại “từ” (một thể thơ) và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật” (tr.168), nên tôi châm chước sửa lại câu cuối đó thành: “Như thơ cổ phong loại “từ” (một thể thơ) và loại thơ mới của Trung Hoa thì tôi có thể dịch được vì không bị trói buộc vào niêm luật”.

HOÀNG HOA THÁM: HÙM THIÊNG YÊN THẾ


Trong trên dưới 80 năm thực dân Pháp đô hộ nước ta đã bùng lên rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt chống lại giặc ngoại xâm. Trong số này không thể không nhắc tới cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài tới gần 30 năm dưới sự lãnh đạo tài tình và quả cảm của Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám.

Khi cuộc khởi nghĩa này bị coi là thất bại vào đầu năm 1913, nhà chí sĩ Phan Bội Châu trong bài viết về Hoàng Hoa Thám đã buông những lời cảm khái: “Than ôi! Tội ác của kẻ thù ngút trời, thế lực của kẻ thù gấp hàng trăm lần, thế mà ông Hoàng một mình đã chống chọi được với chúng gần ba chục năm trời. Ông đã tập hợp và rèn luyện những con người tầm thường thành một đội ngũ mạnh mẽ và ông đường đường là một vị tướng quân tiếng tăm lừng lẫy. Ông thực xứng đáng là chân quốc nhân, xứng đáng là chân tướng quân!”.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

HUỲNH NGOC CHÊNH TRÒ CHUYỆN VỚI RFA

Nguyễn Khanh (RFA) - Ông Huỳnh Ngọc Chênh có buổi trò chuyện với RFA sau khi nhận giải Netizen 2013

Báo”Lề Dân” và báo “ Lề đảng”


Nguyễn Khanh: Thay mặt cho quý khán giả của đài Á Châu Tự Do một lần nữa xin chúc mừng anh Chênh và mừng gặp lại anh bạn của chúng tôi.Trong bài phát biểu của anh, anh có nói đến chuyện báo “Lề Dân” và báo “Lề đảng”, báo nào đang mạnh, thưa anh?

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: MỘT TRÒ MÈO BỈ ỔI CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nguyễn Thu Trâm, 8406
Làm trò mèo vốn là thói thường của chế độ cộng sản bởi Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản thực ra không hề tồn tại trong xã hội loài người, mà chỉ là một sản phẩm của chứng hoang tưởng do một số triết gia bệnh hoạn về tâm thần như Karl Marx, Engels và Lenin tưởng tượng ra. Bởi đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu mà những kẻ bệnh hoạn đó đã gặp nhau về phương diện tư tưởng, và đã mang lại một mối hiểm họa khó lường cho nhân loại. Và, ở Việt Nam cũng có một số kẻ đồng bệnh tương lân với các nhà tư tưởng tâm thần đó, nên cũng đã mang họa hại khôn lường cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM

Bác Sỹ NGUYỄN QUÝ KHOÁNG
BS Nguyễn Quý Khoáng
Tâm sự của một trí thức Việt Nam trước hiện tình đất nước
Trước tình hình đất nước ngày càng xuống dốc về xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị… nhất là tương lai Đất nước rất đen tối trước hoạ xâm lăng của Trung Quốc, là người trí thức Việt Nam, tôi tự thấy lương tâm bị cắn rứt khi cứ im lặng chấp nhận những điều chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày cũng như nghe những lời than vãn của đồng bào mình.
Mục sư Martin Luther King có nói:

– “Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it); và:

CHUYỆN SÚC VẬT VÀ CHUYỆN KIỂM DUYỆT


Quyển truyện nổi tiếng của George Orwell, Trại Súc Vật, chống và châm biếm chế độ độc tài kiểu cộng sản, được xuất bản ở VN, rồi có tin nó bị thu hồi. Thực hư ra sao? Cây kéo khắc nghiệt của nền kiểm duyệt cộng sản họat động ra sao?
Sợ cái “Xã Hội Chủ Nghĩa” từ những năm 40
Quyển sách truyện nổi tiếng của văn hào Anh George Orwell, Trại súc vật (Animal Farm) vừa được xuất bản tại Việt Nam.

ĐỌC LẠI "TRẠI SÚC VẬT"

Christopher Hitchens
Vẫn bị nhiều chế độ trên thế giới cấm đoán, Trại súc vật (Animal Farm) luôn là khối thuốc nổ chính trị – đến nỗi suýt chút nữa tác phẩm này đã không bao giờ được xuất bản. Christopher Hitchens bàn về “truyện cổ tích”vượt thời gian, siêu việt của George Orwell.
Lừa và lũ lợn trong bộ phim Trại súc vật năm 1954.
Ảnh: Halas & Batchelor
 Trại súc vật, theo lời của chính tác giả, “là cuốn sách đầu tiên mà trong đó tôi đã cố hòa quyện mục đích chính trị và mục đích nghệ thuật thành một, và tôi hoàn toàn ý thức rõ mình đang làm gì”. Và quả thực những trang sách của tác phẩm này tổng hợp nhiều chủ đề trong số những chủ đề mà xưa nay chúng ta đã đúc kết là “mang tính Orwell”.[i] Trong số những chủ đề này có nỗi căm ghét bạo chúa, tình yêu thương loài vật và miền đồng quê nước Anh, và sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với những truyện ngụ ngôn trào phúng của Jonathan Swift. Ta có thể lồng thêm vào danh sách này ước nguyện thiết tha của Orwell muốn nhìn đời từ góc độ của tuổi thơ ấu trong trắng: ông vẫn hằng mong được làm cha và, do sợ mình bị vô sinh, ông đã nhận một cậu bé làm con nuôi trước khi người vợ đầu của ông qua đời rất lâu. Cái tiểu đề có phần châm biếm của cuốn tiểu thuyết này là “Truyện cổ tích”, và Orwell rất vui khi nghe những người bạn như Malcolm Muggeridge và Sir Herbert Read kể con họ rất thích đọc cuốn sách này.

TRẠI SÚC VẬT

George Orwell

LỜI TỰA
Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mĩ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mĩ là 195 500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25 500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590 000 cuốn được in ở Mĩ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Aixlen và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thuờng xuyên được tái bản. Trong lần bình chọn 100 tác phẩm hay nhất trong thế kỉ XX do nhà sách Random House tiến hành, Trại Súc Vật được xếp thứ 31.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

GIẢI PHÓNG: NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT

 
Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

CÁI KHỐC HẠI CỦA ĐỘC ĐẢNG


Khi tôi gửi những bài viết đầu tiên cho Ban biên tập Cùng Viết Hiến Pháp, tôi có nhắn gửi rằng, tôi hiểu việc ký tên vào bản Dự thảo Hiến pháp của nhóm 72 trí thức, cũng như việc tham gia trang Cùng Viết Hiến pháp, không đơn thuần chỉ là để có một bản Hiến pháp tốt, mà cái quan trọng hơn là để thức tỉnh người dân về quyền và trách nhiệm công dân của mình.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

TÔI PHẢI SỐNG - PHẦN I và 2

Phần Một 
CUỘC ĐỜI VÀ BÓNG ĐEN

Vào Chuyện 
Chiếc xe ca đông nghẹt hành khách dừng lại ở một trạm trên đường phố chánh của thủ đô Hà Nội bên cạnh một công viên. Nhiều hành khách chen nhau bước xuống xe. Nhóm chúng tôi gồm ba người tù vừa được tha từ trại Nam Hà cũng bước xuống. Trong nhóm có thầy Kỳ, một chủng sinh ở miền Bắc làm hướng dẫn viên, còn anh Nguyễn Đức Khuân và tôi là dân miền Nam bị đưa ra Bắc ở tù, và cả hai mới đặt chân xuống đất Hà Nội lần đầu nên chỉ biết rảo bước theo sau thầy Kỳ. 

TÔI PHẢI SỐNG - PHẦN 3 VÀ 4

Bút Ký của Lm. Nguyễn Hữu Lễ
Phần Một: CUỘC ĐỜI VÀ BÓNG ĐEN
Cảnh chợ chiều

Từ sau biến cố đó không bao giờ cha Tỏ bước chân xuống trường chúng tôi nữa, mặc dù ngài vẫn là hiệu trưởng ký tên trong giấy tờ nhà trường. Mấy tháng sau, Thầy Quý từ giã chúng tôi ra đi và trở về Sài Gòn, mặc dù thầy không nói nhưng tôi hiểu được lý do sự ra đi của thầy. Lòng tôi buồn vô hạn khi phải chia tay với con người có mặt từ đầu và có công rất nhiều với ngôi trường Minh Đức. Ngoài ra thầy Quý còn là bõ đỏ đầu của tôi, thầy rất thương tôi và để lại trong lòng tôi một kỷ niệm nhớ đời, đó là việc thầy dẫn tôi đi Sài Gòn lần đầu tiên.