Dương Văn Đức
Bình thường,
một tác phẩm được đem ra để nhận xét, phê phán khi tác phẩm đó đã được hoàn tất
và phổ biến trước công chúng. Nhưng hồi ký Võ Long Triều lại không ở trong điều
kiện bình thường như thế, bởi vì hồi ký này, khởi đầu từ ngày 23 tháng 6, 2006,
còn đang được đăng từng kỳ trên Trang Người Việt, chưa biết đến bao giờ mới chấm
dứt, thế mà tác giả lại vội đưa ra phần gọi là phụ lục gồm 3 bài báo do ông viết
từ những năm trước, gồm có:
Bài 1: Lạm
bàn về chuyến đi VN của cựu Phó Tổng Thớng Nguyễn Cao Kỳ. (Tháng 2, 2004)
Bài 2: Những
gì tôi biết về việc Nguyễn Cao Kỳ về nước. (5-11-2005)
Bài 3:
Chuyện Nguyễn Cao Kỳ chấm xuống hàng, lật sang trang. (25-3-2004)
Sự chuyển
hướng đột ngột của hồi ký cho phép tôi được đưa ngay ra một số nhận xét, cũng đặc
biệt hướng về phần phụ lục này.
Khi viết
về Tướng Kỳ, Võ Long Triều đã viện dẫn đến “lương tri của một người trí thức”,
“lương tâm của nhà báo” để mong muốn chứng tỏ sự trung thực, đứng đắn của
những điều ông viết mà “hiện còn những nhân chứng sống có thể xác nhận.”
Tôi xin
được phép không đồng ý ngay với ông Võ Long Triều vì chưa chắc gì lương tri của
một người trí thức đã hơn lương tri của một người ít học và có gì khiến ta tin
là lương tâm của nhà báo đáng trọng hơn lương tâm của một phụ nữ vì hoàn cảnh
mà phải đem thân vào chốn lầu xanh. Do đó, “lương tri của người trí thức, lương
tâm của nhà báo” không phải là tiêu chuẩn để đánh giá sự trung thực của lời
nói, sự đứng đắn của việc làm.
Qua giọng
điệu của những câu đối thoại với Tướng Kỳ với những tiếng “toa”, “moa”, Võ Long
Triều cố ý chứng tỏ sự cực kỳ thân quen với Tướng Kỳ để tạo thêm tính thuyết phục
trong những câu chuyện kể, nhưng Võ Long Triều đã đi quá xa khi gắn vào miệng
Tướng Kỳ hai chữ chửi thề “Đ. M.” ở đầu một câu nói. Nhiêu người từng làm việc
với Tướng Kỳ trong một thời gian dài, nhiều người khác từng có rất nhiều dịp
bình thường tiếp xúc, chuyện trò với ông, tất cả đều xác nhận chưa hề thấy Tướng
Kỳ văng tục với 2 tiếng “Đ. M.”. Trong Không Quân có một tuớng lãnh nổi tiếng với
2 chữ chủi thề này mỗi khi xuất ngôn, nhưng Tướng đó không phải là Tướng Kỳ. Có
lẽ Võ Long Triều có thói quen suy diễn: ông tướng KQ này quen chửi tục thì ông
tướng KQ kia hẳn cũng vậy!!! Đến như thế thì những đối thoại cùng những chuyện
do Võ Long Triều kể làm sao đáng cho ta tin được hết!
Chẳng hạn
qua lời kể của Võ Long Triều thì cứ như là Tướng Kỳ đã phải làm chuyện “tam cố
thảo lư” để cầu ông Võ đem tài kinh bang tế thế ra làm quân sư giúp nuớc. Nhưng
tôi lại được biết khi lập nội các chiến tranh năm 1965, Tướng Kỳ đã nhận thức
được tầm quan trọng cuả bộ mặt đoàn kết trong chính phủ, do đó mới có sự hiện
diện của một số nhân vật trẻ trung ngưòi miền Nam như các ông Nguyễn văn Trường
và Võ Long Triều.
So sánh
phụ lục 1 và phụ lục 2, Võ Long Triều đã có lời lẽ xoay chiều đến 180 độ, nhất
là ở đoạn đầu và phần cuối của phụ lục 2.
Đầu năm
2004, khi Tướng Kỳ về Việt Nam, trong lúc thiên hạ đua nhau nói xấu, nhục mạ Tướng
Kỳ thì bài viết (phụ lục 1, tháng 2, 2004) của Võ Long Triều lúc đó vẫn giữ được
giọng điệu tương đối khách quan. Ngay đoạn đầu bài viết, Võ Long Triều đã ngay
tình nhìn nhận là “… tuyệt đại đa số dân Việt Nam đang sống trong cảnh
nghèo đói. Vậy những ai còn chút lương tri, có lòng yêu nước cũng phải động tâm
nghĩ đến tương lai Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ cũng như bao nhiêu người khác có quyền
tụ do hành động theo sự suy nghĩ của mình”. Và mặc dàu có sự bất
đồng với Tướng Kỳ, Võ Long Triều cũng công nhận Tướng Kỳ có can đảm rêu
rao một sự thật là hận thù không thể kéo dài truyền kiếp được , là
người có đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước dù với lý tưởng
không tưởng và ở đoạn cuối ông vẫn kêu gọi tinh thần đoàn kết, cần phải kiềm
chế đừng để cho cộng sản lợi dụng.
Sang đến
phụ lục 2, viết sau phụ lục 1 gần 2 năm (5-11-2005), đột nhiên lời lẽ Võ Long
Triều đã thay đổi hẳn. Từ một người “đầy nhiêt huyết và lòng yêu nước”, Tướng Kỳ,
dưới mắt Võ Long Triều, bỗng dưng trở thành một kẻ “phản bội đồng đội, phản bội
chính mình, làm con cờ cho cộng sản”.
Tại sao lại
có nhận định trái ngược như vậy? Võ Long Triều giải thích thái độ đó của ông là do
sự công bằng, do lương tri của người trí thức không cho phép ông nói
sai sự thật. Riêng tôi không nghĩ là như vậy. Xin được tường thuật lại,
theo thứ tự thời gian những điều đã xảy ra, hoàn toàn trong thời gian trước và
sau khi Tướng Kỳ về Việt Nam, thuần túy dựa vào những điều kể trong hồi ký, nhất
là phần phụ lục.
Khi Tướng
Kỳ chuẩn bị về Việt Nam, Võ Long Triều đã thay Tướng Kỳ viết bài tuyên bố xác định
lập trường và mục đích chuyến đi (xem phụ lục 2). Dựa vào nội dung của bài
tuyên bố thì việc Tướng Kỳ về Việt Nam là để góp phần vào việc tái tạo sự ổn
định cho nước nhà, mưu cầu tự do, hạnh phúc cho người dân.
Sau khi
Tướng Kỳ về Việt Nam, khoảng đầu tháng 2-2004, Võ Long Triều đã viết 1 bài báo
(phụ lục 1) bàn về chuyến đi của Tướng Kỳ trong đó ở phần cuối, ông vẫn nhận định
là Tướng Kỳ có tâm tư, tình cảm, và ước mơ như tất cả chúng ta về một đất
nước Việt Nam sớm có tự do, dân chủ, và thịnh vượng. Tuy nhiên Võ Long Triều
cũng chê trách Tướng Kỳ là đã không có lời tuyên bố giải thích ít nhiều về chuyến
đi này. Có thể đây là lời nhắn thầm rằng “bài tuyên bố do tôi viết đâu, sao
không thấy mang ra đọc và phổ biến đi”.
Hơn 1 năm
sau đó (5-11-2005), Võ Long Triều viết bài báo (phụ lục 2) nhan đề “Những gì
tôi biết về việc Nguyễn Cao Kỳ về nước”. Chính trong bài này, Võ Long Triều đã
lật mặt lên án Tuớng Kỳ bằng những lời lẽ rất nặng nề, nhất là ở đoạn đầu và phần
cuối bài viết.
Tôi có thể
giải thích phần nào thái độ tương phản của Võ Long Triếu qua một giả thuyết là
vì Tướng Kỳ đã không phổ biến bản tuyên bố do Võ Long Triều viết, mặc dù đã có
lới nhắc thầm, nên Võ Long Triều bất mãn và quay ra chê bai, chỉ trích.
Võ Long
Triều đã chê Tướng Kỳ là “…thiếu hiểu biết việc quốc gia đại sự, biến chuyển
quốc tế, …cùng nhóm Lương Sơn Bạc ăn thề uống máu ỷ thế làm hư việc…”.Rất
tiếc là Võ Long Triều đã không cho biết tường tận là Tướng Kỳ đã “thiếu hiểu biết”
như thế nào và “làm hư đại sự” ra làm sao? Chỉ trích mà chỉ nói bâng quơ không
nêu ra những chứng cớ rõ ràng thì đó chỉ là những lời lẽ hàm hồ, vô trách nhiệm,
hỏi còn có giá trị gí! Lại còn “nhóm Lương Sơn Bạc” cùng “uống máu ăn thề” với
Tướng Kỳ là những ai? Có phải là Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương, Nguyễn Ngọc
Loan, … những người thân cận nhất với Tướng Kỳ, những người đã tử thương hoặc
mang thương tật suốt đời trong lúc chiến đấu chống cộng không? (1). Những
người đã hy sinh vì nước như thế mà Võ Long Triều lại nhẫn tâm đem ra để mỉa
mai coi như đám thảo khấu, lưu manh!!!
Võ Long
Triều luôn luôn lên tiếng là những lời tường thuật của ông hiện còn những
nhân chứng sống có thể xác nhận, người đầu tiên trong đó chính là ông Nguyễn
Cao Kỳ.
Những
nhân chứng về bản tuyên bố, theo Võ Long Triều, là một tướng lãnh biết ông
Kỳ nhiều, vài anh em ký giả chủ báo ở California và một vài bạn bè bên Pháp. Nhân
chứng sống kiểu “một người này, vài người kia,…” vô danh như thế thì hẳn chỉ có
tác giả Võ Long Triều mới biết đến mà thôi, còn độc giả muốn tìm hiểu chỉ có
cách đoán mò!
Khi lên
án Tướng Kỳ là “phản bội đồng đội, làm cò mồi dẫn mối kinh tế”, Võ Long Triều
có nêu ra tên của Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị và ông cựu Đại sứ Bùi Diễm. Nhưng
câu phát biểu của 2 ông này chỉ cho biết là 2 ông không muốn cùng Tướng Kỳ về
Việt Nam trong điều kiện như Tướng Kỳ cho biết mà không thấy có lời lẽ nào dính
dáng gì tới “phản bội” cũng như “cò mồi”. Dẫn chứng bâng quơ này của Võ Long
Triều có khác gì “ông nói gà, bà nói vịt”.
Thêm nữa,
cố tình nêu tên Tướng Kỳ ra làm một nhân chứng sống khi biết chắc ông không bao
giờ lên tiếng trả lời thì chỉ là một việc làm thiếu ngay thẳng. Từ đầu năm 2004
đến nay, dù dư luận chống đối phê phán nẵng nề đến đâu, chưa bao giờ thấy Tướng
Kỳ lên tiếng phân trần, giải thích mà như thể ông luôn luôn có thái độ
ngang nhiên “đường ta, ta cứ đi”, không đếm xỉa gì tới những sự chỉ trích nhiều
khi có lời lẽ hạ cấp của những kẻ thuộc loại đầu đường xó chợ. Nhưng không phải
Tướng Kỳ hoàn toàn im tiếng. Từ 2004 đến nay, ông đã thẳng thắn trả lời nhiều
cuộc phỏng vấn từ trong nước cho tới hải ngoại (2) để trình
bầy ý nghĩ cùng nhận định của ông về tình hình đất nước. Như thế thì rõ ràng là
ông không hề lẩn trốn đối thoại, tranh luận, nhưng chỉ chấp nhận nói chuyện với
những cơ quan truyền thông đứng đắn, có thái độ minh bạch, đàng hoàng. Một bằng
chứng hiển nhiên là trong buổi phỏng vấn của đài truyền hình San Jose ngày
13-4-2004 với ông Đỗ văn Trọn, Tướng Kỳ đã lên tiếng sẵn sàng đối chất công
khai trên diễn đàn công luận ở bất cứ nơi nào với vị Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện
TTCSVNCH cũng như với vị cựu Thủ Tướng cuối cùng của VNCH để quần chúng hiểu rõ
hơn về chuyến đi của ông. Rất tiếc, lời thách thức của Tướng Kỳ đã không được
đáp ứng: một vị lấy lý do …“bận” công việc “tập thể”, còn vị kia thì …ngậm miệng
nín thinh, không thấy trả lời.
Ở đoạn cuối
phụ lục 2, Võ Long Triều đã tự hạ thấp mình xuống khi, theo vết chân của nhiều
người khác, đưa ra những lời vu cáo, nhằm cả vào thân nhân của Tướng Kỳ, chỉ dựa
trên những suy diễn có tính cách a-dua, theo thời.
Võ Long
Triều làm sao mà biết được “bà vợ Tướng Kỳ làm ăn với các thương gia Trung Quốc,
Thái Lan, Việt Nam nhờ lợi dụng tên tuổi của Tuớng Kỳ”? Hay ông cũng chỉ
tố cáo qua những lời đồn, qua tin tức vu vơ trên báo chí, kiểu như ông “Ký Giả
Thông Minh Hồ Văn Đồng” (3), người từng viết báo mách độc giả là
“vợ Tướng Kỳ làm ăn thua lỗ với Quân Khu 7” và có được tin tức này là “qua dư
luận đồn”. Và cũng tương tự như ông Nguyễn Hữu Hanh, gần đây trong hồi ký
“Câu chuyện đời tôi” đã tiết lộ là “bà vợ Tướng Kỳ cúng biết bao nhiêu tiền
trong các sòng bạc” do “báo chí đưa tin”. Cứ như thế thì tôi cũng có thể cho
thiên hạ biết là có tin đồn ông Võ Long Triều, khi làm việc với đài RFI bên
Pháp, không biết viết lách lăng nhăng, ăn nói lớ ngớ làm sao để cho đài này phải
mời ông ‘đi chỗ khác chơi’! Do đó ông mới phải lìa bỏ bạn bè, đồng chí, rời nước
Pháp sang Hoa Kỳ tìm đường sinh sống. Mà xét cho cùng, giả thử có chuyện bà vợ
Tướng Kỳ buôn bán với các thương gia Việt Nam và ngoại quốc qua lời giới thiệu
của Tướng Kỳ thì có gì đáng nói, chỉ trừ khi chuyện làm ăn đó là bất chính. Và
nếu tố cáo là bất chính thì phải vạch ra cho rõ là bất chính làm sao, như thế
nào. Bà Kỳ, như bất cứ người nào khác, cũng có quyền làm ăn sinh sống. Biết bao
người Việt hải ngoại hiện đang làm ăn, buôn bán với Việt Nam, với ngoại quốc,
sao không thấy Võ Long Triều đả động tới? Tới đây, tôi chợt liên tưởng tới
cái nhóm người trước kia đã có hành động ngu xuẩn là kêu gọi tẩy chay Nguyễn
Cao Kỳ Duyên, chỉ vì cô này là con gái Tướng Kỳ!!!
Võ Long
Triều kết luận phụ lục 2 với lời “suy diễn rằng Nguyễn Cao Kỳ yêu nước ngày
xưa, nay bị mù lòa vì tiền hoa hồng dẫn mối cho các thương gia Ả Rập, … đáng buồn
hơn nữa vì đàn bà thúc dục mà Nguyễn Cao Kỳ phải nghe theo! Sự suy diễn này
đúng hay sai, bất công hay đó là sự thật chỉ có Nguyễn Cao Kỳ và bà vợ của ông
mới biết thôi”.
Dẫn mối đầu
tư cho các phú ông, các vua dầu hỏa người Ả Rập mà lại chỉ cho biết là được đền
bù bằng những món quà trị giá chỉ có một, hai trăm đô la! Thật là ăn nói kiểu đầu
voi đuôi chuột. Nói sự thật theo lẽ công bằng kiểu Võ Long Triều là như thế đấy!
Mặt khác, Võ Long Triều còn có lối suy diễn theo kiểu “ba phải” vì chính ông
cũng nhận là không biết mình suy diễn đúng hay sai, điều mình nói là bất công
hay là sự thật, rồi ông kết luận là chỉ có chính đối tượng là vợ chồng ông Kỳ mới
có thể biết rõ. Cứ bắt chước theo cách suy diễn của Võ Long Triều thì tôi cũng
có thể nói Võ Long Triều là người có bộ óc bất bình thường, tính tình đảo điên,
tráo trở, và điều suy diễn này của tôi thì chỉ có Võ Long Triều mới biết rõ hư
thực mà thôi.
Một nhận
xét khác là Võ Long Triêu có cái lối dẫn chứng không được sang suốt cho lắm.
Trong phụ lục 1, ngay ở trang đầu, để biện minh cho lập luận về sự tráo trở của
cộng sản Việt Nam vào năm 2004, Võ Long Triều đã đưa ra lời tuyên bố
của cụu Đại Sứ Pháp trong một phiên họp vào năm 1992, tức là 12 năm về trước.
Tình hình Việt Nam trong vòng 12 năm đã thay đổi rất nhiều, kể cả những quan hệ
giữa Việt Nam và quốc tế. Đem lời phát biểu từ 12 năm trước để áp dụng cho tình
hình 12 năm sau thì làm sao hợp lý cho được. Theo tôi ‘suy diễn’ thì Võ Long
Triều coi lời tuyên bố của những ông lớn này nọ của nước Pháp đều là những lời
vàng ngọc, có giá trị qua mọi thời gian và không gian!
Trong phụ
lục 3, Võ Long Triều đi đến phần chót mà ông gọi là “chuyện Nguyễn Cao Kỳ chấm
xuống hàng lật sang trang”.
Khởi đầu,
Võ Long Triều lại kể một chuyện xảy ra, lần này vào năm 1991, và theo lời tuyên
bố lúc đó, lại của một nhân vật Pháp khác, thì “không thể phát triển kinh tế nếu
không có tự do dân chủ”. Từ dó, Võ Long Triều đã nhận định là Tướng Kỳ “thiếu
hiểu biết về kinh tế”. Trong hội nghị thượng đỉnh APEC mới đây, Tổng Thống Bush
đã phát biểu là “…khi mức độ giàu có gia tăng (có nghĩa là phát triển kinh
tế) thì cũng sẽ có sức ép tương ứng đòi thúc đẩy tự do tôn giáo, chính trị và
kinh tế. ”. Lập luận như Võ Long Triều thì Tổng Thống Hoa Kỳ cũng thuộc hạng
người “thiếu hiểu biết về kinh tế” như Tướng Kỳ!
Kế đó, Võ
Long Triều cho biết những lời tuyên bố của Tướng Kỳ (không cho biết nguyên văn
những lời tuyên bố và xuất xứ của những lời tuyên bố đó) đã bị “tuyệt đại đa sốcá
nhân, đoàn thể, tổ chức và truyền thông báo chí khắp nơi phê phán gắt gaơ …”. Quả
thực Võ Long Triều có lối nói phóng đại hồ đồ một cách lố bịch. Đa số có nghĩa
là quá nửa; đại đa số có nghĩa là trên quá nửa rất xa; đến “tuyệt đại đa số”
thì phải hiểu là gần như tất cả, là trên 99 phần trăm. Làm sao Võ Long Triều có
thể xác quyết chuyện hầu như tất cả mọi người Việt (tuyệt đại đa số cá
nhân) đều có thái độ chống đối Tướng Kỳ? Nói vô lý đến như thế mà là nói
đúng sự thực, nói theo lẽ công bằng như Võ Long Triều từng nhiều lần to tiếng
rêu rao hay sao?
Thế rối
Võ Long Triều ‘chấm xuống hàng lật sang trang’ bằng câu kết luận “như vậy thiết
nghĩ đã quá rõ ràng và đầy đủ rồi. Bây giờ có viết thêm, nói thêm, bất cứ điều
gì thì cũng vô ích thôi”.
Đã cho biết
như vậy thì tưởng là câu chuyện Nguyễn Cao Kỳ tới đây đã được Võ Long Triều cho
chấm dứt. Nhưng không, ngay ở dòng sau, ông lại dùng dằng tiếc rẻ mà “bồi” thêm
mấy câu chê bai nữa mà ông cho rằng “đó là chuyện đời tư cá nhân, nói làm gì, …
ai cũng biết rồi”. Đã thôi không nói rồi lại nói, nói rồi lại bảo
nói làm gì. Thật đúng Võ Long Triều có cái “lưỡi không xương, nhiều đường
lắt léo”, thò ra thụt vào cách nào cũng được!
Dùng những
lời chê bai bồi thêm đó, trích trong bản tuyên cáo của Tập Thể Chiến sỹ VNCH (4), Võ
Long Triều đã nhai lại theo lối “mách bu” của ông giáo sư tiến sỹ. Ông giáo sư
tiến sỹ này, trích nguyên văn trong một điện thư ông viết ngày 27 tháng 1,
2004, đã giải thích mục đích lời lẽ trong bản tuyên cáo là ông mách “cho VC biết
là tên NCK là một tên bất tài vô tướng, làm gì cũng thất bại, để VC biết là
không thể xử dụng tên này làm việc gì được”. Cũng chính ông giáo sư tiến sỹ
này, khi được cơ quan truyền thông VN tại San Jose, nơi cư ngụ của ông giáo sư,
mời đến để trực diện tranh luận cùng Tướng Kỳ trong một cuộc phỏng vấn, đã cúi
mặt từ chối không dám đương đầu. Như thế đủ thấy những gì ông giáo sư tiến sỹ
viết trong bản tuyên cáo chỉ xuất phát ra trong lúc “no mất ngon, giận mất
khôn” mà thôi. Võ Long Triều đã diễn lại màn ‘mách bu’ theo đuôi một người
không có đảm lượng, thiếu tự trọng như vậy thì hỏi còn có tư cách gì mà chê bai
người khác.
Phụ lục 3
có thể nói là để chuyển tiếp từ chuyện Nguyễn Cao Kỳ sang chuyện Dương văn
Minh. Và sự “sang trang” từ ông Kỳ qua ông Minh đã cho tôi thấy một lý do nữa
trong sự lật mặt cuả Võ Long Triều. Đó là trưóc khi muốn “nâng” Dương văn Minh
lên cao thì phải tìm mọi cách “hạ” Nguyễn Cao Kỳ xuống thấp bằng mọi thủ đoạn.
Tóm lại,
qua phần phụ lục này, Võ Long Triều đã để lộ chân tướng là loài đồng lông đồng
cánh với những kẻ trước nay chi biết nói xấu người khác một cách hàm hồ, bằng
những luận điệu nặng tính cách vu cáo cho những mục đích riêng tư. Chính phần
phụ lục này khiến cho ta có lý do nghi ngờ những điều Võ Long Triêu viết trong
những chương khác, những điều có thể không đúng sự thực, được kể lể chỉ để tự
nâng cao mình, để đánh bóng thân phận vốn dĩ đã không có gì là danh giá.
Để kết
thúc, tôi xin kể thêm một câu chuyện. Những năm trước 1975, Võ Long Triều cùng
nhóm Đại Dân Tộc được tiếng là những người trí thức thiên tả, muốn đóng vai
thành phần thứ ba trong việc giải quyết chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc. Và gần
đây, ông Nguyễn hữu Hanh đã cho biết thêm như sau. Trong hồi ký “Câu chuyện đời
tôi” mới đăng xong trên Trang Talawas, Nguyễn hữu Hanh đã kể về Võ Long Triều
như sau: “Vì là một gưong mặt đối lập chính với chế độ Thiệu, anh ta (chỉ Võ
Long Triều) tin rằng chế độ mới ít nhất cũng để yên cho anh”. Ông Hanh còn kể
thêm rằng: “Rất nhiều người lãnh đạo phe đối lập cũng tin rằng vì họ đã từng chống
đối mạnh mẽ chế độ của Thiệu, họ sẽ được chế độ mới hoan nghênh hay ít nhất
cũng được coi là ‘trung lập’… Võ Long Triều có lẽ cũng nghĩ như những người
kia, nhưng anh ta cũng đủ thông minh để gửi một người phụ tá tên là Nam Đình, một
người có khuynh hướng thiên tả và là một cán bộ nằm vùng – sau này chúng tôi mới
biết – vào rừng để dò hỏi những người chỉ huy Việt Cộng xem anh ta có được chế
độ mới đối xử tủ tế hay không.”.
Kết quả
là Võ Long Triều được cộng sản “đối xử tử tế” bằng cách cho đi hoc tập cải tạo
trên 10 năm.
Câu chuyện
Võ Long Triều với những phụ bản trong Hồi Ký của ông tới đây coi như đã đủ, và
cũng bắt chước ông Võ, tôi xin được phép xuống hàng nhưng không sang trang mà
là chấm hết, thật sự chấm hết./.
Đỗ văn
Minh
Ngày 30
tháng 11, 2006
Chú Thích:
(1) Phạm
Phú Quốc, Trung Tá, Tư Lệnh Không Đoàn 23 tại Biên Hoà, đã tử trận trong 1 phi
vụ oanh kích Bắc Việt năm 1965 khi phi cơ của ông bị phòng không cộng sản bắn
rơi.
Lưu Kim Cương, Đại Tá, Tư Lệnh Không Đoàn 33, Chỉ huy trường căn cứ Tân Sơn Nhất,
đã tử thương khi ông đang chỉ huy phản công đơn vị Việt cộng tại căn cứ trong dịp
Tết Mậu Thân đầu năm 1968.
Nguyễn
Ngọc Loan, Thiếu Tướng, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, đã bị thương tích ở
chân đến mức tàn phế khi ông đang chỉ huy đơn vị cảnh sát tảo thanh cộng sản
cũng trong vụ Tết Mậu Thân đầu năm 1968.
(2) Phỏng
vấn của Báo Dân Quyền (Nguyễn Hữu Hoạt), Saigon Television (Lý Kiến Trúc), Đài
Truyền Hình San Jose (Đỗ văn Trọn), Báo Người Viễn Xứ (Nguyệt Quế), Báo Tiền
Phong (Nguyễn Đại Phượng), Đài BBC (mục Tư Duy Thế Kỷ, phỏng vấn cùng Tiến sĩ
Lê Đăng Doanh), Báo Việt Weekly (Ông Quan Hạ), ..v..v..
(3) Hồ
văn Đồng được gọi là “Ký Giả Thông Minh” nguyên nhân vì trong một bài viết về
Tướng Kỳ, ông ký giả này đã viết là Nguyễn Cao Kỳ kém thông minh, và những
người xử dụng Nguyễn Cao Kỳ trong chuyến về VN này còn kém thông minh hơn
nữa. Những người “kém thông minh hơn nữa” đã xử dụng Nguyễn Cao Kỳ, theo bài viết
của Hồ Văn Đồng, chính là các thành viên trong chính trị bộ cộng sản tại Hà Nội
và các nhá lãnh đạo Hoa Kỳ tại tòa Bạch ốc. Đã lên tiếng chê những nhân vật có
tầm cỡ quốc tế như vậy thì hẳn Hồ văn Đồng phải là một người rất thông minh, cực
kỳ thông minh!!!
(4)
Muốn biết tường tận, xin đọc các tài liệu sau:
Tuyên Cáo của TTCSVNCH ngày 16 tháng 1, 2004 của Giáo sư Nguyễn xuân Vinh.
Nhận xét về bản Tuyên Cáo của Bằng Phong Đặng văn Âu ngày 26 tháng 1, 2004.
Điện thư ngày 27 tháng 1, 2004 của Giáo sư Nguyễn xuân Vinh.
Bài “Nỗi lòng người đi” cũng của Bằng Phong Đặng văn Âu ngày 4 tháng 2, 2004.
Trong bài
“Đọc Hồi ký Võ Long Triều”, tôi đã có những nhận xét về mấy bài mà Võ Long Triều
viết trước đó rồi nay dùng như các phụ lục xen vào hồi ký nhằm bàn về chuyến đi
Việt Nam của Tướng Kỳ. Đặc biệt là trong phụ lục 3, Võ Long Triều đã chuyển đề
tài từ Nguyễn Cao Kỳ sang Dương Văn Minh qua nhan đề “Hai Hình Ảnh, Một Âm
Mưu”.
Với sự sắp
đặt như thế, có thể coi như Võ Long Triều đã viết một câu đối, với đề tài là “Một
Âm Mưu” cùng hai vế về hai nhân vật chính trị của Việt Nam Cộng Hoà thời trước
1975. Đã là hai vế đối thì hẳn phải là “đen” đối với “trắng”, “giả” sánh với
“thật”, “ngu” so với “khôn”, … Cho nên ở vế đầu, Võ Long Triều đã “dìm” Nguyễn
Cao Kỳ thì ở vế sau, “nâng” Dương văn Minh là chuyện người đọc chờ đợi sẽ phải
xảy ra. “Dìm” có đúng không, tôi đã có nhận xét trong bài trước, và để cho có sự
cân bằng, nay xin bàn tiếp tới vế sau để xem Võ Long Triều “nâng …” có khéo
không, có nghệ thuật không.
Bàn về
ông Dương văn Minh quả là một chuyện chẳng đặng đừng. Ông đã qua đời, đáng ra
nên để cho ông yên nghỉ. Nhưng vì Võ Long Triều đã xử dụng tới tên tuổi ông, đã
kể về chuyện cùng ông cộng tác, dù cho với một mục đích riêng tư nào đó, thành
ra nếu tôi có nói tới ông cũng chỉ là điều bắt buộc. Mặt khác, tôi cũng bỏ ra
ngoài những chuyện trên trời dưới biển mà Võ Long Triều đã cố tình thêu vẽ
loanh quanh mà chỉ đưa ra nhận xét về một số điều mà chính Võ Long Triều
đã viết ra trong hồi ký.
*
*
*
Trước hết,
Võ Long Triều nói về Tướng Kỳ trong các phụ lục trước rồi sau đó mới kể tiếp dến
ông Dương văn Minh, mặc dầu về phương diện thời gian thì chuyện ông Dương văn
Minh dự tính về nước đã xảy ra trong các năm từ 1993 đến 1997 và chuyện Tướng Kỳ
thực sự về nước là vào đầu năm 2004.
Nhận
xét: Khi muốn “nâng” một người lên cao thì trước đó phải tìm mọi cách
“dìm” một người khác xuống để qua sự so sánh, hành động “nâng” mới đạt hiệu quả
cao hơn. Nghệ thuật “nâng …” của Võ Long Triều theo đúng sách vở lắm!
Ngay từ
năm 1993, Võ Long Triều nhận định là “cộng sản Hà nội đang cần và tìm cách hòa
giải với nhân dân trong và ngoài nước để tồn tại và cai trị”. Do đó, chúng
“đi tìm bông hoa cũ của Việt Nam Cộng Hoà” mời về Việt Nam “để trang hoàng
chế độ”. Phát xuất từ nhận định này, Võ Long Triều đã xúi dục ông Dương văn
Minh về nước để đánh lá bài hoà giải với chính quyền cộng sản Việt
Nam..
Nhận
xét: Bằng câu “Đó là tương kế tựu kế, ông cứ về nước đi”, Võ Long Triều
đã đẻ ra một mưu sâu là về nước để làm cho “cộng sản Hà nội sẽ mệt lắm, làm cho
tụi nó gặp rất nhiều khó khăn rắc rối. Về để làm gì thì anh em sẽ cố vấn
cho ông”. Đã là mưu sâu thì phải giữ bí mật, chưa thể tiết lộ ngay được dù
cho với ‘bề trên’ là ông Dương văn Minh. Cứ quyết định về đi rồi hạ hồi thì
“trăm điều hãy cứ trông vào tay ta”. Rõ ràng là Võ Long Triều coi ông tướng họ
Dương như một hạng người ù lì, bảo sao làm vậy, chỉ đâu đánh đó.
Để chuẩn
bị cho chuyến về của ông Dương văn Minh hấu thực hiện mưu sâu tương kế tựu kế, Võ Long
Triều đã kêu gọi người Việt hải ngoại hãy gạt bỏ những hiềm khích để kết hợp lại
với nhau, như thế sẽ tạo được “một sức mạnh đáng kể, một tiếng nói chung, một đại
đa số có lập trường, có lãnh đạo” “để nói chuyện với chính quyền độc tài cộng sản
bên kia”.
Nhận
xét: Thật là lời kêu gọi đoàn kết đầy sáng tạo mà người Việt hải ngoại từ
1975 tới lúc đó chưa ai nghĩ ra được. Vì Võ Long Triều là ngưới đầu tiên biết
đưa ra lời kêu gọi này cho nên còn đợi gì mà hải ngoại không chịu kết hợp lại để
rồi bầu cho ông Dương văn Minh vai trò lãnh đạo dưới sự phò tá đầy mưu lược của
quân sư họ Võ!
Ông Dương
văn Minh đã đánh giá tài năng của Võ Long Triều qua lời tự nhận của chính quân
sư họ Võ như sau: “… các nhân vật chính trị định cư ở hải ngoại không
có ai ngoài tôi (Võ Long Triều) hiểu biết cộng sản nhờ qua bao
nhiêu năm tù đầy và ở lại sống với tụi nó…. Tôi (Võ Long Triều) hội
đủ điều kiện và khả năng đấu đá với cộng sản, đặc biệt tôi có thể
giúp ông thực hiện mưu đồ đòi lại tự do dân chủ cho dân tộc.” Còn nữa,
“khi ra ứng cử tổng thống, ông mời tôi (Võ Long Triều) đứng phóvà ông
nói rằng ‘Tôi không đứng với anh thì tôi không đứng với ai hết’ ”.
Cả đến cộng
sản cũng phải e dè nể nang Võ Long Triều qua chuyện do chính họ Võ kể như sau:
“Năm 1991 khi cộng sản bị buộc phải cấp chiếu khán cho tôi xuất xứ thì anh thiếu
tá công an tên Thắng nói với tôi là cấp trên của anh ta nói rằng thả Võ
Long Triều ra nước ngoài là thả cọp về rừng”.
Nhận
xét: Đáng tiếc là ông Dương văn Minh không còn là một “nhân chứng sống” để
có thể cho biết là những lời tâng bốc Võ Long Triều lên đến tận trời xanh đó có
phải do ông nói ra không? Nhưng giả sử nếu (xin nhấn mạnh ở chữ “nếu”)
những lộng ngôn đó, những sáo ngữ đó đã do ông Dương vân Minh thực sự thốt ra
thì cũng tội nghiệp cho cái kiến thức của ông Quốc Trưởng 3 tháng, Tổng Thống 3
ngảy này quá (1). Chỉ bằng vào cái kinh nghiệm tù đầy cộng sản và ở lại
sống với cộng sản mà lại có thể cho Võ Long Triều là người đứng đầu ở hải ngoại
về khả năng hiểu biết và đấu đá với cộng sản, có thể thực hiện mưu đồ đòi lại tự
do dân chủ cho dân tộc. Cũng buồn thay cho biết bao lãnh tụ đảng phái, hội đoàn
chính trị ở hải ngoại, chỉ vì không được ở tù cộng sản, không ở lại Việt Nam
sau 1975 nên đã không có thành tích để được ông Dương văn Minh để mắt xanh tới.
Riêng Võ Long Triều, dù có thực sự được ông thầy Dương văn Minh “thổi” lên như
vậy, cũng nên có chút khiêm tốn chứ đâu lại nhân cơ hội này để tự đánh bóng
mình mà giữ thái độ “mục hạ vô nhân” coi toàn cõi hải ngoại như chỗ không người!
Cũng vậy,
cấp trên của anh thiếu tá công an tên Thắng là ai, với lời so sánh (Cọp Võ Long Triều)
khiến người đọc phải cười đến trẹo quai hàm, thì chỉ một mình Võ Long Triều biết
đến mà thôi. Do đó, Cọp Võ Long Triều cũng nên được hiểu chỉ là loại Cọp Sành
thường thấy người ta trưng bày làm cảnh nơi phòng khách trong các tư gia.
Năm 1993
(buổi sáng ngày tháng nào của năm 1993, tôi không còn nhớ), khi thuyết phục ông
Dương văn Minh “cứ về nước đi” để thực hành mưu sâu “tương kế tựu kế”, Võ Long
Triều đã thuật lại một câu nói của ông Dương văn Minh nguyên văn như sau: “Anh
Triều à, người ta nói ‘trâu già không sợ dao phay’, tôi năm nay trên tám
mươi tuổi rồicòn mong ước gì nữa…”
Nhận
Xét: Theo tiểu sử thì ông Dương văn Minh sinh năm 1916. Đến năm 1993 thì
lúc đó ông mới 77 tuổi chứ không phải trên 80 như lời Võ Long Triều kể. Nếu cứ
tin theo lời kể này thì ông Dương văn Minh đã quá lẩm cẩm đến không nhớ cả tuổi
của mình. Chủ trương đưa một ông già lẩn thẩn, ngớ ngẩn như vậy về Việt Nam
“tương kế tựu kế” với cộng sản hẳn quân sư họ Võ phải có một đầu óc đặc biệt,
khác hẳn với những người bình thường như chúng ta.
Võ Long
Triều khám phá ra rằng bản chất cộng sản là xảo quyệt, lừa đảo, cho nên nếu cộng
sản muốn hòa giải thì phải thỏa mãn các điều kiện, trước hết là phải có thư mời
từ Thủ Tướng Võ văn Kiệt. Kế đó, trong đoạn “Hoà giải trong điều kiện nào”, Võ
Long Triều đã đòi hỏi những điều cộng sản phải làm để hoà giải là “nới rộng tự
do dân chủ và tôn trọng nhân quyền (điều kiện tiên quyết)”, “công nhận quyền
tư hữu của nhân dân”, “chấp nhận đa đảng sinh hoạt chính trị”, và cuối cùng là
“tái lập và tôn trọng thật sự một chế độ pháp trị phân minh”.
Nhận
xét: Rất lâu từ trước cho tới nay là năm 2006, các nhà tranh đấu cho tự do
dân chủ từ trong nước ra tới hải ngoại, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, tất
cả đều nỗ lực gây áp lực vào cộng sản Việt Nam cũng chỉ nhằm đạt được các mục
tiêu nói trên, vậy mà nhóm đương quyền ở Việt Nam vẫn không hề mảy may nhượng bộ.
Thật ra thì nếu cộng sản Việt Nam chấp nhận những điều kiện hòa giải như Võ
Long Triều đòi hỏi thì kể như chúng đã bằng lòng đầu hàng vô điều kiện rồi. Mà
chúng đâu có ngu như những người cứ gân mồm đòi hỏi. Cho nên sau đó, Võ Long
Triều đã xuống nước chỉ còn tha thiết năn nỉ “nói rõ là ông Đại Tướng không thể
đương nhiên trở về nước nếu không có một thơ mời chính thức”. Từ đòi hỏi 4
điều kiện hoà giải xuống tới việc chỉ xin một thơ mời chính thức để về nước, rõ
ràng là chuyện “đầu voi đuôi chuột” của những kẻ thuộc loại huyênh hoang, bất
tài vô tướng, thân phận cóc nhái mà muốn phình bụng cho to bằng con bò.
Để thực
hiện kế hoạch về Việt Nam “tương kế tựu kế” làm khó dễ cộng sản, việc đầu tiên
là chỉ định Dương văn Đức, con trai ông Dương văn Minh, về nước đích thân gặp
thủ tướng Võ văn Kiệt lấy thơ mời. Trước khi đi về, Dương văn Đức đã được học tập
những bài “hỏi, đáp”, chuẩn bị và chỉ dạy bởi bộ tham mưu cuả ông Dưong văn
Minh hầu có thể đối phó đề phòng khi bị cộng sản hỏi vặn.
Nhận
xét: Vì quá ham về nước nói chuyện hòa giải nên ông Dương văn Minh đã gửi
Dương văn Đức về nước tới 2 lần, nhưng vẫn không lấy được thơ mời. Phải nói là
“xin thơ mời” thì mới đúng sự thực. Lần đầu về nước, theo lời kể, thì Dương văn
Đức được gặp Võ văn Kiệt nhưng câu chuyện chỉ trong vòng hỏi han xã giao, tới lần
sau thì chỉ còn gặp chánh văn phòng của Võ văn Kiệt, thế là sự giao thiệp đã lần
lần xuống thang Mặt khác, nếu cộng sản Việt Nam thực tâm muốn mời ông
Dương văn Minh về nước thì đã có toà đại sứ cuả chúng ở ngay tại Paris làm công
chuyện đó. Không lẽ Võ quân sư lại không hiểu đến điều sơ đẳng này! Lóc cóc gửi
người về nước xin thơ mời tới 2 lần mà không được đếm xỉa tới, hỏi còn xỉ nhục
nào bằng mà còn rêu rao ra trong hồi ký! Đọc những câu trong bài “hỏi, đáp”,
nói nôm na là “mớm lời” (tựa như vú em mớm cơm cho em bé), tôi thấy thật tội
nghiệp cho anh chàng sứ giả Dương văn Đức. Một người có lòng tự trọng không bao
giờ chấp nhận cho người ta dạy dỗ mình như một trẻ nít như vậy. Mặt khác, đưa một
người có bộ óc thiếu chất xám tới mức đó về nước đối đáp với cộng sản thì thật
là “còn ngu nào tày”. Nếu cần Võ Long Triều luôn luôn ở bên cạnh ông
Dương văn Minh để đem cái túi khôn của mình bày mưu tính kế nên không thể đóng
vai sứ giả về nước thì không còn ai khác trong bộ tham mưu có khả năng hơn
Dương văn Đức hay sao?
Rút cục,
vì sự phản bội của Dương văn Đức do ham mồi phú quý của cộng sản mà mọi chuyện
phải giậm chân tại chỗ. Tới lúc này thì hai thầy trò họ Dương và họ Võ phải
tính chuyện “đặt lại toàn bộ vấn đề”. Và xem chừng như đã sốt ruột quá cho
nên hẳn thơ mời cũng không cần tới nữa. Ông Dương văn Minh bèn hạ quyết
tâm qua câu nói rất cảm khái: “Anh Triều, nếu anh chịu về với tôi thì ngày mai
tôi về liền. Anh cùng sống cùng ở với tôi. Tôi sống anh sống tôi chết anh chết”.
Và đây là câu trả lời rất khí phách, rất mưu trí của quân sư họ Võ: “Không phải
tôi sợ chết mà không dám về với ông. Thử nghĩ tôi về Việt Nam với ông, ai ở
ngoài làm ống loa cho ông?”.
Nhận
xét: Chủ tướng xuất trận mà quân sư lại xin ở lại hậu phương thì lấy ai
bàn mưu tính kế, như thế Võ Long Triều có khác gì “đem ‘thầy’ bỏ chợ”, “xúi trẻ
con ăn c… gà”. Thế còn những nhân vật trong bộ tham mưu do Võ Long Trièu triệu
tập đâu, toàn là đồ bỏ cả hay sao mà không thấy ai tình nguyện theo thầy xung
trận. Nghĩ rộng ra, tôi cho là còn có thể ông Dương văn Minh đã dùng lối khích
tướng, thách thức quân sư họ Võ cứ ở đây khoe tài khoe khôn, nói thánh nói tướng,
có giởi thỉ hãy cùng ông về nước đấu đá với cộng sản. Nhưng Võ Long Triều với
thói quen mặt dầy mày dạn, đâu có dễ mắc mưu khích tướng này. Cái lý do Võ Long
Triều viện dẫn để ở lại là vì không có ai ngoài họ Võ có khả năng “làm ống
loa” cổ võ cho chuyến về Việt Nam của ông Dương văn Minh. Thử tưởng tượng cái cảnh
Võ Long Triều đứng giữa khu phố chợ Viêt Nam đeo ống loa ngoạc mồm ông ổng kêu
gọi đồng bào hải ngoại tụ tập lại xem tấn trò Hòa Hợp Hoà Giải của ông thầy
Dương văn Minh do chính họ Võ đạo diễn cũng đủ thấy hào hứng và đầy hùng khí rồi!!!
Cuối
cùng, ông Dương văn Minh không về Việt Nam, Võ Long Triều quyết định chấm dứt mọi
hoạt động và rồi cả hai đếu lần lượt bỏ đất Pháp qua Hoa Kỳ. Chuyện về nước để
Hoà Giải với cộng sản Việt Nam của các ông chưa đi hết bước đầu đã vội tan như
bọt sóng, không một tiếng vang.
*
*
*
Trước khi
chấm dứt bàn về tấn tuồng hòa giải, xin trình bày lại một cách tổng quát về hai
hình ảnh của hai nhân vật trong câu đối hai vế của Võ Long Triều để tiện bề so
sánh.
Hình ảnh
1: Nguyễn Cao Kỳ (2004)
Nguyễn
cao Kỳ, nói là làm, đã ngang nhiên đơn thân về nước chỉ có mục đích đem lời
thành tâm và chí tình khuyến dụ nhà cầm quyền Viêt Nam thay đổi đường lối và
chính sách để dần dần tạo cho người dân có cuộc sống đầy đủ hơn, để thoát ra khỏi
ảnh hưởng cuả nước láng giềng phương bắc, nhất là về mặt kinh tế. Thành công được
thì tốt, bằng không thì ông cũng đã cố gắng đem cái “tâm” của mình trong lúc tuổi
già hầu làm được một cái gì cho đất nước. Ông không hề coi mình là sứ giả, chưa
từng nhân danh tập thể tị nạn, cũng không bao giờ nhận mình là đại diện cho một
ai. Ông chỉ xác nhận việc ông về nước cốt để bắc một nhịp cầu đầu tiên trong việc
xoá bỏ hận thù, còn những chuyện về sau thì để cho lớp người trẻ gánh vác, ở
trong nước và cả hải ngoại, vì ông tin tưởng là tương lai đất nước phải nằm
trong tay lớp người này.
Hình ảnh
2: Dương văn Minh (1993-1997)
Trái lại,
chuyện ông Dương văn Minh về nước thì xôm tụ hơn nhiều và ông đã mưu toan hòa
giải với cộng sản Việt Nam từ 1993, có kế hoạch dự trù đầy đủ.
Trước hết,
ông có quần thần phò tá, với quân sư Võ Long Triêu ra sức tính kế bày mưu, và cả
một nhóm ngưòi tận tình giúp sừc, những nhân vật thượng lưu trí thức toàn là bằng
cấp đầy mình mà quân sư họ Võ đã dày công tuyển lựa, nào là bác sỹ, tiến sỹ, dược
sỹ, kỹ sư, …
Theo nhận
định của quân sư Võ Long Triều thì cộng sản Việt Nam muốn có hòa giải để tiếp tục
cai trị. Lợi dụng tình thế này ông Võ đưa ra kế hoạch đòi hỏi cộng sản Việt Nam
phải có thơ mời, kế đó là thỏa mãn 4 điều kiện hòa giải. Có được như thế thì mới
về nước nói chuyện.
Để thực
hiện kế hoạch, kỹ sư Dương văn Đức, con trai ông Duơng văn Minh, với vai trò sứ
giả của nhóm, được gửi về để xin thơ mời. Xin lần đầu không được, lại khăn gói
về xin thêm lần nữa và lần này cũng không có kết quả gì. Thơ mờì đã không xin
được thì nói gì đền chuyện đòi hỏi điều kiện. Túng thế, ông Dương văn Minh phải
đặt lại toàn bộ vấn đề, về nước mà không cần thơ mời nữa: “nếu anh chịu về
với tôi thì ngày mai tôi về liền”. Tiến trình ngày càng xuống cấp! Từ 4 điều
kiện hòa giải xuống tới thơ mời, rồi rút cục cứ về nước không cần thơ mời nữa.
Thực ra
bao giờ cũng vậy, chỉ người chiên thắng mới ra điều kiện cho kẻ bại trận. Cộng
sản đang toàn quyền cai trị ở Việt Nam, còn phe ông Dương văn Minh ở bên trời
Tây, trần trụi, không có một chút gì gọi là thế lực cả vế quân sự lẫn chính trị.
Đòi hỏi điều kiện trong tình trạng như vậy chỉ thuần là những lời dối trá bịp bợm
rỗng tuyếch của những kẻ tưởng ai cũng ngu ngốc như mình.
Ông Dương
văn Minh coi chuyện về nước như là vào hang cọp, chưa đi đã run, sợ từ chuyện bị
cộng sản bắt đến chuyện bị cô lập. Võ Long Triều cũng chẳng gan dạ hơn gì. Sợ bị
cộng sản dàn cảnh cho xe cán, hoặc ăn trúng độc phẩm. Vì vậy mà Cọp Võ Long Triều
đã từ chối không theo ông thầy Dương văn Minh về Việt Nam vào hang cọp đấu đá,
cấu xé vì tự biết thân phận mình chỉ là loài vật người ta nặn ra làm đồ trang
trí mà thôi. Còn các ông trí thức khác trong nhóm thì toàn đánh bài lùi, không
thấy ông nào đưa ra được một ý kiến gì.
Ông Dương
văn Minh với chuyện Hoà giải có điều kiện đã được Võ Long Triều huyênh hoang
khua chiêng đánh trống rầm rĩ trong một thời gian rút cục rồi cũng chỉ là “cơn
bão tố trong một ly nước”. Vậy mà có kẻ còn muối mặt đem ra kể trong hồI ký như
để khoa trương với thiên hạ, lại còn quai miệng ra chê trách người khác, nào có
khác gì mình tự chửi mình.
* * * * *
* * * * * * * * * * * * * *
Đáng lý
ra, tới đây là chấm dứt bài nhận xét tiếp về hồi ký Võ Long Triều. Nhưng khi đọc
đến chương 20, ngày 8 tháng 12, 2006, tôi thấy cần phải có thêm một ít lời bàn.
Gạt ra
ngoài những đoạn Võ Long Triều kễ lể chỉ để khoe khoang thành tích, tôi xin nói
tới màn đối thoại ở cuối chương giữa Tướng Kỳ và ông Văn văn Của, vào thời điểm
đó, đang là Đô Trưởng Saigon Chợ Lớn (2).
.
Theo lời
tường thuật của Võ Long Triều thì Tướng Kỳ đã xài xể ông Văn văn Của một cách
tàn tệ. Đối lại, ông Văn đã có thái độ sợ sệt, chỉ biết dạ…dạ, khúm núm một
cách đáng thương.
Chuyện
này xảy ra chỉ có 3 ngưòi biết đến. Tướng Kỳ, người chưa bao giờ thèm lên tiếng
để trả lời những bài viết có đề cập tới ông, nạn nhân là ông Văn văn Của, người
đã không còn trên cõi đời này, và Võ Long Triều, người đem chuyện ra kể. Thành
ra màn đối thoại này, có thực hay chỉ là bịa đặt, xin tùy ở sự phán đoán của
người đọc.
Nhưng tôi
có thể nói ngay là, kể ra chuyện này, Võ Long Triều, vì có hiềm khích với ông
Văn văn Của trong thời gian cùng làm việc dưới trướng Tướng Kỳ, nên đã nhẫn tâm
hạ nhục một người đã qua đời, một người không còn cách gì để bào chữa, thanh
minh, một người đã từng bị thương trong vụ trực thăng Hoa Kỳ bắn lầm (?) dịp tết
Mậu Thân đầu năm 1968, một người từng chịu cảnh tù đầy nhiều năm trong các trại
tù cộng sản sau 1975. Thái độ này tôi cho là đê tiện, là hành vi của một kẻ hèn
hạ. Theo cách xử thế và luân lý của Đông Phương chúng ta, giả dụ đó là chuyện
có thực thì cũng không bao giờ được đem ra bêu xấu một cách trắng trợn như thế.
Hơn nữa, ông Văn văn Của là bác sỹ quân y xuất thân từ binh chủng nhảy dù với cấp
bậc Đại tá. Mô tả thái độ có thể gọi là nhục nhã, gán cho một sỹ quan cao cấp
trong một binh chủng nổi tiếng là kiêu hùng, ngang tàng, khí phách thì có khác
gì đem cả binh chủng ấy ra mà bêu riếu.
Xin được
kể thêm, cũng trong Hồi ký Chương 20, chính Võ Long Triều đã đi xa hơn bước nữa
là thoá mạ cả Quân Lực VNCH trong câu chuyện với Tướng Kỳ và Tướng Kỳ đã
phản ứng lại nguyên văn như sau:
“ Thiếu
Tướng có lòng tốt mời tôi hợp tác, đề nghị hết chức vụ này đến chức vụ khác,
tôi từ chối vì biết rõ đa số quân nhân các ông, chỉ biết ra lệnh một cách
độc đoán, hoặc thi hành lệnh một cách mù quáng. Ðã vậy khi nắm được
quyền hành thì ganh tị không muốn phân chia. Mấy ông lợi dụng quyền để thỏa mãn
sự tự hào cá nhân và nhu cầu bản thân. Các ông không dùng quyền để phục vụ quần
chúng...
Tôi chưa
nói hết ý nghĩ và trút hết sự bực tức của tôi thì Tướng Kỳ vừa ngạc nhiên, vừa
tức giận:
- Ê, anh
muốn nói gì thì làm ơn nói cho rõ ràng chút. Ðây không phải chỗ để anh
thóa mạ quân đội nhé.”
Tôi kể
chuyện này ra đây để những cựu quân nhân trong Quân Lực VNCH, đặc biệt là cựu
quân nhân trong binh chũng cũ của cố Đại tá Văn Văn Của, biết đến Võ Long Triều,
một cựu sỹ quan biệt phái, chưa từng có ngày cầm súng ra trận đã nhân cơ hội viết
hồi ký mà “múa gậy vườn hoang”, dám thốt lời nhục mạ cả một tập thể Quân Lực
VNCH chúng ta.
Xuyên suốt
hồi ký Võ Long Triều cho tới chương 19, qua biết bao đoạn đối thoại, duy nhất
chỉ có một lần Võ Long Triều cho Tướng Kỳ văng tục với chính họ Võ bằng hai chữ
Đ.M. Trong bài “Đọc Hồi Ký Võ Long Triều”, tôi đã cho biết là những người từng
làm việc lâu năm với Tướng Kỳ, những người có nhiều dịp chuyện trò với ông,
chưa ai hề thấy ông dùng hai chữ Đ.M. bao giờ dù có nhiều lúc ông đang rất tức
giận.
Chỉ có một
cách giải thích về việc Võ Long Triều ngụy tạo ra chuyện Tướng Kỳ đột nhiên có
lối chửi thề vung vít đó nhu sau:
Võ Long
Triều đã đọc bài “Đọc Hồi Ký Võ Long Triều” với việc tôi chê họ Vỏ là đã có nhiều
hư cấu trong các chuyện kể nên ông tìm đường phản ứng. Phản ứng bằng cách
“Không nói Có, có Ít nói ra Nhiều” theo đúng phương thức tuyên truyền cơ bản của
cộng sản. Phản ứng như thế để ít ra có một số người đọc sẽ tin là những lời họ
Võ nói cũng có thể chứa đựng phần nào sự thật. Còn tại sao lại đưa ông
Văn văn Của, dù là một người đã quá cố, ra chịu trận chửi thề thì không có gì
là khó hiểu. Phần trên của chương 20 đã cho biết giữa ông Văn văn Của và Võ
Long Triều có mối hiềm khích từ những năm xưa. Nặng lòng mang mối hận, nay viết
hồi ký, ông có cơ hội trả thù qua đường lối văn chương tục tĩu. Hơn nữa, bịa đặt
trắng trợn như thế chứ hơn nữa cũng chẳng sợ gì, vì ông Văn văn Của làm sao mà
đội mồ lên để chống trả được. Ông Võ Long Triều là một người thật có lòng can đảm,
có hành động thật anh hùng!!!
Có người
khi đọc hồi ký chương 20 xong đã phát biểu: “Ai mà tin được một kẻ chuyên môn đặt
điều bịa chuyện này! Đến con nít nó cũng biết là nói láo!”. Đúng vậy! Tôi chợt
liên tưởng đến câu nói của một thân hữu ở vùng Denver, Colorado: “Ở Việt Nam,
dưới chế độ kềm kẹp của cộng sản, người dân đã phải ‘nói dối để mà sống’ trong
khi đó tại hải ngoại tự do này, có nhiều người lại ‘sống chỉ để nói dối’ “.
Câu nói vẽ ra một sự thực, nhưng không khỏi gây cho tôi một cảm giác buồn thấm
thía. Cũng có người bị Võ Long Triều nói xấu một cách hèn hạ nhưng họ cho
rằng “dây với hủi làm gì cho mệt. Nói đến nó cho lắm, nó lại tưởng nó là quan
trọng”. Nói như thế cũng không sai đâu! Do nhu cầu chính trị cần có bộ mặt đoàn
kết Bắc Nam lúc Tướng Kỳ thành lập nội các chiến tranh, do sự tiến dẫn của linh
mục Nguyễn quang Lãm, Võ Long Triều mới được Tướng Kỳ đem từ bóng tối ra cho
chường mặt với đời. Vậy mà sau này họ Võ lại quay mặt chửi bới, vu cáo sau
lưng. Phò tá ông Dương văn Minh, xúi dục về nước đánh lá bài hòa giải, rồi đên
khi thấy không có cơ nên công trạng gì thì chuyển qua lá bài tẩu mả, lẩn tránh
sang Hoa Kỳ bỏ cả thầy cả bạn. Như vậy không phải là hạng người có hành dộng phản
trắc, sớm đầu tối đánh hay sao?
Lại có
người quả quyết rằng Võ Long Triều chính là con nuôi tên Tây lai LeRoy. Những
năm cuối thập niên 40 đầu thập niên 50, tên này chỉ huy đám Thân Binh
(partisans) kiêm trùm mật thám, một hung thần nơi tỉnh Bến Tre vùng châu thổ Cửu
Long miền Nam. Nếu tin này là đúng thì những hành vi phản trắc của Võ Long Triều
không khiến cho ta phải lấy làm lạ. Cũng như thời trước 1975, nếu Võ Long Triều
đã được nhiều người miền Nam gán cho cái danh hiệu là tên “Nam Kỳ Gian” thì việc
này cũng không phải hoàn toàn vô lý.
Dù sao, hồi
ký đã kể Tướng Kỳ dùng hai chữ chửi thề Đ.M. với ông Văn văn Của tới 6 lần thì
cũng đã để Tướng Kỳ Đ.M. Võ Long Triều một lần cho có được đôi chút công bình.
Và cũng
phải nhận rằng Võ Long Triều đã có phần nào thành thật và can đảm khi tự thú là
Tướng Kỳ đã Đ.M. mình, điều mà có mấy ai dám công khai nói trắng ra như thế.
Chuyện
dài Võ Long Triều nói tới đây thiết nghĩ đã đủ. Tôi xin chấm dứt hẳn để nghe
theo lời khuyên rất hợp lý là “nói lắm đến nó, nó lại tưởng mình là người quan
trọng”.
Chú
Thích:
(1) Ông Dương
văn Minh làm Quốc Trưởng 3 tháng, từ tháng 11/1963 tới tháng 1/1964, làm Tổng
Thống 3 ngày tử chiều thú hai 28-4-1975 đến trưa thứ tư 30-4-1975. Đúng ra thì
có một ngày rưỡi.
(2) -
Trích một phần trong đoạn chót của Hồi Ký Võ Long Triều, chương 20.
Ông
Kỳ lại nín thinh mắt đăm đăm nhìn cửa ra vào, hình như ông cố ý chờ Văn Văn Của.
Khoảng vài phút qua, Thiếu Tá Liệu, tùy viên mở cửa, Văn Văn Của xuất hiện đứng
nghiêm chào, tay chưa kịp bỏ xuống.
- Ð. M...
anh, không làm việc, ngồi chơi không mà người ta làm anh phá.
- Dạ...
Ông Của
chưa kịp nói gì thì bị Tướng Kỳ làm cho một hơi:
- Ð.M...
anh, tại sao anh không giải ngân cho người ta làm việc?
- Dạ...
- Ð. M...
anh có biết đọc tờ trình của quận trưởng quận 8 không? Tại sao không chịu giải
ngân cho người ta?
- Dạ...
- Ð. M...
anh, đã cử quận trưởng mới rồi mà anh còn cử thằng quận trưởng cũ làm cố vấn là
cái nghĩa lý gì?
- Dạ...
- Ð. M...
các quận khác anh có cử cố vấn không? Như vậy không phá hoại là cái gì? Ð. M...
đi về, nếu không tôi “nhúc” anh bây giờ.
Sau này
tôi mới biết đối với Thiếu Tướng Kỳ chữ nhúc có nghĩa là bắt giam. Ông Của chưa
kịp bỏ tay chào xuống, còn đứng chết trân nghe mắng cho đến khi bị đuổi về, ông
bỏ chân theo kiểu nhà binh, quay đằng sau, đi mất.
Đôi lời về
một cơ quan truyền thông hải ngoại.
Trong hồi
ký, khi viết về ông Dương văn Minh, Võ Long Triều đã dùng nhóm chữ “Hai hình ảnh, một
âm mưu” như để làm khung cho việc so sánh ông Tướng này với Tướng Kỳ.
Bắt chước
cách dùng chữ của Võ Long Triều, tôi cũng xin trình bày “Một trường hợp, hai
cách đối xử” để nói vài lời về một cơ quan truyền thông Việt Nam có tiếng
lớn tại vùng đông người Việt nhất ở nam California.
Tờ báo điện
tử này đã đăng trên mục Diễn Đàn loạt bài phỏng vấn ông Nguyễn văn Ngân (cũng
có thể coi như hồi ký dưới một hình thức khác) khởi đầu từ ngày 29 tháng 9,
2006 và tiếp nối hàng tuần được 4 kỳ thì đột nhiên chấm dứt vào ngày 3 tháng
11, 2006. Trong khi cuộc phỏng vấn còn đang tiếp diễn thì liên tiếp 2 ngày 13
và 14 tháng 10, 2006, trên tờ báo này cũng trong mục Diễn Đàn đã xuất hiện 2
bài phê phán khá nặng nề về ông Nguyễn văn Ngân (bài của các ông Mai A Nguyễn
và ông Nguyễn Thái Hòa). Tờ báo điện tử này đã giữ đúng trọng trách nghề nghiệp,
theo đúng mục đích của mục Diễn Đàn là đăng một bài viết rồi sau đó sẵn sàng
đăng các bài do độc giả gửi tới, nếu có, để góp ý, phê bình cho rộng đường dư
luận, miễn là các bài của độc giả không có những lời lẽ có tính cách phỉ báng hạ
cấp, những sự bịa đặt quá trắng trợn. Thế rồi sau khi bài phỏng vấn đã chấm dứt
được một tháng, tờ báo này vẫn cho đăng tiếp hai bài nhận xét khác, cũng về ông
Nguyễn văn Ngân, bài của ông Quang Nguyễn vào ngày 3 tháng 12, 2006 tiếp theo
là bài của ông Vũ thái Huy vào ngày 10 tháng 12, 2006. Hai bài này cũng có những
lời chê trách vùi dập ông Nguyễn văn Ngân không kém nặng nề mấy so với hai bài
truớc.
Khi cũng
tờ báo này đăng hồi ký Võ Long Triều, tôi đã viết một bài nhận xét (“Đọc Hồi Ký
Võ Long Triều”) và sau đó một thân hữu đã thay mặt tôi gửi bài này đến yêu cầu
đăng cũng trên mục Diễn Đàn để có thêm một tiếng nói, khác với nhiều điều kể
trong hồi ký. Lần này, trong một trường hợp và hoàn cảnh tương tự, nhưng tờ báo
điện tử này đã không đăng mà cũng không cho một lời giải thích.
Tại sao lại
có sự đối xử phân biệt như thế? Cũng dễ hiểu thôi.
Ông Nguyễn
văn Ngân có một cái “tội” là đã không được tòa soạn tờ báo đó coi là thân hữu.
Cho nên nắm thời cơ để biểu diễn lòng “chí công vô tư” của tờ báo, tòa soạn đã
cho đăng ngay những bài phê phán của độc giả gửi tới.
Trường
hợp ông Võ Long Triều thì khác hẳn. Ông họ Võ này từ lâu đã có mối giao tình
thâm sâu với ông cựu chủ nhiệm của tờ báo, nay đã quá cố, đến mức coi nhau như
“ruột thịt”. Chứng cớ là khi ông cựu chủ nhiệm này lâm bệnh nặng sắp qua thế giới
bên kia thì tòa soạn yêu cầu và Võ Long Triều đã đáp úng viết một bài đăng ngày
24 tháng 8, 2006 cũng trên mục Diễn Đàn của tờ báo để kể về những kỷ niệm xưa
giữa họ Võ và ông chủ nhiệm. Việc Võ Long Triều ca tụng ông chủ nhiệm chỉ lả
chuyện thuộc loại hiếu hỷ bình thường, nhưng đáng chú ý là cũng như nhiều dịp
khác, Võ Long Triều đã nhân cơ hội khen ông chủ nhiệm “ruột thịt” để tự “thổi”
mình lên. Võ Long Triều kể là năm 1997, ông chủ nhiệm đã giới thiệu Võ Long Triều
với ông Giám Đốc Báo chí trường đại học Cal State Fullerton rằng Võ Long Triều
là “Boss” cũ của mình và trước kia cũng là người từng dạy dỗ ông chủ nhiệm cách
thức làm báo. Cái lối “mèo khen mèo dài đuôi” này lại được các đàn em, đệ tử
ông cố chủ nhiệm trong tòa soạn triệt để tin tưởng. Võ Long Triều đã là thầy
ông chủ nhiệm thì hẳn phải là bậc sư phụ, sư tổ của các ông trong tòa soạn hiện
nay. Vậy thì làm sao mà các ông ấy dám đăng bài xúc phạm nặng nề đến bậc “tôn
trưởng” của các ông ấy. Thôi thì đành theo thượng sách là ngậm miệng làm thinh,
cho bài viết của độc giả chìm xuồng là tốt nhất.
Tất cả
câu chuyện chỉ có vậy. Tôi xin được kết luận rằng qua “hai cách đối xử trong
cùng một trường hợp” như vừa trình bày nơi trên, nay nếu tôi có nói “lương tri”
và “lương tâm” của các ông trí thức và nhà báo trong tòa soạn này làm sao hơn
được “lương tri” và “lương tâm” của cô gái lầu xanh thiết tuởng không có gì là
quá đáng, mà giả như cô gái lầu xanh có dẫy nẩy lên cho rằng lối so sánh nhu thế
là xúc phạm tới cô thì tôi nghĩ cũng hoàn toàn không phải là vô lý.
Đỗ văn
Minh
Ngày 15
tháng 12, 2006
Thư
của Ngô Công Đức
Thursday, February 22, 2007
Thursday, February 22, 2007
Kính gởi:
Tòa soạn Báo Người Việt. Ðề mục: Trả lời ông Võ Long Triều về “Hồi Ký Võ Long
Triều” đăng trên báo Người Việt ngày 26 Tháng Giêng, 2007.
Tôi được
đọc vài bài của Hồi Ký Võ Long Triều, nay xin phép được sử dụng quyền trả lời
trên báo Người Việt để anh Triều độc giả nghe được tiếng chuông phản hồi. Xin
kính chúc anh chị em ở báo Người Việt một năm mới an vui và hạnh phúc.Ngô Công
Ðức
Kính gởi
anh Triều,
Tôi chỉ
có vài hàng để trả lời anh về đoạn hồi ký có đề cập đến tôi, đại để những điểm
lớn:
1. Tôi là
dân biểu đàn em của anh dưới thời ông Thiệu.
2. Anh là
người bỏ tiền ra báo Tin Sáng và cử Hồ Ngọc Nhuận làm giám đốc chính trị cạnh
tôi.
3. Tôi bị
ông Trần Bạch Ðằng móc nối qua Hồ Ngọc Nhuận.
4. Năm
1973, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Ðức, Dương Vãn Ba sang Paris để bị ông
Ðinh Bá Chi móc nối.
Tôi không
cần trả lời toàn đoạn hồi ký của anh, mà để cho độc giả đánh giá, chỉ nói 4 điểm
chính này là hoàn toàn sai sự thật.
Chỉ có lời
khuyên anh nên để ý đến trí nhớ và tâm thần của mình để viết lại hồi ký trung
thực hơn, ráng gọt giũa cho có tầm cỡ của một nhà chính trị, đừng tự cao coi
mình như một “Khổng Minh” của các chính khách miền Nam trước đây và đừng dùng
các ngôn vì đó không phải lời nói của người quân tử.
Ngô Công
Ðức.
***
Thư của
ông Hồ Ngọc Nhuận
Friday, February 23, 2007
Friday, February 23, 2007
Thư đính
chính của ông Hồ Ngọc Nhuận về Hồi Ký Võ Long Triều
Kính gởi
anh Ðỗ Quý Toàn báo Người Việt,
14771
Moran Street, Wesminster CA 92683 - USA
Trước hết
tôi xin có lời kính thăm anh và chị Quyên. Kính chúc anh chị và quý quyến một
năm mới Ðinh Hợi vui tươi, mạnh khỏe.
Sau đây
xin có đôi điều trình bày với anh :
Tôi thiển
nghĩ anh và tôi, cũng như nhiều anh em trong chúng ta đã phải xa nhau mỗi người
một ngả cho đến nay là do cuộc chiến đã qua trên đất nước chúng ta. Cuộc chiến
đó đã chia cắt thân thể Việt Nam, chia cắt gia đình Việt Nam, thậm chí anh em một
nhà đã chém giết nhau, thì giữa những người bằng hữu với nhau việc tôn trọng,
chấp nhận những chánh kiến của nhau đã là khó, huống hồ bắt buộc phải đi chung
với nhau một đường. Chính vì vậy, dù rất đau lòng, tôi cũng cố gắng thông cảm với
những ai, vì không dẹp được lòng thù hận, sau khi không giết được nhau , đã
quay ra mạt sát nhau.
Trong bối
cảnh loạn ly đó, tôi cũng hiểu được phần nào khi có người nào đó viện cớ vi nước
vì dân suốt đời chạy vạy xoay xở dựng hết ngọn cờ nầy đến ngọn cờ khác để mong
tạo được cho mình một chút công danh, nhưng cuối đời vẫn hoài công vô ích, rồi
đâm ra mắc bệnh hoang tưởng, tự tô vẽ mặt , tự tạc tượng minh, và đặt dưới đế
tượng tất cả tên tuổi nhũng ai đã từng xa gần hợp tác với mình , nhưng không đồng
chánh kiến, kể cả bậc cha ông minh., rồi cười lên ha hả trước thiên hạ.Tiếc rằng
người ấy, khi chỉ mặt một số người nào đó để gọi họ như là một đám đàn em không
ra gì dưới trướng của minh, lại không thấy rằng làm như vậy chính là tự vạch mặt
mình là một tên trùm băng nhóm xấu xa không hơn không kém. Bởi chỉ có những tên
trùm xã hội đen, những tay anh chị trong làng dao búa mới có thói quen mắng mỏ
xỉ vả người khác, còn người có văn hóa, biết tự trọng thì luôn tôn trọng người
cộng tác với mình , từ người lao công đơn giản nhất .
Tôi chỉ
có chút ngạc nhiên khi thấy “cái xấu xa ấy” lại xuất hiện trên một tờ báo của
những người làm báo mà tôi từng nghĩ là biết tôn trọng sự thật và tôn trọng độc
giả. Tờ báo đó lại là của những người tôi từng coi là bạn và tới giờ nầy tôi vẫn
muốn kính nể như là những người không thể để cho bất cứ ai lợi dụng để dựng
chuyện bôi xấu bạn bè mình. Trong bạn bè người thân của tôi đang ở Mỹ, kể cả những
người đã từng cùng tôi cộng tác với nhau trước kia nay đang làm ở báo Người Việt,
hơn một người biết rõ cha tôi không phải tên Hồ Văn Ðắc. Như vậy , với một người
luôn huênh hoang vỗ ngực tự coi mình là “đàn anh” của tôi, để tự tiện đổi tên
cha tôi , thì rõ ràng đó là một việc làm vô lễ mà người vô học nhất cũng không
làm . Và với một người luôn khoác lác đã cho tiền hoặc dạy bảo người khác cho
tiền người nầy người khác, nhưng lại tự hào đã từng “xỉ vả nặng lời” người duy
nhất ở Sài Gòn đã đứng ra lãnh nợ cho mình làm báo đến nay chưa trả nổi, “chửi
bới” người đã bảo lãnh cho mình giờ chót lên đường đi Pháp không gặp trở ngại
sau khi ra tù, nghĩ rằng khi mình đã đến được đất Tây đất Mỹ thì những nợ nần,
những giấy bảo lãnh , và cả người duy nhất bảo lãnh cho mình ở một đất nước Việt
Nam cộng sản chỉ là đồ bỏ, thì việc lăng mạ hạ thấp người khác để tự đề cao
mình chỉ là hành động bình thường dễ hiểu thuộc về bản chất của con người đó mà
thôi.
Nhưng tôi
thật sự kinh ngạc khi đọc thấy trên quý báo Người Việt, số ra ngày 26-01-2007,
trong Hồi Ký Võ Long Triều (bài 28), “cái xấu xa ấy” viết : “Khi tôi còn ở
Paris có lần anh Hồ Ngọc Nhuận sang Pháp thăm gia đình anh ấy, sẵn dịp đến thăm
tôi.Gặp được cơ hội, tôi xỉ vả anh rất nặng lời , đến nỗi lúc anh sang Mỹ gặp Ðỗ
Quí Toàn, anh than rằng : Gặp mấy ông bên nầy , mấy ông còn hỏi thăm gia đình sức
khỏe, còn gặp ổng (Triều) ở Paris, ổng chửi tôi từ đầu hôm đến sáng sớm, suốt cả
đêm. Ðó là sự thật mà Ðỗ Quí Toàn thuật lại khi gặp tôi”!
Tôi kinh
ngạc, vì tôi sang Mỹ hồi nào và gặp anh, anh Ðỗ Quí Toàn, ở Mỹ hồi nào? Ðể anh
có “cái sự thật mà thuật lại” như trên, trong khi thân nhân bạn bè tôi ở Mỹ
không ai biết ? Kể cả một số người mà tôi vẫn coi là bạn ở ngay trong tòa soạn
báo Người Việt của anh cũng không biết ? Tôi được biết anh là một người có vai
vế rất lớn, nếu không nói là lớn nhất, trong tờ báo Người Việt, ngay khi anh Ðỗ
ngọc Yến còn sanh tiền. Và hẳn anh cũng thấy việc dựng chuyện để bôi nhọ người
khác trên một tờ báo, rồi dựng tên người có vai vế lớn nhất trong tờ báo đó để
làm người chứng duy nhất cho điều bịa đặt của mình là một việc làm không ngay
thẳng .Và người làm việc đó không phải là một người tử tế đáng tin cậy. Nhưng
cho dù với tư cách cá nhân , sự kín tiếng của anh tối thiểu cũng khiến anh em
nhiều người hiểu lầm tôi là qua Mỹ mà chỉ gặp có một mình anh Ðỗ Quí Toàn ! Hay
là anh lo ngại cho người bịa đặt vu khống phải mắc thêm tội vu cáo các cơ quan
di trú và an ninh Hoa Kỳ đã để lọt vào đất Mỹ một người mà như người ấy nói là
“bị cộng sản xúi giục” ? Hay là anh dư biết không phải bất cứ thứ gì được viết
từ nước Mỹ đều là sự thật , và anh cũng muốn để cho mỗi người biết thêm một
chút về bản mặt gian trá của chính tác giả “Hồi Ký Võ Long Triều”,và những gì y
viết trên báo Người Việt chỉ là láo khoét?
Thưa anh
Toàn, bất đắc dĩ tôi mới phải viết cho anh , cũng là để cho để cho các bạn bè
thân nhân của tôi, đặc biệt trên đất Mỹ, không trách oan tôi là coi trọng anh
hơn họ. Rất mong quý báo Người Việt sẽ tôn trọng quyền trả lời và cho đăng tải
bức thư nầy để rộng đường dư luận.
Và một lần
nữa, kính chúc anh khỏe mạnh .
Thân
kính./.
Tp. Hồ
Chí Minh, ngày 09 tháng 02 năm 2007
Hồ Ngọc
Nhuận
Fresno ngày
20 tháng 2 năm 2007
Kính gởi
hai anh Hồ Ngọc Nhuận và Ngô Công Ðức,
Trước hết
tôi phải cám ơn hai anh đã lên tiếng về bài “Hồi Ký” của tôi. Sự thắc mắc của
hai anh cho phép tôi viết dài dòng hơn về chuyện của các anh vì đó là chuyện
quá nhỏ trong cuộc đời của tôi nên không đáng được viết nhiều hơn trong hồi ký.
Nó chỉ là một dấu phết mờ nhạt. Bây giờ nghĩ lại không buồn, không trách, không
tức, không giận bởi vì những chuyện đó là những nét chấm phá riêng biệt trong mỗi
đời người mà tôi tin rằng Thượng Ðế đã vạch sẵn cho mình. Dù sao thì quí anh
cũng đã nêu ra giúp tôi có cơ hội giải thích thêm cho rõ.
1. Trả lời
thư của anh Ngô Công Ðức
Bốn điểm
chính mà anh cho là “hoàn toàn sai sự thật” gồm trước hết là hai điểm đầu tiên
anh viết cho tôi:
a/ “Tôi
là dân biểu đàn em của anh dưới thời ông Thiệu”
b/ “Anh
là người bỏ tiền ra báo Tin Sáng và cử Hồ Ngọc Nhuận làm Giám Ðốc Chính Trị cạnh
tôi”.
Vâng, tôi
có thể trả lời anh ngay: hai điểm này những người đã từng quen biết với anh và
với tôi, những ký giả đã từng làm việc với anh tại báo Tin Sáng và với tôi tại
báo Ðại Dân Tộc, những vị Dân Biểu đồng viện của anh, một vài người còn ở lại
Việt Nam và số đông hiện định cư tại My, đặc biệt hiện ở Orange County, tiểu
ban California biết rất rõ. Cựu Trung Tá Dân Biểu Nguyễn Văn Binh, anh rể của
anh còn biết rõ hơn nữa.
Theo tôi,
cung cách mà anh viết thư, những lời lẽ dùng trong thư khiến tôi nghĩ phải
chăng là các anh bị “chạm nọc” vì các anh đang sống dưới chế độ cộng sản, chế độ
của những người đã từng lợi dụng các anh gồm những người mà chắc các anh cũng
đã từng khoác lác hay khẳng định với họ rằng các anh đã chọn lý tưởng cộng sản
hoàn chỉnh nhứt toàn cầu. Bây giờ, khi thấy tôi lại khui ra sự thật, các anh sợ
sẽ bi phiền phức chăng với Ðảng Cộng Sản? Hay là anh, Ngô công Ðức, bị chạm nọc
nặng hơn nữa vì bài viết “Cộng Rau Muống” trong mục “Thiên Hạ Ðồn Rằng” một lần
nữa chứng tỏ bộ óc kỳ thị của anh sẽ làm cho bạn bè của anh nghi kỵ và xa lánh
anh chăng? Tôi thất vọng vì trong thư đính chính, anh lại chỉ nói những điều
bâng quơ, mơ hồ, và gởi bản sao đó cho những ai mà anh thấy cần phải biện hộ
cho thái độ xu thời dối trá của anh ngày trước để cho anh dược yên thân và đỡ mất
mặt. Tôi cũng nhắc anh nhớ rằng có lần tôi hỏi anh: Tờ báo Tin Sáng lời nhiều,
tôi không cần chia chác gì cả nhưng ít ra anh cũng nên trả vốn lại cho tôi thì
anh bảo không có tiền mặt nên tạm thời đưa chiếc xe vận tải cũ Wolsvagen để tôi
sử dụng cho trại chăn nuôi của tôi. Xe đó chính anh đứng tên mà. Nếu không phải
là tôi đưa cho anh một triệu năm trăm ngàn đồng thì làm gì Hồ Ngọc Nhuận có được
chiếc xe La Dalat để chạy đi vận động, giữa thời gian đang vận động, khi ra ứng
cử?
Ðiều nầy
những người thân của các anh và của tôi đều biết và đã từng chê trách anh, còn
chê tôi không có mắt nhìn người. Ba người đã từng chê tôi về việc của anh, một
hiện ở Orange County, còn hai người kia ở Canada. Việc đưa tiền làm báo không
phải đưa cho một mình anh. Ðó là chủ trương của tôi và nhóm anh em. Muốn làm
chính trị phải có vũ khí, đó là báo chí và truyền thông cũng như muốn đánh giặc
phải có súng đạn.
Trong
tinh thần đó tôi cũng có đưa tiền cho Dương Văn Ba khi anh ta còn là Giáo Sư
trung học ở Mỹ Tho và tôi can thiệp với bộ Thông Tin cho anh Ba xin “măng-sét”
xuất bản một tờ tuần báo. Tôi đề nghị lấy tên là Dân Tộc, nhưng Dương Văn Ba nổi
hứng đổi thành Ðại Dân Tộc tôi không vừa ý vì nghe có vẻ trịch thượng, nhưng việc
đã lỡ rồi. Tờ Ðại Dân Tộc xuất bản được một thời gian ngắn. Do Bác Sĩ Nguyễn
Văn Tải ở Mỹ Tho viết bài sặc mùi kỳ thị làm mất lòng nhiều người, cho nên tôi
đề nghị đình bản. Cho đến khi tôi đắc cử Dân Biểu Quốc Hội mới yêu cầu Dương
Văn Ba sang Tờ Ðại Dân Tộc qua tên tôi để khỏi mất công làm thủ tục xin một
“măng-sét” mới.
Việc các
anh: Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Ngô Công Ðức, được Ðinh Bá Thi, người mà Hồ
Ngọc Nhuận hãnh diện nói với tôi là các anh được nhân vật số ba của phái đoàn Bắc
Việt tiếp xúc ở Paris. Trí nhớ của tôi thường ghi rất rõ những điều gì làm tôi
khó chịu hay vui sướng trong đời. Các anh cũng đừng quên rằng Tổng Giám Ðốc Cảnh
Sát Quốc Gia kiêm nhiệm Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo của Việt Nam Cộng Hòa là
người biết quá rõ những việc tiếp xúc và hoạt động mà các anh tưởng là bí mật. Những
người đó còn sống và định cư tại California, kể cả cảnh sát chỉ huy lính giả dạng
thường dân để chọi sơn đỏ vào người Ngô Công Ðức khi anh rời Paris về tới Tân
Sơn Nhứt, bởi vì vài ngày trước đó tình báo Mỹ cho Việt Nam biết việc Ðinh Bá
Thi dụ dỗ các anh Nhuận, Ðức, Ba, nên Tổng Thống Thiệu mới tố cáo Ngô Công Ðức
là cộng sản. Ông Thiệu nêu đích danh Ngô Công Ðức vì anh là chủ nhiệm báo Tin
Sáng và còn ở lại Paris trong khi Nhuận và Ba về Saigon để gặp tôi. Anh rể của
Ðức thuật lại cho tôi nghe rằng Ðức suýt bị hành hung và chính người anh rể này
đưa Ðức về nhà. Những ký giả là tình báo đã từng làm việc với Hồ Ngọc Nhuận
tại văn phòng của anh ấy ở đường Lê Lai cũng biết việc cộng sản móc nối với các
anh như thế nào. Tại sao công an không bắt Hồ Ngọc Nhuận lúc đó là vì anh còn
đương kim dân biểu, có lẽ chính quyền không muốn gây rắc rối chính trị hay cũng
do kỹ thuật tình báo mà thôi.
Dù sao
thì những gì tôi viết về Ngô Công Ðức cả nước biết, những người đó có kẻ còn
trong xứ có kẻ đã thoát thân ra ngoài, “trí nhớ và tâm thần” của họ cũng như của
tôi còn rõ và chính xác lắm các anh yên tâm. Gần đây có hai vị Dân Biểu đồng viện
của các anh và tôi, biết rõ về các anh, điện thoại cho tôi nói bài viết của tôi
khá trung thực. Như vậy đủ thấy có còn rất nhiều người biết các anh. Sau việc
Ðinh Bá Thi khuyến dụ các anh ở Paris bị tôi cản trở nên không thành, Trần Bạch
Ðằng móc nối với Hồ Ngọc Nhuận về sau mà tôi không biết cho đến ngày bài báo do
một người nào đó viết đưa cho Hồ Ngọc Nhuận nói về vụ Tòa Ðại Sứ Pháp bị trúng
bom và ông Ðại Sứ Sussini chết thì tôi mới vỡ lẽ. Cả nước biết các anh Ngô
Công Ðức, Lý Quí Chung, Dương Văn Ba đều núp dưới cây dù Hồ Ngọc Nhuận, ngoại
trừ Lý Chánh Trung là do chị vợ anh ta móc nối. Tôi còn biết rõ một chuyện
nữa về Ngô công Ðức do thân hữu gần các anh nhứt thời đó tiết lộ rằng: Khi cộng
sản mới chiếm miền Nam, họp bàn việc “Hiệp Thương Thống Nhứt” ngày đầu tiên chỉ
có mặt Lý Chánh Trung và Hồ Ngọc Nhuận, Không có Ngô Công Ðức. Phải chăng cộng
sản cũng không đánh giá Ngô Công Ðức cao và coi trọng anh ta vì cộng sản nghiên
cứu và đánh giá rất rõ về “bạn” cũng như “thù”. Nhờ Hồ Ngọc Nhuận nhắc nhở người
ta mới cho anh nhập bọn. Có phải vậy không? Các anh đừng quên rằng họa sĩ “Ớt”
là Huỳnh Bá Thành, một nhân viên làm việc với Ðiện Tín, thối thân của Tin Sáng
và cũng là họa sĩ một thời của Ðại Dân Tộc, trước khi họa sĩ Chóe thay thế anh
ta. Huỳnh Bá Thành là Trung Úy công an cộng sản nội tuyến, sau nầy lên đến chức
Trung Tá, Tổng Biên Tập báo Công An thành phố Hồ Chí Minh. Chính anh Ớt thi
hành lệnh bắt tôi giam tôi lần thứ hai năm 1976 và cũng chính anh ta tiếp xúc với
tôi rất nhiều lần, mời mọc tôi dùng cơm nước sau khi tôi được trả tự do năm
1988. Anh ta phê phán về các anh, từng người, với tôi, trong thời gian đó để lấy
lòng và ép tôi phải viết bài cho báo công an. Túng thế tôi đành viết một bài
nói về kỹ nghệ du lịch ký tên dưới bút hiệu Võ Thành Tôn, người em của tôi, thiếu
tá thiết giáp, chết trong trại cải tạo Nam Hà, bút hiệu nầy được Huỳnh Bá Thành
thêm vô hai chữ Kỹ Sư để trình thượng cấp của anh hay để bịp dư luận chăng?
Những tài
liệu về khoản thời gian người Việt Nam đấu tranh vì tự do dân chủ hay làm
“nghĩa vụ quốc tế để bành trướng chủ nghĩa cộng sản” và những kẻ tay sai của họ
như các anh, sẽ được lịch sử phê phán sau nầy. Các anh và tôi chẳng có nghĩa lý
gì đối với đại cuộc cả.
2. Trả lời
anh Hồ Ngọc Nhuận
Trước hết
tôi xin lỗi ông và nhứt là cáo lỗi với vong hồn phụ thân ông vì tôi viết không
đúng tên của cụ. Nhiều lần tôi ghé qua nhà ông ở Mỹ Tho gặp cụ mà không hề dám
vô lễ hỏi đích xác tên của cụ. Sự thật tôi chỉ cần viết “cha của ông là Cai Tổng”
không cần nêu tên, là đầy đủ ý nghĩa tôi muốn nói rồi. Về việc tôi xỉ vả ông “từ
đầu hôm đến sáng sớm” chắc ông đã quên lá thơ mà ông viết gởi cho tôi từ
Marseilles trước khi ông về Việt Nam, trong đó ông trách tôi rất nhiều, than rằng
ông đã có ít tiền mà phải mua giấy xe đi từ miền Nam xứ Pháp lên Paris để thăm
tôi mà không ngờ tôi lại có thái độ bất nghĩa như vậy. Trong thơ đó ông còn mỉa
mai viết rằng: “Ðã đến lúc ông ngồi xử tội tôi chưa”? Lời trách móc hay thách
thức đó đối với tôi ông quên rồi sao? Sự ấm ức của ông, cho dù ông có sang Mỹ
hay không, chắc chắn ông đã thố lộ với nhiều bạn bè chung của ông và tôi, một
trong những người đó nói với tôi trong một bữa cơm chắc chắn có mặt Ðỗ Quí Toàn
và Ðỗ Ngọc Yến.
Tôi thành
thật xin lỗi anh Ðỗ Quí Toàn, nếu tôi có nhớ lầm, đề cập đến tên anh làm anh
phiền lòng, xin anh thông cảm rằng tôi không hề muốn mượn tên anh hay bất cứ
tên ai, dù có vai vế trong làng báo hay trong xã hội, để “làm chứng” những điều
tôi nói hay viết”. Bởi vì suốt cuộc đời tôi luôn luôn “chơi bài lật ngửa”, từng
mang tiếng là người Nam “thẳng như ruột ngựa”, nói thật, viết thật, không cần cải
chính quanh co, nhất là viết ra những gì liên quan đến đời mình, mọi người biết,
vậy thì cứ để cho người đời phê phán.
Về những
điều mà anh cho tôi những “tên trùm của xã hội đen” mới mắng mỏ xỉ vả người
khác như thế. Ðúng! càng đúng hơn với những tổ chức chính trị, phải có kỷ
cương, có thi hành kỷ luật, có trừng phạt nặng nề. Trên khắp thế giới tổ chức
chính trị nào cũng vậy. Tôi rất tiếc đã làm chính trị có phe có nhóm mà lại để
sinh hoạt tự do vô kỷ luật. Ðã vậy còn lấy tình cảm áp dụng vào đại sự như khi
phát hiện ông tiếp tay với cộng sản mà còn nghĩ “không khi nào ra tay giết em
út”. Ông quên rằng các anh em họp tại nhà tôi bầu người lãnh đạo nhóm, với điều
kiện phải hội đủ 100% số phiếu kín. Hai lần thiếu một phiếu, đó là phiếu của
tôi. Bởi vì trước đó tôi đã nói xa gần rằng coi chừng mình làm một cuộc “Hợp
Tung” kiểu Vương Thuật nghĩa là hợp quần hùng đánh Tào Tháo, nhưng chưa đánh được
Tào Tháo ngã, các sứ quân đã đánh nhau tan tác. Cuối cùng anh em đoán và khẳng
định đó là phiếu của tôi. Bầu lại lần thứ ba mới đủ túc số 100% cử tôi lãnh đạo
nhóm. Một lần khác khi các anh nhập cuộc vận động bầu cử cho tướng Dương Văn
Minh tôi lại cản ngăn vì tôi nói ông già này chỉ là “tượng đất” (lời của ký giả
Lê Xuyên) thì các anh trách tôi rằng: “việc gì tôi đồng ý thì đề nghị anh em
làm trối chết, còn việc gì tôi không đồng ý thì ngăn cản”. Kết cuộc tôi đồng ý
cho những người “nổi” có nghĩa là đã có chức vị rồi thì tham gia còn những người
“chìm” nghĩa là chưa có chức tước công khai thì đứng ngoài. Trong những người bạn
đó có người hiện ở Úc Châu, Canada và Orange County. Ông thử hình dung xem nếu
sau bài báo mà ông lén lút đưa vào tờ Ðại Dân Tộc, nếu tôi công khai tuyên bố Hồ
Ngọc Nhuận và các bạn của ông, nhứt là Dương Văn Ba đang trốn lính trong nhà của
Dương Văn Minh, đang bị móc nối làm tay sai cho cộng sản thì ông nghĩ sao chứ?
Chắc là sẽ có nhiều việc xảy ra mà ông và tôi không ngờ được. Và khi cộng sản tịch
thu bản viết “lời thề” của chúng ta trong đó có Lý Quí Chung, Hồ Ngọc Nhuận,
Dương Văn Ba và nhiều người khác hiện sống bên nhà bên Úc Châu hay ở Orange
County, chấp pháp của cộng sản hạch hỏi tôi mấy ngày trời tên tuổi những ai đã
chịu ăn thề uống máu với tôi, nếu tôi như người khác, khai ra hết những tên tuổi
còn đang hãnh diện phục vụ cho chế độ mới, chắc các anh khó sống yên với nhà cầm
quyền mà các anh cho rằng vì lý tưởng nên chạy theo và được họ hứa hẹn sẽ dành
cho chút bã mía. Về việc ông bảo lãnh cho ngân hàng cấp giấy thiếu thuế, ông
nên hiểu rằng đây là điều tôi muốn thử xem hành chánh của cộng sản như thế nào
mới làm phiền đến ông. Dù sao tôi cũng thú nhận, rất cảm động sau khi ra khỏi
ngân hàng ông nói: “Thằng nào cũng thề sống chết có nhau, nhưng rốt cuộc ông thấy
lúc nầy chỉ còn có mình ông và tôi”. Nhưng sự thật về việc thiếu thuế ngân hàng
là như thế này: khi tôi yêu cầu cấp giấy thiếu thuế, nhân viên phụ trách cho
tôi biết:
- Ông thiếu
nhà nước, XX... trăm triệu đồng vì ông ký tên bảo lãnh bảo lãnh cho một vài người
mượn mấy trăm ngàn tiền ngân hàng cũ. Bây giờ tính lời là XX... triệu đồng.
- Tiền của
tôi còn hai chục triệu đồng cũ ký quĩ trong ngân khố, xin khấu trừ vào số tiền
đó.
- Không
được, hai chục triệu nầy là chiến lợi phẩm của “cách mạng”, còn tiền ông bảo
lãnh là của người khác nợ nhân dân.
Sự thật về
hai chục triệu ký quĩ nầy là do tôi tổ chức một bữa cơm mời gần 30 người bạn,
giàu có và vai vế trong xã hội, dùng cơm tại nhà hàng Văn Cảnh để mượn mỗi người
một triệu đồng. Trong bữa cơm đó Thứ Trưởng Công Kỹ nghệ là Phạm Minh Dưỡng
dõng dạc tuyên bố trước là anh đồng ý góp phần mình. Kế đó anh Nguyễn Văn Hảo,
Tổng Ðốc Quĩ Phát Triển lớn tiếng bảo dẹp đi, lo ăn uống cho vui, anh ấy sẽ có
cách giúp tôi có tiền ký quĩ. Mọi người đồng ý. Vài ngày sau Nguyễn Văn Hảo điện
thoại bảo tôi liên lạc với Tín Nghĩa Ngân Hàng. Thực tế tôi ký tên vay tiền để
ký quĩ cho báo Ðại Dân Tộc chiếu theo luật báo chí mới. Sở dĩ có tên ông cùng
ký bởi vì ngày xưa mỗi khi ai cần hai chữ ký sau tên tôi là tôi bảo đến gặp ông
để xin chữ ký thứ nhì, bao giờ ông cũng thuận ý như vậy. Sau khi ngân hàng cộng
sản từ chối không cấp giấy thiếu thuế, tôi về nhà. Thiếu Tá công an Nguyễn Ðức
Thắng, người thường xuyên đến nhà theo dõi tôi hỏi:
- Anh đã
có giấy ngân hàng rồi chứ gì?
- Ngân
hàng từ chối không cấp giấy.
Tôi thuật
lại lý do và giả đò nói lẫy tôi không có xin đi ngoại quốc vì tôi cũng không cần
đi ngoại quốc. Tôi nói găng
- Chính
các anh bảo tôi làm giấy đi Pháp rồi lại cho đi Mỹ chớ không phải tôi xin.
- Anh đừng
lo, em sẽ đưa anh đến cầu thang máy bay. Ai ngăn cảng anh xuất ngoại? Công an cửa
khẩu. Người khác không có quyền. Công an là ai? Là tụi em. Sở dĩ Thiếu Tá Thắng
nói như vậy là vì hai bộ Ngoại Giao và Nôi Vụ không còn khả năng ngăn cản tôi rời
Việt Nam nữa, bởi lẽ nhân viên phái đoàn Mỹ viết trên giấy trắng mực đen rằng
trường hợp của tôi là ưu tiên phải được đi trước tháng 10 năm 1991.
Ngày tôi
ra sân bay Tân Sơn Nhứt thiếu tá Thắng thủ sẵn trong túi hai cái giấy, một là của
Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Nhân Dân Thành Phố Trương Thới Sang, đặc trách kinh tế đối
nội và đối ngoại, hiện là Bí Thư Bộ Chính Trị đảng cộng sản, một giấy khác của
Giám Ðốc sở công an, mà Thiếu Tá Thắng gọi là anh Tư và anh nầy đã đến nhà tiếp
xúc với tôi hai lần. Như vậy việc ra đi của tôi không nhờ sự bảo lãnh của ông
nhưng tôi xác nhận một lần nữa thật cảm động về hành động và câu nói của ông.
Trong cái thế giới u minh của chế độ mới lúc đó, tôi không nghĩ ông có đủ sức mạnh
để bảo lãnh cho tôi ra nước ngoài
Thiết tưởng
cũng nên cho ông biết vắn tắt sơ qua việc tôi xuất ngoại để ông khỏi hiểu lầm rằng
nhờ giấy bảo lãnh ngân hàng của ông nếu tôi không trả tiền được thì ông sẽ trả
vì hai người cùng đứng tên bảo lãnh cho người khác. Khi tôi ra tù không xin xuất
ngoại vì nghĩ tôi đã trả hết “nợ thù hận” nên cộng sản mới thả tôi ra, và khi
còn trong tù, tôi đã có tin Mỹ sẽ can thiệp cho các viên chức cao cấp của Việt
Nam Cộng Hòa. Các bạn của bạn tôi ở Pháp qua Việt Nam công tác, có cho tôi
biết là sinh viên đồng khóa và hội ái hữu cựu sinh viên trường Paris-Grignon
can thiệp, yêu cầu chính phủ Pháp xin cho tôi ra tù và xuất ngoại. Nhiều lần Tổng
Trưởng Ngoại Giao Pháp, ông Chayson, can thiệp nhưng cộng sản làm ngơ, hồ sơ giấy
tờ khi tôi qua Pháp bạn bè giao lại cả chồng. Tổng Lãnh Sự Pháp Jérôme Sautier,
mời tôi đến thông báo rằng đã đến lúc có thể giúp tôi đi Pháp nếu tôi muốn. Sau
đó Ðại diện bộ nội vụ cộng sản gọi tôi đến cơ quan, bảo tôi làm đơn xin đi
Pháp. Tôi làm đơn xong, nhưng ông Khê đại diện bộ, hẹn lần hồi hết tháng nầy đến
tháng khác, cho đến một ngày sở Ngoại Vụ gọi tôi lên, tôi tưởng cho tôi xuất
ngoại đi Pháp, không ngờ đại diện bộ Ngoại Giao là ông Tú hỏi tôi đi Mỹ hay đi
Pháp? Tôi trả lời cho đi đâu thì đi đó. Giấy tờ của nhân viên phái đoàn Mỹ và đại
diện hai bộ ngoại giao nội vụ, hiện tôi còn giữ đủ. Cho đến lúc sự can thiệp
căng thẳng hơn, chính phủ cộng sản không còn có thể cấm tôi xuất ngoại thì một
buổi sáng Sở Ngoại Vụ buộc tôi phải có mặt lúc 9 giờ. Tôi gặp tận mặt hai người
đại diện Ngoại Giao và Nội Vụ, Tú hỏi Khê:
- Anh
Khê, chừng nào anh cấp hộ chiếu cho Võ Long Triều?
- Ngày
mai.
- Ngày
mai mấy giờ?
- Chín giờ.
Quay sang
tôi, Tú nói:
- Anh Triều
ngày mai 9 giờ anh lấy hộ chiếu, 10 giờ anh đến đây trả lời cho tôi biết anh đi
Mỹ hay đi Pháp?
Ðêm đó
khoản 10 giờ Thiếu Tá Thắng đem hộ chiếu đến nhà giao tận tay tôi, và còn yêu cầu
tôi sáng mai đến gặp Bộ Trưởng Nội vụ, tôi từ chối. Sự việc tôi ra đi ly kỳ hơn
tờ giấy bảo lãnh thiếu thuế của ông nói nhiều lắm. Tôi sẽ có dịp tường thuật
chi tiết về sau. Ông thử tìm hỏi Thiếu Tá Thắng hay anh Tư Giám đốc sở công an
thời đó hoặc ông Trương Tấn Sang có lẽ ông sẽ biết rõ việc hơn. Vào thời buổi
này, nói lại chuyện cũ nó cũng không có gì hay ho. Nhưng khi ông đã nói ra điều
đó thì tôi có trách nhiệm phải trả lời cho rõ ràng.
Sau cùng
tôi đề cập đến “chánh kiến” và “đi chung với nhau một đường” như ông đã viết.
Tôi đã từng viết công khai trên báo và lập lại với nhiều người lời của một đại
văn hào Pháp: “Tôi không đồng ý với anh, nhưng tôi sẵn sàng chết để cho anh có
quyền diễn tả ý kiến đó của anh”. Ảnh hưởng văn hóa nầy đã tiêm nhiễm trong đầu
tôi nặng nề, cho nên tôi không trách ông chọn con đường khác, mà chỉ trách ông
đã dối gạt tôi và bạn bè khác, không dám công khai thú nhận với nhau ông đã rẽ
ngã chọn con đường của cộng sản. Trong khi ông là Tổng Thơ Ký tờ báo của tôi,
dù là tờ báo đối lập với chính quyền thời đó, nhưng tôi không hề chấp nhận lập
trường cộng sản, ông biết rất rõ. Ông còn nói tôi “dựng cờ để mong tạo cho mình
một chút công danh”, xin thưa, hình như tôi đã công thành danh toại trước khi gặp
ông lần đầu tiên bàn về chương trình quận 8 đô thành. Còn về sau nầy công danh
hay tiếng xấu chúng ta nên để cho người đời và lịch sử phê phán. Lịch sử có tiếng
nói riêng của nó. Ông, tôi hay bất cứ người nào khác trong chúng ta cũng không
nên lo ngại rằng mình sẽ bị lịch sử phê phán một cách bất công.
Ðối với
tôi viết lại chuyện dài của đời mình như kể chuyện vui cho bạn bè, nhắc lại những
kỷ niệm, xấu có, tốt có. Viết hồi ký thì khó lòng tránh được chủ quan, nhưng ít
ra cũng giúp cho những người cần hiểu, cần nghiên cứu có thể dễ dàng đối chiếu.
Ðối chiếu xong, người ta có thể chấp nhận hoặc gạt bỏ một số những điều tôi viết
ra. Họ lại còn có thể thêm vào những điều mà họ biết hơn cả chúng ta nữa.
Tôi nghĩ
chúng ta chỉ là những hạt cát trong cơn gió bụi của lịch sử vừa qua mà thôi.
Cho nên khi tôi ghi lại những hồi ức của mình, tôi cũng đã hiểu rằng tôi phải
nhận chịu những lời phê phán, chỉ trích, có khi cả chửi rủa nữa. Những lời chỉ
trích, phê phán ấy có thể đúng có thể sai. Nhưng tôi biết rằng tôi đang viết bằng
trái tim của mình.
Võ Long
Triều
Có phải người cộng sản chủ động việc thành lập Viện Ðại Học
Cần Thơ?
Monday, May 14, 2007
Bài của Nguyễn Trung Quân
|
LTS.- Sau khi loạt
bài của nhà văn Vy Thanh về việc thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ, một phản ứng
của ông đối với Hồi Ký Võ Long Triều, một số nhà trí thức cùng thời với Vy
Thanh cho rằng bài viết của ông có một số điều sai lầm và nguy hiểm. Bài sau
đây của nhà giáo Nguyễn Trung Quân, một trong những người sinh trưởng, lớn
lên học hành và sau về làm giáo chức tại Cần Thơ, là một trong số những bài
hiệu đính quan trọng về chuyện thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ. Chúng tôi xin
đăng toàn văn để rộng đường dư luận.
Viện Ðại Học Cần Thơ
được thành lập vào năm 1966 là niềm hãnh diện và vui mừng chung cho hầu hết
dân, quân, cán, chính của 15 tỉnh Miền Tây Nam Việt thuở đó.
Hãnh diện vì nhờ sự
đóng góp tâm lực tận tình của nhiều người, trong nhiều thành phần xã hội,
tích cực đến nỗi Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Thiếu Tướng Nguyễn Cao
Kỳ, phải gạt bỏ ý nghĩ trì hoãn đến năm 1970 của Bộ Giáo Dục, đích thân hướng
dẫn một phái đoàn Chính phủ đến Cần Thơ vào đầu tháng 4 - 1966 ban hành Sắc
Lệnh số 62-SL/GD ký ngày 31-3-1966 mở đầu cho tiến trình thành hình Viện Ðại
Học Cần Thơ.
Vui mừng vì từ đó,
dân chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những học sinh con em nhà
nghèo có cơ hội tiến thân thêm trên đường học vấn, hướng về một tương lai tốt
đẹp hơn cho bản thân, đồng thời có nhiều cơ hội hơn để góp phần xây dựng đất
nước.
Từ đó đến nay thắm
thoát đã 41 năm trôi qua. Có nhiều người đã nói hoặc viết về việc thành lập
Viện Ðại Học Quốc Gia non trẻ nhất thời Việt Nam Cộng Hòa, dựa vào trí nhớ
hoặc tài liệu cá nhân, mà chưa có một sự tìm tòi, nghiên cứu có hệ thống, có
tính cách khoa học để có một tài liệu lịch sử về Viện Ðại Học Cần Thơ.
Thình lình mới đây,
những người có hiểu biết ít nhiều, hay đã từng tham gia trực tiếp vào việc
vận động thành lập một Viện Ðại Học cho Miền Tây vào thập niên 60, đã ngạc
nhiên khi đọc một bài viết rất dài của ông Vy Thanh trên mục Diễn đàn Nhật
báo Người Việt trong hai ngày 20 và 21-4-2007 và nghe nói một vài báo khác
nữa với kết luận cuối bài: “Ðúng ra, thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ là ‘trong
nớ’ xướng, ‘ngoài ni’ họa, chỉ có thế thôi”.
Rất nhiều người còn
bị bất ngờ, kinh ngạc, trong đó có kẻ viết bài này, vì đây là lần đầu tiên
một cựu quân nhân, công chức Việt Nam Cộng Hòa, nhất là một cựu Tổng Thơ Ký
Viện Ðại Học Cần Thơ nêu ra một lập luận kỳ lạ, dùng chữ như giỡn cợt, nhưng
diễn trắng ra thì việc thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ là do Việt Cộng trong
bưng chủ động giật dây, còn những người ngoài thành thị chỉ làm theo mà thôi.
Kết luận của ông Vy
Thanh có đúng không?
Người viết bài này
xin mạn phép dùng những tài liệu cá nhân còn giữ, những ghi nhớ các sự kiện
và hồi ức của một người trong cuộc vận động một viện đại học cho Miền Tây
thời đó, rồi sẽ phân tích các bài viết của ông cựu Tổng Thơ ký Nguyễn Văn
Thùy, tức Vy Thanh về Viện Ðại Học Cần Thơ, hầu công luận có nhận thức rõ
ràng.
Xin đọc giả lượng
thứ cho những dòng nói về mình mà người viết rất muốn tránh, nhưng ở đây,
trong thế phải trình bày các việc mình từng chứng kiến, ghi nhớ để bàn bạc
cho rõ thực hư, nên mong được thông cảm.
Người viết vốn sinh
trưởng và học hành tại tỉnh Cần Thơ. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm Sài
Gòn năm 1962 được bổ nhiệm về dạy Quốc Văn tại trường cũ, Trung Học Phan
Thanh Giản Cần Thơ, rồi làm Giám Học và Hiệu Trưởng trường đó cho tới đầu năm
1970. Vì vậy, có thể nói những việc quan trọng xảy ra trong trường hay trong
tỉnh Cần Thơ, khoản thời gian đó, người viết biết một cách cụ thể, rõ ràng
chớ không phải nghe nói lại hay phỏng đoán.
Giờ đây, hồi tưởng
lại như người trong cuộc, người viết nghĩ rằng những tư duy và viễn kiến về
một Viện Ðại Học cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, một vùng trù phú của nước
Việt Nam, đã có từ lâu trong đầu óc của nhiều thành phần xã hội Miền Nam.
Nhưng mãi đến năm 1965 mới thực sự được đưa vào vận động do các thành phần
trí thức và giáo chức, một số lớn là các giáo sư đại học ở Sài Gòn. Trong số
những vị này có giáo sư Trần Quang Ðệ, Viện Trưởng Viện Ðại Học Sài Gòn, các
giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Trường, Lâm Thanh Liêm, Lý Chánh Trung, kỹ
sư Võ Long Triều, giáo sư Trần Văn Tấn v.v...
Ðưa những suy nghĩ,
bàn bạc và kế hoạch vận động đến giáo chức và phụ huynh học sinh các tỉnh
Miền Tây là công lao của hai giáo sư Nguyễn Văn Trường và Lý Chánh Trung, vì
hai vị này có quen biết và được sự kính nể của hầu hết các cấp chỉ huy ngành
Trung Tiểu Học các tỉnh từ khi giáo sư Nguyễn Văn Trường nhận chức Tổng Giám
Ðốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục và giáo sư Lý Chánh Trung giữ chức
Giám Ðốc Nha Trung Học dưới quyền Tổng Trưởng Giáo Dục giáo sư Phạm Hoàng Hộ
trong nội các sau biến cố tháng 11-1963. Sau đó, giáo sư Nguyễn Văn Trường
làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục trong nội các Trần Văn Hương thì giáo sư Lý Chánh
Trung là Ðổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục.
Vận động Viện Ðại
Học Miền Tây thường là đề tài chánh do những anh em giáo chức tha thiết đến
việc này, khi có dịp quy tụ ở Sài Gòn. Người viết còn nhớ, trong các buổi gặp
gỡ nữa thân hữu, nữa việc chung đó thường có mặt các giáo sư Trường, Trung,
và những anh Lê Thanh Liêm (P.Ký), Lâm Phi Ðiểu (Hồ Ngọc Cẩn), Trần Bá Phẩm
(Nguyễn Ðình Chiểu, Mỹ Tho), Ðào Khánh Thọ và Hồ Ngọc Hữu (Tống Phước Hiệp,
Vĩnh Long), Phan Công Minh (Sư Phạm Vĩnh Long), Nguyễn Trung Quân (PTG, Cần
Thơ) v.v...
Người viết không rõ
trong thời gian đó, vị nào hay nhóm nào nộp đề nghị cho Bộ Giáo Dục về một
viện Ðại Học Miền Tây. Chỉ nhớ trong cuộc gặp gỡ mấy tháng trước cuối năm
1965 anh em được cho biết là một ban nghiên cứu thuộc Bộ Giáo Dục dưới quyền
giáo sư Trần Ngọc Ninh, Tổng Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội kiêm Ủy Viên Giáo Dục, đã
trả lời, nêu ra nhiều lý do, để cho rằng Miền Tây chưa thể có Viện Ðại Học
trước năm 1970.
Mọi người đồng ý
phải hoạt động mạnh hơn bằng nhiều cách. Những vị ở Sài Gòn sẽ vận động các
giới có thế lực kể cả giới chính trị nhờ yểm trợ. Các tỉnh sẽ cổ động phụ
huynh học sinh và giáo chức, phối họp thành nhóm vận động tỉnh, rồi quy tụ
thành đại hội PHHS và Giáo Chức Miền Tây, làm kiến nghị gởi chánh phủ đòi hỏi
Viện Ðại Học Miền Tây.
Người viết được giao
nhiệm vụ tìm cách xin dùng Trung Học Phan Thanh Giản làm địa điểm chánh và
nương nhờ Cần Thơ như là trung tâm của cuộc vận động.
Nhờ sự nỗ lực của
thành phần đầu não và kế hoạch ở Sài Gòn, cùng hoạt động tích cực của giáo
chức và PHHS các tỉnh, với sự giúp đỡ của báo chí và chánh quyền địa phương,
phong trào đòi hỏi Viện Ðại Học Miền Tây gây tiếng vang rất nhanh. Khoản đầu
năm 1966 đã có sự đồng thuận tổ chức Ðại Hội PHHS và Giáo Chức Miền Tây tại
trường Trung Học Phan Thanh Giản vào đầu tháng 3 năm 1966, để bầu Ban Vận
Ðộng chính thức. PHHS và Giáo Chức Cần Thơ được giao cho đứng mũi chịu sào
việc tổ chức và người viết được ủy nhiệm làm thuyết trình viên chánh của Ðại
Hội.
Có điều phải nhìn
nhận là Ðại Hội PHHS 15 tỉnh Miền Tây đã không thành công mỹ mãn như vậy và
Viện Ðại Học Cần Thơ chưa chắc đã được Sắc lệnh thành lập sớm như vậy nếu
không có sư lưu tâm giúp đỡ của Trung Tướng Ðặng Văn Quang, Tư Lệnh Quân Ðoàn
IV và Vùng IV Chiến Thuật kiêm Ðại Biểu Chánh Phủ Miền Tây Nam Phần lúc đó.
Cho đến khi viết
những dòng này, người viết thật ra không biết cá nhân hay tập thể nào yêu cầu
Trung Tướng can dự, hay tự lòng ông ý thức rõ tầm quan trọng chiến lược của
sự phát triển giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long mà ra tay thúc đẩy việc
thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ.
Người viết chỉ biết
còn trên dưới một tháng trước ngày Ðại Hội, phóng viên Huỳnh (?)Kim Quang,
một phái viên trẻ của Việt Tấn Xã đặc trách vùng IV, người thường giúp phổ
biến tin vận động Viện Ðại Học Miền Tây cho báo chí sài gòn, cho hay là Trung
Tướng Ðặng Văn Quang đã gởi công điện cho tất cả các tỉnh Miền Tây, chỉ thị
các tỉnh cung cấp phương tiện và cho vị Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh hướng dẫn
phái đoàn PHHS và Giáo Chức đi Cần Thơ dự Ðại Hội.
Ðược tin đó, mọi
người đều vui mừng và tin tưởng Ðại Hội sẽ thành công. Quả đúng như vậy: Ðại
Hội Vận Ðộng Thành Lập Viện Ðại Học Miền Tây đầu tháng 3-1966 đã thành công
ngoài sự mong ước của những người tổ chức. Trước kia, anh em nghĩ được một
nửa số tỉnh có đại biểu đến dự là tốt lắm rồi. Nay có đủ 15 tỉnh. Hội trường
Trung Học Phan Thanh Giản có sức chứa gần 200 người không còn một chỗ trống.
Anh chị em thuộc Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn do anh Trần Quang Trí (sau này là
Quận Trưởng Quận 10 Sài Gòn) hướng dẫn xuống giúp còn phải đứng. Hơn 10 vị
giáo sư Ðại Học từ Sài Gòn về trong đó có giáo sư Phạm Hoàng Hộ, giáo sư
Nguyễn Văn Trường v.v... và thân hào nhân sĩ tỉnh Phong Dinh tham gia tích
cực. Phía chánh quyền có Ðại Tá Phạm Ðăng Tấn thay mặt Trung Tướng Tư Lệnh
Quân Ðoàn IV và ông Bửu Viên Phó Tỉnh Trưởng, đại diện Trung Tá Trần Bá Di
Tỉnh Trưởng Phong Dinh.
Chỉ quá trưa ngày
Ðại Hội, Ban Ðại Diện chánh thức đã được bầu xong. Kiến nghị trình chính phủ
cũng đã được hoàn tất, chuẩn bị gởi về Sài Gòn. Ðại hội bế mạc trong niềm hân
hoan, phấn khởi của tất cả mọi người.
Có hai sự việc bên
lề mà người viết muốn ghi thêm ở đây như là một kỷ niệm tốt.
Trong bữa cơm trưa
khoản đãi tất cả các vị giáo sư đại học từ Sài Gòn xuống, người viết đã nghe
các vị dùng chữ Viện Ðại Học Cần Thơ, thay vì Miền Tây và rất nhiều vị đã bắt
đầu gợi ý, yêu cầu, thúc đẩy nhà khoa học, người thanh niên nổi tiếng Cần Thơ
mà ai cũng biết tên tuổi, tức giáo sư Phạm Hoàng Hộ nên nhận trọng trách Viện
Trưởng nếu được yêu cầu.
Buổi chiều người
viết được ông Ðốc Phủ hồi hưu Ðặng Văn Trọng, người chủ tọa Ðại Hội bảo phải
liên lạc gắp với Ðại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn, vì Trung Tướng Tư Lệnh
muốn gặp người viết. Tại văn phòng Trung Tướng, trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh
Quân Ðoàn IV, chỉ cách Trung Học Phan Thanh Giản một con đường nhỏ, Trung
Tướng Ðặng Văn Quang tỏ lời khen ngợi tinh thần của giáo chức và phụ huynh
học sinh Miền Tây và nhắn nhủ rằng Trung Tướng sẽ trình bày sự việc với Chính
phủ và sẽ hết lòng yểm trợ Viện Ðại Học được thành lập sau này.
Ðó là lần duy nhất
mà người viết được Trung Tướng Ðặng Văn Quang tiếp kiến. Sau này, vì không
dám nhận lời mời làm Tổng Thơ Ký Viện Ðại Học Cần Thơ của giáo sư Phạm Hoàng
Hộ, nên người viết không có dịp gặp Trung Tướng nữa.
Với các chi tiết nêu
ra bên trên, người viết tin rằng mọi người đều có thể thấy rằng ông Nguyễn
Văn Thùy tức Vy Thanh không hề tham gia vào việc vận động Viện Ðại Học Miền
Tây từ thuở ban đầu. Ông cũng không có dự Ðại Hội PHHS và Giáo Chức 15 tỉnh
Miền Tây vào đầu tháng 3-1966 tại hội trường Trung Học PTG Cần Thơ, mà chỉ
được giáo sư Phạm Hoàng Hộ mời làm Tổng Thơ Ký Viện Ðại Học Cần Thơ sau ngày
16 tháng 5-1966 là ngày Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia ký Sắc Lệnh số
197-CT/LÐQG/SL cử giáo sư Phạm Hoàng Hộ giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Ðại Học
Cần Thơ.
Như chính ông Vy
Thanh viết, ông bắt tay vào việc từ đầu tháng 7-1966. Như vậy những điều ông
nói hay viết về việc vận động Viện Ðại Học Miền Tây chỉ là những điều ông
nghe nói lại, hoặc chính ông phỏng đoán hay suy luận mà thôi.
Bây giờ xin được
trực tiếp phân tích những điều ông Nguyễn Văn Thùy bút hiệu Vy Thanh viết về
Viện Ðại Học Cần Thơ, để xem những luận cứ của ông chính xác đến mức nào, mà
ông đã dựa vào để đưa ra cái kết luận lạ lùng kia.
Người viết hiện có 3
tài liệu viết về Viện Ðại Học Cần Thơ của ông Vy Thanh. Xin kể ra theo thứ tự
thời gian như sau:
1. Bài Viện Ðại Học
Cần Thơ dưới tên tác giả Nguyễn Văn Thùy, có ghi chức vụ là Nguyên Tổng Thơ
Ký đầu tiên Viện Ðại Học Cần Thơ, đăng trong đặc san 6 Trung Học Phan Thanh
Giản - Ðoàn Thị Ðiểm Cần Thơ phát hành nhân dịp đại hội năm 2001 tại Dallas,
Texas, Hoa Kỳ. Khi trích dẫn người viết sẽ dùng ký hiệu ÐS6.
2. Tác phẩm Lớn Lên
Với Ðất Nước của Vy Thanh do Tủ Sách SỰ THẬT THẬT ấn hành năm 2006. Giới
thiệu sơ khởi tại Ðại Hội X cựu học sinh Phan Thanh Giản - Ðoàn Thị Ðiểm Cần
Thơ tại Washington D.C. tháng 4-2006. Chính thức ra mắt tại Little Sài Gòn,
Orange County, California, Hoa Kỳ ngày 4 tháng 6-2006. Trích dẫn xin ghi (LL
tr.553) có nghĩa là sách Lớn Lên Với Ðất Nước của Vy Thanh trang 553 v.v...
3. Bài “Câu Chuyện
Hình Thành Viện Ðại Học Cần Thơ” đăng hai lần trên mục Diễn Ðàn nhựt báo
Người Việt vào hai ngày 20 và 21 tháng 4-2007. Trích dẫn xin ghi (NV 20-4)
hoặc (NV 21-4) có nghĩa là trích từ mục Diễn Ðàn Người Việt ngày 20 hoặc ngày
21 tháng 4-2007.
Bài đăng trong Ðặc
San 6 có lời nói đầu của tác giả Nguyễn Văn Thùy là thể theo lời nhắn gửi của
cựu học sinh PTG Thái Minh Kiệt, tức nhà văn quá vãng Nguyễn Văn Ba, để con
cháu sau này biết lại quá trình phát triển của Viện Ðại Học Cần Thơ. Bài viết
phần lớn căn cứ vào ký ức của tác giả nên có phần chủ quan, thiếu hẳn những
nguyên nhân, những động cơ thúc đẩy việc thành hình Ðại Hội PHHS và Giáo Chức
cùng tiến trình rõ nét của việc vận động từ thuở ban đầu. Có những sai sót kể
cả khi nhắc đến những nhân vật chánh liên hệ đến các sự kiện. Nhứt là tác giả
cho ông Ðốc Phủ Ðặng Văn Trọng trở lại làm Phó Tỉnh Trưởng Phong Dinh trong
khi ông đã về hưu và từng làm Tỉnh Trưởng Bình Dương thời Ðệ I Cộng Hòa. Tác
giả cũng thêm cho kỹ sư Võ Long Triều chức Tổng Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội ngoài
chức vụ Ủy Viên Thanh Niên của ông. Tin tưởng ở sự chính xác của tác giả về
các sự kiện quan trọng được trình bày có thể bị lung lay nếu có nhiều người
biết rằng chỉ cách có ba năm mà cái chết của người đồng môn đàn em cũng bị tác
giả nhớ sai như sau: nhà văn Nguyễn Văn Ba mất tại đại hội cựu học sinh
PTG-ÐTÐ hải ngoại lần II tại Toronto Canada năm 1998 chứ không phải 1997 như
tác giả nhớ và viết ra. Dẫu vậy tác giả cũng đã kể ra được một số chi tiết
quan trọng như sự kết hợp vận động của quý vị giáo sư Ðại Học Sài Gòn và phụ
huynh học sinh Miền Tây, sự hỗ trợ đặc biệt của Trung Tướng Ðặng Văn Quang
bằng cách đề nghị tỉnh trưởng của 15 tỉnh Miền Tây cấp sự vụ lệnh và ngân
khoản cho đại diện PHHS... Tác giả cũng có kể công lao của một số người nổi
bật nhưng vẫn thiếu sót những vị nòng cốt như giáo sư Phạm Hoàng Hộ, giáo sư
Nguyễn Văn Trường, giáo sư Lý Chánh Trung. Thấy được những sai sót quan trọng
đó, hy vọng có thể góp phần điều chỉnh vì ở cuối bài tác giả có hẹn “kỳ sau:
Viện Ðại Học Cần Thơ khai giảng ngày 23 tháng 9, 1966, sau 2 tháng rưởi chuẩn
bị - một nỗ lực và thành công của các thầy/cô giáo, giáo chức, học sinh, sinh
viên và đồng bào Miền Tây” nên có lần người viết bài này và một bạn học cùng
lớp vốn là Quản Thủ Thư Viện trường Phan Thanh Giản có khéo léo muốn góp ý,
nhưng dường như tác giả không lưu tâm. Người viết không đọc được bài tác giả
hứa, cho đến khi đọc đoạn cuối dưới tiểu tựa “Ngày Khánh Thành Viện Ðại Học
Cần Thơ” trên nhựt báo Người Việt ngày 21-4-07.
Tác phẩm Lớn Lên Với
Ðất Nước của Vy Thanh, như đã nêu trên được giới thiệu sơ khởi với đồng môn
PTG như một hồi ký đồ sộ trên 750 trang. Nhưng khi ra mắt chính thức tại
Little Sài Gòn thì được gọi là một tài liệu biên khảo. Ở Ðại Hội PTG-ÐTÐ
người viết được đồng môn tiến sĩ Huỳnh Long Vân, từ Úc Châu sang, mua cho một
cuốn. Ðọc lướt qua đã thấy nhiều hư cấu trong sách nên có nói riêng với giáo
sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và giáo sư Nguyễn Thành Long
Chủ Tịch Hội Ðồng Liên Tôn, cũng có dự Ðại Hội tại Washington D.C. Người viết
nhường quyền bình luận tác phẩm đó cho các bậc thức giả và độc giả. Chỉ xin
nói về các hư cấu liên hệ đến việc vận động Viện Ðại Học Miền Tây, có liên
quan trực tiếp đến việc “trong nớ xướng” tức cán bộ CS trong bưng chủ động
như ông Vy Thanh nói (NV 21-4). Hãy nói đến việc phụ huynh học sinh Cần Thơ
và các tỉnh Miền Tây cùng bác sĩ Lê Văn Thuấn muốn mời ông Vy Thanh, sau khi
đi học ở Mỹ về, để hỏi ý kiến được tác giả diễn tả suốt từ trang 339 đến
trang 442 sách Lơn Lên Với Ðất Nước. Người viết sẽ nói chi tiết một chút về
BS Lê Văn Thuấn vì nhân vật này đã được ông Nguyễn Văn Thùy bút hiệu Vy Thanh
nhắc đi nhắc lại trong ba tài liệu ông viết về Viện Ðại Học Cần Thơ, khi thì
kể công lao của Bác Sĩ (ÐS6) khi thì hãnh diện được Bác Sĩ mời thỉnh ý (LLtr
339) khi thì “chỉ tội cho sinh viên và phụ huynh học sinh quá tin tưởng Bác
Sĩ Lê Văn Thuấn, con chiên đầu đàng trong việc vận động Viện Ðại Học Cần Thơ”
(nguyên văn trong NV21-4).
Bác sĩ Lê Văn Thuấn
là một nhân sĩ kỳ cựu của tỉnh Phong Dinh và thị xã Cần Thơ. So với ông, kẻ
viết bài này là hàng hậu bối. Thuở người viết còn đi học Trung Học PTG thì BS
Lê Văn Thuấn đã là Thiếu Tá Quân Y trong quân đội Pháp và có phòng mạch lớn
tại trung tâm thị xã Cần Thơ. BS Thuấn có chân trong hội Truyền Bá Quốc Ngữ
và là Chủ Tịch Hội Hồng Thập Tự tỉnh Phong Dinh. Ông có tinh thần xã hội và
khuynh tả. Việc ông có thân nhân đi kháng chiến chống Pháp và ở lại trong
chiến khu là điều rất nhiều người ở Cần Thơ biết. Có lẽ vì vậy mà vào thời
chánh phủ Ngô Ðình Diệm, ông phải đi Sài Gòn trình diện định kỳ với Tổng Nha
Cảnh Sát Công An. Dường như chưa có lần nào ông bị bắt bớ câu lưu. Người viết
chỉ được quen biết và làm việc với Bác sĩ Lê Văn Thuấn kể từ khi ông xin
chuyển trường cho hai người con, đang học chương trình Pháp ở Sài Gòn về học
Ban Văn Chương trường Phan Thanh Giản Cần Thơ để thi Tú Tài Việt Nam. Người
viết là thầy dạy Quốc Văn của cả hai con BS Thuấn, một trai, một gái. Mối
liên hệ giữa người viết và BS Thuấn trở thành giao hảo giữa thầy học và cha
mẹ học sinh theo truyền thống Việt Nam. Khi nhóm có sáng kiến vận động Viện
Ðại Học Miền Tây ở Sài Gòn, trong đó có kỹ sư Võ Long Triều, các giáo sư
Nguyễn Văn Trường, Trần Văn Tấn, Lý Chánh Trung đề nghị dùng Trung Học Phan
Thanh Giản làm địa điểm và nương nhờ Cần Thơ như trung tâm, rồi các tỉnh tập
họp PHHS và giáo chức để vận động thì chính ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Ðàm và
người viết, lúc đó là Giám Học mời Bác sĩ Lê Văn Thuấn Hội Trưởng hội PHHS
Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ tham gia nhóm vận động của tỉnh Phong Dinh.
Trong cuộc vận động, BS Lê Văn Thuấn được nhiều người biết đến và nhắc nhở
nhiều vì ông ở ngay trung tâm liên lạc là Cần Thơ. Thứ đến vì ông là người
cởi mở, hào phóng, sẵn sàng mở tư gia đãi đằng quý vị giáo sư đại học từ Sài Gòn
xuống, hoặc các đoàn giáo chức và PHHS tỉnh khác đến bàn việc chung. Riêng
với người viết, BS Thuấn vui vẻ giao xe nhà của ông cho mượn để sử dụng cho
việc chung, mãi đến khi đại hội PHHS và giáo chức 15 tỉnh Miền Tây kết thúc
mới trả.
Cùng nhau hoạt động
và rất tương kính, người viết có thể khẳng định rằng BS Lê Văn Thuấn không
thể và không có thẩm quyền tự động mời bất cứ ai để thỉnh ý về việc thành lập
Viện Ðại Học Miền Tây mà không thông qua ban vận động tỉnh, trừ phi đó là
việc làm kín đáo giữa BS Thuấn và ông Vy Thanh. Ông Vy Thanh cho biết trong
đoàn người cùng Bác sĩ Thuấn đón ông “có hai người được trong kia đề nghị đi
thăm dò ý kiến của trí thức ngoài thành” (LL tr 341). Lúc đó ông Vy Thanh
chưa có bằng Mỹ. Trong thực tế ông Nguyễn Văn Thùy đã được GS Phạm Hoàng Hộ
ưu ái dành cho học bổng đi du học Hoa Kỳ sau khi nhận chức Tổng Thơ Ký Viện
Ðại Học Cần Thơ kể từ tháng 6/1966 và ở tại chức trên dưới một năm. Vậy ông
đã đi du học Mỹ sớm nhất là vào nửa năm sau của 1967 và có thể đã lấy bằng,
về nước vào cuối thập niên 60 hay đầu thập niên 1970.
Ngoài ra người viết
phải minh định thêm rằng BS Lê Văn Thuấn không có thể và chưa bao giờ là “con
chiên đầu đàng” (nguyên chữ của ông Vy Thanh) của những người cùng đứng ra
vận động Viện Ðại Học Miền Tây. Vô tình hay cố ý dùng thành ngữ sai như vậy,
phải chăng ông Vy Thanh đánh giá tất cả những người ấy là một đàn cừu non
nhận sự giật dây từ “trong nớ” để làm mạnh thêm cho luận cứ của ông? Hư cấu
trong văn chương là dùng những điều không có thật, dựng chuyện rồi hạ bút
viết ra như chuyện thực. Ðiều này thường thấy trong các tiểu thuyết mà nhà
văn nên tránh trong các hồi ký và biên khảo có tính cách lịch sử, vì khi dùng
những sự kiện giả tưởng thì sẽ đưa đến những kết luận lầm lẫn không thể tin
được. Người viết đã đưa ra nhiều sự kiện trong nhiều bài viết của ông Vy
Thanh để nói rõ mình hoàn toàn không đồng ý với tác giả Vy Thanh về lập luận
những người đứng ra vận động Viện Ðại Học Miền Tây đều mắc vào cái bẩy của
cộng sản Việt Nam giăng ra.
Bài dài đăng hai kỳ
trên mục Diễn Ðàn báo Người Việt của ông Vy Thanh là sự quảng diễn và gia
giảm bài đăng trong Ðặc San 6 và một số chi tiết đã nói trong Lớn Lên Với Ðất
Nước. Sự bàn rộng, thêm bớt có chủ tâm này khiến bài dài gắp ba lần nhưng các
sự kiện về công sức của dân quân cán chính Miền Nam đóng góp cho Viện Ðại Học
Cần Thơ bị loại bớt để thêm vào những dữ kiện có lợi cho kết luận “trong nớ”
“ngoài ni” của ông Vy Thanh. Ông viết: “Chỉ nhân khi soạn quyển Giáo Dục Ðại
Học Việt Nam, tôi mới tìm được những tài liệu và số liệu chính xác về cơ sở
giáo dục đại học đầu tiên này ở thủ đô Miền Tây” (NV 21-4). Tài liệu chính
xác mà ông Vy Thanh nêu ra gồm có những điều ông nghe được từ Lê Vũ Hùng,
giám đốc sở Giáo Dục và Ðào Tạo tỉnh Ðồng Tháp, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Ðào
Tạo, đã chết vì nghẽn tim ở Hà Nội, và quyển Ðịa Chí Cần Thơ từ thư viện
Thành Ủy Cần Thơ. Ngoài ra, những người không am tường về Viện Ðại Học Cần
Thơ từ buổi ban đầu, nhất là những người trẻ sau này, đọc bài của ông Vy
Thanh mà tin tưởng, thì sẽ kính phục ông vô cùng. Người ta sẽ thấy một ông Vy
Thanh tả xung hữu đột từ việc lớn đến việc nhỏ, có công từ đầu đến cuối trong
việc thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ. Khoe khoang thành tích là quyền của ông
Vy Thanh. Ðánh giá và phẩm bình sự kiện là quyền của độc giả. Người viết đã
không can dự vào việc này nếu ông không dựa vào những điều đó mà tặng công
chủ động cho người cộng sản và ông không dùng cách viết “mục hạ vô nhân” mà
người bình dân Việt Nam gọi là “coi trời bằng vun”, chẳng những đối với những
người ông không ưa, mà còn cho cả những người đã giúp đỡ ông. Xin chỉ nêu ra
một thí dụ điển hình trong cách viết của ông Vy Thanh về nhà khoa học, vị
giáo sư đáng kính Phạm Hoàng Hộ, là anh ruột của bạn thân ông Vy Thanh. Khi
cần thì dù là một người Thầy, một người chỉ huy và đỡ đầu cho ông Vy Thanh đi
du học Mỹ và thành danh thì ông Vy Thanh cũng hạ thấp như thường. Trong khi
say sưa với thành tích, ông Tổng Thơ Ký khoe chuyện ông chịu nhận “lái cái
xuồng mới đóng” là Viện Ðại Học Cần Thơ (NV 20-4) còn giáo sư Viện Trưởng thì
soạn thảo thông cáo tuyển sinh. Ông Vy Thanh viết: “Hội đồng Ðại Học họp để
bàn dự thảo thông cáo về việc sinh viên ghi danh vào các phân khoa Ðại Học
thuộc Viện Ðại Học Cần Thơ do ông Viện Trưởng soạn và chính tay ông viết” (NV
21-4). Người có đạo đức và trọng bậc tôn trưởng theo truyền thống Việt Nam
thì có thể phê bình là “hỗn”. Nhưng nếu đã biết rành sự việc xảy ra cho thông
cáo, còn có thể cho là “độc” nữa. Thông cáo tuyển sinh đầu tiên của Viện Ðại
Học Cần Thơ bị khiếu nại lên Trung Ương vì “kỳ thị” và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc
Gia có phái người xuống Cần Thơ điều tra. Có lẽ ông Vy Thanh muốn gán cái lỗi
này cho GS Phạm Hoàng Hộ. Ngoài ra ông Vy Thanh còn viết: “Ông Viện Trưởng đã
đặt Tổng Thơ Ký vào chỗ chết... đứng mà không chôn được” (NV 20-4) hay “Nếu
là chuyện dễ thì mấy tháng qua ông Viện Trưởng đâu phải chịu nhứt đầu. Thành
thử những thứ đau đầu, ông gom lại đưa Tổng Thơ Ký ôm.” (NV 20-4).
Những người dân cố
cựu Cần Thơ, có hoặc không có tham gia trực tiếp vào việc thành lập Viện Ðại
Học Cần Thơ đều biết, hoặc nghe về tài năng, uy tín, đức đô của GS Phạm Hoàng
Hộ, nhà khoa học có tầm vóc quốc tế, nhà giáo dục rộng lượng, khiêm cung,
thương yêu học trò, có thể liệt vào hàng danh nhân của tỉnh Cần Thơ. Không có
GS Phạm Hoàng Hộ chưa chắc kỹ sư Võ Long Triều đã ra công thuyết phục GS
Nguyễn Văn Trường nhận chức Ủy Viên (Tổng Trưởng) Giáo Dục trong Nội Các
Nguyễn Cao Kỳ để hoàn thành sắc lệnh số 148-SL-/GD ngày 2 tháng 8 năm 1966,
sửa đổi sắc lệnh số 62 để Viện Ðại Học Cần Thơ có đầy đủ các Phân Khoa Ðại
Học như các viện Ðại Học Quốc Gia khác và khai giảng long trọng vào ngày
23-9-1966. Không nhờ uy tín của GS Phạm Hoàng Hộ sẽ không có việc các cơ quan
chuyên môn về Ngân Sách Quốc Gia, từ Tổng Nha Ngân Sách Ngoại Viện đến Nha
Tài Chánh Bộ Giáo Dục đã làm mọi cách tháo khoán và du di rộng rãi cho Viện
Ðại Học Cần Thơ. Không tin tưởng ở GS Phạm Hoàng Hộ, Trung Tướng Tư Lệnh Quân
Ðoàn IV đâu có ra lệnh chuyển nhượng các công ốc làm những cơ sở đầu tiên cho
Viện Ðại Học Cần Thơ khai giảng đúng kỳ. Sau cùng không nhờ tình thương rộng
lớn của GS Phạm Hoàng Hộ cho đàn hậu tấn và cho tương lai của Viện Ðại Học và
của đất nước, thì giáo sư đã không khổ công đi tìm từng học bổng ngoại quốc
để có những nhân tài như Trần Phước Ðường, Võ Tòng Xuân, Nguyễn Cao Ðảm, Phan
Thị Mỹ Linh và nhiều người khác nữa sau này.
Người viết không
muốn dẫn chứng nhiều hơn nữa về văn phong “múa gậy vườn hoang” của ông Vy
Thanh, nhưng chỉ xin độc giả ghi nhận rằng lối viết trộn hư với thực, kể lể
dong dài thành tích của mình, rồi lâu lâu đưa vào một ý có dụng tâm, không
phải là loại hồi ký hay biên khảo đáng tin cậy. Ông Vy Thanh nhiều lần mớm ý
người cộng sản chủ động việc thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ trong suốt bài
dài đăng hai lần trên Người Việt, người viết chỉ xin trích mấy câu rõ ràng
nhất. Vào đầu bài sau khi nói chuyện nhà văn Nguyễn Văn Ba nhắn gửi, ông làm
như chê cuốn “Ðịa Chí Cần Thơ” của Tỉnh Ủy Ðảng Bộ Cần Thơ, rồi đột ngột nói
chắc như bắp rằng “Chuyện hình thành Viện Ðại Học Cần Thơ không phải là công
của một người, hay là một nhóm người. Ðó là cái bẩy của cộng sản Việt Nam
giăng ra để đánh lừa tất cả những ai muốn có chút gì để đời!” (NV 20-4). Ở
một đoạn khác ông Vy Thanh viết: “Các thầy cho biết những gì “người trong
kia” chỉ “người ngoài nầy” quậy cho ra cái viện đại học. Nhóm “người ngoài
nầy” cũng vẫn lẩn quẩn mấy người trong các thầy giáo ở tỉnh cùng vài ông có
máu mặt tại thị xã và ở Sài Gòn.” (NV 20-4). Ðể cuối cùng ông Vy Thanh kết
luận: “Ðúng ra, thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ là “trong nớ” xướng “ngoài ni”
họa, chỉ có thế thôi.” (NV 21-4).
Hoàn toàn không đồng
ý với lập luận có tính cách võ đoán của ông Vy Thanh, ở phần trên của bài này
người viết đã trình bày những điều tai nghe mắt thấy như một người trong cuộc
của việc vận động Viện Ðại Học Miền Tây mà nhận định rằng: “Việc thành lập
Viện Ðại Học Cần Thơ là công trình tim óc của hầu như toàn thể đại diện Dân,
Quân, Cán, Chính Miền Nam. đặc biệt là của 15 tỉnh Miền Tây thuở đó, hướng về
tương lai của thế hệ trẻ và sự phát triển chiến lược của vùng đồng bằng sông
Cửu Long.” Nói rằng cộng sản giật dây chủ động chỉ là nói càn, nói lấy được
hay là nói dựa vào sách vở cộng sản sau này. Người cộng sản có thể len lỏi
vào bất cứ một cơ quan nào của chánh quyền VNCH thuở đó để lấy tin tức,
khuynh đảo, phá hoại, cướp công như ta đã thấy. Nhưng làm sao họ có thể “giật
dây” hay “giăng bẫy” cho tất cả mọi nguồn sinh lực đang hướng về tương lai,
từ PHHS và giáo chức 15 tỉnh Miền Tây, đến chánh quyền các tỉnh, đến cả trí
thức các tỉnh và giáo sư Ðại Học Sài Gòn, trong đó các Tổng Bộ Trưởng và cả
một ông Trung Tướng Tư Lệnh Vùng? Cần nhớ Trung Tướng Ðặng Văn Quang sau này
là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống VNCH.
Lịch sử Viện Ðại Học
Cần Thơ không phải là cái lịch sử của một người, muốn nói thế nào tùy ý, chỉ
dựa vào những người đã chết và sách vở cộng sản. Muốn viết lại lịch sử Viện
Ðại Học Cần Thơ, người viết nghĩ, người biên khảo cẩn thận nên làm một việc
tối thiểu có một chút tinh thần khoa học: xin tìm hỏi những người có liên hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp còn sống để thu thập tài liệu. Ở hải ngoại vẫn còn
các quý vị: GS Phạm Hoàng Hộ, Trung Tướng Ðặng Văn Quang, GS Nguyễn Văn
Trường, kỹ sư Võ Long Triều, GS Trần Ngọc Ninh, cựu Hiệu Trưởng P. Ký Trần
Ngọc Thái, Tổng Thư Ký Thứ 2 của Viện. Thậm chí đến Thiếu Tướng Nguyễn Cao
Kỳ, người ký các sắc lệnh và còn nhiều người khác nữa... Ở trong nước vẫn còn
có GS Trần Văn Tấn, GS Lý Chánh Trung, GS Phan Công Minh v.v...
Xin đừng đặt những
câu hỏi kiểu ông Vy Thanh đưa ra để quảng cáo sách, tung hỏa mù hay dợm chụp
mũ tai bèo cho người mình không ưa như:
Bác sĩ Lê Văn Thuấn
nhận lệnh từ đâu?
Sáu Biên quan hệ như
thế nào với Tô Bửu Giám, đương kiêm Phó Bí Thư Tỉnh Ủy kiêm Ủy Viên Tuyên
Huấn Tỉnh Hậu Giang, trong thời gian Ủy Ban Vận Ðộng Viện Ðại Học Cần Thơ
hoạt động bấy giờ?
Có ai biết Sáu Biên
lúc ông Giám Học trường Phan Thanh Giản xông xáo trong nhiệm vụ “vận động
thành lập Viện Ðại Học Miền Tây” là gì? giữ chức vụ gì trong Chi Bộ Thị Xã
Cần Thơ? (NV 21-4)
Câu hỏi mà người đọc
các tác phẩm của ông Vy Thanh đặt ra cho ông là:
Vì nguyên nhân nào?
Với dụng tâm gì? mà sau 41 năm thành lập Viện Ðại Học Cần Thơ, sau 32 năm
người Cộng Sản chiếm Miền Nam, trong Mùa Tháng Tư này, ông Vy Thanh đem công
trình tim óc có tính cách văn hóa giáo dục của Dân, Quân, Cán, Chánh Miền Nam
tặng cho người Cộng Sản?
Tại sao kể từ tác
phẩm Lớn Lên Với Ðất Nước cho đến bài viết trên báo Ngươi Việt, ông Vy Thanh
đã cố tình nêu lên những điều không tốt về những vị giáo sư hiền hòa, độ
lượng và nổi tiếng của Miền Nam như GS Ðỗ Bá Khê, GS Phạm Hoàng Hộ?
Xin ông Vy Thanh trả
lời minh bạch những câu hỏi đó để rộng đường dư luận.
Thú thật người viết
đã băn khoăn, ngập ngừng không ít vì phải đối thoại trên báo chí với đồng
môn, chỉ không đầy một tháng trước ngày Ðại Hội Thứ XI của cựu học sinh Phan
Thanh Giản - Ðoàn Thị Ðiểm Cần Thơ ở hải ngoại, kỷ niệm 90 năm thành lập
trường và tưởng niệm 140 năm cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết, tổ chức tại
Houston Texas, Hoa Kỳ. Ðồng nghiệp, đồng môn và học trò cũ có thể trách người
viết đã vượt qua nguyên tắc hòa nhi bất đồng và anh em đóng cửa bảo nhau mà
người viết thường khuyên khi hội họp. Vì vậy trong khi cầm bút, lâu lâu lại
dừng. Bỗng có một cựu đồng nghiệp in cho bài “Có Một Thời Muốn Quên Nhưng...
Càng Rất Nhớ” của Trần Thị Hồng Sương đăng trên Internet. Ðọc bài với niềm
cảm phục và thầm ngợi khen người đồng môn học sau mình, đã ở lại và viết được
những điều thành thật, sắc sảo, đậm tình với đất nước, nhưng không kém phần
nghiêm khắc với chế độ. Có điều không biết cô đồng môn đàn em đó học Phật hồi
nào mà viết ra một điều chí lý “giáo lý nhà Phật là Ðại Hùng-Ðại Lực-Ðại Từ
Bi chú không chỉ Ðại Từ Bi”. Thật vậy, Từ Bi phải đi đôi với Trí Tuệ.
Nhớ có lần một giáo
sư Sử học khả kính có nói với người viết: “Có nhiều khi biết sự thật mà không
dám nói ra cũng là một cái tội.” Vậy thì tuổi già phải vướng nghiệp thị phi
lần nữa.
Sau tháng Tư năm
1975 do hoàn cảnh lịch sử nghiệt ngã, người Miền Nam thua gần hết: từ quân
sự, chánh trị, kinh tế đến ngoại giao... chỉ còn lại phần cốt lõi là nền tảng
nhân bản và dân tộc của văn hóa giáo dục Miền Nam giữ được truyền thống cha
ông, làm cho những người thắng trận dạy trẻ con luôn đấu tranh và căm thù
nhức nhối - Họ phải tìm cách triệt hạ để ăn trọn gói - Ðột nhiên thấy ông Vy
Thanh đem công trình Ðại Học Cần Thơ tặng cho những người thắng cuộc nội
chiến tương tàn. Lại thấy bắt đầu đả kích các nhà giáo nổi tiếng Miền Nam đã
ra hải ngoại. Dù là những người bình thường không tài giỏi, đa nghi như tào
Tháo, cũng cảm nhận được điều gì là lạ. Có phải chăng là báo hiệu một cuộc
tấn công Giáo Dục Miền Nam cũ? Người viết xin đồng môn đàn anh Nguyễn Văn
Thùy bút hiệu Vy Thanh đừng giận mà nên xét lại. Nếu được xin đừng in sách có
những bài viết như trên mục Diễn Ðàn nhật báo Người Việt, như đã quảng cáo
thì tai hại lắm. Dưới danh nghĩa cựu Tổng Thơ Ký Ðại Học Cần Thơ, giáo sư
chuyên về Ðại Học Cộng Ðồng, có bằng tiến sĩ Giáo Dục Mỹ, công dân Mỹ viết,
tuổi trẻ nào mà dám không tin?
Xin giữ tâm lực
thuần hậu và lương thiện của những nhà giáo dục Việt Nam, đã từng lấy nhân
bản, dân tộc, khai phóng làm kim chỉ nam, để nói và viết có lợi cho tương lai
tốt đẹp của tuổi trẻ và cho một nước Việt Nam thanh bình, tự do, dân chủ thật
sự.
Santa Ana, thượng
tuần Tháng Năm 2007
Nguyễn Trung Quân
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét