Linh Mục Cao Văn Luận
9.Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ
10. Cụ
Hồ khuyên tôi: Chú còn trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá
11.Những hoạt động của Hồ Chí Minh
trong ba tháng rưỡi ở Pháp
Số phận người Công Giáo trong số phận Việt Nam
Cụ
Hồ xuất hiện, đứng yên trên cửa phi cơ. Tôi không hiểu nhờ đâu mà tôi biết được
đó là cụ Hồ. Có lẽ nhờ dáng người đặc biệt của cụ, nhờ những mô tả trước đây
chăng hoặc là nhờ cụ là người Việt Nam đầu tiên hiện lên trên bậc thang trước
cửa phi cơ. Cụ Hồ đưa tay vẫy chào mọi người, rồi chậm rãi bước xuống. Sau cụ
là ông Jean Sainteny, rồi đến các nhân vật Việt Nam mà tôi không biết rõ.
Phái
đoàn chính phủ Pháp tiến ra tận chân thang máy bay chào đón cụ Hồ. Chúng tôi
vẫn đứng yên, tuy nhiên có một vài đại diện Việt kiều ôm bó hoa bước ra, đi về
phía cụ Hồ. Ánh mắt cụ Hồ sáng lên, nhìn vào đám Việt kiều, và tiến ngay đến
phía mấy đại diện ôm bó hoa. Cụ Hồ có cử chỉ thân mật tự nhiên, cụ ôm bó hoa,
và ôm luôn người tặng hoa, mắt chớp chớp như muốn khóc.
Tôi
tin là cụ cảm động thật, chớ không phải nhờ tài đóng kịch. Cụ làm cái việc
duyệt hàng quân danh dự rất nhanh, cho xong, rồi đi thẳng đến đám Việt kiều.
Tôi không hiểu vì đâu mà cụ đến ngay trước mặt tôi trước tiên, rồi tiếp đến các
Cha bên cạnh. Cụ bận bộ quần áo kaki vàng sẫm màu, cổ cao và thẳng theo lối cổ
áo lính Tàu. Cụ bắt tay tôi thật chặt, tươi cười.
Nguyễn
Mạnh Hà theo sát sau cụ, giới thiệu một số Việt kiều với cụ. Cụ hẹn sẽ gặp lại
tôi và anh em Việt kiều. Lúc nói chuyện với tôi, cụ Hồ có những cử chỉ mà tôi
không quên được. Tôi bận áo chùng, ngoài khoác áo lạnh có hàng nút xuống tận
chân. Cụ Hồ khi thì đặt tay lên vai tôi, khi mân mê những chiếc nút trước ngực
tôi. Cụ nghe tôi nói tiếng Nghệ Tĩnh, cụ cũng nói toàn giọng Nghệ Tĩnh.
Ai
mà không cảm động khi nghe tiếng nói quê hương mình, giọng nói làng mạc mình?
Và tôi không cần chối là tôi đã cảm động thật tình, mặc dầu những câu chuyện
trao đổi ngắn ngủi trên phi trường Bourget sáng 22-6 chẳng có ý nghĩa gì đặc
biệt.
Nguyễn
Mạnh Hà dừng lại, nói nhỏ với tôi:
-
Cha nên tìm dịp lên gặp cụ chủ tịch, khuyên cụ bỏ cái việc đòi lập giáo hội tự
trị.
Hà
nháy tôi và hẹn sẽ gặp lại sau. Cụ Hồ có vẻ vui thích khi đi tiếp xúc với các
Việt kiều. Cụ để mặc những người Pháp trong phái đoàn chính phủ Pháp đứng ngơ
ngẩn, hay lẽo đẽo theo sau cụ.
Cụ
chẳng có vẻ gì vội vàng, trái lại như cứ muốn nói chuyện mãi với người Việt
Nam. Chỉ có ông Jean Sainteny là đi theo cụ từ đầu đến cuối. Lúc bắt tay khắp
hết các Việt kiều, cụ quay trở về phía phái đoàn chính phủ Pháp, và đi vào
phòng khách danh dự của phi trường.
Chúng
tôi vẫn chưa về vội, đứng lại cho đến lúc cụ Hồ cùng với phái đoàn Pháp lên xe
rời phi trường. Lúc ngồi trên xe, cụ còn nhoài người ra vẫy tay chào chúng tôi,
và ra dấu hẹn gặp lại.
Vài
hôm sau, Nguyễn Mạnh Hà đến gặp tôi kể lại cho tôi nghe những chuyện xảy ra bên
nước nhà, liên quan đến đạo Công Giáo. Ông cho tôi biết chính phủ Việt Minh
đang có chủ trương đòi tách rời Giáo Hội Việt Nam ra khỏi Tòa Thánh Vatican lập
giáo hội Việt Nam tự trị, thay thế tất cả các Giám Mục Pháp, các Linh Mục Pháp,
bằng những Giám Mục Việt Nam, Linh Mục Việt Nam. Nguyễn Mạnh Hà khuyên tôi nên
xin gặp cụ chủ tịch trình bày cho cụ biết điều đó không được. Tôi đồng ý và lên
Hotel Royal là nơi cụ Hồ và phái đoàn Việt Nam ở, xin yết kiến. Tôi nhận thấy
lần này chính phủ Pháp đón tiếp cụ Hồ xứng đáng với một vị quốc trưởng Việt Nam
hơn. Trước cửa Hotel Royal treo hai lá cờ lớn, một lá cờ tam tài Pháp và một lá
cờ đỏ sao vàng. Chính phủ Pháp còn cử một tiểu đội gác danh dự trước cửa khách
sạn sau này. Khi tôi vào, thì có một người Việt Nam tiếp tôi, ghi vào phiếu lời
yêu cầu xin gặp, danh tính tôi, và lý do xin gặp. Tôi chỉ nói vắn tắt: Xin gặp
cụ chủ tịch. Người Thư Ký không cho biết bao giờ được cụ Hồ tiếp, nhưng niềm nở
hẹn sẽ có thiếp mời đến tận nhà tôi sau.
Đâu
chừng hai hôm sau thì có một người đem thiếp mời hẹn giờ được tiếp kiến đến cho
tôi. Tôi đã suy nghĩ và sắp xếp trong đầu óc những gì sẽ thưa với cụ Hồ. Tôi
nghĩ đến số phận Giáo Hội Việt Nam một phần. Nhưng nghĩ nhiều hơn đến số phận
đất nước Việt Nam.
* Buổi nói chuyện lần thứ nhất
với Hồ Chí Minh.
Tôi
đến Hotel Royal trước giờ hẹn vài phút. Tôi được dẫn vào một phòng khách sang
trọng, được mời ngồi đối diện với một cánh cửa thứ hai, khác với cánh cửa vào
phòng khách. Ít phút sau cánh cửa trước mặt tôi mở ra cụ Hồ và một người như là
Thư Ký của cụ, bước vào. Cụ Hồ đứng yên một lúc khá lâu, mắt nhìn đăm đăm về
phía tôi, có vẻ như ngạc nhiên, ngơ ngác. Rồi cụ mỉm cười, đưa tay ra hiệu mời
ngồi. Cụ chậm rãi đi ra phía tôi và bắt tay tôi. Tôi vẫn đứng trước mặt cụ, mặc
dù sau khi bắt tay tôi, cụ đã ngồi xuống ghế, ngẩng nhìn tôi như chờ đợi.
Sau
những câu chào mừng, chúc tụng, tôi vào đề ngay:
-
Thưa cụ Chủ Tịch, cụ sang Pháp công cán cho nước nhà. Với tư cách riêng và tư
cách Tuyên Úy các Việt kiều Công Giáo ở Pháp, tôi xin đến chào cụ cầu chúc cụ
làm tròn sứ mệnh đòi lại độc lập cho nước nhà.
Cụ
Hồ gật gù, mỉm cười, đưa tay mời tôi ngồi xuống lần nữa, nhưng tôi xin phép
được đứng. Cụ nhìn tôi mỉm cười thật tươi tắn:
-
Tôi rất vui mừng gặp Linh Mục, và xin nói cho Linh Mục biết bây giờ tại nước
nhà, mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi giai cấp, không phân biệt tôn giáo, cùng
đoàn kết sau lưng chính phủ tranh đấu cho một mục đích duy nhất là dành lại độc
lập và thống nhất cho xứ sở.
Lúc
Nhà Sư có chuyện vui buồn gì, thì cũng mời Cố Đạo đến dự. Khi Cố Đạo có chuyện
gì cũng mời Sư đến chia sẻ. Nhưng mà tôi phải nói thiệt với Linh Mục rằng bên
Đạo Công Giáo chưa được tự lập. Trong toàn cõi Việt Nam có 15 địa phận thì chỉ
có 2 địa phận được hai vị Giám Mục Việt Nam cai quản, còn các địa phận kia thì
do các Giám Mục ngoại quốc coi sóc.
-
Tôi nghĩ các Linh Mục trẻ như Linh Mục phải cùng với chính phủ ta, tranh đấu
đòi lại quyền tự trị cho các địa phận đạo ở Việt Nam. Linh Mục nghĩ sao?
Tôi
đã được Nguyễn Mạnh Hà cho biết đường lối của chính phủ Việt Minh đối với Giáo
Hội Công Giáo Việt Nam, cho nên không ngạc nhiên khi nghe cụ Hồ nói như vậy.
Tôi bình tĩnh thưa:
-
Thưa cụ Chủ Tịch, đây là điều mà tôi muốn thưa với cụ Chủ Tịch hôm nay. Tôi có nghe
ở bên nước nhà có phong trào đòi lập giáo hội tự trị. Thưa cụ, những người Công
Giáo Việt Nam chúng tôi cũng muốn tự lập theo một nghĩa nào đó. Chúng tôi đều
mong cho các địa phận Việt Nam có đầy đủ những Giám Mục đều là người Việt Nam.
Đó
cũng là đường lối mà Vatican luôn luôn chủ trương là theo đuổi. Thưa cụ chúng
tôi không thấy có gì phải phản đối, nếu những người Công Giáo Việt Nam muốn tự
đảm nhiệm lấy sự cai quản việc đạo trong nước mình. Nhưng thưa cụ, tôi thiết
nghĩ cách tiến đến sự tự lập cho Giáo Hội Việt Nam phải được suy xét và thực
hiện đúng cách.
Tiện
đây, cụ Chủ Tịch đã ghé nước Pháp, nếu cụ Chủ Tịch muốn cho công việc mau
chóng, thuận tiện, cụ Chủ Tịch có thể ghé qua Vatican xin gặp Đức Giáo Hoàng
hoặc nếu cụ Chủ Tịch bận, thì cử một phái đoàn đại diện sang La Mã, thương
thuyết với Tòa Thánh một hiệp ước (Concordat) giữa chính phủ và Tòa Thánh, yêu cầu Tòa
Thánh tấn phong thêm các Giám Mục Việt Nam và thỏa thuận với chính phủ về mọi
việc bổ các Giám Mục cai quản các địa phận Việt Nam. Cụ Hồ có vẻ không hài lòng
lắm:
-
Đó không phải là việc của chính phủ. Việc của chúng tôi là làm sao cho các giáo
dân Việt Nam đừng có đi cầu kinh với các Cố Đạo Pháp vì làm như vậy thì có vẻ
còn chịu nô lệ Pháp, trong lúc cả nước đứng lên dành độc lập với người Pháp.
Tôi
hơi bất mãn vì cái quan niệm cứng nhắc của cụ Hồ:
-
Thưa cụ Chủ Tịch, người Công Giáo đi cầu nguyện ở đâu, có ai xướng kinh thì
cũng chỉ cầu nguyện với Chúa, chớ không hề có chuyện cầu nguyện với người Pháp.
Vả lại theo tinh thần Công Giáo, thì chúng tôi coi mọi người giống nhau, các
Linh Mục ngoại quốc, hay Linh Mục Việt Nam, về phần đạo không có gì đặc biệt
cả. Nếu chúng tôi còn phân biệt người Pháp với người Việt trong việc đạo, thì
Tòa Thánh sẽ cho rằng người Công Giáo Việt Nam còn ấu trĩ, thiếu kỷ luật đạo,
và sẽ không thể xúc tiến việc trao quyền cai quản các địa phận và các họ đạo
cho các Giám Mục và các Linh Mục Việt Nam được.
Có
lẽ cụ Hồ nhận ra đề tài này có thể gây rắc rối, mất lòng, nên vội lánh sang
chuyện khác. Cụ hỏi tôi tình hình các Việt kiều, sinh viên ở Pháp, việc học
hành của tôi. Lúc này cụ thân mật, cởi mở, vui tính. Cụ hẹn sẽ mời tôi, các Cha
và Việt kiều sinh viên đến dự một bữa tiệc.
Tôi
nhận thấy câu chuyện này không có kết quả như ý tôi mong muốn. Tôi không tìm
được một lời hứa ở cụ Hồ sẽ thay đổi chủ trương, nên tôi cũng không muốn nhắc
lại nữa. Tôi xin kiếu từ, và khi tiễn tôi ra cửa phòng khách, cụ Hồ vui vẻ bắt
tay tôi, đặt tay lên vai tôi mân mê những nút áo chùng trước ngực tôi nói những
câu chuyện ở nước nhà, làm như là thân mật với tôi lắm.
Cuộc
tiếp xúc lâu dài đầu tiên giữa tôi và cụ Hồ làm cho tôi lo lắng và buồn rầu khá
nhiều. Tôi vừa kính phục cụ Hồ là một nhà cách mạng, một vị lãnh đạo quốc gia
có tài, nhưng tôi cũng lo lắng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cho tương lai
xứ sở Việt Nam. Những quan niệm hẹp hòi và sai lầm về việc đạo có thể gây ra
những xung đột nguy hiểm giữa người Công Giáo và phong trào Việt Minh, cũng như
có thể gây nên những phản ứng bất lợi trên quốc tế cho chính phủ Việt Minh. Tôi
linh cảm được những giai đoạn đen tối sắp đến cho Giáo Hội Việt Nam cũng như
cho đất nước Việt Nam. Tôi không một lúc nào cầu mong cho người Pháp đặt lại
quyền bảo hộ ở Việt Nam, nhưng tôi mong ước Pháp và chính phủ Việt Minh có thể
đi đến một sự thỏa thuận chung, trong đó số phận người Công Giáo Việt Nam không
bị thiệt thòi. Tôi cũng rất lo sợ những người Công Giáo có tinh thần hẹp hòi sẽ
gây nên những xung đột tai hại với phong trào Việt Minh, đang được coi như một
phong trào toàn dân, và một lần nữa, bị hiểu lầm là đi ngược với quyền dân tộc.
Tôi
ra về mang nhiều lo âu. Tôi chưa biết gì nhiều về cụ Hồ chí Minh nhưng có điều
tôi nhận thấy ngay. Cụ Hồ là một con người cứng rắn, cuồng nhiệt, cương quyết,
đã định làm gì thì dù bao nhiêu trở ngại cũng san bằng làm cho kỳ được. Sự mềm
dẻo khéo léo của cụ Hồ chỉ ở bề ngoài, chỉ là một lối chinh phục cảm tình người
đối thoại, thâm tâm cụ, không bao giờ cụ vì nghe người đối thoại hợp lý mà thay
đổi quyết định của cụ. Tôi thán phục, nhung sợ hãi con người như thế.
Tôi
mơ hồ thấy con đường mà cụ Hồ sẽ đưa đẩy dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam
vào: Chiến tranh, mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau, đàn áp và sát hại những thiểu
số chống đối, trong đó có Đạo Công Giáo.
Tôi
cũng đã được biết qua tin tức, lịch sử của những phong trào cộng sản ở Nga, Mễ
Tây Cơ, Tây Ban Nha, Nam Tư v.v…và không một nơi nào sự thành lập một chế độ
cộng sản đem lại một điều gì tốt đẹp hơn cho người Công Giáo.
Tôi
là một Linh Mục Công Giáo, tôi không thể nào đồng ý với một người chủ trương
biến Việt Nam thành một quốc gia cộng sản. Nhưng tôi là người Việt Nam, và lúc
này điều cấp thiết là phải đòi lại độc lập từ tay người Pháp, và nếu tôi không
góp công sức thì cũng không nỡ lòng nào chống lại, dù bằng lời nói, bất cứ một
thế lực chính trị nào đang mưu đòi Độc Lập cho đất nước.
Những
ngày sau đó tôi không ngớt suy nghĩ về số phận đất nước mình. Tôi theo dõi qua
tin tức, qua những câu chuyện với các Việt kiều, đôi lúc với Nguyễn Mạnh Hà,
những hoạt động ở Ba Lê của cụ Hồ. Có những Việt kiều ngưỡng mộ cụ Hồ thực
tình, hay là được đảng cộng sản tổ chức thì không biết, nhưng ngày nào cũng ra
đứng trước Hotel Royal chờ được nhìn mặt cụ Hồ một lần rồi trở về.
Những
ai ra vào khách sạn này họ đều nhớ nhẵn mặt. Nhờ đó những câu chuyện với họ,
tôi được biết sơ lược rằng người Pháp không thực tâm thương thuyết với cụ Hồ.
Cụ buồn và bất mãn, không dự những cuộc họp ở Fontainebleau.
Nhờ
những người sốt sắng theo dõi các hoạt động của cụ Hồ và quanh cụ Hồ, tôi biết
được rằng trong thời gian ở Ba Lê, cụ Hồ đã tiếp xúc với các lãnh tụ cách mạng
Phi Châu, như lãnh tụ du kích quân Algérie sau này là ông Ferhat Abbas. Điều
này không có gì khó hiểu, vì ai cũng biết cụ Hồ là tác giả cuốn ‘’Le Proces De
La Colonisation Francaise’’ mà Nguyễn Thế Truyền đề tựa.
Ông
Ben Gourison, sau này Thủ Tướng Do Thái, lúc bấy giờ Chủ Tịch một Hội Ái Hữu Do
Thái Pháp, cũng đến nói chuyện với cụ Hồ vài lần. Những nhân vật đến thường
nhất là ông Paul Bernard, Giám Đốc Ngân Hàng Đông Pháp. Tôi nghĩ rằng cụ Hồ
không quên được những vấn đề thiết thực của đất nước: Vấn đề kinh tế.
Từ
lúc tôi gặp cụ Hồ và nói chuyện với cụ được khoảng bốn hôm thì tôi và vài Cha
khác nhận được thư mời dự một buổi tiếp tân. Hỏi ra tôi được biết những Việt
kiều khác như Trương Công Cừu, Trần Hữu Phương, Võ Văn Thái cũng nhận được
thiếp mời như tôi. Nói là một buổi tiếp tân thì hơi quá đáng, đây chỉ là một
bữa ăn thân mật, những người được mời phần nhiều tôi có quen, gồm tất cả khoảng
non 30 người.
Tôi
và Cha Lập, Cha Tiến đến với nhau cùng một lúc. Một vài anh em Việt kiều đã đến
trước, và đang đứng trong phòng khách. Một lát thì thấy cụ Hồ bước ra, bắt tay
mọi người, tôi trà trộn với mọi người, trong phòng khách, nói chuyện phiếm. Tôi
phải công nhận cụ Hồ là một người hiểu biết rộng rãi.
Vấn
đề gì cụ cũng có thể nói chuyện sơ qua và tỏ ra hiểu biết, chăm chú nghe
chuyện. Những anh em Việt kiều được mời hôm ấy gồm toàn phần lớn những nhà trí
thức, những sinh viên đã tốt nghiệp, nghĩa là thành phần Việt kiều ưu tú ở
Pháp.
Dù
mọi người kính nể cụ Hồ, nhưng trong câu chuyện, đôi lúc cố ý, đôi lúc vô tình,
họ không khỏi nêu lên những vấn đề khó khăn, có thể làm cho người được hỏi lâm
vào thế kẹt.
Tôi
chưa lúc nào thấy cụ Hồ bị kẹt như thế. Vả lại cụ có lối đánh trống lảng tài
tình. Vấn đề gì cụ thấy khó trả lời thỏa mãn người đối thoại, cụ lập tức nói
sang chuyện khác, nói đến một vấn đề khác thật hấp dẫn, làm cho người nêu lên
câu hỏi quên mất câu hỏi của họ.
Khoảng
nửa giờ sau, những khách mời đến đầy đủ, và cũng vừa đúng giờ ghi trong thiếp
mời, tức đâu khoảng 12 giờ trưa, cụ Hồ mời mọi người sang phòng ăn. Hiện nay
Hotel Royal vẫn còn, có lúc còn được gọi là Hotel Royal-Monceau, và phòng tiếp
tân tại nơi này vẫn không thay đổi gì nhiều, bàn ăn là một bàn chữ nhật lớn.
Cụ
Hồ cầm tay tôi dẫn đến chiếc ghế bên trái cụ, và chỉ cho Cha Lập ngồi bên phải,
Cha Hoàng Trọng Tiến ngồi đối diện.
Những
anh em khác được cụ sắp xếp ngồi vào bàn. Từ lúc gặp các anh em Việt kiều cho
đến lúc ngồi vào bàn an, cụ Hồ chỉ nói những chuyện lặt vặt, thứ chuyện mà
người ta gọi là chuyện phiếm, không đâu vào đâu cả.
Nhưng
trong mọi câu nói cụ Hồ thương khuyên anh em Việt kiều tham gia vào công cuộc
đấu tranh đòi độc lập.
Lúc
vào bàn ăn, cụ Hồ chẳng hề dùng cái lối đọc diễn văn long trọng. Cụ ngồi ngay
vào bàn ăn, và lúc nâng ly rượu đầu, cụ nói giọng thật là nồng nàn, thành thật:
-
Chính phủ bên nước nhà đang theo đuổi mục tiêu tranh thủ độc lập, đem hạnh phúc
lại cho toàn dân. Nhưng muốn đem hạnh phúc cho toàn dân, thì phải thực hiện xã
hội chủ nghĩa. Giả sử mà Chúa Giêsu sinh ra đời vào thời đại này, trước sự đau
khổ của người đời như lúc này, mà Chúa muốn cứu vớt, thì chắc là cũng phải theo
xã hội chủ nghĩa.
Tôi
và các Cha mỉm cười vì cái lối so sánh kỳ cục của cụ Hồ, tôi trả lời cụ:
-
Thưa cụ Chủ Tịch, về việc tranh thủ độc lập, thì mọi người Việt Nam Công Giáo
hay không Công Giáo đều sẵn sàng tham gia. Nhưng về việc thực hiện xã hội chủ
nghĩa, thì chúng tôi thiết nghĩ có nhiều người không đồng ý rằng đó là giải
pháp duy nhất để đem hạnh phúc lại cho con người.
Cụ
Hồ vỗ vai tôi, cười:
-
Cha lại tuyên truyền rồi.
Có
lẽ lúc đó tôi còn trẻ, nên tôi có hơi long trọng trong câu chuyện một cách quá
đáng. Tôi không cười, thưa lại:
-
Thưa cụ Chủ Tịch, tôi đâu có ý tuyên truyền. Tôi nói ra ai nghe thì nghe, ai
không thì thôi, tôi chẳng bao giờ chủ trương bắt những người không nghe theo
lời nói của mình vào trại tập trung cả.
Cụ
Hồ chỉ khẽ cau mày:
-
Đạo Công Giáo chỉ được nước binh nhà giàu, về với nhà giàu. Nhà giàu chết thì
giật chuông inh ỏi, làm lễ mồ long trọng, còn nhà nghèo chết thì im hơi lặng
tiếng. Như vậy làm sao Chúa biết linh hồn nhà nghèo vừa thoát khỏi xác mà đến
rước về thiên đàng?
Tôi
lại càng nghiêm hơn nữa, và nhất định phải cãi lại cụ Hồ.
-
Thưa cụ Chủ Tịch, Đạo Công Giáo chẳng hề bênh nhà giàu bao giờ. Chúa Giêsu ra
đời trong gia đình nghèo khó, giảng đạo cho người nghèo trước. Nhưng sở dĩ có
những người Công Giáo nghèo, những người giàu, là vì Đạo Công Giáo là một thành
phần xã hội, sống trong một xã hội, và xã hội đó có kẻ giàu người nghèo. Nếu xã
hội có giai cấp thì Đạo Công Giáo phải chấp nhận, nhưng không phải là tán đồng
hoàn toàn đâu. Đạo chủ trương mọi người ngang hàng, bình đẳng trước Thiên Chúa
không phân biệt giai cấp chi cả.
Cụ
Hồ làm thinh một lúc, mặt lúc ấy hơi nghiêm, nhưng cụ tươi cười ngay, đổi sang
câu chuyện khác, giọng nửa bông đùa nửa thành thật:
-
Các chú còn trẻ và đẹp trai cả sao không chịu lấy vợ đi? Các chú không lấy vợ,
xã hội, đất nước thiệt thòi biết bao nhiêu?
Lúc
này tôi dùng giọng bông đùa để trả lời cụ:
-
Xin lỗi cụ chủ tịch, thế tại sao cụ không lấy vợ để làm lợi cho xã hội? Chúng
tôi độc thân nhưng sự độc thân của chúng tôi không làm thiệt hại gì cho xã hội,
cũng như độc thân của cụ chủ tịch vậy mà.
-
Tôi độc thân được, nhưng các chú còn trẻ, độc thân sao nổi. Trông thấy hoa, sao
khỏi muốn hái được.
-
Thưa cụ, bây giờ cụ đã già, nhưng trước kia cụ cũng trẻ như chúng tôi, mà cụ
vẫn độc thân được, thì chúng tôi cũng có thể độc thân được, chúng tôi cũng có
thể trông thấy hoa mà không muốn hái vì bận theo một lý tưởng khác.
Thấy
tôi cãi hơi hăng, cụ Hồ cười rồi bắt sang chuyện khác.
Trần
Hữu Phương ngồi ở cuối bàn cất tiếng hỏi:
-
Thưa cụ, cụ người ở đâu, xin cho chúng tôi được biết?
Cụ
Hồ trả lời:
-
Tôi người Việt Nam.
-
Việt Nam nhưng là Tỉnh nào?
Tôi
nhìn về phía Trần Hữu Phương và nói:
-
Anh Phương thật ngớ ngẩn, giọng của cụ là đặc giọng Nghệ An, anh còn hỏi làm gì
nữa.
Mọi
người cười ồ lên và bữa tiệc được tiếp tục trong bầu không khí vui vẻ đầm ấm
cho đến hai giờ chiều mới tan.
Một
giai thoại được giới Việt kiều thời bấy giờ nhắc đến hoài, làm cho tôi phải nhớ
lại. Tạp chí Le Paria là một tạp chí cộng sản cực đoan do chính cụ Hồ sáng lập
và làm chủ nhiệm, chủ bút, kiêm nhiếp ảnh viên kiêm bình luận gia, trong những
năm sau Đệ Nhất Thế Chiến, cùng với cụ Nguyễn Thế Truyền. Sau khi cụ Hồ rời
nước Pháp, nó chuyển giao cho một đảng viên cộng sản Pháp và Đông Dương. Nó
không sóng gió như ngày xưa, nhưng vẫn sống lây lất, và trong những ngày cụ Hồ
sang Pháp lần này tạp chí Le Paria đăng một bức thư ngỏ lời cụ Hồ, nói là của
những đồng chí do cụ đào tạo, nhưng thấy cụ phản bội nên nhất định chửi cụ,
chống cụ.
Thư
ngỏ như vầy:
‘’Chúng tôi là nhóm đồng chí ít ỏi còn lại do đồng chí (Hồ) đào tạo năm 1925. Những tư tưởng của đồng chí đã
thấm sâu vào chúng tôi. Chúng tôi xem đồng chí như biểu tượng cho tất cả những
tầng lớp thợ thuyền Việt Nam trẻ.
Chúng tôi không ngờ lại phải mất hết mọi hy vọng sau thỏa ước ngày
8 tháng 3 (giữa cụ Hồ và D’Argenlieu,
để Pháp thao túng Nam bộ). Đồng chí đã ký kết một thỏa ước chấp nhận tự trị
mà không phải độc lập. Sức mạnh của lòng tin tưởng của chúng tôi đặt vào nơi cụ
là lãnh tụ phong trào cách mạng phản đế ngày nay cũng ngang ngửa với lòng căm
phẫn của chúng tôi. Chúng tôi lấy làm xấu hổ là ngày xưa đã chọn lầm lãnh tụ.
Nhưng nhân dân Việt Nam không bao giờ tuyệt vọng…Họ sẽ tiếp tục con
đường cụ đã vạch nhưng đã không noi theo cho đến cùng’’.
Số
báo Le Paria này đã gây nên một vụ tạm gọi là xì căng đan. Cụ Hồ phản đối chính
phủ Pháp, cho rằng chính phủ Pháp cố tình làm rắc rối cho cụ, hạ nhục cụ, chế
nhạo cụ. Cụ đòi gặp đại diện nhóm chủ trương tờ Le Paria. Trong một lần gặp gỡ
với đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp, cụ Hồ đã làm mặt nổi giận, chua cay, trách móc
chính phủ Pháp.
Đại
diện Bộ Ngoại Giao Pháp, chính phủ Pháp đã mắc bẫy, xin lỗi cụ Hồ bao nhiêu lần
về vụ này, và những mật vụ Pháp, cán bộ thông tin mật của Pháp sau đó đã phải
đi căn dặn các báo cần dè dặt trong mọi bài bình luận, chỉ trích gì đề cập đến
cụ Hồ và vấn đề Việt Nam.
Trong
lúc cụ Hồ ở Pháp, các báo Pháp tuy gọi là tự do, nhưng thông cảm với chính phủ,
nên riêng các đề tài Việt Nam, thì coi như có kiểm duyệt.
Nhưng
mà ý cụ Hồ khi làm mặt giận vì bài báo Le Paria không phải chỉ có như vậy đâu. Cụ
muốn lấy cái lập trường quá khích ở Le Paria để làm một tiêu chuẩn so sánh với
lập trường thật là ôn hòa, mềm dẻo của cụ, và như thế chứng minh với người Pháp
rằng ngày nay cụ và dân tộc Việt Nam đã chọn nước Pháp làm một đồng minh đàn
anh, nghĩa là cụ chịu nhượng bộ nhiều lắm, nhưng Pháp cũng nên hiểu cho cụ,
đừng bắt cụ nhượng bộ hơn nữa, bởi vì sau lưng cụ, còn những thành phần quá
khích không thể nào cho phép cụ lùi thêm bước nữa.
Mấy
tháng liền, nghĩa là từ ngày 22 tháng 6 đến 13 tháng 9, Hội Nghị Fontainebleau
vẫn tiếp tục. Cụ Hồ bất mãn và thất vọng. Sau mấy phiên nhóm đầu, cụ hoàn toàn
giao phó cho các đại diện. Nguyễn Mạnh Hà thường đi dự với nhiều nhiệm vụ, một
trong các nhiệm vụ đó là thông ngôn, vì Hà giỏi tiếng Pháp, mà cũng giỏi tiếng
Việt. Đôi lúc Hà trở lại gặp tôi và kể cho nghe những chuyện xảy ra trong hội
nghị. Cụ Hồ có vẻ không gấp gáp ký bất cứ một hiệp ước gì với Pháp. Người ta có
cảm tưởng cụ Hồ cố tình kéo dài hội nghị. Người Pháp thì cũng muốn kéo dài tình
trạng nhập nhằng này, có lẽ để cho sự phân chia Nam bộ trở thành vững chắc và
tự nhiên hơn. Bên Sài Gòn, chính phủ Nguyễn Văn Thinh trở thành bù nhìn thực sự
của Pháp. Cả những cơ quan hành chánh cũng do người Pháp làm trưởng sở.
Người
Pháp có cảm tình với cụ Hồ nhiều lắm. Nhưng có một điều bất ngờ cụ Hồ lúc sang
Pháp không tính đến: Những lãnh tụ cộng sản ngày nay ít ai biết đến và thân
thiết với đảng viên cộng sản kỳ cựu trong những đảng viên sáng lập đảng cộng
sản Pháp, sau Đệ Nhị Thế Chiến là Nguyễn Ái Quốc, nay là Hồ chí Minh. Vì vậy sự
hỗ trợ, hay thiện cảm của đảng cộng sản Pháp mà cụ Hồ đã mong mỏi không xảy ra.
Trong
một buổi tiếp tân vào ngày 25 tháng 6, tức là trước ngày chúng tôi dự tiệc trưa
lần thứ nhất với cụ Hồ tổ chức tại khách sạn Royal một cuộc tiếp tân long trọng
mời rất đông quan khách.
Đảng
cộng sản Đông Dương ở Pháp, và cán bộ Việt Minh đi lôi kéo số Việt kiều, khoảng
vài trăm người kéo đến quanh Hotel Royal biểu tình hoan hô tình thân thiện Pháp
Việt, lúc cụ Hồ tiếp các chính khách, trí thức, nhân sĩ, báo giới Pháp bên
trong khách sạn.
Trong
buổi tiếp tân này một đảng viên cộng sản Pháp, thuộc hệ phái Trotsky, tức là đệ
tứ quốc tế, có hỏi trường hợp cái chết của Tạ Thu Thâu. Cụ Hồ làm mặt buồn rầu,
thiểu não, đã trả lời rằng: Ông Thâu là một nhà ái quốc lớn, và chúng tôi rất
buồn lòng khi hay tin ông mất.
Bị
hỏi dồn, ai là thủ phạm thủ tiêu ông Thâu, cụ Hồ đã trả lời gắng gượng: Tất cả
những ai đi sai con đường tôi đã vạch, đều phải bị tiêu diệt. Con người cộng
sản giáo điều ở cụ Hồ hiện rõ trong câu nói đó, và câu nói tàn bạo đó giải
thích được những hành động sau này của chính phủ Việt Minh ở vùng gọi là giải
phóng.
Có
lẽ nhờ tuổi tác, cho nên cụ Hồ nói chuyện thân mật với các thiếu phụ Pháp, đàn
bà Pháp rất tự nhiên. Trong cuộc tiếp tân này, tổ chức trong vườn hoa Hotel
Royal, cụ Hồ đã tự hái những bông hồng đẹp nhất cài lên áo, lên tóc những bà
mệnh phụ tham dự, kèm theo những lời khen áo đẹp, những câu ca tụng nước Pháp.
Ngày
13 tháng 7, cụ Hồ mở cuộc họp báo, và các bài tường thuật được đăng trên một
vài báo Pháp. Lúc đó báo chí quốc tế chưa chú ý mấy đến vấn đề Việt Nam, vì họ
xem đây là một vấn đề nội bộ của nước Pháp. Bộ Ngoại Giao Pháp cũng đang vận
động với các Tòa Đại Sứ Đồng Minh, nhất là với Mỹ và Anh, để thu hẹp tầm quan
trọng của vấn đề này thành chuyện nội bộ của Pháp. Cuộc họp báo ngày 13-7 đã
không có tiếng vang như cụ Hồ mong ước.
Trong
cuộc họp báo này, cụ Hồ đã xác nhận cụ là Nguyễn Ái Quốc. Cụ trả lời báo Le
Monde, đã hỏi cụ về lai lịch của cụ, trong câu hỏi có nêu thắc mắc cụ Hồ có
phải là Alias Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc hay không? Cụ Hồ mỉm cười, trả
lời một cách mập mờ, nước đôi:
‘’Tôi đã phải sống lén lút, chui rúc, cho nên cái việc đội tên này
tên nọ không có gì đáng ngạc nhiên. Và tôi chỉ thực hiện công khai kể từ ngày
20 tháng 8 năm 1945’’ (ngày tuyên cáo độc lập).
Cụ
Hồ lên Ba Lê ngày 22 tháng 6, nhưng mãi đến ngày 2 tháng 7, tức 10 ngày sau, cụ
mới gặp Thủ Tướng Pháp Beorbed Bidault. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và Bidault có vẻ
khinh thường cụ Hồ. Trong thông cáo chung cụ Hồ đã hết sức nhún nhường, mềm
dẻo: Chúng ta sẽ thành tâm hợp tác với nhau theo tinh thần nhân bản mà các
Triết Gia Khổng Giáo cùng các Triết Gia Tây phương đều chia sẻ, để thiết lập
một mối liên hệ mới giữa những con người cùng tự do, và cùng tương quan với
nhau. Như chúng ta thấy, bản thông cáo đã cố tình bỏ sót cái ý: Giữa hai quốc gia tự do độc lập,
tương quan.
Nhờ
những cuộc vận động khôn khéo, dần dà cụ Hồ trở thành thượng khách của chính
phủ Pháp, của nước Pháp. Chúng ta thấy cụ đã đi từ chỗ ở kín đáo tại Thành Phố
Biarritz, đến Ba Lê, và vào ngày 14 tháng 7 tức là ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ
đã được xếp chỗ ngồi trên hàng ghế danh dự, ngang hàng Thủ Tướng Bidault. Trong
cuộc lễ hôm đó, cụ Hồ đã nhân danh quốc trưởng Việt Nam đặt vòng hoa tưởng niệm
lên mồ chiến sĩ vô danh. Từ đây cụ có tư thế một quốc khách của Pháp rồi.
Như
nói trên ông Bidault là một người có tinh thần thực dân và khinh miệt người
Việt Nam lộ liễu. Trong việc sắp xếp chỗ ngồi trong ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ
đòi ngồi ngang hàng với ông Bidault, nhưng ông Bidault nhất định không chịu như
vậy. Cuối cùng ban nghi lễ phải sắp nhiều khán đài gần nhau, nhưng cái cao cái
thấp, hơn kém nhau vài phân. Cụ Hồ được sắp ngồi cũng tạm gọi là ngang hàng với
ông Bidault trên khán đài riêng, thấp hơn khán đài ông Bidault vài phân, nhưng
ở xa thì thấy ngang nhau.
Cụ
Hồ được xếp ngồi chung với các lãnh tụ cộng sản như Thorez và các bộ trưởng
cộng sản như Tillon (bộ trưởng không quân).
Những
ngày ở Ba Lê kéo dài mà không ích lợi gì. Hội Nghị Fontainebleau, theo lời kể
của Nguyễn mạnh Hà, thì chỉ là một phiên họp để Pháp ra điều kiện và phái đoàn
Việt Minh từ chối cách nào cho khéo léo, để không tan vỡ ngay là được rồi.
Cụ
Hồ chán nản, và nhân một hôm gặp lại một người bạn Pháp quen thân lâu năm, vợ
chồng ông Raymond Aubrac, hiện sống trong một biệt thự rộng rãi ở vùng quê phụ
cận Ba Lê, cụ Hồ để phái đoàn của ông lại Hotel Royal, trong lúc cụ và vài thơ
ký dời đến ở nhà ông Aubrac. Vợ ông này là bà Lucie Aubrac, là dân biểu cộng
sản trong Quốc Hội Pháp. Cụ Hồ dời về nhà gia đình Aubrac từ ngày 12 tháng 8 và
ở lại đó cho đến ngày 15 tháng 9 tức là ngày cụ rời Pháp trở về Việt Nam.
Chính
phủ Pháp dành cho cụ Hồ và phái đoàn Việt Minh vài chiếc xe du lịch, tôi nhớ
hình như là mấy chiếc Citroen, loại ba hàng ghế, với tài xế và cận vệ cùng một
đội cảnh sát. Lúc dời về nhà Aubrac, cụ Hồ đem theo chiếc xe, nhưng yêu cầu khỏi
có cảnh sát. Mỗi sáng cụ dậy sớm, duyệt qua các báo Pháp, các bản tường thuật
phiên họp hôm trước, rồi dùng sáng với gia đình Aubrac và lên Ba Lê.
Càng
kéo dài, Hội Nghị Fontainebleau càng lâm vào tình trạng bế tắc, đổ vỡ.
Fontainebleau là một nơi tuy chẳng xa Ba Lê lắm, nhưng khí hậu lại lạnh, và
phòng họp thì thiếu tiện nghi. Những người Việt Nam tham dự hội nghị có lẽ vì
cái rét lạnh không quen ở Pháp, đâm ra lầm lì. Phía phái đoàn Pháp chỉ gồm
những chuyên viên về vấn đề thuộc địa, mà không có một nhân vật chính trị có
hạng nào cả.
Vì
vậy vấn đề được đặt ra đều không thể giải quyết tại chỗ, mà phải chờ phúc trình
lên. Điểm bất đồng lớn nhất giữa hai phái đoàn, hai quốc gia, là phía Việt Minh
thì muốn đứng trên lập trường một quốc gia độc lập, chủ quyền, để thương thuyết
về mối liên hệ theo pháp lý quốc tế, với một quốc gia bạn.
Trong
lúc phía Pháp muốn coi hội nghị này như một cuộc họp nội bộ giữa chủ và tớ, mà
chủ dĩ nhiên là nước Pháp. Họ chỉ muốn phái đoàn Việt Minh chấp thuận những ân
huệ của Pháp, nếu có sửa đổi thì chỉ sửa đổi đôi chút thôi. Điểm bất đồng quan
trọng thứ hai, là phái đoàn Việt Minh quan niệm nước Việt Nam thống nhất từ Cà
Mau đến Nam Quan, do một chính phủ và dĩ nhiên là chính phủ Việt Minh cai trị.
Phái
đoàn Pháp theo chỉ thị của chính phủ và dựa theo thỏa ước tháng 3, thì coi vấn
đề lãnh thổ Việt Nam chưa được giải quyết: Nam bộ đã có chính phủ tự trị dưới
nhãn hiệu giả Nguyễn Văn Thinh, nhưng được hứa là sẽ có tổ chức trưng cầu dân ý
để quyết định sát nhập hay tách riêng. Trung và Bắc kỳ thì có thể trao cho
chính phủ Việt Minh, nhưng chính phủ này phải công nhận tính cách chuyển tiếp,
lâm thời và phải chờ sau cuộc trưng cầu dân ý toàn cõi Việt Nam mới dứt khoát.
Tuy
nhiên có một điều mà chính phủ Pháp không biết và nếu biết thì có lẽ Hội Nghị
Fontainebleau không tan vỡ, chính phủ Việt Minh coi việc thống nhất ba miền
quan trọng hơn vấn đề độc lập. Do đó nếu Pháp chịu để cho ba miền thống nhất,
thì Việt Nam có thể chấp nhận qui chế tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Nhưng lúc
bấy giờ Pháp theo chủ trương và mưu kế của D’Argenlieu, đã tách Nam bộ thành
cộng hòa Nam bộ tự trị, cho nên bây giờ nhượng bộ điểm này ngay, khi chưa có
trưng cầu dân ý thì có vẻ Pháp chịu thua sao. Cho nên Pháp không nhượng bộ về
vấn đề thống nhất lãnh thổ.
Đến
ngày 12 tháng 9, Hội Nghị Fontainebleau kể như tan vỡ. Một phần phái đoàn Việt
Minh đã rời nước Pháp trở về Hà Nội.
Một
thông cáo của phái đoàn Việt Minh được phổ biến, cố che dấu sự thất bại, cố mở
rộng cửa thương thuyết.
Thông
cáo không có nói đến những điều gì đã thỏa thuận được, mà chỉ nói rằng hai
chính phủ ‘’mong ước’’ sẽ tiếp tục nói chuyện nhau ở những cấp bộ địa phương về
những thỏa ước giới hạn.
Tại
Hà Nội những phần tử quá khích rục rịch nổi lên chống lại Việt Minh. Khi hay
tin Hội Nghị Fontainebleau thất bại, các đảng phái cách mạng đã công khai chỉ
trích chính phủ Việt Minh và cụ Hồ.
Vì
vậy cụ Hồ muốn mang về nước ít ra một thỏa ước nào minh bạch hơn là một bản
thông cáo không có giá trị gì hết. Cụ chỉ còn trông cậy vào một con đường: Ký
với Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là bộ Thuộc Địa Pháp, một thỏa ước kiểu đó. Dĩ
nhiên đây là một thiệt thòi nhục nhã cho chính phủ Việt Minh: Quốc trưởng một
quốc gia, dù nhỏ bé không thể nào hạ mình ký kết với một Bộ Trưởng, lại là Bộ
Trưởng Bộ Thuộc Địa.
Làm
như vậy đương nhiên cụ Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa, chấp nhận uy
quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet, Bộ
Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét