1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nhưng tôi cũng cảm thấy rất cô đơn, bởi tôi biết mình không thể dựa vào ai khác, và cũng không thể thảo luận hay trao đổi ý kiến với ai, bởi vì chẳng có ai trong chính phủ hiểu biết về lãnh vực này. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vào lúc đó hầu như chỉ gồm toàn đồng Phật-lăng “nội địa” thu được từ mặt hàng cao su xuất cảng qua Pháp và gạo xuất cảng qua các thuộc địa Pháp ở châu Phi. Đồng Phật-lăng của chúng ta không hoán đổi được; mỗi năm Ngân hàng Quốc gia Pháp (Banque de France) chỉ cho chúng ta đổi một số lượng nhỏ lấy những đồng tiền hoán đổi được như đồng Đô-la Mỹ, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức hay đồng Yên Nhật. Nước Pháp đã trải qua một giai đoạn rối loạn chính trị và bất an xã hội kéo dài, kèm theo những khó khăn rất lớn về mặt kinh tế tài chánh, và đồng tiền Pháp cứ liên tục giảm giá. Cứ mỗi lần giảm giá hay chính phủ Pháp phá giá như vậy thì chúng ta lại mất một tỉ lệ phần trăm trị giá ngoại tệ dự trữ. Như vậy tuy chúng ta đã giành được độc lập chính trị từ tay người Pháp năm 1955, nhưng trên bình diện tiền tệ thì chúng ta vẫn còn là một thuộc địa của Pháp. Không ai trong chính phủ tỏ vẻ quan tâm tới sự bất bình đẳng trong hệ thống chi trả với Pháp, tới sự suy yếu của dự trữ ngoại tệ và sự hao hụt trị giá đồng tiền Việt Nam vì liên hệ với hệ thống tiền tệ của Pháp. Hơn thế nữa, số vàng dự trữ của chúng ta (33 tấn rưỡi) mà quân Pháp lấy được từ tay quân Nhật sau khi Nhật bại trận năm 1945 đã bị chở về Pháp khi lính Pháp rút về nước năm 1955, và chúng ta không có vàng để hỗ trợ cho đồng tiền quốc gia kể từ lúc đó.
Nhưng tôi cũng cảm thấy rất cô đơn, bởi tôi biết mình không thể dựa vào ai khác, và cũng không thể thảo luận hay trao đổi ý kiến với ai, bởi vì chẳng có ai trong chính phủ hiểu biết về lãnh vực này. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vào lúc đó hầu như chỉ gồm toàn đồng Phật-lăng “nội địa” thu được từ mặt hàng cao su xuất cảng qua Pháp và gạo xuất cảng qua các thuộc địa Pháp ở châu Phi. Đồng Phật-lăng của chúng ta không hoán đổi được; mỗi năm Ngân hàng Quốc gia Pháp (Banque de France) chỉ cho chúng ta đổi một số lượng nhỏ lấy những đồng tiền hoán đổi được như đồng Đô-la Mỹ, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức hay đồng Yên Nhật. Nước Pháp đã trải qua một giai đoạn rối loạn chính trị và bất an xã hội kéo dài, kèm theo những khó khăn rất lớn về mặt kinh tế tài chánh, và đồng tiền Pháp cứ liên tục giảm giá. Cứ mỗi lần giảm giá hay chính phủ Pháp phá giá như vậy thì chúng ta lại mất một tỉ lệ phần trăm trị giá ngoại tệ dự trữ. Như vậy tuy chúng ta đã giành được độc lập chính trị từ tay người Pháp năm 1955, nhưng trên bình diện tiền tệ thì chúng ta vẫn còn là một thuộc địa của Pháp. Không ai trong chính phủ tỏ vẻ quan tâm tới sự bất bình đẳng trong hệ thống chi trả với Pháp, tới sự suy yếu của dự trữ ngoại tệ và sự hao hụt trị giá đồng tiền Việt Nam vì liên hệ với hệ thống tiền tệ của Pháp. Hơn thế nữa, số vàng dự trữ của chúng ta (33 tấn rưỡi) mà quân Pháp lấy được từ tay quân Nhật sau khi Nhật bại trận năm 1945 đã bị chở về Pháp khi lính Pháp rút về nước năm 1955, và chúng ta không có vàng để hỗ trợ cho đồng tiền quốc gia kể từ lúc đó.
Tháng 11/1956 sau khi đã hoàn tất việc tổ chức và sắp xếp lại Ngân hàng Quốc
gia, tôi quyết định tiến công vào các vấn đề đã ám ảnh tôi hơn một năm qua: sự
cần thiết phải thương lượng một hiệp định tiền tệ mới với Pháp, sự cần thiết phải
chuyển số dự trữ bằng đồng Phật-lăng Pháp của chúng ta qua các đồng tiền hoán đổi
được để tránh bị hao hụt thêm nữa trị giá dự trữ ngoại tệ của chúng ta, sự cần
thiết phải thu hồi số trữ kim đang nằm ở Ngân hàng Quốc gia Pháp, sự cần thiết
phải đòi lại số nợ của Ngân Khố Pháp và sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ
tiền tệ, tài chánh với Pháp để đòi hỏi viện trợ kinh tế tài chánh của họ; đó là
những mục đích chính của Việt Nam trong khi đối thoại với nước Pháp. Sau khi
thông báo với Tổng thống Diệm, tôi đã đi Pháp một chuyến để viếng thăm Ngân
hàng Quốc gia Pháp và Quai de Rivoli, tức Bộ Tài chánh Pháp, và bắt đầu thăm dò
quan điểm của người Pháp về các vấn đề này. Tôi nghĩ rằng với tư cách là cố vấn
của Tổng thống, với sự am hiểu vấn đề và nhiệt tâm phục vụ đất nước, tôi có thể
đạt được một sự đáp ứng nào đó từ phía nhà cầm quyền Pháp. Tôi đã nhầm. Tôi cần
phải có được sự uỷ quyền của Tổng thống Diệm. Nhà cầm quyền Pháp biết rõ rằng
Diệm tập trung mọi quyền bính trong tay ông, biết tôi là người cố vấn tin cẩn của
ông trong lãnh vực kinh tế tài chánh, nhưng họ không được thông báo chính thức
về chuyến viếng thăm và công cán của tôi. Điều này chỉ được thực hiện về sau
qua toà đại sứ Pháp ở Sài Gòn.
Đầu năm 1957 đồng Phật-lăng Pháp lại bị phá giá một lần nữa; và một lần nữa
không ai trong chính phủ tỏ vẻ quan tâm tới những mất mát to lớn trong dự trữ
ngoại tệ do việc đồng tiền Pháp mất giá và phá giá nhiều lần gây nên. Tháng 6
năm 1957, cảm thấy được đồng tiền Pháp sắp sửa bị phá giá một lần nữa, tôi vào
gặp ông Diệm và cảnh giác ông vụ hao hụt mất mát dự trữ ngoại tệ đang lăm le xảy
đến. Tôi khuyên ông nên rời bỏ khu vực đồng Phật-lăng Pháp, có sự thoả thuận
hay không có thoả thuận với Pháp cũng được. Nhưng trước khi dùng tới biện pháp
cuối cùng này, chúng ta nên thương lượng để đạt được một hiệp định mới giữa hai
quốc gia. Tôi nói với ông Diệm rằng ông phải để tôi đi Paris để nêu những vấn đề
này và để bắt đầu thương lượng một thoả ước tiền tệ mới với nước Pháp. Tôi mô tả
chi tiết những vấn đề đang tồn đọng giữa hai quốc gia. Ông Diệm lắng nghe một
cách cẩn thận đoạn bảo tôi khởi hành càng sớm càng tốt để thực hiện cái công việc
khổng lồ như kiểu Hercules trong thần thoại đó. Nhưng nhìn vào mắt ông, tôi có
thể thấy là tận đáy lòng ông, ông không tin là tôi có thể một mình làm nổi công
việc to tát ấy, không tin tôi có thể gặp một nhân vật nào đó đủ quyền lực và uy
tín chính trị ở Pháp để thực hiện sự nhượng bộ đầu tiên và hết sức quan trọng
cho một nước thuộc địa cũ. May mắn cho đất nước và cho chính tôi, tôi đã gặp
nhân vật ấy ở Bộ trưởng Tài chánh Pháp Antoine Pinay.
Những sự kiện bước đầu chứng tỏ là ông Diệm đã sai lầm, vì vậy ông ủng hộ tôi
nhiều hơn nữa và tin tôi nhiều hơn nữa khi tôi hoàn toàn lao mình vào các cuộc
thương lượng với các cấp thẩm quyền Pháp, đặc biệt là khi tôi tiếp xúc trực tiếp
và thảo luận trực tiếp với ông Antoine Pinay. Được vũ trang bằng sự uỷ quyền
chính thức của Tổng thống Diệm, và được tăng thêm sức mạnh nhờ lòng tin cậy của
ông, tôi qua Pháp và viếng thăm nhiều lần Ngân hàng Quốc gia Pháp và Bộ Tài
chánh Pháp. Lần này các viên chức nhà nước Pháp đã nhận được thông báo chính thức
về chuyến viếng thăm của tôi qua toà đại sứ Pháp ở Sài Gòn. Họ tiếp đón tôi rất
nồng hậu, nhưng không có ai trong chính quyền Pháp tỏ vẻ muốn dấn thân vào những
cuộc thảo luận quan trọng như vậy. Đây không phải là một vấn đề kỹ thuật đơn
thuần. Đây là một vấn đề chính trị hết sức phức tạp và hết sức gai góc, bởi vì
đây sẽ là lần đầu tiên mà nước Pháp thương thuyết về một hiệp ước tiền tệ với một
nước thuộc địa cũ: bất cứ một nhượng bộ nào đối với Việt Nam cũng sẽ bị các nước
thuộc địa cũ và các nước trong Liên hiệp Pháp ganh tị và đòi hỏi cho chính
mình, nó đánh dấu bước khởi đầu của những thay đổi lớn lao trong hệ thống tiền
tệ của Pháp. Cần phải có một con người có quyền lực chính trị to lớn và có rất
nhiều can đảm để phát động những bước đi quan trọng như vậy.
Rất may là không bao lâu tôi đã tìm ra con người ấy. Trong thời gian ở Paris,
tôi thường lui tới gặp gỡ bạn bè cũ trong giới ngân hàng, hy vọng sẽ tìm được một
ai đó có thể giới thiệu tôi với một nhân vật chính trị như vậy. Tôi trò chuyện
nhiều lần với viên phó Tổng Giám đốc Đông Dương Ngân hàng, ông René Bousquet,
và chúng tôi mau chóng trở thành bạn thân vì có khá nhiều điểm tương đồng. René
Bousquet đã là Thứ trưởng Bộ Nội vụ khi mới 35 tuổi. Ông đã bắt đầu một sự nghiệp
sáng chói ở cái tuổi mà những chính trị gia và viên chức nhà nước lão thành coi
là còn quá trẻ. Khi ông biết rằng tôi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Ngân hàng
Trung ương và Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương tín, đồng thời là cố vấn
Tổng thống ở tuổi 31 thì ông nhìn thấy nơi tôi hình ảnh xa xưa của chính ông những
năm 40, và ông cũng thèm muốn được như tôi bởi vì mọi hoàn cảnh đều rất thuận
tiện cho sự nghiệp của tôi, trong lúc các biến cố năm 1945 lại đột ngột thay đổi
sự nghiệp của ông. René Bousquet chỉ quen biết ông Antoine Pinay một cách gián
tiếp, vì ông thân với hai người phụ tá của Pinay. Ông Pinay đã được tướng De
Gaulle bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Tài chánh vào đầu năm 1957, nhưng không như
các vị Bộ trưởng Tài chánh trước kia, ông tham gia chính phủ với tiếng tăm lừng
lẫy của một con người hết sức trung thực, rất can đảm và đầy quyền lực, một người
mà nước Pháp rất cần để sắp xếp lại nền kinh tế tài chánh ốm yếu của nó.
René Bousquet lắng nghe bài diễn thuyết chỉ trích dài dằng dặc của tôi về mối
quan hệ tài chánh bất công và bất bình đẳng giữa Pháp và Việt Nam và về hệ thống
tiền tệ lỗi thời, không thích hợp, mà nước Pháp đã áp đặt lên đất nước chúng
tôi. Mặc dù các ý tưởng của tôi không hợp với các quyền lợi ích kỷ của Đông
Dương Ngân hàng, lúc bấy giờ vẫn còn nắm giữ một phần đáng kể cái quyền lực tài
chánh của nó ở Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa, René Bousquet vẫn lắng tai
nghe một cách đầy thiện cảm, bởi vì vào thời ông, ông cũng đã phục vụ lợi ích của
nhân dân và vẫn còn giữ nguyên ý thức chính trị ấy mặc dù ông đang ẩn náu trong
một tổ chức phi chính trị. Còn tôi thì có cảm giác rõ rệt rằng ông có thể giúp
đỡ tôi rất nhiều trong công việc thương thuyết, nên tôi yêu cầu Ngân hàng Quốc
gia ký thác một tài khoản mới vào Đông Dương Ngân hàng để tăng thêm uy tín của
ông và để ông có thể giúp đỡ tôi mà không phải tỏ ra đi ngược với quyền lợi cơ
quan của ông một cách quá đáng. René Bousquet hứa sẽ yêu cầu hai người bạn ông
sắp xếp cho tôi một buổi gặp gỡ với ông Antoine Pinay.
Trong khi tôi đang mò mẫm dò đường trong các hệ thống chính trị và tài chánh rối
rắm của nước Pháp, thì một người nào đó nói với ông Diệm rằng việc gởi tôi, một
tay Tổng Giám đốc quèn, qua Paris để thực hiện một thoả ước tiền tệ phức tạp với
nước Pháp, chỉ tốn thời gian vô ích, và tôi không thể nào tìm được một nhân vật
Pháp đủ quan trọng và đủ quyền lực để nói chuyện, chứ đừng nói là thương lượng
– sau này tôi biết người đó là vị Bộ trưởng phủ Tổng thống, anh ta đã nói những
lời này với Nhu, em của Tổng thống Diệm. Ông Diệm bèn gởi điện cho toà đại sứ ở
Paris, biểu chuyển cho tôi một thông điệp ra lệnh tôi quay về nước ngay. Nhưng
một người em của ông Diệm, Ngô Đình Luyện, người đang làm đại sứ nước Anh, lúc ấy
tình cờ có mặt ở Paris. Tôi tới gặp Luyện và kể cho anh ta nghe tất cả công việc
móc nối của tôi. Luyện khuyên tôi cứ ở lại để tiếp tục công việc và anh sẽ gọi
điện cho Tổng thống Diệm ngay lập tức. Nhưng tôi vẫn cứ rời Paris bay về nước với
ý nghĩ phải đương đầu với Diệm và những kẻ phá rối tôi một lần chót cho xong.
Khi tôi gặp Diệm ngày hôm sau, và kể cho ông nghe những gì tôi đã làm ở Paris,
ông nhận ra rằng ông đã nghe những lời tố cáo phi lý và dối trá sai lệch. Tôi
nói với ông là trong mấy năm qua chúng ta đã mất một số rất lớn trị giá ngoại tệ
dự trữ vì việc mất giá liên tục của đồng Phật-lăng Pháp. Sự mất mát này có thể
đã lên tới hàng mấy chục triệu Mỹ kim trong những cuộc phá giá đồng Phật-lăng dự
trữ ngoại tệ cuả xứ ta. Và tôi nói thêm rằng một vụ phá giá nữa sắp xảy ra, xét
theo tình hình của nền kinh tế Pháp trước khi Pinay cải cách tiền tệ. Ông Diệm
rất sung sướng khi thấy tôi tìm ra được một người bạn hết sức quyền lực cho Việt
Nam; ông bảo tôi là ông cũng muốn gặp ông Pinay lúc nào thuận tiện. Tôi hứa với
ông điều này và tôi đã sắp xếp cho ông Diệm gặp ông Pinay vào năm tới, sau một
loạt thảo luận với ông Pinay và chính quyền Pháp. Diệm yêu cầu tôi quay trở lại
Paris càng sớm càng tốt để tiếp tục công việc và ông trao cho tôi thẩm quyền
chính thức để gặp bất cứ người nào tôi muốn và nối lại các cuộc thảo luận giữa
hai quốc gia. Một vài ngày sau, khi tôi đang chuẩn bị chuyến đi Paris sắp tới
thì đồng Phật-lăng Pháp lại bị phá giá một lần nữa. Diệm gọi tôi vào khen ngợi
lời tiên đoán của tôi và ra lệnh cho tôi đi ngay Paris. Bây giờ thì ông đã thấy
rõ ràng hơn bao giờ hết sự mất mát dự trữ ngoại tệ, sự cần thiết cấp bách phải
thoát khỏi khu vực đồng Phật-lăng Pháp và đề ra một mối quan hệ tiền tệ mới với
nước Pháp. Đó là một điều mới mẻ mà ông Diệm mới học được, thậm chí ông không
nói cho vị phó Tổng thống của ông biết, càng không nói với các tay Bộ trưởng
Tài chánh, Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao. Đó là cách mà ông Diệm
cai trị đất nước: ông ta xử lý các vấn đề quốc gia giống như là chuyện riêng của
ông. Điều này vừa tốt lại vừa xấu, tốt bởi vì như vậy ông hoàn toàn chú tâm tới
vấn đề; và xấu vì ông giữ tất cả mọi chuyện cho riêng ông, không chịu chia sẻ
những thông tin mà tôi đưa cho ông với bất cứ ai trong chính phủ, có lẽ chỉ chỉ
hé lộ đôi chút cho phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ; nhưng ông cũng nói vắn tắt
cho Nhu biết về những gì tôi làm ở Paris, việc này giúp tôi khỏi những chuyện rắc
rối do Nhu và Thuần gây ra nữa. Từ nay trở đi tôi được hoàn toàn tự do hành động,
điều này rất có ích cho công tác của tôi; và đó là lý do vì sao mà sau này tôi
thường nói là những việc làm quan trọng của tôi chẳng bao giờ được chính phủ biết
tới, ngoại trừ các vị Tổng thống, và có lẽ ở một mức độ nào đó, là các vị phó Tổng
thống và Thủ tướng.
Tôi chờ thêm hai tuần nữa mới trở lại Paris, để cho những xáo trộn gây nên bởi
vụ phá giá mới đây được lắng xuống trước khi tôi có thể thảo luận về vấn đề tiền
bạc và dự trữ ngoại tệ với chính quyền Pháp. Lần này được võ trang bằng sự tin
cậy tuyệt đối của ông Diệm, và được giới thiệu trước bởi một thông điệp của toà
đại sứ Pháp gửi cho Tổng trưởng Ngoại giao Pháp về bản chất chuyến công tác của
tôi cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Diệm, tôi được nhà cầm quyền Pháp
tiếp đón nồng hậu hơn. Tôi gặp Pierre Sadrin, Giám đốc Tài chánh Hải ngoại Pháp
cùng vị phó Giám đốc của ông, Georges Lapeyre, và tôi có thể thấy trong mắt họ
niềm tin rằng họ đã gặp được người có thể tin tưởng được với tư cách là phát
ngôn viên của nước Việt Nam và của Tổng thống Diệm. Tôi cũng gặp Thống đốc
Baumgartner và phó Thống đốc Calvet của Ngân hàng Quốc gia Pháp. Với sự giúp đỡ
của René Bousquet và các bạn ông, tôi được hội kiến với ông Antoine Pinay. Ông
ta đang bịnh nằm dài trên giường nhưng ông cũng đồng ý tiếp tôi. Tôi được đưa tới
tận giường bệnh của ông, chúng tôi thảo luận một danh sách dài các vấn đề giữa
hai quốc gia, trong đó có vấn đề dự trữ ngoại tệ Việt Nam, hệ thống chi trả với
nước Pháp, số trữ kim của Việt Nam và một số vấn đề khác của Ngân Khố Việt Nam.
Nhưng trên hết, tôi yêu cầu đồng Phật-lăng mà chúng ta thu được từ việc xuất khẩu
qua Pháp và qua các thuộc địa của Pháp, phải hoán đổi được. Đối với ông Antoine
Pinay đây là một điều rất khó khăn và rất nhạy cảm về mặt chính trị, bởi vì việc
hoán đổi một phần hoặc toàn bộ đồng Phật-lăng Pháp của một thành viên trong khu
vực đồng Phật-lăng Pháp là điều không thể tưởng tượng được vào lúc đó, về cả mặt
chính trị lẫn kỹ thuật. Việc nước Pháp nhượng bộ như vậy cho Việt Nam sẽ gây
nên một cơn địa chấn chính trị chạy suốt khối Liên hiệp Pháp, bao gồm tất cả
các thuộc địa của Pháp và một vài nước thuộc địa cũ đã hình thành nên khu vực đồng
Phật-lăng Pháp.
Antoine Pinay yêu cầu tôi đưa cho ông một văn kiện ghi rõ các đề tài thảo luận
và hứa sẽ yêu cầu bộ Tài chánh và Ngân hàng Quốc gia Pháp nghiên cứu. Ông hứa sẽ
trả lời sớm và nhờ tôi chuyển lời hứa của cá nhân ông về cho Tổng thống Diệm:
ông rất muốn giúp đỡ Việt Nam, cho nên ông sẽ vui lòng ký kết một thoả ước tiền
tệ mới như Việt Nam đề nghị và sẽ viện trợ kinh tế, tài chánh cho Việt Nam.
Nhưng trước đó ông muốn cải thiện mối quan hệ giữa hai nước hiện đang ở mức thấp
nhất kể từ sau vụ truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và vụ bắt giam hai người Pháp bị
buộc tội gián điệp đầu năm 1956. Pinay yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho
hai người Pháp như một cử chỉ thiện chí để mở ra một kỷ nguyên quan hệ mới giữa
hai quốc gia. Tôi chuyển lời hứa này cho ông Diệm sau khi trở về nước và khuyến
cáo chính phủ thả hai người Pháp ra, vì tôi có cảm giác rõ rệt rằng ông Pinay
có rất nhiều cảm tình với Việt Nam và ông có đủ quyền lực và tư thế để hỗ trợ
được cho đất nước chúng ta rất nhiều.
Vào thời gian tôi tới Paris thì Bộ trưởng Tài chánh Tây Đức cũng đang có mặt tại
đó; tôi nghe nói ông Pinay sẽ tiếp tôi ở nhà ông trước khi tiếp vị Bộ trưởng Đức.
Khi những người phụ tá của Pinay hỏi ông tại sao ông không tiếp một vị Bộ trưởng
Tây Đức trước mà lại tiếp một viên Tổng Giám đốc của một quốc gia bé nhỏ, ông
trả lời họ rằng ông không thể quên sự giúp đỡ lớn lao của Việt Nam đã dành cho
Pháp suốt 30 năm qua. Ông muốn ám chỉ tới con số hai mươi ngàn người Việt Nam –
các nhà khoa học, các giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ vân vân… đang sống và làm việc tại
Pháp, và do đó đã giúp cho Pháp bao nhiêu là viện trợ kỹ thuật chuyên môn. Ông
nói với các viên phụ tá của ông rằng tôi là người đại diện cá nhân của Tổng thống
một nước cộng hoà và ông muốn sớm đi tới một thoả ước với Việt Nam.
Tôi chuyển lời ông Diệm mời ông Pinay qua thăm Việt Nam, và trong chuyến gặp gỡ
đầu tiên, hai ông đã thảo luận rất nhiều vấn đề chính trị và rất ít về các vấn
đề tiền tệ, bởi vì tất cả mọi việc đã được tôi giải quyết ở Paris với chính quyền
Pháp rồi – dưới sự giám sát của Pinay. Pinay hứa sẽ hối thúc việc giải quyết
các vấn đề của Việt Nam và tổ chức viện trợ kinh tế tài chánh cho Việt Nam; còn
ông Diệm hứa sẽ thả hai người gián điệp Pháp. Cả hai đều có cảm tình và kính trọng
lẫn nhau, nên giữa hai người đã nảy nở một tình bạn chặt chẽ, đem lại nhiều lợi
ích cho cả hai nước; quan hệ giữa Việt Nam và Pháp được cải thiện mau chóng. Chỉ
ít lâu sau chuyến thăm của ông Pinay, ông Diệm đã thả hai tay gián điệp Pháp;
và trong suốt một năm, tôi nhiều lần thăm viếng Paris và có nhiều cuộc gặp gỡ với
Pinay, với các phụ tá của ông, các quan chức của bộ Tài chánh và Ngân hàng Quốc
gia Pháp. Sau khi đạt được một thoả ước thử nghiệm tôi khuyên Tổng thống Diệm
nên mời ông Pinay trở lại Sài Gòn lần nữa để ký kết một thoả ước chính thức về
sự hợp tác kinh tế tài chánh giữa hai quốc gia.
Pinay trở lại Sài Gòn lần thứ hai vào cuối năm 1958. Lần này đi trước ông là một
phái đoàn do Georges Lapeyre dẫn đầu để hoàn tất văn bản thoả ước ký kết. Phái
đoàn Việt Nam do Dương Tấn Tài, cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, dẫn
đầu. Hai ông Diệm và Pinay yêu cầu tôi đứng kèm một bên để giải quyết mọi khó
khăn có thể nảy sinh từ các cuộc thảo luận. Mặc dù tất cả các vấn đề quan trọng
đã được giải quyết ở Paris, chỉ còn vài chi tiết nhỏ về ngôn từ và hình thức,
cuộc thảo luận vẫn kéo dài suốt hai ngày, phần lớn vì tánh cố chấp của Tài; một
lần nữa ông ta lại bị cuốn vào các chi tiết lặt vặt mà quên những điều chính yếu.
Việc trì hoãn này có thể làm xáo trộn chương trình của hai ông Diệm và Pinay,
và vượt quá thời hạn buổi lễ ký kết. Vào ngày thứ hai, sau những cuộc nói chuyện
dài như môn chạy ma-ra-tông từ giờ này qua giờ khác trong khi ngồi chờ văn bản
chính thức, ông Pinay yêu cầu Diệm cho gọi tôi vào, ông nói với tôi ông không
thể chờ lâu hơn nữa và tôi phải bước vào, kết thúc văn bản thoả ước đem ra cho
ông ký trong vòng một tiếng đồng hồ. Tôi bước vào phòng họp và thấy Tài đang
tranh luận về một số từ ngữ và dấu chấm câu. Tôi nắm lấy toàn bộ sự vụ, đảm nhận
việc quyết định cuối cùng, ra lệnh đánh máy bản văn chính thức rồi đem ra phòng
Tổng thống. Hai ông Diệm và Pinay đặt bút xuống ký, đoạn bắt tay nhau và chúc tụng
nhau về một kỷ nguyên hợp tác mới giữa Pháp và Việt Nam.
Sau nhiều năm làm việc chung với tôi vì lợi ích của hai đất nước, Pinay đã trở
nên một người bạn cố cựu của tôi suốt hơn 30 năm trời. Khi trở thành Thủ tướng
nước Pháp, ông đã dành cho tôi và các bạn bè tôi một sự giúp đỡ hết sức quý giá
và hào phóng. Năm 1975, sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ, tôi trở nên người
không có tư cách công dân; tôi không có quốc tịch, cũng chẳng có hộ chiếu. Tôi
vẫn còn visa GIV để vào nước Mỹ, vì tôi vẫn còn làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IMF, và tôi vẫn có thể sử dụng giấy thông hành (laissez-passer) của Liên Hiệp
Quốc, nhưng nó chỉ được dùng cho công tác chính thức nên tôi không thể đi lui tới
các nước ngoài cho công việc cá nhân. Tôi viết thư cho Thủ tướng Pinay đề nghị
ông cho tôi nhập quốc tịch Pháp. Pinay chỉ thị cho Bộ Nội vụ Pháp nghiên cứu lại
luật pháp nước Pháp coi có thể cấp quốc tịch Pháp cho một người nước ngoài
không cư trú ở Pháp hay không. Kết quả là, đối với người nước ngoài cư trú
ở Pháp thì việc nhập quốc tịch Pháp dễ dàng; nhưng với người nước ngoài
không cư trú ở Pháp thì không được. Đây là một trường hợp mới!
Nhưng rồi sau đó họ khám phá ra rằng chính phủ có thể cấp quốc tịch Pháp cho những
trí thức nước ngoài làm việc trong các tổ chức quốc tế mà nước Pháp là một
thành viên. Họ báo cho tôi biết rằng Bộ Nội vụ sẽ thu xếp trên cơ sở pháp
lý ấy để tôi nhập quốc tịch Pháp. Đồng thời ông Pinay còn chỉ thị cho ông quản
trị viên Pháp ở IMF và World Bank mở rộng trường hợp này cho tất cả các nhân
viên Việt Nam thiếu tư cách công dân đang làm việc tại hai tổ chức quốc tế
ấy. Một trong hai điều kiện để được hưởng quy chế đặc biệt ấy là người được cứu
xét phải qua trường lớp đào tạo của nền giáo dục Pháp; ông Pinay biết rằng tôi
được đào tạo trong hệ thống giáo dục của Pháp ngay từ hồi nhỏ, và tôi đã tốt
nghiệp trường Cao đẳng Thương mại Pháp (Hautes Etudes Commerciales) với “titre
francais” (thi đậu như học sinh người Pháp) – Có nhiều sinh viên ngoại quốc tốt
nghiệp trường H.E.C. với tư cách “sinh viên ngoại quốc”, không bắt buộc phải được
đào tạo toàn diện theo nền giáo dục Pháp. Nhưng nếu vị quản trị viên Pháp ở
IMF-IBRD không thẩm tra kỹ lưỡng điểm này thì một vài người Việt Nam không học
trong hệ thống giáo dục của Pháp có thể nhập quốc tịch Pháp theo lối cửa sau,
và kết quả là sẽ có một vài công dân mới quốc tịch Pháp mà lại không biết nói
tiếng Pháp.
Lúc đó tôi không biết những người Việt Nam làm việc tại tổ chức Liên Hiệp Quốc
có được hưởng quy chế đặc biệt này không. Mãi sau này tôi mới được Trần Lê
Quang cho biết là nhân viên Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế
khác không dược hưởng quy chế ấy. Cho nên đó là một sự chiếu cố rất lớn của ông
Pinay đối với tôi; và ông còn dang rộng ra tới cả những người Việt Nam khác ở
IMF và World Bank, nhưng những người này không biết đặc ân ấy là
do ai và từ đâu tới nữa. Ngoại trừ một mình tôi ra, không ai cám ơn ông Pinay cả!
Nếu tôi biết tất cả những chuyện này thì tôi đã yêu cầu ông giúp cho
những người Việt Nam làm việc ở Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác nói
trên; chắc chắn ông không từ chối. Ông đã giúp đỡ tôi nhân
danh tình bạn lâu bền giữa chúng tôi, nhưng ông cũng giúp những người khác
trên nguyên tắc sống mà ông đã cho tôi hay khi chúng tôi gặp
nhau lần đầu tiên trong phòng ngủ của ông – và ông đang nằm
trên giường bệnh, tại căn nhà ở đại lộ Foch, thủ đô
Paris. Ông đã xem 20.000 người Việt Nam, gồm các nhà khoa học, giáo
sư, nhân viên kỹ thuật... lúc ấy đang sống và làm việc ở Pháp là một
sự hỗ trợ kỹ thuật của Việt Nam dành cho nước Pháp kể từ thế chiến thứ
II. Điều này cho thấy ông là một nhà lãnh đạo lớn, nhìn xa trông rộng.
Không có một nhà lãnh đạo nào ở nước Pháp cũng như các nước khác có một cái
nhìn về thế giới xuất sắc như ông, có tâm hồn cao quý như ông, lúc ấy, bây
giờ, và có lẽ về sau.
Tôi cũng yêu cầu ông Pinay hỗ trợ tôi đưa hai người bạn ra khỏi Việt Nam và cho
họ vào quốc tịch Pháp. Đầu tiên ông can thiệp với chính quyền Hà Nội cho
người bạn thân và phụ tá của tôi là Nguyễn Tăng Kim, và Kim được chính phủ Việt
Nam cho phép di trú sang Pháp. Rồi ông chỉ thị cho cơ quan nhập cư Pháp mau
chóng tiến hành các thủ tục pháp lý và hành chánh cho Kim nhập quốc tịch Pháp.
Nhưng sau đó đối với Võ Long Triều thì ông không thành công bởi vì vào một lúc
nào đó, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp trở nên khó khăn hơn do vấn đề mỏ
than ở Hòn Gai. Mãi về sau khi quan hệ Việt - Pháp được cải thiện, và với sự
giúp đỡ của những người bạn học cũ và vị Thủ tướng mới của nước Pháp, Võ Long
Triều mới được thả ra và sang Pháp.
Sau khi ông rời khỏi cái chức vụ cuối cùng là “Trọng tài Tối cao” (arbitre de
la nation) giữa nhân dân và chính phủ, tôi đã tới thăm ông tại thành phố Saint
Chamond, nơi trước đây ông làm thị trưởng và là nơi phát tích quyền lực chính
trị của ông. Ở cái tuổi 93 ông vẫn còn rất khoẻ mạnh. Ông rất vui khi gặp tôi
và nhắc lại những gì mà hai chúng tôi đã cùng làm với nhau. Tình bạn này còn
kéo dài sau khi tôi rút khỏi tất cả mọi chức vụ và rời sân khấu quốc tế .
Sau khi bản thoả ước chính thức được ký kết, tôi còn phải theo dõi kỹ lưỡng các
điều khoản để chắc chắn được thực hiện đúng đắn, vì vậy tôi thường qua Paris để
bàn cãi các chi tiết với nhà chức trách Pháp. Cuối cùng nước Pháp đã nhượng bộ
Việt Nam nhiều điều khoản vô cùng quan trọng trên mặt kinh tế tài chánh, cũng
như cấp cho chúng ta những khoản viện trợ kinh tế rất quan trọng về sau:
Tôi đã
đòi được đồng Phật-lăng có thể hoán đổi làm đồng tiền chi trả cho mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam qua Pháp; đồng Phật-lăng mới này có thể đổi qua đồng Đô-la Mỹ,
đồng Mác Đức, đồng Bảng Anh hay đồng Yên Nhật… và do đó tránh được tình trạng
hao hụt trị giá dự trữ ngoại tệ của chúng ta trong trường hợp đồng Phật-lăng mất
giá hay bị phá gíá. Đây là một nhượng bộ hết sức quan trọng của chính phủ Pháp
và một thành công rất lớn lao cho đất nước, vì điều này sẽ mở đường cho bao
nhiêu điều lợi khác trong tình hình tài chánh hải ngoại cho xứ sở.
Với số
ngoại tệ có thể hoán đổi được, Việt Nam đương nhiên bước ra khỏi khu vực đồng
Phật-lăng Pháp, điều mà tất cả các thuộc địa Pháp rất mong muốn, nhưng cũng rất
khó đòi hỏi Pháp nhượng bộ. Các nước độc lập mới, thuộc địa cũ cuả Pháp, cũng bắt
chước Việt Nam mà đòi Pháp cho đồng Phật-lăng hoán đổi nhưng cũng không được chấp
nhận dễ dàng. Sau đó Việt Nam đương nhiên gia nhập khu vực đồng Đô-la Mỹ. Và
như vậy chúng ta có thể chọn loại ngoại tệ thích hợp cho mặt hàng xuất khẩu, rộng
tay hơn trong chính sách xuất nhập khẩu, và có tự do hơn trong vấn đề quản trị
dự trữ ngoại tệ quốc gia. Từ đó xứ sở không còn mất giá trị dự trữ ngoại tệ mỗi
khi chánh phủ Pháp phá giá đồng Phật-lăng nữa, vì lúc đó, khi Ngân hàng Quốc
gia nhận thấy đồng tiền Pháp bị mất giá, thì chúng tôi hoán đổi ra một tiền ngoại
tệ mạnh hơn.
Tôi thu hồi
được 33 tấn rưỡi vàng dự trữ của Việt Nam, do quân đội Pháp đem về Pháp. Số
vàng này đã nằm trong Ngân hàng Trung ương Pháp và sau khi chánh phủ Pháp nhượng
bộ điều này số vàng đó đã được ký thác dưới tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở
trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Pháp. Như vậy chúng ta có thêm nhiều vàng
hỗ trợ cho đồng tiền của chúng ta. Đó là một số dự trữ kim ngân khá lớn cho một
nước nhỏ bé như Việt Nam. Đây cũng là một sự nhượng bộ rất lớn của Pháp, và chỉ
có ông Antoine Pinay, lúc âý đang còn là Tổng trưởng Tài chánh mới dám làm, vì
ông có một sức mạnh chánh trị rất lớn lúc đó.
Tôi đòi lại
được số tiền mà Ngân khố Pháp nợ Ngân khố Việt Nam; điều này thì không lấy gì
làm khó khăn cho lắm, vì những sổ sách vẫn còn đó và số tiền cũng không lớn lắm
đối với xứ Pháp.
Tôi tranh
thủ được số viện trợ kinh tế mà Thủ tướng Antoine Pinay đã hứa cho Việt Nam, mở
đường cho những đợt viện trợ tài chánh sau này của Pháp. Tôi cũng phải công nhận
đây là một sự giúp đỡ rất quan trọng và một quyết định rất khó khăn cho ông
Pinay, vì lúc ấy nước Pháp mới bước ra khỏi một thời gian khá dài khó khăn về mặt
kinh tế cũng như mặt chính trị và cũng đang còn ở trong một tình trạng rất éo
le về mặt tài chánh. Chỉ có ông Pinay mới dám giúp cho Việt Nam như vậy, vì sức
mạnh chính trị của ông đã tăng lên rất nhiều sau khi ông nhận chức Thủ tướng.
Tất cả những kết quả ấy, thu được trong khoảng thời gian từ 1955-1962, không phải
dễ dàng. Về sau nhiều khi tôi nghĩ đến những gì tôi đã thương thuyết được với
chánh phủ Pháp và dành lại cho đất nước lúc đó, tôi cảm thấy mình đã đem lại
cho nước nhà, vừa mới độc lập, bao nhiêu điều quan trọng; vậy mà bên cạnh,
không có một phái đoàn nào giúp đỡ, và sau lưng, ở nước nhà, không có một Bộ
trưởng hay Thống đốc nào, có trách nhiệm về những vấn đề này, có một tí hiểu biết
để giúp. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi, quay lưng nhìn lại, thấy mình đã làm được
nhiều như vậy, nhất là lúc phải đương đầu với bao nhiêu nỗi khó khăn về phía
Pháp cũng như bên phía Việt Nam. Nhưng trái lại với lẽ thường tình, khó khăn về
phía Việt Nam, nhiều hơn là về phía Pháp! Đáng lý ra, phần khó khăn về phía
Pháp phải nhiều hơn, vì đây là lần đầu tiên Pháp phải giải quyết những vấn đề hết
sức quan trọng cho một thuộc địa cũ; hơn nữa các vấn đề còn có một màu sắc
chính trị rất tế nhị, có thể có hậu quả rất nguy hại cho Pháp trong khuôn khổ nền
thuộc địa còn nguyên lúc đó. Không một lời khen, không một lời cảm ơn, ngay cả
ông Diệm cũng vậy, chỉ có lòng tin hoàn toàn của ông - mặc dầu sau này tôi mất
hết tin tưởng nơi ông… Chỉ có những người khác, ghanh ghét đố kị và phá phách
công việc của tôi mà thôi. Nhưng tôi cũng phải nhận một điều là nếu không có
ông Diệm, tôi đã không bao giờ làm được việc. Cũng như nếu không có ông Pinay,
tôi cũng đành phải bó tay mà thôi.
Về phía Việt Nam các bộ trưởng hay thống đốc các bộ liên hệ không đủ sự hiểu biết
các vấn đề trong ngành tài chánh hải ngoại, dự trữ ngoại tệ, hoán đổi tiền tệ,
nợ bên ngoài, của đất nước, không thể phân tách những sự kiện này, nên nói
chung, không làm gì được để giúp đất nước thành một quốc gia độc lập trên mặt
kinh tế và tài chánh và nói riêng, cũng không giúp gì cho công việc của tôi được.
Bao nhiêu quan chức của các bộ liên quan ganh tị với sự thành công và uy tín của
tôi, thường hay tạo ra rất nhiều khó khăn cho công việc của tôi. Nhưng tôi cũng
được một phần an uỉ, là các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank)
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang tìm kiếm những người có khả năng, đã quan sát
công việc của tôi ở trong nước một cách kỹ lưỡng khi tôi thiết lập các tổ chức
kinh tế tài chánh mới và hệ thống tài chánh hải ngoại cho Việt Nam; họ cũng thấy
rõ những quyền lợi tối quan trọng trong cuộc thương lượng của tôi với chính quyền
Pháp.
Thật ra, tôi cững không trách những vị đốc phủ sứ, những quan chức Việt Nam,
các vị có bằng cao cấp mà không đúng ngành chuyên môn, vì dưới chế độ thực dân,
những vấn đề quan trọng của một nước độc lập như tôi kể trên, đều được chánh phủ
“mẫu quốc” lo lắng, nghiên cứu, thi hành và giải quyết ở Paris, và nước thuộc
điạ không được dự vào một phần nào trong việc quản trị và thi hành những chánh
sách đó; ngay cả những quan chức người Pháp ở thuộc điạ cũng không được hoàn
toàn hiểu rõ và chỉ biết thi hành những mệnh lệnh của Paris gởi về mà thôi. Cho
nên khi Tổng thống Diệm đặt những vị đốc phủ hay quan lại hay thạc sĩ, tiến sĩ,
Ph.D vào những địa vị đứng đầu một cơ quan quan trọng mới được thành lập, thì họ
mù tịt, không biết tìm đâu ra những trách nhiệm của họ và cách thi hành nhiệm vụ.
Tôi được may mắn hơn, là tôi học hỏi đúng ngành, gặp những người Pháp và ngoại
quốc trong nghề, trong khi đi thương thuyết với các phái đoàn chuyên viên, những
vấn đề chánh yếu của đất nước và tôi luôn luôn cố gắng tìm hiểu thêm các vấn đề
khi được chánh khách ngoại quốc thết đãi; đối với tôi một bữa tiệc tôi mời họ
hay họ mời tôi, là một dịp để học thêm, tìm hiểu thêm các vấn đề quan trọng cho
đất nước; cũng như khi đang còn đi học đại học, tôi thường dùng những tháng hè để
đi tập sự và học hỏi thêm, chứ không đi chơi hay đi nghỉ mát như những sinh
viên Việt Nam khác. Tôi vừa làm vừa học, và nhờ có căn bản học hành chuyên môn
khá cao, tôi đã tiến lên rất nhanh trong những ngành chuyên môn, lắm lúc vượt hẳn
những quan chức ngoại quốc ngồi đối diện với tôi.
Việt Nam là nước thuộc địa Pháp đầu tiên giành được độc lập, cũng là nước thuộc
địa đầu tiên nhận được những nhượng bộ kinh tế tài chánh từ phía mẫu quốc. Các
nước thuộc địa khác của Pháp và các quốc gia mới dành độc lập sau này cũng theo
dõi công việc của tôi ở Paris rất kỹ; những nhân viên cao cấp của họ đã cố gắng
tìm đến tôi để tìm hiểu những gì tôi đã đòi hỏi và đã nhận được cho xứ sở. Theo
lệnh của chính phủ Ma-rốc, viên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ma-rốc đã chính
thức viết thư hỏi tôi làm sao có thể thu được nhiều sự nhượng bộ như vậy từ
phía Pháp. Tôi từ chối không trả lời vì sợ làm Thủ tướng Antoine Pinay không
vui khi đem tiết lộ những cuộc thương thuyết bí mật giữa hai đất nước.
Nhưng trong khi tập trung vào các vấn đề tiền tệ cần giải quyết với Pháp, tôi vẫn
phải tiếp tục làm việc rất nhiều để phát triển Ngân hàng Việt Nam Thương tín
lúc bấy giờ đã trở thành ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Đồng thời cũng trong thời
gian này tôi còn phải điều hành Ngân hàng Quốc gia mà tôi đã tổ chức lại từ
trên xuống dưới sau vụ xì-căng-đan 1956. Với tư cách là Tổng Giám đốc điều hành
dưới quyền một vị Thống đốc danh nghĩa vốn là một chính trị gia được bổ nhiệm,
tôi hiểu rõ rằng tôi sẽ phải chịu tất cả mọi trách nhiệm nếu có gì xảy ra, vì vậy
tôi rất cẩn thận trong khi thi hành nhiệm vụ và tự mình giám sát tất cả mọi
chuyện. Người ta cảm thấy như có tôi hiện diện ở khắp nơi trong ngân hàng; tôi
cũng đặt cho mình quy luật là phải thăm tất cả các sở của ngân hàng ít nhất là
hai lần mỗi tháng.
Trong thời gian này tôi tranh thủ dùng những chuyến thăm ở nước ngoài để tiếp
xúc với các nhà đầu tư hải ngoại: tôi thành lập công ty Cogido, một công ty giấy
với sự hợp tác tài chánh và kỹ thuật của một nhóm kỹ nghệ gia Ý, và một công ty
bảo hiểm và tái bảo hiểm (VAR) liên doanh với một công ty bảo hiểm của Pháp và
một công ty Thuỵ Sĩ. Như vậy trong suốt khoảng thời gian trước khi rời khỏi
chính quyền năm 1962, tôi phải làm việc rất nhiều giờ mỗi ngày và một tuần làm
6 ngày, tình trạng này đã gây nên một số biến cố trong gia đình tôi, rồi các biến
cố này đã tác động không tốt lên sự nghiệp tôi.
Tôi cũng dẫn đầu các cuộc thương thuyết với nước Đồng minh chính của Việt Nam
như Mỹ và tham gia vào các cuộc thảo luận với các nước khác như Nhật và Tây Đức.
Tôi chịu trách nhiệm về tất cả mọi khía cạnh chuyên môn trong quan hệ với các tổ
chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, và sau này với Ngân
hàng Phát triển châu Á, một ngân hàng mà tôi có góp phần sáng lập. Tôi được biết
nhiều trong các giới kinh doanh quốc tế; và tất cả các phái đoàn nước ngoài khi
thăm viếng Việt Nam đều tìm cách gặp tôi, trước khi gặp các bộ trưởng hoặc phái
đoàn có liên quan. Tôi nhận được đủ thứ lời mời từ các chính quyền nước ngoài,
các cơ quan và các tổ chức quốc tế. Tôi còn nhớ năm 1963 khi tôi ra nước ngoài
để tránh bị ông Diệm bắt gia nhập vào một chính phủ có thành phần chuyên môn,
trong một buổi họp mặt bạn bè ở Tokyo, một vài người Mỹ và một vài người Nhật
đã hỏi làm sao tôi có thể làm được nhiều việc như vậy, cả ở trong và ngoài nước,
trong một khoảng thời gian chỉ vài năm, tôi đã trả lời là tôi gặp rất nhiều may
mắn. May mắn vì là người đại diện cho Tổng thống của một nước, điều này mở ra
cho tôi nhiều cánh cửa. May mắn được toàn quyền thương thuyết không cần phải
tham khảo ai – vì cũng không có ai hiểu biết về lãnh vực tôi đang làm – điều
này đã giúp tôi đỡ tốn thời gian rất nhiều. Còn ở nước ngoài thì tôi may mắn có
rất nhiều bạn bè đang nắm giữ những chức vụ cao giúp đỡ. Tôi cũng may mắn là
không có ai là thủ trưởng thực sự, như vậy tôi không cần phải báo cáo cho ai hết,
vì đứng trên tôi chỉ có các chính trị gia được bổ nhiệm. Khi tôi qua Paris năm
1965 một vài người bạn Pháp đã hỏi tôi những câu tương tự, và tôi đã nhắc lại
những cuộc thảo luận với Thủ tướng Pinay, người đã làm cho công việc của tôi ở
Paris dễ dàng đi rất nhiều với uy tín chính trị và tình thân hữu của ông dành
cho đất nước Việt Nam.
Thế nhưng mải lo cho những vấn đề sống còn của một quốc gia mới thành lập, tâm
trí bị thu hút vào chuyện bảo vệ và thúc đẩy các quyền lợi của đất nước, tôi
thường quên mất những mối quan hệ cá nhân trong công việc hàng ngày. Tôi đã tạo
được tên tuổi cho mình cả ở trong lẫn ngoài nước, nhưng tôi cũng đã làm mích
lòng một số người và tạo ra một số kẻ thù ở trong và ngoài chính quyền. Trừ những
người làm việc gần gũi với tôi và những người hiểu rõ tôi, còn thì người ta
không thích tánh thẳng thắn của tôi, thậm chí không thích cả sự thanh liêm của
tôi và chắc chắn là không thích quyền lực của tôi. Nhưng đa số vẫn phục sự hiểu
biết chuyên môn của tôi và kính trọng tính trung thực của tôi. Đám thương gia
Chợ Lớn nói với nhau rằng có lẽ tôi là người duy nhất trong chính phủ Việt Nam
thực sự lương thiện, nhưng họ cũng nói thêm là khó mà đối phó với tôi và không
ai có thể đánh lừa tôi được; tôi hiểu rõ công việc của mình và không chịu nhượng
bộ dễ dàng.
Xung quanh ông Diệm và anh em của ông có một lô người bám theo kiếm chác. Tôi
thường nhận được lời yêu cầu giúp đỡ họ nhưng tôi thường từ chối bởi vì cách
làm của họ không chính đáng và những điều họ đề nghị chẳng đúng phương thức làm
ăn. Người đứng đầu của cả nhóm này là Ngô Đình Thục, anh cả của ông Diệm; Diệm
rất thương và kính trọng ông ta. Mặc dù là một giám mục Thiên Chúa giáo, Thục rất
sát trần tục, ông ta dính líu vào một lô chuyện làm ăn dưới cái cớ là gây quỹ để
mở mang trường đại học Đà Lạt, ngôi trường mà ông ta bảo trợ. Một người trong
đám phụ tá của ông ta từng tới gặp tôi nhiều lần để xin vay tiền cho một trong
các công ty của Thục chuyên khai thác lâm sản và xuất khẩu gỗ. Bởi vì cách hoạt
động của các công ty này cũng không hợp thức cho lắm và nguồn tài chánh của nó
cũng không ổn định nên tôi buộc phải từ chối. Hình như Thục có than phiền với
Diệm, vì một ngày nọ ông Diệm bảo tôi nên giúp đỡ cho người anh của ông bởi vì
ông ấy đang cố phát triển giáo dục cho dân chúng. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe
điều này, bởi ông Diệm không bao giờ can thiệp vào việc làm ăn của ai và cũng
không bao giờ lên tiếng xin chiếu cố cho ai. Tôi nói với ông Diệm nếu các công
ty của ông Thục làm ăn bình thường như các doanh nghiệp khác và tài chánh ổn định
hơn thì tôi sẽ rất vui lòng giúp đỡ, bởi vì Ngân hàng Việt Nam Thương tín của
tôi có nhiệm vụ phải hỗ trợ cho các công ty Việt Nam. Nhưng đám người điều hành
các công ty của Thục lại ưa hoạt động bằng cách đòi được đặc ân và quyền ưu
tiên hơn là hoạt động bình thường, và vì vậy tôi bắt buộc phải từ chối. Có lẽ
tôi là người duy nhất dám nói “không” với Diệm; tất cả mọi người đều quỵ luỵ
trước ông ta (có lẽ chỉ trừ Nhu và Thục), không ai dám từ chối ông điều gì. Đám
phụ tá của Thục không bao giờ tới gặp tôi nữa. Trong chuyện này tôi có dịp chứng
kiến sự chính trực và liêm khiết của Diệm: kể từ ngày đó ông không nhắc tới
chuyện này nữa. Tôi luôn luôn kính trọng ông Diệm vì sự thanh liêm của ông,
nhưng sau khi Hoàng Khắc Thành lên thay tôi cầm đầu Ngân hàng Việt Nam Thương
tín, thì Thục và đám bộ hạ như Nguyễn Văn Bửu đâm ra được nhiều sự dễ dãi khi
xin hỗ trợ của ngân hàng – gần như không giới hạn. Dưới sự điều hành của Thành,
phương thức hoạt động của ngân hàng đã thay đổi một cách triệt để; anh ta sẵn
sàng thoả mãn bất cứ yêu cầu nào của những người có quyền thế, không cần biết
nó có chánh đáng hay không.
Thành vốn tốt nghiệp cùng trường với tôi, trường H.E.C., và được tập sự vài năm
ở Đông Dương Ngân hàng. Sau đó anh ta về làm việc ở Ngân hàng Việt Nam Công
thương, một ngân hàng thương mại nhỏ, và được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc, nhưng
vài tháng sau thì anh ta bị sa thải, lý do chánh thức đưa ra là vì thiếu năng lực.
Tôi biết rằng anh ta rất có năng lực nhưng anh ta rất hống hách và tự cao. Sau
đó tôi mới biết anh ta bị sa thải vì một lý do khác. Anh ta tánh tình nóng nảy,
thường nhục mạ nhân viên bằng tiếng Pháp, với một ngôn ngữ rất thô lỗ; ban giám
đốc và nhân viên đã than phiền rất nhiều với hội đồng quản trị, và hội đồng
đành phải sa thải anh ta. Tôi nghĩ rằng Việt Nam còn rất thiếu chuyên viên và
người có năng lực, không thể để mất một người như vậy, vì vậy tôi đã kêu anh ta
vào và cho anh ta làm phụ tá cho tôi, với chức Tổng kiểm soát. Kể từ đó anh ta
không nói năng thô lỗ nữa; và tôi cũng tìm mọi cách để tránh cho anh ta đụng chạm
với nhân viên. Anh ta làm việc lặng lẽ trong văn phòng, tỏ ra khiêm tốn, nhưng
lại rất khó khăn với khách hàng, họ đều ghét làm việc với anh ta. Vì vậy hầu
như tôi chỉ sử dụng anh ta cho công việc nội bộ và không để anh ta tiếp xúc nhiều
với khách hàng. Anh ta cứ luôn miệng nói sẽ vào một nhà thờ đi tu. Nhưng sau
này khi tôi đã từ chức khỏi Ngân hàng Việt Nam Thương tín và anh ta lên thay
tôi theo lệnh của Nhu vào năm 1961, anh ta hoàn toàn thay đổi phong cách và bắt
đầu chơi trò chính trị. Anh ta trở nên nhiều tham vọng; và bắt đầu tán tỉnh những
người có quyền để dễ thăng chức. Anh ta chấp nhận làm bất cứ điều gì để làm vừa
lòng cấp trên. Sau khi tôi rút lui khỏi Ngân hàng Quốc gia cũng đóng tại cơ sở
này, anh ta lại càng được tự do hơn, thay đổi hoàn toàn chính sách của ngân
hàng để có thể đáp ứng yêu cầu đám người có quan hệ với gia đình ông Diệm. Anh
ta cố hết sức để làm vừa lòng Nhu, người em và là cố vấn chính trị đầy quyền lực
của ông Diệm, và Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng phủ Tổng thống; thế rồi anh ta cưới
một cô gái do Nhu giới thiệu. Ta có thể thấy tham vọng và danh vọng có thể thay
đổi một con người như thế nào! Từ một con người khiêm tốn luôn miệng nói đi tu,
anh ta bắt đầu chơi trò chính trị, xun xoe với cấp trên, rồi sau đó lấy vợ! Anh
ta đi lệch khỏi các chính sách mà tôi đã vạch ra cho ngân hàng, anh ta càng
ngày càng nới rộng các khoản tín dụng cấp cho đám bạn bè dòng họ của Nhu, những
người mà trước đó tôi đã từ chối không cho vay. Anh ta giúp đỡ Ngô Đình Thục,
cũng lại là người anh của Diệm mà tôi đã từ chối. Tất cả những con người khả
nghi chung quanh Diệm và gia đình ông giờ đây có thể tới xin anh ta vay tiền.
Ngân hàng đã mất đi tính chất ban đầu của nó và càng ngày càng trở nên một chỗ
nương tựa chính trị và tài chánh cho Đảng Cần lao của Nhu và các thành viên
trong gia đình Diệm. Những người tốt trong ban giám đốc ngân hàng rất thất vọng
và than phiền rất dữ, những thành viên có mưu đồ chính trị bắt đầu ngoi lên;
tính chất chuyên môn của ngân hàng mất dần.
Thành dùng đạo Thiên Chúa để cầu cạnh Diệm, Nhu và Thục. Anh ta chính là người
đã làm cho ông Diệm một đôi khi quên mất sự thanh liêm chính trực của mình. Nếu
ông Diệm can thiệp vào để đòi đặc ân cho đám bà con, điều này tôi không chắc lắm,
thì tôi cũng không trách ông Diệm. Tôi chỉ trách Hoàng Khắc Thành, kẻ đã mở
toang cánh cửa tham nhũng cho cả gia đình ông Diệm. Sau khi đã mua chuộc được sự
giúp đỡ của Diệm và Nhu bằng cách đó, anh ta trở nên rất hách dịch, cả ở trong
lẫn ngoài Hội đồng Tiền tệ Tối cao. Một ngày kia phó Tổng thống Nguyễn Ngọc
Thơ, vốn biết anh ta đã từng làm việc dưới quyền tôi, đã hỏi tôi tại sao anh ta
lại hách dịch như vậy và khi anh ta làm việc với tôi thì anh ta có hách dịch
như vậy không. Tôi nói với Thơ rằng trước khi anh ta tới ngân hàng tôi, thì anh
ta làm việc cho một ngân hàng khác và rất hách dịch, vì vậy anh ta bị đuổi; giờ
đây anh ta chơi trò chính trị và đã leo lên một địa vị cao mới, anh ta nghĩ rằng
mình đã thành đạt và đã có thể coi thường thiên hạ. Đó là lý do vì sao anh ta bị
tống vô tù sau khi Diệm bị lật đổ bởi cuộc đảo chánh 1963, trong lúc Thơ vẫn an
toàn và được các Tướng lãnh bầu lên làm Thủ tướng.
Sau khi trốn khỏi Việt Nam, với sự giúp đỡ của một đồn điền cao su Pháp, Thành
đến làm việc ở xứ Côte d’Ivoire, trong chương trình viện trợ kỹ thuật của Pháp.
Tôi nghe nói rằng anh ta rất chua chát và kịch liệt chỉ trích Việt Nam, quê
hương của chính anh ta, vì đã tống anh ta vào ngục. Tôi luôn luôn coi anh ta là
một tay kỹ thuật giỏi và đất nước chúng ta trong tương lai có thể cần đến những
người như vậy. Vì thế nên mặc dù những điều xấu xa anh ta đã làm với tôi, với
Ngân hàng Việt Nam Thương tín và với ông Diệm, tôi vẫn viết cho anh ta một lá
thư đề nghị anh ta quên hết mọi chuyện không may, bởi vì tôi vẫn mong một ngày
nào đó anh ta trở về phục vụ đất nước. Anh ta không thèm trả lời. Thật đáng ngạc
nhiên khi thấy tâm tính con người khó sửa đổi đến mức như vậy! Anh ta rơi xuống
vũng bùn. Một người khác chìa tay ra để kéo lên. Anh ta từ chối. Phải chăng vì
cái "Tôi" quá lớn? Tôi nghe kể lại là khi anh ta nhận được thư tôi,
anh ta đã chửi rủa om sòm. Một vài người bạn cho tôi biết sở dĩ anh ta nổi giận
là vì vào năm 1967 tôi đã đóng cửa mỏ than Nông Sơn, vốn do người anh của anh
ta là Hoàng Kính quản lý. Vào một thời gian nào đó trong năm 1957 ông Diệm đã
phong Kính làm Tổng Giám đốc, khi ông quyết định mở lại mỏ than này. Nhưng mọi
chuyện đã thay đổi từ đó tới giờ và cái địa điểm này vốn nằm khuất mịt mùng
trong rừng rậm đã hoàn toàn bị Việt cộng cô lập và chính phủ phải duy trì một đồn
lính lớn ở đó để bảo vệ nó. Vì lượng than sản xuất quá nghèo nàn mà việc chuyên
chở lại quá bấp bênh và quá đắt, nên tôi quyết định đóng cửa nó, sau một chuyến
thanh tra chớp nhoáng hết sức nguy hiểm.
Tôi rất vui mừng với vị trí của mình bên cạnh ông Diệm, với việc tôi có thể phục
vụ đất nước mà không để bị dính vào chuyện chính trị như những người khác;
nhưng nó cũng nhiều lần làm tôi phải nhức đầu. Từ năm 1960, những cơn nhức đầu
của tôi trở thành trầm trọng khi ông Diệm càng ngày càng trở nên độc tài với
người ngoài và càng dễ dãi đối với gia đình ông. Con người bí mật Ngô Đình Nhu,
người luôn luôn tạo cho mình một vẻ ngoài huyền bí và được dân chúng khiếp sợ,
càng lúc càng có thêm quyền lực, còn người em phóng khoáng hơn của ông Diệm là
Ngô Đình Luyện càng ngày càng yếu thế. Vợ của Nhu, “bà Nhu”, con người tai tiếng
và mâu thuẫn, càng ngày càng bị công chúng thù ghét và sự có mặt của bà ta
trong dinh tổng thống càng ngày càng phủ bóng đen lên ông Diệm. Tôi đã cố gắng
cứu ông ra khỏi vòng vây của đám phụ tá khúm núm và nịnh bợ, khỏi đám anh em hống
hách và thiếu thực tế của ông đang làm ông bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Ông Diệm thật tình không biết điều gì đang xảy ra ở bên ngoài dinh tổng thống.
Tôi cố gắng thông báo với ông những gì đang thực sự xảy ra trên đất nước càng
nhiều càng tốt, nhưng việc ấy không dễ dàng. Ngay cả những lãnh tụ lớn như Diệm
cũng chỉ muốn nghe những tin vui và ghét nghe những tin xấu; sự xu nịnh và những
lời khen giả dối thường được chào đón niềm nở hơn là sự thật đơn giản.
Từ năm 1956, Nhu bắt đầu tổ chức chi nhánh Đảng Cần Lao của mình, phát triển nó
vào cơ quan chánh phủ, vào các xí nghiệp của nhà nước; tất cả mọi nhân viên dân
sự và quân sự phải vào đảng (tôi không vào); họ phải trả đảng phí hàng tháng và
phải móc tiền túi ra đóng góp quà cáp cho bọn “chóp bu” trong đảng. Công
ty Đường Quốc gia là một công ty độc quyền nhà nước đã làm lời được một số tiền
khổng lồ. Trương Văn Tố, một trong những tay chân của Nhu điều hành công ty
này, mỗi tháng đóng một số tiền đáng kể cho kỳ bộ Sài Gòn-Chợ Lớn; một người bạn
của tôi làm việc cho công ty Đường đã kể tôi nghe về khoản đóng góp này. Một
ngày kia, sau buổi họp thường lệ với Diệm, tôi kể ông nghe câu chuyện. Mặt ông
đỏ bừng và sắt lại: cơn thịnh nộ nổi tiếng của ông sẵn sàng bùng nổ. Khi tôi kể
xong và chuẩn bị ra về thì ông Nhu mở cửa bước và – ông ta là người duy nhất có
quyền làm vậy. Diệm xây gương mặt đỏ gay về phía Nhu và hỏi anh ta có thật như
vậy không. Gương mặt Nhu tái như xác chết khi anh ta thấy tôi ở đó, kế bên Diệm.
Anh ta ném cho tôi một cái nhìn hằn học, lẩm bẩm vài tiếng trong miệng nhưng
không trả lời; theo quan niệm thông thường của người Việt Nam và cách tôi học với
ông giám đốc Kredit Bank, thì những người mặt cắt không ra một giọt máu như vậy
là người rất trí trá; họ sẽ không đánh anh ngay đâu, họ chờ đến lúc anh ít cảnh
giác nhất mới ra tay – đó là trường hợp của những người tôi đã kể ở trước và
sau này nữa. Vào lúc đó tôi đã tự nhủ với mình là anh ta sẽ không quên đâu và
tôi phải coi chừng anh ta tìm cách trả thù mà không hề lộ cho tôi biết!
Diệm hét lên với Nhu: “Tôi không muốn có lối nộp tiền cho đảng như vậy! Chấm dứt
ngay!”. Tôi cảm thấy lúng túng nên chào từ giã. Ngày hôm sau người bạn tôi ở
công ty Đường gọi điện cho tôi hỏi tôi đã làm gì với cái tin anh báo với tôi
hôm trước. Tôi cười lớn. Anh ta bèn nói là ở bộ phận kế toán của công ty anh,
người ta đang sửa lại sổ sách lung tung. Hai ngày sau, khi tôi lại gặp Diệm,
ông nói với tôi một cách ngây thơ rằng ai đó đã làm cho tôi hiểu sai về chuyện
đóng tiền. Đó chỉ là chuyện giao dịch làm ăn giữa công ty Đường và hãng kinh
doanh của đảng ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
Tôi nói gì được? Tôi làm gì được? Nó chỉ làm cho tôi thêm thất vọng với Diệm và
chế độ của ông. Ba bốn sự cố như vậy, cùng thái độ hách dịch và cung cách làm
ăn cậy quyền cậy thế của Nhu, những lời đồn đãi không ngớt về chuyện Hoàng Khắc
Thành giúp đỡ đám anh em dòng họ và tay chân của Diệm, cũng như sự tin tưởng
ngây thơ của ông với đám người xu nịnh bao quanh, lần lần làm tôi nhận ra thấy
sự yếu đuối của ông và sự khó khăn của tôi khi một thân một mình chống lại số cận
thần xu nịnh càng ngày càng đông đang xúm xít quanh ông. Những người giúp Diệm,
phần đông các bộ trưởng và công chức không dám nói sự thật cho ông hay, hoặc
không dám đương đầu với cơn thịnh nộ của ông nếu báo tin xấu. Tất cả bao vây
ông đêm ngày và cô lập ông với thế giới bên ngoài.
Trở thành con người luôn luôn phản kháng mỗi khi nhận định tình hình và chỉ là
một tiếng nói lẻ loi còn chưa bị chi phối bởi quyền lợi riêng tư, tôi càng ngày
càng bực bội và thất vọng trong công việc hàng ngày. Trong lúc đó vì nhiều cơ
quan quốc tế nhìn thấy kinh nghiệm của tôi, tìm cách tiếp xúc với tôi; tôi bắt
đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc từ chức và ra nước ngoài làm việc, để
có thể có một thời gian đánh giá lại tình hình trong nước, nơi cuộc chiến tranh
đang càng ngày càng trở nên khốc liệt.
Thế rồi thình lình một biến cố xảy ra trong gia đình tôi, và tôi mất tất cả mọi
thứ. Thêm vào đó, sự chán nản với chế độ Diệm làm tôi mất hết quyết tâm và nghị
lực. Tôi quyết định từ chức. Ngày hôm sau tôi tới gặp Diệm sau một đêm thức trắng,
suy nghĩ và nhìn thật sâu trong lòng mình. Diệm miễn cưỡng chấp nhận việc từ chức
của tôi ở Ngân hàng Việt Nam Thương tín, nhưng yêu cầu tôi tạm ở lại Ngân hàng
Trung ương cho tới khi ông tìm ra được người thay thế. Diệm không bao giờ bao
giờ thay thế tôi ở Ngân hàng Trung ương.
Đó là ngày 15/9/1960.
Tôi vẫn tiếp tục nhiệm vụ Tổng giám đốc ở Ngân hàng Trung ương mà lòng không
vui; ngân hàng này nằm cùng một toà nhà với Việt Nam Thương tín. Tất cả lòng
can đảm và phấn khởi của tôi đã mất hết. Hoàng Khắc Thành bắt đầu trò chính trị
của anh ta, lui tới Ngô Đình Nhu và Nguyễn Đình Thuần để xúc tiến việc thăng chức
nhằm thế chỗ tôi. Tôi cũng chẳng hề quan tâm, trong lòng tôi chỉ còn một ước muốn
điều duy nhất là rời khỏi công việc và chính phủ. Tôi không làm cố vấn kinh tế
tài chánh cho ông Diệm nữa; và tôi cũng không dự các buổi họp của Hội đồng Tiền
tệ Tối cao nữa. Nhưng ngay cả khi tôi còn ở đó, còn đứng đầu Ngân hàng Trung
ương trong cùng một toà nhà với Thành và chỉ cách văn phòng anh ta một vài trăm
thước, Thành vẫn cảm thấy đã đủ quyền lực chính trị với sự nâng đỡ của Nhu và
Thuần; anh ta thay đổi hoàn toàn chính sách của Việt Nam Thương tín và bắt đầu
phân phát các khoản tiền vay cho đám bạn bè dòng họ của Ngô Đình Thục, Ngô Đình
Nhu và Nguyễn Văn Bửu. Anh ta chấp nhận nhiều việc làm ăn mờ ám của họ và sẵn
sàng đối đãi đặc biệt với bất cứ vụ kinh doanh nào có liên quan đến gia đình của
Diệm và Nhu. Tôi ngao ngán đến nỗi tôi quyết định tới gặp Diệm lần thứ hai để nộp
đơn từ chức. Diệm còn do dự nhưng Nhu thì hối ông chấp nhận. Cuối cùng Diệm
cũng miễn cưỡng chấp nhận, nhưng ông ta cấp cho tôi một kỳ nghỉ phép sáu tháng ở
Pháp với đầy đủ lương bổng, coi như là để chữa bịnh, nhưng thật sự là để cho
tôi có thể nghỉ ngơi thoải mái sau một biến cố tâm lý như vậy. Tôi không yêu cầu
được ưu đãi, nhưng dù sao đây cũng là một trường hợp cư xử đặc biệt ở một con
người khắc khổ như Diệm. Tôi đoán ông ta muốn thưởng công cho tôi trong những
việc tôi đã làm để giúp ông và giúp nước mấy năm nay, vì từ xưa đến nay tôi
chưa hề nhận bất cứ một phần thưởng hay sự đền bù nào cho tất cả những điều tôi
làm. Diệm còn bắt tôi hứa là sẽ trở về để giúp phát triển đất nước. Đó là vào
tháng 3/1961, hai năm trước cuộc đảo chánh khi các tướng lãnh giết chết ông.
Tôi đi Paris rồi sau một ít thời gian nghỉ ngơi rồi quyết định quay về nhà để sống
với đám con của tôi mà nhiều năm qua tôi đã không thể sống hết thời gian với
chúng, như lòng tôi mong muốn, bởi vì chúng thường ở xa cách tôi. Tôi luôn luôn
cưng con bởi vì tôi rất ít khi gặp chúng, do công việc của tôi quá bận rộn. Tôi
thích chơi với chúng bất cứ khi nào tôi rảnh và mỗi lần từ nước ngoài trở về
nhà tôi đều mua quà và đồ chơi cho chúng. Mấy đứa con tôi nổi tiếng là có những
đồ chơi đẹp nhất thành phố; ngay cả đám trẻ của những gia đình giàu hơn cũng
không sánh được. Bọn trẻ con của những người hàng xóm giàu có thường chạy qua
chơi và trầm trồ khen ngợi những món đồ chơi của con tôi. Tôi mua từ Paris và
New York cho hai đứa con gái tôi là Đạm và Lịch những bộ áo quần đẹp nhất và những
con búp bê đẹp nhất. Tôi vẫn còn nhớ ba bộ đồ cao bồi màu đỏ và đen mà tôi mua
từ Washington cho đứa con trai và hai đứa con gái bởi chúng bận vào nhìn rất dễ
thương khi chúng chơi đùa trong cái trang trại nhỏ của chúng tôi gần Đà Lạt. Một
ngày kia tôi ôm từ Paris về cho Hào, đứa con trai tôi, chiếc xe hơi đồ chơi to
nhất của thời bấy giờ, một chiếc xe model Simca mà thằng nhỏ có thể leo vô ngồi
và lái chạy quanh căn hộ rộng lớn của chúng tôi ở tầng trên toà nhà ngân hàng.
Đạm và Lịch thường hay giành nhau đồ chơi và quần áo vì vậy mà tôi phải mua mỗi
món hai bộ, nhưng hai đứa nhỏ còn biết gìn giữ cẩn thận. Còn Hào thì chỉ chơi
được vài giờ là đã bắt đầu phá tan đồ chơi ra từng mảnh. Khi tôi từ cơ quan làm
việc trở về nhà, vợ tôi than phiền thằng nhỏ và tôi đã lấy tay phát lên bộ mông
đầy đặn của cu cậu một phát mạnh. Lúc ấy cha tôi đang ở thăm chúng tôi, ông đã
ôm thằng nhỏ vào lòng để che cho nó, rầy tôi và chạy giấu thằng nhỏ trong
phòng. Cha mẹ tôi đều thương Hào, bởi vì theo truyền thống gia đình, đứa cháu
đích tôn là đứa quan trọng nhất trong đám cháu.
Sau cái biến cố do một người trong gia đình tôi gây nên làm cho chúng tôi hoàn
toàn phá sản, tôi không còn đủ tiền để mua áo quần đẹp và những đồ chơi đắt tiền
cho con nữa, vậy là tôi lái xe chở chúng đi chơi, đưa chúng tới bờ sông Sài Gòn
hay ra bãi biển câu cá. Tôi lái xe đưa chúng lên cái trang trại nhỏ ở trên cao
nguyên và chơi với chúng. Đó là khoảng thời gian tôi cảm thấy mình gần gũi với
con nhất và tôi thường ôm chúng vào lòng và hôn chúng, nhiều khi ứa nước mắt
nghĩ tới những lúc chúng phải sống xa tôi. Trong suốt thời gian nghỉ ngơi với
gia đình, được xa cách mọi công việc nhà nước, tôi có nhiều dịp để quan sát người
đời; những gì tôi đã học được trong cuộc sống thường nhật và những gì tôi nhận
ra được trong cách cư xử của người đời đã làm tôi mở mắt và dạy cho tôi nhiều
bài học. Giữa những điều ấy, tôi nhận ra rằng có một số người, Việt Nam cũng
như ngoại quốc, thường xây lưng lại phía tôi: những người trước đây thường cúi
gập mình khi đứng trước mặt tôi, những người thường từ xa chạy lại để kính cẩn
chào tôi, những người đã cố tìm mọi cách gặp tôi ở bất cứ cơ hội nào, giờ đây
đã cố lơ tôi khi gặp tôi trên đường phố hay trong các bữa tiệc. Họ tin rằng sự
nghiệp tôi thế là chấm dứt và tôi không bao giờ có thể trở lại một vị trí có
quyền thế. Họ lầm. Chỉ một năm sau tôi đã trở lại với những vị trí quan trọng
nhất trong chính phủ, nhưng tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện trả thù hay trả
đũa; trái lại bất cứ khi nào những người ấy xin giúp đỡ và bất cứ khi nào có thể,
tôi cũng vui lòng giúp họ.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét