Linh Mục Cao Văn Luận
27. Ông
Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về ….
28. Cuộc
hội kiến với Nguyễn Đệ
29. Cuộc hội kiến với một lãnh tụ
cộng sản Nguyễn Khắc Viện
30. Chuyến sang Mỹ đầu tiên
Ông Diệm nghe đến đây,
liền nhớ lại câu chuyện chúng tôi đã trao đổi với nhau từ năm 1948 bên một lò
sưởi ở Đà Lạt. Ông hỏi tôi:
Thấy ông Diệm có vẻ nhắc
đến chuyện cũ, sẵn đà, tôi nói luôn:
- Thưa Cụ, chính vì vẫn
nhớ lời Cụ hồi trước nên tôi ghé đây để thưa với Cụ: Lúc ni chính là lúc Cụ
phải về nước chấp chánh. Hồi trước, Cụ đã tiên đoán giải pháp Bảo Đại sẽ thất
bại hẳn rồi, chắc thế nào Hoa Kỳ cũng phải can thiệp. Mấy năm ni Cụ đã tạo được
uy tín với Mỹ. Tôi tưởng đây là lúc tình hình đã chín mùi rồi.
Ông Diệm hỏi lại tôi:
- Tôi không rõ những diễn
biến bên nhà lúc này ra sao. Nhưng theo Cha, mình phải có trong tay những gì
mới có thể về được?
Câu hỏi làm tôi đắn đó
vài giây rồi mới trả lời được:
- Trong nước lúc ni,
thoạt nhìn, những cánh dựa vào thế Bảo Đại cánh nào cũng cố làm ra vẻ mạnh,
nhưng thật ra ở cảnh phân hóa rời rạc. Chính phủ Nguyễn Văn Tâm chỉ là bù nhìn.
Tuy Cha con ông vênh cáo nhờ nắm quân đội, nhưng thực chất quân đội cũng chỉ
mới là một lực lượng ô hợp, vì Pháp e ngại nên không những không thực tình giúp
mà còn cố chia rẽ bằng cách vũ trang cho Bình Xuyên và bọn cướp bóc trong Nam
để phá thêm. Do đó, tôi thấy lúc ni mình cũng chưa nhất thiết phải nắm ngay
quân đội mà chỉ cần nắm được công an cảnh sát trước đã. Được vậy, với sự hậu
thuẫn của dân chúng, tưởng đã có thể làm việc được.
- Còn vấn đề Hoàng Triều
Cương Thổ?
- Thưa Cụ, Bảo Đại lúc
này còn mải miết ăn chơi kể như đã hoàn toàn buông thả chỉ dựa vào thế Pháp mà
có ảnh hưởng. Thế của Pháp thì đang suy sụp trông thấy. Tôi tưởng mình cũng
không nên đòi quá. Khi Cụ về chấp chánh rồi, mình có thực lực, sẽ nương theo
tình thế mà dành lại chủ quyền dần. Tôi tin chắc vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ
thế nào cũng giải quyết xong. Điều quan trọng không còn ở ngoài mà chỉ còn là
việc cũ đã chấp thuận trở về hay chưa.
Nghe tôi trình bày, ông
Diệm có vẻ trầm ngâm hơn. Lá thư của ông Cẩn tôi vừa đưa tới đang đặt trên chiếc
bàn nhỏ, được ông cầm lên, rồi lại đặt xuống nhiều lần. Lát sau, ông mới nhỏ
nhẹ nói:
- Cha đã nói vậy, tôi
cũng xin thưa thật với Cha. Khi nhận điện tín của bọn bên này (ý chỉ Trương
Công Cừu, Ngô Đình Luyện) yêu cầu rời Hoa Kỳ, sang Pháp, tôi cũng đã đắn đó
nhiều. Sau hai ba năm ở Hoa Kỳ, ni cũng đã gây được tiếng vang, lại thấy rõ là
tình hình đang cấp bách, e để thì rồi ra chậm mất. Nhưng tôi sang Ba Lê đã mấy
tháng mà cũng chưa thấy Bảo Đại nói chi không lẽ lại phải đi năn nỉ cầu cạnh,
nên đành phải chờ.
Tôi hỏi ông Diệm:
- Bữa qua tôi có nghe nói
Nguyễn Đệ cũng đã tới Ba Lê mấy bữa rồi, không hiểu Đệ đã tới thăm Cụ chưa.
Nghe nhắc tới Nguyễn Đệ,
ông Diệm nhíu mày, lộ vẻ không vui ra mặt:
- Có, Nguyễn Đệ có tới
nhưng cũng không nói chi, mà tôi cũng có lý chi mô mà phải đi nói với Đệ.
Thấy ông Diệm không muốn
nhắc đến Nguyễn Đệ tôi đành chuyển câu chuyện sang phía khác. Sau khi kể một số
hoạt động của ông ở Ba Lê. Khi chia tay ông Diệm bảo tôi:
- Thôi thì cách chi mình
cũng phải chờ coi. Vậy Cha cứ sang Hoa Kỳ cái đã, sang bên ấy, Cha liên lạc với
bọn Bùi Công Văn, Đỗ Vạn Lý coi tình hình ra sao.
Ông Diệm đưa tôi ra tận
cổng rồi mới quay vào.
Tuy trong câu chuyện vừa
rồi, tôi đã cố tránh nhắc lại tên Nguyễn Đệ với ông Diệm, nhưng khi chia tay
ông Diệm rồi, tôi thấy rõ sự hiềm khích giữa ông Diệm với Đệ trở thành một vấn
đề đáng kể. Viên Chánh Văn Phòng này hiện đang lãnh sứ mạng của Bảo Đại mở các
cuộc tiếp xúc tìm người về chấp chánh.
Vậy mà ông Diệm với Đệ
lại không thể nói chuyện với nhau, như vậy làm sao để ông Diệm có thể vượt qua
cửa ải này mà gặp Bảo Đại thu xếp việc nước.
Tôi quyết định phải đi
tìm gặp ngay Nguyễn Đệ.
Trở về nhà ông Auberty,
tôi lo thu xếp ngay việc đi gặp Nguyễn Đệ. Theo các bạn cho tôi biết, Nguyễn Đệ
và đoàn tùy tùng đang đóng đô tại một khách sạn lớn ở Ba Lê.
Đệ với tôi cũng là chỗ
quen biết, thời gian Hồ chí Minh sang Ba Lê, chúng tôi lại có dịp gặp gỡ nhau
nhiều lần.
Ỷ vào sự quen biết này,
tôi điện thoại thẳng cho Đệ và hẹn sáng mai sẽ đích thân lại thăm. Hôm sau, vừa
gặp Đệ, không để Đệ kịp hỏi thăm gì, tôi hỏi ngay:
- Tôi lại thăm anh là vì
chuyện ông Diệm. Tôi muốn biết ý anh với việc để ông Diệm về nước chấp chánh?
Câu hỏi của tôi có vẻ sỗ sàng quá khiến Nguyễn Đệ lúng túng một giây, rồi mới
trả lời:
- Cha hỏi đột ngột quá
làm con chưa biết trả lời Cha ra sao cho đúng ý. Nhưng hẳn Cha cũng rõ, việc
ông Diệm về nước hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố, phần ở quốc dân, phần ở
Đức Quốc Trưởng, phần ở chính ông Diệm…
Tôi nói thẳng với Đệ:
- Trước đây tôi nhờ anh
em can thiệp giùm cho xuất ngoại, chỉ tính là để sang Mỹ coi chừng bọn sinh
viên, nhưng khi tôi ghé lại Ba Lê thì mục đích chính là để gặp ông Diệm và gặp
anh. Tình hình trong nước lúc này chắc anh cũng rõ là tuyệt vọng lắm rồi. Mọi
lá bài đều đã được dùng hết mà chẳng mang lại gì. Quốc dân lúc này không còn
tin được vào ai nữa ngoài ông Diệm. Mới hôm qua đây tôi đã gặp ông Diệm để yêu
cầu ông thu xếp về nước. Ông Diệm có nói là lúc này chính ông cũng mong trở về,
nhưng ông sang Ba Lê đã lâu mà vẫn không nghe thấy anh cũng như ngài Quốc
Trưởng nói gì. Do đó tôi mới thấy cần biết ý kiến anh về vụ này.
Nguyễn Đệ yên lặng nghe
tôi nói một hồi, rồi mới trả lời:
- Cha đã gặp ông Diệm và
biết hết mọi chuyện rồi, thành thử con cũng xin thưa thật với Cha: Đức Quốc
Trưởng cũng như con đều đã nghĩ tới ông Diệm, không phải bây giờ mà từ năm
1948, khi đón Cha lên Đà Lạt. Nhưng kẹt cái là anh em họ Ngô xưa nay vốn kiêu
ngạo quá lố. Dù con có muốn lo cho ông Diệm về đi nữa, thì chính ông cũng phải
gặp Đức Quốc Trưởng mà trình bày với ngài. Không lẽ Cha đòi con phải đưa Đức
Quốc Trưởng tới lạy ông Diệm sao?
Nguyễn Đệ càng nói càng
nóng, khiến tôi phải dấu dịu:
- Vấn đề chỉ là ý kiến
của anh ra sao đối với ông Diệm thôi, chứ đâu có gì đến nỗi trầm trọng như vậy.
Nguyễn Đệ vẫn còn có vẻ
hậm hực:
- Con không biết ông Diệm
đã kể với Cha chưa, nhưng mới cách đây ít hôm, ngay khi vừa tới Ba Lê, con đã
lại thăm ông Diệm ngay. Thực sự ý con khi lại thăm là muốn mời ông Diệm gặp Đức
Quốc Trưởng. Nhưng Cha biết sao không? Thay vì phải nói chuyện công việc thì vừa
gặp nhau, ông Diệm đã sa sả trách móc con về những chuyện xích mích riêng tư từ
cả chục năm trước. Không những thế ông không thèm tiếp con một mình mà gọi cả
lô người đâu đâu vào chật cả phòng. Con hỏi Cha, ông ta đã cố chấp đến vậy, làm
sao con có thể nói chuyện quốc sự với ông ấy được. Với lại, Cha cũng biết con
chỉ là người được Đức Quốc Trưởng ủy cho thăm dò sơ bộ thôi chứ có quyền hạn gì
đâu…
Câu chuyện, theo lời
Nguyễn Đệ, quả đã đến chỗ bế tắc. Tôi suy nghĩ một lát, rồi cố nói hết ý mình
cho Đệ nghe:
- Tôi cũng xin nói thất
với anh, mình biết nhau đã lâu, thiết tưởng cũng chẳng cần quanh co úp mở làm
gì. Dù ông Diệm về nước hay không đối với cá nhân tôi chẳng ăn thua gì, nhưng
lúc này cả quốc dân trông vào ông, vì ngoài Ông Cụ ra, cũng chẳng còn ai cứu
vãn nổi tình thế.
Tôi chẳng biết khi về
nước, ông Diệm sẽ thành hay bại. Nhưng dù sao cũng phải để cho ông có cơ hội
trở về. Anh nói không có quyền gì là nói không thật. Đứa con nít cũng rõ là lâu
nay Bảo Đại chỉ biết có chơi bời, săn bắn, ủy thác hết mọi việc cho anh. Như
vậy, ông Diệm có về nước được hay không là hoàn toàn ở trong tay anh, anh phải
lo liệu cho ông về. Nếu không anh sẽ là người có lỗi trước lịch sử.
Tôi còn nói nhiều lắm với
Nguyễn Đệ, để dồn Đệ tới chỗ phải xóa mọi hiềm khích với ông Diệm mà lo cho ông
về. Hình như tôi cũng thành công phần nào, vì cuối cùng, trước khi tôi ra về,
Nguyễn Đệ đã đành phải hứa:
- Thôi, Cha yên tâm. Con
xin hứa với Cha nội trong mùa Hè này, bằng mọi cách con sẽ thu xếp để đưa ông
Diệm xuống Cannes gặp Đức Quốc Trưởng. Cha có gặp lại ông Diệm, xin Cha nói rõ
lòng con cho ông biết.
Thuyết phục được Nguyễn
Đệ nhận lời không cản trở ông Diệm về nước tôi an tâm phần nào. Nhưng ngoài Đệ
ra tại Ba Lê, lúc ấy, vẫn còn không ít thế lực chống lại việc đưa ông Diệm về
nước.
Trong những nhóm chống
đối với việc trở về chấp chánh của ông Diệm, trước hết có nhóm trí thức thân
Pháp như Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Quốc Định, Bửu Kính v.v…Họ muốn vận động cho
một người trong nhóm họ là Bửu Lộc về lập chính phủ thay Nguyễn Văn Tâm nói là
một chính phủ chuyển tiếp để chuẩn bị cho ông Diệm trở về sau này, chứ để cho
ông Diệm trở về ngay lúc đó thì sẽ có nhiều va chạm và đổ vỡ. Nhưng nhóm chống
đối mãnh liệt nhất là nhóm Việt kiều cộng sản hay thân cộng mà lãnh tụ là
Nguyễn Khắc Viện.
Viện là người Hà Tĩnh
đồng quê với tôi, đã sang Pháp học Y Khoa vào khoảng 1936. Lúc tôi ở Pháp tôi
đã quen thân với Viện nhiều. Vào khoảng 1942, Viện cùng với ba sinh viên khác,
cũng người Hà Tĩnh là Lê Thiêm, Hoàng xuân Nhĩ và Trần Du, vì tưởng rằng Đức Nhật
sẽ thắng Pháp và Đồng Minh, nên đã trốn sang Đức với mục đích nhờ Đức giúp
thành lập một mặt trận chống Pháp dành lại độc lập cho Việt Nam. Nhưng khi Đức
bại trận thì họ lại trở về Paris và khi cụ Hồ sang Pháp điều đình với Pháp thì
họ đã nhập hàng ngũ cộng sản ngay và từ đó Viện đã trở thành lãnh tụ hăng say
và đắc lực của nhóm Việt kiều cộng sản.
Khi nghe tôi trở lại
Paris để vận động cho ông Diệm trở về nước chấp chánh, Viện đã tìm cách gặp tôi
để khuyên tôi bỏ ý định ấy. Một ngày sau khi tôi đã gặp ông Diệm và Nguyễn Đệ,
Viện đã điện thoại cho tôi và xin đến gặp tôi tại nhà ông Auberty vào 9g tối
hôm ấy. Tôi trả lời bằng lòng tiếp, sau khi đã xin phép ông Auberty.
Nghe tôi báo tin sẽ tiếp
một cán bộ cộng sản cao cấp tại nhà, ông Auberty hoảng hồn, lo lắng ra mặt, nên
mặc dù tôi đã giải thích kỹ với ông, ông vẫn quyết định hủy cuộc đi chơi tối
nay, để:
- Tôi sẽ ngồi canh chừng
ở phòng bên cạnh trong khi Cha tiếp ‘’tên cộng sản’’.
Đúng giờ hẹn, Nguyễn Khắc
Viện mang theo hai người tùy tùng đến và tôi tiếp bọn Viện ở phòng khách.
Viên sứ giả của cụ Hồ ở
Ba Lê tươi cười bắt tay tôi, tíu tít nhắc nhở một lô bạn bè cũ như Phạm huy
Thông, Hoàng xuân Nhĩ, Lê Thiêm v.v…Nhưng rồi cuộc gặp gỡ cũng vô đến chuyện
chính. Đúng như tôi đã tiên đoán phần nào, vấn đề khiến Viện phải đến gặp tôi vẫn
chỉ là chuyện ông Diệm. Viện nói với tôi:
- Tôi nghe nói Cha sang
đây để vận động cho ông Diệm về nước chấp chánh?
Thấy câu chuyện đã vô đề,
tôi vẫn tươi cười hỏi Viện:
- Chắc chỉ vì chuyện này
mà anh đến thăm tôi phải không?
Viện thật thà đáp:
- Thưa Cha đúng vậy, sở
dĩ tôi phải xin gặp Cha là vì nếu Cha cố đưa ông Diệm về nước lúc này, tôi e
hậu quả sẽ rất tai hại.
Tôi ôn tồn bảo với Viện:
- Anh đã tới thăm, chắc
sẽ còn cho tôi nghe nhiều chuyện hay lắm, nhưng trước hết tôi thấy cần phải nói
lại với anh, tôi đâu có quyền thế chi mà tính vận động cho ông Diệm về nước
được. Tôi ghé Ba Lê chỉ là để thăm ông và thăm bạn hữu mà thôi, còn việc ông có
về hay không hẳn anh thấy rõ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, nào Pháp, nào
Bảo Đại…
Viện hơi cúi mặt xuống,
cười có vẻ am hiểu:
- Tôi có nghe nói lại là
Cha đã gặp ông Diệm và sáng nay mới gặp Nguyễn Đệ?
Thấy Viện có vẻ biết hết
đường đi nước bước của mình, tôi đành nói thẳng:
- Có, tôi có đến thăm ông
Diệm và gặp Nguyễn Đệ thật. Anh đã biết vậy, tôi thấy cũng cần nói với anh. Tuy
chẳng có quyền để vận động cho ông Diệm, nhưng tôi thật tình mong cho ông Diệm
về nước. Tôi còn biết rõ là quốc dân lúc này cũng rất cần ông về. Tôi không
hiểu ý kiến anh ra sao về việc này?
- Như vậy chắc Cha đã
thấy rõ rằng ông Diệm lâu nay là lá bài được Mỹ ủng hộ. Nếu đưa ông Diệm về
nước ắt có Mỹ theo sau. Nước ta đã kháng chiến chống Pháp, nay ông Diệm đưa Mỹ
vô dựa vào thế lực Mỹ, e phải có nội chiến khốc hại hơn nữa.
Hai thanh niên tùy tùng
của Viện từ lúc chào tôi xong, vẫn yên lặng ngồi không góp một lời nào. Chờ
Viện nói xong, tôi lần lượt nhìn từng người trong bọn Viện, rồi mới chậm rãi
nói:
- Việc ‘’ông Diệm là lá
bài của Mỹ’’ anh vừa nói, tôi chưa hiểu sao, nhưng nếu chỉ có nghĩa là ông Diệm
được Mỹ ủng hộ, thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc dân chúng ủng hộ ông, mong
muốn ông về chấp chánh. Chắc anh còn biết rõ hơn tôi, rằng nước mình là nước
nhỏ, cho tới nay thật sự chưa hề có phe phái nào không phải nhận một vài ảnh
hưởng từ ngoài vào. Bảo Đại được Pháp ủng hộ, cụ Hồ thì được Nga và Trung Cộng
ủng hộ. Nếu phải so sánh chọn lựa giữa Tàu, Pháp, Mỹ, tôi thấy Mỹ còn chưa nguy
hiểm bằng Tàu và Pháp.
Thấy Viện và hai viên tùy
tùng chăm chú nghe, sẵn đà, tôi nói luôn một thôi dài:
- Các anh cũng đã thấy rõ
những kinh nghiệm lịch sử. Với Mỹ, chế độ thực dân kiểu cũ đã cáo chung. Mỹ đã
thắng Nhật, rồi lại giúp Nhất phục hưng kinh tế mạnh mẽ. Mỹ đã vào Âu Châu, rồi
cũng lại giúp Âu Châu. Áp lực của Mỹ, nếu có theo chân ông Diệm dồn vào Việt
Nam, cũng chỉ là một thứ áp lực kinh tế. Còn bên các anh, con đường nguy hiểm
hơn nhiều vì sau lưng các anh là Trung Cộng. Vì quyền lợi của Tàu, Mao trạch
Đông sẽ phải thôn tính Đông Nam Á.
Thấy tôi nhắc đến Mao một
cách long trọng, Viện phản ứng ngay:
- Chuyện Cha lo sợ không
thể xảy ra được vì Mao chủ tịch là một người cộng sản chân chính không thể đi
ngược lại chủ nghĩa Mác-Lê được.
- Điều anh nói, tôi thấy
cần phải xét lại. TiTô cũng từng được các anh gọi là cộng sản chân chính, vậy
mà tại sao bây giờ TiTô chống lại Nga, tại sao bây giờ Nga mạt sát TiTô. Ai
cũng biết chỉ là vì quyền lợi quốc gia mà thôi. Nga dù là cộng sản, vẫn không
rũ bỏ cái quyền lợi mà họ mưu tính từ thời Nga Hoàng, là chiếm vùng Balkan. Và
TiTô, vì chủ quyền Nam Tư phải chống lại sự xâm chiếm này. Có gì bảo đảm rằng
sự chân chính của Mao với chủ nghĩa chính sách hơn được TiTô và Sít-Ta-Lin đâu.
Tôi ngừng lại, có ý chờ
phản ứng của Viện và đồng bọn, xem họ còn bào chữa cho Mao đến mức nào nhưng
chỉ thấy hai tùy tùng nhìn Viện, nửa như thắc mắc mà Viện thì lúng túng ra mặt.
Tôi lại nói tiếp:
- Các ích kỷ cá nhân, và
quốc gia là thứ khó thể lấn át nổi. Trước cộng sản, cũng đã có Đạo Thiên Chúa
đem thuyết bác ái ra để nối liền các dân tộc với nhau mà rồi cũng vẫn không
thống nhất nổi Âu Châu. Chẳng những thế, các anh còn thấy: Tại sao lại có Chính
Thống Giáo ở Hy Lạp? Chỉ vì Hy Lạp chống lại Giáo Hội La Mã. Anh Viện là người
đã từng nghiên cứu về tôn giáo tôi chắc anh cũng thừa rõ là các lãnh tụ cộng
sản, nếu có thần phục vào lý thuyết Mac-Lê, cũng chỉ đến như Âu Châu từng tùng
phục giáo lý Thiên Chúa Giáo là cùng. Do đó, tôi đề nghị anh em nên xét lại cái
giấc mơ thế giới đại đồng của anh em. Đừng để vì một giấc mơ mà quên đi cái
thực tế của dân tộc.
Câu chuyện cứ như thế mà
lan man kéo dài đến 12 giờ đêm. Khi ra về, nét mặt Viện dường như không còn vẻ
quyết liệt tự tin như khi mới đến gặp tôi nữa, và đặc biệt là hai thanh niên
tháp tùng Viện, khi mới đến gặp tôi chỉ gật đầu nhẹ mà khi ra về các anh em cúi
đầu thấp hơn và bắt tay tôi dường như có vẻ chặt chẽ thân ái hơn.
Tôi không hiểu bọn Viện
bây giờ ra sao, hai thanh niên theo Viện bây giờ ở đâu, nhưng từ nhiều năm qua,
mỗi khi nhớ đến họ, tôi vẫn có một chút sung sướng ngầm, vì thấy mình tin vào
sức mạnh của lẽ phải hơn một chút.
Sau cuộc gặp gỡ với
Nguyễn Khắc Viện, tôi lại càng thấy rằng ông Diệm cần phải về nước chấp chánh
lúc này, vì đây là cơ hội thuận tiện nhất. Việt Minh tuy thắng nhiều nơi sau
khi Tướng De Lattre mất và Tướng Salan thay thế, nhưng vòng pháo đài kiên cố do
Tướng De Lattre xây cất ở châu thổ sông Nhị Hà vẫn còn chận được những cuộc
tiến quân lớn của Việt Minh nhằm tràn xuống chiếm Hà Nội. Sự giúp đỡ của Trung
Cộng và Nga Sô tuy dồi dào, nhưng chưa đủ để Việt Minh đốt giai đoạn tràn vào
các thành phố lớn. Người Pháp dù không nói ra nhưng cũng muốn dựa vào một chính
khách có tinh thần quốc gia thuần túy và thành tích chống cộng bảo đảm để làm
mạnh mẽ đấu tranh chính trị. Từ ngày Tướng De Lattre làm Tư Lệnh quân Pháp tại
Việt Nam, Pháp công khai chấp nhận nền độc lập và thống nhất ba vùng của Việt
Nam.
Tôi gặp lại ông Diệm
trước khi đi Mỹ, tức là vào khoảng cuối tháng 6. Tôi cũng thuật lại cho ông
biết về những tiếp xúc của tôi và phân trần với ông về việc ông nên về chấp
chánh vào lúc này.
Tôi cũng nói cảm tưởng
của tôi là Nguyễn Đệ, Chánh Văn Phòng của Bảo Đại có lẽ không còn chống lại
việc mời ông ra làm Thủ Tướng. Tôi nhắc lại với ông là ông nên xuống Cannes gặp
Bảo Đại. Ông Diệm có vẻ chần chừ vì ông không phục Bảo Đại, và nhất là từ ngày
Bảo Đại sang Cannes, tiếng đồn về những trò ăn chơi của Bảo Đại lại càng làm
cho ông Diệm chán ngán. Ông Diệm vốn là người khắc khổ, sống rất đạm bạc, cho
nên thấy ai phóng túng, hoang đàng thì ông ghét lắm. Nhưng cuối cùng ông cũng
nhận lời sẽ đi Cannes gặp Bảo Đại một chuyến.
Trong lúc đó, chính phủ
Pháp càng ngày càng lúng túng vì vấn đề Việt Nam. Thủ Tướng René Mayer tìm một
Tướng lãnh thay thế Tướng Salan. Thống Chế Juin đề nghị Tướng Navarre, lúc bấy
giờ là Tham Mưu Trưởng quân đội Pháp dưới quyền Tướng Juin. Vào giữa tháng năm,
chính phủ Pháp chính thức loan báo việc thay thế Tướng Salan bằng Tướng
Navarre. Biến chuyển này càng làm cho tôi nghĩ rằng nước Pháp không còn tin
tưởng chút nào vào một viễn ảnh chiến thắng quân sự, và rất mong muốn có một
giải pháp chính trị để giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương.
Nhiều tin đồn về những
cuộc tiếp xúc mật với Việt Minh được tung ra ở Ba Lê. Tôi nghĩ là ông Diệm phải
về nước trước khi Pháp thương thuyết với Việt Minh, bởi vì nếu để cho Pháp
thương thuyết thẳng với Việt Minh trong lúc phe quốc gia yêu nước không có một
đại diện xứng đáng, thì về sau sẽ bị hai kẻ đối thoại gạt ra ngoài.
Bảo Đại không phải là kẻ
đối thoại xứng đáng đó, cũng như Nguyễn Văn Tâm, hay bất cứ một ai khác. Lúc
này chỉ mới có những tin đồn về thương thuyết, còn kịp thì giờ để một chính phủ
quốc gia chân chính củng cố tư thế.
Tôi khuyên ông Diệm tiếp
xúc rộng rãi hơn với các chính khách Pháp, vì dù sao nước Pháp cũng nắm vận
mệnh Việt Nam trong tay họ.
Ông Diệm có tiếp xúc với
một vài chính khách Pháp, phần lớn thuộc giới Công Giáo, và không có một cuộc
tiếp xúc chính thức nào với các lãnh tụ chính phủ Pháp.
Vào cuối tháng sáu, tôi
từ giã ông Diệm, các anh em trí thức và sinh viên Việt Nam ở Ba Lê để đi Mỹ.
Trước đó tôi có đánh điện tín cho Cha Jacques Houssa vì đây là lần đầu tiên tôi
sang Mỹ, lại không biết tiếng Mỹ.
Tôi đi từ Ba Lê sang Nữu
Ước, mất hai mươi bốn giờ. Thời bấy giờ chưa có phản lực cơ thương mại, và loại
máy bay băng Đại Tây Dương tối tân nhất là loại DC6. Phi cơ ghé hai chặng
Bublin thuộc Ái Nhĩ Lan và Terre Neuve, thuộc địa Anh trước khi đáp xuống Nữu
Ước.
Vừa xuống khỏi máy bay,
tôi thấy Cha Houssa đã đứng chờ tôi. Chúng tôi vui mừng khi gặp lại nhau, sau
hơn 7 năm xa cách.
Lúc đó khoảng 12 giờ
trưa, và Cha Houssa đề nghị đi ăn trước rồi về chỗ trọ sau. Lần đầu tiên tôi
bước vào một tiệm ăn Mỹ, loại tự dọn lấy. Tôi lúng túng ngó Cha Houssa, thú
thật:
- Thưa Cha, tôi chưa quen
ăn các nhà hàng ăn kiểu tự dọn lấy như thế này, vậy Cha làm sao thì tôi bắt
chước theo vậy.
Cha Houssa cười:
- Thì Cha cứ làm theo tôi
là xong, không có khó khăn gì.
Cha Houssa đi lấy một cái
khay trên một quày hàng bày đầy khay, rồi bước đến ngăn để đĩa, dao lấy đủ. Tôi
làm theo đúng hệt. Cha Houssa lại đến một quày hàng bày những món ăn, và hễ Cha
lấy món nào thì tôi lấy món đó. Hai chúng tôi đến cô giữ két để tính tiền và
trả tiền.
Xong bữa ăn trưa đạm bạc
này, chúng tôi đi trả khay và đĩa muỗng ở một nơi khác, rồi cùng leo lên xe đi
về New Jersey cách Nữu Ước mươi dặm. Cha Houssa dẫn tôi vào một Trường Dòng do
các Bà Phước trông nom, và đem tôi lên phòng của Cha Tuyên Úy trường.
Cha Houssa và các Bà
Phước cho tôi biết rằng Cha Tuyên Úy đi vắng, vì bây giờ đang là mùa nghỉ Hè,
tôi cứ tự tiện ở tạm trong nhà của ông. Sau khi sắp đặt chỗ ở cho tôi xong, Cha
Houssa đi Chicago, là nơi Cha có nhiều công việc, và cũng là nơi có nhiều sinh
viên Việt Nam du học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét