Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

HỒI KÝ XƯƠNG TRẮNG TRƯỜNG-SƠN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 5

1      2       3       4      5      6      Kỳ Cuối

- 18 -
Một hôm tôi và Năm Cà Dom buồn quá, mới bèn rủ nhau đi vào cái bệnh xá của ông bác sĩ Cường chơi. Thực ra đi chơi mà vô một cái bệnh xá thì còn lý thú gì, nhưng vô đó có thằng quen là xếp bệnh xá, may ra nó sẽ giúp đỡ mình chút đỉnh. Ở đây thì chỉ có thế, hễ đi ra là mong gặp được một sự may mắn gì, nhất là mong gặp được một cái lợi bất ngờ.
Nhưng hôm đó chúng tôi lại gặp rủi. Không phải gặp rủi nhưng lại gặp một cái biểu trưng của sự rủi ro.
Đang đi, chúng tôi bỗng dừng lại, vì nghe trên đầu có tiếng gió như có một nhánh cây gãy đang giáng xuống đầu mình. Cả hai đứa đều nhảy qua một bên để tránh theo bản năng tự vệ chứ không kịp dòm ngó gì.
“Pạch. ” Một vật đen thui dài nhằng rơi đánh phịch xuống đất và nằm im. Chúng tôi nhìn. Và Năm Cà Dom kêu lên:

HỒI KÝ XƯƠNG TRẮNG TRƯỜNG SƠN CỦA XUÂN VŨ KỲ 6

1      2       3       4      5      6      Kỳ Cuối

- 23 -
Đơn vị đang xôn xao vì thiếu gạo, nội bộ rã rời, và thêm vào những hiện trạng đó là những trận bom liên tiếp, bom của “còng cọc” dội (tức Skyraiaer) và B52 tiếp thêm. Có một cái hiện tượng kỳ lạ, là hễ đơn vi dời tới đâu, thì ăn bom tới đó, mặc dù là hành quân ban đêm để tránh mọi sự dò xét của máy bay do thám, nhưng hễ đóng quân xong, hôm trước thì hôm sau lại bị bom.
Mạnh và Tuất đang cho họp chi bộ tìm nguyên nhân. Chi bộ họp bên cạnh chỗ ngủ của tôi, nên tôi nằm lắng tai nghe hết ráo.

HỒI KÝ XƯƠNG TRẮNG TRƯỜNG-SƠN CỦA XUÂN VŨ - KỲ CUỐI

1      2       3       4      5      6      Kỳ Cuối

- 27 -
… Một buổi sáng chúng tôi đang vui cơm nước bỗng có tiếng máy bay tới. Tôi có cảm giác là máy bay sẽ bỏ bom xuống đầu mình. Thì quả thật vậy. Ba chiếc phản lực kiểu gì không rõ rà xuống thật thấp, cánh to bè ra như những tấm phản đen ngòm, ném một lúc năm, sáu quả bom.
Rồi một đợt khác nữa tiếp tục. Tôi và Năm Cà Dom chỉ ngồi nép vào gốc cây chờ dứt trận bom. Chúng tôi vừa hé mắt nhìn ra thì lại nghe máy bay tới, ù… ù… tiếng động cơ quen thuộc của một chiếc L19. Rồi tiếng người cất lên từ trên máy bay nghe oang oang. Có lẽ tiếng người khi phát ra bị tốc lực của phi cơ làm cho méo mó đi cho nên ở dưới này nghe không rõ là người đó nói cái gì.
Mặc dù không biết trên đó người ta nói cái gì nhưng tâm linh tôi nghe buốt lạnh. Tôi ngước cổ nhìn lên.

Chiếc L19 lắc lư như con diều giấy chao nhẹ trong gió và những tiếng nói như những tràng đá sỏi rơi xuống đầu tôi.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 1

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối
Mở đầu
Tuổi “tuyển-hồi

            Những ngày gần đây, tôi bỗng cảm thấy mình đã già thật rồi. Bẩy mươi sáu tuổi, chả già thì còn trẻ với ai! Không, tôi muốn nói tâm lý người già kia. Đúng thế, gần đây tôi tự thấy có tâm lý người già. Nghĩa là thích nhớ về quá khứ, thích săn sóc đến những kỷ niệm. Có mấy biểu hiện thế này: đầu năm nay, đột nhiên tôi muốn về quê để dự hội làng. Hội làng Thổ Khối quê tôi tổ chức vào đầu xuân. Hội to lắm, có tế lễ, có rước xách linh đình. Làng tôi ở ngay ngoại thành Hà Nội, qua cầu Chương Dương rẽ phải chỉ mấy cây số là tới. Tuy thế, có bao giờ tôi nghĩ đến chuyện về làng xem hội đâu. Thế mà năm nay… Cũng năm nay tôi còn có nhu cầu về thăm lại nơi mình sinh ra (làng Quần Phương Hạ, nay thuộc xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Ông bố tôi thời Pháp thuộc từng làm lục sự ở Hải Hậu một thời gian. Khi gia đình chuyển đi nơi khác, tôi mới lên chín tuổi. Tính đến nay, đúng 66 năm. 66 năm, bỗng có nhu cầu trở lại! Ngoài ra tôi còn có hứng thú thu thập các tấm ảnh chụp ngày xưa và ngồi cặm cụi cả buổi để phân loại, chọn lọc, sắp xếp theo chủ đề này khác. Nhớ hồi tôi được giao làm Tuyển tập Nguyễn Tuân, cụ Nguyễn có nói nửa đùa nửa thật với tôi : “Thế là mình đã đến tuổi “tuyển hồi” (tuổi làm tuyển tập và viết hồi ký). Lúc ấy (1980), Nguyễn Tuân mới 70 tuổi. Tôi bây giờ đã 76. Cũng sắp in Tuyển tập và đã có người xui viết hồi ký.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 2

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối
Vào tháng 6 năm 1952, trên lệnh cho khu học xá Nam Ninh phải tổ chức một đoàn học sinh sư phạm về nước dạy học, gọi là khoá đặc biệt. ( bao gồm cả giáo sinh dạy cấp một, cấp hai). Tôi được tuyển vào đoàn này. Cùng đoàn, tôi chỉ còn nhớ có Đỗ Bình Trị, Phạm Luận, Dương Đức Tuấn, Nhạ, Tô Thanh Tùng, Nguyễn Văn Lô, một cô dạy cấp một tên là Bồng ( Đỗ Bình Trị yêu cô này, thường ký tên Đỗ Bồng Trị).

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 3

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối
PHẦN HAI – Hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học. Một số thành tựu

Chương IV: Từ dạy học đến nghiên cứu, phê bình văn học
            Tôi bắt đầu nghiên cứu phê bình văn học từ khi được giữ lại trường đại học làm cán bộ giảng dạy (1960)
            Như đã nói, hồi ấy chúng tôi coi đại học là một cái gì thiêng liêng lắm. Vì thế được dạy đại học là danh giá lắm. Ấy là được làm cái công việc của những Trần Đức Thảo, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường… kia mà! Tâm lý những người như chúng tôi lúc bấy giờ rất lo lắng. Người nào cũng ngầm hứa với mình phải quyết tâm, cố chí vươn lên. Nghĩa là phải học, phải đọc, phải nghĩ, phải tìm hỏi các bậc đàn anh, hỏi bất cứ ai hiểu biết hơn mình để chiếm lĩnh cho được kiến thức ở tầm cao. Không xấu hổ. Có gì mà xấu hổ! Vả lại người ta có khinh mình thì cũng có oan ức gì đâu: đào tạo ba năm ở trong nước, nam nhân lại dạy nam nhân, đúng là “cơm chấm cơm”, có người gọi là phổ thông cấp bốn! Vậy mà cũng dạy đại học! Thương cho cái nước mình! Nghèo và dốt. Đến cái thứ mình mà cũng dạy đại học! Thương nước và thương mình! Vậy thì phải cố, vượt lên được chút nào hay chút ấy.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 4

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối
Chương VI: Một số thành tựu nghiên cứu, phê bình văn học
I. Tiếp cận thi pháp học và lý thuyết về thi pháp văn học trung đại.

            Tôi đến với lý luận không phải từ lý luận mà từ kinh nghiệm thực tế. Từ kinh nghiệm thực tế mà khái quát lên. Tất nhiên có đọc lý luận nhưng không nhằm mục đích lý luận. Cho nên nếu ai bảo tôi trình bày một cách có hệ thống học thuyết này, học thuyết nọ, lý luận này lý luận khác thì tôi chịu. Tôi chỉ đọc lý luận để tìm xem có cách nào, có khái niệm hay qui luật nào diễn tả được một cách khái quát và sâu sắc kinh nghiệm thực tế của tôi trong nghiên cứu, phê bình văn học.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 5

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối
Chương VII.  Hồ Chí Minh

Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.
            Lần thứ nhất ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp II ở trường Hàn Thuyên.
            Một hôm được tin Hồ Chủ Tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ Tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 6

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối

Chương IX.  Xuân Diệu
            Hồi kháng chiến chống Pháp, có lần tôi đã được thấy Xuân Diệu. Lúc ấy tôi đang học ở trường Trung học kháng chiến đóng ở Đào Giả – Phú Thọ. Tôi đi khám bệnh ở một bệnh viện ở Đại Đồng. Hình như anh cũng đi chữa răng thì phải. Có người biết Xuân Diệu, chỉ cho tôi. Anh đi xe đạp, mái tóc lượn sóng, rất thi sĩ.
            Từ ngày về Hà Nội học, rồi công tác ở Đại học, tôi có dịp đến Xuân Diệu mấy lần cùng với Nguyễn Duy Bình và Hoàng Ngọc Hiến. Vào cuối những năm 60, sang những năm 70 của thế kỉ trước, tôi luôn viết cho tạp chí Tác phẩm mới do Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tô Hoài thay phiên nhau phụ trách, vì thế luôn có dịp tiếp xúc với Xuân Diệu.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 7

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối

Chương X. Hoàng Cầm
            Những tư liệu riêng của tôi về Hoàng Cầm, tôi đã đưa cả vào bài chân dung “Hoàng Cầm người và thơ”.
            Giờ tôi chỉ chép lại hai câu chuyện Hoàng Cầm kể tôi nghe mà tôi chưa có dịp viết ra.
1. Chuyện tiết mục quan họ bị đả đảo.
            Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ. Hoàng Cầm lúc đó phụ trách đoàn văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị. Ông được giao tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng trong rừng Việt Bắc. Trong chương trình biểu diễn hôm ấy, Hoàng Cầm bố trí xen vào một tiết mục hát giao duyên quan họ.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ 8

1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối

Chương XIV.  Nguyên Hồng
            Bài nghiên cứu văn học đầu tiên của tôi là bài viết về Nguyễn Hồng. ấy là một chương trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, viết chung giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Vinh, xuất bản năm 1963.
            Thỉnh thoảng tôi có gặp Nguyễn Hồng, thường ở trụ sở Hội nhà văn (65 – Nguyễn Du), đôi khi ở báo Văn Nghệ (17 Trần Quốc Toản). Nguyễn Hồng cũng đến tôi mấy lần, khi ở nhà K2, khi ở nhà B2 khu tập thể cán bộ Đại học Sư phạm Hà Nội. Có lần ông ở cả ngày, ăn với gia đình tôi hai bữa cơm.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH - KỲ CUỐI


1      2      3      4           6      7      8      Kỳ Cuối

Chương XX.  Nguyên Ngọc
            Trong một bài chân dung viết về Nguyên Ngọc, tôi gọi anh là con người lãng mạn. (Nguyên Ngọc, con người lãng mạn). Cũng có thể nói, Nguyên Ngọc là người của cái tuyệt đối. Anh không chấp nhận sự nửa vời, trạng thái lừng chừng. Phải tuyệt đối anh hùng, phải tuyệt đối trong sáng. Không phải anh chỉ nghĩ thế, mà còn sống như thế. Rất dũng cảm, thích mạo hiểm. Anh từng đi đánh thổ phỉ ở Tây Bắc. Từng đi ngựa theo một đoàn buôn thuốc phiện lậu từ Cao Bằng đi Lai Châu. Đi B dài cùng Nguyễn Thi. Nguyên Ngọc ở lại khu Năm, còn Nguyễn Thi thì vào tuốt Nam Bộ. Họ chia tay nhau bên một khu rừng xà  nu bạt ngàn, hẹn trở về phải đi đường số một. Ở khu Năm, Nguyên Ngọc sống và chiến đấu như một anh hùng. Một nhà văn như thế thì tìm đâu ra nhân vật trong đời sống thực tế quanh mình… Mà nhất thiết anh phải viết về chủ nghĩa anh hùng. Đó là quan niệm thẩm mĩ của anh.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 3

1           3     4          Kỳ Cuối

Kể từ những sáng tác văn, thơ, nhạc... tập tọe, viết để mình đọc, để trao đổi với bạn bè cùng trang lứa, tới ngày ở tuổi 17 được lần đầu in bài thơ “Thôi thế là tan giấc mộng vàng, Nàng đi giữa lúc gió xuân sang”... rồi đến các bài hát Có Một Nàng Thôn Nữ, Nụ Cười Sơn Cước, Chiến Sĩ Khu III... chưa bao giờ tôi dám tự nhận mình là... nhạc sĩ, thi sĩ. Với tôi, đó là những nghề đòi hỏi một tài năng thiên phú, một cái đầu thật lớn và một trái tim thật nồng nhiệt! Văn nghệ với tôi lúc ấy chỉ là một “cuộc chơi” không hơn không kém. Chẳng có ý đồ, mục đích gì. Tất cả chỉ bật ra trong vô thức tiếng nói của tâm hồn, của những nghĩ suy, những cảm nhận mà lời nói bình thường không có khả năng diễn đạt.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 5

1           3     4          Kỳ Cuối

VĂN NGHỆ THỜI ĐỔI MỚI

Cùng với sự mở cửa toang toàng cho nền kinh tế thị trường mạnh ai nấy làm... giầu dưới sự chỉ đạo của bọn cầm quyền cơ hội mà mục tiêu cao nhất là kiếm chác, nền văn nghệ do Đảng lãnh đạo cũng được ăn một lô bánh vẽ. Lần đầu tiên, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh công nhận: “Lâu nay văn nghệ sĩ các anh quả có bị…trói! Nghị quyết trung ương 5 đã “cởi trói” cho các anh. Hãy mạnh dạn lên mà viết! Đừng uốn cong ngòi bút!”
Nghe sướng cái lỗ tai chưa?
Thế là giữa cái lộn tùng phèo bát nháo, lẫn lộn dở, hay, tha hồ tự do kiếm tiền, làm giầu bằng văn nghệ, nếu có điều kiện...Chẳng ai phê bình được ai, nếu không, sẽ bị chụp cái mũ “bảo thủ”, “chống Đổi Mới”, “tư duy lạc hậu”! Riêng âm nhạc thì mất tăm những cái tên lừng lẫy một thời với âm nhạc “la-ghe”, âm nhạc ngợi ca, âm nhạc hô khẩu hiệu... “Cưa sừng làm nghé” để anh anh, em em..., tình ta mặn nồng, hôn hôn, hít hít thì...cũng có ông làm thử nhưng gượng gạo làm sao, thứ âm nhạc “bốc mùi” giả tạo ấy không ai chịu nổi. Chẳng có gì khó hiểu trong chuyện này. Các ông đã quá “méo mó cộng sản” trong tư duy, quá khô khan trong tâm hồn và nói cho ngay, không có khả năng nhị hoá nhân cách trong tình yêu nên phải dùng cái thế phẩm “bốc mùi” ấy như một thứ bột ngọt để rắc vào tình cảm của “anh lính biên cương về thăm nhà”, “cô công nhân vừa tan ca”, hay anh chị thanh niên xung phong đang “con kênh ta đào có anh và có em” mà thôi! Vì thế mà ca khúc của mấy anh Xuân Hồng, Phạm Tuyên...“chuyển hướng sáng tác” chẳng được ai tiếp nhận!

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 1


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

1.Lý do nào thúc đẩy tôi viết Hồi Ký?

2.Những cái mốc trong lịch sử
3.Hy vọng và Tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp
4.Vua Duy Tân và Phong Trào ‘’Cờ Tự Trị’’ tại Pháp
             1. Lý do nào thúc đẩy tôi viết Hồi Ký?

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 2


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

5.Những bí ẩn từ ‘’Lon’’ Chuẩn Úy đến ‘’Lon’’ Đại Tá của ông Vua Cách Mạng

6.Trung thành với mẫu quốc…
7. Cộng sản Pháp và nền độc lập ở Việt Nam
                               8.Ba lần gặp gỡ Hồ chí Minh
                                                                       ***
5.Những bí ẩn từ ‘’Lon’’ Chuẩn Úy đến ‘’Lon’’ Đại Tá của ông Vua Cách Mạng
Tôi kể chuyện lại với bạn Trần Hữu Phương, Trương Công Cừu và các anh em trong hội L’Amicale Des Annamites de France. Tất cả đồng ý tổ chức tại trụ sở của hội một buổi tiếp tân đơn giản chào mừng cựu Hoàng Duy Tân. Việc thu xếp, chuẩn bị chẳng có gì đáng nói. Chúng tôi thông báo rỉ tai cho nhau, và đến ngày đó, khoảng 30 người có mặt tại trụ sở. Một một người được đề cử liên lạc với Vua Duy Tân và hẹn giờ, ngày địa điểm, đón ngài đến hội.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 3


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

9.Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ

10. Cụ Hồ khuyên tôi: Chú còn trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá
11.Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp
12.Ngày Cát-To-Duy-Ê 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp
  9.Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ:

Số phận người Công Giáo trong số phận Việt Nam

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 4


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

13.Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…

14.Hồ Chí Minh yêu cầu tôi viết một lá thơ…
15.Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
                               16.Ngày về âm thầm

                                                   13. Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 5


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

17.Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà

18.Nhìn cảnh trâu cày mắt rưng lệ

17. Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà

Sau khi phái đoàn cụ Hồ rời Ba Lê, tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp hồi hộp chờ tin mừng từng ngày. Cụ Hồ lên đường ngày 19 tháng 9, mãi đến ngày 21 tháng 10 cụ Hồ mới đến Hải Phòng. Những bức ảnh đăng lại trên các báo Pháp, báo Cứu Quốc, cuộc đón tiếp cụ Hồ tại nhà ga Hà Nội cho tôi thấy rằng sự nồng nhiệy mà nhân dân Việt Nam dành cho cụ Hồ đã bị suy suyễn đi nhiều lắm. Báo Pháp tường thuật một cử chỉ khéo léo của cụ Hồ: Giữa lúc rừng người hò reo phản đối thỏa ước 14 tháng 9, cụ Hồ đã cất tiếng ca, và ra hiệu cho dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam, và quốc ca Pháp tiếp ngay sau đó.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 6


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

19.Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm

20.Huế điêu tàn và buồn thảm
21.Câu chuyện bên lò sưởi năm 1948
22.Bảo Đại: Con người chán chường và thấm mệt

19. Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 7


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ

24. Ngô Đình Cẩn, người có trí nhớ phi thường
25. Ông Cẩn nhờ tôi xuất ngoại gặp ông Diệm
26. Gặp lại cụ Diệm ở Ba Lê
o O o
23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ