Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

TIẾN SỸ NGUYỄN QUANG A KỂ LẠI CHUYỆN 3 GIỜ BỊ CÂU LƯU TRÁI PHÁP LUẬT

Hơn 3 giờ bị câu lưu trái pháp luật
Nguyễn Quang A 
Chúng tôi định đi thăm các tù nhân lương tâm và gia đình họ ngày 18-1-2014, tôi mắc bận không đi được. Ngày 19-1-2014 khi dự lễ tưởng niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ mới biết cuộc đi thăm tù nhân được chuyển sang ngày 20. Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người mặc thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây ra trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã không nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với phó thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân quyền. Giá mà bữa cơm ấy diễn ra sau 20-1-2014 thì tôi đã có thể nói cho vị giáo sư đáng kính về kinh nghiệm bản thân mà tôi tóm tắt sau đây.

ĐI MÔ CŨNG THẤY NHỤC CHO HÀ TỊNH


“Hà Tịnh ngày 18/1/2014 khánh thành đền thờ cố tổng bí thư Lê Duẩn. Đền thờ cố TBT Lê Duẩn sẽ là địa chỉ văn hóa tâm linh để người dân tới tưởng niệm, tri ân công lao của ông.”
Nguyễn Bá Chổi - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, sinh ra ở Nghệ An, quê Vĩnh Phúc, nhưng “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”, huống chi người Hà Tĩnh đi mô mà chẳng nhớ Hà Tịnh. Cũng như mọi người khác nhớ quê hương mình khi phải đi xa. Chẳng hạn như người Bình Định đi đâu cũng nhớ về Bình Định; người Yên Bái đi đâu cũng nhớ về Yên Bái; người Cà Mâu đi đâu cũng nhớ về Cà Mâu v.v... Riêng nỗi nhớ về quê hương của người Hà Tĩnh xưa nay hình như được khơi dậy nồng nàn da diết hơn mỗi lần nghe tiếng ai hát “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”(*) của tác giả Dư Âm, nhưng nỗi nhớ ấy hôm nay đã bị lấn át đi bởi nỗi nhục. Thay vì “đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh”, bây giờ đi mô cũng nhục cho Hà Tĩnh.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH

Kính gởi Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu:

Tiếp theo bài HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH - (TỊNH NGỌC, KKT). HUẾ - ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT - (LIÊN THÀNH), xin trân trọng phổ biến bài thứ hai trong loạt bài liên quan Tội Ác Diệt Chủng của Băng Đảng Hồ Chí Minh tại Huế Tết Mậu Thân 1968, "DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN" của tác giả Liên Thành.

MỘT LỜI NÓI PHẢI


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến  - “Khi nào đảng Cộng còn cầm quyền, khi đó họ còn tiếp tục làm cho công việc hoà giải dân tộc không thể nào thực hiện được.” - Trần V độc giả Dân Luận

Tôi thấy trên tờ lịch tháng Giêng năm nay - tại văn phòng khai thuế - ảnh chụp những cành lá tuyết phủ trắng xoá, và bên dưới là một câu ngạn ngữ của người Nhật Bản: “One kind word can warm three winter months: Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng suốt cả mùa Đông.” 

CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI TÙ “CẢI TẠO” VỀ TỪ YÊN BÁI


Saigon 1988 – Đón người thân học tập “cải tạo” từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
Tôi còn nhớ là những Sĩ quan cấp bậc Trung tá phải trình diện tại Trường học Don Bosco, Gò Vấp trong ba ngày từ 14, 15 và 16 của tháng 6 năm 1975. Tôi trình diện ngày giữa để không sớm mà cũng không trễ.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

ĐIỆN NGUYÊN TỬ: THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG LÊN TIẾNG HOÃN, ROSATOM CỦA NGA THÚC GIỤC LÀM LIỀN. AI LÀ CHỦ ĐÍCH THỰC CỦA VIỆT NAM?


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam - Báo Tuổi trẻ số ra ngày 16/01/2014 viết lại toàn văn lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi lễ tổng kết của Tập Đoàn Dầu Khí VN (PVN) hôm 15/01/2104 như sau“PVN phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5. 000MW thay thế cho 4. 000MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽphải hoãn đến năm 2020 mới khởi công (theo kế hoạch là năm 2014). Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm.”

TÂN LIỀU LÀ TIÊU LẦN



Nguyễn Dư - Chưa bao giờ thấy mấy ông trong đảng cộng sản Việt Nam làm việc đàng hoàng, có trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm với những công việc mà họ đã làm, đang làm và sẽ làm. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đạo đức trong xã hội, kinh tế quốc gia và nền giáo dục thê thảm như ngày hôm nay.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

2014: NHỚ MẬU THÂN 1968, KẺ ĐỒ TỂ & NHÂN CHỨNG SỐNG


Vũ Thế Phan - “Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.” 

VIỆT NAM: « CÔN ĐỒ » PHÁ RỐI ĐÁM TANG LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG Ở SAIGON

Thụy My, RFI
Hôm nay 24/01/2014, một số côn đồ không rõ từ đâu đã thô bạo phá rối đám tang của luật gia nổi tiếng Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, gây phẫn nộ cho những người mến mộ đến viếng vị luật gia đã từng bền bỉ đấu tranh vì dân chủ.

SAU LĂNG BA ĐÌNH, TƯỢNG ĐÀI LÊ-NIN SUÝT BỊ GIẬT SẬP TẠI HÀ NỘI

Kính thưa toàn thể đồng bào Việt Nam Yêu kính,
Rạng sáng ngày 23/1/2014, một nhóm 5 thanh niên tại Hà Nội là những người tu học Pháp Luân Công thực hiện một nỗ lực nhằm giật sập tượng đài Lê-nin, nằm ngay sát khu vực đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Trong đoạn video clip sau đó, nhóm thanh niên trên cho biết dù đã khảo cứu kỹ lưỡng, nhưng giai đoạn cuối của kế hoạch giật sập tượng Lê-nin chưa thành do sự cố đứt cáp giữa chừng. 

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

VÀI SUY NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

Biển Đông
Jonathan London

Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập tình trạng của ngày nay? Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn và không ngừng nghỉ.

SỚ TÁO QUÂN 2014

Muôn tâu Thượng Đế
Tháng Chạp hăm ba
Áo mão Ta Bà
Trên lưng cá chép

CÔNG AN GIẢ DANH THỢ CẮT ĐÁ ĐỂ PHÁ BUỔI TƯỢNG NIỆM TỬ SĨ HOÀNG SA

TS Nguyễn Quang A tại buổi tưởng niệm sáng nay
TS Nguyễn Quang A tại buổi tưởng niệm sáng nay.
40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là một sự kiện lớn. Đã không ít người nhầm tưởng về một sự thay đổi cách nhìn của chính quyền, khi những bài báo lên tiếng có phần mạnh mẽ và cới mở hơn nhưng năm trước kia. Nhưng buổi tưởng niệm của huyện đảo Hoàng Sa đã bị hủy bỏ sau nhiều ngày chuẩn bị và nhận được ủng hộ về tinh thần cũng như tài chính của nhiều cá nhân và tổ chức.

ĐẠI HỘI LẦN THỨ NHẤT LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO


Lao Động Việt - Trong hai ngày 17, 18 tháng 1 năm 2014, tại thành phố Bangkok, thủ đô Vương Quốc Thái Lan đã diễn ra Đại Hội lần thứ nhất Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt (LĐV).


Đại Hội quy tụ trên 20 đại biểu từ các nước trên thế giới như Bỉ, Đức, Pháp, Áo, Ba lan, Úc, Mỹ, Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, ngoài ra tại Đại Hội cũng hiện diện một số vị khách quốc tế: ông Bent Gehrt thuộc tổ chức Workers Rights Consortium, luật sư Charles Hector thuộc Workers Hub for Change, Giáo sư Sarah Kaine và Emmanuel Josserand thuộc Đại Học Kỹ Thuật Sydney.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

VIỆT NAM TỒI TỆ HƠN CẢ SYRIA TRONG VIỆC BỎ TÙ PHÓNG VIÊN * VIETNAM WORSE THAN SYRIA IN JAILING REPORTERS

Với 18 nhà báo trong tù, Việt Nam đứng thứ năm trên thế giới về giam giữ các thành viên của báo chí.

Luke Hunt (The Diplomat)/Diệu Quyên (Danlambao) dịch - Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 nước giam giữ nhiều phóng viên báo chí nhất cho dù họ chỉ đơn giản là làm công việc của họ. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm và cùng với Thái Lan là một trong hai quốc gia ở Đông Nam Á bị cho vào danh sách này năm 2013.

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT ĐƯỢC THÀNH LẬP

Trong hai ngày 17 và 18 vừa qua một tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người lao động Việt Nam đã được thành lập qua đại hội lần thứ nhất mang tên Liên đoàn Lao động Việt tự do, gọi tắt là Lao Động Việt được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

HAI DÂN OAN NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT VÀ NGUYỄN THỊ TUYỀN BỊ TUYÊN PHẠT TỔNG CỘNG 66 THÁNG TÙ GIAM

Như chúng tôi đã đưa tin, hai dân oan Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền đã ra tòa vào lúc ngày 21 tháng 1 năm 2014, với cáo buộc 'gây rối trật tự công cộng' theo khoản 1 điều 245 BLHS. Với các cáo buộc mang tính chất áp đặt, trả thù đối với tội danh này, bà Nguyệt và bà Tuyền đã phải đối mặt với bản án  tổng cộng lên đến 66 tháng tù giam.

CHẲNG BIẾT CHÚNG NÓ CÓ TỰ THẤY CHÚNG NHỤC HƠN CON CHÓ KHÔNG?

Nhạc Sỹ TÔ HẢI
Mọi động thái đáng mừng này lại được tiến hành ngay cả khi có một ”lực lượng nào” đó đã yêu cầu (và được tuân thủ) gỡ ngay những gì chú Ba nói ở Hội Khoa Học Lịch sử rằng “Lịch sử là lịch sử. Nhiệm vụ của chúng ta phải đưa vào sách giáo khoa dạy cho con cháu chúng ta biết yêu quý biển đảo…”

NHỮNG HIỂM HỌA TIỀM TÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI CAMBODIA

Chuyện kể lại sự thật của một chiến sĩ Biệt Kích nhảy toán, sau ngày 30 tháng 4, 1975 vẫn tiếp tục chiến đấu chống bạo quyền Cộng Sản Việt Nam, sống lưu vong trên đất nước của mình suốt 30 năm, năm 2006 Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài trốn sang Cambodia nhưng nơi đây cũng đầy dẫy mạn lưới tình báo của Việt Cộng… xin mời độc giả đọc một bài có giá trị về đấu tranh hiện nay.
Tác giả Ngô Văn Tài


Từ sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu người Việt nam đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đường thủy, đường bộ, và bằng tất cả mọi phương tiện mà họ có thể có được. Cái giá của tự do dân chủ mà người dân Việt mất nước phải đánh đổi là chính tài sản và tính mạng của họ và gia đình.

BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH PHỦ TẠI THÁI LAN CÓ TÁC ĐỘNG NÀO ĐẾN NGƯỜI VIỆT TRƯỚC HIỆN TÌNH CỦA NƯỚC VIỆT?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Theo Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu một cách thông thường là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Nhận thức một cách tổng quát thì “Biểu Tình” là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đ​ó,  thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội,  nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định, vì vậy mà "Biểu Tình" thường được hiểu một cách nôm na là "Biểu Lộ Tình Cảm" của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, hay của một dân tộc đối với một thể chế chính trị, một chính phủ, có thể là “yêu” tức là ủng hộ, cũng có thể là “ghét” tức là phản đối và mong muốn một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế hoặc chính phủ đương nhiệm bằng một thể chế chính trị khác tốt đẹp hơn, một chính phủ khác thực sự vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân

​Hoạt động "biểu ​ lộ​  tình ​ cảm"​ của công chúng  có thể diễn ra bởi nhiều cách  khác nhau. 

GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH BỊ CHẶN KHÔNG ĐƯỢC VÀO MALAYSIA

Sáng hôm nay 21 tháng Giêng năm 2014 Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích bị chặn lại tại phi trường Kuala Lumpur không cho nhập cảnh vào Malaysia khi ông đáp chuyến bay từ Bangkok sang Kuala Lumpur để làm việc. Hải quan Malaysia không giải thích lý do thỏa đáng nào khi bị yêu cầu cho biết lý do.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho chúng tôi biết diễn tiến sự việc như sau:

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

HIẾN PHÁP - THÔNG ĐIỆP - THỰC TẾ

Phạm Đình Trọng

1. Ngay ngày đầu năm 2014, một tình huống bi hài đã diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam.

1.1.2014, ngày đầu tiên thực thi Hiến pháp 2013, một Hiến pháp lạm phát cao nhất những mĩ từ về Nhân dân. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân...”(Điều 2). Nhân dân được mơn trớn, vuốt ve, đề cao đến mức tất cả danh từ chung “nhân dân” trong Hiếp pháp 2013 đều được đặc cách viết hoa.

VĨNH BIỆT DANH TƯỚNG BÙI THẾ LÂN

Mai Nguyễn Huỳnh

Gia đình chiến sĩ QL.VNCH, vừa mất đi một vị tướng tài ba, lỗi lạc- BÙI THẾ LÂN! Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Kính chúc hương hồn cố Thiếu tướng trở về với cõi an lành bình an...Sau khi hoàn thành Trách nhiệm- Danh dự Tổ quốc trao cho chiến sĩ QL.VNCH.

Thành kính phân ưu cùng tang quyến

TƯỞNG NHỚ TƯỚNG BÙI THẾ LÂN

Tin Thiếu tướng Bùi Thế Lân từ trần đến với tôi quá đột ngột. Có lẽ cũng như nhiều người quen khác của ông. Bởi mới 3 hôm trước đây, tôi nghe nói ông còn khỏe mạnh và còn đi ăn với gia đình. Hơn một tháng trước, ông gửi cho tôi khoảng 50 bức ảnh về ngày sinh nhật thứ 82 của ông tại nhà riêng ở San Jose. Trông ông rất khỏe mạnh, vui tươi, hạnh phúc cùng bạn bè. Có một bức ảnh ông gửi riêng cho tôi và hỏi đùa là “Trông giống Nhật hoàng không ?”. Tôi trả lời “Giống đến nỗi ông bà đi ngoài đường phố Tokyo, dân bò ra đường chào hết”. Thỉnh thoảng tôi điện thoại sang thăm ông, không có một dấu hiệu nào về bệnh tật của ông cả.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

TƯỜNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM NGÀY 74 HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA VỊ QUỐC VONG THÂN


Kính thưa quý vị, - Vào lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại  tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh, phản đối Trung Quốcg xâm chiếm Hoàng Sa.

THIẾU TƯỚNG BÙI THẾ LÂN, CỰU TƯ LỆNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN QLVNCH TỪ TRẦN

Thiếu Tướng Bùi Thế Lân

Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Vị Tư lệnh cuối cùng của Sư đòan Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sinh 1932 đã từ trần vào ngày 14 tháng 1, 2014 tại San Jose, Bắc California.

1954: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy- Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiễu Đoàn 4 TQLC

HOÀNG ĐẾ ĐƯƠNG TRIỀU BHUMIBOL ADULYADEJ CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Hoàng Đế Bhumibol Adulyadej
 Bhumibol Adulyadej hoặc Phumiphon Adunyadet (Thái Lan), phiên âm tiếng Việt là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt, chính thức được gọi là “Đại đế” (tiếng Thái:ภูมิพลอดุลยเดช; IPA: pʰu:mipʰon adunjadeːd; nghe (trợ giúp·chi tiết)) (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1927), còn được gọi là VuaRama IX, là vua Thái Lan đăng cơ ngày 9 tháng 6 năm 1946. Bhumibol Aduladej được xem là một trong số những vị quân vương trị vì lâu nhất thế giới. Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, vị quốc vương này đã vài lần can thiệp vào chính trường, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 2005 – 2006. Bhumibol Adulyadej được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổidân chủ ở Thái Lan trong thập niên 1990, mặc dù trong giai đoạn đầu của vương triều, ông đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Ông sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. ông được người dân Thái Lan hết sức yêu kính. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. Những người chỉ trích (hầu hết bên ngoài Thái Lan) xem điều này là hệ quả của chính sách đàn áp bất kỳ sự chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

CẢ GIA ĐÌNH BỊ CA KHỦNG BỐ VÌ MẶC ÁO TƯỞNG NIỆM HẢI CHIẾN HOÀNG SA

Kính thưa quý độc giả.- Vào lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.

SÀI GÒN: TƯỞNG NIỆM 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA, PHẢN ĐỐI CÔNG HÀM BÁN NƯỚC PHẠM VĂN ĐỒNG


Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:

UBND HUYỆN HOÀNG SA HỦY BỎ CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN 74 TỬ SỸ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÌ 'LỆNH TRÊN'?

Mặc dù công tác chuẩn bị đã hoàn tất 99%, nhưng buổi lễ thắp nến tri ân 74 tử sỹ Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào giờ chót do có 'lệnh trên'.


Danlambao - Chương trình ca nhạc và buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa đứng ra tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào phút chót. Trong bức thư cáo lỗi được đăng trên website của UBND huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện cho biết nguyên nhân hủy chương trình là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình “không thể diễn ra theo kế hoạch”

CHUYẾN TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT CỦA 15 BIỆT HẢI HOÀNG SA (1974) (KỲ 1)

LTS: Để phá hủy và gom góp các chứng cớ ngụy tạo, nhổ cờ Trung Quốc và dựng lại cờ xác nhận chủ quyền của Việt Nam, tổ chức phòng thủ trên một số đảo bị Trung Quốc chiếm, ngày 17/1/1974, Hải quân VNCH đã tung một nhóm biệt kích hải quân (biệt hải) đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc. Tuy nhiên, khi hải chiến diễn ra ác liệt, toán biệt hải này không được tàu chiến nào đón nên phải tự chèo xuồng về đất liền. Sau 10 ngày lênh đênh trên biển tưởng chừng sắp chết, cuối cùng 15 biệt hải này đã được một tàu đánh cá cứu.

CHUYẾN TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT CỦA 15 BIỆT HẢI HOÀNG SA (1974) (KỲ 2)

Trận Hải chiến năm 1974 giữa quân Việt Nam và Trung Quốc được các biệt hải trấn giữ trên đảo Vĩnh Lạc tường thuật qua ống nhòm và máy điện đàm.

Chiều ngày hôm đó (17/1/1974), 2 chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong vùng mang số 271 và 274, đây là loại tàu chiến Hộ tống hạm của Liên Xô chế tạo, được gọi là tàu Kronstadt. Hai tàu này dài khoảng 100m, hơi ngắn hơn HQ-16, nhưng vận tốc nhanh hơn. Hai chiến hạm ta HQ-16 và HQ-4 (chiến hạm Trần khánh Dư) dùng quang hiệu yêu cầu họ lập tức rời vùng lãnh hải VNCH, thì liền đó nhận lại quang hiệu mang ý nghĩa tương tự. Sau đó 2 chiến hạm Trung Quốc bỏ đi về hướng Đông-Bắc quần đảo.

CHUYẾN TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT CỦA 15 BIỆT HẢI HOÀNG SA (1974) (KỲ CUỐI)

Chuyến trở về từ cõi chết
Khoảng 16h chiều ngày 19/1/1974, có 6 phản lực cơ Trung Quốc xuất hiện. Chúng bay rất thấp lượn chung quanh các đảo ở Hoàng Sa rất nhiều lần, có lẽ là để quan sát tình hình chung trong vùng, sau đó biến mất về hướng Bắc. Đêm ngày 19/1/1974, tôi đã hội ý và bàn bạc với cả nhóm, lúc này cận Tết gió mùa Đông Bắc, nếu dùng xuồng cao su hiện có và tấm mền làm buồm, chặt cây trên đảo làm cột buồm, cơ hội về đến đất liền rất lớn, cả nhóm đồng lòng đào thoát về đất liền bằng cách này. Kiểm điểm lại lương thực chúng tôi còn đủ dùng trong 4 ngày, 1 can nước ngọt khoảng 18 lít, đêm hôm ấy bình thản trôi qua sau một cơn biến động dữ dội.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

THÂN NHÂN CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM ĐIỀU TRẦN VỀ TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM TRƯỚC QUỐC HỘI HOA KỲ


Lúc 10 giờ sáng ngày 16/1/2014 (theo giờ Washington), Quốc hội Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần nhấn mạnh về tình trạng của các Tù nhân Lương tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên Internet lúc 22 giờ tối, theo giờ Việt Nam.

HOÀNG SA: GÓC NHÌN TỪ DINH ĐỘC LẬP


BBC - Quân lực cộng sản Bắc Việt không hề thuyên giảm cường độ và các hướng tấn công quân sự nhắm vào miền Nam Việt Nam trong lúc chính quyền Sài Gòn phải đương đầu với cuộc tấn công của hải quân Trung Quốc nhằm cưỡng chiếm Hoàng Sa từ ngày 17/1/1974, theo cựu Thư ký của Tổng thống Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã

HỒI CHUÔNG BÁO TỬ DÀNH CHO VIỆT CỘNG: HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG TẠI HÀ NỘI “TỬ CHIẾN” CÔNG KHAI TRƯỚC LĂNG BA ĐÌNH

Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung: “Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản” được giăng ngang ngay phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh. Bên cạnh là một biểu ngữ nhỏ hơn có nội dung: “Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc”.

JONATHAN LONDON GỞI BẠN ĐỌC VIỆT NAM

Jonathan London - Vâng, cá nhân tôi cho rằng Việt Nam cần một quá trình diễn biến hòa bình do chính người Việt Nam tạo ra. Để làm được như vậy, các thành phần của xã hội Việt Nam phải có khả năng nói chuyện và trao đổi một cách thẳng thắn, trên tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Muốn có một xã hội dân chủ hơn thì tốt hơn hết là nên rũ bỏ những hận thù và ràng buộc chính trị. Toàn dân nên tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị một cách ôn hòa và văn minh như ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Nhiều bạn phản bác rằng đó là điều không thể vì sự khác biệt về văn hóa. Ồ không, vấn đề không phải là văn hóa. Đó chỉ là lời ngụy biện cho sự thiếu hiểu biết về chính trị của các bạn thôi.

VIET NAM HAY VIETNAM?

Jonathan London
Đã từ lâu các học giả nuớc ngoài có tranh luận về một vấn đề: chữ ‘Việt Nam’ khi viết bằng tiếng Anh nên là ‘Viet Nam’ hay ‘Vietnam’?

HỒ ĐỨC THANH

Hôm này là sinh nhật của Hồ Đức Thanh, một bạn trẻ đã mất cách đây chỉ có hai ba tuần, ở độ tuổi 31. Là một bạn trẻ đã sống theo lương tâm của mình, là một người hết sức khiêm tốn, và là một người mới quan tâm đến xã hội dân sự với những ý định tốt nhất, Thanh đã ra sức một cách rất cảm dũng chỉ vì tương lai của Việt Nam.

TRÍ THỨC VIỆT NAM, ĐỨA CON HOANG MẤT NẾT

Trước tiên, tôi dám khẳng định (cứ cho là chủ quan đi) rằng: TRÍ THỨC VIỆT NAM hiện nay phần lớn là ĐỨA CON HOANG MẤT NẾT được sinh ra sau một đêm hoan lạc lầm lỗi của LUÂN LÝ NHÀ NHO và Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN. Đêm hoan lạc đó diễn ra trên cánh đồng bất tận ngàn năm tuổi với cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

TRUNG CỘNG XUẤT CẢNG ĐỒ CHƠI BOM MÌN SANG ĐỂ TÀN SÁT TRẺ EM VIỆT NAM

XANH MẶT "LỰU ĐẠN" TRUNG QUỐC ĐẬP LÀ NỔ: 37 HS NHẬP VIỆN

Sau gần một ngày điều trị, đến 9g ngày 17-1, 20 học sinh cuối cùng trong vụ nổ đồ chơi hình lựu đạn xảy ra tại Trường tiểu học Chu Văn An đã xuất viện - bác sĩ Tống Trường Ký, giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), cho biết.
Đồ chơi hình lựu đạn có giá 1.000-2.000 đồng, độc hại và nguy hiểm được bán ở nhiều nơiẢnh: ĐỨC LẬP

30 PHÚT ĐẤU PHÁO TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974

Hạm Trưởng HQ 10 Ngụy Văn Thà
Đúng 10h25 ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc nhằm tái chiếm Hoàng Sa. Hải pháo hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.


Chuẩn bị cho trận chiến, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa, gồm các chiến hạm và sĩ quan được bổ sung từ Bộ Tư lệnh Hải quân tại Sài Gòn. Chỉ huy trưởng Hải đoàn đặc nhiệm là đại tá Hà Văn Ngạc.

CHUYÊN ĐỀ: 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA: CĂM PHẪN VÌ LẼ CẠN TÌNH

Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung đội địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung Quốc gặp bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày 19.1.1974, máy bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt xác.
Khu nhà đồn trú của địa phương quân tại Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa

HỒ SƠ NGOẠI GIAO MỸ VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA - KỲ 1: BÀN CỜ NƯỚC LỚN

 Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon (giữa) trong chuyến thăm lịch sử năm 1972
Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần đảo của Việt Nam.

HỒ SƠ NGOẠI GIAO MỸ VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA - KỲ 2: HOÀNG SA Ở HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ

Giới chức ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã xúc tiến các nỗ lực đưa vấn đề Hoàng Sa ra các tổ chức quốc tế, song bất thành.
Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin - Ảnh: Digital Journalist
Trong điện tín gửi về Bộ Ngoại giao ngày 20.1.1974, Đại sứ Mỹ Graham Martin cho biết Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã gặp ông để thảo luận về “tình hình rất nghiêm trọng” tại quần đảo Hoàng Sa. Theo đó, chính quyền Sài Gòn đã kết luận rằng việc sử dụng biện pháp quân sự, kể cả không quân, để tái chiếm Hoàng Sa là không khả thi trước sự vượt trội về sức mạnh của quân Trung Quốc. Do vậy, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho ông Bắc thực hiện một số bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

HỒ SƠ NGOẠI GIAO MỸ VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA - KỲ 3: TOAN TÍNH CỦA TRUNG QUỐC

Trung Quốc đã ủ mưu đánh chiếm cụm Lưỡi Liềm tại Hoàng Sa từ lâu
Những toan tính chiến lược của Trung Quốc trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa đã được ủ mưu từ lâu, theo nhận định từ hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ.
Trung Quốc đã ủ mưu đánh chiếm cụm Lưỡi Liềm tại Hoàng Sa từ lâu

HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 40 NĂM NHÌN LẠI - KỲ 4: NỔ SÚNG CHỐNG GIẶC

Sau nhiều ngày giằng co, cuối cùng súng đã nổ trên biển Hoàng Sa. Trận hải chiến chỉ diễn ra trong hơn 30 phút (không kể các cuộc đụng độ trên đảo), nhưng thời gian ngắn ngủi đó đã để lại cho tất cả người Việt Nam những mất mát vô cùng.

HẢI CHIẾN HOÀNG SA - 40 NĂM NHÌN LẠI - KỲ 5: BỎ MÌNH VÌ NƯỚC

Các tường thuật có chi tiết mâu thuẫn nhau về Hải chiến Hoàng Sa, nhưng có một thực tế không thể chối cãi, đó là Trung Quốc đã ngang nhiên xâm lăng quần đảo của Việt Nam. Và người Việt Nam đã chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, nhiều người đã bỏ mình vì nước.

 Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:


VỊ TẾ ƯU xin cung cấp tới bạn đọc danh sách 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Danh sách này đang tiếp tục được hoàn thiện với sự đóng góp của bạn đọc. 

TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

Nguyên văn:
Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA

(Ngày 19.1.1974)
Nguyên văn:
Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

CỰU PHÓ THỦ TƯỚNG SUTHEP TỐ CHÍNH PHỦ ĐỨNG SAU VỤ TẤN CÔNG NHÀ ÔNG ABHISIT


Ngày 15/1, thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban đã tuyên bố tại các điểm biểu tình rằng phong trào chống chính phủ và loại bỏ chính phủ tạm quyền của người dân sẽ giành chiến thắng.

ĐẠI ÚY VNCH NGUYỄN HỮU CẦU, NGƯỜI TÙ LÂU NHẤT VIỆT NAM SẮP ĐƯỢC PHÓNG THÍCH?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 

Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

ĐÁNH BOM, ĐỐT CHÁY XE Ở BANGKOK


Rạng sáng 15-1 ở cây cầu Hua Chang gần khu vực Pathumwan, nơi có Trung tâm mua sắm MBK và là một trong những điểm tập trung lớn nhất lực lượng biểu tình, đã xảy ra một vụ bắn nhau làm ít nhất hai người từ lực lượng biểu tình bị thương.

MELBOURNE ÚC TƯỞNG NIỆM 5 CHIẾN SỸ PHỤC QUỐC QUÂN


Nguyễn Quang Duy - Chủ nhật 12-1-2014 vừa qua mình có tham dự lễ tưởng niệm các anh Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch do Hội Cựu Sinh Viên tổ chức. Buổi Lễ có cử hành nghi thức Tôn giáo của Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo.
Để các bạn biết thêm mình gởi các bạn bài DIỄN TIẾN VỤ ÁN và hình Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Sau này Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng bị Y như vậy.

KHẨN BÁO VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH


Nguyễn Quang Duy - Chủ nhật 12-1-2014 vừa qua mình có tham dự lễ tưởng niệm các anh Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch do Hội Cựu Sinh Viên tổ chức. Buổi Lễ có cử hành nghi thức Tôn giáo của Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo.
Để các bạn biết thêm mình gởi các bạn bài DIỄN TIẾN VỤ ÁN và hình Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Sau này Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng bị Y như vậy.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

CÁ CHẠCH “TRƯỜNG XUÂN NGƯ” VÀ BÀI THUỐC CHỮA SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÌNH DỤC

Cá chạch khá quen thuộc ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nó thường sống ở ao, hồ, ruộng trũng, nhất là những nơi có lượng bùn (sình) nhiều.

Cá chạch có da trơn như lươn, con lớn nhất to hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng 1,5 tấc. Theo Đông y, cá 
chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, tráng dương nên dân gian còn ví loài cá này là "trường xuân ngư", đặc biệt tốt với người cao tuổi. Người xưa còn gọi cá chạch là "nhân sâm dưới nước", bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

BANGKOK TÊ LIỆT TRONG NGÀY BIỂU TÌNH ĐẦU TIÊN "ĐÓNG CỬA THỦ ĐÔ"

Chính phủ Thái Lan chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok bởi mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Dù một vài địa điểm gặp khó khăn do giao thông bị cản trở nhưng chưa xảy ra bạo lực.