Ðây là bản dịch từ nguyên tác có tựa Heroic Allies, Harry F. Noyes III.
Tác giả là cựu chiến binh Việt Nam trong binh chủng Không Quân. Sau cuộc chiến
trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên Cứu Á Châu từ trường Ðại Học
Hawaii. Bài này được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8, 1993
Họ vóc dáng nhỏ con,
nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay
nắm tay nhau.
Không lạ gì lính Mỹ khi
qua viễn chinh ở vùng Ðông Nam Á – hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình
thường, được rập khuôn trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về
những nền văn hóa khác – khó lòng cảm thông được với những người chiến binh
miền Nam VN.
Ðiều đáng tiếc hơn nữa
là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngũ của những nhóm
gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân
nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã
mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng
danh là người chiến binh Hoa Kỳ.
Chắc một số người sẽ
cho rằng điều khẳng định của tôi là quá đáng. Vậy chứ tôi phải làm thế nào để
bào chữa cho họ đây? Mọi người đều ‘cho’ họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn
nhát, phải như vậy không?
Không, hoàn toàn sai.
Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại
thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy.
Dĩ nhiên phải công nhận
là quân lực Nam Việt không toàn hảo. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với
những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng
hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Ðông Nam Á cũng không hơn
gì đâu.
Trên một số phạm vi như
cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên
phía Mỹ. Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển,
mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử
với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ?
Thực tế mà nói, những
nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Ðộc Lập của
Hoa Kỳ (American War of Independence) , dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18
có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng
(Revolutionary War) nhỏ hơn và dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã
giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước
này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố
như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non
trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam.
Nhưng dù sao chăng nữa,
cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa
phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt.
Có hai câu hỏi đánh
động đến đề tài tranh cãi. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí,
lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời
miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng
Ðông Nam Á? Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như
vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là ‘Không!’
Chứng cớ quá rõ ràng.
Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý chí chiến đấu của Nam
Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn
vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với
quân chính qui đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu
súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi
chính quyền của quốc gia này phải đình hoãn bớt việc thu nhận thêm tân binh.
Trong cuộc Tổng Tấn
Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí
của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh
hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ
để nghe tường thuật lại mẩu chuyện một tiêu đội lính NV trong vùng được cử công
tác thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ
được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi
nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính
chạy bộ rượt theo đến cuối đường. Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính
này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần
chiến đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể
chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát.
Ðể minh chứng hơn, hãy
nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang
trong tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên
liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cỡ một sư đoàn đã cầm chân được
bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng
một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể
tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì Không Quân
của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu.
Có lần tôi xem được một
phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc
chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh
sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của
mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói
lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ
cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ
phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm.
Tuy vậy, chứng cớ quan
trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân miền Nam đến từ hai sự kiện
hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che giấu để che đậy
sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam.
Sự kiện thứ nhất: Chiến
tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến
và sau đó lại tiếp tục thêm chừng 5 năm sau khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó
phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người miền Nam chứ còn ai khác hơn.
Sự kiện thứ hai: Quân
đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số
thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tổn thất của Mỹ
trong tất cả các chiến tranh gộp lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu
thì sao họ lại chết nhiều như vậy.
Vậy thì do đâu mà NV
phải chịu mang tai tiếng xấu?
Dĩ nhiên có lúc họ tỏ
ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua
một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị
địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm
trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn.
Một biến cố đơn thuần
đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là hèn nhát thì thỉnh thoảng có
sự tan hàng của người đồng minh của nước Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến
binh miền Nam là hèn. Thế mà có kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một
số cựu chiến binh, bởi những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ
đã để cho Nam VN bị suy vong.
Sự thật được minh bạch
hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh
hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến
trường không.
Viên công tước đáp,
“Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà.”
Một nghiên cứu qua loa
trong quân sử cũng xác minh được điều này. Những trận đánh thời Nội Chiến
(Civil War) cho thấy sự can trường lẫn sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả
những đơn vị phe Confederate lẫn Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó
co cụm lại rồi bỏ chạy trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục
chiến đấu. Chưa có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng
bằng hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến
trường quá đẫm máu.
Văn sĩ S. L. A.
Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ binh HK thời Ðệ Nhị Thế
Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò hét. Ðơn vị thứ hai nằm lại
quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vỡ lẽ
ra là đa số bọn chúng không có võ khí.
Nếu sự việc tương tự
xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự xưng là học giả uyên thâm lập tức
ra rả lập đi lập lại rằng ấy là chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của
quân đội miền Nam.
Tại sao vậy? Chúng ta
ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là cái quân đội đó thuộc chủng
tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn mạt là cái quân đội Nam Việt phải
chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần
sô-vanh nước lớn của người Mỹ.
Tôi xin tự minh chứng
về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân
đến Nam VN vào Tháng Sáu năm 1969, lập tức tôi được chứng kiến những trường hợp
bày tỏ thái độ ngu dốt và khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng
như quân đội quốc gia này.
Các binh sĩ Mỹ trắng
cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch vụ thuộc dân sự như truyền
thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân
tộc VN kinh khiếp thay lại có một sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn.
Một viên đại úy Mỹ tôi
được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về ngành điện ảnh từ một trường có
tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để có cái nhìn chuyên môn hơn người thường).
Có lần anh ta sau công tác tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi
dân Thái.
“Dân Thái người ta họ
cho con đi học đàng hoàng,” anh ta nói, “khác với tụi nhỏ con của người Việt ở
đây.” Khi tôi chỉ cho anh ta thấy không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một
trường học thì anh ta ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của
mình. Hằng trăm trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường
mỗi ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại không.
Chua chát thay, dân VN
vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng trình độ người đi học từ 20 lên
đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo
viên vẫn thường xuyên bị sát hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm
phim này gán cho cái tội là một xứ sở không trường không lớp.
Vì phải viễn chinh nơi
một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã tự hun đúc cho mình một lòng thù
ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan
trọng đối với hắn là phải tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho
con cái họ; và chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn.
Hãy nghĩ tưởng đến cảm
tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải trực diện với nền văn hóa xa lạ
trong một môi trường đầy căng thẳng! Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ
ấy về thái độ kém cỏi của mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nỗ lực
qua loa để giáo dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc
chiến.
Tuy vậy, đó không phải
là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả vờ cho là mình hiểu về những gì
mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu chiến binh chiến tranh VN về đức tính
quả cảm, sự hy sinh và lòng trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và
sự hy sinh không đi đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người
lính thành những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con
không phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai
(embryology) .
Những gì người lính Mỹ
làm ở VN không dạy cho họ chi hơn về nền văn hóa, xã hội, chính trị, vân vân và
vân vân của Nam Việt. Một ít người Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay
cả có một vài đọc được sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết
về xứ sở Việt Nam bằng Anh ngữ.
Ngoại trừ các cố vấn,
ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người Việt, có chăng họ có chung
đụng với những người làm thư ký, giặt giũ, và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn.
Ðiều quan trọng hơn cả
là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến đấu của binh sĩ NV. Ít ai có
bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện hữu trong tâm tư những chiến binh nơi
chiến trường ấy, quân Mỹ sang chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình
họ đều đang bình yên ở nơi chính quốc; trong khi người lính miền Nam thì khác,
hằng ngày họ phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng
chỉ có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được đời
sống quân ngũ. Ðương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo riêng để quyết
định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu.
Giới nhà báo không khá
gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật truyền hình thiên vị mà tôi đã được
xem trong đó người phóng viên tố giác Không Quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa
chiến tranh, đã không chịu bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm
chống lại BV.
Nói cho đúng thì chính
HK không chịu để cho NV bay ra miền Bắc (ngoại trừ một vài phi vụ trong thời
gian mở màn của các cuộc giội bom). Giới lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném
bom vì có thế HK mới có thể dùng nó như một công cụ để mặc cả trong bàn thương
thảo.
Bởi không muốn NV xen
vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV những trang bị không thích hợp cho
các phi vụ đánh phá miền Bắc. Nam Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy
bay tiếp tế xăng trên không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những
phi vụ ấy. Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy.
Người phóng viên nêu
thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã chọn sự tảng lờ để thực thi hành
động báng bổ người đồng minh của HK. Căn cứ vào những lời lẽ vu khống cùng
giọng điệu om sòm, tôi đi tới kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn
toàn do cố ý.
Một dẫn dụ khác về tính
thiên vị của giới truyền thông là vào thời điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi
một ngàn người Mỹ có đơn vị tham chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến
trận ấy hẳn đều biết TQLC Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong
số một ngàn người đó biết có một tiểu đoàn BÐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy
thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng
dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây hãm này.
Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật đến trừ khi họ
phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu can trường kia trở nên
những người hùng vô hình tại Khe Sanh.
Sự thiên vị này, lính
Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt khi tường thuật về cuộc hành quân
bất ngờ vào lãnh thổ Lào năm 1972.
Thử xem lại một tài
liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước đây. Tài liệu này bao gồm cuộc
phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân
nhân HK này, đứng bình yên bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ
thị dành cho các binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng
viên truyền hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh
của họ.
Cuộc tấn công lên đất
Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nổi tiếng cho thấy hình ảnh một người
lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực thăng để tìm cách vượt thoát. Hình
ảnh này được liên tục tung ra trước công chúng Mỹ như là ‘chứng cớ cho thấy
người miền Nam là đáng khinh tởm.
Quả thực đây là một thủ
thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật bằng sức mạnh của hình ảnh. Những
gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của
đối phương trong khi quân Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng
không của địch quá mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng
phải đạp những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5,000 bộ trở
lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là không dám
xuống thấp hơn.
Trong phạm vi vấn đề
này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Ðại Tá Robert Molinelli, người đã mục
kích tận mắt, được đăng tải trong Armed Forces Journal (Tập San Quân Ðội) số
ngày 19 Tháng Tư, 1971 như sau: “Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi
một trung đoàn đối phương đông đến từ 2,500 đến 3,300 quân trong suốt ba ngày
ròng. Phía HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần
cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược thu được
của địch quân. Ðơn vị này còn mang theo những đồng đội bị thương cũng như đã
chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy rải rác chung quanh đơn vị
này là xác của 637 quân địch.
Ðơn vị này chỉ còn 253
người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ chạy đến được một đơn vị NV
khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã bám càng trực thăng để thoát thân.
Số còn lại, tất cả đều không.”
Giờ đây, chắc có người
cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực
phòng không mà phi cơ lại bay cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một
trường hợp cá biệt, việc lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến
thuật khó khăn nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội
cho cả một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc?
Câu trả lời rằng đó là
do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những người bám càng trực thăng là người
ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không
sai rằng ta sẽ cảm thông cho là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã.
Minh chứng cho điều này
có thể thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào đối với lính Anh trước cuộc triệt
thoái của họ hồi thời gian đầu Thế Chiến Thứ Hai.
Nơi đây cũng có những
hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk cũng như tại một số nơi khác. Ở
Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngũ
của mình đang hốt hoảng trèo lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng
súng dộng liên hồi vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu
qua ngỏ tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng
đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang hoảng
loạn tràn ngập lên được tàu mình.
Tuy thế, hình ảnh nước
Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là một hình ảnh hào hùng. Ðiều này
được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ
như vừa nêu bật ở trên vẫn không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức
tính can trường và xả thân cứu nước của dân tộc này.
Quả thật quân Nam Việt
đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc
vô cùng anh dũng.
Tuy rằng có nhiều lý do
như vậy. Thẳng hoặc có nhiều lý do để tin rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành
của phía người Mỹ ắt Nam quân sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc
khác nữa, và có lẽ họ cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất.
Vấn đề được nêu ra
không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt như thế nào nhưng mà xét xem
người Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống tương tự xảy đến với họ.
Sự thật là quân Mỹ nếu
bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ họ cũng sẽ không khá chi hơn.
Hãy nhớ rằng: năm 1974
Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách thê thảm một vài tháng trước khi
đối phương mở cuộc tấn công sau cùng. Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít
nhiên liệu và đạn dược gửi sang cho miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả
trên không lẫn trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân
lính NV đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến
trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng của cuộc
chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắt lưng buộc bụng, họ được phép bắn ba
viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng trường lẫn đại bác.
Tình trạng tồi tệ đến
nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được miền Nam cũng chấp nhận sự thật
là khả năng lưu động và hỏa lực của đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước
đây. Vậy thì ngoài sự thiếu thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo
này cũng tác động lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV.
Quân BV với trang bị
đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe cơ giới chở quân hiện đại, họ
đã đánh thẳng vào miền Nam suy sụp này bằng cuộc tấn công phủ đầu.
Phải, quân NV đã gác
lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như vứt vì có cơ phận đâu mà thay),
cả đạn dược cũng bị bỏ lại (số lượng mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang
theo đến phút cuối cho tới lúc biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để
bắn hay mang theo được nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà
bắn). Vậy thì lỗi nơi ai? Họ hay người Mỹ?
Phải, quân NV đã triệt
thoái khỏi các tỉnh phía Bắc một cách vụng về và khá muộn màng, đưa đến tình
trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm thế nào chính quyền miền Nam có thể bỏ mặc
dân chúng sớm hơn được, trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế?
Ðã có lúc Nam VN hy
vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Khi biết
rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không
có gì đáng ngạc nhiên.
Không còn nhuệ khí
chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngũ – làm thế không phải vì họ hèn nhát
hay không có tinh thần hy sinh để bảo vệ đất nước mình, nhưng vì họ không muốn
xả thân cho một sự nghiệp biết chắc là đang trên đà phá sản trong khi gia đình
họ đang khẩn thiết cần đến mình.
Quân Mỹ liệu sẽ làm gì
khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống như Nam VN hồi 1975? Liệu quân
Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa, truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què
quặt, thiếu thốn nhiên liệu và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như
không có. Với một tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có
quyết tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng nổi.
Liệu NV có thắng được
trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam kết, và tiếp tục chi viện cho NV
không kém với chi viện mà khối CS dành cho miền Bắc?
Câu trả lời là không
biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái cơ may mà người Mỹ phản trắc
đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ
có bại trận họ cũng ngã gục một cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn
thuở cho hậu duệ, để tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn
theo kiểu Afghanistan.
Cho dù NV có đại bại,
sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến họ có thể nhún vai mà nói rằng
dù sao họ cũng đã giúp đỡ hết mình rồi. Ðằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp
đỡ. Những kẻ nào muốn trốn tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và
quân đội ấy là không phải lẽ.
Trước một tội ác tày
trời bỏ mặc cho nhân dân miền Nam rơi vào tay CS, người Mỹ sau này quay ra đi
làm điều tốt kể ra đã quá muộn màng. Nhưng nếu biết nhìn lại và công nhận mình
đã sai lầm khi sỉ nhục lương tâm của người miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng
chưa muộn màng gì nếu ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ
đã đạt được cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng
tự do.
HEROIC ALLIES
Harry F. Noyes III
They were small, talked
in sing-song squeaks, put a smelly fish sauce on their food, and often held
hands with each other.
It is not surprising
that American troops sent to Southeast Asia — mostly young, indifferently
educated, and molded by a society with too much self-esteem and too little
understanding of other cultures — found it hard to empathize with South
Vietnam’s soldiers.
Still, it is a pity
that many veterans of the Vietnam War have joined radical agitators, draft
dodgers and smoke-screen politicians to besmirch the honor of an army that can
no longer defend itself. To slander an army that died in battle because America
abandoned it is a contemptible deed, unworthy of American soldiers.
Perhaps some find my
assertion incredible. How can I possibly defend the armed forces of South
Vietnam? Everybody “knows” they were incompetent, treacherous and cowardly,
isn’t that so?
No, it is not. This
article will outline some of the more compelling evidence against this
scurrilous mythology and also examine why such a mythology arose to begin with.
Of course, the South
Vietnamese forces were imperfect. They had their share of bad leaders, cowardly
troops, and incidents of panic, blundering and brutality. So did the American
forces in Southeast Asia.
In some respects —
organization, logistics, staff work and leadership — South Vietnam’s armed
forces did lag behind U.S. forces. But how could one expect otherwise in a
developing nation that had just emerged from colonialism and was suddenly
plunged into a war to the death against a powerful enemy supplied by the Communist
bloc?
In fact, many of the
weaknesses exhibited by the South Vietnamese forces were identical to the ones
displayed by the U.S. armed forces during the American War of Independence,
even though late 18th-century America had several advantages: the whole scale
of the Revolutionary War was smaller and easier to manage; America’s colonial
experience, unlike Vietnam’s, had fostered local self-government and permitted
the country to develop some truly outstanding leaders; the British were less
persistent than the North Vietnamese; and the French allies did not abandon
young America the way the U.S. government abandoned South Vietnam.
But in any case,
organization, logistics, staff work and even leadership are not the qualities
at issue in the slandering of the South Vietnamese forces.
Two questions touch on
the real issue. Were South Vietnamese fighting men so lacking in character,
courage, toughness and patriotism that Americans are justified in slandering
them and assigning them all blame for the defeat of freedom in Southeast Asia?
Were U.S. soldiers so much better than their allies that Americans can afford
to treat the South Vietnamese with contempt? The answer to both questions, I
submit, is a resounding “No!”
The objective
“big-picture” evidence is clear. The Tet Offensive of 1968 was supposed to
crack South Vietnam’s will to resist. Instead, South Vietnamese forces fought
ferociously and effectively: no unit collapsed or ran. Even the police fought,
turning their pistols against heavily armed enemy regulars. Afterward the
number of South Vietnamese enlistments rose so high, according to reports at
the time, that the country’s government suspended the draft call for a while.
In the 1972 Easter tide
Offensive, isolated South Vietnamese troops at An Loc held out against
overwhelming enemy forces and artillery/rocket fire for days, defeating
repeated tank assaults. I later met a U.S. adviser who described how a South
Vietnamese infantry squad in his area was sent to destroy three enemy tanks.
The members of the squad dutifully destroyed one tank, then decided to capture
the other two. As I remember, they got one, but the other made its escape, with
the South Vietnamese chasing it down a road on foot. The soldiers got chewed
out upon returning…for letting one tank get away. The squad’s performance may
not be the best demonstration of military discipline, but the incident
demonstrates the high morale and initiative that many South Vietnamese soldiers
possessed. Certainly it does not support charges of cowardice.
As further evidence,
consider South Vietnam’s final moments as an independent nation in 1975, when
justifiable despair gripped the country because it became clear that the United
States would provide no help (not even fuel and ammunition). Yet one
division-sized South Vietnamese unit held off four North Vietnamese divisions
for some two weeks in fierce fighting at Xuan Loc. By all accounts, that battle
was as heroic as anything in the annals of U.S. military history. The South
Vietnamese finally had to withdraw when their air force ran out of cluster
bombs for supporting the ground troops.
Once I saw a television
documentary about an Australian cameraman who had covered the war. Unlike U.S.
reporters, he spent much of his time with the South Vietnamese forces. He
attested to their fighting spirit and showed film footage to prove it. He also
recalled visiting an enemy-controlled village and being told that the
Communists feared South Vietnamese troops more than Americans. The principal
reason was that Americans were noisy, so the enemy always heard them coming.
But that would have been immaterial if the South Vietnamese had not also been
dangerous fighters.
However, the most
important evidence of South Vietnamese soldiers’ willingness to fight comes
from two simple, undeniable, “big-picture” facts — facts that are often ignored
or disguised to cover up American failure in Vietnam.
Fact One: The war began
some seven years before major American combat forces arrived and continued for
some five years after the U.S. began withdrawing. Somebody was doing the
fighting, and that somebody was the South Vietnamese.
Fact Two: The South
Vietnamese armed forces lost about a quarter-million dead. In proportion to
population, that was equivalent to some 2 million American dead (double the
actual U.S. losses in all wars combined). You don’t suffer that way if you’re
not fighting.
How, then, did the
South Vietnamese get their bad reputation?
Certainly there were
occasional displays of incompetence and panic by South Vietnamese forces. The
same can be said of U.S. forces. I knew an American artillery commander whose
gunners once had to defend their firebase by firing canister point-bank into
enemy ranks because the U.S. infantry company “protecting” them had broken in
the face of the enemy assault and was huddling, panic-stricken, in the midst of
the guns.
That incident does not
mean the whole U.S. Army was cowardly, and occasional breakdowns among
America’s allies did not mean all South Vietnamese soldiers were cowards. Yet
one would think so, the way the story gets told by some veterans — and by the
political apologists for a U.S. government that left South Vietnam in the
lurch.
The truth of the matter
was best stated nearly two centuries ago when a British woman asked the Duke of
Wellington if British soldiers were ever known to run in battle. “Madam,”
replied the Iron Duke, “All soldiers run in battle.”
Even a cursory study of
military history confirms this. Civil War battles reveal a continuous ebb and
flow of bravery and fear, as Confederate and Union units alike first attacked
bravely, then crumbled and fled under horrendous fire, before regrouping and
charging again. No armies ever laid more justified claim to sheer
self-sacrificing heroism than those two, yet they were subject to panic as a
routine price for doing bloody business on the battlefield.
Author S.L.A. Marshall
describes how one American rifle company in World War II fled in panic from a
screaming Japanese banzai charge: a second unit fought on, quickly killing
every Japanese soldier involved (about 10), and discovered that most of them
were not even armed.
If the same thing had
happened to a South Vietnamese unit, it undoubtedly would have been cited
repeatedly by self-appointed pundits as incontrovertible proof of the cowardice
of all South Vietnamese troops.
Why? We’ve already
hinted at the answer. It all depends on the color and native tongue of the
troops involved. The ugly truth is that the South Vietnamese forces’ false
reputation is rooted in American racism and cultural chauvinism.
I can personally attest
to the pervading, massive and truth-distorting reality of the phenomenon. When
I arrived in Vietnam in June 1969, I immediately began to witness continuous
displays of ignorance and contempt by some Americans toward the Vietnamese people
and their armed forces.
White troops, black
troops, and civilian Americans such as journalists — all were equally
afflicted. This passionate hatred of Vietnam and its people had an astonishing
power to become contagious.
I knew an American
captain with a graduate degree from a prestigious university in cinematography
(presumably a specialty that improves visual perceptiveness). He once returned
from temporary duty in Thailand singing the praises of the Thai.
“They send their kids
to school,” he said, contrasting them with the South Vietnamese. He was
surprised, but not repentant, when I pointed out that there was a Vietnamese
school right next door to our compound! Hundreds of little kids in bright
blue-and-white school uniforms could be seen there daily — by anyone whose eyes
were open. But this filmmaker apparently could not see them.
It is ironic that the
Vietnamese — who by reputation honor learning more than Americans do and who
raised South Vietnam’s literacy rate from about 20 percent to 80 percent even
as war raged around them (and despite the enemy’s habit of murdering teachers)
— were accused by the filmmaker of having no schools.
Because he was fighting
in a foreign country and was separated from his family, this American had built
up a hatred for Vietnam, and he wanted to believe the Vietnamese people were
contemptible. Therefore, it was important to him to believe that they had no
schools; and his emotions literally interdicted his optic nerves.
Imagine the feelings of
the undereducated masses of American troops faced with a strange culture in a
high-stress environment! Perhaps one cannot blame the troops for their
ignorance. Heaven knows the U.S. command made only the most perfunctory effort
to educate them about Vietnam and the nature of the war.
However, that is no
excuse for veterans to pretend that they understand what they saw in Vietnam.
America’s Vietnam veterans must be honored for their courage, sacrifice and
loyalty to their country. But courage and sacrifice are not the same as
knowledge. Fighting in Vietnam didn’t make soldiers into experts on the country
or the war, any more than having a baby makes a woman an expert on embryology.
What most U.S. soldiers
did there taught them little or nothing about South Vietnam’s culture, society,
politics, etc. Few Americans spoke more than a half-dozen words of Vietnamese;
even fewer read Vietnamese books and newspapers; and not many more read books
about Vietnam in English.
Except for advisers,
few Americans worked with any Vietnamese other than (perhaps) the clerks,
laundresses and waitresses employed by U.S. forces.
Most important for our
purpose, few U.S. troops ever observed South Vietnamese forces in combat. Even
the ones who did rarely considered the attitude differences that must have
existed between soldiers like the Americans, who only had to get through one
year and knew their families were safe at home, and troops like the South
Vietnamese, who had to worry about their families’ safety every day and who
knew that only death or grievous wounds would release them from the army. The
Vietnamese naturally used a different measuring stick to determine what was
important in fighting the war.
Journalists were no
better. Consider a biased TV report I heard in which a reporter denounced South
Vietnam’s air force because — despite Vietnamization — it “let the Americans”
fly the tough missions against North Vietnam.
In fact, it was the
United States that would not let the South Vietnamese fly into North Vietnam
(except for a few missions in the early days of the bombing). The American
leaders wanted to control the bombing so that the United States could use it as
a negotiating tool.
Not wanting the South
Vietnamese to have any control over bombing policy, the U.S. forces
deliberately gave them equipment unsuited for missions up North. South Vietnam
did not get the fighter-bombers, weapons, refueling aircraft or
electronic-warfare equipment necessary for such missions. It was an American
decision.
The TV reporter in
question either was ignorant of that fact or chose to ignore it in order to do
a hatchet job on the American allies. Considering his blatantly biased words
and tone of voice, I concluded that any ignorance he suffered from was
deliberate.
Another example of
media bias came during the Khe Sanh siege. If you asked a thousand Americans
which units fought at Khe Sanh, most of those who had heard of the battle would
probably know that U.S. Marines did. But it would be surprising if more than
one out of the thousand knew that a South Vietnamese Ranger battalion had
shared the rigors of the siege with American Marines. Other South Vietnamese
units took part in supporting operations outside the besieged area. The U.S.
media just did not consider the American allies worthy of coverage unless they
were doing something shameful, so these hard-fighting soldiers became quite
literally the invisible heroes of Khe Sanh.
All this — soldier and
media bias — came together clearly during news reports of the 1972 incursion
into Laos.
Consider a TV
documentary a decade ago. It included film of some American GIs being
interviewed during the Laotian fighting. These guys, themselves safely inside
South Vietnam, were “explaining” the South Vietnamese army’s struggle in
contemptuous, racist remarks. The reporter then suggested that these American
GIs understood the situation better than the American generals.
The incursion, of
course, is the source of the infamous photo of a South Vietnamese soldier
escaping from Laos by clinging to a helicopter skid. This image was and is held
up to Americans again and again as “proof” of South Vietnamese unworthiness.
In fact, it is a
classic example of photography’s power to lie. What happened was this: The
South Vietnamese were struck by overwhelming Communist forces. The U.S.
military failed to provide the support that had been promised because enemy
anti-aircraft fire was too strong. There were reports of U.S. helicopter crews
kicking boxes of howitzer ammunition out the doors from 5,000 feet up, hoping
the stuff would land inside South Vietnamese perimeters. The helicopters simply
couldn’t get any closer.
Given that context,
consider the way Colonel Robert Molinelli, an American officer who witnessed
the action, described it in the Armed Forces Journal of April 19, 1971: “A
South Vietnamese battalion of 420 men was surrounded by an enemy regiment of
2,500-3,300 men for three days. The U.S. could not get supplies to the unit. It
fought till it ran low on ammunition, then battled its way out of the
encirclement using captured enemy weapons and ammunition. It carried all of its
wounded and some of its dead with it. Reconnaissance photos showed 637 visible
enemy dead around its position.
The unit was down to
253 effectives when it reached another South Vietnamese perimeter. Some 17 of
those men did panic and rode helicopter skids to escape. The rest did not.
Now, some might
consider dangling from a high-flying, fast-moving helicopter for many miles,
subject to anti-aircraft fire, to be a pretty gutsy move. But, aside from that,
how can such an isolated incident — during a hard-fought
withdrawal-while-in-contact (universally acknowledged to be just about the
toughest maneuver in the military inventory) — be inflated into condemnation of
an entire army, nation and population?
The answer is racism.
The guys hanging from the helicopter skids were funny-looking foreigners. If
they had been Americans, or even British, the reaction undoubtedly would have
been one of compassion for the ordeal they had been through.
Evidence for this is
found in how Americans responded to the British retreats early in World War II.
There were some
disgraceful displays among British forces at Dunkirk and elsewhere. At Dunkirk
a sergeant in one evacuation boat had to aim a submachine gun at his panicky
charges to keep order on board. On another boat soldiers had to pummel an
officer with their weapons to keep him from climbing over the gunwale and
swamping the boat. In Crete, a New Zealand brigade had to ring its assigned
embarkation beach with a cordon of bayonets to keep fear-stricken English
troops from swarming over the boats.
Yet the image of
Britain’s lonely stand against Hitler in 1940 is one of heroism. That’s perfectly
justified by the facts, and isolated incidents like the ones described above
should not detract from the overall picture of courage and devotion.
It is certainly true
that South Vietnamese forces gave an undistinguished performance in the final
days, with the exception of the incredibly heroic defense of Xuan Loc.
Yet there are reasons
for that. And there are reasons to believe that, with more loyal support from
the Americans, the South Vietnamese could have turned in more Xuan Loc-style
performances and perhaps even have saved their country.
The real issue again is
not just how the South Vietnamese performed, however; it is how their
performance compared with the way Americans might have performed under similar
circumstances.
And the truth is that
American troops — if they were abandoned by the U.S. the way South Vietnamese
were — probably would perform no better than the South Vietnamese did.
Remember: the United
States had cut aid to South Vietnam drastically in 1974, months before the
final enemy offensive. As a result, only a little fuel and ammunition were
being sent to South Vietnam. South Vietnamese air and ground vehicles were
immobilized by lack of spare parts. Troops went into battle without batteries
for their radios, and their medics lacked basic supplies. South Vietnamese
rifles and artillery pieces were rationed to three rounds of ammunition per day
in the last months of the war.
The situation was so
bad that even the North Vietnamese commander who conquered South Vietnam,
General Van Tien Dung, admitted his enemy’s mobility and firepower had been cut
in half. Aside from the direct physical effect, we must take into account the
impact this impoverishment had on South Vietnamese soldiers’ morale.
Into this miserable
state of affairs the North Vietnamese slashed, with a well-equipped,
well-supplied tank-and-motorized-infantry blitzkrieg.
Yes, the South
Vietnamese folded. Yes, they abandoned some equipment (much of which would not
work anyway for lack of spare parts) and some ammunition (which they had
hoarded until it was too late to shoot it or move it, because they knew they
would never get any more). So whose fault was that? Theirs… or America’s?
Yes, South Vietnam’s
withdrawal from the vulnerable northern provinces was belated and clumsy, leading
to panic and collapse. But how could the South Vietnamese government have
abandoned its people any earlier, before the enemy literally forced it to?
For a while the South
Vietnamese hoped the American B-52s would return and help stem the Communist tide.
When it became clear they would not, understandable demoralization set in.
The fighting spirit of
the forces was sapped, and many South Vietnamese soldiers deserted — not
because they were cowards or were not willing to fight for their country, but
because they were unwilling to die for a lost cause when their families
desperately needed them.
Would Americans do any
better under the conditions that faced the South Vietnamese in 1975? Would U.S.
units fight well with broken vehicles and communications, a crippled medical
system, inadequate fuel and ammunition, and little or no air support — against
a powerful, well-supplied and confident foe? I doubt it.
Would the South
Vietnamese have won in 1975 if the U.S. government had kept up its side of the
bargain and continued matching the aid poured into North Vietnamese by the
Communists?
The answer is unknowable.
Certainly they would have had a fighting chance, something the U.S. betrayal
denied them. Certainly they could have fought more effectively. Even if
defeated, they might have gone down heroically in a fight that could have
formed the basis for a nation-building legend and for continued resistance
against Communism on the Afghan model.
Even if the South
Vietnamese had been totally defeated, wholehearted U.S. support would have
enabled Americans to shrug and say they had done their best. However, the U.S.
did not do its best, and for Americans to try to disguise that fact by
slandering the memory of South Vietnam and its army is wrong.
It is too late now for
Americans to make good the terrible crime committed in abandoning the South
Vietnamese people to Communism. But it is not too late to acknowledge the error
of American insults to their memory. It is not too late to begin paying proper
honor to their achievements and their heroic attempt to defend their liberty.
Harry F. Noyes III (BA, University
of the South; MA, University of Hawaii) served four years of active duty in the
Air Force after his ROTC commissioning in 1967. He was an information officer
at Norton AFB, California, and Yokota AB, Japan, and a film
researcher/scenarist at Tan Son Nhut AB, South Vietnam. Presently a civilian
public affairs specialist at Headquarters US Army Health Services Command, Fort
Sam Houston, Texas, he has been editor of the joint Army-Air Force Wiesbaden
Post, Wiesbaden Military Community, West Germany, and a reporter covering
military affairs at Fort Head, Texas, for the Killeen Daily Herald. He has
written articles for a variety of publications.
Nguồn: vietamericanvets.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét