Chúng tôi được tin giáo dân Cồn Dầu tiếp
tục bị cảnh cưỡng chế khiến họ vốn bất an lại càng lo sợ thêm; và một nhóm vừa
ra Hà Nội “kêu cứu”.
Dân sợ bị đập nhà
Chính quyền quận Cẩm Lệ thuộc TP Đà Nẵng, sau khi gởi thêm giấy cưỡng chế nhà đất đến 20 gia đình của giáo dân Cồn Dầu, thì tiến hành đập phá một nhà trong số này vào hôm thứ Ba ngày 23 tháng Bảy vừa rồi trong khi chủ nhà là ông Lê Văn Tâm đang ra Hà Nội kêu oan. Ông Lê Văn Tâm kể lại:
Tôi đi ngày thứ Hai thì thứ ba họ đập nhà
tôi, không cho gia đình tôi ở nữa. Họ cho biết trong 19 nhà còn lại đã nhận giấy
cưỡng chế thì 26 tháng Bảy mới đập phá. Nhưng tôi không hiểu sao sau khi đập
nhà tôi thì họ ngưng lại và gởi giấy tới hầu hết các gia đình này cho biết là
không cưỡng chế nữa. Chính quyền thích thì họ làm. Thí dụ như khu phía bên vòng
đai họ không làm mà lại tự nhiên xông vô nhà tôi đập phá. Chuyện đó tôi không
hiểu được. Chính quyền thích làm thì họ làm, họ có quyền mà. Tôi không hiểu vì
sao họ đập nhà tôi trong khi tôi chưa nhận tiền gì cả. Tôi đang sống yên ổn,
buôn bán nuôi vợ nuôi con, sống một cuộc sống yên bình thì tự nhiên người ta vô
đưa lệnh cưỡng chế rồi đập phá nhà. Tôi không hiểu vì lý do gì cả.Dân sợ bị đập nhà
Chính quyền quận Cẩm Lệ thuộc TP Đà Nẵng, sau khi gởi thêm giấy cưỡng chế nhà đất đến 20 gia đình của giáo dân Cồn Dầu, thì tiến hành đập phá một nhà trong số này vào hôm thứ Ba ngày 23 tháng Bảy vừa rồi trong khi chủ nhà là ông Lê Văn Tâm đang ra Hà Nội kêu oan. Ông Lê Văn Tâm kể lại:
Thời gian tới không biết khi nào họ cưỡng chế nhà chị ấy thì chúng tôi lại đi tiếp, không biết sẽ ở nơi đâu. Hiện bà con bị oan, phẫn uất, lo sợ họ đập hết xóm thì không còn chỗ nào ở.
- Bà Ngô Thị Ngọc Liên
Vợ ông Lê Văn Tâm là bà Ngô Thị Ngọc Liên cho biết thêm về tình cảnh gia đình bà, và lo ngại cho những ngày sắp tới không nơi nương tựa:
Họ không nói lý do gì, chỉ tới đập ngang nhiên vậy đó. Tiền đền bù thì chúng tôi chưa nhận được. Họ chỉ bảo phải trả mặt bằng cho công ty. Hiện bây giờ, gia đình tôi không có nhà ở. Chị ở gần đó cho ở nhờ. Nhưng nhà chị ấy cũng bị giấy cưỡng chế. Thời gian tới không biết khi nào họ cưỡng chế nhà chị ấy thì chúng tôi lại đi tiếp, không biết sẽ ở nơi đâu. Hiện bà con bị oan, phẫn uất, lo sợ họ đập hết xóm thì không còn chỗ nào ở. Thí dụ giới cầm quyền đập 1-2 nhà thì chúng tôi nương náu nhà xung quanh, chứ nếu đập tiếp, đập tiếp thì chúng tôi không biết ở đâu và sống ra sao nữa, nhất là mùa mưa gió tới nơi rồi.
Những giấy báo cưỡng chế ấy khiến 20 hộ giáo dân vừa nói – và cả số gia đình còn lại ở Cồn Dầu - bất an, nên một nhóm gồm 9 giáo dân lại ra Hà Nội khiếu nại sau khi chính quyền quận Cẩm Lệ và TP Đà Nẵng đã không giải quyết gì cả theo đề nghị của chính quyền trung ương cách đây một tháng khi dân oan Cồn Dầu ra Hà Nội khiếu kiện. Ông Lê Văn Tâm cho biết về tình hình này:
Hiện mọi người lo âu, sợ lắm. Vừa rồi trong số 9 người ra đi kêu cứu ở Hà Nội thì chỉ có một mình tôi là nhà bị cưỡng chế. Còn lại những người khác có giấy cưỡng chế thì họ vì sợ quá phải ra đi kêu cứu, sợ nhà bị đập thì không có nơi ăn chốn ở, người già trẻ con phải ra ngoài đường. 9 người chúng tôi kêu cứu thì được trả lời chung chung vậy thôi. Họ nói họ không can thiệp vào việc cưỡng chế. Mà vấn đề cưỡng chế là do chính quyền địa phương chứ họ không can thiệp vô được.
Chính quyền nói một đằng làm một nẻo
Cụ Nguyễn Phu thuộc trong 9 giáo dân đi khiếu kiện ở Hà Nội tuần rồi mô tả:
Khi nhận được quyết định cưỡng chế và thu hồi đất nhà tôi, tôi sợ mất nhà mất đất nên có gởi đơn lên chính quyền địa phương ở Cẩm Lệ, nhưng họ không giải quyết. Tôi sợ bị đập nhà cửa nên tôi ra Hà Nội để kêu nài - ở chỗ Thủ tướng cũng như Thanh tra chính phủ. Họ nói rằng việc chính quyền thu hồi đất, nhà cửa của tôi là sai trái, không đúng với luật đất đai, cũng như trên vấn đề dân chúng đang cư nghụ tại sao làm như thế. Bây giờ ở Hà Nội họ công nhận việc làm đó là sai. Tôi về Cồn Dầu này mới 1-2 ngày thôi. Họ nói để gởi giấy tờ về chính quyền Đà Nẵng để Đà Nẵng trực tiếp gọi tôi tới, hoặc là tôi ra hỏi. Nhưng hiện chưa có giải quyết.
Trong số những người khiếu kiện ấy có bà Nguyễn Thị Loan, cho chúng tôi biết thêm diễn biến sự việc như sau:
Người ta tiếp đón mình vui vẻ. Nhưng thoạt đầu họ bảo mình về địa phương giải quyết chứ họ không giải quyết. Nhưng chúng tôi tranh đấu thì họ cũng giải quyết cho chúng tôi khi về thành phố địa phương.
Thanh Quang: Cụ thể là giải quyết như thế nào ?
Bà Nguyễn Thị Loan: Giải quyết cho chúng tôi theo đơn là yêu cầu đừng cưỡng chế, mà cho chúng tôi được tái định cư trên đất của chúng tôi.
Thanh Quang: Thế họ có văn bản xác nhận nội dung này không ?
Bà Nguyễn Thị Loan: Văn bản của họ là yêu cầu giải quyết cho công dân theo luật đất đai hiện hành, chứ họ không nói chi rõ lắm.
Thanh Quang: Văn bản đó có chuyển về chính quyền địa phương chưa ?
Bà Nguyễn Thị Loan: Có đem về rồi. Ngoài Hà Nội người ta nói chúng tôi không cần phải báo với địa phương, mà họ sẽ đưa về cho địa phương.
Thanh Quang: Như vậy thì địa phương có đáp ứng gì chưa?
Ở chỗ Thủ tướng cũng như Thanh tra chính phủ nói rằng việc chính quyền thu hồi đất, nhà cửa của tôi là sai trái, không đúng với luật đất đai...
- Cụ Nguyễn Phu
Bà Nguyễn Thị Loan: Chúng tôi từ Hà Nội mới về Cồn Dầu này hồi sáng nên chưa nghe ai nói gì hết.
Thanh Quang: Như vậy giáo dân Cồn Dầu nói chung có hy vọng gì không ?
Bà Nguyễn Thị Loan: Cũng chẳng biết. Đã bao nhiêu lần rồi, dân ra Hà Nội kêu khóc rồi về thì thấy địa phương cũng đập phá nhà cửa, làm cho người ta đau khổ quá sức. Như trường hợp anh Lê Văn Tâm vừa rồi nhận giấy cưỡng chế nên sợ quá theo chúng tôi ra Hà Nội khiếu nại. Nhưng cũng không kịp. Khi anh ấy đang ở ngoài đó thì trong này họ đập nhà ảnh rồi.
Thanh Quang: Trong khi cụ Nguyễn Phu không sao hiểu nổi rằng đất của giáo dân Cồn Dầu sinh sống từ rất lâu sao nhà cầm quyền lại đuổi gia đình họ đi để cho người khác đến chiếm cứ khiến họ thấy hết sức oan ức, bất công nên phải ra trung ương kêu nài, thì giáo dân Nguyễn Thị Loan vừa nói lưu ý rằng dân oan Cồn Dầu đã kêu cứu rất nhiều rồi. Nhưng lần này, họ ra tận thủ đô Hà Nội thì thấy quan chức ở đó, cũng như lần trước, cũng nói quan tâm tình cảnh của người Cồn Dầu, nhưng khi dân oan này trở về thì nhà cầm quyền địa phương lại “làm một nẻo”. Theo bà Nguyễn Thị Loan thì hình như cái địa phương này mạnh hơn thủ đô hay sao đó.
Và nhân tiện, dân oan Cồn Dầu cho biết là mong mỏi thế giới, mọi người hãy giúp họ “như thế nào đó” chứ nếu như hoàn cảnh hiện nay cứ tiếp diễn thì giáo dân Cồn Dầu sẽ “đau khổ vô lường!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét