CHƯƠNG 10
NHỮNG HẬU QUẢ TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
Chiến xa của Liên Xô đã tiến vào Sài Gòn.
Sau khi Hoa Kỳ lầm lỗi bỏ cuộc tại Việt Nam thì nỗ lực của Liên Xô rất là chính xác trong cả ý định và quyết định mở chiến dịch Hồ chí Minh, dẫn đến chiến thắng cuối cùng là chiếm được hoàn toàn Miền Nam Việt Nam. Đối với chiến quả nầy, phải nói là chính Liên Xô là người đã đưa ý kiến cho Bắc Việt (xúi giục), và đã góp phần chi viện tất cả mọi phương tiện cần thiết cho quốc gia nầy, cho nên giờ đây họ đang tính tới việc khai thác thành quả vừa do họ mà đạt được, và cũng có thể nói là đạt được cho chính họ.
Bằng chứng đã quá rõ ràng. Sự kiện không thể chối cải được. Ngay tại Lào cũng
thế, tại đây giải pháp chánh trị đã đi tới thành công, một sự thành công mà từ
lâu người Lào đã không bao giờ đạt được qua một cuộc chiến có võ trang, để
tranh đấu bảo vệ sự tự do của họ. Mặc dầu người ta không biết việc gì sẽ xảy ra
cho Cam Bốt, một quốc gia bị kẹp giữa hai chế độ cộng sản Việt Nam và Lào,
nhưng người ta cũng nghĩ được là những gì đang đến và sẽ đến cho người Khmer
chắc chắn cũng giống như vậy thôi.Chiến xa của Liên Xô đã tiến vào Sài Gòn.
Sau khi Hoa Kỳ lầm lỗi bỏ cuộc tại Việt Nam thì nỗ lực của Liên Xô rất là chính xác trong cả ý định và quyết định mở chiến dịch Hồ chí Minh, dẫn đến chiến thắng cuối cùng là chiếm được hoàn toàn Miền Nam Việt Nam. Đối với chiến quả nầy, phải nói là chính Liên Xô là người đã đưa ý kiến cho Bắc Việt (xúi giục), và đã góp phần chi viện tất cả mọi phương tiện cần thiết cho quốc gia nầy, cho nên giờ đây họ đang tính tới việc khai thác thành quả vừa do họ mà đạt được, và cũng có thể nói là đạt được cho chính họ.
Hoa Kỳ đã yểm trợ cho cuộc chiến dành độc lập tự do của ba quốc gia Việt Nam Lào và Cam Bốt. Nay dù cho rằng họ bỏ cuộc hay họ phản bội, tất cả đều có nghĩa là họ đã đồng ý cho Liên Xô hành động, vì có ai dám khẳng định là họ không thấy hay không ước tính trước được những hậu quả sẽ đến sau đó ?
Những gì đã xảy ra trên toàn cõi Đông Dương đều là chiến thắng của Liên Xô và là sự chiến bại của Hoa Kỳ. Chỗ nào người ta cũng thấy Hoa Kỳ ra đi một cách nhục nhã, ra đi khỏi các quốc gia mà họ đã từng yểm trợ, bênh vực, và đở đầu, để cho Liên Xô đến thay thế, đó mới là những kẻ thật sự chiến thắng, thật sự chiếm hết toàn bộ bán đão Đông Dương.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đã có thỏa hiệp như vậy rồi, bằng cớ là họ đã thành lập lại tuyến phòng thủ Thái Bình Dương, dựa trên các pháo đài Nhật bản, Úc Châu và các đão trong vùng. Như vậy thì coi như Hoa Kỳ đã bị Liên Xô trục xuất ra khỏi lục địa Á Châu. Sự kiện nầy làm cho người ta phải tự hỏi xem tại sao ? có một ý định gì đây ngoài hành động được mang nhãn hiệu là "giải phóng quốc gia" mà bây giờ không còn một ai dám tin được nữa?
ĐI TỚI MỘT SỰ ĐỐI ĐẦU TRỰC DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ
Quốc gia chính yếu quan tâm đến vấn đề nầy đã tự giải thích. Họ đã có nói rõ cho dư luận Pháp biết rồi nhưng người Pháp lúc nào cũng ưu tư mà lúc nào cũng không chịu chú ý gì cả. Trong một chuyến viếng thăm nước Pháp, người ta có nói là trong vòng 10 năm tới, nước Pháp sẽ là một nước theo cộng sản. Ông Lý tiên Niệm, Phó Thủ Tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa còn nói tường tận hơn tại Raiwalpindi của Pakistan, đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề:
- "Mặc dầu hiện nay các siêu cường quốc đang dính cứng vào một cuộc khủng khoảng chánh trị và kinh tế khó mà gở ra cho nổi, nhưng họ không bao giờ chịu buông bỏ mộng làm bá chủ toàn cầu. Trong hiện tại thì họ tranh đua nhau ráo riết tại Âu Châu, Trung Đông, trong vùng biển Ấn Độ Dương, vùng vịnh Bengale, nhất là vùng Đông Nam Á Châu, cũng như các vùng khác trên thế giới nầy."
Và ông ta còn nêu rõ phương thức bố trí lực lượng Liên Xô bao quanh Trung Quốc nữa. Bây giờ thì Hoa Kỳ đang yếu thế, tất cả mọi sự việc đều hình như là rất ăn khớp với nhau. Thật vậy, người ta có thể tin rằng những chỗ trống do Hoa Kỳ bỏ cuộc rút đi đều được Liên Xô đích thân trám vào, hoặc trung gian đàn em thay thế Liên Xô trám vào, tất cả đều nhằm một mưu đồ chiến lược là bao vây Trung Quốc.
Có một vài khuynh hướng sành sỏi hình như đã thấy trước được một cuộc chiến tranh gây hấn từ phía Liên Xô đối với Trung Quốc, mà họ gọi là một cuộc chiến tranh phòng bị, trước khi Trung Quốc vượt qua được giai đoạn hình thành một lực lượng nguyên tử năng. Mao trạch Đông đã nói rõ với ông Nixon trong chuyến viếng thăm mới đây của ông nầy tại Bắc Kinh, hình như không ngoài những lý do nào khác.
Thật ra thì hiện nay Trung Quốc dường như đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất về khoa học và kỹ thuật của ngành nguyên tử lực rồi. Sự tiến bộ vượt bực nầy đã làm cho các chuyên viên Hoa Kỳ hoang mang đến hoảng hốt và dĩ nhiên các nhà sưu tầm người Pháp cũng vậy nữa.
Ngày 26 tháng 7 năm 1975, có lẽ để cảnh cáo hay trả lời cho những hành động của Liên Xô, Trung Cộng đã phóng lên và đặt thành công vào quỷ đạo trái đất một vệ tinh thứ ba, và họ cũng nói lên công khai không cần dấu diếm gì đó là một vệ tinh gián điệp có nhiệm vụ canh chừng động tịnh của Liên Xô.
Tại Trung Quốc, người ta không tin vào thời kỳ "hòa hoản" mà chỉ thấy có chiến tranh; về chuyến bay của phi thuyền Apollo-Soyouz người ta nói rằng có một "pha đấu kiếm" tay đôi trên không gian: "các dân tộc trên thế giới đều biết rõ là những phi hành gia có dấu dao găm trong tay khi họ bắt tay nhau" người ta nói như vậy tại Bắc Kinh.
Từ việc phóng vệ tinh gián điệp nói trên, người ta có thể rút ra một kết luận duy nhất không lầm lẩn được là: Trung Quốc đã có loại hỏa tiển tầm xa có khả năng mang tới bất cứ ở đâu trên lãnh thổ Liên Xô và trên thế giới những quả bom mà họ điều khiển được. Đó là một lời cảnh cáo: Trung Quốc đã cho người ta hiểu rằng họ đã bước qua được cái "ngưởng cửa giới hạn" nguyên tử rồi, và nếu Liên Xô tung ra một cuộc chiến thì Trung Quốc không coi đó là một cuộc hành quân có tính cách phòng bị hay một cuộc chiến có giới hạn nữa, mà coi đó là môt cuộc chiến tranh thật sự, toàn diện, có nguy cơ hủy hoại tàn phá cả đôi bên thù nghịch, dù là giữa anh em cộng sản với nhau.
Vì lẽ đó, do tinh thần đạo đức của Hoa Kỳ đang bị tuột dốc, do chính sách "bao vây ngăn chặn" của Liên Xô trong việc bố trí lực lượng bao quanh Trung Quốc, và do sự tăng tiến vượt bực của lực lượng nguyên tử của Trung Hoa, một thế "dung hòa" mới sẽ được hình thành. Sự đối đầu trực tiếp giữa hai siêu cường cộng sản sẽ thay thế cho sự đối đầu giữa Đông và Tây. Và đương nhiên người ta sẽ trở lại những sai lầm trong vòng lẩn quẩn như trước: chiến tranh lạnh, sống chung hòa bình, rồi đến một sự hòa hoản giả tạo với những kho vũ khí cao như núi, và cuối cùng rồi cũng vì thế mà phải tiếp tục tạo ra những cuộc chiến giới hạn nữa, những cuộc gây hấn nho nhỏ để từ đó người ta có khả năng châm lửa vào ngòi, giữ mãi ngọn lửa chiến tranh, do sự thúc đấy, khuyến khích và yểm trợ của các siêu cường trong sự phân tranh của họ.
Như vậy thì chẳng những chiến tranh không bao giờ chấm dứt ở Trung Á, ở Phi Châu được, thì tại sao lại chấm dứt ở Âu Châu và ở Đông Nam Á Châu được ? Chắc chắn là như vậy rồi. Ngay như ở Việt Nam và trên bán đão Đông Dương, chiến tranh chỉ tạm ngưng mà thôi. Người dân chỉ chấp nhận một cuộc sống khắc khổ kiểu cộng sản chỉ vì họ phải chịu hy sinh cho một cuộc đấu tranh mà người ta nói là cuộc "chiến tranh giải phóng", một cuộc chiến đã không bao giờ chấm dứt được mà còn có khả năng tái diễn nữa ....
Những sự tranh chấp tiềm tàng đã có giữa người Thái Lan, Khmer và Việt Nam . Ngay tại Việt Nam cũng vẫn còn chưa yên: dân tộc thiểu số miền thượng du đang đòi quyền tự trị, ở hậu phương còn rãi rác tàn quân VNCH chưa thanh toán xong, còn những chiến khu đang hình thành, tuy nhỏ không đáng kể nhưng các chiến binh còn súng đạn thà chọn lối sống tụ do trong rừng rậm còn sướng hơn lối sống trong các trại tù "tập trung cải tạo" .
Một tờ báo bên Bỉ đã nói về "hạnh phúc của người dân Việt Nam " như sau:
- "Sài Gòn đã bị chiếm, nhưng đó không phải là "giải phóng" nổi đau khổ của "nguời dân" như người ta đã từng tuyên truyền. Mà trước đó đã có người dân nào được hỏi qua ý kiến đâu ? Dân chúng bây giờ đang sống dưới một chế độ mà không một ai dám nêu tên của nó lên, sau bao nhiêu năm sống dưới nhiều chế độ khác nhau tuy chưa thỏa mãn được đúng nguyên vọng của họ... Các siêu cường chỉ áp đặt một nền chánh trị dựa theo đường lối chiến lược của họ mà không bao giờ dựa trên nền tảng ý kiến của người dân" .
Qua biến cố của quốc gia Việt Nam , có lẽ rồi đây chiến lược toàn cầu nầy phải có một sự chuyển biến sâu xa hơn.
BREST VẪN CÒN NẰM TRONG NƯỚC PHÁP CHÚNG TA KIA MÀ!
Cán cân lực lượng giữa hai siêu cường Nga Mỹ xem chừng giống như một tòa lâu đài xây cất lên bằng những lá bài tây, rất mong manh, các lực lượng của Liên Xô thì càng ngày càng lớn mạnh và ý chí của những nhà lãnh đạo Liên Xô thì không chút suy suyển, trong lúc Hoa Kỳ thì vẫn là một sức mạnh to lớn về vật chất nhưng không có chút sinh khí nào, không hồn, không có ý chí...cho đến khi họ chữa trị xong bịnh hoại huyết của họ.
Thế nhưng dù muốn dù không, với sức mạnh vật chất vô song của họ, Hoa Kỳ cũng đã là quốc gia lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, nay đùng một cái các nước thuộc Thế Giới Tự Do nầy phút chốc bổng cảm thấy lạc lõng, vừa không có sức mạnh của chính mình vừa mất hết lòng tin ở sự che chở của quốc gia đầu đàn Hoa Kỳ của họ. Dường như sự đối đầu Đông Tây có một sự chuyển biến quan trọng, và nếu Liên Xô trám được vào các khoản trống mà Hoa Kỳ tạo ra, thì đó chính là những bằng chứng cho thấy rõ ý định và hành động của quốc gia nầy. Người ta sẽ càng thấy rõ hơn khi theo dỏi được đường lối chánh trị của họ: Họ có nhu cầu gây tạo cho được một hậu phương vững mạnh. Tại Âu Châu, họ đang muốn tái diễn lại hành động ở Á Châu. Để đạt được kết quả nầy, như thường lệ, một mặt họ dựa trên sức mạnh của vũ khí chiến cụ, một mặt họ dựa trên điều mà họ gọi là "hòa hoản" nhưng chỉ là hành động ve vãn giả nhân giả nghĩa thôi, mặt lúc nào cũng vẫn giả vờ là bạn bè. Về mặt nầy, họ muốn có "hòa bình" vì họ cần có hòa bình.
Như vậy người Mỹ được họ xem là những người ngoại cuộc. Bằng cách nầy hay cách khác họ sẽ tìm cách "tống cổ" người Mỹ ra khỏi Âu Châu, vì duy nhất chỉ có người Mỹ là có thể chống lại ý đồ của họ mà thôi. Nhưng họ cũng chống lại việc hình thành một Âu Châu thống nhất, vì đối với họ khi đã thống nhất được rồi thì Âu Châu trong một thời gian nào đó sẽ thay thế Hoa Kỳ. Những quốc gia nhỏ lẽ loi của Âu Châu, dưới áp lực chánh trị và quân sự của Liên Xô, lại không đủ khả năng tự phòng thủ cho mình, bắt buộc sẽ phải chấp nhận quyền lãnh chúa của Liên Xô mà thôi. Nói như thế thì đâu cần các quốc gia Tây Âu phải là cộng sản, Liên Xô chỉ cần sấp xếp thế nào đó để nuôi dưỡng những chánh phủ mà họ có khả năng chìu chuộng được, để sát nhập kỹ nghệ Âu Châu và kỹ nghệ Liên Xô lại...chừng đó thì Liên Xô sẽ là đệ nhất siêu cường, mạnh nhất thế giới, tha hồ tự do hành động theo mưu đồ chiến lược tương lai của họ.
Như vậy, liệu chúng ta có phải trở về với cái thuyết của Đô đốc Castex, thuyết mà hầu hết các sử gia đều hết lời ca tụng về giá trị của nó, và những chiến lược gia bây giờ mới nhìn nhận đó là thực tế : "Trung tâm tranh chấp của thế giới sẽ là trục đi từ Vlapostok (cực đông Liên Xô) đến Brest (tây bắc nước Pháp)." Nhưng Brest vẫn còn là một thành phố của nước Pháp chúng ta, do đó nước Pháp vẫn còn là mục tiêu quyết định và mong muốn của chiến lược nầy.
Mong rằng người Pháp chúng ta phải thấy rõ được điều đó, và mong rằng chúng ta nhớ rõ là ở bên kia chân trời, những anh em người Việt Nam của chúng ta đã phải trả một cái giá quá đắt như thế nào, và họ sẽ còn phải trả nữa, như chúng ta trong một tình hình chiến lược tương tự như thế nầy!
CHƯƠNG 11
XIN GIÃ BIỆT VIỆT NAM
Đến đây tác giả xin lỗi bạn đọc tự thuật lại những gì đã xảy ra cho chính mình.
Như thế là tôi đã đến Việt Nam, vừa mang nhãn hiệu phóng viên của tuần báo "Carrefour" để dễ đi săn tin biến cố, vừa có sự ủy thác của "Hội Chiến Binh Liên Hiệp Pháp" để thiết lập một đường dây cứu trợ cho những người tỵ nạn và những nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc nầy.
Sau ngày 30/4, chiếu theo những bản "yết thị" của đương kiêm chánh quyền được dán lên khắp các đường phố, tôi chỉ còn cách là phải đi trình diện để cho họ kiểm kê như tất cả mọi người khác. Khi đã điền và nộp xong các giấy tờ, tôi được bảo cho biết là ngày mai tôi lại phải đến đây để nhận một "biên nhận", giấy nầy được coi như là "giấy phép thông hành" dùng đi trong thành phố.
Ngày hôm sau, trong lúc tất cả những người khác đều nhận được giấy thông hành của họ thì tôi được thông báo là giấy của tôi chưa ký xong.
- "Ngày mai ?" Tôi hỏi.
- "Đâu có biết được" Họ trả lời ỡm ờ.
- "Ngày mốt ?" Tôi lại hỏi.
- "Nếu muốn biết thì ông nên hỏi ông ủy viên chánh trị, người mà ông thấy đang đứng ngoài sân kia kìa ", một người con gái dễ thương vừa ngạo nghễ nói với tôi như vậy, vừa nói vừa đưa tay chỉ một người đàn ông nhỏ con mập mạp đang xách một chiếc cập da trên tay.
Tôi đi lại gặp ông ta trong lúc ông ta đang tiếp chuyện với hai người Anh. Để trả lời câu hỏi "đến bao giờ thì tôi có thể lại đây nhận giấy thông hành của tôi được", thì như một thầy tướng số ông ta đáp :
- "Ông là Tướng Vanuxem, ông không bao giờ có được giấy thông hành, và ông phải biết là tại sao rồi."
- "Vì ông nói với cái giọng điệu nầy, tôi sẽ báo cho Đại Sứ của tôi biết vậy." tôi trả lời ngay.
Trong lúc tôi rời khỏi nơi đây, ông ta còn nói với hai người Anh mà ông ta đang còn tiếp chuyện, cố ý nói lớn tiếng để cho tôi nghe thấy :
- "ông tướng nầy có hai bàn tay dính đầy máu !"
Tôi quay lại tức khắc và chỉ thẳng vào mặt ông ta, tôi nói:
- "Tôi không cho ông được phép nói như thế.."
Ông ta bỏ đi nhanh vào văn phòng.
Ông Đại Sứ tiếp tôi sau một vài phút chờ đợi. Ông khuyên tôi nên bình tĩnh và mời tôi sang văn phòng bên cạnh để ghi tên mà không nên ghi nghề nghiệp. Đó là một đòn mưu mẹo của ông thôi, vì ông không thể cho tôi một chỗ trú trong tòa đại sứ, nơi đó ngoài quyền ưu đãi miễn trừ của ông và của 13 nhơn viên phòng vệ ra, ông bắt buộc phải trao tôi ngay cho họ nếu họ đòi hỏi. (Tại Phnom Penh, sự kiện đã xảy ra cho thấy là chẳng những không có một tý gì gọi là an ninh trong tòa đại sứ, bởi vì cuối cùng người ta đã phải trao lại những người mà cộng sản đòi hỏi, nếu không thì tòa đại sứ sẽ bị đóng cửa ngay. Sau đó những người được trao trả bị hành quyết ngay tại chỗ). Tôi cũng thử làm theo lời ông Đại Sứ. Công việc xem ra cũng có kết quả. Tôi mới nghĩ ra rằng ông Đại sứ của mình có lý, và tôi đã có ý nghĩ không mấy tốt đối với Bộ Ngoại Giao.
Như vậy là tôi trở lại lần nữa. Một ủy viên chánh trị tiếp tôi lần nầy, vẫn với thái độ hằn học:
- "Chính ông là đại tá Vanuxem? (phải chăng một phút kỷ niệm của Miền Bắc Việt đã làm cho tôi trẻ lại, trở lại cấp bậc đại tá ?), ông đã giết quá nhiều người Việt Nam . Ông là một tội phạm chiến tranh. Ông sẽ được xét xử, và chánh phủ của chúng tôi sẽ không bao giờ tha cho ông đâu, không, không, không bao giờ tha đâu."
Đại Sứ Pháp nhấn mạnh một lần nữa để tôi không xin tạm trú tại tòa đại sứ, và tôi đành âm thầm ẩn náu tại nhà một người giáo sư bạn tôi, một trong vài dãy nhà dành cho những người Pháp phục vụ cho các chương trình hợp tác văn hóa, các dãy nhà nầy tuy được đặt dưới sự bảo vệ an ninh của Pháp, nhưng xem có vẻ bấp bênh lắm. Thời gian trôi qua...Sự kín đáo coi như được giữ gìn đúng cách. Sáng ngày thứ sáu hôm đó, người ta tin cho tôi biết là có một máy bay Illyouchine sấp sửa đáp xuống sân bay Tân sơn Nhứt, phi cảng của Sài Gòn, và sẽ ra đi, qua Vientiane (Lào) với khoản 40 nhà báo Pháp. Ai cũng thấy thèm muốn được đi nhưng người ta nói là vì lý do kỹ thuật, chuyến bay đó sẽ phải được dời lại đến ngày hôm sau.
Chiều hôm đó, vào khoản 5 giờ, giờ Sài Gòn, người ta đến tận nhà tôi đang ở, nơi mà cho đến giờ nầy tôi vẫn tưởng là kín đáo không ai biết, để giao cho tôi một phong bì lớn, gọi tôi đến trình diện tại Bộ Ngoại Giao vào lúc 8 giờ tối cùng ngày. Thật là kỳ lạ, vì vào giờ nầy lẽ ra Bộ Ngoại Giao phải đóng cửa nghỉ vắng tanh rồi! Tôi điện thoại cho vị Tùy Viên Quân Sự Pháp để cho có người biết việc nầy, và với một bộ quần áo thật đẹp, chiếc cà vạt thắt thật vừa vặn, tôi đến Bộ Ngoại Giao, trình diện ngay tại cửa dành riêng cho dân chúng.
Một người có lẽ là công chức đang đứng đợi tôi ở đó. Anh ta dẫn tôi đi vòng vo quanh các hành lang phía bên kia tòa nhà để đưa tôi vào một phòng khách lớn mà tôi biết rất rõ, vì đây là nơi mà tôi đã được các vị bộ trưởng trước kia thường tiếp kiến. Một cô gái đẹp tại đây nhận ra tôi: "Ồ, tôi biết ông nhiều, tôi thường thấy ông ở đây, tôi là thông dịch viên ở đây từ lâu rồi". Ngay sau đó một người đàn ông bước vào phòng. Ông nầy cao lớn so với người VN bình thường, thân hình như một lực sĩ, gương mặt bình thản không có vẻ gì là Á Đông cả, với một mái tóc chải rất đẹp, mặc quân phục màu xanh lá cây mà không có đeo cấp bậc. Không nói một câu, anh ta khoát tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống một ghế dài và sau đó anh ta cũng ngồi xuống bên cạnh tôi. Anh ta bắt đầu bằng một diễn văn bằng tiếng Việt và cô gái thông dịch lại rất chính xác:
- "Ông là đại Tướng Vanuxem. Ông đã cố tình vào Việt Nam, gian dối lấy cớ là hành động nhơn đạo, nhưng thật ra ông đến đây để bảo vệ quyền lợi của "thực dân mới" Hoa Kỳ và giúp cho lực lượng của chánh phủ bù nhìn. Do vậy mà Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã có quyết định trục xuất ông ra khỏi lãnh thổ Việt Nam . Đây tôi đọc cho ông nghe bản văn trục xuất liên quan đến trường hợp của ông."
Như thế là xong.
- "Ngày mai, 6 giờ sáng giờ Hà Nội, tức là 7 giờ sáng giờ Sài Gòn, ông phải ra sân bay Tân sơn Nhứt bằng phương tiện của ông, với 120 đô la, tiền ông phải trả cho chuyến bay Illyouchine, chỗ ngồi đồng hạng, để đưa ông đến Vientiane."
Tuy nhiên tôi bắt buộc phải trả lời. Nhìn cử chỉ và dáng điệu của người vừa tiếp chuyện với tôi, người ta có thể tin được là không phải chỉ có cộng sản trong Chánh Phủ Cộng Hòa Lâm Thời Miền Nam ( GRP ), một chánh phủ mà người ta không biết được gì nhiều. Tôi nói:
- "Nhìn bộ quân phục của ông, tôi nghĩ ông là một quân nhân. Các ông tranh đấu cho lý tưởng của các ông, thì tôi cũng tranh đấu cho lý tưởng của tôi, làm sao các ông lại trách tôi được? Ngoài ra, vì tôi là một người có đạo Thiên Chúa, là con người "duy tâm", cho nên là kẻ thù của con người "duy vật" dù người nầy ở về phía chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa mác xít cũng vậy thôi. Tôi không phải đến đây để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, mà đến đây vì tình nghĩa với một nước Việt Nam đang trong đau khổ, một quốc gia mà tôi xem như quê hương thứ hai của tôi, một quốc gia mà tôi hằng chúc cho luôn được hạnh phúc...".( Hai chữ Việt Nam ở đây, cũng như trong toàn bộ quyển sách nầy, tác giả chỉ có ý muốn nói là Miền Nam Việt Nam, là Việt Nam Cộng Hòa- chú thích của dịch giả-)
Anh ta chăm chú nghe tôi nói, mắt nhìn thẳng lên cao. Rồi anh ta đứng dậy, tôi tưởng là cuộc tiếp kiến như vậy là đã xong nên tôi cũng đứng dậy. Nhưng anh ta đi lại đứng ngay trước mặt tôi, ngay giữa phòng khách, thẳng người trong tư thế đứng "nghiêm" và nói với tôi rằng:
- "Thưa đại tướng, chúng tôi rất cảm động về những lời chúc phúc cho nước Việt Nam của đại tướng, và chúng tôi đoan chắc với đại tướng là chúng tôi luôn luôn xem đại tướng là một quân nhân thẳng thắng và trung thực."
Và anh ta đưa tay ra cho tôi bắt.
Không thể nghĩ là tôi rất cảm động đến độ nào, tôi bước ra cửa và đi vào hành lang đã đưa tôi đến đây lúc nãy. Nhưng người ta gọi tôi lại: có ai đó đã cho một lệnh ngắn gọn để mở cửa danh dự của Bộ Ngoại Giao cho tôi ra, và tôi từ từ bước đi, đầu ngẩng cao, hai lồng ngực thở phồng lên đầy kiêu hãnh, với cả một sự chững chạc không thể tả được.
Ngày hôm sau, tại Tân sơn Nhứt, sau một lúc chờ đợi, tôi được lên chiếc Illyouchine cùng với gần 40 nhà báo. Trên phi cơ, một sĩ quan đi kèm theo tôi đã nhã nhặn hỏi và thu lại bản văn trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam, làm cho tôi cụt hứng không còn có thể treo vào tủ kính bảo tàng của tôi được nữa, bên cạnh tờ giấy trả tự do ra khỏi nhà tù "La Santé" của tôi. Tiếc thật!
Phi cơ có vẻ không được bảo đảm cho lắm. Khó nhọc lắm nó mới cất cánh lên được. Ở dưới kia là thành phố Sài Gòn với những đại lộ thẳng tấp giữa những khúc quanh co uốn khúc của con sông Sài Gòn và cả một vùng đồng ruộng với những con rạch nhỏ ôm lấy cảnh vật như một con bạch tuột to lớn giữa những ruộng lúa xanh um đầy nước phản chiếu lóng lánh ánh sáng của mặt trời buổi bình minh.... Rồi không còn thấy được bóng dáng một người nào nữa, và bây giờ thì đến màu xanh lục của núi rừng...Xa xa, một lần chót tôi còn thấy hòn ngọc của Viễn Đông trong một vũng bọt bèo u ám, một làn sương mù trắng xóa bốc lên từ mặt đất như một vành khăn tang....
Thế là tôi đương nhiên rời khỏi Việt Nam vĩnh viễn rồi: Nước Việt Nam từ đây đã là một trong những nước mà tôi và những bạn bè của tôi đã tổn phí quá nhiều, một nước mà tôi bị cấm không bao giờ được bước chân trở lại đó nữa, một nước mà nơi đó vẫn còn trái tim của tôi, ôi! tương tự như tôi đã bị lưu đày ra khỏi cuộc sống của chính bản thân tôi vậy.... Và tiếc thay không ở đâu có được những cây phượng vĩ đỏ rực, những cây hoa sứ trắng ngát hương thơm như ở quốc gia Việt Nam nầy, một quốc gia mà đâu đâu cũng chỉ thấy có một vẻ đẹp yêu kiều và mỹ lệ . Xa rồi, xa lắm rồi, bây giờ nước Việt Nam đã không còn nữa rồi ! Người ta không còn thấy được gương mặt đầy lệ, không còn nghe được tiếng thổn thức sâu xa thống khổ của quốc gia nầy nữa, quốc gia nầy đã phải đau đớn tự chôn sống mình trong một nấm mồ kín không còn cách gì có thể chui ra được nữa.
Người ta sẽ không còn thấy được những cái nhìn van xin của dân chúng nữa, cả đàn ông lẫn đàn bà, họ đưa cả hai tay ra hướng về chúng ta mắt đẫm lệ van nài:
- "Hãy cứu chúng tôi với ! Hãy cứu vớt đàn con chúng tôi với !"
Những người đàn bà nầy là những người có trình độ học thức đàng hoàng, giờ đây mắt họ sưng húp, vì không thể cầm lòng được nên phải khóc thật to lên cho vơi nổi đau khổ của mình. Còn những người đàn ông kia có ai bảo là không cứng rắn, nhưng trong một phút yếu lòng vì quá đau khổ nên khóc than run lên cả thân mình, van nài:
- " Hãy cho tôi xin một chiếu khán nhập cảnh.",
Hay một người nọ tỵ nạn trong bệnh viện Grall:
- "Tôi bé nhỏ quá, nhưng tôi là cựu trung sĩ phòng nhì của các ông, do vậy mà họ sẽ cắt cổ tôi. Nhưng mà ngay như nếu tôi có được một chiếu khán xuất cảnh thì làm sao tôi có đủ tiền để mua vé máy bay cho vợ và 8 đứa con của tôi đây ".
Và còn có những thanh niên nam nữ bế con khẩn thiết van nài:
- "Mua giùm tôi đứa con nầy đi ông ơi, Mua giùm tôi đi.."
Ở đây, "mua" có nghĩa là "nhận làm con nuôi" hay rộng hơn là "nhận chúng tôi đi".
"Và nước Pháp, còn nước Pháp nữa, nước Pháp đâu ?"
Họ hỏi với nhau trong một hy vọng gần như tuyệt vọng.
Nước Pháp ở quá xa, vâng thật quá xa ! Và Thượng Đế xem ra không thương xót những người khốn khổ nầy rồi !
-"Còn Đức Mẹ nữa, tại sao Mẹ để cho đến nông nổi nầy ? Tôi hỏi cha Diu, cha cai quản nhà thờ, vừa chỉ vào tượng hình lớn của Đức Mẹ Đồng Trinh, vị Nữ Vương của Hòa Bình, được dựng lên trước sân rộng của đại giáo đường, nơi mà ai cũng đến tôn vinh Người, không phân biệt có đi đạo hay không đi đạo.
- " Đức Mẹ Người không bỏ chúng ta đâu. Họ cũng sẽ phải trở về đạo mà thôi,và sẽ trở lại với đầy đủ tình cảm của con người." Cha nói như vậy.
Và như thế là hy vọng đã trở thành vô vọng .
Và như thế là Việt Nam , Cam Bốt và một ngày gần đây nhất là Lào, tất cả đều nằm trong một địa ngục trần gian. Nước Việt Nam sẽ đi đến một sự thống nhất đất nước trong một thời gian nào đó mà thôi, chắc không khó khăn gì, nhưng mà thời gian ở đây xem chừng như vô hạn định, không tính không đếm gì được cả. Chắc chắn trên toàn bán đão Đông Dương cũng sẽ có những tiến trìnhnhư thế thôi, không chừng còn các quốc gia lân cận nữa là đằng khác ! Nhưng mà người ta chỉ ngẫu nhiên mà nói ra vậy thôi, coi như đó là một kỹ niệm đau buồn không nên nhắc tới......
HELSINKI , BA THÁNG SAU....
Sự việc và con người đi qua quá nhanh.
Nước Việt Nam vừa bị bức tử không bao lâu, hồn linh của quốc gia nầy rất tiếc không còn ở đây để đưa tay lịch sự chận cây bút của các vị nguyên thủ của 37 quốc gia lại, khi họ ký vào một hiệp ước an ninh quốc tế tại Helselki.
Trong tập tài liệu dày 160 trang, mà có người tò mò đã tính thử ra giá của mỗi chữ là 400.000 quan Pháp, người ta quy định là "các nước đã ký vào hiệp ước nầy phải cam kết tôn trọng nền an ninh và hòa bình của nhau, không được xen vào những việc nội bộ của các nước khác, không xâm phạm biên giới của nhau mà phải giải quyết mọi tranh chấp qua đường lối ngoại giao."
Liên Xô đã ký vào hiệp ước nầy. Hoa Kỳ và Pháp cũng đã ký vào hiệp ước nầy. Cả ba quốc gia nầy, ba tháng trước đây đã là đồng lỏa với nhau. Qua viện trợ chiến cụ vũ khí đạn dược, qua sự phản bội hèn hạ, họ đã đưa cả một quốc gia và cả mấy chục triệu người đi vào sự chết chóc đau khổ. Chính họ đã ký tên bảo đãm cho việc thi hành Hiệp Định Paris 1973 về ngừng bắn và tái lập hòa bình ở Việt Nam, và cũng chính họ đã im lặng không nói lên một tiếng nào, làm nhục nhã những gì mà họ đẵ ký tên bảo đãm.
Liên Xô thì xoa tay vui vẻ: họ đã đạt được thành quả gần đây nhất, chiến thắng Sài Gòn. Hậu phương của họ đã quá vững vàng giúp họ điều kiện tiếp tục đi tới xa hơn nữa. Các nước khác thì cười thích chí với những vị thiên thần đen của họ, những người đã "hứa" cho họ "hòa bình" ! Họ đã thõa mãn lắm rồi với tất cả sự ngây thơ đầy tội lỗi của họ, nhưng liệu họ có còn là những người lính bảo vệ nền hòa bình cho các nước anh em của họ nữa hay không ?
Những người Việt Nam còn ở lại bên kia phương trời thì chỉ có hai con đường: một là phải cố chịu đựng, hai là phải chịu chết mà thôi. Không còn một ão tưởng nào nữa, chắc chắn là phải như vậy rồi ! Trong vòng sáu tháng, một năm, hai năm....tất cả, phải, tất cả dân chúng bên đó hoặc sẽ là cộng sản, hoặc sẽ vào các trại tù lao động khổ sai dài hạn, các "trại tập trung cải tạo", (một mỹ từ hèn hạ mà cộng sản dùng để che dấu bỉ ổi sự đau thương thống khổ của người tù), hoặc sẽ vào "bưng biền" đang được tổ chức, hoặc sẽ chết... Như một người bạn già của tôi bên đó đã viết cho tôi:
- "Trong tình hình nầy thì bọn trẻ sẽ có thể quen dần được, họ còn biết làm sao hơn: "tính trẻ bồng bột thường dễ bị khích động, và còn có thể ham vui chạy theo nhất thời nữa.... cho đến một lúc nào đó sẽ tự mình giết chết cuộc đời mình vì một lý tưởng mà cộng sản đang cố nhồi nhét áp đặt cho họ. Hay cũng có thể một ngày nào đó họ sẽ nổi dậy vì thấy được hình bóng sau cùng của một thời thật sự hạnh phúc xa xưa đã bị cộng sản phá tan đập nát. Còn bọn người có tuổi như chúng tôi thì không sao chấp nhận được, khi phải chịu cúi đầu tự hạ mình để được sống nhục nhã. Chúng tôi phải chịu sống cực sống khổ để còn cầu nguyện xinTử Thần rước mình đi càng sớm càng tốt, sớm giải thoát chúng tôi khỏi cơn ác mộng nầy. Tôi là một người Phật giáo, mà tôi phải cầu nguyện Chúa Jésus của người Thiên Chúa giáo các anh, một Vị Thiên Chúa duy nhất có thể hiểu cho chúng tôi, vì muốn cứu bá tánh vạn dân nên Người đã chấp nhận một cái chết trong sự nhục nhã đau thương như của chúng tôi. Nhưng cũng có thể hương vị của sự Tự Do còn chưa "chết" hẳn, sẽ tạo ra được một vài hùng khí mới mà người ta đã có thấy phảng phất được đâu đây..."
Đối với những người đã chạy được ra khỏi nơi đây, những người đã được ở ngoại quốc từ trước rồi, hay những người vào giờ phút chót lên được trực thăng hoặc hạm đội Hoa Kỳ... họ sẽ phiêu bạt đến một nơi vô định nào đó thôi, một nơi mà họ thường hay bị xô đuổi ra khi họ tìm cách đổ bộ vào hơn là "được" vui vẻ tiếp nhận . Họ không đòi hỏi gì cao xa mà chỉ cầu xin cho họ không vì đói hay vì buồn khổ mà chết, để rồi sau đó với hai bàn tay trắng, với một trái tim còn đang mang quá nhiều thương tích, với một nổi buồn vô tận, họ sẽ ngây thơ khờ khạo xin người ta ban cho họ một ơn huệ, một ước nguyện cuối cùng là được có một quê hương thứ hai.
Đối với người Pháp, họ là hình ảnh sống của một sự ăn năn hối lỗi của chúng ta. Nhưng với một năng lực cứng rắn không dễ gì bị gãy đổ, với một sức sống kỳ diệu, một đức tánh hằng còn của người dân Việt, cuối cùng họ sẽ đứng dậy một ngày đẹp trời nào đó như những cây sậy sau cơn gió bảo mà thôi. Phải chăng đôi khi người Pháp chúng ta cũng nên nghe họ để cho lương tâm chúng ta được nhẹ đi phần nào. Nhưng mà với một nhân phẩm thiên phú, họ sẽ sống chia sớt với nhau trong sự nghèo đói mà không van xin một sự thương xót nào của bất cứ ai, họ sẽ vượt qua được khó khăn và hội nhập dễ dàng với xã hội chúng ta, cho con cái học hành đến nơi đến chốn, và thế hệ con cháu của họ sẽ có một chỗ đứng tốt trong mọi tầng lớp xã hội của chúng ta, và những chỗ cao nhất nữa là khác. Đó là những gì họ đã làm, những người trong một niềm tuyệt vọng đã xin nước Pháp chúng ta cho họ được tỵ nạn năm 1954-55. Đó là một bài học mà chúng ta phải cám ơn họ.
Rồi đây chắc cũng phải có một vài người sẽ trở lại Việt Nam . Vì đã có một vài điện tín được cho gởi đi, dĩ nhiên để cho biết tin tức gia đình, nhưng đoạn chót của điện tín phải có kèm theo một câu của chánh quyền cộng sản: "Về ngay đi, gia đình đang mong đợi". Vì có biết bao thảm cảnh của sự chia tay. Có thảm cảnh của một chú bạn trẻ khi tôi mang về cho anh ta một tấm ảnh nhỏ có hình của vợ và ba đứa con nhỏ kháu khĩnh của anh, anh ta lăn ra khóc lóc, rồi xin lỗi, rồi nói: "Thôi rồi không bao giờ nữa rồi, không bao giờ tôi còn gặp lại vợ con tôi nữa rồi, không bao giờ....không bao giờ nữa rồi...." Và cũng là một thảm cảnh gia đình bị ly tán, nhất là đối với các bà mẹ, những người chỉ có một tình thương con ngập tràn trong tạng phủ, họ không bao giờ chấp nhận phải xa rời khỏi những đứa con thân yêu của họ: "Không, không, tôi không cần biết chánh trị là cái gì hết, tôi cũng không sợ phải sống khổ sở vì chuyện đó, tôi chỉ không muốn sống xa các con tôi thôi .." Và như thế là sẽ có vài người bị tình cảm chi phối trở về với sự thống khổ...
(Lời chú thích thêm của dịch giả: Tác giả tiên liệu quá đúng. Có những người đã vì người thân mà trở về. Nhưng thay vì được sống đoàn tụ với vợ đẹp con ngoan thì lại được công an cộng sản đưa đi sống đoàn tụ ngay tức khắc với anh chị em tù nhân chánh trị trong các trại tù hắc ám xa xôi ở Miền Bắc, có nhiều người đã phải chịu đau khổ, nhẫn nhục "gở đủ từ 15 đến 20 cuốn lịch" đầy mồ hôi và nước mắt, vì cộng sản khẳng định là những người nầy là tình báo CIA của đế quốc Mỹ cho trở lộn về Việt Nam công
tác. Điển hình là những anh em quay về với tàu Việt Nam Thương Tín từ đảo Guam.)
Trong vòng mười năm, hai mươi năm nữa, xuyên qua một sơ hở nào đó của chế độ, hay một kẻ hở nào đó của "bức màng chì" (nguyên tác) đang bao trùm nước Việt Nam từ nay, người ta chắc chắn sẽ được nghe những tiếng rên nức nở, những tiếng thét kinh hoàng, những hơi thở hấp hối, và những tiếng thở dài âu lo não nuột, giống hệt như tại các nước cộng sản có chế độ độc tài khác trên thế giới ngày nay.
Nhưng mà lúc đó thì còn có ai động lòng thương xót ai nữa đâu? Người ta không thể làm gì hơn được, vì người ta còn có rất nhiều sự việc khác quan trọng hơn đang làm cho người ta bối rối hơn. Như vậy sẽ đòi hỏi một số dân tộc phải tự lo liệu lấy mình. Để đối phó với một hoàn cảnh đau thương thống khổ tương tự thì chỉ có quyền lực và một sự cẩn mật cảnh giác mới mong cứu vãn được mà thôi, một điều mà cho đến giờ nầy những người có trách nhiệm chưa ai nhận thấy được.
Đối với những người Pháp nào vừa lần lượt chạy thoát khỏi địa ngục ở Đông Dương, chúng ta sẽ gặp họ, sẽ thấy là họ đang âm thầm phẩn uất vì thái độ thờ ơ lạnh nhạt của số đông người Pháp chúng ta, và rất oán hận những người Pháp khác đã từ chối không cần biết đến thảm cảnh của họ, không biết gì gọi là bổn phận và không giúp đở được cho họ một tí gì.
Những người nầy còn giữ mãi trong lòng họ một sự nhớ nhung tha thiết đối với quốc gia Việt Nam xa xôi bị bỏ rơi kia, coi như một sự "nhớ nhà" thật sự mà chỉ có họ mới hiểu nổi mà thôi.
Còn những quân nhân Pháp nữa, những người lính già nua đã từng chịu tang cho một số không ít quốc gia mà họ bắt buộc phải có một tình thương, những quốc gia mà nước Pháp đã trao cho họ nhiệm vụ phải bảo vệ, nhưng rồi họ cũng bị bắt buộc phải rời khỏi các nơi nầy. Nổi buồn phiền của họ càng ngày càng tăng vì những kinh nghiệm của họ trở thành vô ích, những kinh nghiệm mà không bao giờ được một ai muốn nghe tới, trong khi đó thì những cuộc vui chơi không ngừng cứ tự nhiên được tiếp tục ngay trước mắt họ (cũng có thể người ta muốn mượn cái say để khỏi phải nghe phải thấy). Họ biết, họ biết rõ là bánh xe lịch sử khắc nghiệt sẽ cứ thản nhiên lăn tới, và nó đã bắt đầu lăn rồi, đó cũng là một điều rất là hợp lý vậy.
Nhưng họ cũng biết - và họ rất đau khổ mà tin tưởng như vậy - biết là thế giới ngày nay chỉ còn trông chờ ở nước Pháp, không phải vì nước Pháp chúng ta có một sức mạnh vật chất, mà vì họ kỳ vọng sức mạnh đạo đức của quốc gia nầy, một ngày nào đó sẽ được đánh thức dậy. Vì thế cho nên những người chiến binh già nầy vẫn còn giữ mãi trong trái tim cằn cổi của mình hình ảnh của đất nước Việt Nam, một nước Việt Nam mà họ rất thương yêu, một nước Việt Nam "đã chết" mất rồi !!!!!!!! (xin hiểu là VNCH)
Xin giả biệt nước Việt Nam thân yêu ! Chúng ta không bao giờ gặp lại nhau được nữa rồi ! Ôi Việt Nam ! Chúng tôi sẽ giữ mãi hình bóng của Việt Nam trong lòng, giữ mãi hương vị ngọt ngào của hai chữ Tự Do mà Việt Nam đã gieo sâu vào lòng chúng tôi khi chúng tôi còn vì Việt Nam mà tranh đấu cho Tự Do và Hy Vọng.....
Đến đây tác giả xin lỗi bạn đọc tự thuật lại những gì đã xảy ra cho chính mình.
Như thế là tôi đã đến Việt Nam, vừa mang nhãn hiệu phóng viên của tuần báo "Carrefour" để dễ đi săn tin biến cố, vừa có sự ủy thác của "Hội Chiến Binh Liên Hiệp Pháp" để thiết lập một đường dây cứu trợ cho những người tỵ nạn và những nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc nầy.
Sau ngày 30/4, chiếu theo những bản "yết thị" của đương kiêm chánh quyền được dán lên khắp các đường phố, tôi chỉ còn cách là phải đi trình diện để cho họ kiểm kê như tất cả mọi người khác. Khi đã điền và nộp xong các giấy tờ, tôi được bảo cho biết là ngày mai tôi lại phải đến đây để nhận một "biên nhận", giấy nầy được coi như là "giấy phép thông hành" dùng đi trong thành phố.
Ngày hôm sau, trong lúc tất cả những người khác đều nhận được giấy thông hành của họ thì tôi được thông báo là giấy của tôi chưa ký xong.
- "Ngày mai ?" Tôi hỏi.
- "Đâu có biết được" Họ trả lời ỡm ờ.
- "Ngày mốt ?" Tôi lại hỏi.
- "Nếu muốn biết thì ông nên hỏi ông ủy viên chánh trị, người mà ông thấy đang đứng ngoài sân kia kìa ", một người con gái dễ thương vừa ngạo nghễ nói với tôi như vậy, vừa nói vừa đưa tay chỉ một người đàn ông nhỏ con mập mạp đang xách một chiếc cập da trên tay.
Tôi đi lại gặp ông ta trong lúc ông ta đang tiếp chuyện với hai người Anh. Để trả lời câu hỏi "đến bao giờ thì tôi có thể lại đây nhận giấy thông hành của tôi được", thì như một thầy tướng số ông ta đáp :
- "Ông là Tướng Vanuxem, ông không bao giờ có được giấy thông hành, và ông phải biết là tại sao rồi."
- "Vì ông nói với cái giọng điệu nầy, tôi sẽ báo cho Đại Sứ của tôi biết vậy." tôi trả lời ngay.
Trong lúc tôi rời khỏi nơi đây, ông ta còn nói với hai người Anh mà ông ta đang còn tiếp chuyện, cố ý nói lớn tiếng để cho tôi nghe thấy :
- "ông tướng nầy có hai bàn tay dính đầy máu !"
Tôi quay lại tức khắc và chỉ thẳng vào mặt ông ta, tôi nói:
- "Tôi không cho ông được phép nói như thế.."
Ông ta bỏ đi nhanh vào văn phòng.
Ông Đại Sứ tiếp tôi sau một vài phút chờ đợi. Ông khuyên tôi nên bình tĩnh và mời tôi sang văn phòng bên cạnh để ghi tên mà không nên ghi nghề nghiệp. Đó là một đòn mưu mẹo của ông thôi, vì ông không thể cho tôi một chỗ trú trong tòa đại sứ, nơi đó ngoài quyền ưu đãi miễn trừ của ông và của 13 nhơn viên phòng vệ ra, ông bắt buộc phải trao tôi ngay cho họ nếu họ đòi hỏi. (Tại Phnom Penh, sự kiện đã xảy ra cho thấy là chẳng những không có một tý gì gọi là an ninh trong tòa đại sứ, bởi vì cuối cùng người ta đã phải trao lại những người mà cộng sản đòi hỏi, nếu không thì tòa đại sứ sẽ bị đóng cửa ngay. Sau đó những người được trao trả bị hành quyết ngay tại chỗ). Tôi cũng thử làm theo lời ông Đại Sứ. Công việc xem ra cũng có kết quả. Tôi mới nghĩ ra rằng ông Đại sứ của mình có lý, và tôi đã có ý nghĩ không mấy tốt đối với Bộ Ngoại Giao.
Như vậy là tôi trở lại lần nữa. Một ủy viên chánh trị tiếp tôi lần nầy, vẫn với thái độ hằn học:
- "Chính ông là đại tá Vanuxem? (phải chăng một phút kỷ niệm của Miền Bắc Việt đã làm cho tôi trẻ lại, trở lại cấp bậc đại tá ?), ông đã giết quá nhiều người Việt Nam . Ông là một tội phạm chiến tranh. Ông sẽ được xét xử, và chánh phủ của chúng tôi sẽ không bao giờ tha cho ông đâu, không, không, không bao giờ tha đâu."
Đại Sứ Pháp nhấn mạnh một lần nữa để tôi không xin tạm trú tại tòa đại sứ, và tôi đành âm thầm ẩn náu tại nhà một người giáo sư bạn tôi, một trong vài dãy nhà dành cho những người Pháp phục vụ cho các chương trình hợp tác văn hóa, các dãy nhà nầy tuy được đặt dưới sự bảo vệ an ninh của Pháp, nhưng xem có vẻ bấp bênh lắm. Thời gian trôi qua...Sự kín đáo coi như được giữ gìn đúng cách. Sáng ngày thứ sáu hôm đó, người ta tin cho tôi biết là có một máy bay Illyouchine sấp sửa đáp xuống sân bay Tân sơn Nhứt, phi cảng của Sài Gòn, và sẽ ra đi, qua Vientiane (Lào) với khoản 40 nhà báo Pháp. Ai cũng thấy thèm muốn được đi nhưng người ta nói là vì lý do kỹ thuật, chuyến bay đó sẽ phải được dời lại đến ngày hôm sau.
Chiều hôm đó, vào khoản 5 giờ, giờ Sài Gòn, người ta đến tận nhà tôi đang ở, nơi mà cho đến giờ nầy tôi vẫn tưởng là kín đáo không ai biết, để giao cho tôi một phong bì lớn, gọi tôi đến trình diện tại Bộ Ngoại Giao vào lúc 8 giờ tối cùng ngày. Thật là kỳ lạ, vì vào giờ nầy lẽ ra Bộ Ngoại Giao phải đóng cửa nghỉ vắng tanh rồi! Tôi điện thoại cho vị Tùy Viên Quân Sự Pháp để cho có người biết việc nầy, và với một bộ quần áo thật đẹp, chiếc cà vạt thắt thật vừa vặn, tôi đến Bộ Ngoại Giao, trình diện ngay tại cửa dành riêng cho dân chúng.
Một người có lẽ là công chức đang đứng đợi tôi ở đó. Anh ta dẫn tôi đi vòng vo quanh các hành lang phía bên kia tòa nhà để đưa tôi vào một phòng khách lớn mà tôi biết rất rõ, vì đây là nơi mà tôi đã được các vị bộ trưởng trước kia thường tiếp kiến. Một cô gái đẹp tại đây nhận ra tôi: "Ồ, tôi biết ông nhiều, tôi thường thấy ông ở đây, tôi là thông dịch viên ở đây từ lâu rồi". Ngay sau đó một người đàn ông bước vào phòng. Ông nầy cao lớn so với người VN bình thường, thân hình như một lực sĩ, gương mặt bình thản không có vẻ gì là Á Đông cả, với một mái tóc chải rất đẹp, mặc quân phục màu xanh lá cây mà không có đeo cấp bậc. Không nói một câu, anh ta khoát tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống một ghế dài và sau đó anh ta cũng ngồi xuống bên cạnh tôi. Anh ta bắt đầu bằng một diễn văn bằng tiếng Việt và cô gái thông dịch lại rất chính xác:
- "Ông là đại Tướng Vanuxem. Ông đã cố tình vào Việt Nam, gian dối lấy cớ là hành động nhơn đạo, nhưng thật ra ông đến đây để bảo vệ quyền lợi của "thực dân mới" Hoa Kỳ và giúp cho lực lượng của chánh phủ bù nhìn. Do vậy mà Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã có quyết định trục xuất ông ra khỏi lãnh thổ Việt Nam . Đây tôi đọc cho ông nghe bản văn trục xuất liên quan đến trường hợp của ông."
Như thế là xong.
- "Ngày mai, 6 giờ sáng giờ Hà Nội, tức là 7 giờ sáng giờ Sài Gòn, ông phải ra sân bay Tân sơn Nhứt bằng phương tiện của ông, với 120 đô la, tiền ông phải trả cho chuyến bay Illyouchine, chỗ ngồi đồng hạng, để đưa ông đến Vientiane."
Tuy nhiên tôi bắt buộc phải trả lời. Nhìn cử chỉ và dáng điệu của người vừa tiếp chuyện với tôi, người ta có thể tin được là không phải chỉ có cộng sản trong Chánh Phủ Cộng Hòa Lâm Thời Miền Nam ( GRP ), một chánh phủ mà người ta không biết được gì nhiều. Tôi nói:
- "Nhìn bộ quân phục của ông, tôi nghĩ ông là một quân nhân. Các ông tranh đấu cho lý tưởng của các ông, thì tôi cũng tranh đấu cho lý tưởng của tôi, làm sao các ông lại trách tôi được? Ngoài ra, vì tôi là một người có đạo Thiên Chúa, là con người "duy tâm", cho nên là kẻ thù của con người "duy vật" dù người nầy ở về phía chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa mác xít cũng vậy thôi. Tôi không phải đến đây để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, mà đến đây vì tình nghĩa với một nước Việt Nam đang trong đau khổ, một quốc gia mà tôi xem như quê hương thứ hai của tôi, một quốc gia mà tôi hằng chúc cho luôn được hạnh phúc...".( Hai chữ Việt Nam ở đây, cũng như trong toàn bộ quyển sách nầy, tác giả chỉ có ý muốn nói là Miền Nam Việt Nam, là Việt Nam Cộng Hòa- chú thích của dịch giả-)
Anh ta chăm chú nghe tôi nói, mắt nhìn thẳng lên cao. Rồi anh ta đứng dậy, tôi tưởng là cuộc tiếp kiến như vậy là đã xong nên tôi cũng đứng dậy. Nhưng anh ta đi lại đứng ngay trước mặt tôi, ngay giữa phòng khách, thẳng người trong tư thế đứng "nghiêm" và nói với tôi rằng:
- "Thưa đại tướng, chúng tôi rất cảm động về những lời chúc phúc cho nước Việt Nam của đại tướng, và chúng tôi đoan chắc với đại tướng là chúng tôi luôn luôn xem đại tướng là một quân nhân thẳng thắng và trung thực."
Và anh ta đưa tay ra cho tôi bắt.
Không thể nghĩ là tôi rất cảm động đến độ nào, tôi bước ra cửa và đi vào hành lang đã đưa tôi đến đây lúc nãy. Nhưng người ta gọi tôi lại: có ai đó đã cho một lệnh ngắn gọn để mở cửa danh dự của Bộ Ngoại Giao cho tôi ra, và tôi từ từ bước đi, đầu ngẩng cao, hai lồng ngực thở phồng lên đầy kiêu hãnh, với cả một sự chững chạc không thể tả được.
Ngày hôm sau, tại Tân sơn Nhứt, sau một lúc chờ đợi, tôi được lên chiếc Illyouchine cùng với gần 40 nhà báo. Trên phi cơ, một sĩ quan đi kèm theo tôi đã nhã nhặn hỏi và thu lại bản văn trục xuất tôi ra khỏi Việt Nam, làm cho tôi cụt hứng không còn có thể treo vào tủ kính bảo tàng của tôi được nữa, bên cạnh tờ giấy trả tự do ra khỏi nhà tù "La Santé" của tôi. Tiếc thật!
Phi cơ có vẻ không được bảo đảm cho lắm. Khó nhọc lắm nó mới cất cánh lên được. Ở dưới kia là thành phố Sài Gòn với những đại lộ thẳng tấp giữa những khúc quanh co uốn khúc của con sông Sài Gòn và cả một vùng đồng ruộng với những con rạch nhỏ ôm lấy cảnh vật như một con bạch tuột to lớn giữa những ruộng lúa xanh um đầy nước phản chiếu lóng lánh ánh sáng của mặt trời buổi bình minh.... Rồi không còn thấy được bóng dáng một người nào nữa, và bây giờ thì đến màu xanh lục của núi rừng...Xa xa, một lần chót tôi còn thấy hòn ngọc của Viễn Đông trong một vũng bọt bèo u ám, một làn sương mù trắng xóa bốc lên từ mặt đất như một vành khăn tang....
Thế là tôi đương nhiên rời khỏi Việt Nam vĩnh viễn rồi: Nước Việt Nam từ đây đã là một trong những nước mà tôi và những bạn bè của tôi đã tổn phí quá nhiều, một nước mà tôi bị cấm không bao giờ được bước chân trở lại đó nữa, một nước mà nơi đó vẫn còn trái tim của tôi, ôi! tương tự như tôi đã bị lưu đày ra khỏi cuộc sống của chính bản thân tôi vậy.... Và tiếc thay không ở đâu có được những cây phượng vĩ đỏ rực, những cây hoa sứ trắng ngát hương thơm như ở quốc gia Việt Nam nầy, một quốc gia mà đâu đâu cũng chỉ thấy có một vẻ đẹp yêu kiều và mỹ lệ . Xa rồi, xa lắm rồi, bây giờ nước Việt Nam đã không còn nữa rồi ! Người ta không còn thấy được gương mặt đầy lệ, không còn nghe được tiếng thổn thức sâu xa thống khổ của quốc gia nầy nữa, quốc gia nầy đã phải đau đớn tự chôn sống mình trong một nấm mồ kín không còn cách gì có thể chui ra được nữa.
Người ta sẽ không còn thấy được những cái nhìn van xin của dân chúng nữa, cả đàn ông lẫn đàn bà, họ đưa cả hai tay ra hướng về chúng ta mắt đẫm lệ van nài:
- "Hãy cứu chúng tôi với ! Hãy cứu vớt đàn con chúng tôi với !"
Những người đàn bà nầy là những người có trình độ học thức đàng hoàng, giờ đây mắt họ sưng húp, vì không thể cầm lòng được nên phải khóc thật to lên cho vơi nổi đau khổ của mình. Còn những người đàn ông kia có ai bảo là không cứng rắn, nhưng trong một phút yếu lòng vì quá đau khổ nên khóc than run lên cả thân mình, van nài:
- " Hãy cho tôi xin một chiếu khán nhập cảnh.",
Hay một người nọ tỵ nạn trong bệnh viện Grall:
- "Tôi bé nhỏ quá, nhưng tôi là cựu trung sĩ phòng nhì của các ông, do vậy mà họ sẽ cắt cổ tôi. Nhưng mà ngay như nếu tôi có được một chiếu khán xuất cảnh thì làm sao tôi có đủ tiền để mua vé máy bay cho vợ và 8 đứa con của tôi đây ".
Và còn có những thanh niên nam nữ bế con khẩn thiết van nài:
- "Mua giùm tôi đứa con nầy đi ông ơi, Mua giùm tôi đi.."
Ở đây, "mua" có nghĩa là "nhận làm con nuôi" hay rộng hơn là "nhận chúng tôi đi".
"Và nước Pháp, còn nước Pháp nữa, nước Pháp đâu ?"
Họ hỏi với nhau trong một hy vọng gần như tuyệt vọng.
Nước Pháp ở quá xa, vâng thật quá xa ! Và Thượng Đế xem ra không thương xót những người khốn khổ nầy rồi !
-"Còn Đức Mẹ nữa, tại sao Mẹ để cho đến nông nổi nầy ? Tôi hỏi cha Diu, cha cai quản nhà thờ, vừa chỉ vào tượng hình lớn của Đức Mẹ Đồng Trinh, vị Nữ Vương của Hòa Bình, được dựng lên trước sân rộng của đại giáo đường, nơi mà ai cũng đến tôn vinh Người, không phân biệt có đi đạo hay không đi đạo.
- " Đức Mẹ Người không bỏ chúng ta đâu. Họ cũng sẽ phải trở về đạo mà thôi,và sẽ trở lại với đầy đủ tình cảm của con người." Cha nói như vậy.
Và như thế là hy vọng đã trở thành vô vọng .
Và như thế là Việt Nam , Cam Bốt và một ngày gần đây nhất là Lào, tất cả đều nằm trong một địa ngục trần gian. Nước Việt Nam sẽ đi đến một sự thống nhất đất nước trong một thời gian nào đó mà thôi, chắc không khó khăn gì, nhưng mà thời gian ở đây xem chừng như vô hạn định, không tính không đếm gì được cả. Chắc chắn trên toàn bán đão Đông Dương cũng sẽ có những tiến trìnhnhư thế thôi, không chừng còn các quốc gia lân cận nữa là đằng khác ! Nhưng mà người ta chỉ ngẫu nhiên mà nói ra vậy thôi, coi như đó là một kỹ niệm đau buồn không nên nhắc tới......
HELSINKI , BA THÁNG SAU....
Sự việc và con người đi qua quá nhanh.
Nước Việt Nam vừa bị bức tử không bao lâu, hồn linh của quốc gia nầy rất tiếc không còn ở đây để đưa tay lịch sự chận cây bút của các vị nguyên thủ của 37 quốc gia lại, khi họ ký vào một hiệp ước an ninh quốc tế tại Helselki.
Trong tập tài liệu dày 160 trang, mà có người tò mò đã tính thử ra giá của mỗi chữ là 400.000 quan Pháp, người ta quy định là "các nước đã ký vào hiệp ước nầy phải cam kết tôn trọng nền an ninh và hòa bình của nhau, không được xen vào những việc nội bộ của các nước khác, không xâm phạm biên giới của nhau mà phải giải quyết mọi tranh chấp qua đường lối ngoại giao."
Liên Xô đã ký vào hiệp ước nầy. Hoa Kỳ và Pháp cũng đã ký vào hiệp ước nầy. Cả ba quốc gia nầy, ba tháng trước đây đã là đồng lỏa với nhau. Qua viện trợ chiến cụ vũ khí đạn dược, qua sự phản bội hèn hạ, họ đã đưa cả một quốc gia và cả mấy chục triệu người đi vào sự chết chóc đau khổ. Chính họ đã ký tên bảo đãm cho việc thi hành Hiệp Định Paris 1973 về ngừng bắn và tái lập hòa bình ở Việt Nam, và cũng chính họ đã im lặng không nói lên một tiếng nào, làm nhục nhã những gì mà họ đẵ ký tên bảo đãm.
Liên Xô thì xoa tay vui vẻ: họ đã đạt được thành quả gần đây nhất, chiến thắng Sài Gòn. Hậu phương của họ đã quá vững vàng giúp họ điều kiện tiếp tục đi tới xa hơn nữa. Các nước khác thì cười thích chí với những vị thiên thần đen của họ, những người đã "hứa" cho họ "hòa bình" ! Họ đã thõa mãn lắm rồi với tất cả sự ngây thơ đầy tội lỗi của họ, nhưng liệu họ có còn là những người lính bảo vệ nền hòa bình cho các nước anh em của họ nữa hay không ?
Những người Việt Nam còn ở lại bên kia phương trời thì chỉ có hai con đường: một là phải cố chịu đựng, hai là phải chịu chết mà thôi. Không còn một ão tưởng nào nữa, chắc chắn là phải như vậy rồi ! Trong vòng sáu tháng, một năm, hai năm....tất cả, phải, tất cả dân chúng bên đó hoặc sẽ là cộng sản, hoặc sẽ vào các trại tù lao động khổ sai dài hạn, các "trại tập trung cải tạo", (một mỹ từ hèn hạ mà cộng sản dùng để che dấu bỉ ổi sự đau thương thống khổ của người tù), hoặc sẽ vào "bưng biền" đang được tổ chức, hoặc sẽ chết... Như một người bạn già của tôi bên đó đã viết cho tôi:
- "Trong tình hình nầy thì bọn trẻ sẽ có thể quen dần được, họ còn biết làm sao hơn: "tính trẻ bồng bột thường dễ bị khích động, và còn có thể ham vui chạy theo nhất thời nữa.... cho đến một lúc nào đó sẽ tự mình giết chết cuộc đời mình vì một lý tưởng mà cộng sản đang cố nhồi nhét áp đặt cho họ. Hay cũng có thể một ngày nào đó họ sẽ nổi dậy vì thấy được hình bóng sau cùng của một thời thật sự hạnh phúc xa xưa đã bị cộng sản phá tan đập nát. Còn bọn người có tuổi như chúng tôi thì không sao chấp nhận được, khi phải chịu cúi đầu tự hạ mình để được sống nhục nhã. Chúng tôi phải chịu sống cực sống khổ để còn cầu nguyện xinTử Thần rước mình đi càng sớm càng tốt, sớm giải thoát chúng tôi khỏi cơn ác mộng nầy. Tôi là một người Phật giáo, mà tôi phải cầu nguyện Chúa Jésus của người Thiên Chúa giáo các anh, một Vị Thiên Chúa duy nhất có thể hiểu cho chúng tôi, vì muốn cứu bá tánh vạn dân nên Người đã chấp nhận một cái chết trong sự nhục nhã đau thương như của chúng tôi. Nhưng cũng có thể hương vị của sự Tự Do còn chưa "chết" hẳn, sẽ tạo ra được một vài hùng khí mới mà người ta đã có thấy phảng phất được đâu đây..."
Đối với những người đã chạy được ra khỏi nơi đây, những người đã được ở ngoại quốc từ trước rồi, hay những người vào giờ phút chót lên được trực thăng hoặc hạm đội Hoa Kỳ... họ sẽ phiêu bạt đến một nơi vô định nào đó thôi, một nơi mà họ thường hay bị xô đuổi ra khi họ tìm cách đổ bộ vào hơn là "được" vui vẻ tiếp nhận . Họ không đòi hỏi gì cao xa mà chỉ cầu xin cho họ không vì đói hay vì buồn khổ mà chết, để rồi sau đó với hai bàn tay trắng, với một trái tim còn đang mang quá nhiều thương tích, với một nổi buồn vô tận, họ sẽ ngây thơ khờ khạo xin người ta ban cho họ một ơn huệ, một ước nguyện cuối cùng là được có một quê hương thứ hai.
Đối với người Pháp, họ là hình ảnh sống của một sự ăn năn hối lỗi của chúng ta. Nhưng với một năng lực cứng rắn không dễ gì bị gãy đổ, với một sức sống kỳ diệu, một đức tánh hằng còn của người dân Việt, cuối cùng họ sẽ đứng dậy một ngày đẹp trời nào đó như những cây sậy sau cơn gió bảo mà thôi. Phải chăng đôi khi người Pháp chúng ta cũng nên nghe họ để cho lương tâm chúng ta được nhẹ đi phần nào. Nhưng mà với một nhân phẩm thiên phú, họ sẽ sống chia sớt với nhau trong sự nghèo đói mà không van xin một sự thương xót nào của bất cứ ai, họ sẽ vượt qua được khó khăn và hội nhập dễ dàng với xã hội chúng ta, cho con cái học hành đến nơi đến chốn, và thế hệ con cháu của họ sẽ có một chỗ đứng tốt trong mọi tầng lớp xã hội của chúng ta, và những chỗ cao nhất nữa là khác. Đó là những gì họ đã làm, những người trong một niềm tuyệt vọng đã xin nước Pháp chúng ta cho họ được tỵ nạn năm 1954-55. Đó là một bài học mà chúng ta phải cám ơn họ.
Rồi đây chắc cũng phải có một vài người sẽ trở lại Việt Nam . Vì đã có một vài điện tín được cho gởi đi, dĩ nhiên để cho biết tin tức gia đình, nhưng đoạn chót của điện tín phải có kèm theo một câu của chánh quyền cộng sản: "Về ngay đi, gia đình đang mong đợi". Vì có biết bao thảm cảnh của sự chia tay. Có thảm cảnh của một chú bạn trẻ khi tôi mang về cho anh ta một tấm ảnh nhỏ có hình của vợ và ba đứa con nhỏ kháu khĩnh của anh, anh ta lăn ra khóc lóc, rồi xin lỗi, rồi nói: "Thôi rồi không bao giờ nữa rồi, không bao giờ tôi còn gặp lại vợ con tôi nữa rồi, không bao giờ....không bao giờ nữa rồi...." Và cũng là một thảm cảnh gia đình bị ly tán, nhất là đối với các bà mẹ, những người chỉ có một tình thương con ngập tràn trong tạng phủ, họ không bao giờ chấp nhận phải xa rời khỏi những đứa con thân yêu của họ: "Không, không, tôi không cần biết chánh trị là cái gì hết, tôi cũng không sợ phải sống khổ sở vì chuyện đó, tôi chỉ không muốn sống xa các con tôi thôi .." Và như thế là sẽ có vài người bị tình cảm chi phối trở về với sự thống khổ...
(Lời chú thích thêm của dịch giả: Tác giả tiên liệu quá đúng. Có những người đã vì người thân mà trở về. Nhưng thay vì được sống đoàn tụ với vợ đẹp con ngoan thì lại được công an cộng sản đưa đi sống đoàn tụ ngay tức khắc với anh chị em tù nhân chánh trị trong các trại tù hắc ám xa xôi ở Miền Bắc, có nhiều người đã phải chịu đau khổ, nhẫn nhục "gở đủ từ 15 đến 20 cuốn lịch" đầy mồ hôi và nước mắt, vì cộng sản khẳng định là những người nầy là tình báo CIA của đế quốc Mỹ cho trở lộn về Việt Nam công
tác. Điển hình là những anh em quay về với tàu Việt Nam Thương Tín từ đảo Guam.)
Trong vòng mười năm, hai mươi năm nữa, xuyên qua một sơ hở nào đó của chế độ, hay một kẻ hở nào đó của "bức màng chì" (nguyên tác) đang bao trùm nước Việt Nam từ nay, người ta chắc chắn sẽ được nghe những tiếng rên nức nở, những tiếng thét kinh hoàng, những hơi thở hấp hối, và những tiếng thở dài âu lo não nuột, giống hệt như tại các nước cộng sản có chế độ độc tài khác trên thế giới ngày nay.
Nhưng mà lúc đó thì còn có ai động lòng thương xót ai nữa đâu? Người ta không thể làm gì hơn được, vì người ta còn có rất nhiều sự việc khác quan trọng hơn đang làm cho người ta bối rối hơn. Như vậy sẽ đòi hỏi một số dân tộc phải tự lo liệu lấy mình. Để đối phó với một hoàn cảnh đau thương thống khổ tương tự thì chỉ có quyền lực và một sự cẩn mật cảnh giác mới mong cứu vãn được mà thôi, một điều mà cho đến giờ nầy những người có trách nhiệm chưa ai nhận thấy được.
Đối với những người Pháp nào vừa lần lượt chạy thoát khỏi địa ngục ở Đông Dương, chúng ta sẽ gặp họ, sẽ thấy là họ đang âm thầm phẩn uất vì thái độ thờ ơ lạnh nhạt của số đông người Pháp chúng ta, và rất oán hận những người Pháp khác đã từ chối không cần biết đến thảm cảnh của họ, không biết gì gọi là bổn phận và không giúp đở được cho họ một tí gì.
Những người nầy còn giữ mãi trong lòng họ một sự nhớ nhung tha thiết đối với quốc gia Việt Nam xa xôi bị bỏ rơi kia, coi như một sự "nhớ nhà" thật sự mà chỉ có họ mới hiểu nổi mà thôi.
Còn những quân nhân Pháp nữa, những người lính già nua đã từng chịu tang cho một số không ít quốc gia mà họ bắt buộc phải có một tình thương, những quốc gia mà nước Pháp đã trao cho họ nhiệm vụ phải bảo vệ, nhưng rồi họ cũng bị bắt buộc phải rời khỏi các nơi nầy. Nổi buồn phiền của họ càng ngày càng tăng vì những kinh nghiệm của họ trở thành vô ích, những kinh nghiệm mà không bao giờ được một ai muốn nghe tới, trong khi đó thì những cuộc vui chơi không ngừng cứ tự nhiên được tiếp tục ngay trước mắt họ (cũng có thể người ta muốn mượn cái say để khỏi phải nghe phải thấy). Họ biết, họ biết rõ là bánh xe lịch sử khắc nghiệt sẽ cứ thản nhiên lăn tới, và nó đã bắt đầu lăn rồi, đó cũng là một điều rất là hợp lý vậy.
Nhưng họ cũng biết - và họ rất đau khổ mà tin tưởng như vậy - biết là thế giới ngày nay chỉ còn trông chờ ở nước Pháp, không phải vì nước Pháp chúng ta có một sức mạnh vật chất, mà vì họ kỳ vọng sức mạnh đạo đức của quốc gia nầy, một ngày nào đó sẽ được đánh thức dậy. Vì thế cho nên những người chiến binh già nầy vẫn còn giữ mãi trong trái tim cằn cổi của mình hình ảnh của đất nước Việt Nam, một nước Việt Nam mà họ rất thương yêu, một nước Việt Nam "đã chết" mất rồi !!!!!!!! (xin hiểu là VNCH)
Xin giả biệt nước Việt Nam thân yêu ! Chúng ta không bao giờ gặp lại nhau được nữa rồi ! Ôi Việt Nam ! Chúng tôi sẽ giữ mãi hình bóng của Việt Nam trong lòng, giữ mãi hương vị ngọt ngào của hai chữ Tự Do mà Việt Nam đã gieo sâu vào lòng chúng tôi khi chúng tôi còn vì Việt Nam mà tranh đấu cho Tự Do và Hy Vọng.....
CHƯƠNG 12
TIN GIỜ CHÓT
Vào tháng 9/1975, sáu tháng sau khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn, thì có vài trăm người Pháp được rời khỏi Việt Nam, do có sự vận động can thiệp của chánh phủ Pháp. Một chiếc phi cơ Caravelle của hảng hàng không UTA làm con thoi chở họ đi từ Tân sơn Nhứt đến Bangkok , nhưng lúc nào phi cơ nầy cũng còn quá nhiều chỗ trống. Mỗi chuyến bay chỉ có khoản 15 người Pháp được phép lên phi cơ mà thôi, còn thì hành khách là những người Ấn, Mã Lai hay là Tàu. Phải có nhiều cuộc vận động và những lời khai báo thật tỉ mỉ trước, bắt buộc phải có trong vòng 18 tiếng đồng hồ trước khi phi cơ cất cánh, bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để giới hạn số hành khách mà giấy phép xuất cảnh đã có sẳn.
Dĩ nhiên phải chứng minh là không có thiếu thuế trong vòng 3 năm (!), phải ký giấy xác nhận nợ, vì còn chưa trả lương cho công nhân hay người giúp việc cho mình, dù lý do không thể trả được là vì ngân hàng bị chánh quyền đóng cửa.
Các chuyến bay con thoi giữa Sài Gòn và Bangkok sau đó bị đình chỉ.
Tòa Đại Sứ Pháp vẫn chưa có người nào chánh thức là thực nhiệm, và người xử lý thường vụ được chỉ định từ nhiệm sở Hànội, vẫn chưa được phép của chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho vào Sài Gòn.
Tòa Đại Sứ Pháp cấp cho mỗi người Pháp còn kẹt tại Sài Gòn, coi như ứng trước để mà sống, mỗi ngày 10.000 đồng. Người ta sẽ thấy là số tiền nầy thật là quá ít ỏi, khi người ta biết được vật giá ở đây tiếp tục leo thang vùn vụt như thế nào, một hộp sửa giá 7.000 đồng, một lít xăng từ 16.000 đến 18.000 đồng... Các loại dược phẩm đã bắt đầu thiếu hụt mặc dầu đã có một vài kiện thuốc được gởi đến từ Bangkok, và bệnh viện Grall đầy ấp bệnh nhân, nhưng toàn là bộ đội Miền Bắc.
Vẫn chỉ có một tờ báo duy nhất tại Sài Gòn, tờ "Sài Gòn Giải Phóng". cơ quan tuyên truyền chánh thức của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam .
Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời (GRP) dường như vẫn cứ ở vị trí "lâm thời", không có một tổ chức chánh trị hay hành chánh nào được coi là một thực thể hành pháp tại Miền Nam Việt Nam . Không có gì được coi là đã giải quyết dứt khoát giữa Miền Nam và Miền Bắc, có nhóm thì chủ trương thống nhất ngay càng nhanh càng tốt, có nhóm thì chủ trương hai chánh phủ ở hai Miền và thống nhất vào một thời điểm thuận lợi khác, và ngay trong Chánh Phủ Lâm Thời vẫn chưa hết các va chạm và bất đồng chánh kiến.
Các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Các xí nghiệp hãng xưởng thì không có nguyên liệu nên ngưng hoạt động. Tuy nhiên thợ thầy và công nhân đều phải có mặt hằng ngày, và các chủ hãng xưởng đều bị coi như phải chịu trách nhiệm về việc không trả lương bổng cho họ, mà lý do là vì không có khả năng đào ở đâu cho ra được tiền.
Đời sống hằng ngày của mọi người trở nên hết sức khó khăn, do đó phát sanh ra quá nhiều hành động trộm cướp, bất chấp những sự trừng phạt hết sức độc ác làm cho những người chứng kiến phải nhắm mắt ghê rợn. Người ta hành quyết thủ phạm ngay tức khắc và ngay tại phạm trường.
Công tác kiểm soát được tiến hành thật gắt gao và chặt chẻ, tất cả dân chúng đều bị ghép thành từng tổ một, từ gia đình đến khóm, phường, ấp, xả. Họ chỉ phát biểu theo lệnh, theo người hướng dẫn, hoặc theo biểu ngữ về giáo điều và kinh tế mác xít.
Các sinh viên và giáo sư đều phải đi ra đồng, và người ta còn cho biết trường hợp của một vị bác sĩ giải phẩu có tiếng tăm bị bắt đi đào kinh dẫn thủy nhập điền, để biết được giá trị của lao động.
Những trại tù được thành lập dưới danh xưng là "trại học tập cải tạo" và người ta không biết được những người bị bắt đi "học tập" như vậy sẽ được đưa đi đâu và đến chừng nào mới được về. Hầu hết vợ con của những người nầy không biết được chồng, cha, con, và người thân của họ bị dẫn đi đâu, và họ rất sợ điều bất hạnh sẽ xảy ra cho những người nầy.
Những vụ tự tử cứ tiếp tục với một nhịp độ như cũ, người ta có thể ước lượng khoản 20 mỗi ngày. Có nhiều gia đình chọn cái chết tập thể bằng sợi dây thòng lọng vì sợi dây thì rẽ tiền và dễ tìm hơn.
Người ta chưa nghe rõ được mức độ thanh trừng hay thanh toán nhau vì tư thù, ngoại trừ ở các tỉnh quận, nơi đó "tòa án nhân dân" đã có việc làm từ lâu rồi. Không cần nói chúng ta cũng biết là những người Pháp thoát khỏi nơi quản thúc nầy mà về đến nước Pháp rồi thì phải biết giữ sự im lặng tối đa vì rất sợ một sự trả thù đối với những người đang còn kẹt lại chưa đi ra khỏi Việt Nam được.
Nhơn viên phi hành đoàn của chiếc phi cơ Caravelle rất là tức giận vì những biện pháp khó khăn cho chuyến bay và điều kiện hạ cánh đáp xuống phi đạo. Dĩ nhiên là tất cả đều không được phép vào phi cảng, đừng nói chi đi ra phố. Nhưng điều nầy cũng không ngăn chận được những người có đủ mọi cách để đến gần họ vì lý do công vụ, hoặc để nhờ họ cho một chỗ trốn trên phi cơ, điều quá khó vì kiểm soát viên cấm nhặt, hoặc để nhờ chuyển thơ về gia đình thân nhân, phương tiện duy nhất để thông tin ra ngoài. Do đó mà phi hành đoàn nầy được chứng kiến nhiều cảnh khóc than và nhiều màn đau khổ không thể tả nổi của người dân.
Chánh phủ Pháp có ý định đáng khen trong việc giải tỏa những người Pháp ra khỏi nơi mà cả bản thân lẩn tài sản của họ đang bị cầm giữ như là con tin thật sự vậy, nhưng trái lại hình như không đúng với những lời tuyên bố rất hào phóng của Tổng Thống Pháp, chánh phủ chỉ cấp nhỏ giọt một số chiếu khán nhập cảnh và giấy phép cư trú cho những người tỵ nạn Việt Nam mà thôi. Đi tỵ nạn tiếp theo người Việt Nam là những người Cam Bốt cũng trong tình trạng khốn khổ tương tự, và sau đó là người Lào, những người nạn nhân sau cùng của "chiến thắng cách mạng". Nếu chiếu theo hiệp ước 1953 sát nhập Lào vào Liên Hiệp Pháp thì người Lào vẫn được phép vào nước Pháp mà không cần phải có chiếu khán nhập cảnh. Mĩa mai thay cũng do đó mà người Lào không nhận được bất cứ một sự giúp đở nào cả, và những tiếng kêu cứu của họ không có được một tiếng vang đáp lại.
Tình trạng của những người tỵ nạn Việt Nam , Cam Bốt và Lào tại Thái Lan trở nên rất là bi đát. Chánh phủ Thái Lan có vẻ sợ, nên muốn cho những người tỵ nạn nầy phải rời khỏi đất Thái và hăm dọa là sẽ trả họ về các quốc gia gốc của họ. Trong khi chờ đợi thì những người tỵ nạn nầy bị nhốt trong các trại mà chánh phủ Thái không có cung cấp cho họ lương thực hay thuốc men tối thiểu cần thiết cho đời sống của con người.
Dường như là chánh phủ Pháp không muốn làm gì phật lòng Hànội, Phnom Penh và Vientiane để có thể đưa hết người Pháp ở Đông Dương về nước. Và như vậy là coi như có một sự đổi chác thật sự rồi ! Thật là trái với nguyên tắc nhơn đạo mà nước Pháp chúng ta từ lâu đã từng rất hảnh diện và tự hào.
Nhưng mà còn có những ai nữa đâu để có thể động lòng vì những chuyện thương tâm nầy ? và còn có những ai nghĩ đến một ngày nào đó trường hợp tương tự sẽ đến với chúng ta, hay con cháu chúng ta ? Chuyện đó đang từ từ đến với chúng ta đó ! và hình như nó đã gần lắm rồi, đến gần người Pháp chúng ta lắm rồi !
Bài học Việt Nam có gì bổ ích được cho người Pháp chúng ta hay không đây?
Vào tháng 9/1975, sáu tháng sau khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn, thì có vài trăm người Pháp được rời khỏi Việt Nam, do có sự vận động can thiệp của chánh phủ Pháp. Một chiếc phi cơ Caravelle của hảng hàng không UTA làm con thoi chở họ đi từ Tân sơn Nhứt đến Bangkok , nhưng lúc nào phi cơ nầy cũng còn quá nhiều chỗ trống. Mỗi chuyến bay chỉ có khoản 15 người Pháp được phép lên phi cơ mà thôi, còn thì hành khách là những người Ấn, Mã Lai hay là Tàu. Phải có nhiều cuộc vận động và những lời khai báo thật tỉ mỉ trước, bắt buộc phải có trong vòng 18 tiếng đồng hồ trước khi phi cơ cất cánh, bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để giới hạn số hành khách mà giấy phép xuất cảnh đã có sẳn.
Dĩ nhiên phải chứng minh là không có thiếu thuế trong vòng 3 năm (!), phải ký giấy xác nhận nợ, vì còn chưa trả lương cho công nhân hay người giúp việc cho mình, dù lý do không thể trả được là vì ngân hàng bị chánh quyền đóng cửa.
Các chuyến bay con thoi giữa Sài Gòn và Bangkok sau đó bị đình chỉ.
Tòa Đại Sứ Pháp vẫn chưa có người nào chánh thức là thực nhiệm, và người xử lý thường vụ được chỉ định từ nhiệm sở Hànội, vẫn chưa được phép của chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho vào Sài Gòn.
Tòa Đại Sứ Pháp cấp cho mỗi người Pháp còn kẹt tại Sài Gòn, coi như ứng trước để mà sống, mỗi ngày 10.000 đồng. Người ta sẽ thấy là số tiền nầy thật là quá ít ỏi, khi người ta biết được vật giá ở đây tiếp tục leo thang vùn vụt như thế nào, một hộp sửa giá 7.000 đồng, một lít xăng từ 16.000 đến 18.000 đồng... Các loại dược phẩm đã bắt đầu thiếu hụt mặc dầu đã có một vài kiện thuốc được gởi đến từ Bangkok, và bệnh viện Grall đầy ấp bệnh nhân, nhưng toàn là bộ đội Miền Bắc.
Vẫn chỉ có một tờ báo duy nhất tại Sài Gòn, tờ "Sài Gòn Giải Phóng". cơ quan tuyên truyền chánh thức của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam .
Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời (GRP) dường như vẫn cứ ở vị trí "lâm thời", không có một tổ chức chánh trị hay hành chánh nào được coi là một thực thể hành pháp tại Miền Nam Việt Nam . Không có gì được coi là đã giải quyết dứt khoát giữa Miền Nam và Miền Bắc, có nhóm thì chủ trương thống nhất ngay càng nhanh càng tốt, có nhóm thì chủ trương hai chánh phủ ở hai Miền và thống nhất vào một thời điểm thuận lợi khác, và ngay trong Chánh Phủ Lâm Thời vẫn chưa hết các va chạm và bất đồng chánh kiến.
Các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Các xí nghiệp hãng xưởng thì không có nguyên liệu nên ngưng hoạt động. Tuy nhiên thợ thầy và công nhân đều phải có mặt hằng ngày, và các chủ hãng xưởng đều bị coi như phải chịu trách nhiệm về việc không trả lương bổng cho họ, mà lý do là vì không có khả năng đào ở đâu cho ra được tiền.
Đời sống hằng ngày của mọi người trở nên hết sức khó khăn, do đó phát sanh ra quá nhiều hành động trộm cướp, bất chấp những sự trừng phạt hết sức độc ác làm cho những người chứng kiến phải nhắm mắt ghê rợn. Người ta hành quyết thủ phạm ngay tức khắc và ngay tại phạm trường.
Công tác kiểm soát được tiến hành thật gắt gao và chặt chẻ, tất cả dân chúng đều bị ghép thành từng tổ một, từ gia đình đến khóm, phường, ấp, xả. Họ chỉ phát biểu theo lệnh, theo người hướng dẫn, hoặc theo biểu ngữ về giáo điều và kinh tế mác xít.
Các sinh viên và giáo sư đều phải đi ra đồng, và người ta còn cho biết trường hợp của một vị bác sĩ giải phẩu có tiếng tăm bị bắt đi đào kinh dẫn thủy nhập điền, để biết được giá trị của lao động.
Những trại tù được thành lập dưới danh xưng là "trại học tập cải tạo" và người ta không biết được những người bị bắt đi "học tập" như vậy sẽ được đưa đi đâu và đến chừng nào mới được về. Hầu hết vợ con của những người nầy không biết được chồng, cha, con, và người thân của họ bị dẫn đi đâu, và họ rất sợ điều bất hạnh sẽ xảy ra cho những người nầy.
Những vụ tự tử cứ tiếp tục với một nhịp độ như cũ, người ta có thể ước lượng khoản 20 mỗi ngày. Có nhiều gia đình chọn cái chết tập thể bằng sợi dây thòng lọng vì sợi dây thì rẽ tiền và dễ tìm hơn.
Người ta chưa nghe rõ được mức độ thanh trừng hay thanh toán nhau vì tư thù, ngoại trừ ở các tỉnh quận, nơi đó "tòa án nhân dân" đã có việc làm từ lâu rồi. Không cần nói chúng ta cũng biết là những người Pháp thoát khỏi nơi quản thúc nầy mà về đến nước Pháp rồi thì phải biết giữ sự im lặng tối đa vì rất sợ một sự trả thù đối với những người đang còn kẹt lại chưa đi ra khỏi Việt Nam được.
Nhơn viên phi hành đoàn của chiếc phi cơ Caravelle rất là tức giận vì những biện pháp khó khăn cho chuyến bay và điều kiện hạ cánh đáp xuống phi đạo. Dĩ nhiên là tất cả đều không được phép vào phi cảng, đừng nói chi đi ra phố. Nhưng điều nầy cũng không ngăn chận được những người có đủ mọi cách để đến gần họ vì lý do công vụ, hoặc để nhờ họ cho một chỗ trốn trên phi cơ, điều quá khó vì kiểm soát viên cấm nhặt, hoặc để nhờ chuyển thơ về gia đình thân nhân, phương tiện duy nhất để thông tin ra ngoài. Do đó mà phi hành đoàn nầy được chứng kiến nhiều cảnh khóc than và nhiều màn đau khổ không thể tả nổi của người dân.
Chánh phủ Pháp có ý định đáng khen trong việc giải tỏa những người Pháp ra khỏi nơi mà cả bản thân lẩn tài sản của họ đang bị cầm giữ như là con tin thật sự vậy, nhưng trái lại hình như không đúng với những lời tuyên bố rất hào phóng của Tổng Thống Pháp, chánh phủ chỉ cấp nhỏ giọt một số chiếu khán nhập cảnh và giấy phép cư trú cho những người tỵ nạn Việt Nam mà thôi. Đi tỵ nạn tiếp theo người Việt Nam là những người Cam Bốt cũng trong tình trạng khốn khổ tương tự, và sau đó là người Lào, những người nạn nhân sau cùng của "chiến thắng cách mạng". Nếu chiếu theo hiệp ước 1953 sát nhập Lào vào Liên Hiệp Pháp thì người Lào vẫn được phép vào nước Pháp mà không cần phải có chiếu khán nhập cảnh. Mĩa mai thay cũng do đó mà người Lào không nhận được bất cứ một sự giúp đở nào cả, và những tiếng kêu cứu của họ không có được một tiếng vang đáp lại.
Tình trạng của những người tỵ nạn Việt Nam , Cam Bốt và Lào tại Thái Lan trở nên rất là bi đát. Chánh phủ Thái Lan có vẻ sợ, nên muốn cho những người tỵ nạn nầy phải rời khỏi đất Thái và hăm dọa là sẽ trả họ về các quốc gia gốc của họ. Trong khi chờ đợi thì những người tỵ nạn nầy bị nhốt trong các trại mà chánh phủ Thái không có cung cấp cho họ lương thực hay thuốc men tối thiểu cần thiết cho đời sống của con người.
Dường như là chánh phủ Pháp không muốn làm gì phật lòng Hànội, Phnom Penh và Vientiane để có thể đưa hết người Pháp ở Đông Dương về nước. Và như vậy là coi như có một sự đổi chác thật sự rồi ! Thật là trái với nguyên tắc nhơn đạo mà nước Pháp chúng ta từ lâu đã từng rất hảnh diện và tự hào.
Nhưng mà còn có những ai nữa đâu để có thể động lòng vì những chuyện thương tâm nầy ? và còn có những ai nghĩ đến một ngày nào đó trường hợp tương tự sẽ đến với chúng ta, hay con cháu chúng ta ? Chuyện đó đang từ từ đến với chúng ta đó ! và hình như nó đã gần lắm rồi, đến gần người Pháp chúng ta lắm rồi !
Bài học Việt Nam có gì bổ ích được cho người Pháp chúng ta hay không đây?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét