CHƯƠNG 3
SỰ PHẢN BỘI CỦA HOA
KỲ
Người Trung Hoa có một câu châm ngôn: "Thất trận rồi người ta mới đếm xác
chết và mới đi tìm người trách nhiệm". Phản ứng của người dân, thường hay
trút hết trách nhiệm cho người lãnh đạo hoặc cho người lính chiến. Tại Việt Nam
thì cả hai đều có phần trách nhiệm của mình, nhưng cả hai đều không thể làm gì
hơn được với hai bàn tay trắng vì họ đã bị người ta tước hết khí giới từ lâu!
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên không thể sản xuất vũ khí được, do đó
trong cuộc chiến, cả hai bên Miền Nam và Miền Bắc đều bắt buộc phải nhận sự
viện trợ quân sự từ bên ngoài. Do vậy, người ta thường nói rằng chỉ cần chấm
dứt viện trợ ngoại quốc cho cả hai bên Nam và Bắc thì ngọn lửa chiến tranh ở
Việt Nam sẽ yếu dần và đi đến chỗ tàn lụi ngay, cuộc chiến đương nhiên phải
chấm dứt. Nhưng cũng có người chỉ đứng về một phía, đã khẳng định quá đơn phương
và khiếm diện rằng chỉ cần người Mỹ, hay đúng hơn là đế quốc Mỹ như người ta đã
cáo buộc, chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho Miền Nam Việt Nam, là
Miền Bắc sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh nầy trong chiến thắng.
Người ta đã từng cho rằng chiến tranh ở Việt Nam không phải là một cuộc nội
chiến giữa Miền Nam và Miền Bắc, vì nếu giữa người Việt với nhau thì không
chóng thì chầy họ đã có thể đạt được một sự thỏa thuận nào đó với nhau rồi.
HOA KỲ THÌ "NGĂN CHẶN" KHỐI CỘNG SẢN THÌ "XÂM CHIẾM, BÀNH
TRƯỚNG"
Người ta có thể thấy được rất rõ là Nga và Trung Quốc vẫn không bao giờ che dấu
tham vọng xâm chiếm toàn cầu của họ theo đúng hướng chiến lược đã hoạch định từ
trước, rất rõ ràng, và nếu Hoa Thịnh Đốn chỉ bo bo theo sách lược "tạo uy
tín và bành trướng kinh tế" thì chiến lược đó của Hoa Kỳ hoàn toàn nằm
trong thế thủ, bị động.
Tuy trận tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long vào tháng 1/75 của bộ đội Bắc Việt là
một cuộc tấn công có giới hạn (mà phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một phần vì
sợ bị nhử vào bẫy có thể bị hao quân và mất thêm chiến cụ, một phần cũng không
có đủ lực lượng để đối phó được với một loại tấn công qui mô như vậy, nên không
có phản ứng đối kháng mạnh), nhưng Hà Nội cũng thu lượm được quá đủ bằng cớ để
chứng minh với những ai còn chút nghi ngờ, là "Hoa Kỳ không còn can thiệp
vào chiến cuộc nữa". Và như vậy là Bắc Việt cho tiến hành ngay cuộc tổng
tấn công mùa xuân với đầy đủ bảo đãm, trong một sự an toàn tuyệt đối.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đã khuyến khích Bắc Việt bằng thái độ im lặng và quá thụ động
của họ sau vụ tấn công quan trọng nói trên, vi phạm rất nặng và rất trắng trợn
"Hiệp Định Paris 1973 Về Ngừng Bắn Và Tái Lập Hòa Bình Ở Việt Nam ".
Hiệp Định Paris 1973, cuối cùng rồi cũng được Tổng Thống Thiệu bằng lòng ký tên
vào, vì Ông không còn có khả năng từ chối thêm lần thứ hai, dù đó chỉ là trong
cung cách ngoại giao, nhưng với những lý lẽ vững chắc mà Ông đưa ra trước khi
ký, Tổng Thống Nixon đã phải đích thân nhận chịu trách nhiệm chẳng những bằng
lời nói mà còn cả trên giấy trắng mực đen nữa: "Hoa Kỳ sẽ cung cấp viện
trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa để giúp Việt Nam Cộng Hòa đương
đầu với mọi biến cố mà vì không có thiện ý, Bắc Việt sẽ có thể không ngớt tạo
ra sau nầy".
Và sau đó, vào tháng 8/1973, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thuận cho tu chính
án "Case-Church", nhằm cắt hết ngân khoản dành cho mọi viện trợ quân
sự cho các quốc gia Đông Nam Á.
Cộng Sản Tiến Chiếm Miền Nam qua hai cửa ngõ chính: Cam Bốt và Lào
Các sư đoàn Bắc Việt đóng quân thường xuyên dọc theo biên giới Lào và Cam Bốt,
trên các cao điểm từ Bắc xuống Nam, từ đó lúc nào cũng sẵn sàng tấn công xuống
Miền Nam Việt Nam, một lãnh thổ quá dài mà bề ngang quá hẹp, có đoạn dưới 100
cây số tính từ miền núi xuống đến biển, nên thủ đô Việt Nam Cộng Hòa luôn bị đe
dọa vì Sài Gòn chỉ cách biên giới Lào-Khmer không quá 100 cây số ngàn, cũng
giống y như hiệp ước đình chiến 1919 của nước Pháp chúng ta đã "bị" để
cho các đơn vị Đức đóng quân ở vùng Aisne và La Marne vậy.
Ngày 10/4 thủ đô Phnom Penh bị thất thủ, ở Vientiane thì một chánh phủ cộng sản
đã lên cầm quyền, trong khi Vùng I và Vùng II của Việt Nam Cộng Hòa cũng đã bị
rơi vào tay Bắc Việt, như vậy Hà Nội được quá rảnh tay để sẵn sàng đưa quân
tràn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 10/4/75, ngay lúc Phnom Penh thất thủ, trong bài diễn văn đọc trước Quốc
Hội, Ông cho biết là Ông có ý định tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam, và tiếp tục
ủng hộ chánh phủ Nguyễn văn Thiệu. Ông đề nghị với Quốc Hội một ngân khoản viện
trợ quân sự 722 triệu đô la, và một ngân khoản viện trợ kinh tế là 250 triệu.
Các nghị sĩ Stevenson, Humphrey, Jakson, Mc Govern và Kennedy đều chống lại đề
nghị nầy. Gần như Quốc Hội Hoa Kỳ đã mặc nhiên bỏ rơi cả Ông Ford.
Ông Thiệu là người không muốn chơi trò người hùng, cũng không thích
biểu tình hoan hô rầm rộ, nhưng rất nhạy cảm với lòng tin tưởng sâu
đậm của đồng bào Miền Nam, bây giờ ván bài đã ngã ngũ, Ông đã thua
cả về chánh trị lẫn quân sự, nên Ông quyết định phải rời bỏ quê
hương mà Ông đã từng hiến dâng tất cả. Với một tâm hồn chết lặng Ông
nói lên những lời từ biệt cuối cùng. Những lời lẽ thật cảm động
của Ông được truyền đi trên đài phát thanh làm cho những người dù
cứng lòng đến đâu cũng phải nhỏ lệ, ngay những người đã từng muốn
Ông phải từ chức cũng vậy. Ông ra đi, mang theo sự tin yêu và lòng mến
phục của dân chúng Miền Nam mà từ đây không có Ông, họ sẽ cảm thấy
mất mác một cái gì.... Đối với người Mỹ, Ông đã có những sỉ vả
thật dữ dội và nặng nề:
- "Tôi đã nói với họ (Hoa Kỳ) rằng: các ông muốn rút chân ra khỏi cuộc
chiến ở Việt " Nam trong danh dự, mà các ông đòi hỏi chúng tôi những điều
thật vô lý "không thể làm được chút nào. Đánh giặc mà viện trợ quân sự cứ
nay bị cắt "mai bị xén mốt bị cúp mãi như thế, thì có khác nào chỉ cho tôi
mỗi ngày có 3 "đồng mà bảo tôi phải ăn tiêu như một ông hoàng hay một người
khách du lịch "hạng sang ! Các ông muốn chúng tôi hôm nay với một "xu
ăn mày" phải làm "được những gì mà ngày hôm qua các ông không sao làm
được với ngân "khoản 6 tỷ đô la..! Tôi đã nói với họ rằng câu hỏi duy nhất
hiện giờ là liệu Hoa "Kỳ có quyết định giữ những gì mà Hoa Kỳ đã cam kết
với Việt Nam Cộng Hòa 'hay không ? và liệu sau nầy những lời nói và chữ ký của
Tổng Thống Hoa Kỳ còn có "chút giá trị gì nữa hay không ...".
Người ta phải nhìn những cảnh cướp xe, hôi của, dọn sạch nhà cửa, phòng ốc hay
kho tàng của người Mỹ tại Sài Gòn, thì mới thật sự thấy được mức độ thù ghét
Hoa Kỳ của cả một dân tộc. Người ta phải nhìn cảnh Ông Martin, Đại Sứ Hoa Kỳ
tại Việt Nam lúc rời khỏi Việt Nam sau khi cho di tản xong xuôi người Mỹ cuối
cùng, thì mới thấy được cả một sự thẹn thùng nhục nhã của Hoa Kỳ trên nét mặt
xanh xao như người chết của Ông. Và người ta cũng phải nhìn thấy cảnh một người
Việt Nam kéo lê bằng hai ngón tay lá cờ Mỹ to lớn của tòa Đại sứ Mỹ để dìm
xuống rạch những "50 sao và 13 vạch " mà người Mỹ thường hãnh diện.
Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Ford, đã từng nói: "Chúng tôi không thể bỏ được
những người bạn của chúng tôi". Nhưng nói là nói như vậy, mà họ lại không
làm đúng như vậy !!!!
CHƯƠNG 4
SỰ THẬT SỰ ĐÂY LÀ MỘT CHIẾN THẮNG CỦA LIÊN XÔ
Nếu ai đó muốn biết cảm nghĩ thật sự của người dân Việt Nam, dù cho họ thuộc
Miền Bắc hay Miền Nam, kể cả ngay chính những anh bộ đội Bắc Việt đã phải vì
chủ nghĩa cộng sản mà đi chiến đấu chống lại đồng bào Miền Nam của họ, thì
người ta sẽ thấy có rất nhiều cơ hội để mà nhận xét. Sự thật đã cho thấy là qua
những sinh hoạt dân chủ trong những lần tổ chức bầu cử, người dân Việt Nam đã
cho thấy là họ từ chối không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Ngay như tại Bắc
Việt sự việc đã phải xảy ra như vậy trong những cuộc bầu cử, nếu người ta cứ để
cho các cử tri được tự do trong việc chọn lựa lá phiếu bầu của mình. Tại Miền
Nam , tất cả những đãng phái chánh trị, kể cả những đãng đối lập, chủ trương
theo một lý tưởng quốc gia, dựa theo phong tục và tập quán của dân tộc Việt,
đều không chấp nhận chủ thuyết cộng sản. Ngay như trong thành phần "Chánh
Phủ Cách Mạng Lâm Thời" (do Hànội cho thành lập ngày 10/6/69,) có những
nhân vật liều lĩnh phiêu lưu theo những người Cộng sản nhưng họ không theo chủ
thuyết cộng sản.
-"Chúng ta đã bị lừa rồi" họ đã thú thật như vậy !
ĐỐI VỚI KẺ XĂM LƯỢC MIỀN BẮC , LÀM GÌ CÓ CHUYỆN "QUÂN DÂN NHƯ CÁ VỚI
NƯỚC" ?
Hơn thế nữa, sau khi vào được Sài Gòn, mặc dầu "Chánh Phủ Lâm Thời"
cũng làm theo cung cách của Việt Minh năm 1954 tại Hà Nội, là cố tỏ thái độ ôn
hòa và xoa dịu, nhưng họ không có được một sự tán đồng nào từ phía dân chúng,
nếu có thì chẳng qua cũng chỉ là một sự bắt buộc, vạn bất đắc dĩ mà thôi. Cái
gọi là "Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam" nầy cũng ca
tụng một sự thống nhất đất nước vậy, nhưng muốn lùi xa thời điểm thống nhất đến
một ngày nào đó không chính xác lắm, và không hề nhắc nhỡ hay ám chỉ gì đến chủ
nghĩa cộng sản cả mặc dù cũng có một vài người trong cấp lãnh đạo chánh phủ vẫn
say mê chủ thuyết nầy. Có một điều được ghi nhận rõ ràng là người ta chưa bao
giờ cho cử nhạc hay hát bài "quốc tế ca" tại Sài Gòn, một bài ca cộng
sản mà người dân Hà Nội thường phải được nghe gần như hằng ngày.
Đây là một việc không thể chối cãi được, người dân Việt Nam phải bỏ chạy trước
quân xăm lăng Bắc Việt, cũng giống y như người dân Pháp của chúng ta phải bỏ
chạy trước quân xăm lăng Đức vào năm 1940 vậy, và cũng không bao giờ người dân
Miền Nam sống hòa hợp trong tình "đồng bào ruột thịt" với người bộ
đội Bắc Việt. Ngay như anh em trong một gia đình khi gặp lại nhau sau ngày Cộng
sản cưỡng chiếm Miền Nam cũng vậy thôi; và cứ như thế người dân Miền Nam vẫn
phải chịu ép mình sống dưới gọng kềm chuyên chính khắc nghiệt của kẻ chiến
thắng mà lòng luôn khoắc khoải trông chờ một chuyện viễn vong nào đó ...
Các cuộc tổng tấn công trước và trong chiến dịch Hồ chí Minh cho thấy không
phải nằm trong qui tắc hay lối tác chiến của một cuộc "chiến tranh cách
mạng", mà lại thuộc về một cuộc "chiến tranh cổ điển, quy ước"
theo đúng nghĩa truyền thống chánh trị-quân sự của nó. Do vậy mà để đối đầu với
khoản một chục sư đoàn không đủ quân số, trong đó có hơn phân nữa đã bị loại
khỏi vòng chiến trong những lần chạm trán đầu tiên, Bắc Việt không cần biết đến
tương quan lực lượng nhất là về quân số, và bất chấp mọi điều khoản của Hiệp
Định Paris mà họ đã long trọng ký kết, đã đưa vào Miền Nam 20 sư đoàn, mặc dầu
xét về tương quan lực lượng họ vẫn có nhiều lợi thế hơn, và những sư đoàn nầy
được trang bị hết sức tối tân, đối với khả năng phòng vệ của Miền Nam Việt Nam.
Thật ra không phải chỉ có quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn mà thôi đâu.
CHƯƠNG 5
TINH THẦN CỦA DÂN CHÚNG MIỀN NAM ĐANG SUY SỤP
Một nền dân chủ lạm quyền, hư hỏng và tham nhũng đã vô tình nối giáo cho cộng sản, đưa Miền Nam Việt Nam đến chỗ chiến bại và diệt vong.
Nếu sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam có những nguyên nhân khách quan có tính cách quyết định và không thể tránh được, như sự phản bội của Hoa Kỳ và nỗ lực viện trợ của Liên Xô, thì những nguyên nhân chủ quan nội tại cũng không kém phần quan trọng.
Khi những anh bộ đội Miền Bắc vào được Sài Gòn, với thân hình ốm yếu trong bộ quân phục bằng vải xanh thô kệch đến độ người ta "ngữi" được mùi khắc khổ, họ quá ngỡ ngàng trước sự xa hoa và giàu sang nổi bật của một thành phố lớn mà họ không thể tin là vừa được họ giải phóng khỏi sự nghèo đói
KHAI THÁC VÀ CẠNH TRANH TỪ NGÀN XƯA
Miền Nam Việt Nam (ngày xưa người Pháp chúng ta gọi là Nam Kỳ) lúc nào cũng là một nước giàu có, từng làm cho người dân nghèo khó Miền Bắc Việt Nam thèm thuồng.
Vào thế kỷ thứ 17, xuất phát từ vùng Huế và lân cận, một số người Việt Nam muốn đi tìm "đất lành" (mà bây giờ người ta gọi là thuộc địa) đã mạnh dạn và kiên nhẫn tiến lần xuống phía Nam chiếm các vùng đồng bằng trù phú.
Trên đường Nam tiến họ đã tiêu diệt gần hết giống dân Chàm, một giống dân mà di tích còn sót lại ngày nay là những "tháp chàm" và những đền thờ xây cất rải rác dọc theo miền đồng bằng từ Đà Nẵng đến Nha Trang, Phan Rang.
(Có một vài người Việt Nam quá tin dị đoan đã gán tội cho ông Thiệu chính là người đã gây ra bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt, chỉ vì ông Thiệu trước kia thuộc giống dân Chàm, nay vì muốn trả mối thù diệt chủng truyền kiếp cho dân tộc mình, nên đã "đầu thai" làm người Việt để phá nát dân tộc Việt.)
Sau đó họ tiến xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng mênh mông, nơi người Khmer đang sanh sống, và đấy lùi dân Khmer nầy về miền Tây; (có nhiều tỉnh hiện nay dân chúng toàn là người Khmer, và Chánh Phủ Cộng Hòa Khmer có lúc đã lớn tiếng đòi lại chủ quyền của mình trên các tỉnh Miền Tây Nam Việt nầy).
Từ châu thổ sông Cửu Long, từng tốp di dân lại ngược giòng sông đi về lại hướng Bắc, đến đất Lào, nơi đây cũng có nhiều toán từ miền thượng du Bắc Thái đi vào. Nếu không có người Pháp chúng ta đến thì họ đã "ngự trị" hết mọi nơi trên vùng lãnh thổ mà chúng ta thường gọi là Đông Dương rồi.
Khi được người ta nhắc đến "chiến lược sông Mékong" của Hồ chí Minh, dường như còn đang được Cộng sản Bắc Việt áp dụng, thì Hoàng thân Souphana Phouma, Thủ Tướng Lào đã có nói như sau:
- "Hồ chí Minh hả ? Người Pháp đã có lý khi họ cho là dân tộc Lào chúng tôi không có đủ nhân lực và không đủ kỹ thuật để khai thác quá nhiều tài nguyên vô giá của vương quốc Lào, do đó họ có ý muốn đưa người Bắc Việt qua Lào vì người Việt miền Bắc họ cần cù và chịu khó, không như người Lào lúc nào cũng thích muốn đi "buoms" để nhậu nhẹt đờn ca múa hát, mặc cho ai muốn làm gì đó thì làm. Hồi xưa người dân Lào đã chẳng từng nói là nhà cầm quyền Pháp có mở ra một văn phòng "mộ phu Annamít" tại Hà Nội từ năm 1935 hay sao ? Người trưởng văn phòng đó đã cưới cháu gái tôi, hiện giờ anh ấy có mặt ở ngay trong phòng bên cạnh tôi đây, anh ta có thể xác nhận với ông những gì tôi vừa nói và nhất là về "bản tính thực dân" của người Việt Nam hiện nay."
Thật vậy, trong khi cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, cả hai quốc gia Lào và Khmer bị yếu thế vì thiếu đoàn kết, nên ở Vientiane người ta nói:
- "Quả là tai hại hết sức, khi chúng ta để cho các thanh niên chúng ta chết mà "dân Bắc Kỳ" được hưởng lợi."
Trong khi đó ở Phnom Penh người ta nói:
- "Đối với chúng ta thì một anh Bắc Việt có chết đi, và nếu có thêm một anh Nam Việt chết nữa thì lại càng tốt, vì chúng ta sẽ bớt được hai người."
Nhưng dù ở Vientiane hay ở Phnom Penh, ở đâu cũng không thể thiếu người Việt Nam được, vì họ rất cần mẫn trong công việc, khéo tay, lúc nào cũng hoạt bác, rất thích ứng với ngành tiểu thương (giống như người Trung Hoa thích hợp với ngành đại thương vậy), nhưng bản tánh lại là luôn luôn muốn chiếm đất của thiên hạ!
Còn ở vùng châu thổ sông Cửu Long thuộc Miền Nam Việt Nam mà người Pháp chúng ta gọi là "Nam Kỳ" thì sao ?
- phải chăng ở đó có một khí hậu mát mẻ triền miên như mùa xuân hay hơi nóng hơn một chút, đôi khi hơi ẩm ước nhưng lúc nào cũng dễ chịu vì thường có mây trắng che kín vòm trời ?
- phải chăng ở đây đất đai mầu mỡ, trù phú, không có "nghèo nàn" theo đúng định nghĩa của người Âu Châu hay của người Phi Châu ?
- phải chăng bốn mùa quanh năm suốt tháng người dân vẫn chỉ cần có y phục nhẹ?
- phải chăng nước mưa được người dân đón nhận như là món quà quí báu mà thiên nhiên hậu hỷ ban cho họ, trong lúc trẻ con thì vui vẻ nô đùa nhảy múa dưới cơn mưa tầm tã ?
- Phải chăng lúc nào cũng có một loại trái cây hay "củ, quả" nào đó, ăn được, ở khắp mọi nơi từ miền rừng cho đến vùng đồng bằng ? và lúc nào cũng có con cá con tôm dưới các sông rạch hay ruộng lúa mênh mông đầy nước trải dài đến tận chân trời, thỉnh thoảng có những mảnh vườn cây ăn trái xanh um như chuối, cao, dừa, cam quít v.v... ?
Cho nên ở Miền Nam có được chén cơm ăn không có gì là khó cả...và đời sống ở đây thật quá dễ dàng, nên tâm tính người dân có chút thay đổi, tiếng nói cũng nhẹ nhàng hơn, phong tục tập quán cũng không còn quá cứng rắn như ngoài Bắc, nên đời sống có vui vẻ hơn. Họ thường sống vô tư lự và cũng thích phong lưu ngồi tán gẫu những câu chuyện đâu đâu, có khi vô bổ... tất cả đều khác hẳn người Miền Bắc nghiêm khắc, cần cù, thô bạo, đanh thép, và thường hay hách dịch, đúng là một mẫu người "Phổ" của nước Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng của người Pháp chúng ta, người Miền Nam vui vẻ hội nhập vào nền văn hóa Tây Phương rất hợp với nhân tính của họ; từ một thuộc địa, Miền Nam Việt Nam đã trở thành một nước cộng hòa có quy chế độc lập khác hẳn các quốc gia trong bán đảo Đông Dương, và giống như người Miền Nam của chúng ta, họ sống hài hòa trong một cuộc sống dễ dàng đến độ trở thành con người ham chơi và vô tư lự. Từ lâu rồi chiến tranh có đem lại phần nào đau khổ cho họ, nhưng hy vọng rồi đây sức sống mãnh liệt của dân tộc nầy sẽ sớm hàn gắng được vết thương của Miền Nam Việt Nam , và mặc dầu có một số ruộng bị bỏ hoang người dân có lẽ cũng sẽ sống được trong an lạc.
Một nền dân chủ lạm quyền, hư hỏng và tham nhũng đã vô tình nối giáo cho cộng sản, đưa Miền Nam Việt Nam đến chỗ chiến bại và diệt vong.
Nếu sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam có những nguyên nhân khách quan có tính cách quyết định và không thể tránh được, như sự phản bội của Hoa Kỳ và nỗ lực viện trợ của Liên Xô, thì những nguyên nhân chủ quan nội tại cũng không kém phần quan trọng.
Khi những anh bộ đội Miền Bắc vào được Sài Gòn, với thân hình ốm yếu trong bộ quân phục bằng vải xanh thô kệch đến độ người ta "ngữi" được mùi khắc khổ, họ quá ngỡ ngàng trước sự xa hoa và giàu sang nổi bật của một thành phố lớn mà họ không thể tin là vừa được họ giải phóng khỏi sự nghèo đói
KHAI THÁC VÀ CẠNH TRANH TỪ NGÀN XƯA
Miền Nam Việt Nam (ngày xưa người Pháp chúng ta gọi là Nam Kỳ) lúc nào cũng là một nước giàu có, từng làm cho người dân nghèo khó Miền Bắc Việt Nam thèm thuồng.
Vào thế kỷ thứ 17, xuất phát từ vùng Huế và lân cận, một số người Việt Nam muốn đi tìm "đất lành" (mà bây giờ người ta gọi là thuộc địa) đã mạnh dạn và kiên nhẫn tiến lần xuống phía Nam chiếm các vùng đồng bằng trù phú.
Trên đường Nam tiến họ đã tiêu diệt gần hết giống dân Chàm, một giống dân mà di tích còn sót lại ngày nay là những "tháp chàm" và những đền thờ xây cất rải rác dọc theo miền đồng bằng từ Đà Nẵng đến Nha Trang, Phan Rang.
(Có một vài người Việt Nam quá tin dị đoan đã gán tội cho ông Thiệu chính là người đã gây ra bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt, chỉ vì ông Thiệu trước kia thuộc giống dân Chàm, nay vì muốn trả mối thù diệt chủng truyền kiếp cho dân tộc mình, nên đã "đầu thai" làm người Việt để phá nát dân tộc Việt.)
Sau đó họ tiến xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng mênh mông, nơi người Khmer đang sanh sống, và đấy lùi dân Khmer nầy về miền Tây; (có nhiều tỉnh hiện nay dân chúng toàn là người Khmer, và Chánh Phủ Cộng Hòa Khmer có lúc đã lớn tiếng đòi lại chủ quyền của mình trên các tỉnh Miền Tây Nam Việt nầy).
Từ châu thổ sông Cửu Long, từng tốp di dân lại ngược giòng sông đi về lại hướng Bắc, đến đất Lào, nơi đây cũng có nhiều toán từ miền thượng du Bắc Thái đi vào. Nếu không có người Pháp chúng ta đến thì họ đã "ngự trị" hết mọi nơi trên vùng lãnh thổ mà chúng ta thường gọi là Đông Dương rồi.
Khi được người ta nhắc đến "chiến lược sông Mékong" của Hồ chí Minh, dường như còn đang được Cộng sản Bắc Việt áp dụng, thì Hoàng thân Souphana Phouma, Thủ Tướng Lào đã có nói như sau:
- "Hồ chí Minh hả ? Người Pháp đã có lý khi họ cho là dân tộc Lào chúng tôi không có đủ nhân lực và không đủ kỹ thuật để khai thác quá nhiều tài nguyên vô giá của vương quốc Lào, do đó họ có ý muốn đưa người Bắc Việt qua Lào vì người Việt miền Bắc họ cần cù và chịu khó, không như người Lào lúc nào cũng thích muốn đi "buoms" để nhậu nhẹt đờn ca múa hát, mặc cho ai muốn làm gì đó thì làm. Hồi xưa người dân Lào đã chẳng từng nói là nhà cầm quyền Pháp có mở ra một văn phòng "mộ phu Annamít" tại Hà Nội từ năm 1935 hay sao ? Người trưởng văn phòng đó đã cưới cháu gái tôi, hiện giờ anh ấy có mặt ở ngay trong phòng bên cạnh tôi đây, anh ta có thể xác nhận với ông những gì tôi vừa nói và nhất là về "bản tính thực dân" của người Việt Nam hiện nay."
Thật vậy, trong khi cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, cả hai quốc gia Lào và Khmer bị yếu thế vì thiếu đoàn kết, nên ở Vientiane người ta nói:
- "Quả là tai hại hết sức, khi chúng ta để cho các thanh niên chúng ta chết mà "dân Bắc Kỳ" được hưởng lợi."
Trong khi đó ở Phnom Penh người ta nói:
- "Đối với chúng ta thì một anh Bắc Việt có chết đi, và nếu có thêm một anh Nam Việt chết nữa thì lại càng tốt, vì chúng ta sẽ bớt được hai người."
Nhưng dù ở Vientiane hay ở Phnom Penh, ở đâu cũng không thể thiếu người Việt Nam được, vì họ rất cần mẫn trong công việc, khéo tay, lúc nào cũng hoạt bác, rất thích ứng với ngành tiểu thương (giống như người Trung Hoa thích hợp với ngành đại thương vậy), nhưng bản tánh lại là luôn luôn muốn chiếm đất của thiên hạ!
Còn ở vùng châu thổ sông Cửu Long thuộc Miền Nam Việt Nam mà người Pháp chúng ta gọi là "Nam Kỳ" thì sao ?
- phải chăng ở đó có một khí hậu mát mẻ triền miên như mùa xuân hay hơi nóng hơn một chút, đôi khi hơi ẩm ước nhưng lúc nào cũng dễ chịu vì thường có mây trắng che kín vòm trời ?
- phải chăng ở đây đất đai mầu mỡ, trù phú, không có "nghèo nàn" theo đúng định nghĩa của người Âu Châu hay của người Phi Châu ?
- phải chăng bốn mùa quanh năm suốt tháng người dân vẫn chỉ cần có y phục nhẹ?
- phải chăng nước mưa được người dân đón nhận như là món quà quí báu mà thiên nhiên hậu hỷ ban cho họ, trong lúc trẻ con thì vui vẻ nô đùa nhảy múa dưới cơn mưa tầm tã ?
- Phải chăng lúc nào cũng có một loại trái cây hay "củ, quả" nào đó, ăn được, ở khắp mọi nơi từ miền rừng cho đến vùng đồng bằng ? và lúc nào cũng có con cá con tôm dưới các sông rạch hay ruộng lúa mênh mông đầy nước trải dài đến tận chân trời, thỉnh thoảng có những mảnh vườn cây ăn trái xanh um như chuối, cao, dừa, cam quít v.v... ?
Cho nên ở Miền Nam có được chén cơm ăn không có gì là khó cả...và đời sống ở đây thật quá dễ dàng, nên tâm tính người dân có chút thay đổi, tiếng nói cũng nhẹ nhàng hơn, phong tục tập quán cũng không còn quá cứng rắn như ngoài Bắc, nên đời sống có vui vẻ hơn. Họ thường sống vô tư lự và cũng thích phong lưu ngồi tán gẫu những câu chuyện đâu đâu, có khi vô bổ... tất cả đều khác hẳn người Miền Bắc nghiêm khắc, cần cù, thô bạo, đanh thép, và thường hay hách dịch, đúng là một mẫu người "Phổ" của nước Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng của người Pháp chúng ta, người Miền Nam vui vẻ hội nhập vào nền văn hóa Tây Phương rất hợp với nhân tính của họ; từ một thuộc địa, Miền Nam Việt Nam đã trở thành một nước cộng hòa có quy chế độc lập khác hẳn các quốc gia trong bán đảo Đông Dương, và giống như người Miền Nam của chúng ta, họ sống hài hòa trong một cuộc sống dễ dàng đến độ trở thành con người ham chơi và vô tư lự. Từ lâu rồi chiến tranh có đem lại phần nào đau khổ cho họ, nhưng hy vọng rồi đây sức sống mãnh liệt của dân tộc nầy sẽ sớm hàn gắng được vết thương của Miền Nam Việt Nam , và mặc dầu có một số ruộng bị bỏ hoang người dân có lẽ cũng sẽ sống được trong an lạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét