Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 5


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

17.Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà

18.Nhìn cảnh trâu cày mắt rưng lệ

17. Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà

Sau khi phái đoàn cụ Hồ rời Ba Lê, tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp hồi hộp chờ tin mừng từng ngày. Cụ Hồ lên đường ngày 19 tháng 9, mãi đến ngày 21 tháng 10 cụ Hồ mới đến Hải Phòng. Những bức ảnh đăng lại trên các báo Pháp, báo Cứu Quốc, cuộc đón tiếp cụ Hồ tại nhà ga Hà Nội cho tôi thấy rằng sự nồng nhiệy mà nhân dân Việt Nam dành cho cụ Hồ đã bị suy suyễn đi nhiều lắm. Báo Pháp tường thuật một cử chỉ khéo léo của cụ Hồ: Giữa lúc rừng người hò reo phản đối thỏa ước 14 tháng 9, cụ Hồ đã cất tiếng ca, và ra hiệu cho dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam, và quốc ca Pháp tiếp ngay sau đó.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 6


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

19.Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm

20.Huế điêu tàn và buồn thảm
21.Câu chuyện bên lò sưởi năm 1948
22.Bảo Đại: Con người chán chường và thấm mệt

19. Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 7


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ

24. Ngô Đình Cẩn, người có trí nhớ phi thường
25. Ông Cẩn nhờ tôi xuất ngoại gặp ông Diệm
26. Gặp lại cụ Diệm ở Ba Lê
o O o
23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 8


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
        
27. Ông Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về ….

28. Cuộc hội kiến với Nguyễn Đệ

29. Cuộc hội kiến với một lãnh tụ cộng sản Nguyễn Khắc Viện
30. Chuyến sang Mỹ đầu tiên
 27. Ông Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về, nhưng Bảo Đại chưa nói chi, không lẽ mình năn nỉ

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 9


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

31. Bác Sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với Cụ Diệm

32. Từ Nữu Ước trở lại Ba Lê
.
31. Bác Sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với Cụ Diệm

Tôi không biết tiếng Mỹ nhiều, tuy đã có học sơ sơ. Câu nào không hiểu thì tôi viết lên giấy để nói chuyện với các Bà Phước. Tôi nhớ một mẫu chuyện buồn cười trong mấy ngày tôi trọ trong Trường các Bà Phước. Trong phòng rửa mặt, có một tấm gương soi mặt. Tôi đinh ninh tấm gương gắn chết vào tường, chẳng để ý gì cả. Sáng dậy đánh răng rửa mặt xong tôi để bàn chải, thuốc đánh răng trên lavabo rồi đi dùng bữa ăn sáng. Lúc trở lại, tôi không thấy đâu nữa, lại xuống phố mua thêm. Sang ngày thứ hai, những thức đánh răng của tôi lại biến mất.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 10


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận

33. Ông Diệm trở về nước lập chính phủ: 7.7.1954
34. Công đầu của Tổng Thống Diệm: Định cư 1.000.000 người

33. Ông Diệm trở về nước lập chính phủ: 7.7.1954

Tôi lại tiếp tục dạy học.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 11


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
 35. Ông Diệm đối với Bình Xuyên và các đảng phái chính trị 
36. Thời thịnh đạt nhất của chế độ Diệm 
37. Ông Diệm và văn hóa giáo dục

35. Ông Diệm đối với Bình Xuyên và các đảng phái chính trị

Tại Nam phần, có mấy lực lượng được coi như không theo ông Diệm, đó là một số đơn vị quân đội dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tướng Hinh và các thuộc hạ thân tín, các quân đội giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo và quân đội Bình Xuyên.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 12


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
38. Chế độ bắt đầu nứt rạn
39. Chế độ bị dư luận và Chính quyền Mỹ chống đối

38. Chế độ bắt đầu nứt rạn

Vào năm 1961 tôi bắt đầu nghe những luồng dư luận bất mãn đối với Tổng Thống Diệm trong nhiều thành phần dân chúng.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 13


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận 
40. Lần gặp gỡ cuối cùng với Tổng Thống Diệm  
41. Cơn hấp hối của chế độ
40. Lần gặp gỡ cuối cùng với Tổng Thống Diệm

Tôi cho rằng tình hình đã đi quá đà, nay dù ở trung ương có những nỗ lực dàn xếp thì các địa phương một số người quá khích của bên chính phủ, hoặc bên Phật Giáo vẫn cứ gây ra những hành động nguy hiểm, khiêu khích.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 14


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
42. Cuộc đảo chánh và cái chết của Tổng Thống Diệm
43. Tôi trở lại Huế42. Cuộc đảo chánh và cái chết của Tổng Thống Diệm

Theo một tài liệu được tiết lộ tại Quốc Hội, thì từ khi trở lại chức vụ Giám Đốc Việt Nam Vụ, ông Kettenburg chủ xướng một phong trào chống ông Diệm, gây ác cảm với ông Diệm trong hàng ngũ chính khách và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Ông đã thành công ngoài sức tưởng tượng, nhờ những sự vụng về của ông Diệm trong vụ Phật Giáo. Báo chí Mỹ khi nghe nói đến đàn áp tôn giáo thì lập tức có thiện cảm với kẻ bị đàn áp và chống lại chính quyền chủ trương đàn áp.

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 15 (KỲ CUỐI)


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
 44. Những cơn sóng gió mới
45. Vĩnh biệt Huế
44. Những cơn sóng gió mới

Đám đông dần dần giải tán trong sự yên tĩnh. Sau buổi ồn ào, tôi càng lo sợ nhiều hơn. Tình hình Huế vẫn còn sôi động, tuy bề ngoài chẳng có gì rõ rệt. Tôi nhận thấy một số phần tử quá khích vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đấu tranh dưới một hình thức mới. Phía Phật Giáo vẫn không cho rằng việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đã đủ thỏa mãn họ.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 1

Lời giới thiệu 

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10

Ông Nguyễn Hữu Hanh nguyên giữ những địa vị quan trọng về kinh tế, tài chánh trong chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng như trên trường quốc tế: 
  • Cố vấn kinh tế, tài chánh cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, 1955-1962 
  • Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, 1955-1962  
  • Tổng giám đốc Ngân hàng Khuếch trương SOFIDIV, 1963-1965 
  • Chánh sự vụ (Division chief) Ngân hàng Thế giới (World Bank), 1965 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 2

II. Thời trung và đại học
1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
Năm 1944, tôi tốt nghiệp trung học khi thi đậu bằng tú tài hai, thường được gọi là Bac II, với hạng Bình (Mention Bien). Điều này làm cho cha mẹ tôi rất đỗi vui lòng và tự hào vì hai người tuy rất nghèo nhưng đã ráng chịu thiếu thốn nhiều bề để cho tôi và em Minh tôi được học lên trung học. Có một chuyện vui là vào năm thi tú tài I, sau phần thi viết, tôi đang xem bảng thì có một cô giáo người Anh ra tìm tôi, tự giới thiệu là cô Wilkinson ở Hà Nội vào chấm thi. Cô cho tôi hay bài của tôi được điểm cao nhất, và cô muốn gặp người học sinh đạt được điểm cao nhất ấy… Sau đó, khi thi vấn đáp, cô lại khen tôi. Cô rất xinh đẹp nên tôi không khỏi đôi khi bâng khuâng nhớ nghĩ về cô. Dưới thời thuộc điạ, người da trắng hay khinh miệt người da vàng, mà có một câu chuyện như vậy, cũng là một điều rất lạ. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 3

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10

III. Sự nghiệp đầu tiên (1954–1965)

Năm 1954 tôi trở về Việt Nam làm việc cho Ngân hàng Trung ương [1] Đông Dương, Lào, Cao Miên, Việt Nam (Institut d'Emission des Etats Associes du Laos, du Cambodge et du Viêt Nam) dưới quyền của Tổng Giám đốc René Frappart và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Victor Cusin. Nhờ có kiến thức chuyên môn và tận tâm làm việc, tôi được thăng hạng rất nhanh, vượt qua nhiều người Pháp và tất cả nhân viên người Việt vào làm việc trước tôi. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 4

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
Nhưng tôi cũng cảm thấy rất cô đơn, bởi tôi biết mình không thể dựa vào ai khác, và cũng không thể thảo luận hay trao đổi ý kiến với ai, bởi vì chẳng có ai trong chính phủ hiểu biết về lãnh vực này. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vào lúc đó hầu như chỉ gồm toàn đồng Phật-lăng “nội địa” thu được từ mặt hàng cao su xuất cảng qua Pháp và gạo xuất cảng qua các thuộc địa Pháp ở châu Phi. Đồng Phật-lăng của chúng ta không hoán đổi được; mỗi năm Ngân hàng Quốc gia Pháp (Banque de France) chỉ cho chúng ta đổi một số lượng nhỏ lấy những đồng tiền hoán đổi được như đồng Đô-la Mỹ, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức hay đồng Yên Nhật. Nước Pháp đã trải qua một giai đoạn rối loạn chính trị và bất an xã hội kéo dài, kèm theo những khó khăn rất lớn về mặt kinh tế tài chánh, và đồng tiền Pháp cứ liên tục giảm giá. Cứ mỗi lần giảm giá hay chính phủ Pháp phá giá như vậy thì chúng ta lại mất một tỉ lệ phần trăm trị giá ngoại tệ dự trữ. Như vậy tuy chúng ta đã giành được độc lập chính trị từ tay người Pháp năm 1955, nhưng trên bình diện tiền tệ thì chúng ta vẫn còn là một thuộc địa của Pháp. Không ai trong chính phủ tỏ vẻ quan tâm tới sự bất bình đẳng trong hệ thống chi trả với Pháp, tới sự suy yếu của dự trữ ngoại tệ và sự hao hụt trị giá đồng tiền Việt Nam vì liên hệ với hệ thống tiền tệ của Pháp. Hơn thế nữa, số vàng dự trữ của chúng ta (33 tấn rưỡi) mà quân Pháp lấy được từ tay quân Nhật sau khi Nhật bại trận năm 1945 đã bị chở về Pháp khi lính Pháp rút về nước năm 1955, và chúng ta không có vàng để hỗ trợ cho đồng tiền quốc gia kể từ lúc đó. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 5

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
IV. Bước vào khu vực tư

Tháng 9/1961, hết kỳ nghỉ phép tôi về thăm ông Diệm và báo là tôi muốn tham gia vào khu vực ngân hàng tư, nhưng trong lãnh vực mà tôi vẫn còn có thể phục vụ lợi ích chung và giúp ông phát triển kinh tế đất nước: hỗ trợ tài chánh cho nền kỹ nghệ non trẻ của Việt Nam là một mối quan tâm lớn của ông Diệm. Tôi nói với ông là tôi sẽ giúp sức thành lập một ngân hàng kỹ nghệ bán công để tài trợ cho việc phát triển kỹ nghệ Việt Nam. Diệm đồng ý nhưng ông nói hễ khi nào ông cần tôi, ông sẽ gọi và giao cho tôi một trách nhiệm mới trong chính quyền. Tôi trả lời vâng nhưng tận trong đáy lòng tôi không tin cho lắm việc tôi sẽ trở lại dưới quyền ông bởi vì tôi biết rằng chế độ ông đã mất lòng dân và đám tay chân bộ hạ của ông không những đã làm cho những người đầy thiện chí như tôi mà còn làm cho quần chúng bình thường xa lánh. Diệm hứa là sẽ giúp đỡ tận tình cho kế hoạch của tôi. Đó là lần cuối cùng tôi còn trông thấy Diệm, trước khi ông bị giết trong cuộc đảo chánh 1963. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 6

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
V. Sự nghiệp quốc tế đầu tiên

Tháng 8/1964 tôi đưa cả gia đình tôi qua Pháp. Sau đó ít lâu tôi được phái đoàn Ngân hàng Thế giới (World Bank) ở Tokyo phỏng vấn và tuyển dụng làm Chánh sự vụ ở IFC trong Ngân hàng Thế giới. Tôi rời Việt Nam tháng 2/1965 để nhận công việc ở World Bank. Gia đình tôi ở Pháp đi theo tôi tới Washington D.C và chúng tôi đã được sống sung sướng một thời gian. Lợi tức của tôi tăng lên đáng kể với công việc mới, lương mỗi năm 22.000 đô-la, khỏi thuế, tương đương với 250.000 đô-la trước thuế – tính theo giá đô-la năm 2004 (vào thời điểm ấy, chiếc xe Mercury đầy đủ tiện nghi máy móc, tôi mua chỉ với giá 2.000 đô-la thôi, bây giờ phải hơn 25.000 đô-la). 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 7

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
VI. Tận tuỵ trong công việc: Không phần thưởng, chỉ có niềm vui

Ngồi ghế Thống đốc và làm việc tận tuỵ trong thời chiến với tất cả những sự tàn phá và những khó khăn kinh tế tài chánh, đã là khó vô cùng rồi; còn khó hơn nữa và có thể đến mức không chịu đựng nổi, khi mà ngoài Ngân hàng Trung ương, còn phải điều hành toàn bộ nền kinh tế tài chánh của một quốc gia bị lọt vào giữa vòng tham nhũng, đầu cơ, chợ đen, cùng những thiếu thốn vì biến động chính trị và bất an xã hội. Trong vòng một năm từ 1967 tới 1968, ngoài Ngân hàng Trung ương, tôi còn phải ôm trong tay Bộ Tài chánh, Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại và Bộ Kỹ nghệ, bốn bộ này tạo thành một Tổng uỷ Kinh tế Tài chánh, thông thường nằm dưới dự giám sát của một phó Thủ tướng và bốn Tổng trưởng. Tôi đã từ chối chức phó Thủ tướng mà Kỳ đề nghị, bởi vì tôi luôn luôn ghét chính trị và chỉ muốn phục vụ đất nước như một chuyên viên. Đây quả là một lượng công việc khổng lồ và một lãnh vực hoạt động hết sức rộng lớn.

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 8

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
VII. Sự nghiệp quốc tế lần thứ hai

Sau khi rời khỏi chính phủ và Ngân hàng Trung ương cùng Ngân hàng Thương tín, tôi được đề nghị hai việc làm: William Diamond, cấp trên của tôi tại Ngân hàng Thế giới và đang là Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chánh IFC, World Bank, rất vui khi biết tôi đã quyết định trở về Washington để làm việc. Ông gởi lời nhắn là tôi sẽ được hoan nghênh trong bộ phận của ông với chức vụ Chánh sự vụ Bắc Phi và các nước nói tiếng Pháp (việc trước đây của tôi năm 1965). Tôi cũng được mời nhận chức vụ Quản trị viên dự khuyết trong hội đồng quản trị Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, phụ trách các nước Trung Hoa (tức Đài Loan), Đại Hàn, Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đề nghị tôi chấp nhận công việc thứ hai vì nó sẽ cho phép tôi tiếp tục phục vụ đất nước và về thăm Sài Gòn bốn hoặc năm lần một năm để giúp cho Ngân hàng Trung ương và chính phủ – vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung ương vẫn còn để trống suốt gần hai năm. Và Thiệu muốn tôi tiếp tục làm Cố vấn Kinh tế Tài chánh cho chính phủ. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 9

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
VIII. Sự nghiệp quốc tế thứ ba

Khi tôi trở lại Washington vào tháng 4/1975, tôi vẫn phân vân lưỡng lự giữa hai khả năng: hoặc quay lại World Bank làm việc với Bill Diamond, hoặc về IMF với Ian Mladeck, người đã đề nghị tôi gia nhập Sở Ngân hàng Trung ương (CBS) làm việc với ông, sau khi tôi rời chức vụ trong hội đồng quản trị. Tôi chọn công việc thứ hai; tôi được mời giữ chức vụ Cố vấn, thích hợp với kiến thức chuyên môn và nguyện vọng của tôi hơn.

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN CUỐI

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
IX. Chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ
Đầu thập niên 50, khi tôi bắt đầu tiếp xúc với những ngân hàng lớn của nước Mỹ ở New York, như ngân hàng America, ngân hàng City Bank, ngân hàng Chase Manhattan Bank, ngân hàng Hannover Bank, tôi đã gặp khá nhiều nhân viên trẻ trong ban điều hành, trước đây đã từng làm việc ở các cơ quan OSS (Office of Security Service), tiền thân của CIA trước và trong cuộc thế Chiến thứ II; họ đã được gởi tới Trùng Khánh ở miền Nam Trung Quốc và tới miền Bắc Việt Nam để quan sát tình hình quân sự và chính trị tại các vùng này, cũng như mối quan hệ giữa lãnh tụ quốc gia Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Trung cộng Mao Trạch Đông, phong trào Việt Minh.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

HỒI KÝ TRẦN QUANG CƠ KỲ 1

1   2   3   4
Lời tựa
Tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ (1920–) lưu chuyển trong nước từ đầu năm 2003. Tác giả nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam.

Trước khi làm việc tại Bộ Ngoại Giao (1954), Trần Quang Cơ là sĩ quan quân đội nhân dân giảng dạy tại trường Cao Đẳng Ngoại Giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (54–97) – 1964 làm bí thư thứ nhất ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Indonesia – 1966 Trần Quang Cơ trở lại Hà Nội, 1976 phụ trách Vụ Bắc Mỹ rồi chuyển sang vụ Âu Châu trước khi sang làm Đại Sứ tại Thái Lan vào năm 1982. Được đưa vào Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ 1986; ròng rã 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Cambodia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc. Tháng hai 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng bẩy cùng năm ông gặp Tổng Bí Thư Đỗ Mười xin không nhận chức bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự ý xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.