I. Tính kế thừa và tiếp nối tinh thần dân tộc
qua lá cờ:
Như trong “Những sự thật
cần phải biết - Phần 8”, tôi đã chứng minh lá cờ có Màu Vàng
(nền vàng) có xuất phát từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Kinh qua các thời kỳ
thì cờ vàng được xuất hiện trở lại ở Triều Nguyễn và nổi bật là thời Đệ Nhất và
Đệ Nhị Cộng Hòa. Tuy nhiên, thực tế lịch sử đã cho thấy màu Vàng của lá cờ
không hẳn đứt đoạn lịch sử vì nó đã được trải qua các thời kỳ, các triều đại
nước ta. Sau đây là lá cờ lịch sử của dân tộc được tiếp nối qua các thời kỳ:
Cờ của Hai Bà Trưng
Cờ Triều Ngô
Cờ Triều Đinh
Cờ Nhà Lê
Cờ nhà Lý
Cờ Nhà Trần
Cờ chúa Trịnh
Cờ Chúa Nguyễn
Bạn đọc có thể thấy rằng, trong suốt lịch sử
của mình thì lá cờ dân tộc qua các thời kỳ đều là lá cờ có màu nền là màu vàng.
Như vậy lá cờ có màu vàng đã có lịch sử rất xa xưa và tiếp nối truyền thống yêu
nước, tự chủ và độc lập trước các triều đại bên Tầu. Để chứng minh màu chủ đạo
là nền Vàng chúng ta có thể tham khảo tại những tài liệu sau:
Thứ nhất, bạn đọc có thể tìm hiểu tại cuốn sách “Lịch
sử Việt Nam” của ông Đào Duy Anh, xuất bản lần đầu năm 1955 bởi Nxb.
Văn Hóa Thông Tin tại Hà Nội và tái bản 2002. Trong cuốn sách xuất bản lần 1
tác giả đã hệ thống các lá cờ trong các Triều đại lịch sử dân tộc tương tự như
lá cờ đã gửi ở trên. Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn lịch sử Việt Nam xuất bản
năm 1955 cho biết tại trang 90: “Ở các thời Đinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ
là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị”. Bỏ qua
việc đánh giá có phần ảnh hưởng bởi nhà cầm quyền cộng sản và bản thân là sử
gia của cộng sản thì ông Đào Duy Anh đã khẳng định cờ của các triều đại chính
là cờ có màu vàng là chủ đạo.
Thứ hai, cũng có thông tin về lá cờ lịch sử, Bạn đọc
có thể tìm hiểu thêm lá cờ tổ quốc tại link sau: http://ttxva.org/co-hoang-gia-viet-nam/
Qua cả hai dẫn chứng chúng ta có thể khẳng
định màu Vàng chính là màu của các lá cờ qua các thời kỳ lịch sử dân tộc.
Tại sao lại là màu Vàng?
Như chúng ta đã thấy lá cờ vàng chính là lá cờ
xuyên suốt lịch sử dân tộc. Vậy đâu là nguyên nhân trong suốt lịch sử dân tộc.
Thứ nhất, người Việt Nam chúng ta chính là dân tộc tại
châu Á có màu da là màu vàng. Màu của nền lá cờ chính là thể hiện màu da của
người Việt. Sự tương đồng giữa “da” - một bộ phận bên ngoài, bao bọc cơ thể và
“nền” của lá cờ cũng cho thấy từ xa xưa người Việt đã có ý thức rất cao về
chủng tộc và màu da của mình.
Thứ hai, theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng
còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ
quyền của quốc gia. Chính vì thế mà vua chúa thời xưa thường xưng là Hoàng Đế
và mặc áo có tên hoàng bào.
Thứ ba, xét về dịch lý thì chúng ta cũng có thể thấy
như sau:
1. Cờ Hai Bà Trưng:
Cờ hai Bà là Cờ Vàng: Màu vàng theo Dịch Lý
thuộc hành Thổ, và thổ là đất. Đất: Dịch dùng quẻ KHÔN hoặc CẤN để chỉ.
Nếu là quẻ KHÔN hệ Bát Quái: Nội và ngoại quái
đều là Khôn nên vượng. Đại ý: Quẻ Khôn chỉ ra rằng, người muốn làm việc lớn
phải học lấy ý của Khôn là: Cái đầu tiên hay khởi thủy (Nguyên của “Khôn”), là
cái gốc của mọi sự, mọi việc, cái gốc ấy là đức tính âm nhu, mang tính nuôi
dưỡng, hổ trợ.
Nếu là Số CẤN: Gắn bó với nhau trong tình
thương và lòng quảng đại, không phân biệt mọi người.
Như vậy dù là Khôn hay là Cấn, cờ cũng tượng
trưng cho nền tảng đặt trên cơ sở Đất Mẹ hay Âu Cơ (Âu: Mẹ, cơ: Nền tảng), cũng
là cái căn bản của tình thương người cùng chung một nước:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
2. Cờ các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền và Hậu
Lê, Lý, Trần, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn:
Các triều đại trong lịch sử trước đây, lá cờ
thường là một khuông vải nền vàng (màu của vua chúa sử dụng) và cũng là màu da,
màu đất Việt trên đó có viết tên của triều đại bằng chữ Hán, màu đỏ, như chữ
Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, (Nguyễn Gia Long)... Trong thời vua Đinh Bộ Lĩnh,
dùng cờ bông lau, và trên thực tế thì màu của cỏ Lau cũng là màu vàng. Khi làm
vua thì triều Đinh cũng sử dụng cờ cũng tương tự như các triều đại về sau,
nghĩa là cũng sử dụng chữ Đinh chỉ ra triều đại, viết trên nền vàng tượng trưng
cho Đất Mẹ và tượng trưng cho vua chúa...
Ý nghĩa tra cứu trên màu sắc: Màu đỏ (màu của chữ
viết trên lá cờ) chỉ ra màu của máu, lửa..., là Hỏa (Li) của Dịch lý. Nền vàng
là Khôn hoặc Cấn, kết hợp lại là Li trên Khôn là Hỏa Địa Tấn và nếu nền vàng là
Cấn thì: Li trên Cấn là Hỏa Sơn Lữ.
Ý nghĩa lá cờ xét quẻ Tấn: Tấn có tượng hình là
ánh mặt trời rọi sáng trên mặt đất (Li trên Địa), từ sự gợi ý đó, Đại Tượng
Truyện nhận ra tượng ý mà có lời khuyên cho người quân tử là nên theo tượng của
Tấn mà tu dưỡng đức sáng suốt của mình và Tấn cũng có nghĩa là tiến tới trước.
Nếu màu vàng tượng trưng cho Cấn (cũng thuộc hành Thổ) thì Hỏa trên Sơn là Hỏa
Sơn Lữ: Đây là định phận của tộc Việt: Lữ là lữ thứ hay Lữ khách (từ huyền
thoại gọi là theo “cha xuống biển”) để bung ra bên ngoài. Qua ý nghĩa được đọc
thấy qua hai con lý số nầy, được bày tỏ qua màu cờ và qua màu sắc đó, khuyên
dòng Việt tộc vừa phải gắn bó với đất Mẹ (theo Mẹ lên núi), vừa phải bung ra để
mở mang kiến thức và lãnh thổ (theo cha xuống biển).
Qua 3 dẫn chứng, chúng ta có thể thấy nền vàng
vừa hợp với lý số, với màu da, với đất mẹ và ý nghĩa dân tộc. Do đó qua các
thời kỳ ngoài ý nghĩa hoàng gia thì cờ có màu Vàng chính là thể hiện tính dân
tộc.
Tiếp nối truyền thống:
Như chúng ta đã biết cờ có màu vàng đã là
truyền thống của dân tộc qua các thời kỳ. Từ Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau có màu
vàng để phất cờ khởi nghĩa đến khi nhà Đinh thành lập vẫn là màu vàng chủ đạo.
Tiếp sau đó, cũng cần phải nói đến 6 chữ Vàng trên lá cờ của Trần Quốc Toản
trong triều đại nhà Trần vốn dùng cờ vàng. Điểm qua nhưng ví dụ như vậy để có
thể thấy rằng lá cờ vàng đã được tiếp nối truyền thống dân tộc cho đến thời Đệ
Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Hoàn toàn không phải như cộng sản tuyên truyền về một
lá cờ vàng do Mỹ vẽ ra. Người Mỹ không thể vẽ được một lá cờ mang lý số, màu da
của phương Đông của con người Việt Nam. Tất cả chỉ là hành động ngậm máu phun
người của cộng sản Việt Nam.
Như bạn đọc đã biết trong Phần 8 thì
lá cờ của cộng sản Việt Nam hiện nay chính là lá cờ xuất phát từ tỉnh Phúc Kiến
bên Trung cộng. Trong giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, mặc dù bị tuyên
truyền là “ngụy” và “bán nước” nhưng VNCH đã thực hiện những điều rất ý nghĩa
về lá cờ vàng mang biểu tượng và truyền thống dân tộc, ngược lại với cờ đỏ của
Tầu trong hình hài cờ cộng sản Việt Nam. Ngay cả trong thời chiến, VNCH luôn
cho thấy tinh thần dân tộc quốc gia của mình qua cả đồng tiền. Xin lấy ví dụ về
đồng tiền in hình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên giấy bạc của VNCH(2):
Hình Đức Thánh Trần Hưng Đạo in trên giấy bạc $500 Thời Việt Nam Cộng Hòa
Hình các anh hùng lịch sử dân tộc
Bạn đọc có thể xem tại link sau:
Còn ngược lại thì đảng cộng sản Việt Nam không những sử dụng lá cờ tỉnh Phúc Kiến bên Tầu làm cờ của mình. Đây là một hành động thể hiện tính chất bán nước và nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam.
II. Kết Luận:
Lá cờ vàng đã gắn liền với lịch sử Miền Nam
trong giai đoạn 1954 đến 1975. Có những người Miền Nam bất đồng chính kiến với
những người lãnh đạo như ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu nhưng họ vẫn
xem lá cờ vàng là biểu tượng của xã hội Miền Nam. Điều này là xuất phát từ việc
ý thức rất tốt của VNCH về việc tiếp nối truyền thống quốc kỳ của dân tộc. Bởi
vì vậy dù là đảng phái nào nhưng trong chế độ VNCH người ta vẫn hướng đến cái
đích cuối cùng là tinh thần quốc gia.
Qua hai bài phân tích lịch sử lá cờ, chúng ta
có thể thấy rằng lá cờ vàng có xuất xứ lai lịch cực kỳ rõ ràng và là truyền
thống nối tiếp của dân tộc. Nó trái hẳn với những luận điệu chụp mũ của cộng
sản và cũng qua đây thấy được bản chất cam phận bán nước của cộng sản cho Tàu
xuất phát từ chính lá cờ. Không còn cách nào khác, chúng ta phải dẹp bỏ cờ đỏ
sao vàng của cộng sản để xóa bỏ đi tư tưởng bán nước và làm chư hầu mà Hồ Chí
Minh đã gieo rắc vào Việt Nam. Và lá cờ vàng lịch sử của dân tộc có lẽ lại một
lần nữa lại lên ngôi.
5/7/2013.
Đặng Chí Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét