Văn Hối,
tờ báo lớn của Hồng Kông, đưa tin nhân vật số hai một thời của Triều Tiên Jang
Song-thaek đã bị xử tử một cách hết sức tàn khốc: bị chó đói ăn
Bản tin của Văn
Hối được báo Straits Times (Singapore) dẫn lại vào ngày
26-12-2013 trong bài nhận định về quan hệ Trung - Triều sau vụ thanh trừng chấn
động trên. Còn Văn Hối đưa tin hôm 12-12, được cho là ngày ông Jang bị
xử tử.
Theo bản
tin, ông Jang không bị hành quyết bằng súng máy như các vụ xử tử tội phạm chính
trị như trước đây. Hãi hùng hơn nhiều, ông cùng 5 thuộc hạ thân tín bị lột trần
truồng và ném vào một cái lồng. Sau đó, 120 con chó săn bị bỏ đói 3 ngày được
thả vào lồng cắn xé họ.
Vụ hành
quyết kéo dài 1 giờ trước sự chứng kiến của ông Kim Jong-un, cháu vợ ông Jang,
cùng 300 quan chức cấp cao của Triều Tiên. Hình thức tử hình bằng chó này có
tên gọi là “quan jue”.
Văn Hối được
xem là cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông. Báo thành lập
năm 1938 tại Thượng Hải và cho ra mắt phiên bản tại Hồng Kông 10 năm sau đó. Mặc
dù Văn Hối là báo lớn và có uy tín song mức độ tàn bạo của màn xử tử
trên khiến ai cũng bán tín bán nghi, không dám tin là sự thật.
Ngoài
tính xác thực của thông tin - điều mà không ai dám đoan chắc, tờ Straits
Times còn nêu lên một vấn đề khác: Bản tin với những mô tả chi tiết và
rùng rợn xuất hiện trên tờ báo do Bắc Kinh kiểm soát chứng tỏ Trung Quốc không
còn để tâm đến quan hệ với chính quyền của ông Kim Jong-un.
Trên thực
tế, 2 ngày sau khi ông Jang bị xử tử, tờ Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận
kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thôi nuông chiều Bình Nhưỡng vì đa phần người dân
Trung Quốc cảm thấy ghê sợ vụ thanh trừng đẫm máu trên.
Hải Ngọc
(Theo Straits Times)
KIM JONG-UN “TRẢM” JANG SONG-THAEK VÌ "TRANH CHẤP XUẤT HẢI
SẢN"
Theo báo New York Times, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra
lệnh tử hình người dượng Jang Song-thaek vì tranh chấp gay gắt trong việc kiểm
soát xuất khẩu hải sản dẫn đến rạn nứt chính trị giữa hai bên.
Theo thông tin tình báo từ Hàn Quốc và Mỹ, vụ tranh chấp giữa
Kim Jong-un và Jang Song-thaek liên quan đến việc ai sẽ hưởng lợi từ xuất khẩu
3 mặt hàng chủ lực của Triều Tiên - gồm than đá, ngọc trai và cua - và đã kéo
dài trong nhiều tháng.
Kim Jong-un ra lệnh cho người dượng 67 tuổi phải từ bỏ quyền kiểm
soát các ngành sinh lợi, đặc biệt là các ngư trường hải sản do quân đội kiểm
soát trước đây nhưng ông Jang từ chối.
Trong những năm gần đây, cua, ngọc trai và than đá chính là những
mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Triều Tiên sang Trung Quốc, quốc gia mà ông Jang
có quan hệ khá sâu sắc.
Theo các số liệu thống kế của Cục xúc tiến đầu tư – thương mại
Hàn Quốc, khoảng 88% hoạt động thương mại của CHDCND Triều Tiên có liên quan đến
Trung Quốc. Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu từ Triều Tiên sang Trung Quốc đạt
2,4 tỉ USD.
Ngành xuất khẩu hải sản Triều Tiên trước đây vốn do quân đội kiểm
soát nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un đã giao quyền khai
thác cho các thành viên nội các. Sau đó quyền kiểm soát lại được trao cho Jang
Song-thaek và các cơ quan dưới quyền ông Jang.
Tuy nhiên, sau khi nhận thấy quân đội Triều Tiên đang thiếu hụt
về tài chính, Kim Jong-un đã ra lệnh cho ông Jang trả lại quyền kiểm soát xuất
khẩu hải sản cho quân đội nhưng ông Jang không chịu.
Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm nay, ông Kim Jong-un phái
hơn 100 binh sĩ đến các ngư trường hải sản và gây ra một cuộc chiến với những
người trung thành với ông Jang. Kết quả là những binh sĩ của lực lượng quân sự
Triều Tiên đã bị đánh bại.
Vụ đọ súng này khiến ông Kim Jong-un tức giận, trở thành “giọt
nước tràn ly” và cuối cùng dẫn đến vụ xử tử ông Jang Song-thaek vào ngày
12-12 vừa qua.
Ông Jang Song-thaek bị kết án với các tội danh âm mưu đảo chính
và tham nhũng. Đây là biến động chính trị lớn nhất ở Triều Tiên kể từ khi ông
Kim Jong-un lên nắm quyền cách đây 2 năm, làm dấy lên suy đoán rằng nguyên nhân
thật sự là do ông Jang đã thua cuộc trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với
quân đội Triều Tiên.
Ngoài ra, theo Chosun Ilbo, nhiều quan chức gạo cội từ thời
cố Chủ tịch Kim Jong-il đã vắng mặt trong lễ kỷ niệm 22 năm ngày ông trở thành
tổng tư lệnh tối cao hôm 24-12.
Một bức ảnh chụp sự kiện này được đăng tải trên hãng thông tấn
trung ương Triều Tiên (KCNA) cho thấy đứng ngay sau ông Kim Jong-un là 3 quan
chức quyền lực: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Choe Ryong-hae, Tư lệnh Lục
quân Ro Yong-hil và Bộ trưởng Các lực lượng Vũ trang Jang Jong-Nam.
Các ủy viên của Ủy ban Quốc phòng quốc gia như Kim Yong-chun, Ri
Yong-mu, O Kuk-ryol, Hyon Chol-hae cũng như các quan chức then chốt của quân đội
có quan hệ thân thiết với ông Jang Song-thaek, đều vắng mặt trong sự kiện này.
Như vậy, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia, cơ quan ra quyết định quyền
lực nhất dưới thời ông Kim Jong-il, đã bị suy yếu. Dù ông Kim Jong-un là chủ tịch
ủy ban nhưng việc xử tử ông Jang, phó chủ tịch, dường như đã tước bỏ ảnh hưởng
của các "cựu thần".
Trong khi đó, trả lời câu hỏi "muốn tin tưởng hay đối đầu"
của Triều Tiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng đang dùng "lời
lẽ xấc xược" để che giấu nội bộ rối ren. Ngoài ra, bộ ngày cho rằng bất ổn
gia tăng tại bán đảo Triều Tiên là vì thái độ “phi đạo lý và mê muội” của Bình
Nhưỡng.
N.Thương (Theo New York Times)
A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét