Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về
phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc
lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược mà Cộng quân đã nhiều lần tung quân cố
chiếm giữ bằng mọi giá. Do địa thế quá hiểm trở có lợi cho địch quân trong thế
thủ, nên mỗi lần vùng đèo này bị lọt vào tay Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2
đã điều động lực lượng hùng hậu để tái chiếm. Từng trung đoàn, liên đoàn bộ chiến
có chiếm xa yểm trợ, với các phi tuần oanh kích liên tục và cả B 52 dội bom, trận
chiến kéo dài nhiều ngày, Cộng quân mới bị đánh bật ra khỏi vùng đèo.
Do tầm quan trọng về chiến lược của vùng đèo này, nên trong cuộc
chiến mùa Hè 1972, Chu Pao trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của Cộng
quân tại Cao nguyên. Như đã trình bày trong bài viết giới thiệu trận chiến giữa
Sư đoàn 22 Bộ binh và Cộng quân tại mặt trận Dakto-Tân Cảnh, ngày 23 tháng
4/1972, Cộng quân đã tung quân tấn công cường tập vào bộ chỉ huy hành quân Sư
đoàn 22 Bộ binh. Ngày 24 tháng 4/1972, sau khi các cứ điểm trọng yếu tại Dakto
và Tân Cảnh thất thủ, đối phương đã tung quân gây áp lực quanh thị xã Kontum.
Ngày 28 tháng 4/1972, trung đoàn 95CSBV đã đánh chiếm một khoảng đường ngắn
trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku-Kontum và tổ chức các cụm chốt cố thủ trên vùng
đèo Chu Pao. Khi Cộng quân chiếm đèo thì cũng vào lúc Sư đoàn 23 Bộ binh vừa
hoàn tất cuộc chuyển quân từ Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 14 về phòng thủ Kontum,
do đó không xảy ra giao tranh trên lộ trình di quân.
Lực lượng đặc nhiệm Biệt động quân kịch chiến với CQ quanh Kontum và Chu Pao: |
Trong năm 1973 chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ không đáng kể.
Các đơn vị Cộng Sản vẫn không chiếm được Dak Pek mặc dầu các tiền đồn khác như
Ben Het, Dak Seang và quận Ba Tơ đã lần lượt rơi vào tay họ. Cuối năm 1973, Tiểu
Ðoàn 88 BÐQ kết hợp với Tiểu Ðoàn 95 (từng đóng tại Bến Hết), Tiểu Ðoàn 62 (từng
đóng tại Polei Kleng) để trở thành Liên Ðoàn 22 BĐQ. Liên đoàn với hai tiểu
đoàn lưu động thường xuyên hành quân trên vùng cao nguyên Kontum, Pleiku,Phú
Yên. Còn Tiểu Ðoàn 88 vẫn đóng quân giữ căn cứ Dak Pek. Lúc này căn cứ Dak pek
đã bị cô lập hoàn toàn, mọi việc liên lạc với bên ngoài, tải thương, tiếp tế đều
bằng trực thăng, ngoài ra tiểu đoàn không còn được sự yểm trợ của pháo binh bạn
vì nằm quá xa, sâu trong vùng địch chiếm đóng.
Việc trung đoàn 95 CSBV CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chu Pao đã khống chế
trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xã Kontum với các tỉnh
phía Nam vùng Cao nguyên. Trong khi đó, ở phía Bắc thị xã Kontum, sau khi lữ
đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh rời khu vực Võ Định để tăng cường cho Quân đoàn 1,
ngày 20 tháng 4/1972, liên đoàn 6 Biệt động quân đã được điều động từ chiến trường
Trị Thiên vào thay thế để phòng thủ khu vực này. (Liên đoàn 6 BĐQ thống thuộc bộ
chỉ huy Biệt động quân Quân đoàn 3, vào thượng tuần tháng 4/1972, đã cùng với
liên đoàn 3 BĐQ tăng phái cho mặt trận Quảng Trị).
Theo kế hoạch, các tiểu đoàn của liên đoàn 6 BĐQ đã bố trí quân trên các dốc đứng
án ngữ Quốc lộ 14 về hướng Nam căn cứ Võ Định. Do bị áp lực nặng của địch, ngày
27 tháng 4/1972, bộ chỉ huy liên đoàn được trực thăng vận lui về hướng Đông Nam
12 km, căn cứ Đồi Chiến Lược, hướng Bắc Kontum. (Trong liên lạc Không-Lục với
các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực
November). Ngày 1 tháng 5/1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công
cường tập. Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh
triệt thoái. Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ
cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.
Sau khi Cộng quân bị thất bại trong 2 đợt tấn công vào thị xã Kontum (đợt 1:
14/5/1972, đợt 2: 20/5/1972), Quân đoàn 2 quyết định tung quân dể giải tỏa áp lực
tái khu vực nhằm tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và vòng đai tỉnh ly Kontum.
Để thực hiện kế hoạch này, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập gồm 2 liên
đoàn Biệt động quân được tăng cường Thiết giáp và Công binh chiến đấu, do đại
tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 tổng chỉ huy.
Cũng cần ghi nhận rằng liên đoàn 2 BĐQ được thành lập từ 1967 sau cải danh
thành liên đoàn 23 BĐQ, gồm các tiểu đoàn: 11, 22, và 23 BĐQ. Còn liên đoàn 6
BĐQ được thành lập từ 1969 với các tiểu đoàn 34, 35, 51 BĐQ. Tất cả 6 tiểu đoàn
của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đã có mặt
trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.
Trong 10 ngày cuối của tháng 5/1972, lực lượng đặc nhiệm đã nỗ lực
tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối quanh đèo
chiến lược này. Tuy nhiên, do đối phương đã xây dựng được một hệ thống cụm điểm
kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chu Pao, và các cụm
chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đã gặp rất nhiều
khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và
Không quân chiến thuật, cùng B 52 và sử dụng cả chùm địa lôi CBU-55.
Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã chống trả quyết liệt để cố chận
cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm. Phối hợp với hỏa lực hung bạo của các
trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo CQ mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm
chốt cản của Cộng quân dọc hai bên đường đã gây tổn thất cho các đơn vị Biệt động
quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum.
Cuối tháng 5/1972, sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi thị xã
Kontum trong trận tấn công đợt 3 (ngày 28/5/1972), Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực
giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, địch quân cũng tăng cường
lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này. Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và
Cộng quân. Giữa tháng 6/1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22
Biệt động quân nhập trận. Liên đoàn này nhận khu vực do đơn vị bạn bàn giao.
Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu
đoàn 62 thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân và tiểu đoàn 71 BĐQ là những nỗ lực
chính để triệt hạ các chốt cố thủ của Cộng quân quanh đỉnh Chu Pao. Cùng lúc
đó, 4 tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở
vòng đai ngoại vi đèo Chu Pao. Trong cuộc tấn công tái chiếm vùng đèo Chu Pao,
từng đại đội Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm sạch từng cụm chốt liên hoàn
của Công quân. Từ đội hình đại đội tấn công, mỗi trung đội của từng đại đội Biệt
động quân lại là một mũi tấn công vào từng chốt địch quân. Sau các đợt pháo yểm
trợ dập vào các vị trí trọng điểm của địch- được ghi nhận là có đặt súng cối 82
ly, từng toán Biệt động quân cầm lựu đạn bò sát đến các hầm và đánh từng hầm một.
Các hầm ở Chu Pao, Cộng quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom và đạn đại
bác có đánh trúng ngay trên hầm thì mới có kết quả. Với lối đánh bằng lựu đạn,
cuối cùng lực lượng Biệt động quân đã đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng đèo Chu
Pao.
* Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:
Sau khi hai tiểu đoàn 71 và 62 Biệt động quân đã “dứt điểm” khu vực trung tâm
đèo Chu Pao, giao thông trên trục lộ 14 được tái lập. Cuối tháng 6/1972, một số
phóng viên báo chí đã đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc
nhiệm. Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt
động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phía đá lớn gần đó và nói:
- Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá như vậy thì mong gì dùng bom trục địch
quân ra khỏi hầm được.
Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 BĐQ, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đã
nhắc lại những hình ảnh hãi hùng của những trận cận chiến:
- Chúng tôi thanh toán từng mục tiêu bằng lựu đạn, đánh từng hầm
một, không còn cách nào khác để làm im tiếng tiếng súng của đám xạ thủ đã bị xiềng
chân vào hầm.
Một hạ sĩ quan của tiểu đoàn 71 đứng gần thiếu tá Khoa kể lại trận đánh:
- Chiếm được hầm rồi, còn phải kéo súng lấy được xuống núi. Muốn vậy, buộc phải
chặt chân cái xác chết để tháo súng ra. Nhưng địch quân bố trí hầm theo hình chữ
V, tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía.
Một phóng viên nhìn lên đỉnh Chu Pao, Chu Thoi đã ngán ngẩm:
- Leo được lên đó và leo dưới hỏa lực của địch quân thật không
phải là chuyện đi dạo.
Đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Biệt động quân gật đầu xác
nhận:
- Cam go lắm anh ạ. Nhưng cũng may lúc này có sương mù buổi sáng. Sương mù dày
dặc đến mức cách nhau khoảng 10 thước là không nhìn thấy gì nữa rồi. Cũng nhờ
sương mù mà chúng tôi bò lên đánh được những vị trí súng của địch.
Vương Hồng Anh
TRẬN DAK PEK VỚI TIỂU
ĐOÀN 88 BĐQ BIÊN PHÒNG
Căn cứ Dak Pek là một tiền đồn biên phòng nằm gần biên giới Lào
Việt, giáp với quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi và cách thị trấn Kontum 80 cây số về
hướng tây bắc. Lược Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) Hoa Kỳ xây căn cứ này vào tháng 4 năm
1962 nhằm mục đích ngăn chận, phá hoại đường xâm nhập từ bắc vào nam của Cộng Sản
Bắc Việt (CSBV). Đến ngày 30 tháng 11 năm 1970, Hoa Kỳ chuyển giao căn cứ này lại
cho Việt Nam Cộng Hòa và được Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Biên Phòng trấn
giữ.
Sau khi nhận căn cứ, Tiểu Ðoàn 88 được giao phó thêm nhiệm vụ huấn luyện cho
các tân sĩ quan về kỹ thuật trinh sát, viễn thám, trước khi bổ sung cho các đơn
vị Biệt Ðộng Quân đang hành quân trên bốn quân khu và Cam Bốt. Trong trận chiến
mùa hè đỏ lửa năm 1972, các đơn vị Bắc Việt tấn công căn cứ Dak Pek nhưng thất
bại, một phần vì các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả dữ dội, một phần vì vị
trí chiến lược của trại có nhiều đồi núi, phân tán, nên tránh được hỏa lực pháo
binh của đối phương. Thất bại trong việc đánh chiếm Dak Pek, phía Bắc Việt cho
quân đi vòng xuống phía nam đánh chiếm Tân Cảnh và bao vây thành phố
Kontum.
Hình chụp tại căn cứ Dak Pek vào khoảng năm 1968-69 với các binh
sĩ Dân Sự Chiến Ðấu VNCH. Căn cứ này được Hoa Kỳ xây vào năm 1962, về sau chuyển
giao lại cho Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân VNCH vào cuối năm 1970. Trong chiến dịch
tổng tấn công mùa hè năm 1972, Bắc Việt đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm
Dak Pek. Nhưng hai năm sau với một chiến dịch bao vây triền miên và pháo kích
lâu dài, Bắc Việt đã gây tổn thất nặng nề cho đơn vị Biệt Ðộng Quân phòng thủ.
Ngày 16 tháng 5/1974, căn cứ Dak Pek thất thủ. Tiểu Ðoàn 88 BÐQ tuy đã chiến đấu
cực kỳ dũng mãnh, nhưng kết cuộc cũng tan rã và coi như bị thiệt hại gần 100%
quân số.
Vào cuối tháng 3 năm 1974, trong khi hai Tiểu Ðoàn 62 và 95 quần thảo với các
đơn vị Bắc Việt thuộc Sư Ðoàn 320 và Trung Ðoàn 95B trong vùng Kon Sơ Lu, đông
bắc Kontum thì nhận được công điện khẩn của Tiểu Ðoàn 88 gửi về. Thiếu Tá Di
(tiểu đoàn trưởng) và sĩ quan tham mưu báo cáo cho biết các toán viễn thám của
tiểu đoàn phát hiện sự gia tăng hoạt động của địch. Nào là xe vận tải Molotova,
công binh, dân công làm đường, v.v... "Địch quân đang chuẩn bị tấn
công căn cứ chúng tôi. Stop. Yêu cầu bộ chỉ huy khẩn gửi gấp lương thực, đạn dược,
mìn claymore, súng phóng hỏa tiễn M-72, thuốc men. Stop." Đó là những lời
cầu cứu của các quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Các công điện gửi về liên tục
tại trung tâm hành quân liên đoàn. Mọi người đều lo lắng cho số phận của căn cứ
Dak Pek, yêu cầu Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân tại Quân Khu 2 yểm trợ cho Tiểu Ðoàn
88. Trong khi đó Liên Ðoàn 22 nhận lệnh di chuyển đến vùng hành quân mới tại
Plei Lang Ba thuộc tỉnh Pleiku.
Trong một cuộc chạm súng gần căn cứ vào ngày 27 tháng 4 năm 1974, các binh sĩ
Biệt Ðộng Quân tịch thu một tài liệu cho biết Bắc Việt đang chuẩn bị cho một trận
đánh dứt điểm căn cứ Dak Pek. Đầu tháng 5 toán viễn thám BĐQ khám phá một hầm
chứa 60 viên đạn pháo binh 105 ly (tịch thu được của Việt Nam Cộng Hòa trong
chiến trận mùa hè đỏ lửa). Tuy nhiên, một điều mà BĐQ không biết đến là Trung
Ðoàn 29 (thuộc Sư Ðoàn 324B) CSBV đã được di chuyển bằng xe vận tải Molotova từ
thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên về vùng tam biên.
Việc xử dụng Trung Ðoàn 29 chứng tỏ khả năng di động của Bắc Việt đã được phát
triển cùng với hệ thống đường xá và phòng không. Trách nhiệm dứt điểm căn cứ
Dak Pek được trao cho Trung Ðoàn 29. Trung đoàn này đã bí mật di chuyển 75 dặm
và đạt dưới quyền điều động của Mặt Trận B3.
Vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng của Tiểu Ðoàn 88 BĐQ có giữ một bức mật thư, chỉ mở
ra khi trường hợp căn cứ Dak Pek bị tràn ngập. Ông ta sẽ hướng dẫn các binh sĩ
sống sót băng rừng vượt núi chạy về Mang Buk, một tiền đồn cách Dak Pek vào khoảng
60 cây số về hướng đông nam. Nhưng có lẽ Thiếu Tá Di không có dịp mở bức mật
thư đó ra để thi hành.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5/1974, các trung đội BĐQ có nhiệm vụ lục soát bên
ngoài căn cứ đã bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với các đơn vị tiền phương của địch.
Hai ngày sau quân Bắc Việt khởi đầu trận pháo kích lên vị trí phòng thủ của Tiểu
Ðoàn 88 bằng đủ loại đạn, hỏa tiễn, và súng cối. Sau đó Trung Ðoàn 29 bắt đầu tấn
công các tiền đồn nhỏ bên ngoài.
Ở trong căn cứ, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả mãnh liệt,
đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận đánh kéo dài bốn ngày, thiếu hỏa lực
yểm trợ của pháo binh bạn, tuyến phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 thu nhỏ dần, tuy
nhiên các binh sĩ vẫn không buông súng.
Đến sáng ngày 16, sau khi tập trung đạn pháo binh bắn vào các vị trí còn lại của
Biệt Ðộng Quân, các cánh quân thuộc Trung Ðoàn 29 CSBV có chiến xa T-54 yểm trợ
đã siết chặt vòng vây, tiến vào căn cứ. Tất cả lô cốt, công sự phòng thủ trong
căn cứ Dak Pek đều bị sập dưới trận mưa pháo của địch. Lúc đó Thiếu Tá Di vẫn
còn liên lạc với các phi cơ yểm trợ. Trong trận này Không Quân đã bay hơn 70
phi vụ yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Nhưng vì thời tiết xấu và hỏa lực phòng
không của Bắc Việt quá mạnh mẽ nên các phi vụ oanh kích đã kém nhiều hiệu quả.
Đến trưa, tiếng nói của Thiếu Tá Di trên máy vô tuyến PRC-25 đã im lặng dưới hỏa
lực của địch. Quân CSBV đã bắn vào căn cứ hơn 7,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn
trong vòng 12 tiếng đồng hồ trước khi Tiểu Ðoàn 88 BÐQ và căn cứ Dak Pek thất
thủ.
Sau trận đánh căn cứ Dak Pek tháng 5/1974, báo cáo tổn thất về Tiểu Ðoàn 88 BÐQ
là 100%. Tiểu đoàn này đã bị cô lập hơn một năm, tất cả các vùng xung quanh như
Tân Cảnh, Dakto đã mất vào tay quân Bắc Việt. Tuy đã có kế hoạch cho Tiểu Ðoàn
88 rút về tiền đồn Măng Buk, nhưng Măng Buk lại cách Dak Pek đến 60 km thì đâu
thể nào các quân nhân Tiểu Ðoàn 88 có thể tìm đường đến đó khi căn cứ Dak Pek
thất thủ.
Vũ Đình Hiếu
- Francis J. Kelly, The Green Berets, Brasseýs (US), Inc. New York, 1991.
- Col. William Ẹ Le Gro, Vietnam from Cease fire to Capitulation, Washington,
D.C. 1981
Kỷ niệm ngày Quân-Lực 19-06-1995
CĂN CỨ PLEIME, TRẬN TỬ
CHIẾN CỦA T.ĐOÀN 82 BĐQ BIÊN PHÒNG
*Tiền cứ Pleime: những trận đánh đã đi vào chiến sử |
Trại biên phòng Pleime cách Pleiku khoảng 50 km về hướng Tây
Nam, được thành lập từ tháng 10/1963. Từ khi thành lập cho đến cuối năm 1974,
căn cứ này đã nhiều lần bị CQ tập trung lực lượng tấn công để cố chiếm căn cứ
trọng yếu này nhưng đều bị đẩy lùi, một số trận giao tranh đã đi vào chiến sử
như trận đánh vào tháng 10/1965. Theo tài liệu của đặc san Mũ Nâu và tài liệu của
trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, trận chiến này được ghi nhận như sau:
Ngày 19 tháng 10/1965, bộ Tư lệnh B 3 CSBV (chỉ huy lực lượng Cộng quân tại Cao
nguyên) đã điều động 2 trung đoàn 32 và 33 chủ lực tấn công vào tiền cứ Pleime.
Trung đoàn 33 CSBV là lực lượng tấn công chính, trung đoàn 32 CSBV là lực lượng
phụ trợ có nhiệm vụ chận đánh lực lượng tăng viện của liên quân Việt-Mỹ. Với
chiến thuật tiền pháo hậu xung thường áp dụng trong các trận tấn công cường tập,
Cộng quân đã mở trận hỏa công pháo dữ dội vào căn cứ. Ngay sau khi trận chiến xảy
ra, lực lượng tăng viện VNCH được điều khẩn để tiếp cứu nhưng đã bị trung đoàn
32 CSBV phục kích. Giao tranh diễn ra ác liệt, đến ngày 23 tháng 10/1965, lực
lượng tăng viện VNCH đã chọc thủng vòng vây của CQ và tiến vào tiếp cứu quân
trú phòng trong căn cứ, trung đoàn 33 CSBV bị đánh bật sau 1 tuần liên tiếp tấn
công nhưng thất bại.
Đầu tháng 11/1965, một chiến đoàn Nhảy Dù VNCH phối hợp với Sư
đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ tung cuộc hành quân tảo thanh các đơn vị của trung đoàn
32, 33 và trung đoàn 66 CSBV còn nguyên vẹn quanh khu vực gần trại Pleime,
trong thung lũng Ia Drang, khu vực cụm núi Chu Prong. Sau hai tuần liên tục
truy kích, lực lượng Việt-Mỹ đã loại khỏi vòng chiến 465 CSBV, bắt sống 15 tù
binh và tịch thu 70 vũ khí đủ loại.* Tiểu đoàn 82 Biệt động quân Biên phòng và
trận chiến 1974:
Tháng 10/1970, theo kế hoạch chung của bộ Tổng tham mưu QL/VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN, trại Pleime được chuyển giao cho tiểu đoàn 82 Biệt động quân Biên phòng được thành lập với quân số của Biệt kích quân cải tuyển sang Biệt động quân, ngay sau đó, tiểu đoàn được bổ sung một số sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ do bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 điều phối.
Tháng 4/1974, sau khi đã tung quân lấn chiếm và kiểm soát khu vực
gần căn cứ Đức Cơ, sư đoàn 320B CSBV khởi động cuộc tấn công quy mô vào căn cứ
Pleime. Địch quân đã điều động trung đoàn 48, trung đoàn 64, 1 tiểu đoàn pháo,
1 tiểu đoàn pháo phòng không hiệp đồng chuẩn bị cuộc tấn công. Trước tình hình
đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã khẩn cấp điều động 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 BB
tăng viện cho mặt trận Pleime, trong đó trung đoàn 42 được tăng cường cho căn cứ
hỏa lực 711 và khu vực kế cận. Cùng với sự tăng viện của 2 trung đoàn Bộ binh,
Không quân VNCH tại Cao nguyên đã tiến hành nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị
trí đóng quân của các đơn vị CQ. Sự can thiệp nhanh chóng của lực lượng VNCH đã
ngăn chận và vô hiệu hóa kế hoạch đánh chiếm Pleime của CQ. Đến tháng 5/1974, lực
lượng VNCH đã làm chủ khu vực quanh căn cứ này.
Sau khi tình hình quanh Pleime tạm lắng dịu, bộ Tư lệnh Quân
đoàn 2 đã cho lệnh Sư đoàn 22 BB rút 2 trung đoàn về lại tỉnh Bình Định, do đó
Cộng quân đã tận dụng cơ hội mở cuộc tấn công vào Pleime. Lực lượng trú phòng
vào thời gian này gồm có 4 đại đội tác chiến của tiểu đoàn 82 Biệt động quân và
1 đại đội của tiểu đoàn 81 Biệt động quân tăng phái. Các đại đội Biệt động quân
khai triển lực lượng tổ chức phòng thủ cụm tuyến trung tâm căn cứ và hai tiền đồn
Chu Ho và đồi 509. Trong khi hoạt động bên ngoài căn cứ, đại đội 2/81 đã bị CQ
tấn kích bất thần, đại đội này đã chống trả dũng mãnh nhưng trước một lực lượng
địch đông gấp 5, cuối cùng đại đội phải rút vào căn cứ với 22 chiến binh vào được
bên trong trước khi Cộng quân bao vây và phong tỏa các thông lộ ra vào căn cứ.
Trong trận tấn công vào căn cứ Pleime lần này, Cộng quân đã sử dụng 4 tiểu đoàn thuộc 2 trung đoàn 9 và 48 CSBV, tăng cường trung đoàn 26 biệt lập của B3. Sau đó CQ lại tung vào trận chiến trung đoàn 64 CSBV để mở các trận tấn công biển người vào căn cứ này. Địch đã sử dụng đủ các loại pháo 130 ly, 120 ly, và súng cối 82 ly pháo kích liên, trong khi đó, tiểu đoàn pháo phòng không của đối phương cũng đã bố trí 12 vị trí đặt súng 12.7 phòng không để bắn trực thăng tiếp tế và tải thương cũng như chống trả các đợt không tập của Không quân VNCH. Sau 6 ngày đêm tử chiến, tiền đồn Chu Ho đã thất thủ, 5 ngày sau đó, 10 tháng 8/1974, đến lượt tiền cứ đồi 509 bị Cộng quân tràn ngập. Các chiến binh sống sót tại hai tiền cứ nói trên đã vượt thoát vào rừng và tự mưu sinh thoát hiểm trong hoàn cảnh vô cùng bi tráng: hết đạn, không có thức ăn và nước uống trong những ngày tử chiến với CQ.
Sau khi đã đánh chiếm 2 tiền cứ Chu Hô và đồi 509, Cộng quân đã tập trung lực lượng tấn công vào khu trung tâm căn cứ Pleime. Tiểu đoàn 82 CQ đã bị bao vây trong 1 tháng, không nhận được tiếp tế lương thực, thuốc men và đạn dược. Chiến đấu trong một tình thế nguy kịch, thế nhưng cả tiểu đoàn đã giữ vững được tuyến phòng ngự. Đến ngày 2 tháng 9/1974, Quân đoàn 2 đã điều động lực lượng tăng viện gồm Bộ binh, Biệt động quân và Thiết giáp nỗ lực tiếp cứu tiền cứ Pleime. Các đơn vị sư đoàn 320 CSBV bắt đầu bị đánh bật sau 20 lần tấn công bất thành vào căn cứ. Riêng tiểu đoàn 82 BĐQ sau khi nhận được tiếp tế và tái tổ chức đơn vị và tổ chức phản công tái chiếm 2 tiền đồn Chu Ho và đồi 509.
Biệt Động Quân |
LƯỢC TRÌNH VỀ 12 TIỂU ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN BIÊN
PHÒNG:
Trước năm 1970 tại Vùng 2 Chiến thuật (từ tháng 8/1970 đổi thành Quân khu 2) có 15 trại biên phòng do các tiểu đoàn Dân sự Chiến đấu thuộc Lực lượng Đặc biệt trách nhiệm phòng ngự. Đến tháng 5/1970, như đã trình bày, theo kế hoạch của liên quân Việt-Mỹ, liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ được lệnh thực hiện đợt cải tuyển cho các trại biên phòng. Binh đoàn này được lệnh chấm dứt các hoạt động biệt kích trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời chuyển các đơn vị Dân sự chiến đấu sang binh chủng Biệt động quân VNCH để thành lập các tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng.
Theo quy trình và phương thức hoán chuyển, trong vòng 90 ngày kể từ có quyết định cải tuyển, các trại Dân sự Chiến đấu được tổ chức theo cơ cấu tiểu đoàn Biệt động quân gồm 3 đại đội chiến đấu, 1 dại đội chỉ huy và ban chỉ huy Tiểu đoàn.
Cải tuyển đợt 1 vào ngày 31/8/1970:
- Trại Polei Kleng (A-241), tỉnh Kontum chuyển thành tiểu đoàn
62 BĐQ Biên phòng với quân số 403 người.
- Trại Plei Mrong (A-113), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn
63 BĐQ Biên phòng với quân số 443 chiến binh.
- Trại Tieu Atar (A 231), tỉnh Darlac, chuyển thành tiểu đoàn 71
BĐQ Biên phòng với quân số 414 chiến binh.
- Trại Trang Phúc (A-223), tỉnh Darlac, chuyển thành tiểu đoàn
72 BDQ Biên phòng với quân số 399 chiến binh.
-Trại
Plei Djereng (A-251), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 80 BĐQ Biên phòng với
quân số 479 chiến binh.
- Trại Đức Cơ ( A-253), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 81 BĐQ Biên phòng với quân số 457 chiến binh.
- Trại Plei Me (A-255), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 82 BĐQ Biên phòng với quân số 464 chiến binh.
- Trại Bu Prang (A-236), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 89 BĐQ Biên phòng với quân số 377 chiến binh.
- Trại Dak Pek (A-242), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 88 BĐQ Biên phòng với quân số 298.
- Trại Dak Seang (A-245), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 90 BĐQ Biên phòng với quân số 431 chiến binh.
Cải tuyển đợt 2 vào ngày 31/12/1970:
- Trại Ben Het (A-244), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 95 BĐQ Biên phòng với quân số 430 chiến binh.
- Trại Đức Lập ( A-239), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 96 BĐQ Biên phòng với quân số 400.
3 trại đóng cửa, chấm dứt hoạt động:
- Trại Kontum (B-24) đóng cửa ngày 30 tháng 11/1970; trại Ban Mê Thuột ( B-23), đóng cửa ngày 15 tháng 12/1970; trại Pleiku (Company B), đóng cửa ngày 15 tháng 1/1971.
Vương Hồng Anh
- Trại Đức Cơ ( A-253), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 81 BĐQ Biên phòng với quân số 457 chiến binh.
- Trại Plei Me (A-255), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 82 BĐQ Biên phòng với quân số 464 chiến binh.
- Trại Bu Prang (A-236), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 89 BĐQ Biên phòng với quân số 377 chiến binh.
- Trại Dak Pek (A-242), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 88 BĐQ Biên phòng với quân số 298.
- Trại Dak Seang (A-245), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 90 BĐQ Biên phòng với quân số 431 chiến binh.
Cải tuyển đợt 2 vào ngày 31/12/1970:
- Trại Ben Het (A-244), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 95 BĐQ Biên phòng với quân số 430 chiến binh.
- Trại Đức Lập ( A-239), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 96 BĐQ Biên phòng với quân số 400.
3 trại đóng cửa, chấm dứt hoạt động:
- Trại Kontum (B-24) đóng cửa ngày 30 tháng 11/1970; trại Ban Mê Thuột ( B-23), đóng cửa ngày 15 tháng 12/1970; trại Pleiku (Company B), đóng cửa ngày 15 tháng 1/1971.
Vương Hồng Anh
Tiểu Đoàn 62 BIỆT-ĐỘNG-QUÂN Căn cứ Lệ Khánh
Polei-Kleng là tên một ngọn đồi cách thị trấn Kontum 22 cây số theo đường chim bay về hướng tây-bắc. Vào tháng ba năm 1966, Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ thiết lập trại Dân-Sự Chiến Đấu trên đỉnh đồi, đặt tên là trại Polei-Kleng (ám số A-241), tiếng Việt là Lệ-Khánh. Nhiệm-vụ của trại là ngăn chặn sự bành trướng và áp-lực của địch vào thành phố Kontum. Đến ngày 31 tháng tám năm 1970, trại được bàn giao cho Biệt-Động-Quân Việt Nam và trở thành tiểu-đoàn 62 BĐQ Biên-Phòng.
Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa vào tháng ba năm 1972, trước sức tấn công của địch, vùng Tân Cảnh, Dakto rồi Charlie lần lượt thất thủ. Trại Lệ-Khánh là tiền đồn cuối cùng ngăn chặn hướng tiến quân của địch vào thành phố Kontum, do đó bằng mọi giá, quân cộng sản Bắc Việt phải san bằng căn cứ này.
Trong vòng một tuần lễ, cộng quân pháo kích vào trại hàng ngàn đạn súng cối 82 và hỏa tiễn 122 lỵ Đến ngày 7 tháng 5, địch gia tăng mức độ pháo kích từ sau tám giờ tối cho đến nửa đêm rồi sau đó ào-ạt xung phong tấn công vào hướng đông của căn cứ. Các chiến sĩ Biệt-Động-Quân giữ vững phòng tuyến, đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch. Đến sáu giờ sáng, cộng quân phải tạm ngưng tấn công để chỉnh đốn lại hàng ngũ, sau khi để lại trên 300 xác rải rác xung quanh tuyến phòng thủ trại Lệ-Khánh.
Một tiếng đồng hồ sau, địch bắt đầu đợt tấn công mới bằng trận điạ pháo vào căn cứ, sau đó 20 chiến xa T-54 dẫn đầu cho bộ binh theo sau. Mặc dù đã chiến đấu liên tục từ nửa đêm rất mệt mỏi, các binh sĩ Biệt-Động-Quân đã chuẩn bị cho đợt tấn công mới với các súng phóng hỏa tiễn M-72. Kết quả năm chiến xa T-54 bị hạ và nhờ pháo binh bạn yểm trợ hữu hiệu nên quân cộng sản xâm lược phải tạm thời rút lui. Theo tài liệu tịch thu được của địch, cộng quân đã chọn căn cứ Lệ-Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đến ngày thứ 20 của trận chiến, các binh sĩ tiểu đoàn 62 BĐQ sống dưới giao thông hào để tránh những trận mưa pháo của quân cộng sản. Lúc này trên đỉnh đồi Polei-Kleng và khu vực xung quanh không còn vẻ đẹp thơ mộng của miền cao nguyên n"ạ Căn cứ Lệ Khánh tan nát vì đạn pháo binh của địch, kho đạn bị cháy, trung-tâm hành quân bị xập. Đại Tá Nguyễn văn Đương, chỉ huy trưởng BĐQ / QK2 lo lắng cho số phận TĐ62.
- Các anh còn chịu được không?
Thiếu tá Bửu Chuyển, tiểu-đoàn trưởng trả lời.
- Chúng tôi vẫn chiến đấu...!
Thực sự, tình hình lúc này đang nguy khốn, TĐ 62 BĐQ và căn cứ Lệ Khánh có thể bị địch tràn ngập không biết vào lúc nào. Các phi tuần phản lực của Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ cho trực thăng vào đem các cố vấn Hoa Kỳ ra khỏi trại đến một nơi an toàn, để lại các binh sĩ BĐQ và một số đàn bà, trẻ con, vợ con binh sĩ gốc người Thượng.
TĐ 62 vẫn tiếp tục kháng cự, những người bị thương nhẹ được băng bó xong trở lại phòng tuyến chiến đấu. Vợ con binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp việc canh phòng, tải đạn, tải thương v/v... Ban đêm hỏa châu soi sáng bầu trời Lệ Khánh, bên dưới tan hoang, nồng nặc mùi tử khí, xác chết cộng quân rải rác khắp nơi đã trương sình lên, mùi hôi thối trộn thêm mùi thuốc súng làm cho khung cảnh thêm phần khiếp đảm, như cõi âm-tỵ
Thiếu tá Bửu Chuyển, tiểu-đoàn trưởng trả lời.
- Chúng tôi vẫn chiến đấu...!
Thực sự, tình hình lúc này đang nguy khốn, TĐ 62 BĐQ và căn cứ Lệ Khánh có thể bị địch tràn ngập không biết vào lúc nào. Các phi tuần phản lực của Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ cho trực thăng vào đem các cố vấn Hoa Kỳ ra khỏi trại đến một nơi an toàn, để lại các binh sĩ BĐQ và một số đàn bà, trẻ con, vợ con binh sĩ gốc người Thượng.
TĐ 62 vẫn tiếp tục kháng cự, những người bị thương nhẹ được băng bó xong trở lại phòng tuyến chiến đấu. Vợ con binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp việc canh phòng, tải đạn, tải thương v/v... Ban đêm hỏa châu soi sáng bầu trời Lệ Khánh, bên dưới tan hoang, nồng nặc mùi tử khí, xác chết cộng quân rải rác khắp nơi đã trương sình lên, mùi hôi thối trộn thêm mùi thuốc súng làm cho khung cảnh thêm phần khiếp đảm, như cõi âm-tỵ
Từ ngày thứ 20 trở về sau, tình hình coi bộ hết thuốc chữa, bộ tư lệnh QĐ2 cho căn cứ Lệ Khánh được toàn quyền xử trí tùy theo trường hợp. Liên lạc với bên ngoài cũng trở nên khó khăn, các loại ăng-ten dù căng lên đều bị bắn trúng bằng súng đại bác không dật 57, 75 ly từ các cao điểm xung quanh căn cứ mà cộng quân đã chiếm. Đến ngày thứ 25, thiếu tá Bửu Chuyển tiểu đoàn trưởng và đại úy Phan Thái Bình tiểu đoàn phó bàn luận với nhau và quyết định rút mặc dù biết chắc ra là sẽ đụng nặng.
Tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị, kể cả gia đình binh sĩ, hành trang gọn, nhẹ và súng đạn. Đúng bốn giờ sáng, xen lẫn vào tiếng đạn pháo kích của giặc, các binh sĩ Biệt-Động-Quân dùng bộc phá (bangalo) phá hủy lớp hàng rào phòng thủ phía lô-cốt số 13 và bắt đầu rút đi trong màn đêm. Thiếu úy Kchong, người thượng, dẫn đại đội 1 mở đường máu ra trước, rồi đến thiếu tá Chuyển cùng bộ chỉ huy tiểu đoàn theo sau, cánh này đi về hướng đông. Đại úy Bình dẫn một cánh khác đem theo gia đình binh sĩ đi về hướng bắc, sự tách rời ra này để tránh tổn thất trường hợp bị địch phát hiện trong khi di tản.
Trong khi đó, phi cơ quan sát L19 đang bay trên bầu trời Lệ Khánh vẫn liên lạc với các cánh quân ở dưới.
- Nam Bình (tên ngụy trang của đại úy Bình), anh ở đâu rồi?
- Tôi vừa ra khỏi trại...
- Tăng tụi nó đã vào trại, đông như kiến!
- Cho bom dập xuống!
- Nhận rõ! Chờ xem.
Các phi tuần phản lực được gọi đến dội bom xuống đám cộng quân và chiến xa T-54 đang reo hò ở phiá dưới tưởng rằng đã dứt điểm tiểu đoàn 62 BĐQ. Căn cứ Lệ Khánh lần này thực sự chìm trong biển lửa... Bỗng dưng, cánh quân Biệt-Động-Quân mất liên lạc với phi cơ quan sát L19, nhìn lên chiếc máy bay đã trúng đạn phòng không đang cháy, và một chiếc dù bung ra trên không gian.
Họ mới đi được chừng năm cây số, vì còn đem theo đàn bà, trẻ con nên di chuyển rất chậm. Địch quân đang đuổi theo phiá sau, tất cả phải ráng lên, còn chừng hai cây số nữa mới đến bờ sông Pơ-Kô (Dak Poko). Qua được bên kia sông là thoát, quân bạn và các cấp chỉ huy đang chờ sẵn. Có tiếng súng nổ ở phiá cánh của thiếu tá Chuyển, đại úy Bình nói vào máy truyền tin PRC-25.
- Anh đụng
nặng không?
- Tôi bị tụi nó vây rồi!
- Cần tôi đến tiếp không?
- Không! Dẫn anh em đi gấp đi!
- Tôi bị tụi nó vây rồi!
- Cần tôi đến tiếp không?
- Không! Dẫn anh em đi gấp đi!
Đó là những lời cuối cùng mà hai ông trưởng và phó trao đổi với nhau... Bây giờ đến phiên cánh của đại úy Bình bị đuổi kịp, dường như đâu cũng chạm địch. Đoàn người vẫn phải tiếp tục di chuyển để tìm lối thoát trong cái chết. Đại úy Bình ra lệnh, vừa chiến đấu vừa lui dần về phiá bờ sông Pơ-Kô... người chết phải bỏ lại, lo cho người sống nhất là nh"ng người đàn bà và trẻ con.
Ra tới bờ sông Pơ-Kô, nhằm mùa khô nước chỉ ngang đến ngực. Đại úy Bình và một số Biệt-Động-Quân còn sống sót dừng lại để ngăn cản địch cho đàn bà, trẻ con và các quân nhân bị thương lội qua trước. Quân cộng sản bắn đạn súng cối 61 ly vào đám đàn bà trẻ con vô tội đang tìm cách vượt sông, vô số người chết, dòng sông Pơ-Kô dậy sóng, máu nhuộm đỏ một khúc sông... Bên bờ sông, một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực, trúng đạn nằm chết, đứa bé vẫn còn ngậm vú mẹ. Trước cảnh thương tâm đó, đại úy Bình ra lệnh cho một người lính tháo dây đai, lấy đứa bé ra khỏi người mẹ rồi đem qua sông trước.
Qua được bên kia sông, đại úy Bình được đại tá Đương, chỉ huy trưởng BĐQ vùng II, ôm chầm lấy khen ngợi, hỏi thăm. Cánh quân của đại úy Bình lúc bắt đầu rút có 360 người gồm cả đàn bà, trẻ con, qua được sông còn lại 97 người, phần chết, bị bắt và một số thất lạc trong rừng. Sau đó đàn bà, trẻ con và thương binh được đưa về Kontum. Đại úy Bình và một số Biệt-Động-Quân xin ở lại để chờ đón các quân nhân thất lạc đang tìm đường thoát.
Mặc dầu pháo địch vẫn bắn qua, các Biệt-Động-Quân vẫn cương quyết
nằm lại dọc theo bờ sông đón các chiến hữu thất lạc. Đã ba ngày qua, không có
tin gì thêm... chán nản, thất vọng, màn đêm xuống, một làn sương lạnh từ mặt
sông dâng lên... bỗng có tiếng lội dưới nước, một, hai, ba, tất cả bốn bóng đen
hiện ra đang đi lên từ phiá bờ sông. Tất cả mọi người nín thở, súng đạn sẵn
sàng rồi hỏi nhỏ.
- Ai?
- Biệt-Động-Quân.
- Biệt-Động-Quân.
Tất cả mọi người rời chỗ nấp chạy lại ôm chầm lấy bốn người mới qua sông, quân
phục vẫn còn ướt. Bốn quân nhân này thuộc cánh quân đi theo thiếu tá Chuyển, họ
cho biết là Thiếu tá Chuyển bị thương, bị bắt dẫn đi, ông không chịu nên bị giết
tại chỗ.
Câu chuyện về tiểu đoàn 62 Biệt-Động-Quân và căn cứ Lệ-Khánh đến đây chấm dứt. Đại úy Phan Thái Bình, sau năm 1975 đi cải tạo ngoài bắc 11 năm, ông cùng gia đình đến định cư tại Los Angeles vào tháng mười năm 1993, đem theo được một tấm hình kỷ niệm chụp khỏang tháng sáu năm 1972, ngày được gắn lon đặc cách tại bộ tư lệnh quân đoàn II. Tấm hình đã phai mờ vì phải chôn dấu.
Câu chuyện về tiểu đoàn 62 Biệt-Động-Quân và căn cứ Lệ-Khánh đến đây chấm dứt. Đại úy Phan Thái Bình, sau năm 1975 đi cải tạo ngoài bắc 11 năm, ông cùng gia đình đến định cư tại Los Angeles vào tháng mười năm 1993, đem theo được một tấm hình kỷ niệm chụp khỏang tháng sáu năm 1972, ngày được gắn lon đặc cách tại bộ tư lệnh quân đoàn II. Tấm hình đã phai mờ vì phải chôn dấu.
Vũ-Đình-Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét