Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN CUỐI

THIẾU TƯỚNG BẢY VIỄN
Giải tỏa được con lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu vào năm 1951, tướng Bondis, Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam vui mừng vô kể.

Vì việc giải tỏa con đường quan trọng này khởi sự từ năm 1949 dưới thời tướng De la Tour, kéo dài qua thời tướng Chanson và hoàn thành thời tướng Bondis - một công trình kéo dài đến ba nhiệm kỳ trong ba năm.

Tướng Bondis liền phong Bảy Viễn lên cấp bậc Thiếu tướng để tưởng thưởng công trận.
Chưa lúc nào Bảy Viễn yêu đời như lúc này. Một tay giang hồ nhiều lần vào tù ra khám, ba lần vượt ngục từ Côn Ðảo về đất liền mà nay mang hai sao quân đội Pháp, thật nằm mơ cũng không thấy được. Lên tướng, dưới trướng có ba tiểu đoàn giao cho tay chân thân tín, Bảy Viễn chỉ có việc chiều chiều xuống phòng tài chính xem các cô thu ngân đếm bạc, ghim thành xấp cho vào tủ sắt.

Một đêm đi cao lâu, Bảy Viễn gặp lại ân nhân thời xa xưa, lúc mới mãn tù nghèo đói lang thang.



Ðó là Huỳnh Ðại - một thương gia Hoa kiều có máu Mạnh thường quân trước đây đã từng cứu mạng Bảy Viễn.



Lai lịch của Huỳnh Ðại rất giống tỉ phú Húi Bon Hoa - thường dược gọi là chú Hỏa. Dân Sài Gòn biết tòa lâu đài nguy nga cửa chú Hỏa tại Chợ Cũ chỉ kém dinh Toàn quyền một chút.



Huỳnh Ðại cũng xuất thân từ Quảng Ðông (gốc Tiều) sang Sài Gòn với chiếc đòn gánh và hai cái thúng, cả ngày lặn lội mua ve chai sinh sống. Có chút vốn, anh ta chuyển sang bán kẹo bánh trước các trường học. Lần hồi làm ăn khắm khá, mở quán cà phê hủ tíu vùng ngoại ô, dọc kênh Tàu Hủ. Chính lúc đó, Bảy Viễn được Huỳnh Ðại cưu mang.



Khi Bảy Viễn gặp lại Huỳnh Ðại thì ân nhân cũ giờ là chủ nhân tửu lầu Ðại La Thiên sang trọng vào hàng nhất nhì Chợ Lớn. Bảy Viễn vui mừng bắt tay, ôm vai Huỳnh Ðại:



- Mạnh thường quân của tớ đây. Gặp lại ông, tôi nhớ truyện Tàu quá.



Huỳnh Ðại cười:



- Thiếu tướng muốn nhắc chuyện Hàn Tín với Phiếu Mẫu phải không? Ăn cơm mới, chớ nhắc chuyện cũ, Rất mừng chú em được vinh quy bái tổ.


Huỳnh Ðại sai phổ ky mang sâm banh, đích thân khui cho nổ thật to để mừng ngày tái ngộ.


Nâng ly rượu lên, ông nói:


- Sau mùa thu 45, mình có theo dõi công việc làm của chú em. Chi đội trưởng Chi đội 9, rồi Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên, rồi Khu bộ phó, Khu bộ trưởng Chiến khu 7. Bây giờ về thành làm Ðại tá rồi lên tướng. Ðúng là cái số chú em đỏ quá.


Bảy Viễn cụng ly Huỳnh Ðại cười nói:


- Mình cũng chúc mừng đại ca làm ăn phát tài, từ chủ tiệm hủ tíu ở kênh Tàu Hủ thẳng tiến chủ nhân đại tửu lầu Ðại La Thiên.


Trong tiệc rượu, Huỳnh Ðại gợi ý làm ăn:


- Chức tướng coi thật oai nhưng không ngon bằng nhà kinh doanh. Mình khuyên chú em nên nhân lúc có chức có quyền nhảy ra thương trường, mau phát tài hơn.



Bảy Viễn cười lớn:



- Với Ðại Thế Giới, môi ngày vô két nửa triệu bạc là đủ rồi. Ðại ca còn bày vẽ chi cho thêm mệt!



Huỳnh Ðại cười:



- Chuyện làm ăn, gặp thời là phải bung ra. Nên nhớ đời người chỉ có một thời. Cái thời tới với mình chỉ có hạn. Mình phải biết tận dụng tối đa.



- Ðại ca muốn đệ làm gì đây?



- Mình phải biết nhìn xa trông rộng. Với số vốn bạc triệu bạc tỉ, chú em nên lập nhà băng, mua bán bất động sản, một vốn bốn lời, hãy noi gương chú Hỏa. Phân nửa phố xá Sài Gòn Chợ Lớn là của ổng đó.



Bảy Viễn sáng mắt ra:



- Ý đại ca rất hay. Mình sẽ về suy nghĩ thêm.



Rồi bật cười, che miệng nói nhỏ vào tai Huỳnh Ðại:



- Ðại ca nói khiến mình nhớ cái câu của mấy ông già xưa: Hũ vàng chôn không bằng cái con heo nái". Tiền vàng đem gửi ngân hàng không sanh lợi bằng đem ra kinh doanh.



Huỳnh Ðại đập bàn tay lên vai Bảy Viễn:



- Chú mày tánh nào tật nấy ăn mặn uống đậm?



Bảy Viễn thích thú:



- Thì ở đời có cái gì quý hơn cái đó. Người Hoa có nếp nghĩ mình rất chịu. Ðến dự tiệc mừng người bạn làm ăn phát đạt, người ta thường nói nhỏ vào tai nhau: "Nị phát tài, tiền nhiều xài sao cho hết. Cưới vợ bé đi! ".



Huỳnh Ðại trở lại giọng nghiêm nghị:



- Mình chỉ cách cho chú em làm ăn. Nhưng trước hết phải kiếm người đở đầu. Có bao giờ chú em liên hệ với cựu hoàng Bảo Ðại, nay là Quốc trường chưa?



Bảy Viễn giật mình:



- Chưa! Mình chưa hề nghĩ tới chuyện đó. Người ta ở trên cao, làm sao mình với tới.



Huỳnh Ðại cười hóm hỉnh:



- Cao thì cao, ông ta cũng vẫn cần tiền.



- Chuyện đó dã có nhà nước Pháp cấp lương bổng cho ông ta.



Huỳnh Ðại:



- Một người quen ăn xài như vua, lương bổng bao nhiêu cho đủ. Nghe mình nói đây. Chú mày nên trích một số tiền hoa lợi hàng tháng gửi cho cựu hoàng gọi là giúp quỹ xã hội. Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Sách có chữ "thọ tài như thọ tiễn". Cựu hoàng nhận tiền của chú mày ắt sẽ có cách báo đáp xứng đáng. Chú mày chỉ cần ông ta đứng ra làm cái lọng che chắn để làm ăn lớn.



Bảy Viễn gật lia:



- Hay, hay? Ðại ca thật giỏi tâm lý. Từ nay tôi tôn đại ca làm sư phụ... Mình sẽ nghe lời khuyên đó.



Lót tay mua lọng



Nghe lời Huỳnh Ðại, Bảy Viễn tìm cách liên hệ với Cựu hoàng Bảo Ðại.



Nguyên tắc xử thế vẫn là đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Nhưng "lót tay" không phải là chuyện dễ. Phải "điều tra kỹ đối tượng. Cách ngôn Pháp đã dạy: Cách cho đáng giá hơn của cho. "



Hối lộ Quốc trưởng đâu phải dễ!



Bảy Viễn ra lệnh Năm Tài lập hồ sơ về Cựu hoàng.



Vua Khải Ðịnh băng hà Vĩnh Thụy lên ngôi năm 1925 khi còn du học ở Pháp, đến năm 1932 mới hồi loan chấp chính. Khi làm vua, Bảo Ðại chỉ thích săn bắn và quyền hành giao cho Phạm Quỳnh, một nhân vật thân Pháp. Tháng 8.1945, Việt Minh giành chính quyền, Bảo Ðại giao nạp ấn kiếm cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu



Với lời tuyên bố để đời: "Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ ".



Chủ tịch Hồ Chí Minh phong công dân Vĩnh Thụy chức Cố vấn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng rời ngôi báu vẫn khao khát sống đời đế vương nên trong chế độ mới, Vĩnh Thụy sống không thoải mái. Khi cố vấn được phái sang Trung Quốc công tác ngoại giao, Vĩnh Thụy rời Hà Nội và bay thẳng sang Hồng Hông.



Vĩnh Thụy từ bỏ chức cố vấn để lấy chức mới là Cựu hoàng Bảo Ðại. Cựu hoàng ăn chơi và chờ thời.



Phe háo chiến lần lượt thất bại trong chủ trương tốc chiến. Ðô đốc D'argenlieu bị thay, Bollaert lên cũng không đi tới đâu. Pháp nghĩ tới việc dùng lá bài Bảo Ðại. Cựu hoàng quen nếp sống vua chúa, lại cưới vợ là con đại điền chủ,



Công giáo dòng, có họ hàng với đám tư bản bổn xứ có thế lực ở miền Nam. Thế là bộ máy sử dụng Bảo Ðại bắt đầu hoạt động.



Ngày 7.12.1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, giải pháp Bảo Ðại thành hình: Bollaert ký kết với Bảo Ðại một thỏa ước theo đó Pháp sẽ trao trả quyền độc lập cho Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng Bảo Ðại.



Ngày 26.3.1948 Bảo Ðại đồng ý thành lập Chính phủ trung ương lâm thời do Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Hai tháng sau, ngày 25.5.1948, Thủ tướng Xuân công bố thành phần nội các.



Ngày 5.6.1948, tại vịnh Hạ Long, Bảo Ðại và Cao ủy Bollaert ký kết hiệp ước chính thức công nhận Việt Nam là nước độc lập. Từ "độc lập" này trước đây Pháp không hề dùng trong các cuộc thương thuyết với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp chỉ dùng chứ quốc gia tự do (état libre). Chuyện trớ trêu là sau khi "tranh giành



được độc lập, Cựu hoàng không về nước làm Quốc trưởng mà trở qua Pháp sống đời lưu vong. Với báo chí, Bảo Ðại tuyên bố chỉ về nước khi nào Nam Kỳ được chính thức giao trả lại cho Việt Nam.



Chính phủ Pháp thấy Bollaert làm không ra trò, bèn đưa Pignon lên thay để ve vãn Bảo Ðại (tháng 10. 1948). Bốn tháng sau, Tổng thống Vincent Auriol ký với Bảo Ðại hiệp ước 8.3.1949, bấy giờ Bảo Ðại mới chịu về Việt Nam. Cựu hoàng chọn Ðà Lạt làm nơi đặt văn phòng Quốc trưởng.



Ðọc xong lý lịch của Quốc trưởng Bảo Ðại, Bảy Viễn quyết định "lót tay" Quốc trưởng để có chiếu lọng che đầu, đề phòng bất trắc. Biết Bảo Ðại tin dùng bào đệ Vĩnh Cần, Bảy Viễn nhờ người tiếp xúc.



Qua trung gian này, Bảy Viễn ủng hộ Quốc trưởng 240. 000 đồng mỗi tháng.



Có nhiều chuyện vui: Là Quốc trưởng như Bảo Ðại vẫn lãnh lương của Chính phủ Pháp - lương cao nhất bậc thang lương, nhưng bao nhiêu cũng không vừa với cách ăn chơi "ném tiền qua cửa sổ".



Món tiền ủng hộ của Bảy Viễn đưa tới thật đúng lúc. Như lời tiên đoán của Huỳnh Ðại, Bảo Ðại nghĩ cách đền bù xứng đáng cho Bảy Viễn.



Ngày 22.4.1952, khi tướng Bondis đề nghị phong tướng hai sao cho Bảy Viễn, Bảo Ðại ký ngay. Ðầu năm 1954, Bảo Ðại nhận Bảy Viễn làm bào đệ sau khi Bảy Viễn giúp 500. 000 đô la Mỹ để Bảo Ðại chi cho các cô bồ trong đó có vũ nữ Jenny Ðong ở Hồng Kông.



Năm 1954 là năm ngôi sao tướng tinh Bảy Viễn sáng sủa nhất. Ðược làm bào đệ Cựu hoàng, Bảy Viễn khoái hơn chức Thiếu tướng hai sao.



Có cái lọng to nhất nước, Bảy Viễn và Huỳnh Ðại khai thác triệt để ngành ăn chơi ở Sài Gòn - Chợ Lớn.



Ðại Thế Giới được mở mang rộng ra so với ngày mới thành lập.



Chủ trương của D'argenlieu là mạnh tay mở các khu giải trí để lùa dân vùng Pháp chiếm, vùi đầu vô các sòng bạc khiến họ quên nghĩa vụ công dân tức tham gia kháng chiến.



Trường đua Phú Thọ được mở lại, hoạt động nhộn nhịp.



Ðại Thế Giới được báo chí Pháp ca ngợi hết lời: một thành phố trong thành phố (une ville danh la ville).



Ðại Thế Giới gồm nhiều gian hàng cờ bạc, hai rạp chiếu bóng, ba rạp hát cải lương, Tiểu Quảng, vũ trường. Ðại Thế Giới còn có ba chi nhánh khác: một ở đường Boresse (nay là Calmette), hai trong Chợ Lớn.



Thủ hiến Trần Văn Hữu không ký quyết định mở Ðại Thế Giới, nhưng Quốc trưởng Bảo Ðại ký, viện lẽ đây là cơ sở đã có từ thời Cao ủy D'argenlieu, tới đời Bollaert còn được mở rộng thêm.



Bấy giờ Bảy Viễn mới thấy phục sư phụ Huỳnh Ðại.



Sau này Bảy Viễn còn cần tới cái lọng Quốc trưởng khi thời cuộc biến chuyển cực kỳ bất lợi cho Bình Xuyên.






Nghĩa đệ của Cựu Hoàng



Bắt chước sư phụ Huỳnh Ðại, mỗi khi làm ăn lớn Bảy Viễn đều coi thầy bói. Lúc mới ra thành đầu Tây, trước thái độ lơ là của tướng De la Tour, Bảy Viễn hoang mang và nhờ Huỳnh Ðại giới thiệu một thầy Tàu chuyên lấy tử vi đoán tương lai. Thầy cả quyết tuổi Giáp Thìn (1904) của Bảy Viễn là số ba chìm bảy nổi, như rồng khi thăng khi giáng. Tuổi 44 là bước ngoặt quan trọng trong đời, những năm sau đó sẽ vượng lên về tiền bạc và về danh vọng. Ban đầu Bảy Viễn không tin vì mấy tháng nằm chờ thời, Bảy Viễn tưởng chừng đời mình sắp tàn đến nơi. Nhưng rồi tình hình sáng sủa ra: được phong Ðại tá, phụ trách an ninh Ðô thành, sau đó được giao giải tỏa lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu. Tưởng vậy là ngon rồi, ai ngờ tháng 4.1952 lại được thăng Thiếu tướng, cuối năm 1953 được Bảo Ðại nhận làm bào đệ.



Bảy Viễn hỏi Huỳnh Ðại vì sao Cựu hoàng chọn Bảy Viễn làm bào đệ, Huỳnh Ðại cười hóm hỉnh:



- Chữ bào đệ báo chí dùng là sai. Theo chữ Hán - Việt, bào đệ là anh em ruột cùng một mẹ một cha. Ðúng ra trong trường hợp này phải gọi là nghĩa đệ, tức em kết nghĩa mới chính xác.



Bảy Viễn gật gù:



- Sư phụ nói đúng. Cựu hoàng nói tiếng Tây rành hơn tiếng Việt nên dùng sai chữ là dễ hiểu. Nhưng mình cứ thắc mắc sao lại chọn mình trong khi chung quanh ông ta thiếu gì bọn nịnh thần, đa số là trí thức?



Huỳnh Ðại đầy tự tin:



- Chuyện này tế nhị lắm. Thoạt tiên mình nghĩ chú Bảy gửi phụ cấp hàng tháng 240. 000 đồng rồi sau đó chi đẹp nửa triệu đô la để Cựu hoàng "lì xì" cho các bồ nhí. Nhưng về sau, mình eo nhiều tin mật - do các bạn mình sống bên cạnh Bảo Ðại - mình mới biết rõ thêm ông ta.



Bảy Viễn càng tò mò:



- Xin nói rõ ra cho mình biết.



Huỳnh Ðại giải thích:



- Pháp muốn lợi dụng Bảo Ðại để chống Việt Minh, Bảo Ðại quá biết điều đó và ông ta cũng tương kế tựu kế, lợi dụng Pháp để cải thiện đời sống lưu vong của mình. Cao ủy Pignon đặt hai chuyên viên bên cạnh Bảo Ðại. Cả hai đều đã từng sát cánh với Bảo Ðại. Nhưng Bảo Ðại lại yêu cầu Cao ủy Pignon rút hai người này đi vì ông ta không thích sự can thiệp của họ. Ðể tỏ ra mình không là bù nhìn của Pháp, Bảo Ðại nhất định không "đóng đô" ở Hà Nội dù Pháp dành cho ông ta lâu đài Puginier nơi là các Toàn quyền Pháp "ngự". Bảo Ðại cũng chê Sài Gòn vì Pháp không giao cho mình lâu đài Norodom là dinh Toàn quyền trước 1945. Ông không muốn làm nhân vật số hai.



Và Bảo Ðại chọn Ðà Lạt làm nơi thiết lập văn phòng Quốc trưởng. Tại thành phố nghỉ mát sang trọng này, Bảo Ðại mở các giải trí trường, vũ trường, sòng bạc như Hồng Kông và Ma cao. Chủ trương này cố nhiên gặp sự chống đối của Pháp: Một vị Quốc trưởng không thể là một "tay chơi quốc tế" như vậy. Dự án biến Ðà Lạt thành một casino quốc tế của Cựu hoàng bị Pháp ách lại. Vì vậy Cựu hoàng mới chọn Bảy Viễn là đồng minh để cùng khai thác Ðại Thế Giới. Hiểu chưa?



Bảy Viễn bây giờ mới sáng ra:



- Thì ra mình được Cựu hoàng chiếu cố là do chủ trương kinh tài khai thác máu đỏ đen của thiên hạ.



Huỳnh Ðại nói tiếp:



- Chưa hết đâu? Hồi nãy chú em nói sao Bảo Ðại không chọn trí thức làm đồng minh mà chọn dân giang hồ như chú. Sự thật là Ðảo Ðại đã chán chê các cha trí thức vô liêm sỉ. Ðời sống tại biệt điện Quốc trưởng như một tiểu triều đình, toàn nịnh thần ra vô "kiếm chác", nhất là Thủ hiến Trung phần Việt Nam Phan Văn Giáo. Cha này tâu với Bảo Ðại: "Ðầu bếp của ngài có thể là người của Việt Minh. Nếu ngài không phản đối, tôi xin phép nếm trước các món ăn giúp ngài"



Bảy Viễn cười ngất:



- Thằng cha này nịnh quá cở, không chừa chỗ nào cho người khác nịnh. Rồi Bảo Ðại nghĩ sao?



- Phan Văn Giáo là người dắt gái cho Bảo Ðại giải trí tại biệt điện, đủ loại: Việt, Pháp, xẩm, lai, cả người Thượng nữa. Bảo Ðại trọng dụng Phan Văn Giáo nhưng thầm khinh một trí thức không có nhân cách. Rất nhiều Phan Văn Giáo quanh Bảo Ðại nên ông ta đâm sợ trí thức "mất dạy" kiểu Phan Văn Giáo. Và do vậy ông ta ngã về nhưng tay giang hồ mà có tư cách hơn.



Huỳnh Ðại kết luận:



- Chú đã chọn Bảo Ðại làm chiếc lọng che đầu thì cố tìm hiểu ông ta. Ai cũng khoái nịnh, nhưng phải nịnh cho có nghệ thuật. Nịnh thế nào mà người được nịnh thì không tự thấy xấu hổ.



Tóm lại Bảo Ðại là một con người phức tạp, cần theo dõi cẩn thận. Mình còn làm ăn dài dài với ông ta.



Chọn Tham Mưu Trưởng



Bảo Ðại mời một số chính khách lên biệt điện Ðà Lạt để tham khảo về việc chọn Tham mưu trưởng cho quân đội quốc gia Việt Nam.



Theo hiệp ước Bảo Ðại - Vincent Auriol, Pháp nhìn nhận Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền riêng, có quân đội riêng. Quân đội đã có rồi, còn chọn Tham mưu trưởng nữa thôi. Trong số các nhân vật được Quốc Trưởng đề cử chức này có Bảy Viễn. Tại khách sạn Langbian Palace là nơi các chính khách ngụ trong thời điểm này, thiên hạ kháo nhau về.



Bảy Viễn, một tướng cướp được Pháp tin dùng để lấy độc trị độc.



Thủ hiến Trung phần Phan Văn Giáo là người đã kích Bảy Viễn mạnh hơn ai hết.



Không may cho ông là đã chê Bảy Viễn trước mặt Lai Văn Sang, đại diện Bảy Viễn lại cuộc họp này.



Lập tức Tư Sang điện cho Bảy Viễn biết dư luận về việc bầu chọn Tham mưu trưởng và đặc biệt là ý kiến bôi bác của Phan Văn Giáo.



Bảy Viễn đổ quạu, nhảy lên chiếc Jaguar - loại xe đua mới xuất xưởng, mô - đen mới tại Việt Nam. Ðường Sài Gòn - Ðà Lạt, từ Bao trở lên nhiều đèo cao chạy vòng vèo kế bên vực thẳm, lại nhiều khúc cua có am nhỏ thờ cô hồn những người tử nạn, vậy mà Bảy Viễn vẫn phóng chiếc Jaguar với tốc độ gần 100 cây số/giờ. Xe vừa tới khách sạn Langbian, Bảy Viễn nhảy xuống tìm Tư Sang:



- Thằng chó đẻ Phan Văn Giáo là thằng nào mà dám chê Bảy Viễn? - Vừa hỏi, Bảy Viễn thọc tay vào túi quần, nơi "con chó lửa" nằm chờ để khạc lửa.



Thủ hiến Phan Văn Giáo là thượng khách thường xuyên của khách sạn. Một tên bồi nhanh chân báo động, Phan Văn Giáo tức tốc lẻn ra đường gọi tắc - xi chạy lên biệt điện cầu cứu Bảo Ðại.



Chừng biết con mồi đã xổng, Bảy Viễn kéo Tư Sang lên xe phóng như bay đến biệt điện.



Tất nhiên Phan Văn Giáo trốn biệt. Và Bảo Ðại phải đứng ra dàn xếp.



Dù chết hụt, Phan Văn Giáo vẫn tiếp tục nói xấu Bảy Viễn với các chính khách xôi thịt trong cuộc họp:



- Không hiểu quý ngài nghĩ thế nào chứ riêng tôi thì vô cùng xấu hổ nếu một tướng cướp lại được chọn để giao chức Tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt Nam. Nói tới Bảy Viễn là phải nói tới Ðại Thế Giới, giải trí trường lớn nhất Ðông Dương. Trước đây Pháp cho Lâm Giống người Ma Cao thầu khai thác. Ðể buộc Lâm Giống nhường Ðại Thế Giới cho mình, Bảy Viễn không ngần ngại cho lính Bình Xuyên ném lựu đạn vào sòng bạc Kim Chung làm thiệt mạng 60 người. Rồi còn bắt cóc những người trong ban giám đốc Ðại Thế Giới để làm tiền. Một nhân vật tai tiếng như thế hỏi sao có đủ tư cách để làm Tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt Nam?



Trong lúc sôi nổi, Phan Văn Giáo thao thao kể tội Bảy Viễn:



- Các ngài có biết không, vừa nhận chức vụ cảm đầu công an cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn, Bảy Viễn liền lập xóm Bình Khang - một nhà chứa khổng lồ hoạt động công khai, phục vụ cho binh sĩ.



Chuyện buồn cười là càng nói xấu Bảy Viễn bao nhiêu thì Phan Văn Giáo càng "hở sườn" bấy nhiêu. Dân miền Trung, nhất là người Huế và Ðà Lạt, đều không lạ gì thủ hiến gốc dược sĩ, làm giàu nhờ buôn chợ đen thuốc Tây. Phan Văn Giáo xu nịnh Bảo Ðại để củng cố thế lực của mình. Bảo Ðại có nhiều nịnh thần, nhưng Phan Văn Giáo là số một.



Trong khi đó, Bảy Viễn được Huỳnh Ðại môi giới liên kết với nhóm người Corse mà đứng đầu là chủ khách sạn Continental để tiến hành những phi vụ quốc tế.



Dân đảo Corse - Corse là một hòn đảo nằm ở phía Nam nước Pháp - là những con người thích đứng đầu sóng ngọn gió, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - đa số làm nghề buôn lậu, mở quán rượu và "thầy chú" gác khám.



Tay anh chị số một là Andréani, chủ quán rượu Croix du Sud (Ngôi sao Phương Nam) ở đầu đường Catinat, xéo khách sạn Majestic (Cửu Long).



Nơi đây là điểm hẹn của tất cả dân đảo Corse sống bằng nghề buôn lậu. Andréani đã từng thủ tiêu nhiều đối thủ, đa phần là người Tàu. Biện pháp bắt cóc đưa ra ngoại ô thủ tiêu lâu ngày đã bị công an khám phá, Andréam phải rút vào thế thủ.



Người phất cao ngọn cờ dân Corse là chủ nhân khách sạn Continental, tên là Franchini.



Công an nắm rất rõ lý lịch của Franchini: xuất thân là bồi phòng tàu viễn dương Marseille - Sài Gòn, anh ta siêng năng tự học và dần dần tìm được công việc làm trong Ngân hàng Ðông Dương, sau đó nhảy sang linh vực xuất nhập khẩu và trở thành một nhân vật tên tuổi trên thương trường Sài Gòn. Anh ta còn may mắn "cua" được con gái rượu của một ông Ðốc phủ sứ khi xuống miền Tây...



Liên kết thế lực mới



Dịp may hiếm có trong đời khi Franchini đang làm nhiệm vụ chào hàng (commis voyageur) cho một hãng lớn từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho thì được cô con gái ông Ðốc phủ chấm. Cô gái xin gia đình cho phép thành thân với Franchini, nhưng gia đình ông Ðốc phủ không muốn gả con cho Tây.



Tình yêu đôi lứa quá mãnh liệt, họ đưa nhau trốn đi để lập tổ uyên ương. Không thể để con gái cưng sống đời vô định, ông bà Ðốc phủ cho người đi tìm gọi về làm lễ cưới đàng hoàng, lại còn cho mấy trăm mẫu đất để làm ăn. Thế là anh chàng Tây đảo Corse trở thành điền chủ. Không may vợ anh ta mất trong khi sanh con so. Dù vậy ông Ðốc phủ vẫn xem Franehini như chàng rể và cho luôn số ruộng nói trên.



Dịp may thứ hai tới với Franchini: khách sạn Continental làm ăn thất bại, đăng báo bán. Không ai muốn sang vì ngôi nhà xuống cấp trầm trọng, buôn bán lỗ lã triền miên. Franchini thấy đây là một địa điểm quá tốt vì khách sạn Continental nằm trên đường Catinat, kế bên nhà hát Tây ngay trung tâm Sài Gòn. Giá lại quá rẻ.



Anh ta vay tiền Hội Truyền giáo để mua lại, rồi xoay xở mượn tiền bạn bè trong tập đoàn người Corse đồng hương. Khách sạn Continental được sửa sang, tân trang thành khách sạn 5 sao, đồng thời trở thành Trung tâm báo chí quốc tế. Nhiều nhà báo, nhà văn cự phách như Lucien Bodard, Pierre Dareourt, Jean Lacouture, Philippe Deviner đã đến đây để săn tin chiến sự. Nhà văn Anh Graham Green cũng đóng đô ở đây để viết cuốn truyện nổi tiếng The quiet American (Người Mỹ trầm lặng). Trở thành một tỷ phú chơi thân với báo giới trong và ngoài nước, Franchini cũng trở thành một nhân vật quan trọng trong chính trường Sài Gòn. Tuy nhiên ngành công an và cảnh sát vẫn không ngớt theo dõi Franchini. Họ không hài lòng với sự giải thích của anh ta: mở khách sạn không thể làm giàu nhanh chóng như thế được. Chỉ trong mười năm từ 1940 đến 1950, một anh chàng nghèo kiết trở thành một tỷ phú. Chắc chắn phải có những phi vụ bí mật nào đó. Dân Corse là chúa trùm buôn lậu. Thế là cảnh sát, công an cứ bám theo Franchini như đỉa đói. Nhưng hoài công. Không có một chút dấu vết gì chứng tỏ Franchini tham gia các tổ chức buôn lậu.



Một sự kiện cho thấy Franchini rất có thế lực: Một nhà báo tên Armorin từ Bordeaux sang, tới phỏng vấn chủ nhân khách sạn Continental. Ông ta vô đề xàng xả: "Bên Pháp có báo viết là ông làm giàu nhanh nhờ buôn tiền, đổi tiền với giá chợ đen, phải không? ". Lạnh lùng, Franchini đứng dậy giáng cho anh ta một tát tai ngay mặt. Thế rồi đám em út lại nhào vô "bề hội đồng". Anh chàng nhà báo cắm đầu chạy. Anh ta tưởng là mình rơi vào sào huyệt một đảng cướp người Corse. Sau đó anh ta viết bài tố cáo chủ nhân Continental âm mưu giết nhà báo. Vài tuần sau trên đường về Pháp, anh ta bị tai nạn máy bay chết mất xác.



Franchini biết rõ Bảy Viễn là nhân vật đang lên, được Quốc trưởng Bảo Ðại che đỡ nên chủ động kết thân. Anh ta đến vũ trường trong Ðại Thế Giới cùng các bạn đồng hương sau một chầu ăn nhậu. Ngày hôm sau anh ta tìm Bảy Viễn đặt vấn đề:



- Ðêm qua chúng tôi có tới vũ trường của Thiếu tướng. Tôi muốn giúp ông khuếch trương nó lên đúng tầm cở một vũ trường quốc tế. Cần thêm một dàn nhạc Philípin để thay đổi không khí. Sàn nhảy cũng cần mở rộng và làm lại toàn bộ phần trang trí nội thất.



Bảy Viễn biết Franchini là trùm buôn lậu mà công an cảnh sát không tóm được quả tang nhân chứng và vật chứng, đúng là tay tổ đáng cho mình học hỏi nên bắt tay niềm nở:



- Hân hạnh cho tôi quá! Ðược ông anh giúp sức thì còn gì bằng. Ngoài cái vũ trường con con này, tôi mong được sự hợp tác của ông anh trong các phi vụ quan trọng hơn. Tôi có nhiều bạn thân trong giới người Hoa ở Chợ Lớn, còn ông anh có tập đoàn người Corse đồng hương. Hai ta liên kết thì hy vọng sẽ thành công lớn.



Franchini gật đầu:



- Ðúng vậy? Vũ trường chỉ là bước đầu. Sau đó ta sẽ bàn tiếp.



Vậy là Bảy Viễn đã liên kết được với một thế lực lớn của Sài Gòn.



Khai tử chữ Bảy Viễn



Quốc trưởng Bảo Ðại cứ ở miết trên Ðà Lạt trong khi tình hình chiến sự ngày một nguy kịch. Pháp thua to ở Bắc Việt, thê thảm nhất là hai binh đoàn thiện chiến Lepage và Charton trên đường số 4. Tại Sài Gòn, các đội quân cảm tử của Trung tướng Nguyễn Bình hoạt động mạnh. Pháp làm áp lực để Bảo Ðại về Sài Gòn đảm đương chức vụ Quốc trưởng.



Bảo Ðại đành phải vâng lệnh quan thầy.



Ngày Bảo Ðại từ Ðà Lạt xuống Sài Gòn, công chức, học sinh tập hợp tại sân bay Tân Sơn Nhất để đón chào.



Lực lượng các giáo phái cũng có mặt.



Mỗi người đi đón Quốc trưởng được phát năm đồng phụ cấp. Mệt nhất là cảnh sát, công an suốt chặng đường từ sân bay về trung tâm thành phố, cứ năm mét một người gác để phòng bất trắc.



Trong dịp này, Bảy Viễn được vinh dự chiêu đãi Quốc trưởng. Trước đó, Năm Tài đã làm việc với Nguyễn Ðệ, Ðổng lý Văn phòng Quốc trưởng đề lên kế hoạch đón tiếp Bảo Ðại, Bảy Viễn tổ chức những đêm "nhất dạ đế vương" để Quốc trưởng vui thú khắp nơi, từ Ðại Thế Giới cho đến Ðại La Thiên. Thầy tớ cùng chung một sở thích, Bảy Viễn nhờ chủ Ðại La Thiên là tỷ phú Huỳnh Ðại tuyển một số hoa khôi ở các vũ trường phục vụ Quốc trưởng. Trong cuộc vui còn có màn văn nghệ đặc biệt, các ca sĩ trẻ đẹp duyên dáng hát những ca khúc trữ tình tiếng Việt, tiếng Hoa và cả tiếng Pháp. Sau đó đến màn ca múa kiểu Hằng Nga, điệu nhảy cancan (hất váy) kết thúc là màn thoát y vũ. Trước khi chia tay, chủ nhà hàng trao cho thượng khách một album người đẹp có đánh số để lựa chọn.



Ngay đêm đầu đến Sài Gòn, Bảo Ðại đã khoái Bảy Viễn và quyết định sẽ "đáp lễ" xứng đáng.



Theo hiệp ước Bảo Ðại - Auriol, bộ máy hành chính giao lại cho người Việt Nam. Quốc trưởng có toàn quyền chọn người từ trên xuống dưới, Bảo Ðại không thích tướng Nguyễn Văn Xuân nên giao lại chức Thủ tướng cho Nguyễn Phan Long. Ông Long là một trí thức địa chủ theo đạo Cao Ðài. Ông rất mê cầu cơ - một thú vui của trí thức Nam Kỳ muốn giao lưu với các bậc tiên thánh. Ông Long còn là một nhà báo viết tiếng Pháp hay hơn cả người Pháp. Về đời tư, ông Long có đủ tật, dính vô cả bốn thứ tửu - sắc - tài - phiến. Một đặc điểm của ông, là không ưa người Pháp. Ngay khi nhậm chức Thủ tướng quốc gia Việt Nam, ông Long tìm cách liên lạc với Việt Minh đề nghị một giải pháp hòa bình nhưng Việt Minh cương quyết bác bỏ chuyện thương thuyết với chính phủ Bảo Ðại.



Bộ máy công an cảnh sát cũng phải giao lại cho người Việt Nam. Trước đây Sở Mật thám Pháp do Perrier cầm đầu chiếm dãy phố mười căn cuối đường Catinat, kế bên nhà thờ Ðức Bà.



Dân Sài Gòn châm biếm thực dân: "Kế bên thiên đàng có địa ngục".



Bót Catinat nổi tiếng là ác ôn, cán bộ Việt Minh hay người bị tình nghi, khi bị bắt đều được đưa vô đó để tra tấn, khai thác làm biên bản rồi mới giải qua Khám Lớn. Sau khi giao lại cho chính phủ Nguyễn Phan Long, ngành mật thám Pháp vẫn song song tồn tại, vẫn do Perrier cầm đầu, gọi là để bảo vệ quân đội viễn chinh Pháp.



Bảo Ðại giao ngành an ninh cảnh sát cho Thiếu tướng Lê Văn Viễn.



Từ ngày lên thiếu tướng, Tư lệnh Bình Xuyên ra lệnh khai tử hai chữ Bảy Viễn vì nó gợi lại những ấn tượng không tốt đẹp. Ông muốn thiên hạ gọi mình là Lê Văn Viễn, có vẻ đàng hoàng, đứng đắn hơn.



Lại Văn Sang được Bảy Viễn giao chức Giám đốc Công an Ðô thành, ngự trị bót Catinat. Vậy là mộng lớn của Tư Sang đã thành. Nhưng chức tước nghe kêu mà nghiệp vụ thì Sang chưa có bao nhiêu nên phải vừa làm vừa học. Cách học nghề của Tư Sang rất đặc biệt: giở hồ sơ lý lịch các vị tiền nhiệm nghiên cứu rút kinh nghiệm.



Trước nhất là Nguyễn Văn Tâm mà dân Nam Kỳ gọi là "cọp Cai Lậy".



Ðốc phủ Tâm ngồi ghế chủ quận Cai Lậy trước khi làm Giám đốc công an. Biệt danh "cọp Cai Lậy" được gán cho ông ta vào năm 1940, năm xảy ra sự kiện Nam kỳ khởi nghĩa. Nguyễn Văn Tâm được Tây phong chức Ðốc phủ nhờ công diệt được nhiều cộng sản hơn nơi nào hết. Lúc đó quận Tâm chỉ có hai chục lính mã tà.



Hàng ngàn người biểu tình tiến vô thị trấn Cai Lậy.



Quận Tâm biết mình yếu thế, ra lệnh mã tà chỉ thủ thế chứ không được bắn. Ông cho mời đại biểu tới thương lượng và cho người thân tín lén chụp ảnh nhưng người đi đầu cuộc biểu tình, sau đó cho bắt nguội cả mấy trăm người, đem về phòng điều tra. Ðích thân quận Tâm tra khảo theo kiểu Trung cổ.



Khi Nhật đảo chánh Pháp, Tâm bị Nhật bắt và đánh đập tàn nhẫn như hắn đã từng hành hạ cộng sản trước đó. Chừng Việt Minh giành chính quyền thì Tâm biết sợ vì đã tới lúc kiến ăn cá. Nhưng hắn may mắn thoát chết nhờ quân Anh tới Sài Gòn giải giới quân Nhật thất trận. Khám Lớn Sài Gòn được quân Anh can thiệp thả những người Pháp và công chức làm cho Pháp.



Thoát chết, lẽ ra phải khôn lên, nhưng quận Tâm vẫn chứng nào tật nấy. Pháp đưa Tâm lên làm Bộ trưởng An ninh trong các chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân...



Tư Sang học được gì ở vị tiền nhiệm Nguyễn Văn Tâm?



Tâm luôn luôn thủ thế. Ngay trong văn phòng cũng luôn luôn bố trí các tay súng thiện xạ. Chỉ cần một dấu hiệu nhỏ là xạ thủ nổ súng vào người ngồi đối diện với ông ta.



Sanh nghề tử nghiệp



Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm của "cọp Cai Lậy", Tư Sang tham khảo hồ sơ về Cò Bazin, một hung thần ngự trị khá lâu tại bót Catinat.



Ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành của Bazin, đọc biên bản về cái chết của Bazin, Tư Sang không khỏi rùng mình. Hắn thầm nhủ: "Sanh nghề tử nghiệp".



Bazin sống và làm việc như một cái máy, lúc nào cũng cảnh giác, đề phòng. Bazin ở trên lầu một cao ốc đường Catinat. Hằng ngày, Bazin từ trên lầu xuống, đi trên đường Catinat, quẹo mặt, theo đường Lê Thánh Tôn để lên xe hơi của ông ta mà tài xế đã chờ sẵn tại bãi xe trước Tòa Ðô chính Sài Gòn (Uy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh hiện nay).



Ngày 28. 4. 1950, đội ám sát Công an xung phong của La Văn Liếm đã phục sẳn trên chặng đường ngắn không tới một ngàn mét này. Một đội viên đội nón nỉ màu nâu vờ ngồi đọc báo trên băng trong vườn hoa nhỏ ngay trước cửa cao ốc của Bazin. Khi hắn bước ra đường Catinat thì anh này quơ chiếc nón làm hiệu cho tổ trưởng đứng tại ngã tư Catinat - D'espagne, ngang nhà hàng La Pagode. Anh tổ trưởng cũng giở nón làm hiệu cho một đội viên thủ súng lục đứng chờ sẵn ở tiệm thuốc tây Métropole trên đường D'espagne. Khi Bazin đi ngang qua với một Ðại úy Không quân, anh đội viên này lặng lẽ đi theo, cánh sau vài ba bước. Bất ngờ tên Ðại úy Không quân quay lại, đúng vào lúc anh này cho tay vào túi quần. Biết đã gặp Việt Minh, tên Ðại úy xáp tới đạp vào người anh đội viên. Anh này té vô vách tường nhưng vẫn nổ súng từ trong túi quần. Ðạn trúng ngay tên Ðại úy. Lập tức anh rút súng ra bắn hết mấy viên còn lại vô ngực Bazin. Bắn xong anh chạy tới chiếc traction đậu sẵn ở bãi đậu xe trước Tòa Ðô chính. Một đội viên khác có nhiệm vụ yểm trợ anh đã bắn tên tài xế của Bazin, nhưng tên này nhanh chân chui xuống gầm xe. Cả hai nhảy lên xe vọt ngay, tất cả về điểm tập kết để ra bưng sau đó.



Vụ ám sát diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 5 phút, không lực lượng an ninh nào kịp trở tay. Loạt đạn đầu gây thương vong cho Ðại úy Không quân Roger, bay qua nhà hàng La Pagode làm bể các tủ kính chưng rượu và bánh ngọt. Dân sang ăn điểm tâm tại đây hốt hoảng nằm móp xuống nền gạch bông. Chừng cảnh sát tới thì chiếc traction của đội ám sát đã mất dạng.



Mật thám Pháp biết được một người trong đội ám sát này là do tình cờ mà thôi. Một thằng Tây sáng đó đi ngang qua Tòa Ðô chính thấy một đồng nghiệp cùng sở làm ở Tân Sơn Nhất đang ngồi sau vô lăng chiếc traction đậu trước Tòa Ðô chính. Về sau nghe kể chuyện nổ súng và các hung thủ thoát thân trên chiếc traction, thằng Tây này mới đến bót cảnh sát tố giác tài xế là người làm cùng sở với anh ta. Thế là mật thám sưu tra ngay và in áp phích bố cáo trọng thưởng ai chỉ bắt người có ảnh in kèm theo. Nhưng dù nhanh mấy, chúng cũng chạy sau. Bộ ba trong đó có tài xế đã nhảy ra bưng ngay chiều hôm ấy...



Tư Sang rút khăn tay lau mồ hôi trán. Hắn còn lạ gì các ban Công tác thành. Toàn là những cảm tử quân, được huấn luyện thuần thục dể thọc sâu đánh hiểm. Và nguy hiểm hơn hết là tinh thần dũng cảm, táo bạo, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng.



Ngay cả phụ nữ cũng có một đơn vị cảm tử là trung đội Minh Khai đã ném lựu đạn vô rạp chiếu bóng Majestic (nay là Cửu Long). Lần đó có trên 50 sĩ quan Hải quân bị thương vong vi hai trái lựu đạn của ba cô nữ sinh thành phố ra bưng học quân sự rồi về Sài Gòn hoạt động.



Học được gì trong cái chết của Bazin đây?



Tư Sang ngẫm nghĩ Bazin chết vì sống như cái máy. Thức dậy, xuống lầu, ra xe, tới sở đúng giờ giấc. Do đó Việt Minh rất dễ vạch kế hoạch hành động.



Từ đó Tư Sang luôn thay đổi lộ trình và giờ giấc. Dù cẩn thận như vậy, Tư Sang cũng luôn luôn bị cái chết của Bazin ám ảnh. Thế mới biết cái chức Giám đốc Công an Ðô thành không ngon ăn chút nào. Nơi ghế bành của Bazin mà Tư Sang thấy chông chênh như ngồi ghế ba chân.



Vẫn chưa hết những cơn ác mộng. Ngày 31. 7. 1951, một tin dữ làm chấn động cả Sài Gòn lẫn Paris: tướng Chanson - Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam và Thủ hiến Thái Lập Thành, người thay Trần Văn Hữu, đã bị quân cảm tử thanh toán trong chuyến kinh lý tỉnh Sa Ðéc.



Cả hai vừa tới khán đài trong sân vận động tỉnh thì một người lính băng ngang hàng rào bảo vệ tiến tới. Cách hai ông ba thước, anh ta rút tay khỏi túi quần đứng nghiêm chào đúng kiểu cách nhà binh. Liền đó trái lựu đạn trong túi quần đã rút chốt sẳn phát nổ, một nửa thân mình anh ta bay mất. Trên khán đài, tướng Chanson và Thủ hiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, một số sĩ quan trong đó có một Ðại tá bị thương nặng.



Tư Sang lập tức cho điều tra nhưng không tài nào biết vụ tấn công cảm tử này thuộc về cơ quan, đơn vị nào. Sau đó, mật thám Pháp cả quyết đây là "cú" của Ðại tá Trịnh Minh Thế, chỉ huy trưởng Cao Ðài Liên Minh - nhóm này ly khai với Tòa thánh Tây Ninh và có xu hướng thân Mỹ.



Phòng Nhì cũng căn cứ vào bộ sắc phục Cao Ðài của hung thủ, đoán là nhóm Cao Ðài thân Mỹ muốn " dằn mặt" Pháp.



Riêng Tư Sang thì dù không nắm được chút gì về nhân chứng, vật chứng nhưng cũng quyết đoán đây là "chiến công" của Việt Minh bởi lẽ không ai dám hy sinh vì nghĩa lớn như Việt Minh.



Tư Sang thấy mình đã lở leo lên lưng cọp rồi, nhảy xuống cũng chết, chi bằng mình giết trước, chớ để chúng giết mình.



Công an Bình Xuyên từ đó nổi danh tàn ác còn hơn cả "cọp Cai Lậy" hay Cò Bazin.



Sòng bạc Monte Carlos



Tình hình chiến sự ngày một căng thẳng. Pháp thua ở chiến trường biên giới rồi trung du, phải đưa Thống tướng De l'attre de Tassigny sang Việt Nam làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Ðông Dương.



Nhưng vị tướng tài giỏi nhất của Pháp cũng khó thể lật ngược thế cờ.



Pháp đang gặp khó khăn sau Thế chiến thứ 2 lại phải gánh chi phí chiến tranh Ðông Dương đến 101 tỉ quan, năm 1946, lên 136 tỉ năm 1948. Pháp sợ nhất là bình định không xong thì quân đội Việt Minh được Hồng quân Trung Hoa kéo tới biên giới yểm trợ. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng đó, Pháp phái một tướng lãnh sang Ðông Dương



nghiên cứu tình hình mọi mặt để giúp Chính phủ Pháp giải quyết chiến tranh Việt Nam.



Người được giao sứ mạng này là tướng Revers.



Ngày 16.5.1949, tướng Revers tới Sài Gòn.



Revers đi quan sát chiến trường, tham khảo các bộ tham mưu, cố gắng thấy thật nhiều, nghe thật nhiều để có một cái nhìn tổng quát. Ngoài quân sự Revers còn quan tâm tới chính trị, văn hóa, xã hội.



Không khí Sài Gòn bấy giờ đập mạnh vào mắt vị tướng làm nhiệm vụ Tổng thanh tra. Ðó là không khí ăn chơi, vô trách nhiệm. Các quan chức Pháp lo làm giàu bằng cách chuyển ngân, mua bán đồng Ðông Dương ngân hàng. Ngoài việc buôn bán tiền bạc, Sài Gòn còn có nhiều giải trí trường, hộp đêm sang trọng mà đứng đầu là Ðại Thế Giới do Bảy Viễn đứng thầu khai thác với sự yểm trợ của Quốc trưởng Bảo Ðại.



Về mặt quân sự, Pháp đứng trước nhiều bất lợi. Việt Minh dùng chiến thuật du kích mà quân đội Pháp không quen. Mặt khác, Ðông Dương nằm trong phạm vi quyền lực của Bộ Các Quốc gia Liên hiệp (xưa là Bộ Thuộc địa) do Cao ủy đại diện, nhưng Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh lại là một tướng lãnh do Bộ Quốc phòng chỉ định.



Do cách làm việc tréo ngoe như vậy mà trống xuôi kèn ngược.



Revers đề nghị nên chọn một người của Bộ Quốc gia Liên hiệp nắm cả quyền hành chính và quân sự. Người dó nên là một tướng lãnh.



Về chiến lược, Pháp nên thu vén cho gọn các chiến tuyến, tập trung tối đa quân lực tại miền Bắc Việt Nam, cố thủ các vị trí chung quanh Hà Nội...



Khi nghe Năm Tài báo cáo tình hình, Bảy Viễn chỉ đặc biệt quan tâm tới cái "vú sữa" Ðại Thế Giới đang bị các chính khách Pháp bên chính quốc dòm ngó.



Bảy Viễn sợ nhất là cái nồi cơm của mình bị đập bể. Mà người đập bể phải là Tổng thống Pháp chớ không ai khác vì Bảy Viễn đã có cái lọng che đầu là Quốc trưởng Bảo Ðại.



Lo ngại về vụ này, Bảy Viễn điện lên biệt điện trên Ðà Lạt để tham vấn Cựu hoàng thì được Nguyễn Ðệ cho biết là Quốc trưởng đã bay qua Pháp.



Dù lo âu, Bảy Viễn cũng không khỏi cười thầm:



- Ðúng là "dân chơi", giặc đánh tứ tung mà Quốc trưởng chỉ lo bay nhảy. Ngài đã chán Ðà Lạt rồi nên bay qua Cannes, thành phố nghỉ mát bên bờ Ðịa Trung Hải.



Bảy Viễn quyết định bay qua Pháp chơi một lần cho biết. Ði Tây từ lâu đã là một giấc mộng của tay giang hồ gốc nhà quê, hơn nữa đi chơi cũng là để củng cố quyền lợi của mình.



Phải thuyết phục Quốc trưởng giữ vững Ðại Thế Giới trong bất cứ tình huống nào.



Một tuần ở Pháp là một tuần huy hoàng nhất trong đời Bảy Viễn. Cựu hoàng chiêu đãi trọng thể ông chủ Ðại Thế Giới. Nào là lên Paris xem vũ điệu Can can với các pha khoe đùi khoe mông, nào là xuống bãi biển Saint Tropez xem đầm khỏa thân phơi nắng... Nhưng khoái nhất là được theo Cựu hoàng tới sòng bạc Monte Carlo nằm trong thành phố Manaco. Là tay cờ bạc thập thành, Bảy Viễn cũng phải bái phục cách đánh bạc của Cựu hoàng, ông ta đứng quan sát khá lâu trước khi đặt tiền vào một con số ở sòng roulette. Hồi lâu, một tay chơi cháy túi sau khi nuôi một con số rời sòng bạc thì lập tức Cựu hoàng đặt tiền ngay con số đó và là hòn bi rơi ngay con số đó.



Bảo Ðại gật gù nói với Bảy Viễn:



- Ðó là phép xác suất. Theo cách tính toán này thì một con số có chu kỳ của nó. Nó vắng mặt một lúc rồi lại xuất hiện. Anh chàng kia nuôi con số 13 tới mười mấy lần. Ðến khi anh ta cháy túi thì con số 13 lại xuất hiện.



Bảy Viễn bắt tay khen Cựu hoàng:



- Cái thuyết xác suất đó quá hay. Suy rộng ra thì ở đời mình phải biết chờ thời cơ.



Bảo Ðại gật lia:



- Ðúng thế! Làm chính trị cũng phải biết đợi thời cơ. Như lúc mình nằm ở Hồng Kông, biết bao nhiêu chính khách tới mời mình tham chính. Nhưng mình không nghe. Mình còn phải nhận định tình hình. Chờ tới lúc Pháp mệt mỏi với phe chủ chiến như D'argenlieu, Leclerc. Chừng đám này bị thay, mình mới chịu nói chuyện với Cao ủy Pignon. Ký hiệp ước rồi mình vẫn ở Cannes, chờ chừng nào Pháp thật sự chịu trao trả các quyền tự do dân chủ, mình mới về Việt Nam, nhưng không ở Hà Nội hay Sài Gòn mà bay lên Ðà Lạt...



Bảy Viễn nhắc chuyện Ðại Thế giới, Bảo Ðại nói:



- Yên chí? Không ai đóng cửa được nó đâu.



Các nước văn minh đều có nơi giải trí cho dân chúng, như Monaco này đây.



Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm



Từ biệt điện Ðà Lạt, Bảo Ðại theo dõi tình hình chiến sự.



Pháp đang trên đà thua. Ðánh không thắng, các tướng Pháp chọn chiến thuật con nhím - co cụm lại các vị trí cố thủ, nhử đại quân đối phương tới để tiêu diệt. Không phải là nhà quân sự nhưng Bảo Ðại chỉ cần nhìn danh sách các đại



tướng Pháp lần lượt ra đi cũng đủ biết đại sự không êm rồi: Leclerc, Valluy, Sa lan, Blaizot, Carpentier, De Lattre rồi tới Navarre là tướng đang kẹt trong chủ trương cố thủ Ðiện Biên Phủ.



Ðể theo dõi tình hình, Bảo Ðại quyết định trở qua Pháp, vì theo Cựu hoàng, số phận Việt Nam sẽ được giải quyết tại bàn hội nghị giữa các cường quốc đang họp tại Genève.



Hàng ngày đọc báo, Bảo Ðại thất vọng về.



Tướng Bedell Smith vô đề ngay:



- Tôi không tin rằng ngài và người Pháp đạt được một cuộc ngưng chiến trong danh dự với cộng sản. Họ không muốn chia đất nước Việt Nam, các ngài cũng vậy. Ngài nên tiếp tục cuộc chiến đồng thời thương thuyết để đi tới hòa bình. Tổng thống Eisenhower không thể trực tiếp can thiệp vì lý do chính trị nội bộ, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Nhờ chủ trương đưa lính Mỹ từ Triều Tiên hồi hương mà ông ta đắc cử tổng thống. Nay không thể dưa quân đội Mỹ sang Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể đem lại cho ngài một quân đội Việt Nam hùng mạnh mà các ngài đang cần. Chúng tôi sẽ huấn luyện quân đội của ngài. Ngài chỉ cần bổ nhiệm các tướng lĩnh và bộ tham mưu. Ngài hãy làm áp lực để người Pháp giao chúng tôi nhiệm vụ huấn luyện các sư đoàn mới thành lập của ngài. Ðây là tất cả những gì chúng tôi có thể can thiệp.



Ðể Bảo Ðại an tâm, Bedell Smith nói thêm:



- Vì ngoại trưởng, trưởng đoàn thương thuyết Foster Dulles bay về Mỹ nên tôi phải đi thay. Nếu Ngoại trưởng còn ở Pháp thì đích thân ông ta sẽ tới gặp ngài để trao đổi những điều cơ mật như hôm nay.



Bảo Ðại giữ thái độ dè dặt trước đề nghị của Mỹ. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió của Cựu hoàng đã tạo cho ông một sự cẩn trọng. Làm thế nào không bị ràng buộc là tối ưu.



Vài ngày sau, Mỹ lại đưa đề nghị mới với Bảo Ðại: yêu cầu Bảo Ðại nhận Ngô Ðình Diệm làm Thủ tướng sau khi ký kết hội nghi Genève chia hai Việt Nam từ vĩ tuyến 17.



Bảo Ðại không ưa Ngô Ðình Diệm vì trước đó đã đụng chạm về chính kiến. Nhưng trong thế kẹt, đành phải chọn kẻ "cựu thù" làm Thủ tướng. Cựu hoàng đâu biết quyết định này sẽ đưa tới tai họa cho mình vài năm sau.



Tình hình diễn biến nhanh đến chóng mặt.



Bảy Viễn lúc nào cũng nghe ngóng về số phận của Cựu hoàng, vì đó là lọng che đầu của viên Thiếu tướng gốc Bình Xuyên.



Nghe tin Bảo Ðại mời Ngô Ðình Diệm về nước làm Thủ tướng, Bảy Viễn lấy làm lo. Nghe nói Diệm là một người ngoan đạo, có ông anh là Tổng giám mục Ngô Ðình Thục, Bảy Viễn sợ vị Thủ tướng ngoan đạo này sẽ đóng cửa các giải trí trường thì Bình Xuyên mất "vú sữa" đã nuôi ông ta mấy năm qua.



Ngô Ðình Diệm về nước vào cuối tháng 6. 1954. Ai cũng biết Diệm là "hàng tồn kho" của Mỹ.



Khi đưa Diệm về, Mỹ nâng viện trợ lên 500 triệu mỹ kim/năm, nhưng đưa thẳng cho Việt Nam chứ không qua tay người Pháp đồng thời cũng đưa sang một đoàn cố vấn quân sự làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh để dần dần hình thành một quân đội quốc gia hùng mạnh.



Diệm bỏ xứ sang Mỹ sống trong tu viện để chờ thời trong nhiều năm, tới khi Mỹ làm áp lực buộc Bảo Ðại mời Diệm về nước làm Thủ tướng thì Diệm coi như mình "tu đã đắc dạo". Công việc đầu tiên của Diệm là về Huế làm lễ "vinh quy bái tổ.



Chuyện éo le là ở đất Thần kinh, không ai biết "chí sĩ" họ Ngô là ai ngoài một số ít quan lớn triều đình. Nhưng khi máy bay chuẩn bị đáp xuống cố đô Huế thì Ngô Ðình Diệm bỗng sáng rỡ cặp mắt: một tấm thảm đỏ được trải từ nơi phi cơ đậu cho tới phòng khánh tiết nhà ga.



Ai đã có sáng kiến tiếp đón thủ tướng với nghi thức trọng thế ấy? Vừa xuống thang máy bay, Diệm hỏi ngay thị trưởng Huế. Thị trưởng Huế chỉ một sĩ quan, đó là thiếu úy Bảo an đoàn Tôn Thất Ðính.



Diệm gật gù nói:



- Hãy nâng đở hắn ta cho tôi!



Hồi ấy, Tôn Thất Ðính chỉ là một sĩ quan quèn. Nhờ sáng kiến chạy bay ra chợ Ðông Ba mua chiếu manh bảy tấc về nhuộm đỏ kết lại thành thảm đỏ mà sau này lên như diều gặp gió.



Nhưng chính kẻ chịu ơn mưa móc của Diệm lại là kẻ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Bravo II kết liễu đời bạo chúa nhà họ Ngô 10 năm sau.



Dẹp Giáo phái



Ðể đương đầu Với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, Bảy Viễn sát cánh với Trung tá Phòng Nhì Savani.



Bảy Viễn bảo Năm Tài:



- Binh pháp Tôn Tử dạy: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Nay kẻ thù của mình là Ngô Ðình Diệm, mình phải biết rành rẽ chân tướng của nó, chỗ mạnh và chỗ yếu của nó để đánh trước. Từ khi nó mới về, chưa củng cố thế lực "Tiên hạ thủ vi cường". Tôi giao cho chú bám sát Trung tá Savani và lượm lặt tất cả chi tiết về gia đình dòng họ Ngô này.



Năm Tài suốt ngày ở văn phòng Trung tá Savani, chiều về báo cáo đầy đủ những gì Bảy Viễn muốn biết về kẻ thù của Quốc trưởng Bảo Ðại mà éo le thay do áp lực của Mỹ, Cựu hoàng phải chỉ định làm Thủ tướng.



Ngày 10.10.1954, quân Pháp cuốn cờ rút khỏi Hà Nội. Theo sau quân đội Pháp là hàng vạn dân di cư vào Nam. Các chiến hạm Mỹ chở dân di cư lui tới như con thoi. Phi cơ nhà binh Pháp cũng chở các gia đình công chức và quân nhân làm việc cho họ. Nhiều tai nạn chết người khi các phụ nữ đội con trên vai bì bõm lội nước chạy theo các tàu chớ người di tản.



Công việc đầu tiên của Thủ tướng Diệm là giành đất cho dân Công giáo di cư an cư lạc nghiệp. Sau đó, Diệm bắt đầu siết các phe phái đối lập Diệm theo sách của quan thầy là thò củ cải ra mua chuộc các lãnh tụ giáo phái. Ðược thì tốt còn không được thì quơ cây gậy lên quất, thúc ép thiên hạ theo mình.



Bấy giờ Cao Ðài và Hòa Hảo mới thấy tiếc thời kỳ chung sống với quân đội Pháp. Nhưng hối tiếc thì đã muộn.



Diệm có cố vấn Mỹ theo sát, đó là Ðại tá tình báo Edward Lansdale chuyên làm "thầy dùi" cho các yếu nhân tranh ghế tổng thống. Ngay từ đầu, Lansdale được Mỹ phái làm "quân sư" cho Diệm.



Chuyện mỉa mai là Lansdale đã chống lại việc chọn Diệm làm thủ tướng. Hồ sơ không được công bố cho biết Lansdale đánh giá quyết định này là phi lý. Tuy nhiên chính phủ Mỹ quyết định chọn Diệm vì Diệm là "nghĩa tử" của Nghị sĩ Mike Mansrleld, một nhân vật có thế lực vào bậc nhất thời bấy giờ. Hai sứ giả Bill Gigson và David Banh được phái tới Cannes thông báo cho Bảo Ðại biết quyết định này.



Bảo Ðại không đồng ý, tranh thủ thời gian cầu cứu Bộ trưởng các Quốc gia Liên hiệp Letourneau. Ông này khuyên: - Nay ngài đã được độc lập tùy ngài quyết định.



Bảo Ðại chống quyết định chọn Diệm làm Thủ tướng.



Nhưng Mỹ làm áp lực với chính phủ Pháp: "Các ông đã thua trận và mất một nữa việt Nam. Chúng tôi đã viện trợ quá nhiều tiền bạc và vũ khí để cứu vãn tình thế. Nếu các ông không cứu được miền Nam Việt Nam thì tránh xa ra, đừng cản trở chúng tôi ủng hộ ông Diệm."



Thế là Thủ tướng Bidault ra lệnh cho ông Letourneau nói với Bảo Ðại: "Không còn cách nào khác. Ngài phải ký vào quyết định bổ nhiệm Ngô Ðình Diệm".



Bảo Ðại nhận Diệm về nước làm Thủ tướng trong tình thế đó.



Cố vấn Lansdale đích thân "chiêu hồi" các lãnh tụ giáo phái.



Người được Lansdale tiếp xúc đầu tiên là Trịnh Minh Thế, chỉ huy Cao Ðài Liên Minh ở Bến Cầu, Tây Ninh. Từ lâu Thế tách khỏi ảnh hưởng Tòa thánh Tây Ninh, độc lập tác chiến và có xu hướng thân Mỹ.



Lansdale đã nhờ một tay phòng nhì tên là Nghĩa làm trung gian. Gặp Thế tại Bến Cầu, Lansdale nhờ Nghĩa phiên dich tiếng Việt ra tiếng Pháp rồi Ðại úy Redink dịch tiếng Pháp ra tiếng Anh cho Lansdale. Cuộc mặc cả lên tới hai triệu đô la.



Thế đồng ý kéo 2.500 lính Cao Ðài ly khai về với chính phủ Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ðó là ngày 13.2.1955.



Trung tá Savani báo cho Bảy Viễn biết Diệm quyết dẹp giáo phái và Ðảng Ðại Việt ở miền Trung.



Pháp chỉ thị cho Bảy Viễn đứng ra lập Mặt trận Quốc gia Toàn lực quy tụ các giáo phái (Cao Ðài, Hòa Hảo, Thiên Chúa) và Bình Xuyên để chống Diệm, gọi tắt là Cao - thiên - hòa - bình.



Bấy giờ Cao Ðài Tây Ninh có quân đội dưới quyền tướng Nguyễn Thành Phương quân số đông gấp mười lần lực lượng Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế, và cũng đông gấp mười lần bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn. Nhưng Bảy Viễn vẫn là nhân vật chủ chốt trong Mặt trận Quốc gia Toàn lực vì quân đội Bình Xuyên nổi tiếng thiện chiến nhờ ba năm sống trong vùng Việt Minh đã từng đụng nhiều trận nảy lửa với quân đội Pháp.



Về sau, các lực lượng Ðại Việt ở miền Trung đang bị Diệm tàn sát cũng xin gia nhập Mặt trận Quốc gia Toàn lực. Nhưng sức mạnh đáng gờm của Cao - thiên - hòa - bình là quân đội Pháp ở đằng sau, bấy giờ Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh là tướng bốn sao Ely.



Tương quan lực lượng giữa Mặt trận Thống nhất Toàn lực với quân đội Diệm rất chênh lệch. Diệm chỉ có hai tiểu đoàn người Nùng là lính đánh thuê cho ai trả tiền cao. Nhưng sau lưng Diệm là Mỹ với số tiền viện trợ ngày càng tăng lên thấy phát ngợp. Còn đáng sợ hơn hết là cố vấn Lansdale mệnh danh là "president maker" (người tạo ra các vị tổng thống) mà Magsaysay của Philippines là một ví dụ. Lansdale đã mua được Trịnh Minh Thế và lăm le mua Nguyễn Thành Phương. Phương được Mỹ mua với giá 3,6 triệu mỹ kim, hơn Trình Minh Thế 1, 6 triệu vì quân số Cao Ðài Tây Ninh lên tới 25.000 người. Còn Năm Lửa - tên cúng cơm là Trần Văn Soái - được mua với giá 1 triệu cho riêng ông ta và 1 triệu cho quân đội Hòa Hảo ở Cái Vồn. Những con số này được ký giả John Osbone tiết lộ trên tuần báo Life của Anh ngày 13.5.1957.



Còn Bình Xuyên thì Lansdale ủy quyền cho Tướng O'daniel qua Tổng hành dinh ở dạ cầu Chữ Y thương lượng. Chuyện mua bán này thật gay go vì Bảy Viễn là thủ lĩnh của Mặt trận Cao - thiên - hòa - bình đồng thời là nghĩa đệ của Bảo Ðại.



Thế ba chân vạc



Ngày Hiệp định Genève có hiệu lực, binh sĩ Bình Xuyên bắn súng thay pháo ăn mừng: "Hết chết rồi? ", tất cả đều reo lên như thế. Bao năm sống trong lô cốt bảo vệ đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, họ bị Việt Minh bắn sẻ hoặc pháo kích, sống đời cơ cực, ngày đêm luôn lo sợ. Có kẻ mất tinh thần than "chết còn sướng hơn? ". Thế nên nay đột ngột được đình chiến, không còn sợ cảnh tên bay đạn lạc, còn nỗi vui nào lớn hơn.



Trung tá Tư Hiểu bàn với Bảy Viễn rước gánh hát bội Thành Tôn tới giúp vui binh sĩ, trước là cúng đình, cầu siêu binh sĩ Bình Xuyên tử trận trong những năm kháng chiến, sau vui hưởng cảnh hòa bình.



Các nghệ sĩ hát bội gánh Thành Tôn không sao quên được ba đêm diễn ở Tổng thành dinh Bình Xuyên. Diễn tại hội trường rộng lớn đủ sức chứa 500 người xem. Ở phía trên, thay vì hàng ghế thượng hạng như trong các rạp thì đặt nhiều bàn viết và ghế bành, mỗi bàn là một quan. Trên bàn có chai rượu Martell hay Cognac, chai soda và hai ly lớn nhỏ, ly lớn để uống consommation, ly nhỏ để uống "séc".



Màn diễn nào có chuốc rượu thì Tư Hiểu xách chai Martell với cái ly con nhạy lên sân khấu, giật ném đạo cụ của diễn viên, róc rượu đầy ly ấn vào tay bắt uống:



- Rượu mấy cha sắm tuồng là rượu giả, còn đây mới là rượu thiệt. Uống đi! Chăm phần chăm!



Tội nghiệp các diễn viên. Martell mà uống "séc" thì còn hơi sức đâu mà hát với diễn. Hát thì trật giọng, đàn thì lỗi nhịp. Ðêm hát trở thành trò vui nhộn.



Vãn tuồng ở lại ăn cháo gà nấu đậu xanh, lại thêm màn nhậu. Lần này thì nhậu chính thức tha hồ tùy theo tửu lượng. Ngà ngà, Tư Hiểu sai lính khiêng cần xé súng ra, phát cho đào kép mỗi người một cây ép bắn mừng hòa bình. Tội nghiệp các cô đào vừa bóp cò vừa bịt tai, toàn thân run như thằn lằn. Mấy chục năm sau, kép Thành Tôn hãy còn nhắc ba đêm hát phục vụ Bình Xuyên.



Dân giang hồ thưởng thức văn nghệ sân khấu không giống ai! Ðược cái tấm lòng: chơi hết mình, đãi rượu hết mình và phong bao cũng dầy cộm.



Ngày kia có một chính khách tới tìm hiểu tướng Lê Văn Viễn. Ông ta trao danh thiếp:



"Trịnh Khánh Vàng, nguyên Khu bộ phó Chiến khu 9".



Bảy Viễn đang cố nhớ lại những ngày chưa xa. Khách tự giới thiệu:



- Những ngày kháng chiến, tôi là đồng nghiệp của Thiếu tướng. Thiếu tướng là Khu bộ phó Chiến khu 7 còn tôi là Khu bộ phó Chiến khu 9. Tôi là Trịnh Khánh Vàng...



Bảy Viễn gật, bất tay lần nữa:



- Nhớ ra rồi! Tôi có anh bạn chí thân là Bảy Trấn làm Chính ủy ở dưới đó. Hôm nay ông tìm tôi chắc là có chuyện đáng bàn?



Trịnh Khánh Vàng cười xã giao:



- Ðúng vậy? Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Những người kháng chiến cũ bất mãn đã đành mà cho đến dân chúng trong vùng giải phóng cũng chê trách. Non sông gấm vóc bỗng nhiên chia hai, ai không bất bình? Chúng ta phải tỏ thái độ.



- Thái độ gì?



Tình hình sẽ biến chuyển bất lợi cho chúng ta Mỹ đưa Ngô Ðình Diệm về làm Thủ tướng, chúng sẽ hất Bảo Ðại và những người thân Pháp ra. Chúng không thi hành hiệp định Genève không thống nhất đất nước. Miền Nam này sẽ là



Huê Kỳ, đất của "Thế giới Tự do", lệ thuộc vào Mỹ.



Bảy Viễn giật mình trước viễn cảnh mà Trịnh Khánh Vàng vẽ ra trước mắt.



- Ông có thể nói rõ hơn không?



Trịnh Khánh Vàng tiếp tục:



- Nếu Thiếu tướng muốn nghe thì chiều nay học giả Hồ Hữu Tường sẽ đích thân tới đây trình bày tình hình thế giới và trong nước cho ngài nghe. Ông Tường là trưởng nhóm của chúng tôi.



Hai giờ chiều, xe đưa Hồ Hữu Tường tới hội trường Bình Xuyên. Bảy Viễn và bộ tham mưu long trọng đón tiếp học giả số 1 của miền Nam.



Trên diễn đàn, Hồ Hữu Tường thao thao trình bày thế ba chân vạc khiến cử tọa mê say.



- Chúng ta đang đứng trước tình hình nước sôi lửa bỏng. Pháp đang bị chiến trường Bắc Phi ngày đêm chi phối nên sẽ giao miền Nam cho Mỹ để rảnh tay về nước lo đàn áp phong trào kháng chiến giành độc lập ở đó. Mỹ không ký hiệp định Genève nên không buộc phải tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền, Việt Nam sẽ bị chia hai vĩnh viễn. Miền Nam của chúng ta mãi mãi là một tiền đồn của "Thế giới Tự do" dưới quyền của Mỹ. Ðó là tình hình chung...



Uống một ngụm nước, Hồ học giả nói tiếp:



- Chuyện sau đây mới thiết thực với chúng ta. Tôi nói về vấn đề giáo phái. Pháp yếu nên dựng giáo phái lên làm đồng minh trong cuộc đánh phá Việt Minh. Còn Mỹ là nước mạnh nên Mỹ không cần phải chia quyền cho ai. Chúng sẽ diệt giáo phái trước tiên rồi sau đó sẽ đánh Việt Minh mà nay chúng gọi là Việt cộng. Ðó là chiến lược chiến thuật của Mỹ trong những năm tới. Bây giờ, thái độ của ta phải như thế nào? Chữ "ta" tôi dùng ở đây là giáo phái. Hiện nay, trên bàn cờ có ba thế lực tương tranh quyền lực. Một là Mỹ: Diệm, hai là Việt cộng đang rút vào bí mật và ba là giáo phái gồm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Ðài. Pháp thì kể như chiến bại, tạm thời ở miền Nam trông coi trật tự và thi hành Hiệp định Genève, nhưng trên thực tế thì chúng đã "bán cái" cho Mỹ.



Do vậy, tôi có thể nói hiện nay chúng ta đang ở thế ba chân vạc như truyện Tam Quốc.






Ðã mua cả... chỉ còn Bình Xuyên



Hồ Hữu Tường xoa hai bàn tay đi tới đi lui trên diễn đàn, cất giọng sang sảng:



- Ở đây tôi tin rằng ai cũng đã đọc vài ba lần bộ truyện hấp dẫn của Trung Quốc. Ðó là bộ Tam quốc diễn nghĩa, kể chuyện đời xưa bên Tàu có ba nước Ngụy của Tào Tháo, Thục của Lưu Bị và Ngô của Tôn Quyền. Cái hay của ba nước này là đều có quân sư. Họ đánh nhau không chỉ bằng quân đội mà chủ yếu bằng mưu kế. Mưu kế nguy hiểm gấp trăm lần binh bị. Ðúng như dân lao động nói "một thằng biết tính bằng chín thằng làm".



Quân sư của Tào Tháo là Tư Mã Ý, mưu sĩ của Lưu Bị là Khổng Minh, còn cố vấn của Tôn Quyền là Châu Du. Chiến thắng hay chiến bại là do ba anh quân sư này. Chiến lược của cả ba đều y khuôn như nhau: khi thì liên minh bên này đánh bên kia sau đó liên kết bên kia đánh bên này. Nói theo đá banh là lấy hai kẹp một. Chuyện hết sức đơn giản mà lại vô cùng hữu hiệu...



Bây giờ bắt qua chuyện của chúng ta: Lúc này cũng là "tam quốc" đây. Một là Mỹ - Diệm, hai là Việt Cộng, ba là giáo phái chúng ta. Việt Cộng tạm thời án binh bất động, tôn trọng hiệp định Genève, giáo phái phải liên kết với ai để chống Mỹ - Diệm? Tất nhiên là anh em Việt Cộng ngấm ngầm ủng hộ chúng ta. Ðồng minh lớn của chúng ta hiện nay là Pháp. Chín năm đánh đấm, rốt cuộc bị loại khỏi vòng chiến, Pháp đau như hoạn. Mỹ tự nhận là đồng minh của Pháp, từng viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp nhưng thực chất chỉ muốn Pháp yếu kém ở Ðông Dương để sau này nhường chỗ cho Mỹ nhảy vô. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc là như thế. Bởi vậy Pháp hận Mỹ lắm. Mỹ đưa Diệm về Việt Nam là để hất Bảo Ðại, hất luôn Pháp ra. Tất nhiên Pháp sẽ đứng sau lưng ta nếu ta dám dũng cảm chống Diệm. Mà chống Diệm tức là chống Mỹ.



Bảy Viễn nghe nói có Pháp đứng sau yểm trợ Bảo Ðại là vui rồi:



- Ðây chỉ là suy luận hay có bằng chứng cụ thể?



Hồ Hữu Tường tự tin:



- Tôi lập luận căn cứ trên bằng chứng cụ thể. Ông bạn Trịnh Khánh Vàng của chúng tôi sẽ thông báo cho quý vị một tin vui.



Trịnh Khánh Vàng hăm hở đứng lên:



- Một người bạn của chúng ta - xin giấu tên - tặng Thiếu tướng một đài phát thanh để chúng ta "đấu khẩu" với Ðài phát thanh Sài Gòn. Tôi cũng đã thuyết phục được anh Văn Thiệt, một phát thanh viên giỏi bỏ đài Sài Gòn để theo mình. Rồi đây dòng họ của nhà Ngô sẽ nghe Văn Thiệt kể từ đời ông cố ông sơ tới Ngô Ðình Khả trở xuống.



Cuộc nói chuyện của Hồ Hữu Tường mở màn cho đám chính khách sa lon đầu quân lực lượng Bình Xuyên, gồm có học giả Hồ Hữu Tường, kế đó là Trần Văn Ân, tới Trịnh Khánh Vàng, rồi Jean Baptiste Ðồng, một tay chạy áp phe rành nghề.



Bảy Viễn và đám thân tín vui mừng ra mặt.



Từ lâu anh em Bình Xuyên mặc cảm ít học, lép vế so với các đối thủ tư sản trí thức. Nay bỗng nhiên nhóm giả Hồ Hữu Tường kéo tới đầu quân dưới trướng, Bình Xuyên không còn là những cái đầu dốt đặc cán mai.



Công việc chuẩn bị nghinh chiến với Mỹ - Diệm được xúc tiến ráo riết.



Trịnh Khánh Vàng chính thức đảm trách đài phát thanh Bình Xuyên.



Máy móc được kỹ sư nhà binh Pháp đưa xuống một xà lan để cơ động trên sông rạch khi chiến cuộc bùng nổ trên bộ. Trần Văn ân phụ trách các bản tin chiến sự để phổ biến các chiến thắng của Bình Xuyên. Hồ Hữu Tường và Jean Baptisle Ðòng tiếp xúc với các giáo phái tiến tới thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất chống độc tài Ngô Ðình Diệm.



Trước nguy cơ bị Diệm tiêu diệt, các giáo phái sốt sắng gia nhập Mặt trận Quốc gia Thống nhất chống nhà Ngô. Ðài phát thanh Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi bới dòng họ nhà Ngô, đồng thời ca ngợi thế lực hùng mạnh của mình, ám chỉ xa gần sau lưng có đồng minh yểm trợ.



Khi Diệm dẹp các nhóm Ðại Việt ở miền Trung thì các nhóm này chạy vào Nam gia nhập Mặt trận Quốc gia Toàn lực, do đó thanh thế của mặt trận này phất lên, khiến nhà Ngô lo sợ. Cố vấn Mỹ Lansdale cố trấn an:



- Chiến thuật "củ cải với cây gậy" của Mỹ chưa bao giờ thua. Trong tình thế hiện nay, Việt Cộng rút vô bí mật, chôn súng và "chém vè", tôn trọng Hiệp định Genève mà không đã ký. Còn chúng ta thì ngay từ dầu không chịu ký và khuyên Việt Nam Cộng Hòa cũng không ký. Vậy ta đâu có bổn phận phải làm theo hiệp định. Còn mấy giáo phái thì ta cứ xé lẻ mà mua chuộc thôi. Ðại tá Thế đã đớp hai triệu đô. Vậy là ta tách nhóm Liên Minh này khỏi thế lực Tây Ninh. Tên Nguyễn Thánh Phương với 25. 000 quân đã chịu bán linh hồn cho ta với giá 3, 6 triệu đô la. Rồi Năm Lửa với một triệu cho bản thân ông ta và một triệu nữa cho đám Hòa Hảo ở Cái Vồn. Vậy là ta đã mua cả Cao Ðài lẫn Hòa Hảo. Chỉ còn Bình Xuyên.



Vô dinh Ðộc Lập



Diệm có lần nói với Lansdale:



- Chính Bình Xuyên với tên Bảy Viễn là người tôi lo ngại nhất.



Lansdale cười tự tin:



- Tôi đã giao việc mua bán cho tướng O'Daniel rồi. Chưa biết ông ta tiến hành ra sao. Hay là mời Bảy Viễn vô dinh ướm thử xem?



Ngô Ðình Diệm về Sài Gòn chấp chính ngày 7. 7. 1954 đúng vào lúc tình hình Việt Nam sôi nổi nhất.



Pháp thất thủ ở Ðiện Biên Phủ và hội nghị về Việt Nam diễn ra ở Genève (Thụy Sĩ).



Diệm than: "Tôi về nước đúng lúc Việt Nam như nước Pháp trong thời nữ thánh Jeanne d'arc".



Nhưng Diệm là một nhà chính trị bén nhạy.



Về hội nghị Genève, Diệm thấy trước Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài nên ra lệnh cho Ngoại trưởng bác sĩ Trần Văn Ðỗ, trưởng đoàn thương thuyết của "quốc gia Việt Nam" đưa ra lời tuyên bố sau cùng: "Quốc gia Việt Nam tự dành cho mình quyền tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam thống nhất lãnh thổ, độc lập quốc gia và tự do".



Khi lên ghế Thủ tướng, Diệm Pháp dùng những người theo phe mình và loại phe thân Pháp.



Ngay từ đầu Diệm đã gặp nhiều chống đối từ các giáo phái. Chỗ dựa vào của giáo phái là quân đội do Pháp dựng lên và đứng đầu là tướng Nguyễn Văn Hinh, con của nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm - cả hai cha con đều thân Pháp.



Nghe lời cố vấn Lansdale, Diệm chủ động ra lệnh cho tướng Hinh qua Pháp. Hinh chẳng những không tuân lệnh mà còn chuẩn bị đảo chính.



Lansdale. cứu nguy cho Diệm bằng cách điện cho Tổng thống Magsaysay mời các sĩ quan tham mưu của tướng Hinh du hí Philippines một tuần. Do vậy cuộc đảo chính bất thành. Ðó là vào giữa tháng 9. 1955. Sau đó Lansdale xúc tiến mua các tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương rồi mua luôn tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa).



Còn Bảy Viễn thì khó mua bởi Bảy Viễn là người thân tín của Quốc trưởng Bảo Ðại.



Ký giả Mỹ Robert Shaplen cả quyết Bảo Ðại bán đặc quyền khai thác Ðại Thế Giới, Kim Chung và Bình Khang 40 triệu bạc có là bao, chỉ bằng 80 ngày thu nhập của Ðại Thế Giới.



Khó mua Bảy Viễn nên Diệm đã đi nước cờ cao: mời Cao Ðài đưa hai đại biểu vào chính phủ. Hòa Hảo cũng được hai ghế trong nội các Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Nhưng bốn ghế bộ trưởng này chỉ hữu danh vô thực vì tất cả quyền hành đều nằm trong gia đình nhà Ngô. Dù vậy, khi tỏ lòng ưu ái với Cao Ðài, Hòa Hảo, Diệm muốn mọi người thấy nhà Ngô đã cô lập Bình Xuyên của Bảy Viễn.



Nghe lời quân sư Lansdale, cuối tháng 12. 1954 Diệm bất đắc dĩ mời Bảy Viễn vô dinh Ðộc Lập. Bộ tham mưu Bình Xuyên lo ngại đây là bẫy rập Diệm giăng bắt chủ soái của mình, nhưng Bảy Viễn cương quyết gặp Diệm:



- Người ta mời mà mình không tới là mình nhát. Huống chi sau lưng Bình Xuyên còn có tướng Paul ély, Tổng tư lệnh kiêm Cao ủy Pháp ở Ðông Dương.



Thế là Bảy Viễn lên xe tới dinh Ðộc Lập.



Năm Tài lập tức điện cho Trung tá Savani biết để báo cho tướng Ély can thiệp trong trường hợp Diệm bắt cóc Bảy Viễn giữ luôn trong dinh.



Tới nơi, Bảy Viễn thấy rõ không khí thù địch. Bọn sĩ quan phòng vệ Phủ thủ tướng võ trang tận răng, nhìn lãnh tụ Bình Xuyên như muốn nhảy tới cắn cổ.



Bảy Viễn cười ngạo nghễ tỏ vẻ rằng "tao đã vô đây là tao coi bây như thảo".



Khi gặp Diệm, Bảy Viễn nói:



- Thủ tướng mời tôi đến ắt là có vấn đề quan trọng?



Diệm:



- Hiệp đinh Genève chia hai đất nước. Miền Bắc rơi vào tay Cộng sản, chúng ta chớ để Cộng sản nuốt nốt miền Nam này. Muốn diệt cộng, phải đoàn kết giáo phái. Hai đạo Cao Ðài và Hòa Hảo đã chịu đưa quân về tăng cường quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Còn Bình Xuyên của ngài thì sao?



Bảy Viễn ôn tồn nói:



- Ðấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc từ lâu là mục đích của quân đội Bình Xuyên chúng tôi. Riêng Việt Minh chống như quân Pháp được. Chúng tôi có lối đánh riêng, thích ứng với thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nay Thủ tướng đề nghị sáp nhập với quân đội Cộng hòa, tôi e rằng bộ đội Bình Xuyên sẽ chiến đấu không hữu hiệu như trước. Chi bằng Thủ tướng cứ làm như người Pháp.



Diệm không phải là nhà ngoại giao nên nghe Bảy viễn nói "trớt huơ" thì đâm bực.



Cuộc hội kiến kết thúc nhanh chóng, không đi tới đâu.



Không đầy 30 phút, Bảy Viễn rời dinh Ðộc Lập.



Không chịu thua cuộc, 20 ngày sau, Diệm nhờ tướng O'Daniel tới Tổng hành dinh Bảy Viễn thuyết phục lần nữa. Lần này thì tình hình đã đổi khác. Mặt trận Quốc gia Thống Nhất đã làm áp lực mạnh, bốn bộ trưởng Cao Ðài, Hòa Hảo đã từ chức yêu cầu Diệm phải thay đổi nội các chính phủ quá nặng về gia đình trị. Báo chí Sài Gòn gọi đây là tối hậu thư mà giáo phái buộc Diệm phải cải tổ bộ máy hành chính trong vòng năm ngày.



Ngô Ðình Nhu lập tức tổ chức phong trào Công chức Cách mạng Quốc gia làm hậu thuẫn cho chính phủ đồng thời vận động Mỹ tăng tiền viện trợ để hoạt động.



Ðầu năm 1955, Diệm đánh một đòn chí tử vào Bình Xuyên: ra lệnh đóng cửa giải trí trường Ðại thế giới. "Bầu sửa" gần như vô tận của Bảy Viễn và cũng là của Bảo Ðại đột ngột tác nghẽn.



Lập tức Bảy Viễn bay qua Pháp gặp Bảo Ðại tính kế đối phó.



Ðồ dốt mà họp cả ngày



Những cuộc thì thầm to nhỏ giữa Bảy Viễn với chính khách Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng càng làm hai anh em họ Lai điên tiết. Từ khi chạy ra Rừng Sác, Bảy Viễn không hỏi ý kiến chúng nữa mà cứ thì thầm bàn tính với đám chính khách xôi thịt. Kể cũng đúng thôi: hai anh em chúng là người của Pháp, mà bây giờ thì Pháp đã "sọc dưa", không giúp gì cho Bình Xuyên, Bảy viễn phải cầu cứu nơi khác. Khi biết Bảy Viễn cầu cứu Việt Minh, hai tên tay sai Phòng Nhì điên tiết lên. Không dám cự Bảy Viễn, Nam Tài chĩa mũi nhọn Bảy Môn:



- Các anh tính sao mà đưa tiểu đoàn 3 lên rừng? Các anh tính liên minh với Việt Minh à? Các anh quên chúng ta suýt chết vì Việt Minh Cộng sản mấy năm trước sao?



Bảy Môn quật lại:



- Anh lấy tư cách gì can thiệp vào việc chỉ huy của tôi? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 đành khoanh tay chịu chết trong vòng vây như các anh? Tôi phải mở đường máu về Phú Mỹ để sau đó đưa hết lực lượng Bình Xuyên thoát vây, dù cho anh có chống đối. Tôi đã được sự đồng tình của anh Bảy.



Năm Tài chạy tìm Bảy Viễn hỏi.



Bảy Viễn xác nhận:



- Tôi cho phép Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 xé rừng lên Phú Mỹ. Phái tìm cách phá vây. Pháp không giúp gì được ta thì ta phải tự cứu lấy ta.



Năm Tài lo sợ:



- Nhưng ông Bảy quên Việt Minh đã cố tình hãm hại chúng ta trước đây sao?



Bảy Viễn cười:



- Làm sao ta quên được. Nhưng mỗi thời một khác. Giờ đây thằng Diệm đang quơ dao kề cổ chúng ta, mà Việt Minh cho người tới đưa chúng ta ra khỏi vòng vây, ngu sao không chộp lấy! Còn chuyện đối xử với nhau sau này như thế nào thì hồi sau phân giải.



Lý của Bảy Viễn vững lắm, nhưng hai tên Phòng Nhì lo sợ vì chúng dư biết bản án tử hình dành cho bọn Việt gian bán mình cho thực dân Pháp của chúng hãy còn trong hồ sơ các đội công an xung phong từng diệt tên Cò Bazin.



Trong khi Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 cắt đường rừng lên Phú Mỹ thì Trung tá Chiêu, chỉ huy khu vực Biên Hòa chận đánh dữ dội, nhưng tiểu đoàn 3 tướng quen chiến địa Bàu Bông, Vũng Gấm, xã Phước An, Long Thành nên chống cự mãnh liệt. Ðánh không thắng, địch quay sang dụ hàng. Trung tá Chiêu cho người tiếp cận Bảy Môn đưa thư của Ðại tá Dương Văn Minh - vừa được phong Thiếu tướng thưởng công đẩy lùi Bình Xuyên ra Rừng Sác - đề nghị Bảy Môn về với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, tài sản được hoàn trả và được vinh thăng Thiếu tướng như Trịnh Minh Thế.



Dương Văn Minh đã sai lầm lớn khi nhắc tới Thiếu tướng Trịnh Minh Thế vì ai cũng biết Thế bán mình cho Mỹ với giá hai triệu đô, nhưng chưa xài được đồng bạc nào thì chết bất đắc kỳ tử. Xe trước gãy, xe sau phải tránh.



Bảy Môn trả lời sứ giả:



- Tôi chỉ là một con cờ, tướng ra lệnh đánh là đánh. Các ông đừng lui tới đề nghị chi cho mất công.



Không mua được Bảy Môn, tướng Minh tập trung quân lực đánh tới tấp khiến Tiểu đoàn 3 phải rút xuống bưng.



Diệm phạm một sai lầm lớn là nôn nóng dẹp giáo phái. Chưa diệt xong Bình Xuyên, Diệm đã bắt tay diệt Cao Ðài và Hòa Hảo. Ngày 25. 5. 1955, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu hướng về miền Tây dẹp giáo phái Hòa Hảo. Thiếu tướng Dương Văn Minh được Diệm tín nhiệm giao chức tư lệnh. Lần này lực lượng tham chiến lên tới 50 tiểu đoàn.



Chiến dịch kéo dài hai tháng nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Ðánh Hòa Hảo khó hơn đánh Bình Xuyên. Trước nhất quân đội Hòa Hảo của Năm Lửa (Trần Văn Soái) và Ba Cụt (Lê Quang Vinh) đông gấp mười quân số Bình Xuyên.



Thứ hai, chiến trường miền Tây rộng mênh mông, không như Rừng Sác. Thứ ba, đồng bào Hòa Hảo nuôi nấng, bao che quân đội Hòa Hảo. Do đó quân Mỹ - Diệm sa lầy ở miền Tây.



Một sự kiện bất ngờ: Thái Hoàng Minh bỗng dưng bỏ Sài Gòn chạy vô Rừng Sác xin Bảy Viễn tha tội. Bảy viễn thương tình cháu vợ nên bỏ qua, nhưng binh sĩ Bình Xuyên không tha kẻ đã theo địch đâm sau lưng mình. Chính vì Thái Hoàng Minh bợ bạc của Mỹ mà không phá cầu Nhị Thiên Ðường để quân Nùng đánh qua Chánh Hưng, gây



khó khăn cho quân trấn thủ hành dinh ở dạ cầu Chữ Y. Quan tha nhưng ma bắt. Thái Hoàng Minh bị ám sát, thây thả trôi sông. Vảy là rồi đời một tên phản bội.



Dù Mỹ - Diệm lo ăn thua đủ với Hòa Hảo ở miền Tây, tình hình có hơi dễ thở nơi Rừng Sác, nhưng ai cũng biết số phận của mình. Như cá trong đăng, muốn bắt lúc nào cũng được.



Bảy Viễn càng bỏ nhiều thì giờ tham khảo các cố vấn Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng.



Năm Tài còn lạ gì các tay cơ hội, nắng phía nào, che phía ấy. Sợ các cha này xúi Bảy Viễn chạy theo Việt Minh, Năm Tài bực lắm cứ chửi thầm:



- Ðồ dốt mà cứ họp cả ngày.



Ðám thân tín không ưa hai anh em họ Lại nên mật báo "ông Năm nói xấu ông Bảy".



Ðang buồn bực lại nghe tay tâm phúc nói xấu, Bảy Viễn nổi giận, sai quân tóm cổ Năm Tài.



Năm Tài mặt cắt không còn hột máu, quỳ xuống lạy Bảy Viễn như tế sao.



Tư Sang thấy em chết như chơi, lật đật quỳ xuống xin cho em.



Bảy Viễn thấy hai anh em họ Lai xuống nước, khoát tay cho lui, quở nhẹ nhàng.



- Tha chết cho tụi bây đó. Nhớ đừng có làm tàng chê thiên hạ chung quanh dốt mà có ngày chết không toàn thây.






Bảy Viễn chạy sang Pháp



Nhân lúc quân đội Ngô Ðình Diệm lo tảo thanh Hòa Hảo ở miền Tây, Tư Thước bàn với Bảy Môn xé rừng phá vây lần nữa.



Bảy Môn đồng ý ngay. Anh bàn với Mười Lực:



- Hai anh em mình lâu nay sống chết có nhau lúc đi giang hồ cũng như đi kháng chiến. Nay tôi đưa tiểu đoàn 3 đi trước, nếu suôn sẻ sẽ cho liên lạc rước anh sau.



Mười Lực dặn dò:



- Cẩn thận nghe! Ðừng cho hai thằng Tài - Sang biết. Tụi nó đã đánh hơi nên mấy ngày nay cứ canh tao riết. Chúc mày thành công. Tao chờ mày ngày đêm.



Nhờ Tư Thước là tay sáng rừng nên tiểu đoàn 3 mở đường rừng về tới Phú Mỹ mà không đụng phải quân của Diệm. Công việc đầu tiên của Bảy Môn là cho hên lạc tức tốc trở vô rừng rước tiểu đoàn của Mười Lực lên miền Ðông. Rủi thay, địch đã biết lộ trình phá vây của Bảy Môn nên canh gác kỹ, đồng thời pháo kích ác liệt nơi Bình Xuyên đóng quân.



Lúc Bảy Viễn tha chết hai anh em Tài - Sang, nhiều người chê Bảy Viễn không kiên quyết loại trừ hai con rắn độc, nhưng Bảy Viễn chỉ cười.



Chưa phải lúc giũ sổ hai tên Phòng Nhì. Chúng còn có thể giúp Bảy Viễn thoát nguy bằng cách liên lạc với Trung tá Savani tìm cách nhờ nhà binh Pháp can thiệp vào giờ chót.



Bảy Viễn tính đúng.



Ðúng vào lúc quân Diệm siết vòng vây toan bắt sống tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên thì máy truyền tin của Năm Tài reo lên.



Tiếng Savani ra lệnh thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng theo người của ta cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do



lính Pháp xây trước đây. Tư Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu.



Pháp đưa ba tên tay sai quan trọng sang Lào bằng phi cơ nhà binh và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.



Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới thủ đô paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ các lực lượng giáo phái chống Diệm.



Vậy là cuộc chống trả bạo chúa nhà Ngô của Bảy Viễn kéo dài trên nửa năm, kể từ ngày 28.4 đến 7.11.1955.



Các chính khách quốc tế đánh giá Bảy Viễn cao hơn các chính khách salon và hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo - đa số thay đổi lập trường vì đồng đô la của CIA còn Bảy Viễn vẫn một lòng trung thành với quan thầy cũ là Pháp. Chính vì vậy Chính phủ Pháp, dù Thủ tướng thuộc chính đảng nào cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bảy Viễn, cũng như cựu hoàng Bảo Ðại, là những "người bạn tốt của nước Pháp".



Nhưng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, lại phải nhờ quan thầy Pháp. Sau cùng thì ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Nhưng việc con trai là Thiếu tá Lê Pau bị kẹt trong vòng vây bị Diệm bắt làm Bảy Viễn ăn ngủ không ngon. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị hốt, sau đó đưa ra tòa, lãnh án ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị Ngô Ðình Nhu tách ra giam riêng trong Phú Lâm. Vì sao Nhu tách Lê Paul ra? Sau này Bảy Viễn mới được ký giả Hilaire Du Berrier cho biết. Trận đánh quyết liệt trong giai đoạn chót từ ngày 20.9 tới 12.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đêu bị bắt sống. Khi chiếm tổng hành dinh Bảy Viễn tại Chánh Hưng, tiểu đội của Trung úy Nguyễn Văn Tâm tình cờ phát hiện một kho bạc. Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Bọn lính dù tha hồ nhét đầy vào áo choàng nhà binh. Trung úy Nguyễn Văn Tâm cố nhiên chiếm phần nhiều nhất. Ông ta còn xí phần cặp ngà voi dài trên thước rưỡi dâng cho Thủ tướng Diệm. Sau chiến công này, Tâm được vinh thăng Ðại úy, đề bạt quận trưởng Hốc Môn.



Ngô Ðình Nhu tịch thu tất cả tài sản mà Bảy Viễn gửi ngân hàng, Nhu tin rằng Bảy Viễn còn nhiều kho tàng cất giấu đâu đó nên dùng Lê Paul làm con tin buột Bảy Viễn phải nhả ra để chuộc tính mạng con mình. Nặng tình cốt nhục



Bảy Viễn cho Nhu biết tất cả tiền gửi nhà băng Bảy Viễn giao hết cho nhà Ngô để xin lại Lê Paul.



Nhưng Nhu quá tham cho rằng tiền trong nhà băng tất nhiên thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Chuộc Lê Paul phải là số tiền Bảy Viễn khôn giấu đâu đó trong nước - thật ra thì không có kho tàng nào. Thế là số phận người con trai 27 tuổi của Bảy Viễn đã được Ngô Ðình Nhu giải quyết theo luật giang hồ: ngày 14.4.1956, xe cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh, giữa đường xô xuống bắn chết.



Sự đời như một giấc mơ



Là một tay hiếu động quen lao vào làn tên mũi đạn, Bảy Viễn không phịu nổi kiếp sống nhàn hạ của một kẻ mà giới chính trị Pháp gọi là "hàng tồn kho" - nhân vật được nuôi dưỡng chu đáo chờ khi hữu sự đem ra sơn phết để dùng. Cứ ăn không ngồi rồi, Bảy Viễn ngẫm nghĩ và thấy số phận của mình cũng hao hao giống Cựu hoàng Bảo Ðại mà



mình đã kết nghĩa anh em. Cả hai đều là "hàng tồn kho", chỉ khác một điểm: Bảo Ðại thì quá chán cảnh múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị còn Bảy Viễn vẫn còn hăng tiết vịt.



Trong thời gian lưu vong, Bảy Viễn chỉ khoái ngồi quán cà phê vỉa hè Paris đọc báo, theo dõi tình hình Sài Gòn. Ðược biết toàn bộ tham mưu của mình đều bị bắt sống đày Côn Ðảo, Bảy Viễn nhớ thời oanh liệt mấy chục năm về trước, ở tù mà còn kết bạn với vợ mã tà 76 để cô nàng làm tham mưu cho những chuyến vượt ngục đánh bạc với đại dương và bão tố. Anh em giang hồ ra đảo là chuyện bình thường, chỉ thương các cha chính khách sa lon Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng...



Thấm thoát mấy năm trôi qua. Nhà Ngô bạo phát bạo tàn, làm cha thiên hạ chỉ có chín năm - từ 1954 đến 1963 - thì bị đảo chính, Diệm và Nhu chết trong thiết vận xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Sài Gòn, còn cậu em út Ngô Ðình Cẩn thì bị Nguyễn Khánh xử tử.



Bảy Viễn thấy sự đời như một giấc mơ, vinh đó rồi nhục đó. Có ai vênh vang bằng Ngô chí sĩ, từ Thủ tướng lên Tổng thống, hạ bệ Quốc trưởng Bảo Ðại nhờ quan thầy Mỹ đứng sau giật dây.



Nhưng éo le thay, cũng chính quan thầy Mỹ đứng sau giật dây cho đám tướng tá phản lại nhà Ngô.



Càng nghĩ, Bảy Viễn tin số mình đỏ. Ðáng lẽ chết về tay nhà Ngô, nhưng vào giờ chót quan thầy Pháp kịp thời ra tay cứu mạng.




Ðang ngáp dài ngáp ngắn nơi quán cà phê thì một tin làm Bảy Viễn tỉnh như sáo: Mỹ thay đổi chiến lược tại Việt Nam với chính thể quân nhân cầm quyền. Trước đây, dưới thời nhà Ngô, Mỹ chủ trương diệt giáo phái, nắm độc quyền cai trị nhưng đã thất bại. Bây giờ Mỹ quay 180 độ, o bế giáo phái để cùng hợp lực chống Cộng. Theo một số tù Côn Ðảo được phóng thích trong đó có anh em Bình Xuyên thì Trần Văn Ân đã dụ các sĩ quan Bình Xuyên tham gia lập lại quân đội Bình Xuyên để giúp chính phủ quân nhân chống cộng.



Hay tin này, Bảy Viễn mừng quýnh. Suy nghĩ mấy ngày, Bảy Viễn viết thư cho Tổng thống Mỹ Johnson hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn và con đường 15 nối Sài Gòn - Vũng Tàu như trước đây. Viết xong, hy vọng sẽ được trả lời niềm nở. Nhưng hoài công.



Thấy chồng cứ đi tới đi lui và thở dài, bà Hoa nói:



- Năm 1960, ông đã viết thư cho Tổng thống Eisenhower một lần rồi, người ta có trả lời vốn gì cho ông đâu! Bây giờ lại viết cho Tổng thống Johnson, xin ông chớ hy vọng mà uổng công...



Bảy Viễn bực mình gắt:



- Sao bà biết người ta không trả lời cho tôi?



Bà Hoa ôn tồn nói:



- Mỹ phải tham khảo đám tướng tá tay sai của chúng trước khi trả lời thư ông. Mà Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ là những người đã phò Ngô Ðình Diệm đánh Bình Xuyên của ông, làm sao chống lại dám để Mỹ đưa ông về? ông thấy chưa? Mà dù ông có về thì đâu còn ai giúp ông đánh Việt Minh. Các anh Mười Lực, Năm Chẳng sau bao nhiêu năm lưu đày ngoài Côn Ðảo đã mệt mỏi lắm rồi, Trần Văn Ân mời lập lại bộ đội Bình Xuyên mà họ có nhận cộng tác đâu. Theo tôi nghĩ, họ sáng suốt hơn ông. Con người chỉ có một thời, cái thời đã qua rồi, khó mà trở lại. Ông còn nhớ anh Mười Trí không?



- Mười Trí thì sao?



Mười Trí sáng suốt hơn ông. Nếu hồi đó ông nghe lời anh Mười thì đâu có thân bại danh liệt như ngày nay.



Từ đó Bảy Viễn sống trong sự ray rứt, hối hận, tiếc thời gian sống trong Rừng Sác, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Việt Minh kiên cường bất khuất, tiếc không gặp may như Bảy Môn đã đưa tiểu đoàn 3 lên miền Ðông. Nếu chuyến đó đi trót lọt thì cuộc đời của Bảy Viễn sẽ khác ngày nay. Ôi! chỉ một phút... mà cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác!



Năm 1970, Bảy Viễn chết già tại thủ đô Paris, chẳng ai đoái hoài. Tuy nhiên, thân thế và cuộc đời ông được nhiều nhà báo quốc tế ghi chép.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét