Nhiệm vụ kerry với đường lối của liên bang sô
viết trong cuộc chiến việt nam; vai trò kerry trong nhóm cựu chiến binh phản
chiến mỹ; đi ba-lê gặp nguyễn thị bình và xuân thủy làm gì? kerry và nhóm cựu
chiến binh phản chiến mỹ đóng góp gì trong công tác hạ uy thế của mỹ trong cuộc
chiến tranh việt nam, đặc biệt là vai trò kerry qua cuộc biểu tình phản kháng lớn
tại hoa thịnh đốn vào tháng 4, 1971 và qua buổi điều trần ngày 22 tháng 4, 1971
trước ủy ban fulbright, thượng viện hoa kỳ? nhóm cựu chiến binh phản chiến mỹ
đi hà nội với mục đích gì và bị hà nội lừa và hướng dẫn vào công tác thực hiện
mục tiêu của hà nội tại mặt trận hoa kỳ: mỹ phải chấm dứt chiến tranh tại việt
nam vì là một cuộc chiến tranh vô đạo đức kerry đi thương thuyết với kẻ thù có
vi phạm tội hình sự được qui định trong điều 18 bộ luật usc, chương 935 hay điều
iii chương 3 hiến pháp hoa kỳ? v.v… Các câu
hỏi đó được tiết lộ qua 20,000 trang tài liệu Mật của FBI chiếu theo một người
thuộc phe ủng hộ Kerry trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2004 đòi hỏi phải
công khai hóa theo đạo luật tự do thông tin.
LỜI
MINH XÁC
San Jose,
ngày 30-9-2004.
Kính
thưa quí đồng hương,
Chúng
tôi vừa nhận được thư đề ngày 24 tháng 9 năm 2004 từ nhà xuất bản Regnery
Publishing, Inc. chính thức cho phép Hội Văn Hoá Việt được phổ biến trên các
báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ bản dịch Việt ngữ: Chương 7 của cuốn sách “Unfit For
Command” (Bất Xứng Để Chỉ Huy).
Mục
đích việc phổ biến Chương 7 này với tiêu đề: “Meeting with the Enemy”
(Tiếp
Xúc với Kẻ Thù) là cung cấp cho quí đồng hương, đặc biệt giới trẻ người Việt những
dữ kiện lịch sử trung thực liên quan đến quá khứ và hiện tại của dân tộc Việt
Nam một cách khách quan. Phần nhận định về tài liệu, chúng tôi dành cho quí độc
giả.
Trân
trọng,
Hội
Văn Hóa Việt
Những
chi tiết liên hệ được trình bày trong Chương VII: TIẾP XÚC VỚI KẺ THÙ của cuốn
sách có nhan đề là “Bất Xứng Trong Vai Trò Chỉ Huy” (Unfit For Command). Tác giả
là cựu chiến binh Việt Nam, cùng phục vụ trên chiếc Giang Thuyền Cao Tốc với
John Kerry. Đó là John E. O’Neill và Tiến sĩ Jerome R. Corsi do nhà xuất bản
Regnery Publishing, Washington D.C. ấn hành năm 2004. Dịch giả là GS. Nguyễn
Văn Canh, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam.
“BẤT XỨNG
TRONG VAI TRÒ CHỈ HUY”
Tổ Chức
Cựu Chiến Binh trên Giang Thuyền Cao Tốc Lên Tiếng Chống Kerry của John E.
O’Neil & Jerome R. Corsi, nhà xuất bản Regnery Publishing, Inc. 2004.
Translation
of Chapter VII:
“Meeting
with the Enemy”
from
the book
UNFIT
FOR COMMAND
by
John E. O’Neill and
Jerome
R. Corsi, Ph.D., Copyright©2004.
Published
by Regnery Publishing, Inc. All rights reserved. Reprinted by special
permission of Regnery Publishing Inc., Washington, D.C.
CHƯƠNG
VII:
TIẾP
XÚC VỚI KẺ THÙ
“Có một
sự kiện là trong toàn thể cuộc chiến,
chúng
ta không hề thua một trận lớn nào.
Chúng
ta thua cuộc chiến tại Mỹ, và chính tại Mỹ này,
John
Kerry là tư lệnh chiến trường.”
Đó là
lời tuyên bố của ROBERT ELDER, Swift Boat Veterans
for
Truth Press Conference (Tổ chức Cựu Chiến Binh
Giang
Thuyền vì Sự Thật tại cuộc họp báo)
ngày 4
tháng 5, 2004 tại Washington, D.C.
Ion
Mihai Pacepa, sĩ quan tình báo cao cấp nhất của cộng sản Liên-Sô đào thoát sang
Tây phương đã nói vào tháng 6-2004 về công tác tình báo của KGB mà ông ta tin rằng
là nguồn gốc xuất phát ra luận cứ tội phạm và các tội ác chiến tranh. Đó là tâm
điểm bản điều trần của John Kerry trước Ủy Ban Fulbright, Thượng Viện Hoa Kỳ
vào năm 1971.
Đối với
Pacepa, trường hợp này thật là rõ ràng. Các cáo giác về tội phạm chiến tranh ở
Việt Nam của John Kerry vào năm 1971 đối với ông ta “như là đường lối đầu độc
tin tức mà cộng sản Liên-Sô đã reo rắc trên khắp thế giới suốt trong thời kỳ
chiến tranh Việt Nam”. Mục tiêu ưu tiên của tổ chức tình báo KGB là làm hạ uy
tín của Mỹ tại Việt Nam. Để đạt mục đích này, KGB đã bỏ ra hàng triệu Mỹ kim để
tạo ra “cùng một lời đả kích đầy hận thù mà Kerry nhắc đi nhắc lại, hầư như
nguyên văn từng chữ, cho Quốc Hội Mỹ, và cấy vào óc của các phong trào tả phái
tại khắp nơi ở Âu Châu.”
Theo
Pacepa, Yuri Andropov, Chủ tịch vào thời đó của Tổ chức KGB ra lệnh cho Romesh
Chandra, chủ tịch của Tổ Chức Hoà Bình Thế Giới do KGB tài trợ lập ra Hội Nghị
Stockholm về Việt Nam là một tổ quốc tế thường trực “để hỗ trợ và điều khiển
các công tác giúp người Mỹ trốn quân dịch hay đào ngũ, là mất nhuệ khí quân đội
Mỹ bằng các tuyên truyền chống Mỹ, điều khiển các cuộc phản kháng, biểu tình; tẩy
chay và trừng phạt những ai có liên hệ với chiến tranh ấy”. Đảng Cộng Sản tài
trợ cho Tổ Chức Hoà Bình Thế Giới lên tới chừng 50 triệu Mỹ kim một năm vào lúc
đó, theo Pacepa thì Hội Nghị Stockholm về Việt Nam được cấp cho 15 triệu khác.
Trong 5 năm hoạt động Hội Nghị Stockholm về Việt Nam tạo ra hàng chục ngàn “tài
liệu in bằng nhiều ngôn ngữ của Tây phương mô tả ‘các tội ác ghê tởm’ mà quân
nhân Mỹ phạm phải đối với thường dân Việt Nam, cùng với hình ảnh giả mạo.” Ban
Đầu Độc Tin Tức của tổ chức tình báo cộng sản Liên-Sô là KGB đã làm ra các tài
liệu này, và nhân viên KGB ở Âu Châu và Mỹ Châu in ấn và phân phát hàng trăm
ngàn bản tài liệu ấy.
Dù
Kerry có biết hay không về việc này, bản điều trần của Kerry trước Ủy Ban
Fulbright đã lặp lại những câu và tài liệu nằm trong đường lối của Đảng Cộng Sản.
Pacepa không tỏ ra nghi ngờ về lời kết luận “Đối với tôi, KGB là cha đẻ của
Phong Trào Phản Chiến ở Mỹ”.
CỰU
CHIẾN BINH VIỆT NAM PHẢN CHIẾN
Vào
tháng 11 năm 1970, Al Hubbard xuất hiện như là một lãnh tụ nổi bật trên bình diện
quốc gia của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến. Hubbard tự nhận là có liên hệ
chặt chẽ với tổ chức Black Panthers (Báo Đen). Người ta biết rất ít tới sự liên
hệ của y với Liên Minh Nhân Dân cho Hoà Bình và Công Lý, một tổ chức phản chiến
bạo động có liên hệ rất chặt với Cộng sản. Nhân vật nồng cốt lập ra Liên Minh
Nhân Dân cho Hoà Bình và Công Lý là nhóm người Trotskyite cực đoan. Những người
này xuất phát từ Đảng Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa và Đảng này lần đầu tiên xuất
hiện trong Phong Trào Động Viên Toàn Quốc Để Chấm Dứt Chiến Tranh Việt Nam vào
năm 1969.
Al
Hubbard cũng lại là một cựu chiến binh khác đã nói dối về phục vụ tại Việt Nam.
Y quảng cáo là Đại Úy Không Quân có huy chương, bị thương vì một mảnh đạn ở
xương sống khi lái máy bay vận tải vào Đà Nẵng năm 1966. Câu chuyện của y bị
phát giác khi đài truyền hình NBC nhận được một nguồn tin về vụ này, và Hubbard
đã phải thú nhận trên Chương trình Today Show rằng thời gian ở Việt Nam y thực
sự chỉ là một Trung sĩ, không phải là phi công hay Đại úy.
Thoạt
tiên, John Kerry bênh bạn của mình, biện hộ rằng lời nói dối của Hubbard có thể
thông cảm được. Kerry nói rằng Hubbard nói dối là vì anh ta cảm thấy cấp bực
cao là quan trọng để lãnh đạo nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến. Tuy nhiên chỉ
vài ngày sau, vụ nói dối này bị bại lộ hoàn toàn. Bộ Quốc Phòng ra một bản tin
nói rằng vào lúc Hubbard được giải ngũ khỏi Không Quân vào tháng 10, 1966, anh
ta phục vụ như là một kỹ sư huấn luyện viên trên máy bay C-123 với Đệ Thất
Không Đoàn Vận Tải, đồn trú tại căn cứ McChord ở Tacoma, tiểu bang Washington.
Bộ Quốc Phòng báo cáo rằng “Không có tài liệu trong hồ sơ nào về việc y phục vụ
tại Việt Nam, nhưng vì y là một toán viên trong phi hành đoàn, y có thể vào Việt
Nam trong một thời gian ngắn trong các công tác bốc rỡ hàng hoá, hoặc vào để
cho phi hành đoàn được nghỉ. Cấp bậc cao nhất của y là Trung Sĩ Tham Mưu.E-5.”
Hơn thế nữa, Hubbard không được một Chiến Thương Bội Tinh hoặc huy chương phục
vụ tại VN nào và Không Quân không thấy có hồ sơ về việc anh ta đã từng ở Việt
Nam, dù có thể là anh ta đến đó trong công tác vận tải. Thật ra, vết thương của
Hubbard là do tai nạn thể thao gây ra - một vết thương do chơi bóng rổ vào năm
1956 và chơi đá bóng vào năm 1961.
John
Kery đã xuất hiện bên cạnh Al Hubbard trên Chương trình Meet the Press của Đài
NBC vào ngày 18 tháng 4, 1971. Y cũng cùng đứng trên diễn đàn với Hubbard trong
cuộc biểu tình phản kháng Dewey Canyon III của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến
ở Hoa thịnh Đốn. Vì có cuộc biểu tình này mới có buổi điều trần của Ủy Ban
Fulbright. Vào tháng 6, 1971 khi mà vụ gian lận của Hubbard trở thành quá rõ rệt,
Kerry rất bối rối, nhưng y tiếp tục đại diện cho nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến
với tư cách là phát ngôn viên trên bình diện quốc gia, và Hubbard tiếp tục đại
diện cho nhóm này với tư cách Giám đốc chấp hành và là người lãnh đạo tòan quốc.
KERRY Ở
BA-LÊ
Vào
tháng 6, 1971, Lê đức Thọ đến Ba-lê gia nhập Phái Đoàn Cộng Sản Bắc Việt về hoà
đàm. Việc này đánh dấu sự thay đổi về phương sách của CS trong việc phát huy mục
tiêu của họ bằng đường lối thương thuyết. Cùng với Hồ chí Minh, Thọ là một
trong những người sáng lập đầu tiên ra Đảng Cộng Sản Đông Dương, và cũng là một
trong những chiến lược gia của CS Bắc Việt.
Y đến
để gia nhập với một ‘đồng chí’, bà Nguyễn thị Bình, một ủy viên Ban Chấp Hành
Trung Ương của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào lúc đó là Bộ Trưởng Ngoại Giao
của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam VN. Công cụ quân sự của Chính phủ này
được nhiều người gọi là Việt Cộng, và bà Bình được coi là Đại Diện của phái
đoàn VC ở Bàn Hội Nghị Ba-lê.
Ngày 1
tháng 7, 1971, chỉ trong vài ngày sau khi Lê đức Thọ tới, bà Bình đưa ra đề nghị
7 điểm để chấm dứt chiến tranh VN. Trung tâm điểm của kế hoạch này là một điều
khoản được khôn khéo lồng vào bản đề nghị ấn định ngày trao trả tù binh Mỹ để đổi
lấy việc Hoa Kỳ ấn định đơn phương rút hết quân đội khỏi Việt Nam. Nói cách
khác, Mỹ chỉ có thể có được Tù binh trở về nếu chúng ta đồng ý rằng chúng ta
thua trận, rồi đầu hàng và rồi ấn định ngày rút quân. Chừng một năm trước đó, một
cặp vợ chồng Mỹ trẻ cũng đến Ba-lê, coi như là đi tuần trăng mật: John Kerry, một
cựu chiến binh hải quân trẻ, mày râu nhẵn nhụi, có người vợ mới cưới là Julia
Thorne, dòng dõi George Washington. Nhưng thực tế vụ tuần trăng mật không phải
là lý do duy nhất cho John Kerry đến Ba-lê. Chiến dịch vận động tranh cử Tổng
thống của Kerry nay thú nhận rằng ông ta có “nói chuyện riêng với đại diện hàng
đầu của VC” ở đó.
Trong
nhiều thập niên qua, việc tiếp xúc này chỉ là tin đồn. Tin đồn này bắt nguồn từ
ở một lời bình luận ít người biết đến của Kerry trong một đoạn dưới hình thức
câu “hỏi-và-trả lời” trong buổi điều trần trước Ủy Ban Fulbright, Quốc Hội Hoa
Kỳ vào ngày 22 tháng 4, 1971: “Tôi đã đến Ba-lê. Tôi đã nói chuyện với cả hai
phái đoàn ở Hội Nghị hoà bình, nghĩa là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Chính Phủ
Cách Mạng Lâm Thời).” [Lời tòa soạn: phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam, con đẻ của CS Hà Nội].
Vào
ngày 25 tháng 3, 2004, Michael Kranish của tờ Boston Globe báo cáo rằng Michael
Meehan, phát ngôn viên cho Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Kerry, đã thú nhận
John Kerry đã đi sang Ba-lê sau lễ cưới vào tháng 5, 1970 và trong chuyến đi đó
với bà vợ của ông ta, ông ta đã có họp ngắn ngủi với bà Bình, một cuộc họp gồm
cả thành viên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Bắc Việt) và Chính phủ Cách Mạng
Lâm Thời (Việt Cộng). Meehan nhấn mạnh rằng Kerry không đi Ba-lê với ý định gặp
các phái đoàn Cộng Sản ở Hoà Đàm Ba-lê và rằng ông ta không tham dự vào các cuộc
thương thuyết. Kerry nhấn mạnh rằng cuộc họp đó chỉ hoàn toàn có mục đích “tìm
kiếm sự kiện”.
Ngày
22 tháng 7, 1971, Kerry mở một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Đốn. Nhân danh nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến, Kerry công khai kêu gọi Tổng Thống Nixon chấp nhận kế
hoạch 7 điểm của bà Bình (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam).
Đề nghị
của bà Bình được sắp đặt để gửi đi một thông điệp đầy cảm xúc cho mặt trận quốc
nội của Mỹ - rằng cản trở duy nhất để mang các tù binh về là Mỹ không muốn ấn định
ngày rút quân, dù rằng sự đề nghị rút quân đó đưa tới sự bại trận. Đề nghị của
VC thách thức trực tiếp vói đề nghị của VNCH về ấn định nhật kỳ hưu chiến và cử
tự do để thống nhất đất nước. Chính phủ Cách mạng lâm thời và VC rõ ràng đồng ý
với Thủ tướng Trung Cộng Chu ân Lai rằng lực lượng của Mỹ phải hoàn toàn rút khỏi
Việt Nam là điều kiện tiên quyết duy nhất có thể thương lượng.
Như tờ
New York Times ghi nhận khi tường thuật về cuộc họp báo, John Kerry nói rằng TT.
Nixon từ chối ấn định thời khoá biểu rút quân vì Bắc Việt không cam kết thả tù
binh. Kerry biện luận rằng bây giờ Cộng sản Việt Nam hứa ấn định thời khoá biểu
thả tù binh, thì Nixon không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ ấn định ngày rút
quân đội Mỹ về. Kerry bỏ qua không nói tới một điều kiện mà TT. Nixon coi là
quan trọng, rằng Mỹ có chính nghĩa và rằng quyền lợi về tự do (cho Miền Nam VN)
phải được thoả mãn bằng cách ngăn cản sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản ở Đông
Nam Á. Theo quan điểm của TT. Nixon, Hoa kỳ chiến đấu không để bỏ rơi đồng minh
của chúng ta vào tay Cộng sản, nhưng mà để bảo vệ quyền tự quyết của Miền Nam
VN.
Ngày
nay, ứng viên Tổng thống John Kerry có lẽ muốn chúng ta tin rằng mục tiêu duy
nhất của hoạt động phản chiến của y lúc đó là chống đối một cách can đảm một cuộc
chiến tranh mà y biết rằng không biện minh được. Tất cả mọi điều mà y muốn làm
là chấm dứt một cuộc chiến tranh ở nơi đó chính sách quân sự như vùng tự do
oanh kích và chiến thuật như tìm-và- diệt địch dẫn tới các tội ác chiến tranh,
giết những thường dân vô tội và đốt làng mạc. Ngày nay, Kerry muốn chúng ta tin
rằng từ trước đến giờ y luôn luôn chống cộng. Tuy nhiên, tài liệu lịch sử nêu
ra các nghi vấn về cả hai trường hợp này.
Người
Mỹ lương thiện (trung thành) phải nghĩ kỹ về việc vi phạm điều khoản luật pháp
cấm thương thuyết với ngoai bang (điều 18 U.S.C. chương 935) và Hiến Pháp cấm
chỉ việc ủng hộ kẻ thù của quốc gia trong thời chiến (Điều III, Chương 3). Người
chống Cộng không công khai ủng hộ các đề nghị dẫn tới việc Mỹ quốc đầu hàng kẻ
thù Cộng Sản, cộng thêm đòi bồi thường chiến tranh. Không có một tài liệu công
khai nào nói về những gì mà Kerry thảo luận với Cộng Sản Việt Nam ở Ba-lê vào
năm 1970. Chiến dịch tranh cử của Kerry từ chối cung cấp chi tiết về các cuộc
thảo luận ấy, họ cũng từ chối trả lời câu hỏi là ai đã sắp xếp cuộc gặp gỡ ấy.
Phải có một tiếp xúc giữa Kerry hay đại diện cùa y và đại diện của VC. Cộng sản
nào giúp Kerry trong việc dàn xếp cuộc gặp gỡ của Kerry với bà Bình và tại sao?
Có lẽ
Kerry đã tin vào trí óc của y rằng việc y tham dự vào phong trào phản chiến đã
nâng y lên một mức tinh thần mới, một vị trí ở nơi đó y sẽ không bị hạn chế về
luật pháp qui ước hoặc hiểu biết thông thường về lòng ái quốc. Tuy nhiên, tài
liệu cho biết rằng Kerry và nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đã phối trí các nỗ
lực của họ một cách kiên trì với Cộng sản, cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc, đã
đại diên cho lập trường cộng sản, và đã nhắc đi nhắc lại những lời tố cáo phóng
đại quá đáng về các tội ác của người Mỹ. Thực vậy, thật khó mà tìm thấy sự khác
biệt giữa lời nói và hoạt động của Kerry với tư cách là lãnh đạo của nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến với của lãnh đạo Hà nội và VC. Nếu bà Bình được phép
xuất hiện vào cuộc họp báo ngày 22 tháng 7, 1971 của John Kerry, thì có lẽ cái
khác biệt đáng chú ý nhất chỉ là thiếu vắng giọng nói của dân Boston.
Kerry
rõ rệt được VC đón tiếp một cách nồng hậu. Giá trị về tuyên truyền của y rất rõ
rệt: một chiến sĩ Mỹ anh hùng có huy chương, đẹp trai, mày râu nhẫn nhụi, nói
năng hoạt bát. Liệu có một nhà hùng biện cộng sản nào không nhận ra đây là một ứng
viên sẽ chuyên chở lời tuyên truyền chống Mỹ vào trong nước? John Kerry không
có khó khăn gì được bà Bình
bổ nhiệm
vào chức vụ ấy. Cộng sản đón nhận y.
PHỐI HỢP
VỚI KẺ THÙ
Mục
tiêu trọng đại của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến vào năm 1971 là gửi đại diện
đến Ba Lê hoặc đến Hà nội để gặp kẻ thù.
Một
báo cáo theo dõi bí mật của FBI đề ngày 11 tháng 11, 1971 đã được phổ biến, nằm
trong hồ sơ gồm 20,000 trang về nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, dựa theo đòi
hỏi phải công khai hoá tài liệu Mật do Đạo Luật Tự Do Thông Tin và phổ biến
trên Internet trong thời kỳ tranh cử Tổng Thổng năm 2004. Báo cáo này cho thấy
rằng FBI theo dõi các hoạt động của Kerry để tìm biết xem đương sự có đến Ba-lê
để gặp các phái đoàn Cộng Sản không?:
John
Kerry và Al Hubbard, là các thành viên Ủy Ban Chấp Hành nhóm Cựu Chiến Binh VN
Phản Chiến, đang trù liệu đi Ba-lê trong tuần lễ 15-20 tháng 11 để thảo luận với
Phái Đoàn Hoà Đàm Bắc Việt.
Một bản
phân tích các báo cáo của FBI được công bố đã nói rõ rằng mối quan tâm của
chính quyền về việc phối hợp các hoạt động của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến
với Cộng Sản VN được dựa trên các sự kiện làm căn cứ. Ủy Ban chỉ đạo của nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến họp ở thành phố Kansas, Missouri từ thứ Sáu 12 tháng
11, 1971 đến hết ngày Chủ Nhật 14 tháng 11, 1971 là một cuộc họp ồn ào, mà chi
tiết buổi họp được hồ sơ điều tra bí mật của FBI vừa được tiết lộ đã nói tới. John
Kerry rõ ràng được báo cáo của FBI liệt kê là một trong 5 thành viên của Ban chỉ
đạo ấy.
Ồn ào
như pháo nổ xảy ra trong buổi họp trong một lúc khi mà một ủy viên trong Ủy Ban
Chỉ Đạo là Al Hubbard từ phi trường tới bằng xe taxi. Hubbard là một trong những
lãnh đạo bị dị nghị nhiều nhất, loan báo cho cả nhóm biết rằng y vừa mới từ
Ba-lê về và ở đó y đã gặp với phái đòan hoà đàm của Cộng Sản VN. Hubbard đã rõ
ràng vượt quá làn ranh để sang bên kia với địch. Y báo cáo một cách thích thú rằng
y đã kết thúc thương lượng với VC, và rằng VC sẵn sang thả một nhóm tù binh Mỹ
cho nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, với điều kiện là nhóm Cựu Chiến Binh VN
Phản Chiến cử một phái đoàn đi Hà Nội vào khoảng dịp Giáng Sinh. Hubbard nói với
nhóm rằng Đảng Cộng Sản Mỹ đã tài trợ cho chuyến đi, và rằng bây giờ y hành động
với tư cách là thành viên của Ủy Ban Phối hợp của Liên Minh Các Dân Tộc Yêu Chuộng
Hoà Bình và Công Lý.
Ta hãy
cứu xét đoạn trích sau đây của hồ sơ FBI:
Al
Hubbard, người đầu tiên đứng ra tổ chức Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến được nhiều
người biết tiếng, bay đến Kansas vào lúc 6:30’ buổi chiều thứ Sáu, 12 tháng 11.
Y thảo luận ….[GẠCH BỎ VÌ LÝ DO AN NINH]. Chuyến bay của y, một mình thôi, đến
Ba-lê ở nơi đó y gặp Xuan Tiu (Xuân Thủy, chú thích của người dịch). Y vừa mới
đi chuyến này về. Xuan Tui , một trong đại biểu của Bắc Việt tại cuộc Hoà Đàm,
và các đại diện của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời (CPCMLT), và Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà (VNDCCH) nói chuyện với Hubbard. Hubbard nói rằng CPCMLT là đại diện
cho cách mạng ở Miền Nam, và VNDCCH là Bắc Việt. Họ muốn có sắp xếp để cho người
Mỹ (là các hoạt động viên của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến hoặc Nhóm Tân Tả
Khuynh) đi Bắc Việt. Hubbard cũng làm cho mọi người có cảm tưởng rằng Bắc Việt
sẽ yểm trợ hành động tương lai của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, nhưng
không cho biet thêm chi tiết nào khác về yểm trợ này.
Một
báo cáo tiếp theo vài ngày sau cho thêm chi tiết:
[GẠCH
BỎ VÌ LÝ DO AN NINH]… khuyến cáo rằng Hubbard cung cấp thêm tin tức sau đây về
chuyến đi Ba-lê này.
Hai
nhóm ngoại quốc, đó là VNDCCH và Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân (CPCMLT) mời đại
diện của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, Đảng CS Mỹ, và một Nhóm thuộc Cánh
Tả ở Ba-lê đến dự những buổi họp của các nhóm chủ nhân đứng ra mời ấy ở Ba-lê. Hubbard
đề nghị rằng y được bầu để đại diện cho nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, và một
cá nhân vô danh được bầu để đại diện cánh tả ở Ba-lê. Y cũng nói rằng chuyến đi
của y là do Đảng CS Mỹ tài trợ. Hubbard nói rằng khi ở Ba-lê, một người tên
là…… hướng dẫn quan khách và đóng vai liên lạc giữa khách viếng thăm và chủ.
Huhbard
nói khi ở Ba Lê y gặp một người tên là Swanwee, đại diện của Bắc Việt. Họ nói về
vấn đề Tù Binh và có thể là phái đoàn Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đi Việt Nam
trong tương lai gần và bàn về vấn đề có thể thả tù binh Mỹ.
[GẠCH
BỎ VÌ LÝ DO AN NINH] ………. khuyên rằng sau khi Hubbard nói về chuyến đi,……….. và
John Kerry, người……………….[GẠCH BỎ VÌ LÝ DO AN NINH]
Một lần
nữa “Swanwee” được nói tới ở trên là Xuân Thủy, trưởng phái đoàn thương thuyết
CS Bắc Việt.
Joe
Urgo, một ủy viên trong ban chấp hành cấp quốc gia của nhóm Cựu Chiến Binh VN
Phản Chiến nói tiếp theo sau Ủy Ban chỉ đạo. Theo báo cáo của FBI, Urgo xác quyết
quan điểm của Hubbard rằng CSVN đón chào thành viên nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản
Chiến đến Hà nội. Báo cáo của FBI nói rõ rằng các cuộc thảo luận của nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến với VC nhằm phát huy phong trào phản chiến tại Mỹ. Chữ
“Xuan Tui” nói trong Báo Cáo chắc chắn là Xuân Thủy, trưởng phái đoàn thương
thuyết Bắc Việt. Điều này chỉ dẫn cho thấy rằng nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến
muốn hoạt động cho VC để đề cao mục tiêu của VC, không phải là theo đuổi một
chương trình riêng biệt hay gì khác của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến.
Joe
Urgo đi theo Hubbard trong buổi họp vào tối thứ sáu và vào chiều Chủ Nhật, 14
tháng 11. Chính Urgo nói thêm, liên quan đến vấn đề nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản
Chiến có thể thúc đẩy Bắc Việt thả tù binh. Không biết rõ Urgo hay Hubbard xác
định rằng việc thả tù binh đó có là một phần trong chuyến đi kế tiếp của nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến đến VN hay không.. Nhưng người ta hi vọng rằng đây là
lý do nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đi Hà nội. Hubbard nói rằng y sẽ biết
việc này 10 ngày sau khi rời Ba-lê hoặc vào khoảng 23 hay 24 tháng 11, khi mà
trong tương lai gần và bao nhiêu thành viên của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến
sẽ được phép đi Bắc Việt, và như vậy những ngừơi đi trong chuyến này sẽ được
Ban Lãnh Đạo nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến cấp quốc gia chỉ định vào lúc
đó. Hãy lập một danh sách 10 đến 12 người để đi trong chuyến này [GẠCH BỎ VÌ LÝ
DO AN NINH]
Urgo,
một người đã đi Bắc Vệt về vào tháng 8 với [GẠCH BỎ VÌ LÝ DO AN NINH] của Liên
Đòan Phản Đối Chiến Tranh và …… của nhóm Phụ Nữ Tấn Công Cho Hoà Bình, phát biểu
y như là y đang làm công cho các viên chức Bắc Việt. Urgo nói rằng Bắc Việt
không muốn chủ điểm của Nhóm Tân Cánh Tả ở Mỹ chuyển vấn đề chống chiến tranh
sang vấn đề khác. Như vậy, họ không muốn thảo luận việc trao đổi tù binh trong
chuyến đi của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đến Bắc Việt, nhưng họ muốn
giáo dục về ý thức hệ cho nhóm khách nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến này.
Theo một
số báo cáo của FBI tường thuật về các buổi họp đó, John Kerry cho biết rằng y
có mặt ở đó và nghe các cuộc thảo luận. Một báo cáo theo dõi khác của FBI, nộp
vào ngày 24 tháng 11, 1971 đã xác nhận báo cáo ngày 19 tháng 11. John Kerry
cũng đã được ghi nhận là có hiện diện với tư cách thành viên Ban Chấp Hành.
Hồ sơ
công khai cho thấy Kery tiếp tục đại diện nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến
trong các buổi nói chuyện trước công chúng đến tháng 4 năm 1972, chừng 5 tháng
sau khi Kerry biết rằng Al Hubbard, đã có lần là một người ở trong “đám anh em”
phản chiến đi vượt quá lằn ranh sang bên kia với phe cộng sản. Người ta không
thấy bất cứ ở chỗ nào trong hồ sơ của FBI có báo cáo rằng Ủy Ban Lãnh Đạo ngừng
thảo luận Bộ luật 18 U.S.C chương 953 về việc trực tiếp cấm công dân Hoa Kỳ đi
thương thảo với ngoại bang, hoặc Khoản III, chương 3 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Khoản
này định nghĩa một phần tội phản nghịch là yểm trợ và giúp đỡ kẻ thù trong thời
chiến. Rõ ràng rằng các người lãnh đạo nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến hiểu bản
chất nghiêm trọng về những hoạt động của họ. Qua suốt các buổi họp vào cuối tuần,
họ thay đổi nơi họp hai lần để tránh nhà chức trách theo dõi. Họ thấy vô vọng
vì FBI có rất nhiều người cho tin nằm trong các buổi họp.
Hồ sơ
theo dõi của FBI ngày nay trở thành công khai rõ ràng cho thấy rằng nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến cho đến tháng 11,1971 có hoạt động trực tiếp với kẻ
thù để chống lại mục tiêu quân sự của Mỹ trong một cuộc chiến tranh. Nhóm Cựu
Chiến Binh VN Phản Chiến không ngừng các nỗ lực phá hoại công cuộc hỗ trợ chiến
tranh tại Mỹ bằng cách tuyên truyền quảng bá các tội ác chiến tranh giả tạo.
Cũng thật rõ ràng rằng tích cực vận động thả tù binh là bằng cớ khác về việc
này, và đi từng bước tích cực khuyến khích quân nhân ngoài mặt trận từ chối mệnh
lệnh chiến đấu với quân thù là các bằng cớ khác. Việc sản xuất các băng ghi âm
để phổ biến ở Việt Nam để dụ dỗ quân nhân Mỹ ngừng chiến đấu có nói tới việc
thương thuyết với địch và viện trợ trực tiếp cho địch trong thời chiến.
John
Kerry, cho tới gần đây tuyên bố rằng y đã từ chức khỏi nhóm Cựu Chiến Binh VN
Phản Chiến vào tháng 6, 1971, đã thú nhận rằng y còn hiện diện ở đó, y như các
báo cáo của FBI cho biết và một số nhân chứng xác nhận. Còn nữa, Kerry nhấn mạnh
rằng y không nhớ gì về các buổi họp ở Kansas, một khiếm khuyết về trí nhớ đánh
dấu rõ rệt về bản chất của những gì được thảo luận. Người ta có đủ lý do tin rằng
trước khi có cuộc họp ở Kansas vào tháng 11,1971, chính Kerry đã đến Ba-lê lần
thứ hai để gặp VC. Bằng cớ về vụ này là do sử gia Gerald Nicosia, một kẻ rất
thân với nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, và cũng là người ủng hộ Kerry, đã
viết một bài cho tờ báo của tổ chức có tên là Home to War: Một lịch sử của
Phong Trào Cựu Chiến Binh Chiến Đấu tại VN. Nicosia chiếu theo Đạo Luật Tự Do
Thông Tin đã nêu ra đòi hỏi FBI phải đưa ra công khai hồ sơ gồm 20,000 trang
tài liệu về nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến và John Kerry. Viết trên tờ Los
Angeles Times vào ngày 24 tháng 5, 04. Nicosia nói “Hình ảnh Kerry trước công
chúng bị lu mờ nhiều nhất từ 1971 là do vội vã mang tù binh Mỹ trở về. Hồ sơ
ghi rằng Kerry đi Ba-lê lần thứ hai vào mùa hè năm đó để tìm biết xem Bắc Việt
có thả tù binh hay không”.
Các cuộc
bàn thảo của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đi Ba-lê và Hà Nội được ghi nhận
trong suốt các báo cáo theo dõi của FBI. Các cuộc thảo luận ấy rõ ràng cho thấy
mục tiêu của họ không phải là dàn xếp thả tù binh, nhưng là nâng cao vai trò của
nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, và đề cao mục tiêu của phong trào phản chiến
nhờ đó mà tù binh Mỹ được trao cho nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến. Hồ sơ FBI
ngày nay được công khai hoá nêu ra một điểm khá rõ: John Kerry và các đồng chí
Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến của y là khách mời được VC đón tiếp ở Ba-lê và cả ở
Hà nội, những người khách được nhờ vả khi trở về Mỹ hoạt động và tích cực yểm
trợ kẻ thù thời chiến của nhóm lãnh đạo ấy ở Hoa Kỳ.
HOẠT ĐỘNG
PHẢN CHIẾN CỦA JOHN KERRY VÀ BÁO CHÍ CỘNG SẢN
Đảng Cộng
Sản Mỹ lập ra tờ Daily Workers vào năm 1924. Vào thập niên 1970, tờ báo đó được
phát hành dưới một khẩu hiệu khác là Daily World. Phát hành ở New York, tờ báo
chú trọng khai triển các chuyện ở Mỹ. Nhiều báo của CS khắp trên thế giới in lại
các chuyện của Daily World với các khẩu hiệu khác nhau. Năm 1971, Daily World tập
trung nhiều nỗ lực tường thuật về hoạt động của Kerry và nhóm Cựu Chiến Binh VN
Phản Chiến.
Lúc đó
thế giới Cộng Sản hiểu rõ những gì mà John Kerry lại phủ nhận, và cả đến ngày
nay cũng vẫn phủ nhận. Phong trào phản chiến mà điển hình là nhóm Cựu Chiến
Binh VN Phản Chiến không đơn thuần là một phong trào phản kháng suông. Về điểm
chính của nó thì nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đã thú nhận là chống Mỹ, cố
ý đưa ra những lời nói dối về Tội Ác Chiến Tranh mà lính Mỹ phạm phải hàng
ngày. Mục tiêu mà nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến muốn đạt được qua các cuộc
biểu tình được quảng cáo nhiều ở Hoa Thịnh Đốn vào tháng 4, 1971 chỉ là để gửi
một thông điệp: Hoa Kỳ đã mất hết đạo đức trong công cuộc chống Việt Cộng.
Kerry, người phát ngôn cho nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đã thổi kèn đề cao
chủ điểm này mà thế giới Cộng Sản muốn nghe. Đại úy hải quân John Kerry không
có thể là một tay sai cầm biển quảng cáo cho tờ Daily World tốt đẹp hơn là nếu
y được chính cơ quan tình báo Liên-Sô KGB tuyển mộ và huấn luyện.
Ngày
nay, đang ứng cử vào chức vụ Tổng thống năm 2004, John Kerry có thể phản bác rằng
tờ báo Cộng Sản Daily World được tự do tường thuật bất cứ ai mà tờ báo chọn, và
rằng y không tìm cách để tờ báo đó tường thuật hoặc thực hiện các cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên thực sự thì bất cứ ai có biết chữ vào thời gian đó, bất cứ ai có tham
dự sâu xa vào cuộc chiến đấu chính trị và đạo đức của cuộc chiến đấu này là Việt
Nam, không có thể bỏ qua tầm ảnh hưởng của các bài tường thuật liên tục mà
Daily World dành cho Dewey Canyon III của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến vào
cuộc biểu tình vào tháng 4, 19171 ở Hoa Thịnh Đốn.
Vào
ngày thứ Sáu, 23 tháng 4, 1971, tờ Daily World cho in bức hình của John Kerry
trên trang nhất, đang đứng trên diễn đàn, phụ giúp cho cựu Bộ trưởng tư pháp
Ramsey Clark bằng cách đưa tay cho ông này ít giấy tờ trong khi Clark nói chuyện
với đám đông trên thềm Quốc Hội. Dòng chữ ghi dưới hình đó chỉ danh John Kerry,
một cựu Đại úy hải quân và lãnh đạo của nhóm. Ramsey Clark lúc đó là cố vấn luật
pháp cho nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến, nhóm này đang tích cực tranh tụng
trước Tối Cao Pháp Viện về một án lệnh cấm họ đến National Mall của Quốc Hội,
nơi mà họ đã chọn làm chỗ cắm trại trong thời gian họ biểu tình ở Hoa Thịnh Đốn.
Ngày hôm sau, thứ Bảy, 24 tháng 4, 1971 Daily World lại in hình John Kerry nữa
trên trang nhất, ở thế ngồi với vẻ tư lự suy nghĩ, ngón tay chỏ để trên má với
vẻ nghiêm trang: trong lúc đang ở trước Ủy Ban Ngoại Giao.
KERRY
CA TỤNG HỒ CHÍ MINH
Các
báo cáo theo dõi Kerry ở các nơi có chứa tài liệu về một bài nói chuyện của
Kerry vào năm 1971 trong đó y ca tụng Hồ chí Minh, người sáng lập Đảng CSVN. Đó
là dịp Kerry nói chuyện cho YMCA ở Philadelphia vào ngáy 14 tháng 6, 1971. FBI
báo cáo:
Ngày
29 tháng 6, 1971, [GẠCH BỎ VÌ LÝ DO AN NINH]... khuyên John Kerry thuộc Văn
Phòng Quốc Gia của nhóm Cựu Chiến Binh VN Phản Chiến đến nói chuyện ở YMCA,
Philadelphia vào ngày 14 tháng 6, 1971. Trong buổi nói chuyện này, y tuyên bố Hồ
chí Minh là Geroge Washington của Việt Nam. Hồ nghiên cứu Hiến pháp Mỹ và muốn
đem những điều khoản này vào Chính quyền VN. Kerry chỉ trích các hoạt động của
Hoa Kỳ ở VN, nói rằng chúng ta đang tàn phá làng mạc, thị trấn, mùa màng, nhân
dân ở đó, và hoạt động ấy phải được chấm dứt.
Kerry
đã thực hiện rất nhiều buổi nói chuyện phản chiến vào năm 1971. Khuynh hướng của
y là thần thánh hoá Cộng Sản Việt Nam và mô tả Mỹ như con Quỉ có thể được biểu
lộ rõ rệt nhất khi hắn ta ca tụng HCM bằng cách so sánh người cha đẻ lập ra Mỹ
Quốc (TT. George Washington) với một người chịu trách nhiệm mang Chủ Nghĩa Cộng
Sản vào Việt Nam ./.
TÁC GIẢ:
JOHN E. O’NEILL VA TIẾN SĨ JEROME R. CORSI.
DịCH
GIẢ: GS. NGUYỄN VĂN CANH,
Hình
John Kerry chụp chung với Đỗ Mười (bên phải), Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản VN được
trưng bày trang trọng và vinh danh tại "viện bảo tàng chứng tích chiến
tranh" tại thành phố HCM (Sài Gòn) như là những anh hùnh, các nhà tranh đấu
phản chiến ở ngoại quốc góp phần vào chiến thắng 1975 của CSVN.
Photo:
BILL LUPETTI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét