Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

JOHN KERRY VÀ VIỆT NAM

Kim Bảng
Trong bài “Điềm trời gì đây?” trên Người Dân số 268, tôi đã đề cập đến vụ khủng bố tấn công lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi, Libya ngày 11.9.2012 khiến đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ thiệt mạng. Tôi cũng đã nêu lên việc các tns Cộng Hòa McCain và Graham tuyên bố sẽ phản đối nếu bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, được TT Obama bổ nhiệm làm ngoại trưởng vì bà không nói đúng sự thật về vụ này tại diễn đàn LHQ và TT Obama đã hùng hổ bênh vực bà.
Ngày 13.12, bà Susan Rice viết thư cho TT Obama, “Nếu được bổ nhiệm, bây giờ tôi xác tín rằng thủ tục chấp nhận sẽ kéo dài, gây rối và tốn tiền – cho ngài và cho các ưu tiên quốc gia và quốc tế đang khẩn cấp nhất… Do đó, tôi kính xin ngài đừng xét đến việc bổ nhiệm tôi vào lúc này“. Dịp may ngàn năm một thưở cho tns John Kerry. Ngày 28.12, ông được TT Obama bổ nhiệm làm ngoại trưởng, khiến liên tưởng đến ngạn ngữ “không có chó bắt mèo ăn c…”. Ngày 29.1.2013, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện đã nhanh chóng và đồng thanh chấp thuận việc bổ nhiệm này.

John Kerry có liên hệ mật thiết với nhiều chế độ cộng sản, đặc biệt nhất là CSVN. Bạn đồng viện trong tiểu ban Đông Nam Á thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, Joshua Kurlantzick, bảo vai trò chủ yếu nhất của John Kerry ở Á Châu là tại Đông Dương, nơi Kerry giúp lãnh đạo Mỹ sáp lại gần với Việt Nam và duy trì mối quan tâm này. Vì thế việc bổ nhiệm John Kerry làm ngoại trưởng sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình Việt Nam, nên cũng là điều đáng quan tâm.

ANH HÙNG PHẢN CHIẾN

Ai theo dõi “chiến tranh Việt Nam” hẳn còn nhớ những “chiến tích” của John Kerry.
Ngày 18.2.1966, ông đầu quân vào Trừ Bị Hải Quân, sau khi theo học mấy lớp huấn luyện Sĩ Quan, ngày 8.6.1967, nhận cấp bực thiếu úy Hải Quân, công tác trên khu trục hạm USS Gridley. Ngày 9.2.1968, chiến hạm này được lệnh triển khai về vùng Tây Thái Bình Dương. John Kerry xin thuyên chuyển sang Việt Nam, chọn ưu tiên chức vụ chỉ huy một tàu Tuần Tra Cao Tốc (Fast Patrol Craft hay Swift boat), nếu không được thì tàu tuần giang (river patrol boat). Ngày 17.11.1968, ông trình diện tại Đệ nhất Hạm đội ở Vịnh Cam Ranh, tham gia chiến dịch Chúa Biển của đô đốc Elmo Zumwalt. Ông chỉ huy tàu tuần tra cao tốc PCF-60 với thủy thủ đoàn 5 người, đêm 2.12 rạng 3.12.1968, gặp toán VC đang dỡ hàng từ các thuyền ở một ngã tư sông. Chúng bỏ chạy. Kerry và 2 quân nhân bắn chìm các thuyền này. Kerry bị trúng mảnh đạn trái phá nhỏ ở cánh tay trái trên khủy tay, được bác sĩ Louis Letson gắp mảnh đạn ra, tiêm trụ sinh bacitracin, băng bó rồi cho về, hôm sau trình diện nhận công tác, thế mà cũng được thưởng huân chương Tim Đỏ (Purple Heart). Ngày 20.2.1969, tàu cao tốc của Kerry tuần tra sông Bồ Đề, lúc ra đến Cửa Lớn trên Vịnh Thái Lan thì bị phục kích, Kerry bị trúng mảnh lựu đạn ở chân trái. Ông lại được thêm một Tim Đỏ nữa. Tám ngày sau, Kerry tuần giang trên sông Bảy Hạp, lọt ổ phục kích. Tàu của ông phản kích, một VC trong bụi nhẩy ra với khẩu B-40, bị bắn vào chân vẫn còn chạy được, Kerry nhẩy lên bờ, đuổi theo, bồi thêm một phát chết tốt. Jerry được đô đốc Zumwalt bay thẳng đến An Thới gắn cho Huân Chương Sao Bạc (Silver Star). Ngày 13.3,  năm tàu tuần tra cao tốc bỏ neo trên sông Bảy Hạp sau khi đi công tác về. Một quả mìn nổ dưới chiếc PCF-3, lúc sau một quả nữa nổ gần chiếc PCF-94 của Kerry, cố vấn Mũ Xanh James Rassmann đang ngồi ăn xô cô la trên boong tầu bị hất xuống sông và là mục tiêu của địch quân từ hai bờ sông. Rassmann được Kerry cũng bị thương kéo lên tàu cứu được. Kerry được thưởng Sao Đồng (Bronze Star) và thêm một Tim Đỏ thứ ba. Theo nội quy Hải Quân, quân nhân bị thương 3 lần có quyền xin thuyên chuyển đến một đơn vị nào tùy ý lựa chọn. Kerry xin về làm phụ tá cho đô đốc Walter Schlech của Ban Chuyển Vận Hàng Hải Quân Sự Đại Tây Dương đồn trú tại Brooklyn, ngày 1.1.1970 thăng trung úy, ngày 16.2.1970, được giải ngũ sớm để về tranh cử vào Thượng Viện. Các sự kiện trên đây bị dị nghị rất nhiều.
Jonah Goldberg viết trong bài “Một nghi vấn Ái Quốc” (A question of patriotism) đề ngày 21.4.2004: “Khẳng định của Kerry là một anh hùng chiến tranh bị nhiều nhóm cựu chiến binh chất vấn về những hoàn cảnh của ba huân chương Tim Đỏ của ông… Trong cả ba trường hợp, Kerry đích thân báo cáo về những thương tích và không hề phải ở lại một trạm y tế nào để điều trị. Bây giờ, Cliff Kincaid của America’s Survival (Sống sót của Mỹ) bảo rằng các tài liệu FBI chứng minh là Kerry nói láo ngay cả về những hoạt động phản chiến của ông” (http://headlines.agapepress.org/archive/4/132004h.asp).
The Washington Times viết: “Tuy ban vận động của Kerry phổ biến hơn 120 trang hồ sơ Hải Quân, ông Kerry vẫn từ chối đưa ra các tài liệu y tế mô tả các thương tích đầy đủ hơn. Trong số những tài liệu mà ban vận động không đưa ra là việc giải thích những thương tích đã đưa đến huân chương Tim Đỏ đầu tiên của ông Kerry chỉ chưa đầy một tháng sau khi ông tham chiến“.
Đưa ra để lòi sự thật hay sao? Nhưng dù có cố che đậy, Louis Letson là bác sĩ đã điều trị “thương tích” của Kerry ngày 3.12.1968 cũng lật tẩy: “Tôi chỉ gắp miếng kim loại ra bằng cách dùng kẹp nâng da lên. Tôi nghi ngờ rằng nó vào sâu hơn 3 hay 4 ly. Không cần phải mò để tìm nó, không cần thuốc tê để lấy nó ra, và không cần khâu để khép vết thương. Chỉ lấy Band-Aid để phủ lên vết thương”.
Một điều lý thú là John Kerry trong có bốn năm phục vụ tại  “Chiến tranh Việt Nam” được gắn đến 5 huân chương  mà lại là tay phản chiến hạng nặng.
Về Mỹ, ông tham gia tổ chức Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh (VVAW: Vietnam Veterans Against the War), lúc ấy đã có khoảng 20,000 thành viên.
Thomas Sowell có bài “Vets vs. Kerry on Vietnam: Part II” trong đó viết: “Trong chính cuốn sách của John Kerry viết năm 1971, nhan đề “The New Soldier” (Người lính mới), bây giờ đã hết và tns Kerry sẽ không cho tái bản. Bìa cuốn sách cho thấy những người biểu tình cầm cờ Mỹ lộn ngược và bên trong có hình của các thành viên của nhóm Kerry – Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh – giơ nắm tay chào và vài người hóa trang như Che Guevara(http://townhall.com/columnists/thomassowell/2004/08/25/vets_vs_kerry_on_vietnam_part_ii/page/full/).
Ngày 21.4.2004, John P bình luận về cuốn sách này trong bài “Lieutenant Flip-Flop-The New Liar” (Trung úy Lá mặt Lá trái-Tên nói láo mới): “Lý do tại sao bạn không thấy bìa cuốn sách này có lẽ cũng là lý do tại sao cuốn sách này không còn để bán. John Kerry không muốn công chúng Mỹ thấy nó! John Kerry đã chủ động không cho nhà xuất bản tái bản cuốn sách này. Tôi đoán rằng mặc dầu có nhiều sở đoản, ông có vẻ đủ khôn để biết rằng việc này sẽ nêu lên quá nhiều câu hỏi về tính liêm chính của ông (nếu ông có tý nào) và các hoạt động sau chiến tranh của ông. Để kết luận, tôi xin để Hiến Pháp Hoa Kỳ cho ý kiến về việc này <*> (trên Amazon.com – http://www.amazon.com/review/R29BW8NB3ULBOL).
Tháng 5.1970, không được phép chính phủ, Kerry sang Paris gặp Nguyễn Thị Bình, trưởng phái đoàn Việt Công tại Hội Nghị Paris. Sau đó, ông nhận rằng chuyến đi Paris này nằm trên “ranh giới của sự hợp pháp” và hăng hái khuyến cáo Thượng Viện Mỹ chấp nhận các đề nghị của bà Bình. Thực ra ông đã vi phạm luật liên bang mệnh danh là “Bộ Quân Luật Đồng Nhất” (Uniform Code of Military Justice), quy định hình phạt nặng kể cả, trong vài trường hợp, tử hình, đối với người nào “không có thẩm quyền hợp lệ, biết mà chứa chấp hay che chở hay cho tin tức hay giao lưu hay thư từ hay giao dịch với quân địch, trực tiếp hay gián tiếp”.
Ngày 22.4.1971, Kerry hãy còn là trung úy trừ bị của Hải Quân, mặc quân phục chiến đấu mầu xanh điều trần gần 2 tiếng đồng hồ trước Ủy ban Ngoại giao Thượng Viện về các đề nghị chấm dứt chiến tranh: “Nhiều quân nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đích thân hiếp, cắt tai, chém đầu, quấn dây điện của máy điện thoại cầm tay vào sinh thực khí và cho chạy điện, chặt tay chân, cho nổ tung các thân người, bắn bừa bãi vào thường dân, san bằng làng mạc kiểu như Thành Cát Tư Hãn, bắn gia súc và chó để vui đùa, bỏ thuốc độc vào lương thực, và nói chung hủy hoại thôn quê Nam Việt Nam thêm vào sự tàn phá thông thường của chiến tranh. Chúng tôi đã học được ý nghĩa của vùng tác xạ tự do. Bắn tất cả những gì di động, và chúng tôi nhìn Mỹ coi rẻ mạng sống của người Đông phương. Những ‘tội ác chiến tranh’ của Mỹ ở Đông Nam Á không phải là những sự cố biệt lập mà là những trọng tội hàng ngày được các sĩ quan chỉ huy đủ mọi cấp bực hay biết đầy đủ”.
Hôm sau, ông tham gia cuộc biểu tình với vài ngàn cựu chiến binh. Trong suốt 2 giờ, họ ném các huân chương, dây biểu chương, mũ, áo và các giấy tờ quân sự cùng với tên, địa chỉ, ngành quân ngũ và một lời tuyên bố của họ qua hàng rào, vào trước bực thềm trụ sở Quốc Hội, để phản đối chiến tranh. Kerry tuyên bố, “Tôi không làm thế này vì bất kỳ lý do bạo động nào nhưng vì hòa bình, công lý và để cố một lần cuối làm cho đất nước này thức tỉnh”. Năm 1971, được chương trình Meet The Press của đài NBC hỏi bản thân ông có bao giờ phạm phải những điều tàn bạo ở Việt Nam không, ông trả lời, “Có nhiều thứ tàn bạo và tôi phải nói là có, có, tôi đã phạm cũng những tàn bạo mà hàng ngàn người lính khác đã phạm… Tôi dùng khẩu liên thanh nòng 50 chống dân chúng, tham gia những nhiệm vụ tìm và tiêu diệt, đốt làng mạc… Tôi tin rằng những người đặt ra những việc này, đặt ra các vùng bắn tự do, ra lệnh cho chúng tôi, ký những vùng oanh tạc, những người này, theo luật, cũng cái luật đã xử trung úy Calley, đều là những phạm nhân chiến tranh”. Trên tờ Washington Star ngày 6.6.1971, ông thuật lại, ông và các đồng đội bị thất vọng vì khác biệt giữa những gì các lãnh đạo nói và những gì họ mắt thấy tai nghe, “Từ đó tôi biết rằng không bao giờ tôi có thể nín thinh về những thực trạng của chiến tranh tại Việt Nam”. Ngày 30.6.1971, trên đài truyền hình ABC trong chương trình Dick Cavett, Kerry tuyên bố những chính sách do các lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam như các vùng bắn tự do và đốt nhà các người không chiến đấu là trái luật chiến tranh.
Tướng hồi hưu George S. Patton III tố cáo các hành động của Kerry “cho quân địch sự hỗ trợ và thoải mái” (aid or comfort to the enemies). Ông nói thế là dựa vào  Đoạn 3, tu chính 14 Hiến Pháp Hoa Kỳ <*>. Tổ chức Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống John Kerry khẳng định: “Là lãnh tụ toàn quốc của VVAW, Kerry vận động chống lại nỗ lực của Hoa Kỳ ngăn chặn Cộng sản chủ nghĩa bành trướng. Ông dùng máu của binh lính hãy còn ở ngoài chiến trường cho việc thăng tiến chính trị của chính ông bằng cách tuyên bố rằng máu của họ đổ ra không cần thiết và vô ích… Dưới sự lãnh đạo của Kerry, các thành viên VVAW nhạo báng đồng phục quân nhân Hoa Kỳ bằng cách mặc đồ trận tả tơi in biểu ngữ thân cộng. Họ làm nhục Mỹ bằng cách biểu tình tuần hành dưới cờ của kẻ địch Việt Cộng“. Về sau, Kerry bỏ VVAW vì bất đồng ý kiến với những lãnh đạo cấp tiến hơn.
Trong mục điểm sách ngày 19.1.2004 của The Boston Globe Review, ký giả Michael Uhl phê bình cuốn “Tour of Duty: John Kerry and the Vietnam War” của Douglas Brinkley do nxb William Morrow xuất bản ngày 6.1.2004:
Kelly giết một kẻ thù trong những trường hợp không được hoàn toàn minh bạch nhưng có lẽ được các quy tắc chiến đấu mơ hồ của chiến tranh chấp thuận. Sự cố này được phần nào đánh bóng một cách sống sượng trong tường trình của Brinkley, nổi lên trong cuộc vận động tái tranh cử vào Thượng Viện của Kerry năm 1996 khi ông bị chất vấn về việc đã bắn một du kích quân bị thương đã ngã xuống. Kelly kéo bè kéo cánh nhiều cựu chiến binh tên tuổi để biện hộ cho quyết định chớp nhoáng của ông bắn kẻ địch tuy đã bị hạ nhưng vẫn còn vũ trang và có tiềm năng giết người. Theo người vợ trước của ông, Kerry trở về đau khổ vì những cơn ác mộng và hồi tưởng… Việc ông quyết định gia nhập VVAW là một cử chỉ đoàn kết với các cựu chiến binh mà ông gọi là “anh em”…
Brinkley thuật lại rằng Kerry ly khai với các cựu chiến binh phản chiến chỉ vài tháng sau khi ông nổi tiếng, và trong nhiều năm đã bị một số cựu đồng chí gọi là kẻ phản bội chính nghĩa. Nhưng Kerry luôn luôn cố hết sức nhấn mạnh rằng ông “không hề ở ngoài hệ thống”. Cái khác là những cựu chiến binh Việt Nam ấy đã trung thành với những luận cứ phản chiến của Kerry trước Thượng Viện, vẫn tiếp tục biện hộ cho sự diễn dịch lịch sử ấy của cuộc chiến tranh của họ, trong khi Kerry không bao giờ có thể đem mảng lý tưởng ấy của ông đặt lên bàn để được thẩm tra nghiêm túc trong nội bộ hệ thống. Thế mà, con ngáo ộp (boogeyman) Việt Nam vẫn lởn vởn trong  các hành lang quyền lực, nơi mà chính sách chiến tranh được nhào nặn, và các bài học của nó dường như đã lỗi thời.
Vì thế có những cựu chiến binh đồng đội với ông phản đối ông dữ dội. Tổ chức “Swift Vets and POWs for Truth” (Cựu chiến binh và tù binh tàu cao tốc cho Sự Thật) được Larry Bailey cùng với 527 thành viên Ủy Ban Hành Động Chính Tri (PAC) thành lập ngày 24.5.2004. Ông làm chủ tịch, Jeff Epstein làm ủy viên giao tế nhân sự và John Moore làm trang chủ Web.
Ngày 28.12.2012 tổ chức này tố cáo John Kerry nói láo:
Ngày 6.6.1971, John Kerry mô tả công tác của các tàu Cao tốc (Swift boat) với tờ Washington Star như sau: “Chúng tôi thiết lập sự hiện diện Mỹ trong nhiều trường hợp bằng cách giương cờ và bắn váo các thuyền bè và làng mạc dọc bờ sông. Đó là những chỉ thị chúng tôi nhận được nhưng chúng dường như trật đường rầy đến nỗi chúng tôi rồi cũng nhẩy lên bờ, trái với lệnh chúng tôi nhận được, và điều tra các làng được coi là mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi khám phá ra rằng chúng tôi làm thịt vô số dân vô tội và trong số những sĩ quan trên những tàu cao tốc này  tinh thần xuống đến độ chúng tôi bị gọi về Sài Gòn để được tướng Abrams ra huấn thị đặc biệt. Ông bảo chúng tôi đã làm đúng. Ông bảo những nỗ lực của chúng tôi sẽ giúp thắng trận trong trường kỳ. Đó là lúc mà tôi ý thức được rằng tôi không có thể giữ im lặng về những thực trạng của chiến tranh ở Việt Nam”. Điều mà John Kerry nói với Washington Star là nói láo. Khác với khẳng định của Kerry, chính sách bất di bất dịch của chúng tôi là hết sức thận trọng tránh gây tổn thất cho các thường dân. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi làm thế và chịu thêm tổn thất cho chúng tôi. Chúng tôi đã phỏng vấn hàng trăm cựu chiến binh phục vụ trên các Tàu Cao Tốc hay trợ chiến cho họ và chỉ giản dị là không có chứng minh nào cho khẳng định của Kerry. Nhiều thành viên của tổ chức của chúng tôi trong cuộc họp báo ngày 4.5 của Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Hoa Thịnh Đốn đã đính chính vấn đề các việc tàn ác. John Kerry cũng diễn dịch hoàn toàn sai sự thật về buổi họp với tướng Abrams và tướng Zumwalt. Khác hẳn hiệu triệu để khích động tinh thần các sĩ quan bị giầy vò vì đã giết hại thường dân, mục đích của cuộc đàm luận với hai sĩ quan Mỹ cao cấp nhất ở Việt Nam này là để loan báo một sứ mạng mới cho Tàu Cao Tốc: đuổi Việt Cộng ra khỏi bán đảo Cà Mau. Mục tiêu của cuộc Hành Quân Hải Vương (SeaLords) là thống trị các sông ngòi trong vùng này và lâm thời thành lập sự hiện diện thường trực tại Sông Cửa Lớn, một nỗ lực về sau được mệnh danh là Hành Quân Hải Đoàn (Operation SeaFloat). Việc này được làm công khai với sự tham dự đầy đủ của Truyền Thông, để triệt tiêu khẳng định của Lê Đức Thọ, nhà thương thuyết Bắc Việt rằng Henry Kissinger không thể hợp pháp đại diện Nam Việt vì Hoa Kỳ không kiểm soát được vùng này. Chúng tôi thành công trong sứ mạng. Chúng tôi quay về An Thới và đưổi Việt Cộng ra khỏi vùng và các đại diện Bắc Việt và Việt Cộng ở Paris trở lại bàn hội nghị.
Sử gia Guenter Lewy viết trong cuốn “America in Vietnam”, các điều nói láo của John Kerry về các hoạt động của các Tàu Cao Tốc là một phần của mô hình lừa bịp rộng lớn hơn. Những tố cáo của Kerry [trước Ủy ban Ngoại giao Thượng Viện ngày 22.4.1971 đã nói trên đây] dựa trên một hội nghị của VVAW mệnh danh là “Điều tra Binh Sĩ Mùa Đông” (Winter Soldier Investigation), một sự cố tuyên truyền được tài trợ chính bởi Jane Fonda. Không một “chứng nhân” của Binh Sĩ Mùa Đông nào được Kerry liệt kê chịu ký các bản đính hậu (affadavit). Ban Điều Tra Hải Quân khám phá ra rằng nhiều cựu chiến binh được cho là đã tuyên bố trong Binh Sĩ Mùa Đông thực ra là những kẻ mạo danh dùng tên của các cựu chiến binh thật… Bí thư điều hành [của VVAW] Al Hubbard khai là Đại Úy Không Quân bị thương ở Việt Nam khi lái phi cơ vận tải. Thực ra, Hubbard là một trung sĩ không phải là phi công và không bao giờ công tác ở Việt Nam. John Kerry và VVAW cộng tác mật thiết vói các địch quân thời chiến của Mỹ, đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Bắc Việt và Việt Cộng và kiên trì ủng hộ các lập trường của họ. Kerry và các đồng chí cấp tiến cũng đóng một vai trò then chốt trong việc định nghĩa hình ảnh xảo trá và tác hại của các cựu chiến binh Việt Nam như là những người nghiện rượu và ma túy bị tật nguyền về tâm lý, bị ám ảnh bởi các tội ác họ đã bị cưỡng bách vi phạm trong một cuộc chiến “chủng tộc”. Tin tức chi tiết về các hoạt động phản chiến của John Kerry và VVAW có thể tìm được tại WinterSoldier.com (”After the way John Kerry treated Vietnam Veterans he doesn’t deserve to be Secretary of the Dog Pound”).
Hoạt động phản chiến và phản sự thật của John Kerry đem lại hậu quả thảm thương cho các đồng đội của ông. Khi họ sống sót trở về từ chiến trường Việt Nam, đáng lẽ phải được đồng bào họ vui mừng đón tiếp trọng thể như những anh hùng. Nhưng dân Mỹ đã — được “anh hùng” mạo danh John Kerry nhồi sọ bằng những mặt trái thổi phồng và xuyên tạc của chiến cuộc Việt Nam — có ác cảm và khinh miệt, đón họ như những phạm nhân chiến tranh. Chính những quân nhân này, ngoài việc bị bạc đãi oan uổng, còn bị mặc cảm tội lỗi dằn vặt đến nỗi từ 100 đến 150,000 người tự tử (theo Andreï Smirnov. “La guerre du Vietnam: au pays des leçons mal apprises” phát thanh trên đài La Voix de la Russie ngày 26.1.2013, hồi 17g21, giờ Mạc Tư Khoa).
Robert Elder cùng phục vụ ở Việt Nam với John Kerry bảo, “Sự kiện là trong suốt Chiến tranh Việt Nam, chúng ta không thua một trận chiến nào. Chúng ta thất trận ở nhà và ở nhà John Kerry là ‘field general’ <**>. Về những phản kháng phản-dân chủ hồi đó của Kerry, tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo quân sự Việt Nam lừng danh nhất, viết rằng nếu không có sự mất đoàn kết do những người phản kháng như John Kerry và Jane Fonda tạo ra thì Hà Nội đã sụp đổ và đầu hàng”.
ÂN NHÂN CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Công ơn của John Kerry đối với CSVN to lớn đến thế, nên cũng chẳng có gì lạ khi Jeffrey Epstein tiết lộ ảnh của John Kerry được CSVN trưng bày tại các viện bảo tàng:
Ngày Cựu Chiến Binh 31.5.2004, Cựu Chiến Binh Việt Nam cho Sự Thật tung ra một chuyện động trời về một tấm ảnh treo trong Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh (War Remnants Museum), trước kia là Bảo Tàng Tội Ác Chiến Tranh, của CSVN tại tp Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Bức hình được trưng bày trong một phòng dành cho các nhà hoạt động ngoại quốc đã đóng góp cho chiến thắng của Cộng Sản trong Chiến tranh Việt Nam, cho thấy tns John Kerry được đồng chí Đỗ Mười, tổng bí thư Đảng CSVN đón mừng… Tờ Far Eastern Economical Review số ra ngày 11.2.1999 thu thập tài liệu về cuộc gặp gỡ của John Kerry với Đỗ Mười khi ông thăm Hà Nội vào tháng 12.1998. Trong một diễn văn đọc trước Thượng Viện ngày 29.4.1992, John Kerry trình bày chi tiết cuội hội kiến ông vừa có với Đỗ Mười tại Việt Nam để thảo luận về số phận của các POW (tù binh) và MIA (chiến binh mất tích trong chiến tranh) của Mỹ. Tấm hình chính thức được luân chuyển rộng rãi trên Internet cho thấy John Kerry ngồi với Đỗ Mười với bức tượng Hồ Chí Minh ở phía sau (”John Kerry being honored, by communists, for his contribution to their victory over United States”).
Nhiếp ảnh gia William Lupetti cư ngụ tại Paramus, N.J. là một lính quân y phục vụ cứu thương trên một chiếc Tàu Cao Tốc tại Việt Nam, đã đến tận nơi, chụp quang cảnh Bảo Tàng Tội Ác Chiến Tranh Mỹ (đến giữa thập niên 1990 thì bỏ chữ Mỹ đi), nhất là phòng có hình John Kerry chụp với Đỗ Mười ngoài cửa có biển đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”. Lupetti thuật lại, tuy bây giờ đổi thành Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, các đồ triển lãm đại khái vẫn thế, gồm các chai đựng các thai nhi dị dạng cho là do hóa chất Da Cam và hình ảnh các trẻ em đổ thừa là bị vũ khí Mỹ giết hại hay gây tàn phế. Ông bảo, “Họ chỉ kể chuyện một chiều“. Khi công tác tại Việt Nam, ông thường tiêm cho trẻ em Việt Nam bị bệnh nhưng sau đó Việt Cộng về làng chặt cụt tay đứa trẻ. Ông bảo, “Phải chi các bạn biết họ giết bao nhiêu trẻ em“. Ông tham gia hai lần xuống đường của VVAW của ông Kerry, 1 lần ở  Brooklyn nhưng sớm bị vỡ mộng với các chính sách của tổ chức, “Tôi rút lui thật nhanh. Những người này không cố chấm dứt chiến tranh. Họ muốn cộng sản thắng“. Một bảo tàng khác ở thủ đô Hà Nôi bày vài nút áo do tổ chức của ông Kerry sản xuất ghi, “Tôi ủng hộ Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh“. Tờ nhãn cho biết các nút áo được tặng cho người cộng sản vào thời ký Hòa Ước Paris năm 1973…
Một trưng bày bóp méo thô thiển việc năm 2001, một cựu chiến binh Việt Nam, một thời là đồng sự ở Thượng Viện với Kerry, nay là chủ tịch New School University in Manhattan, ông Bob Kerrey, chấp nhận rằng đơn vị Người Nhái Hải Quân (Navy Seal) của ông đã giết nhiều thường dân trong một cuộc chạm súng vào tháng 2.1969. Chứng vật của viện Bảo Tàng nói rằng Người Nhái cắt cổ một cặp người già và đâm chết 3 trẻ em sau đó bắn chết 14 người nữa. Ông Kerrey được thưởng huân chương Sao Đồng cho chiến dịch này. Ông thừa nhận có một số thường dân bị vô tình hạ sát nhưng viện Bảo Tàng lại ngụ ý sai rằng ông Kerrey đã công nhận giết thường dân trong một kịch bản không thể coi là ngẫu nhiên (theo Josh Gerstein. “Kerry’s Photo Raises Eyebrows in Museum in Ho Chi Minh City”. The New York Sun. 16.8.2004).
John Kerry đã có khuynh hướng thiên tả ngay từ khi còn là sinh viên. Năm 1962, ông nhập học Đại Học Yale, môn chính là khoa học chính trị, năm 1966 lấy bằng B.A. Tháng 3.1965, trong khi “chiến tranh Việt Nam” đang leo thang, ông được giải Ten Eyck về tài hùng biện khi đọc bài diễn văn chỉ trích chính sách ngoại giao Hoa Kỳ tại Đại Học Yale, trong đó ông bảo, “Chính cảnh tượng ma quái của đế quốc chủ nghĩa Tây phương gây ra sợ hãi cho dân Phi Châu và Á Châu hơn là Cộng sản chủ nghĩa, và do đó, tự nó đánh bại nó” (It is the specter of Western Imperialism that causes more fear among Africans and Asians than communism, and thus it is self-defeating).
Trên tờ The Economist ngày 28.12.2012, tác giả M.S. giao công tác cho John Kerry:
Có một quốc gia nơi đó Mỹ có ảnh hưởng lớn, nơi mà John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng phi thường, và nơi mà sự can thiệp Mỹ có thể có những tác dụng tích cực quan trọng về nhân quyền, ít nhất là cho một số ít người. Đó là Việt Nam. Ông Kerry, cựu chiến binh Việt Nam được gắn huân chương quay ra phản chiến, cực kỳ nổi tiếng ờ Việt Nam, được ca tụng khắp nơi vì đã cùng John McCain đóng vai trò then chốt năm 1990 trong việc giàn xếp vấn đề Tù binh và Chiến binh mất tích (POW-MIA), việc tái lập bang giao và mậu dịch. Không những ông có những quan hệ trực tiếp tuyệt hảo với giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, cá nhân ông cũng nổi tiếng. Hình ảnh ông được dùng để tuyên truyền trong cả chục viện bảo tàng Việt Nam, để tán tụng cái mà chính phủ biểu dương như là sự hối cải của Mỹ về những chính sách sai lầm trong chiến tranh, cùng với việc Việt Nam nổi lên như là một thành viên của cộng đồng quốc tế với một tương quan thân hữu buồn nôn, nếu không phải là căng thẳng. Điều này đặt ông Kerry vào vị trí tuyệt hảo để vận động cho những thay đổi nhỏ thôi nhưng có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, như việc trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mà Việt Nam mới bắt hôm Thứ Năm về tội trốn thuế. Hãy minh bạch: Lê Quốc Quân không vào tù vì trốn thuế…Ông ở tù bây giờ vì Việt Nam đang lên cơn hoạt động kỷ luật chống các người viết blog, rõ ràng liên hệ với thành tích kinh tế lu mờ, các vụ tai tiếng tham nhũng và tranh chấp quyền lực trong thế giới dây mơ rễ má của cổ cánh chủ nghĩa quốc doanh và sự bất mãn ngày càng tăng của quần chúng. Việt Nam có vô số các nhà bất đồng chính kiến trong tù. Mỹ sẽ không có thể bảo Việt Nam ngưng bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến; Đảng Cộng Sản không thích tự tử chính trị. Nhưng Việt Nam lệ thuộc vào các thị trường xuất cảng Mỹ và vào hậu thuẫn quân sự và ngoại giao Mỹ trong cuộc tranh đấu chống Tàu về chủ quyền biển đảo trên Biển Nam Hoa. Điều này cho phép Mỹ tỏ rõ là Việt Nam sẽ trả một cái giá vừa phải, trong sự lúng túng và hỗ trợ suy giảm nếu nó vượt quá những đường vạch không chính thức nào đó trong việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. John Kerry, vì những tư cách riêng, ở tư thế kẻ những đường vạch ấy rộng hơn bất kỳ một ngoại trưởng nào khác, một vị ngoại trưởng không được Việt Nam coi là một vai chính trong việc giảng hòa Việt-Mỹ. Ông nên dùng tư thế ấy để cố kéo được Lê Quốc Quân và vài người bạn hoạt động dân chủ ra khỏi nhà tù. Và tôi lạc quan là ông sẽ làm việc này (”The next secretary of state Hey John Kerry, free Le Quoc Quan”).
John Kerry thân thiện với CSVN không phải để cứu Lê Quốc Quân hay bất kỳ nhà tranh đấu nhân quyền nào khác, mà vì mục đích chính trị. Có thể ông còn ghét những người này vì họ “dám” chống đối CSVN mà ông có mối thân tình hỗ tương. Nay có lẽ chính vì thân CSVN mà ông được TT Obama bổ nhiệm làm ngoại trưởng. Ông đã đi đúng hành trình đã vạch ra.
NGOẠI TRƯỞNG LÝ TƯỞNG
Trong  bài “Tại sao Thượng Viện không nên thông qua việc bổ nhiệm John Kerry” (Why the Senate Shouldn’t Give John Kerry a Pass) đăng ngày  14.1.2013 trên Frontpagenag.com, Bruce Thornton phân tích ảnh hưởng của “hội chứng Việt Nam” trên các quyết định chính trị của John Kerry:
Khi bổ nhiệm John Kerry làm ngoại trưởng và Chuck Hagel làm bộ trưởng Quốc Phòng, Barack Obama đã nhấn mạnh việc phục vụ chiến đấu tại Việt Nam của cả hai người. Làm thế Obama đã lập lại ngụy biện thông thường rằng kinh nghiệm chiến đấu cần thiết cho một người để có đủ tư cách quyết định khi nào, tại sao, và bằng cách nào chỉ đạo chiến tranh, những quyết định mà hệ thống chính trị của chúng ta dành cho những công dân và các đại diện của họ, bất kể họ là cựu chiến binh hay không. Thực ra, thường cũng những kinh nghiệm ấy… có thể bóp méo sự thẩm định của một người về những mục tiêu và mục đích rộng lớn hơn mà chiến tranh phục vụ, dẫn đến những chính sách nguy hiểm… Một thí dụ tang thương có thể tìm thấy trong chính sách đối ngoại tai hại của Anh Quốc sau Đệ Nhất Thế Chiến… làm cho Đức mạnh bạo dẫn đến Đệ Nhị Thế Chiến. Việt Nam hay đóng vai trò tương tự trong chính sách đối ngoại Mỹ suốt 40 năm qua, như trong việc Obama bổ nhiệm các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao… Nhưng xét kỹ thành tích đối ngoại của Kerry sẽ thấy thị kiến bị Việt Nam uốn nắm về quyền uy Mỹ bảo đảm rằng ông sẽ thi hành chương trình của Obama thay đổi Mỹ từ vai trò lãnh đạo toàn cầu thành ra một “đồng tác ý thức được các bất toàn của chính ông” như Obama khi là ứng viên đã viết trên Foreign Affairs, một vai trò thoải mái hơn với “lãnh đạo từ đằng sau”.
Lịch sử Việt Nam bị chính trị hóa mà nhiều cựu chiến binh đã hợp pháp hóa bằng những kinh nghiệm chiến trường bản thân thường bóp méo chính sách ngoại giao Mỹ. Tường thuật rằng Mỹ đã “thua” trận vì nó là sự can thiệp bất công, tân đế quốc vào một cuộc nội chiến trong đó chúng ta hậu thuẫn phe tham nhũng, và một cuộc tranh chấp chỉ đạo sai được đánh dấu bởi sự tàn ác và các đối xử hung bạo với thường dân, tạo ra một tâm lý “đừng bao giờ” phảng phất trong nhiều chính trị gia Anh trong những thập niên 1920 và 1930. “Bài học” Viêt Nam dạy rằng, vì hành xử chiến tranh bất công của chúng ta, chúng ta nên tránh phiêu lưu chủ nghĩa như thế bằng cách nâng cây cản cao cho việc can thiệp của Mỹ đến độ mà Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đáp ứng bằng quân sự, trừ khi quê hương bị tấn công trực tiếp. Thay vào đó, ngoại giao đa phương, các trừng phạt không chết người, chú mục vào nhân quyền, và tin cậy vào LHQ và các định chế đa quốc gia khác trở thành những phương tiện hợp pháp duy nhất để bảo vệ an ninh quốc gia và theo đuổi các quyền lợi của chúng ta… Bài học Việt Nam chân chính là một tranh chấp thắng trên chiến trường vẫn có thể bị giải-thắng (un-win) bởi những chính trị gia vô dụng, bất tài (feckless). Điều này đưa chúng ta về lại John Kerry. Ông đeo đuổi và công nhận những chính sách theo “bài học” Việt Nam sai lầm ấy. Dĩ nhiên, Kerry khởi sự nổi tiếng trong sự nghiệp chính trị bằng cách phỉ báng các bạn cựu chiến binh của ông trong cuộc điều trần tháng 4.1971 trước Thượng Viện… Rồi Kerry tiếp tục tái chế “bài học” Việt Nam thiên tả giả trá: “không có gì ở Nam Việt Nam, không có gì có thể xảy ra thực tế đe dọa Hoa Kỳ. Và để cố tình thanh minh việc mất một mạng người Mỹ ở Việt Nam, Cao Miên hay Lào bằng cách liên hệ sự mất mát ấy với việc bảo tồn tự do — mà những người bất xứng ấy bị coi là đã lạm dụng — đối với chúng tôi là giả đạo đức có tội cao độ”. Thay vì đẩy Cộng Sản xâm lăng ra để bảo vệ tự do, việc tranh chấp là “nội chiến, một nỗ lực của dân chúng đã bao năm tìm giải phóng khỏi bất cứ ảnh hưởng thực dân nào”. Rồi ông đặt Việt Nam vào một bối cảnh rộng lớn hơn của quan điểm thiên tả của Chiến Tranh Lạnh đang được tái chế trong loạt Showtime của Oliver Stones: “Hoa Kỳ vẫn phản ứng rất giống trạng thái tinh thần 1945 và  thời kỳ hậu-chiến tranh lạnh khi chúng ta phản ứng những lực lượng hoạt động trong Đệ Nhị Thế Chiến và ra khỏi đó với hoang tưởng về người Nga và các siêu cường chia nhau thế giới thế nào”. Do đó tại Việt Nam “ngay bây giờ chúng ta đang phản ứng, với hoang tưởng, cái vấn đề về hòa bình và dân chúng tiếp thu thế giới” và cái “gọi là nguyên khối Cộng Sản”.
Bị ảnh hưởng bởi tường thuật này, sự nghiệp chính sách chính trị của Kerry tại Thượng viện sau đó phần lớn có đặc điểm là ở phía trái của hầu hết các vấn đề… Cũng như tns Obama hồi đó, ông phản đối “sự tăng vọt” năm 2007 ở Iraq, gọi nó là “một nhầm lẫn thảm khốc”… Cuối năm 2007, ông bỏ phiếu cho một nghị quyết Thượng viện rút hết quân Hoa Kỳ nội 90 ngày. Ở đây ông cũng đồng ý với tns Obama… Trong một bài trên báo Foreign Affairs cùng năm ấy, ông gọi chiến tranh ở Iraq là “nội chiến” và là “bãi lầy” giống Việt Nam. Về A Phú Hãn, tháng 6 vừa qua, Kerry gọi cuộc tranh chấp “không bền vững” và thúc dục Obama rút quân nhanh, điều mà tổng thống vừa loan báo có ý định làm. Kết quả là sự lập lại thất bại ở Việt Nam… Về các vấn đề khác, ác cảm dùng quân lực và ưu tiên cho tiếp cận ngoại giao, các triệu chứng của “hội chứng Việt Nam”, đã dẫn đến những lầm lỗi trong chính sách ngoại giao… Thành tích các tuyên bố tiền hậu bất nhất (flip-flpping) của Kerry cho thấy có thể giải thích phần lớn cách cư xử của ông bằng thời cơ chủ nghĩa chính trị. Nhưng thị kiến chính sách chính trị của ông là một thị kiến phản ảnh cái gọi là “những bài học” Viêt Nam được uốn nắn bởi cánh tả suốt 40 năm qua. Đó là một thị kiến nghi ngờ tính nghiêm chỉnh của vị thế cường quốc trọng yếu toàn cầu của Mỹ, không tin tưởng vào sức mạnh quân sự Mỹ, và dành ưu tiên cho ngoại giao đa quốc gia và những liên minh đa quốc gia vô trách nhiệm trên ý chí của dân chúng Mỹ được phát biểu qua những đại diện dân cử của họ. Tóm lại, với tư cách là chủ đạo ngoại giao Mỹ, Kerry sẽ là một đầy tớ (servant) trung thành của chính sách ngoại giao Mỹ rút lui và suy thoái của Obama.
Với văn phong châm biếm, Matthew Vadum có những nhận định thiếu thiện cảm về John Kerry:
Tns John F. Kerry (DC-Mass) hôm qua hứa sẽ trung thực thi hành chính sách ngoại giao lộn xộn, phá hoại của TT Obama nếu được chuẩn nhận làm ngoại trưởng Hoa Ký. Thuyết trình trước Quốc Hội, ông cam kết sẽ hóa giải sự cường điệu (de-emphasize) vai trò quân sự mà cuộc tấn công khủng bố 9/11 “chất đầy lên chúng ta”. Ông bảo “Chúng ta không thể có một nền ngoại giao được quy định bởi quân đội hoặc máy bay không người lái hoặc đối đầu”. Ông nói với các đồng viện rằng đã đến lúc làm nổi bật các chương trình Hoa Kỳ ở ngoại quốc nhắm vào việc giúp người nghèo, tăng cường nhân quyền và đánh bại bệnh tật, “Chúng ta không thể để cho việc thiện phi thường mà chúng ta làm để cứu vớt và thay đổi các cuộc sống bị hoàn toàn che lấp”… Người trí thức (Brahmin) Boston được yêu thích của Cánh Tả, cái con người trì độn, có vẻ không có đam mê, nói nước đôi, chẳng có thành tích lập pháp quan trọng nào, bây giờ hầu như chắc chắn sẽ thành người đứng đầu ngoại giao (The Left’s favorite Boston Brahmin, this dull, seemingly passionless, double-talking man, bereft of important legislative accomplishments, now appears virtually certain to become the nation’s next top diplomat)… Kerry cam kết làm theo yêu cầu của hành pháp về ngoại quốc tóm lại là nguyện ước sẽ xuất cảng cũng cái thứ lộn xộn và bất ổn trên toàn cầu mà Obama đã gây ra trong nước – không phải là tổng thống cần sự giúp đỡ sau khi biến Ai Cập, cho đến khác gần đây vốn là đồng minh Ả Rập chân thành nhất của Mỹ, thành một kẻ thù Hồi giáo trong một thời gian tương đối ngắn. Các người tả khuynh như Kerry thường ít quan tâm đến việc
bảo vệ nước Mỹ, họ thích  chuyển ngân sách quốc phòng của quốc gia cho các chương trình phúc lợi xã hội. Cánh tả muốn gửi binh lính của chúng ta ra nước ngoài như là những cán bộ xã hội có võ trang mang gói bảo dưỡng thay vì là những chiến sĩ bảo vệ quyền tự do và lợi ích của Mỹ. Ai đã xem Kerry, cứng ngắc và như người máy trong vai trò ứng cử viên tổng thống… biết rằng ông rất thích hợp để điều hành cái buồng vang vọng tự do-quốc tế chủ nghĩa (liberal-internationalist echo chamber) chính là Bộ Ngoại Giao… Rand Paul (CH-Ky.) chỉ trích TT Obama “đơn phuơng đem chúng ta vào chiến tranh ở Libya mà không được phép của lập pháp”. Ông ghi nhận, Barack Obama lúc ấy là ứng cử viên tổng thống bảo ông phản đối những tổng thống tham chiến không được phép quốc hội, nói thêm rằng Kerry đã tố cáo việc Hoa Kỳ can thiệp vào Cao Miên trong thập niên 1970 cũng vì nguyên nhân ấy. Paul bảo, “Hiến pháp không thực sự cho ai cái thứ trọn quyền lúc tham chiến lúc không”. [Kerry đáp] “Tôi nghĩ rằng Barack Obama rất minh bạch, đó thực sự là điều tôi thích nơi ông. Những ngươi, ồ, Rand Paul, chắc chắn không ưa bất cứ cái gì về Barack Obama. Tôi thực thích cách nói thẳng của ông khi ông tranh cử và bảo “không tổng thống nào được đơn phương tham chiến, Hiến Pháp không cho phép làm thế”. Người Mỹ có thể được tha thứ nếu họ quên rằng Kerry là ứng viên tổng thống thất bại của Đảng Dân Chủ với hậu thuẫn tài chánh hùng hậu của những tỷ phú cấp tiến như George Soros và Peter B. Lewis, suýt hất cẳng TT George W. Bush năm 2004. Kerry giầu kếch sù có thể không đáng nhớ nhưng chắc chắn là ông kiên trì. Là tay tả phái căn bản mê limousine (the ultimate pampered limousine leftist), suốt quãng đời trưởng thành, Kerry đã ở phía sai trái mỗi lần có tranh luận về chính sách ngoại giao quan trọng. Điều này khiến ông thích hợp cho nội các của TT Obama… Có lẽ không có ai đủ tư cách hơn Kerry để phất cờ trắng trước các kẻ địch của Mỹ. Dù sao thì vị thượng nghị sĩ lão thành từ Massachusetts, lâu đời hơn Obama đến hai thập niên, cũng đã làm việc cực nhọc trong các chiến hào của phản-Mỹ chủ nghĩa nổi loạn suốt sự nghiệp của ông (”Kerry as Obama’s Overseas Enforcer”. Frontpagemag.com. January 25, 2013. – http://frontpagemag.com/2013/matthew-vadum/kerry-as-obamas-overseas-enforcer/).
John Kerry có thể tâm đầu ý hợp với tổng thống hơn là Hillary Clinton để thi hành một chính sách đối ngoại mới của Obama.
Miến Điện cũng có thể coi là thành tích sáng giá nhất trong nhiệm kỳ đầu của TT Obama. Nếu ngoại trưởng John Kerry cũng giúp Việt Nam “lột xác” như ngoại trưởng Hillary Clinton đã giúp Miến Điện, do đó khép chặt vòng đai bao vây Tàu, thì đấy có thể là một thành tích đáng kể hơn nữa cho nhiệm kỳ hai của TT Obama. Không ai có thể thích hợp hơn John Kerry để làm việc này vì mối thâm tình của ông với CSVN. Phải chăng đấy là một trong những lý do mà TT Obama đã chọn ông làm ngoại trưởng và được Quốc Hội sẵn sàng chuẩn nhận?
Giả thuyết này có vẻ đứng vững với việc bổ nhiệm một cựu chiến binh Việt Nam khác, thượng sĩ Charles Timothy “Chuck” Hagel, làm bộ trưởng Quốc Phòng. Hai bộ quan trọng nhất trong nội các đều trong tay các cựu chiến binh Việt Nam cũng là điều đáng chú ý.
Chú thích:
<*> Đoạn 3, tu chính 14 Hiến Pháp Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày 9.7.1868, quy định: “No person shall be a Senator or Representative in Congress, or elector of President and Vice President, or hold any office, civil or military, under the United States, or under any state, who, having previously taken an oath, as a member of Congress, or as an officer of the United States, or as a member of any state legislature, or as an executive or judicial officer of any state, to support the Constitution of the United States, shall have engaged in insurrection or rebellion against the same, or given aid or comfort to the enemies thereof. But Congress may by a vote of two-thirds of each House, remove such disability”.
<**> Không có tiếng Việt nào để dịch từ ngữ Field General. Đó là một trò chơi tốc chiến tốc thắng hên xui và có chiến thuật để quyết định người chơi là ông tướng 4 sao hay chỉ là lính tốt đen đeo đầy huy chương. Robert Elder dùng từ ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét