Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

MỸ CỘNG (6): KẾT CUỘC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM, 1975


SÀI GÒN – 5. KẾT CUỘC: GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM, 1975
Tại Campuchia … Chúng đâm xỏ dọc nguyên thân các nhi đồng bằng một cọc tre và dùng đinh đóng các xác này trên tường của các tòa nhà. … Nhiều bà mẹ đã lập tức hóa điên. 138
Tại Việt Nam … Lúc 06:30 chiều ngày 29 tháng 4, 1975, “Điện bị cắt … cả thành phố tối thui … bị bao phủ vì tủi hổ”. 139 Đèn đường tắt hết, mưa đổ xuống, nhưng  sự phản bội và nổi nhục của Mỹ không bao giờ được rửa sạch.

Tại Lào… Chiến dịch –  Tiêu huỷ Diệt chủng, và – Triệt tiêu Toàn diện xóa bỏ các bộ tộc Hmong trên cao nguyên của Lào, bắt đầu thập kỷ của – thanh lọc sắc tộc và diệt các chủng tộc miền núi mà đã – không được ngay cả một phút tin thôi trên các hệ thống Mỹ.






Giải phóng Miền Nam Việt-Nam, tháng giêng tới tháng 4 năm 1975



Sau phần tường trình về công tác nhiều năm thành công tiến hành “hoạt động chính trị” chống lại kẻ thù (địch vận) ở ngoại quốc, và trong phong trào hòa bình tại quốc nội Hoa Kỳ, chúng ta đi nhanh qua phần kế tiếp.



Hà Nội đang hoàn thiện kế hoạch của mình – giải phóng miền Nam Việt Nam và cuối cùng là thống nhất dưới quyền Cộng sản toàn bộ Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Bộ đội đầy đủ súng ống của  Bắc Việt tin tưởng là một tân Quốc hội Hoa Kỳ hoàn toàn không bị ràng buộc bởi quyền phủ quyết sau sự kiện Watergate, lại được hỗ trợ bởi bọn Mỹ cùng chí hướng  trung thành với Hà Nội trong phong trào hòa bình, sẽ ngăn chặn Tổng thống Gerald Ford can thiệp. Lực lượng quân sự của miền Nam Việt Nam không còn có thể có được các tiếp liệu vào phút cuối của Mỹ như họ đã từng có trong các cuộc xâm lược trước vào năm 1968 và 1972.



Sau khi lặng lẽ tăng gấp bốn lần hoơ các chuyến chuyển vũ khí, trong đầu tháng 11 ở Moscow và cuối tháng 12 năm 1974 tại Hà Nội, giới lãnh đạo quân sự của Liên Bang Xô Viết đã đích thân khuyến khích các lãnh đạo Bắc Việt.140 Tại Hà Nội vào cuối tháng 12, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang của Liên Xô, tướng VG Kulikov, đã gặp Thủ tướng Chính phủ, tay chuyên nghiệp thường đứng ra chào đón các phái đoàn hòa bình Mỹ, Phạm Văn Đồng, chiến lược gia quân sự, Tướng Võ Nguyên Giáp và tên tướng chỉ huy cuộc xâm lược là Văn Tiến Dũng. Ngày 27 tháng 12 năm 1974,  Kulikov đã ca ngợi trình độ tác chiến cao trong việc huấn luyện của các đơn vị Bắc Việt mà y đã duyệt. 141 Có lẽ Kulikov nói với bọn cộng sản Việt là chúng đã tốt nghiệp để từ ở vị trí chỉ là – tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á,  142 thành một cái gì đó  đáng kể hơn. Tướng Giáp cảm ơn  – sự giúp đỡ to lớn và hữu hiệu của Liên Xô … mà đã dành cho nhân dân ViệtNam.



Kulikov cho bọn cộng sản Việt Nam một chân dung khảm xa-cừ của VI Lenin … Đến năm 1975 việc ca ngợi công khai như trước kia đối với Thomas Jefferson đã không còn hữu dụng trong công tác tuyên truyền.



Vậy là, cuộc xâm chiếm cuối cùng của miền Nam ViệtNamđã được quyết định.


Trong hai cuộc họp 143 tại Hà Nội vào tháng 12 năm 1974 và tháng 1 năm 1975, Lê Duẩn, tên kế nhiệm Hồ Chí Minh và là lãnh tụ Đảng Cộng sản thuyết phục Bộ Chính trị Bắc Việt để thực hiện một cuộc xâm lược quy mô khác toàn miền Nam Việt Nam. Mặc dù chiến dịch tổng tấn công vào năm 1968 và 1972 đã thất bại rất nặng nề, thì bây giờ, một Quốc hội hậu Watergate với sự hỗ trợ bởi một bộ máy phản chiến quốc gia sẽ khiến Tổng thống Gerald Ford sẽ nhu nhược, hầu ngăn chặn việc Mỹ cung cấp vũ khí, và không trợ cho các đồng minh Nam Việt Nam.

Việc Giải Phóng Nam Việt nam


Để thăm dò ý chí của của Mỹ, vào ngày 1 tháng giêng năm năm 1975 lực lượng quân sự chính quy Bắc Việt tấn công Phước Bình, thủ đô của tỉnh Phước Long chỉ cách Sài Gòn một trăm dặm. Đại sứ Graham Martin cầu xin Washington hãy có một phản ứng ngoại giao và công khai có sắp xếp tốt hơn và mạnh mẽ hơn là trong quá khứ. Martin muốn toàn bộ sự thật như là một câu trả lời để bác bỏ chiến dịch có tổ chức cố tình dối trá và bóp méo, đặc biệt là từ – Don Luce, Fred Branfman … trong Trung tâm Tài nguyên Đông Dương (Indochina Resources Center) 144 Khi thấy không có phản ứng quân sự từ Chính phủ Mỹ, các tên đồng chí cùng chiến tuyến đầy kinh nghiệm của Hà Nội trong Liên minh  Chống Tài Trợ Chiến Tranh (Coalition to Stop Funding the War ) vùng lên ra tay hành động. Liên minh Mỹ đã lên án chế độ Thiệu của miền Nam Việt Nam vi phạm tự do báo chí và bỏ tù hàng chục ngàn tù nhân chính trị. Hà Nội thì không có tự do báo chí mà còn thủ tiêu các nhà bất đồng chính kiến. Liên minh Mỹ không đổ lỗi cho các tiểu đoàn và sư đoàn trang bị vũ khí đầy mình của các lực lượng xâm lược cộng sản, mà lại kết án quân đội Nam Việt đã luôn luôn phá hoại hòa bình tỉnh Phước Long bằng cách – liên tục tấn công các khu vực thuộc quyền Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, bao gồm cả tỉnh Phước Long.145

Nhìn chung bề ngoài, đối với đa số những người không am tường thì Liên minh Ngăn chặn tài trợ Chiến tranh có vẻ như là là một kết hơp hùng mạnh của các tổ chức đại diện cho một phần lớn công luận Mỹ. Thực ra, Liên minh này được thành lập do nhiều nhóm nhỏ của bọn cùng phối hợp để tự tuyên bố là tiếng nói cho tất cả các thành viên của nhiều nhóm tiền phong bao gồm America Friends Service Committee, ASFC, Clergy And Laity Concerned, CALC, Episcopal Peace Fellowship, Fellowship of Reconciliation, Indochina Mobile Education Project, Indochina Peace Campaign, IPC, Indochina Resource Center, IRC, International Committee to Free South Vietnamese Prisoners from Detention, Torture and Death, Medical Aid to Indochina, MAI, People‘s Coalition for Peace and Justice, PCPJ, SANE, Vietnam Veterans Against the War, VVAW, Women‘s International League for Peace and Freedom, WILPF, War Resisters League, WRL, và Women Strike for Peace, WSP.

Các tổ chức này thường có cùng hội viên, văn phòng và máy in. Các hội đã được hưởng quy chế miễn thuế là Board of Social Concern of the United Methodist Church, United Church of Christ, and the United Presbyterian Church thì lại quay qua tài trợ cho hội cũng được được miễn thuế là Indochina Resource Center, mà đã sản xuất một số lượng khổng lồ về tài liệu tuyên truyền ủng hộ Hà Nội cho Liên Minh, rồi vận động ở hành lang Quốc hội và không cung cấp được tài liệu cho Quốc hội về tình trạng miễn thuế của họ.

Coalition to Stop Funding đã nhiệt tình cung cấp bộ mặt bề ngoài một cách hiệu quả và hợp pháp cho cuộc xâm lược của Cộng sản vào năm 1975.

Pháo kích tỉnh lỵ Sông Bé (Phước Bình), thủ phủ của tỉnh Phước Long

Được xếp cùng hạng với cuộc kháng cự cuối cùng tại Alamo và tại đèo Thermopylae, tuy hào hùng nhưng vô ích, quân đội can trường của Cộng Hoà Việt Nam, Quân Đội VNCH, bị thương vong quân tới 84% và 20.000 thường dân vô tội đã chết. Lịch sử gần như không nói gì tới việc phòng thủ oai hùng của QLVNCH tại Phước Bình và việc cộng sản tàn sát dã man thường dân không tự  vệ. Cuối tháng 12 năm 1974 và đầu năm 1975 vụ pháo kích của dân thường ở thành phố Sông Bé, 146 còn được gọi là Phước Bình, thủ phủ của tỉnh Phước Long, cũng là một vụ tàn sát do cộng sản thi hành mà đã không được tường trình đúng mức trong suốt lịch sử lâu dài của cuộc chiến. Douglas Pike nay cho biết hành vi hung ác của cộng sản rất phổ biến đến mức mà báo chí đã không còn xem chúng như là – tin tức. 147 Thật vậy, sớm nhất là vào năm 1966 Văn Phòng Liên Hợp Các Vấn Đề Công Cộng (Joint United States Public Affairs Office, JUSPAO), đã có một máy bay trực thăng trực sẳn chờ hàng ngày để đưa các phóng viên đến các nơi đã xẩy ra các hành vi tàn ác này. Các phóng viên hầu như không bao giờ sử dụng tới trực thăng này 148 và đã hoàn toàn không viết gì về các tội ác cộng sản.

Sau khi nghỉ ngơi chờ sẵn trong mật khu tại Cam-pu-chia của họ, các lực lượng chính của quân Bắc Việt và Việt Cộng đã di chuyển vào miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công ban đầu bao gồm hai sư đoàn bộ binh, một tiểu đoàn xe tăng T-54 Liên Xô, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn phòng không, và nhóm trinh sát Việt Cộng với bộ binh. Khởi công ngày 13 tháng 12, năm 1974, quân Bắc Việt nhanh chóng loại bỏ từ tiền đồn này tới tiền đồn khác của Nam Việt và sau đó chỉa mủi dùi vào sân bay tại Sông Bé. Lực lượng phòng thủ của Quân Đội VNCH phản công lại với lựu đạn, pháo và trực thăng,  triệt hạ 16 xe tăng địch mới vừa được tân trang lại, nhưng QLVNCH đã đành khất phục trước sức pháo vượt trội của địch là 3.000 quả mỗi ngày.

Ngày 6 tháng 1, trong khi chiến đấu chống lại bốn xe tăng T-54, vị tỉnh trưởng đã bị trúng thương nặng (mà sau đó đã tử thương) và đã phải cùng bộ tham mưu rút lui bỏ Sông Bé, Phước Bình, thủ phủ tỉnh đầu tiên bị mất vào tay địch. Hầu hết các đơn vị phòng thủ gồm có Quân Đội VNCH, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đều đã chiến đấu cho tới khi chết, – chỉ có 850 trong số 5.400 là sống sót, 16%. Hàng chục ngàn đã bị tàn sát, chỉ có 3.000 phụ nữ và trẻ em trong số từ 20.000 đến 30.000 thường dân thoát khỏi được trận pháo tàn nhẫn và bừa bãi của pháo binh và xe tăng Hà Nội.

Ngày 7 tháng giêng, Phước Bình thất thủ. “Số ít công chức cấp tỉnh, thôn, và ấp đều bị xụ tử mà không cần xét xử”. 149 Trận chiến đánh chiếm tỉnh Long Phước hoàn tòan không hề là – nhân đạo và khoan dung như những chính sách mà bọn cộng sản luôn luôn đề cao và các phong trào ‘hòa bình’ luôn luôn cổ xúy – tính cách tàn bạo của nó thật là dứt khoát.

Liên minh Coalition to Stop Funding the War, luôn luôn trung thành với Hà Nội, tuyên bố là Ngoại trưởng Henry Kissinger (Tổng thống Ford đã không bị đề cập đến) đã ngấm ngầm cố gắng bóp méo công luận và bi thãm hóa cuộc chiến. Tờ Washington Post viết, – Họ đang phô bày Phứơc Bình như là một ví dụ nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi những thị xã, thành phố và các tỉnh quan trọng hơn của Nam Việt, … 150 Cả phong trào hòa bình cũng như là báo chí đã không tin là cộng sản ác độc cũng như không tin là QLVNCH oai hùng.


Đại tá Harry G. Summers viết rằng cuộc xâm lược của Bắc Việt tại tỉnh Phước Long là – một vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris … rõ ràng để thăm dò ý chí của Mỹ,… Tổng thống Gerald Ford đã nhu nhược hạn chế phản ứng của mình chỉ bằng những công điện ngoại giao. Bắc Việt Nam đã được bật đèn xanh để xâm chiếm miền Nam Việt Nam  151, và, chúng tôi thêm là, đã nhận được ba lần hô to cổ vũ từ các điệp viên Mỹ của họ mà đang nằm trong Liên minh Coalition to Stop Funding the War.

Kể từ đó, với cán cân bằng quân sự nay đã cố định và không thay đổi, các biến chuyển quân sự lần lượt tiếp diễn không ngừng cho tới kết quả đương nhiên của chúng – cuộc xâm chiếm toàn bộ miền Nam ViệtNam, Campuchia và Lào của cộng sản.

Cuộc xâm chiếm miền Nam Việt Nam chỉ mất bốn tháng, kết thúc nhiều năm trước cả lịch trình ban đầu của Hà Nội. Ở khắp mọi nơi, bộ đội được trang bị rất đầy đủ của Hà Nội đã đối đầu với một quân đội miền Nam Việt Nam mà chỉ được trang bị với vũ khí cứ cạn kiệt nghiêm trọng lần lần và hoàn toàn không hy vọng có thêm viện trợ Mỹ nữa. Chiến lược gia cốt yếu của miền Bắc Việt Nam và cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết, trong Làm thế nào Chúng tôi thắng trận, ” [Đảng chúng tôi] đã kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ở vào vài giai đoạn nhất định … cùng với đấu tranh ngoại giao để hoàn toàn đánh bại cuộc chiến  xâm lược tân thực dân của Mỹ-Thiệu.” 152 Giáp, theo lời Đô đốc Elmo Zumwalt, đã rất rõ ràng. Họ luôn luôn biết là họ đã giành chiến thắng ngay ở đây [ở Mỹ] và các bọn Jane Fonda của thế giới này đã rất là lợi ích cho họ. 153 Như chúng ta sẽ thấy, việc đấu tranh chính trị, sử dụng phong trào phản chiến (địch vận) đã đóng một vai trò hợp nhất và quả thật cốt yếu cho các chiến thắng quân sự của Hà Nội vào năm 1975.

‘Mùi Chiến Thắng”

Tin tức – Watergate. Quốc hội triệu tập vào ngày 14 tháng giêng năm 1975. Một năm trước đó, Hiệp định Hòa bình Ba-lê trong tháng giêng năm 1973 đã cho phép – thay thế viện trợ quân sự không giới hạn, vật tư thiết yếu như thuốc men, bông băng, đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cho Nam Việt. Hơn nữa, Tổng thống Nixon đã hứa với Thiệu rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ can thiệp để cứu Sài Gòn như đã từng làm vào năm 1972 (và ở Yom Kippur năm 1973). Nixon nay đã không còn và nghĩa vụ quy định bởi hiệp ước hòa bình cùng những lời hứa của tổng thống bất kể tới Quốc hội nay mang ý nghĩa khác. Thượng nghị sĩ Edward Kennedy và John Tunney đề nghị tu-chính dự luật ngân sách quốc phòng để tiếp tục giảm triệt để thêm viện trợ quân sự cho Nam Việt. Một tu-chính từ Kennedy cắt giảm $ 266 triệu từ một dự luật chi tiêu bổ sung cho Việt Nam. Sau đó là cắt giảm 220 triệu USD dành cho Campuchia. Một cuộc điều tra của Thượng viện về Chiến dịch Hòa bình tại Đông Dương của Hayden và Fonda bị xếp lại. 154 Để trả lời yêu cầu của Tổng thống Ford chuẩn chi 522 triệu để hỗ trợ Đông Dương, tổ chức Weather Underground đánh bom Bộ Ngoại giao làm hư hỏng 20 phòng nằm trong ba tầng lầu, đe dọa bốn địa điểm khác tại Washington, nhưng thất bại khi đặt bom Tòa Nhà Liên Bang ở Oakland. 155 Việc cắt giảm hai phần ba viện trợ cho Nam Việt của Quốc hội đã, như chúng ta từng thấy, làm trầm trọng hơn do việc Liên Xô đã tăng gấp bốn lần hơn viện trợ cho Bắc Việt.

Các tên phản chiến Dân chủ và bọn chó nhát Cộng hòa đã cắt ống dưởng khí đang nuôi giúp các đồng minh của chúng ta, Andy Messing, một sĩ quan bộ binh trong Congressional Affairs đã hồi tưởng lại.156 Trong một vài tháng sau đó, Kissinger đã nói với John Connolly, cựu Thống đốc Texas và bạn của Tổng thống Nixon, – Chúng tôi gây nên làn sóng hoảng sợ, và sau đó chỉ là địa ngục mà thôi. Chắc chắn đã sẽ có tấn công (Bắc Việt), nếu không vì các cuộc tranh luận tại Quốc hội về việc viện trợ cho các đồng minh của chúng ta. 157 Gareth Porter, George Kahin, Tom Hayden đã ra làm chứng trước Quốc hội như là một phần kế hoặch của Liên minh Coalition to Stop Funding the War.

Đại Hội Quốc Gia để cứu vãn Hòa bình – ngày 25 tới 29 tháng giêng năm 1975


Hòa bình đang bị đe dọa không bằng các chiến xa Bắc Việt, nhưng mà bởi kháng chiến miền Nam. Vì vậy, trong khi Bắc Việt Nam đang bắt đầu trận tấn công cuối cùng để đánh bại Nam Việt, Tom Hayden và Jane Fonda nhập chung với IF Stone, Bella Abzug, Joan Baez, Rabbi Balfour Brickner, Daniel Ellsberg, George McGovern, Holly Near, Pete Seeger, và hàng ngàn tên khác trong một Đại Hội Quốc Gia để cứu vãn Hòa bình. Từ thứ bảy 25 tháng giêng đến ngày 29 tháng giêng năm 1975, chúng đã gặp nhau tại Đại học Georgetown, tại nhà thờ Presbyterian ở đại lộ New York, điện Capitol và nhà thờ Lutheran Church of the Reformation. Chương trình của các buổi họp của Đại hội tại Georgetown đáng chú ý nhất là đã có sự hiện diện của Giám mục James Armstrong, Nguyễn Hữu An (Liên minh của người Việt Nam), Fred Branfman (Indochina Resource Center), Thích Thiện Châu (Việt Nam Resource Center), Bob Chenoweth (IPC POW), Tom Cornell (FO), dân biểu Ron Dellums, dân biểu Robert Drinan, Ngô Công Đức (Indochina Resource Center), Daniel Ellsberg, Jim Forest (AFSC), Morton Halpern (Trung tâm Nghiên cứu an ninh Quốc gia), dân biểu Tom Harkin, Sokhom Hing (Group of Khmer Residents), Ngô Vĩnh Long (Indochina Resource Center), Don Luce (Calc), Doug Hostetter (United Methodist), Ed Miller (IPC,POW), Gary Porter (Indochina Resource Center), Le Anh Tu (NARMIC/AFSC), Cora Weiss (Medical Aid to Indochina) và Ron Young (AFSC).


Tom Hayden với Jane Fonda trình chiếu phim Haskell Wexler của chúng – Giới thiệu kẻ thù (Introduction to the Enemy), nhằm mô tả cuộc sống hạnh phúc của các chiến binh, phụ nữ, trẻ em, người lao động Việt Nam để đến một chủ nghĩa xã hội không tưởng. Cuốn phim của Peter Davis và Bert Schneider, Hearts and Minds, là một tuyên truyền chiến tranh tuyệt hảo nhằm mô tả nền văn hóa Mỹ như là chỉ có tính cách phân biệt chủng tộc và quân phiệt. Các buổi hội thảo bao gồm tất cả những đại ảo tưởng và đại lừa dối về cuộc chiến tại Việt Nam, bao gồm luôn cả những kỳ vọng to lớn nhất của trí tưởng tượng tả phái, một thành phần thứ ba tại Việt Nam, hòa giải, trung lập, viện trợ y tế, và bồi thường chiến tranh. Đã xuất hiện những quan niệm mà nay đã trở nên thông thường và hữu ích nhằm  bóp méo sự thực: Campuchia được hòa bình sau chiến tranh, luật quốc tế sẽ tương phản với chế độ tra tấn của Nam Việt, các tù nhân chính trị, các chuồng cọp ác độc của CIA. 158 Liên minh yêu cầu, – Quốc hội hãy từ chối bất kỳ nỗ lực nào để gia tăng viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam HOẶC Campuchia. 159


Ngoại trưởng Kissinger đã kể về tính cách nghiệt ngã do việc Hoa Kỳ không viện trợ được đồng minh. Ngày 9 tháng 2 năm 1975 Kissinger điện thoại cho Silvio Conte (Cộng hòa-Massachusetts) để thảo luận về số 377 triệu đô-la viện trợ khẩn cấp cho Campuchia. Conte trả lời – công luận chống lại việc này. Kissinger hỏi lại tâm trạng công chúng sẽ ra sao nếu – họ thấy cảnh quân Cộng sản tiến vào Phnom Penn – điều này chắc chắn sẽ xẩy ra vào ngày 15 tháng 4 nếu họ không nhận được tiền. 160 Kissinger đã đóan sai đúng ba ngày. Kissinger và Walt Rostow, cố vấn của Tổng thống Kennedy và Johnson, bàn luận vào ngày 22 tháng 2 năm 1975.


Kissinger: – Những gì chúng ta đang làm tại Việt Nam quả là một trong những đại bi kịch của thời đại chúng ta.


Ngày 24 tháng hai năm 1975 Kissinger nói với Bộ trưởng Quốc phòng James Schlessinger rằng khi thất bại  -  trong việc đối phó với Khmer Đỏ tại Campuchia … đã như đổ xác người xuống cống.


Ngày 2 tháng 3 năm 1975, Sydney H. Schanberg của tờ New York Times, tường thuật về từ Phnom Penn, Cam-pu-chia, đặt câu hỏi lý do vì sao Hoa Kỳ nên tiếp tục hỗ trợ đồng minh là Chính phủ Lon Nol. Một viên chức Đại sứ quán trả lời, – Nếu phía bên kia nắm quyền, họ sẽ giết chết tất cả các những người có học, các giáo viên, các nghệ sĩ, trí thức, và đó sẽ là một bước lùi trở về với thời man rợ,  Schanberg không tin nhhư vậy. Vì vậy, anh ta viết về quan điểm riêng của mình trong khi vẫn còn hưởng sự an toàn tương đối tại thủ đô Campuchia. Không hề để ý tới chính sách và cách thực hành của hệ thống man rợ từng được biết đến của Khmer Rouge, Schanberg viết rằng tuy – trong khi các phần tử nổi dậy – có thể chỉ đốt cháy toàn bộ nhiều ngôi làng, giết hại và gây tàn phế cho các nông dân không có vũ khí, – thì cách xử sự này đã không là nhất trí và có tính cách toàn quốc. Anh ta đã che dấu các sự thật đáng kinh bằng cách tường thuật là các lực lượng Khmer bị chia ra thành các nhóm Stalin, Mao-ít và quốc gia tranh dành lẫn với nhau. Gần như là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, các độc giả của anh ta chắc phải nghĩ thế. Các phần tử nổi dậy –  đã có -  mục tiêu chung là lật đổ chính phủ Lon Nol được Mỹ hậu thuẫn, – ngụ ý rằng việc chống đối chủ nghĩa đế quốc cũng không có gì là quá xấu. Một phụ đề đã đăng, – Đối với Nhân Dân, chính chiến tranh  là kẻ thù, 162 Bằng một cách nào đó, đương sự đã không để ý tới làn sóng người Campuchia đang chạy trốn Cộng sản về với đồng minh của Mỹ. Tỏ ra là mình luôn luôn biết ai phạm tội, Sydney Schanberg sau đó quy lỗi cho việc Mỹ đánh bom đã gây ra nạn diệt chủng Campuchia sau đó. Việc ném bom của Mỹ đã làm Pol Pot nổi khùng lên.


Ngày 5 tháng 3, Dân Biểu Otto Passman nói với Kissinger rằng ủy ban của ông còn thiếu  một phiếu bầu để thông qua viện trợ cho Cam-pu-chia. Kissinger nói với Phil Habib, – Rồi sẽ không đi đến đâu và chúng ta sẽ tự vấn lương tâm để khi đi xuống mà đầu vẫn ráng ngẩng lên. 163


Và nhóm Weather Underground, nhằm phản đối việc tái diễn chiến tranh gây ra bởi Sài Gòn và Washington tại Việt Nam, vào ngày 28 tháng giêng đã đánh bom Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, DC và trong cùng một ngày tại Oakland, California, một văn phòng của Cơ quan Phát triển Quốc tế ( Agency for International Development).164


Trong khi đó, để giành chiến thắng, Bắc Việt tăng cường thêm khoảng 250.000 binh sĩ vô Nam Việt Nam. Tổng cộng, 418.000 bộ đội xâm nhập miền Nam, 17 sư đoàn tác chiến và một số lượng tương đương trong vai trò hỗ trợ.


Hãy đổ lổi cho Tên Đại Sứ Điên Khùng


Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn là Graham Martin cố gắng một cách tuyệt vọng tìm kiếm viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Nhân viên CIA Frank Snepp viết trong Decent Interval  là cách thức của Martin đối với Washington là chỉ thẳng mặt các tên Mỹ đang mưu đồ và tuyên truyền cho Hà Nội: “Tom Hayden, Jane Fonda, Fred Branfman và Don Luce của Indochina Resource Center là những tên mà ông đề cập đến một cách thường xuyên nhất. “. FBI và CIA đã không thể cung cấp cho Đại sứ Martin nguồn tin giúp ông chứng minh được cáo buộc của mình chống  các điệp viên Mỹ đang gây ảnh hưởng giúp Hà Nội – nơi nào mà chúng đã nhận được tiền trả cho chúng. Theo Snepp, không ai chịu nghe Đại sứ Martin, ngay cả khi ông mô tả đó cũng một chiến thuật tuyên truyền mà Bắc Việt đã dùng để chống lại Pháp. 165 Ngay cả cựu Chủ tịch Hành Pháp Trung Ương Nam Việt là Nguyễn Cao Kỳ cũng tin rằng việc hầu như ai cũng ghét Đại sứ Martin đã khiến các yêu cầu cuối cùng của Sài Gòn để được hỗ trợ trở nên tuyệt vọng. Martin đã bác bỏ mạnh mẻ lập luận của các kẻ mà ông cho là cản trở đường tiến. Trong những ngày cuối cùng của một cuộc chiến tuyệt vọng, Đại sứ Martin đã không còn xử sự một cách ngoại giao nữa.


Vào ngày 6 tháng 3 năm 1974, Đại sứ Graham Martin viết một bức điện gần 20 trang tấn công phóng viên David Shipler của New York Times, gọi việc làm của y – là một sự việc có thể dùng để nghiên cứu về công tác tuyên truyền che dấu dưới chiêu bài điều tra báo chí. Shipler không báo cáo các hành vi vi phạm Hiệp định Paris của Việt Công. Mặc dù đứng trưóc một cuộc xâm lược từ Bắc Việt, Shipler, giống như bọn vận động hành lang phản chiến, đã tường trình là chỉ có một bên tiến hành chiến tranh, Nam Việt. Thiệu có bác bỏ các cuộc bầu cử, nhưng Shipler cũng không đề cập đến việc là từ năm 1954 cộng sản đã từ chối bất kỳ cuộc bầu cử nào mà được quốc tế giám sát. Shipler biện bạch cho việc Bắc Việt sử dụng pháo hạng nặng và cũng không báo cáo sự kiện Cộng sản tập trung pháo vào đám đông thường dân đã bị mắc kẹt hay đang chạy trốn. Martin nhận xét là tường trình của Shipler không chỉ là tuyên truyền, và là phong trào phản chiến đang phối họp các nỗ lực của chúng thông qua Hội nghị Stockholm bị kiểm soát bởi Liên Xô và thông qua các đại diện của Hà Nội ở Paris. 166 Cục quốc tế của Đảng Cộng sản Liên Xô tài trợ cho Hội nghị Stockholm 15 triệu $ mổi năm. 167


Khi George Webber, chủ tịch của New York Theological Seminary thất bại không liên lạc được với cộng sản ở Sài Gòn để yêu cầu họ ngưng lại chính sách khủng bố, theo như lời yêu cầu của Đại sứ Martin, Martin đã gởi qua bưu điện cho Webber một hộp đầy hình ảnh của các trẻ em bị tàn phế. – … Nhưng do quyết định của ông … những đứa trẻ này khã dỉ có thể vẫn còn sống.  Cả hai thư gởi cho Shipler và Webber đều bị tiết lộ ra cho báo chí. 168 Thành ra, cung cách cư xử không đẹp của Martin mới trở thành đáng là những bản tin, còn việc Cộng sản tàn bạo thì chắc chắn không đáng đã tin để tường thuật. Và hầu hết tất cả mọi người đều cũng đã biết từ nhiều năm nay xuyên qua tuyên truyền của Hà Nội cung cấp bởi các tên phản chiến Mỹ rằng chính Mỹ đã giết trẻ em tại Việt Nam. Việt Cộng yên lành qua cơn sóng gió.


Bạn sẽ có dám đốt cháy một trẻ em khi cần?


Trí Thức Moscow

Vào tháng 3 năm 1975, cộng sản Khmer Đỏ tại Campuchia và quân đội của Hà Nội ở miền Nam Việt Nam chỉ cần vài tuần nữa để chiến thắng. Jane Fonda thì đang ở tại Moscow và đã đánh hơi được cái “mùi của tự do” mà đã y thị đã từng thưởng thức trong một cuộc diễu hành quân sự của Liên Xô vào ngày May Day năm 1964 với người tình Pháp và cũng là người chồng đầu tiên của y thị, Roger Vadim. Trong thời gian ở Liên Xô, Fonda vẫn tiếp tục chỉ trích kịch liệt Nam Việt Nam và Mỹ. “Không phải là ở Liên Xô mà quyền tự do dân sự bị vi phạm nhiều nhất”, y thị  tuyên bố, “nhưng mà là ở miền Nam Việt Nam”. Y thị nói với tờ Literaturnaya Gazeta của Liên Xô, rằng y thị “muốn nhân cơ hội này cảm ơn nhân dân Liên Xô về sự hỗ trợ mà họ đang giúp Việt Nam.” Tom và Jane đã hoạt động trong nhiều năm để bảo đảm rằng nước Mỹ (“kẻ thù chung”) sẽ không còn hỗ trợ cho Nam Việt Nam hoặc Campuchia. Tháng 3 năm 1975, giáo sư Gabriel Kolko được mời đến Hà Nội – ngay lập tức, – để được tham vấn về kinh tế của miền Nam Việt Nam. Chăc có lẽ lúc đó y cùng đi xe chung với bộ đội Bắc Việt  mà đang xâm chiếm miến Nam. Kolko đã trải qua bốn ngày cuối cùng của chiến tranh (ngày 26 tới 30 tháng 4 năm 1975) ở miền Nam Việt Nam, tại Huế và Đà Nẵng. Sau đó thì Kolko đã cố vấn kinh tế cho Hà Nội từ Paris. Vợ y và y đã trở lại Việt Nam nhiều lần vào năm 1976, 1981, 1983 và 1987, và ngày càng vỡ mộng về việc lại có một quốc gia cộng sản khác đã không thành lập được cái xã hội chủ nghĩa không tưởng. 169


Ngày 7 tháng 3 năm 1975 Tổng thống Ford tổ chức cuộc họp báo cứu nguy cuối cùng để  xin 222 triệu Mỹ kim viện trợ cho Cam-pu-chia và Việt Nam. – Tôi muốn nói được rằng việc tàn sát sẽ chấm dứt nếu chúng ta ngưng viện trợ. … Nếu chúng ta từ bỏ đồng minh của chúng ta, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ nói với tất cả các thế giới rằng chiến tranh phải được trả giá. Khi được hỏi về sự thờ ơ của công luận, Ford đã nói, – … Chúng ta đã thấy những câu chuyện kinh tởm. Việc sử dụng bừa bãi của các phi đạn tại  … Phnom Penh, trẻ em bị thương nằm la lết trên đường phố … Khi được hỏi liệu chăng  viện trợ của Mỹ sẽ tiếp tục gây ra đổ máu, Ford đã lưu ý là mục tiêu của Khmer Đỏ không chỉ là giáo viên và các quan chức, mà luôn cả những người vô tội. Ford muốn tránh một cuộc thảm sát. Vẫn giữ lịch sự ngay trong thời chiến, Tổng thống Ford từ chối quy tội cho ai đã làm mất Đông Dương, – các sự kiện cũng đủ nói lên sự thật.  170


Ngày 17 tháng 3, tờ Chicago Tribune tường trình câu chuyện của Cha Robert Gehring về một cuộc tấn công của Khmer Đỏ vào một trại tị nạn của Sở Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services). – Chúng đã đâm xuyên dọc thân hình các trẻ em và rồi đóng đinh các xác này lên tường các tòa nhà. … Nhiều bà mẹ đã hóa điên ngay lập tức. 171 Thượng nghị sĩ Mike Mansfield tuyên bố rằng vị bạn tốt của ông là Hoàng tử Sihanouk đã nói với ông ta là nếu Khmer Đỏ chiến thắng thì họ sẽ không trả thù. 172  Trong một bức thư ngày 24 tháng 3 năm 1975, dân biểu Pete McCloskey (Cộng hòa-California), một kẻ chống chiến tranh từ lâu nay, sau một chuyến viếng thăm Cam-pu-chia, khi trở về đã chấp nhận quan điểm về các cuộc tắm máu và hỗ trợ cho việc bổ sung viện trợ quân sự cho chính phủ Lon Nol. Sokhom Hing, một điệp viên của Khmer Đỏ và cũng là thành viên trong chiến dịch Hòa Bình Đông Dương của Hayden-Fonda, đổ lỗi cho các cuộc thảm sát là do Lon Nol và các cuộc oanh tạc của B-52 đánh xuống lực lượng Khmer Đỏ đang tiến quân. Người tị nạn thì lại chạy trốn mà không nhảy ùm vào vòng tay của quân đến giải phóng họ, nhưng lại là về phía chính phủ Lon Nol và các người Mỹ. 173 Các vụ tắm máu trong quá khứ và hiện tại không làm Quốc hội thay đổi ý kiến. 174


“Chỉ Không Đáng Gì”

Trong khi Jane đang vui hưởng chuyền đi Moscow của y thị, lực lượng chính quy Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuột, một thành phố trên cao nguyên với dân số 90.000 người, ngay trung tâm của miền Nam Việt Nam. Ngày 11 tháng 3, 1975 Ban Mê Thuột thất thủ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Nam Việt đã không có nhiều lựa chọn. Ngày 14 tháng 3, ông rút QLVNCH từ Tây Nguyên (Pleiku) để về tái phối họp ngõ hầu lập lại một tuyền phòng thủ vững chắc đóng chốt tại thành phố ven biển Tuy Hòa. Tổng Thống Thiệu hy vọng việc rút lui chiến lược này sẽ cho phép miền Nam Việt Nam đứng trụ lại và ngăn chặn được làn sóng tấn công dữ dội của Bắc Việt tại tuyến phòng thủ mới này. Để củng cố quyết địng dồn quân trên tuyến Tuy Hòa, ông cũng quyết định việc rút quân dài tới 300 dặm về phía nam dọc bờ biển Đông,  từ phía bắc của Huế, qua Đà Nẵng, Chu Lai, và Bình Định. Việc này quả đã gây ra một thảm họa.

Lệnh rút lui của Thiệu suốt dọc 300 dặm từ các thành phố duyên hải phía bắc và Tây Nguyên trở thành một việc tháo chạy hổn loạn của một quân đội mất tinh thần xen kẽ với số người tị nạn thường dân đầy kinh hãi. Bắc Việt đã cố tình pháo giết cả thường dân lẫn quân nhân với súng cối, súng trường, và các xe tải Molotova Nga, trải đầy  đường số 7 dẫn về Tuy Hòa với hàng đống xác chết  – trên Đoàn xe của Nước Mắt (Convoy of Tears).  175  Kissinger đã kể lại với Schlesinger, – việc sụp đổ này đã thực sự do chúng ta gây ra. …  cơn kinh hoàng, – và ngay sau đó, theo phóng viên David Binder, – Có thể rồi họ sẽ sụp đổ nhưng chính chúng ta đã gây ra nó. 176


Pháo binh của Bắc Việt đã giết luôn cả thường dân đang trốn chạy – phụ nữ và trẻ em – cũng như những chiến sĩ QLVNCH. Chúng bắn vào và – nghiền nát ra từng mảnh nhỏ 200.000 binh lính và dân thường hoảng sợ đang chạy trốn, tàn sát cả phụ nữ và trẻ em trong các đoàn xe bị khựng lại trên đường chạy trốn khỏi Tây Nguyên qua Quốc lộ 21, một – Đoạn Đường của Nước mắt (Trail of Tears), nơi mà phân nữa của số đã bỏ mình. 177 Ở phía Bắc, hàng trăm ngàn người chạy trốn từ Quảng Trị và Huế về Đà Nẵng, nơi có tới 50.000 người đã chết. Mẹ của Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã không bị lừa gạt bởi sức lôi cuốn của các lời hứa hẹn êm ấm của con trai bà. 178 Tên họ Phạm đã từng lừa một số lớn khách thăm phản chiến người Mỹ, bằng cách gọi họ là đồng chí cùng chiến tuyến, nhưng mẹ của y biết rỏ con ác quỷ núp sau nụ cười quyến rũ của con trai của mình.


Khi đi Hà Nội, Larry Levin, tên Giám đốc nhân viên của Liên minh U.S. Coalition to Stop Funding the War do Tom Hayden bổ nhiệm, đã phỏng vấn Xuân Thuỷ, Trưởng ban Hòa đàm Ba Lê. Nhằm phản biện lại sự kiện số đông dân Nam Việt đã quyết định chạy trốn khỏi quê hương của họ, Thủy đã cáo buộc – việc áp buộc di tản … (Chính phủ Hoa Kỳ) … gọi là giải cứu người di tản ‗ “Đây chỉ là một trò lừa bịp với mục đích nhằm làm xôn xao dư luận thế giới và tự cung cấp lý do để can thiệp vào Việt Nam. 179 Ngày 20 tháng 4, Đài phát thanh giải phóng của Việt Cộng lặp lại chủ đề tuyên truyền của Hà Nội: các giới chức cầm quyền Mỹ đã đưa hàng không mẫu hạm Enterprise và Coral Sea … dưới chiêu bài di tản. Các hành vi này – vi phạm nghiêm trọng Thỏa ước Ba Lê … với mục đích nhằm hỗ trợ phe nhóm Nguyễn Văn Thiệu … 180 Trong thực tế, hiệp ước Paris vào tháng giêng năm 1973 không đòi hỏi phải lật đổ Thiệu và mặc nhiên xem như dân chúng Nam Việt sẽ không quyết định số mệnh của mình bằng súng ống. Thật vậy, Nam Việt có quyền nhận tiếp liệu quân sự để tự bảo vệ chống lại cuộc xâm lược của Bắc Việt.


Trong khi đó, vào ngày 13 tháng 3 năm 1975, đợt tuyển mộ thứ tám của Lữ đoàn Venceremos rời Cuba với 125 tới 135 thành viên mới người Mỹ, 181 là rường cột cho một cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Mỹ trong tương lai.


Planet CIA, một Ước lượng Tình báo quốc gia đặc biệt vào ngày 27 tháng 3 năm 1975 đã có ý kiến, – Các yếu tố hậu cần … có thể sẽ cản trở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Sài Gòn bởi vì cộng sản không có đủ tiếp liệu sẳn sàng ở các vị trí tiền phương.  182 Henry Kissinger thì lại thấy tình hình phát triển một cách nhanh chóng  và khẩn cấp hơn, – Chúng tôi không muốn rút ra khỏi Việt Nam bằng cách bắn vào các người tỵ nạn đang trốn chạy.


Ngày 31 tháng 3 năm 1975, trong khi  Nam Việt đang chống đở các đơn vị pháo binh và thiết giáp xâm lăng của Bắc Việt thì viên  lãnh tụ Phật giáo từng được thế giới hoan nghênh là Thích Trí Quang, cư xử y hệt một điệp viên hay cũng có thể là một tên bị bịp, đã đòi hỏi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải  từ chức.


Cả Tổng Thống Ford lẫn Thiệu cùng tiếp tục cầu xin với Quốc hội khoản cứu trợ quân sự khẩn cấp cho Nam Việt, nhưng vào tháng 3, đảng Dân chủ thuộc Hạ Viện bỏ phiếu 189-49 chống lại mọi viện trợ cho Việt Nam hoặc Campuchia. Việc Quốc hội hỗ trợ cho chiến tranh đã đạt đỉnh cao vào năm 1969, và vào các năm 1973-74 ngân sách chiến tranh, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, đã là bốn phần trăm của con số cao nhất trong năm 1969, và tới 1974-75 ngân sách chiến tranh chỉ còn là một phần bủn xỉn bằng chỉ với một phần trăm của mức năm 1969. Các dân biểu hoặc là dửng dưng hoặc là chống lại các lời kêu gọi cuối cùng vào năm  1975. Chính cái Quốc hội từng cắt rồi bỏ chạy của nhiệm kỳ 1972-1976 đã nhổ nước bọt vào mặt các Cựu chiến binh Việt Nam, đã bỏ rơi các đồng minh Việt Nam, đã phản bội và làm mất tinh thần nhân dân miền Nam Việt Nam, và đã không cho họ vũ khí, đạn dược, và ngay cả băng cứu thương. Phong trào phản chiến thân Hà Nội đã bao che Quốc hội về phương diện chính trị.


Lê Đức Thọ, kẻ từng từ chối phần của mình trong giải Nobel Hòa bình do việc ký kết các định Hòa bình Paris vào tháng Giêng năm 1973, nay về gia nhập các tên chỉ huy của các Quân Đoàn Bắc Việt và bộ đội trong cuộc tấn công quân sự cuối cùng vô Sài Gòn.


Kẻ thù có 5 sư đoàn để chống lại 15 sư đoàn của chúng ta. Như vậy chúng ta không thể nào mà không chiến thắng. … Mọi công bố chính thức của Hoa kỳ đều loại trừ khả năng…  tái can thiệp của Mỹ. … Chúng ta phải … một cách nhanh chóng và vững chắc tiến hành công việc của chúng ta. 183


Một quân nhân mà cũng là học giả, Robert F. Turner đã nói, – các chính trị gia theo khuynh hướng tự do như J. William Fulbright, Frank Church, Edward Kennedy, Robert Packwood, Claiborne Pell và Clifford đều xứng đáng để chia xẻ một phần lớn trách nhiệm  … [cho việc thất bại trong cuộc chiến tranh tuyên truyền] cùng với một giới báo chí cực kỳ ngu dốt và vô trách nhiệm. 184


Tổng Thống Thiệu đã đọc đi đọc lại trong tuyệt vọng các thư bí mật nhận từ cựu Tổng thống Richard Nixon mà đã cam kết sẽ có viện trợ quân sự cho dù bất kỳ việc gì sẽ xẩy ra. Thật vậy, Hiệp Định Paris 1973 đã cam kết – thay thế viện trợ quân sự không giới hạn cho Nam Việt.185 Nixon đã từ chức và Gerald Ford thì lại thiếu quyết đoán.


Tổng thống Ford thì đi chơi ‘golf’ dưới nắng ấm mặt trời tại Palm Springs; CIA thì cung cấp lời khuyên về việc cải thiện tuyên truyền của miền Nam Việt Nam; Kissinger thì tự hỏi vì sao bọn Việt Nam không “chết cho nhanh … [và không] cứ lây lất mãi;” còn Nam Việt thì cứ cầu xin một cách vô vọng các cuộc không tập bởi B-52. Để chối từ các cuộc không tập do B-52, và vì hiểu lầm các đám đông hung dữ như là công luận Mỹ, Kissinger đã nói, “Nhân dân Mỹ sẽ xuống đường một lần nữa.” 186 Tom Hayden và Jane Fonda thì đang nghiên cứu một bản đồ lớn “đầy với kim dùng để đánh dấu và các vạch mực cho thấy các mủi di chuyển quân.”  187 Bắc Việt đã cung cấp thông tin chiến trường cho Tom Hayden kể từ năm 1965.


Đến cuối tháng 3, Nam Việt vẫn chiến đấu một cách cương quyết, nhưng QLVNCH bị cạn dần về hỏa lực, phụ tùng thay thế, máu, băng cứu thương và luôn về tinh thần. Cuối cùng, toàn bộ tuyến phòng thủ thành lập từ các lực lượng rút quân về dọc các thành phố ven biển bị sụp đổ trước sức tấn công của BắcViệt. Trong vòng năm ngày, vào ngày 25 tháng 3, Huế và Chu Lai về phía bắc bên bờ phía nam của vùng phi quân sự thất thủ. Ngày 30 tháng 3, đến phiên Đà Nẵng.


Tổng Thống Thiệu chuẩn bị một tuyến phòng thủ từ Đông sang Tây (từ ven biển Nha Trang chạy tới Tây Ninh), 100 dặm về phía bắc của Sài Gòn. Điều đó cũng là vô ích. Chỉ trong năm ngày nữa, ngày 2 tháng 4, Qui Nhơn thủ phủ của tỉnh Bình Định thất thủ. Ngày 3 tháng 4, Tuy Hòa, Nha Trang, vịnh Cam Ranh thất thủ. Chỉ còn có Sài Gòn và đồng bằng phía Nam là vẫn còn chưa bị xâm chiếm. Ngày 5 và 6 tháng 4, Sylvia Kushner thuộc tổ chức công khai cộng sản là  Chicago Peace Council triệu tập một Hội nghị Quốc gia nhằm cổ võ cho một việc cắt giảm sâu đậm về chi tiêu quân sự tại khách sạn LaSalle ở Chicago. Dân Biểu Ron Dellums, kẻ đã cung cấp văn phòng tài trợ do tiền thuế  của dân cho Indochina Peace Campaign của Tom Hayden và Jane Fonda nhằm cắt bỏ viện trợ Mỹ cho Đông Dương, đã nói, – Hội nghị … sẽ nói với hàng trăm ngàn người thuộc phong trào đầy cảm hứng nhằm chống cuộc chiến Đông Dương. Các dân biểu Ralph Metcalfe, Bela Azbug, Les Aspin, và Abner Mikva đã tham dự Dellums. 188


Chiến Thắng Cuối Cùng


Ngày 7 tháng 4, một người đàn ông nhỏ con với mái tóc màu xám, nhà ngoại giao và cùng từng được đề cử cho giải Nobel hòa bình với Henry Kissinger, đã đích thân giao tận tay các mệnh lệnh quân sự của Hà Nội đến bộ chỉ huy Việt Cộng COSVN. Lệnh là phải bám sát vô Sài Gòn. Do đó, Lê Đức Thọ, tay đàm phán hàng đầu của Hà Nội, đã liền chứng minh một lần cuối cho tiến trình phối họp hoàn hảo của một mặt trận vừa chính trị, vừa ngoại giao và luôn trên chiến trường để phục vụ cho một chiến lược thành công của chiến tranh cách mạng. Ngày hôm sau, Bert Schneider nhận được giải Academy Award cho bộ phim tài liệu hay nhất, Hearts và Minds, một bộ phim nói rằng nước Mỹ chỉ thuần túy là kỳ thị chủng tộc và quân phiệt. Bert Schneider đã nói: – Thật là mỉa mai khi chúng ta lại đang ở đúng vào lúc mà Việt Nam sắp được giải thoát.  Schneider đã đọc bức điện chúc mừng từ những người Cộng sản Việt Nam tại Paris. Cử tọa Hollywoodcùng đứng lên vổ tay hoan nghênh quân giải phóng, các kẻ thù và các nhân viên người Mỹ của chúng. Tướng Westmoreland nói mỉa mai lớn nhất là Mỹ thì đòi hỏi Sài Gòn phải dành cho được tình thương cùng lòng tin của người dân trong khi Hà Nội thì lại đi chinh phục con tim và khối óc của những người  – chịu trách nhiệm chính lúc ban đấu về việc chúng ta tham chiến. [các nhà lãnh đạo chính trị.] 190 Angelo Codevilla đã nói là trái tim và lòng tin của người Việt Nam quả đã dành được, vì họ luôn luôn chạy trốn về phía nam, trong khi cuộc chiến đấu dành trái tim và khối óc của các tầng lớp ưu tú người Mỹ thì – trong phòng khách các đại học … [và] … trong những phòng trải thảm chứ không phải là trong rừng. 191


Những Ngày Cuối Cùng


Những ngày cuối cùng đầy vinh dự của Quân Lực VNCH đã được ghi lại trong lịch sử, nhưng lại rất ít khi được đề cập đến. Vào hồi kết cuộc, sau trận bảo vệ anh dũng lúc ban đầu ở Phước Bình, rồi là sự sụp đổ tang thương phía bắc cùng sự hỗn loạn trên các tuyến đường ven biển dẫn về phía nam, lực lượng quân sự còn lại của miền Nam Việt Namđã chiến đấu rất anh dũng. Bắt đầu từ ngày tháng 4, tại Xuân Lộc, Tướng Lê Minh Đảo đã chỉ huy Sư Đoàn 18 chống lại các đơn vị của ba sư đoàn quân Bắc Việt là 6, 7 và 341. 192 Thật vậy, mãi cho đến ngày 13 tháng 4, QLVNCH đã tiến công đánh các lực lượng cộng sản tại vùng châu thổ. 193 QLVNCH mà gần như là không được tiếp tế đã chiến đấu một cách oai hùng tại Gò Dầu Hạ và Xuân Lộc, nhưng ngày 15 tháng 4 đã phải rút về phía Sài Gòn. Ngày 16 tháng 4 năm 1975 khi nói chuyện với Chủ tịch Appropriations (Trưng Dụng) của Hạ viện George H. Mahon, Kissinger đã cho biết, – Nam Việt đang chiến đấu rất tốt. Tôi nghĩ rằng một số Thượng nghị sĩ đã sợ một chiến thắng của miền Nam Việt Nam hơn là một sự thất bại bởi vì họ phải bỏ phiếu cho sự trưng dụng khác. 194 Tướng Alfred Gray được trích dẫn trong Leading The Way của Al Santoli:


 Ngày cuối cùng, khi toàn nước đang sụp đổ, tôi theo dõi làn sóng dành cho quân đội và vẫn có thể nghe các thủy quân lục chiến Nam Việt vẫn chiến đấu gần Đà Nẵng. Bắc Việt đã tràn ngập Đà Nẵng nhiều tuần trước … Thủy quân lục chiến đã rút vào những ngọn đồi và đã tiếp tục chiến đấu trở lại. Bốn mươi ba đại đội trưởng của họ đã tử trận  trong khi chiến đấu trên các ngọn đồi.195


Phóng viên Robert Reinhold của tờ New York Times đã phỏng vấn các tên lãnh tụ phản chiến Tom Hayden và Jane Fonda trong khi hàng trăm ngàn người tị nạn, chen lấn làm tắc nghẽn đường xá, chạy trốn, không phải để ngã vào vòng tay của các tên giải phóng miền Bắc của họ, nhưng mà là chạy về Sài Gòn. Hayden và Fonda “kinh hoàng nhìn xem … các cảnh của đoàn người tị nạn chạy trốn và cảnh cái chết, nhưng họ không ngạc nhiên.” Về các người tị nạn, Jane Fonda nói, “Việc đau khổ và tang tóc đã xẩy ra từ nhiều thập kỷ – lần này thì không đáng gì.”  196 Y thị đã chỉ nói đúng về số lượng người bị thiệt mạng của Hà Nội đưa ra là  1.100.000 tới 1.400.000 trong suốt cuộc chiến.

Chủ bút của tờ Washington Post, Ben Bradlee gọi Kissinger, – Tôi đã có ba người ở Sài Gòn … mà việc di tản rõ ràng là quan trọng với tôi. …


Kissinger: … Mỹ hay Việt Nam?


Bradlee: … Bây giờ, tôi chỉ nói riêng về người Mỹ. … Ngoại trưởng có nghỉ là các kế hoạch di tản đều tốt đẹp không?


Kissinger: Vấn đề của chúng tôi về việc di tản là làm sao thực hiện mà không gây nên:  một, hoảng sợ khắp nơi, và hai, các cuộc bạo loạn chống Mỹ. … Tôi không quá lo lắng về việc đưa người Mỹ ra khỏi  ….


Bradlee: Vâng.


Kissinger: … Hiện có hàng trăm ngàn người Việt Nam mà chúng ta cần ít ra phải làm cho họ thấy là mình đang cố gắng cứu sống họ. 197


Màn trình diễn quả thật không đáng chi. Ở Nha Trang viên Lãnh sự Moncrieff Spear nói cho những người Thượng đã chạy trốn khỏi Ban Mê Thuột và Phú Bổn là tàu hải quân Mỹ sẽ di tản họ, nhưng tàu không bao giờ đến. Một nhân viên Sở Ngoại giao tại Sài Gòn đã bán chổ cho số người Việt giàu có. 198


Ngày 16 tháng 4, một thành phố ven biển năm mươi dặm về phía nam của chiến tuyến  phòng thủ thứ nhì của Thiệu (Nha Trang-Tây Ninh) là Phan Rang thất thủ. Việc kết thúc đã gần, Tổng thống Ford cho biết, – Hôm nay, Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã có trước vụ Việt Nam. Nhưng nó không thể đạt được bằng cách lại tái khởi động một cuộc chiến mà Mỹ đã xem như chấm dứt.” Việc Việt Namthất thủ  ” không thể báo trước ngày tàn của thế giới hay của trọng trách lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.” Bắt chước Abraham Lincoln.., Ford nói là đã tới lúc “ nhìn về một chương trình cho tương lai, để thống nhất, để băng bó các vết thương của quốc gia.”  199 Tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 4, tay  đàm phán tại Paris là Xuân Thủy đã nói với Larry Levin, giám đốc nhân viên của Liên minh Mỹ U.S. Coalition to Stop Funding the War của Tom Hayden là – nhân dân miền Nam Việt Nam … đã vùng lên và các lực lượng giải phóng [Bắc Việt] đã tham gia cuộc đấu tranh của họ. 200  Cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với truyền hình Hòa Lan, – các đồng bào miền Nam của chúng tôi … đang dành được nhiều chiến thắng to lớn.  201  Đó hoàn toàn là một chiến thắng của miền Bắc, bởi vì Việt Cộng đa số đều đã chết và nhân dân miền Nam Việt Nam thì lại chạy trốn xa các người tới giải phóng họ.


Xuân Thủy yêu cầu Mỹ ngưng các chuyến tàu  tiếp tế đạn dược cùng kéo tàu Mỹ ra khỏi vùng biển Việt Nam.



- Đông Dương vắng bóng người Mỹ: Đối với đa sô, sẽ là một cuộc sống tốt đẹp hơn. (New York Times)


Những Cánh Đồng Để Giết Người


Tháng 3 năm 1975 AnthonyLake, cựu phụ tá của McNamara và Kissinger viết trong tờ Washington Post, – Lợi lộc tại Campuchia: Tiếp tục viện trợ chỉ kéo dài thêm chết chóc.  Wilfred Burchett, điệp viên của KGB Liên Xô, mà các giới truyền thông Mỹ và phong trào hòa bình tin cậy, cho biết, – một trong những dân tộc  dể thương và yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhất đã bị thí nghiệm với các loại vũ khí mới nhất trong kho vũ khí Mỹ.  Vào ngày 17 tháng 4, thủ đô Campuchia thất thủ; do Pol Pot lãnh đạo, Khmer Đỏ tuyên bố “Năm thứ 0″ Sokhom Hing, một điệp viên của Khmer Đỏ và cũng là kẻ từng  tham gia trong Chiến dịch Hòa bình của Hayden-Fonda  Đông Dương tuyên bố  – nhân dân đón chào hoan hô họ … Đã không có tắm máu.  202  Các nhà lãnh đạo chóp bu  Campuchia mà đã từ chối di tản với Đại sứ Mỹ vào ngày 12 Tháng 4, Sirik Matak, Lon Non và các thành viên nội các, đều bị xữ tử vào ngày 17 tháng 4. 203


Tuy vậy, vào ngày 1 của năm 0, Khmer Đỏ vô Phnom Penh và cưởng bách toàn thể dân chúng, kể cả các bệnh nhân trong bệnh viện, phải ra khỏi thành phố. Cuộc tắm máu bắt đầu để trả thù. Trong thời gian ba năm, đã có đến 2.000.000 người Campuchia, có lẽ độ 1 / 3 của toàn dân, đã bỏ mình trên “Những Cánh đồng Để Giết người.” (Killing Fields) Đây là cuộc tắm máu mà chính Jane Fonda và Tom Hayden cùng báo chí đã cho biết sẽ có thể chỉ được ngăn chặn bởi một sự cắt bỏ viện trợ của Hoa Kỳ cho Đông Dương. Việc cắt viện trợ lại làm nạn thảm sát tới nhanh hơn.


Bọn cánh tả quá khích tuyên bố rằng việc Mỹ ném bom đã làm Pol Pot nổi điên. Thực tế thì các vụ cưởng bách di tản và tàn sát đều được quyết định do Pol Pot, một tên theo xã hội chủ nghĩa không tưởng chuyên đọc Lenin, Stalin, Hồ và Mao trong các quán cà phê tại Paris.


“Đông Dương Đã Không Thất Thủ”


Khi bọn xâm lăng cộng sản tiến vào Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 4, Tom Hayden đang nói chuyện với bọn đại diện của Khmer Đỏ. Ấn bản ngày 18 tháng 4 của tờ New York Times trích dẫn cách giải thích các sự kiện của Hayden: “Đông Dương đã không thất thủ — nó đang vươn lên. Chỉ có toàn bộ cơ sở chiến tranh lạnh thất bại mà thôi.” Theo Hayden, bọn cộng sản sẽ không thay thế các chính phủ Đông Dương, nhưng sẽ thành lập các chính phủ liên minh. “Chính sách của phía bên kia là hòa giải,” Trong khi xe tăng Liên Xô tràn về phía nam và thường dân vô tội chạy trốn ráng tránh khỏi bị pháo của bọn người trong cái lực lượng hòa giải của y giết, Tom Hayden tuyên bố đầy tự tin là, “chủ nghĩa cộng sản là một trong những giải pháp mà sẽ cải thiện cuộc sống của người dân.” Trong một bài báo kêu gọi “Hòa bình”, Hayden viết trong tờ Rolling Stones ngày 8 tháng 5 năm 1975: “Quả thật là mỉa mai khi mà tân chính phủ mới Campuchia đã lên nắm quyền đúng ngày 200 năm sau chuyến thành công của Paul Revere, nhưng lần này thí các tiếng súng vang lại từ Đông Dương.”  Dưới hàng chữ ghi Ngày Tháng, Phnom Penh, Campuchia, là một tựa đề trên tờ New York Times của bài viết do Sydney Schanberg, “Đông Dương vắng bóng người Mỹ: Đối với đa sô sẽ là một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Viên cố vấn về ngôn ngữ của các tay độc tài cộng sản, Noam Chomsky đã nói là – Khmer Đỏ có thể thực sự đã cứu sống nhiều sinh linh. Sojourner của Jim Wallis, mà trong tương lai sẽ là cố vấn tinh thần cho Tổng thống Obama, đã thành lập nguyên cả một kỷ nghệ để xuất bản các bài báo và bài xã luận đổ lỗi diệt chủng trên đầu Hoa Kỳ. 204


Ngày 21 tháng tư năm 1975, một Tổng thống đầy giận dữ của miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu, đã nói trong 90 phút trên truyền hình cho người dân miền Nam Việt Nam, và đọc một bức thư gởi năm 1972 của Tổng thống Nixon cam kết “hành động trả đũa nghiêm trọng” nếu sự sống còn của miền Nam Việt Nam bị đe dọa. Thiệu đã lên án Hiệp định Hòa bình Paris, luôn cả Henry Kissinger lẫn Hoa Kỳ và nói rằng, “Hoa Kỳ đã không tôn trọng lời hứa của họ. Đó quả thật là vô nhân đạo. Quả thật là không đáng tin cậy. Quả thật là vô trách nhiệm.”  Sau lời hô hào chót, Thiệu đã an toàn bay đi Đài Loan, tránh đượcviệc chắc chắn sẽ bị xử tử, và sau đó sống lặng lẽ và êm ấm ở
LondonvàBoston.


Trong một cuộc điện đàm ngày 22 tháng 4, Kissinger nói với Ted Koppel của ABC, -Chúng tôi cũng cố gắng để cứu một số người Việt. Mình không thể cứ bỏ lại mọi người ở đó.  Một danh sách tối thiểu là 200.000 người cần phải được di tản. 205  Ngày 26 tháng 4, Đại sứ Dean Brown thuyết trình cho Kissinger về các vụ di tản. -Người Mỹ đã dắt tới máy bay chung bạn bè Việt Nam của họ và nói hãy cho đi cùng. … Những người này không có giấy tờ và không có bằng chứng gì cho thấy là họ đang bị nguy cơ nhiều … Và có một khó khăn với Thống đốc bang California Jerry Brown, một người bạn của Tom Hayden và Jane Fonda. Thống đốc Jerry Brown đã than phiền, – Chúng ta muốn đổ người Việt vào California mà đang bị một tỷ lệ thất nghiệp cao.  206 Julia Taft, chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm của Ford về những người tị nạn, cho biết thống đốc của California, Jerry Brown, đã đi đến mức – cố gắng ngăn chặn máy bay chở người tị nạn hạ cánh xuống căn cứ không quân Travis gần Sacramento. Bộ Trưởng Y Tế và An Sinh của Brown, Mario Obledo, cảm thấy rằng gia tăng thêm một số đông người thiểu số lớn sẽ không được hoan nghênh ở California. Và ông nói rằng đã có rồi một lượng lớn người gốc Tây Ban Nha, Philippines, da đen, và các dân tộc thiểu số khác”.  207


Ngày 29 tháng 4, lúc 01:01 Zulu, Henry Kissinger gởi các công điện cho Đại sứ Graham Martin nhằm ra lịnh chính xác cho hành vi phản bội cuối cùng. – Nếu sân bay hãy còn sử dụng được … tiếp tục di tản số người Việt Nam bị nguy cơ nhiều … Nếu sân bay không còn sử dụng được nữa … hãy chuyển qua di tản mọi người bằng máy bay trực thăng, lặp lại, tất cả các người Mỹ … tác xạ phòng ngừa sẽ được sử dụng [chống lại những người tị nạn Việt Nam] khi cần thiết …. Trân trọng kính chào.  208 Nhân viên Đại sứ quán nhận lãnh nhiệm vụ khủng khiếp là phải chứng kiến cảnh bỏ rơi miền Nam Việt-Nam.  209


Khi trốn chạy bỏ trụ sở mình, Đại sứ quán Mỹ để lại các hồ sơ danh sách 30,000 nhân viên Phượng Hoàng,  210 nhân viên chương trình bình định, những hồi chánh viên trốn về từ cơ sở hạ tầng của Việt Cộng. Giữa cảnh ô nhục này, danh dự trường cữu của Sư Đoàn 7 QLVNCH đang phô diển lần cuối cùng. Giới Báo chí Sài Gòn  đã chê trách Sư đoàn này từ sau trận Ấp Bắc năm 1963, mà trong trận chiến cuối cùng đã một lần nữa đánh bại các cố gắng của quân Bắc Việt nhằm chiếm Quốc Lộ số 4, một con đường chính từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn. Cũng vào ngày cuối cùng, Trung Úy Thanh và Trần Văn Hiền đã lái một máy bay C-119 để chiến đấu hỗ trợ các đơn vị QLVNCH đang chiến đấu với quân Bắc Việt cho tới giờ phút cuối cùng. 211 Các thiếu nhi 12 và 13 tuổi đóng cữa trường trung học và tử thủ bảo vệ Trường Thiếu Sinh Quân của mấy em và đã bị tổn thương nặng nề mãi cho đến khi quy hàng. 212


Đêm Cuối Tại Sài-Gòn

Vào đêm cuối cùng ở Sài Gòn, những người giàu có thì dùng sà lan; – các người nghèo –  1 triệu 4 người thì nguyên một thập kỷ sau đó đã đi theo trên những chiếc bè, ván đóng, thuyền thúng và trên những “chiếc ca-nô” của Fonda.  Khoảng 250.000 người đã chết khi  cố gắng làm vậy. Lúc 18 giờ 30 ngày 29, “Thành phố tối thui vì mất điện … và đắm chìm trong tủi nhục”.  213 Đèn đường tắt ngấm, những cơn mưa ập đến, nhưng việc phản bội và nổi xấu hổ của Mỹ sẽ không rửa sạch được.


Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặt trời lên chiếu xuống hàng trăm tàu thuyền nhỏ ở ngoài khơi 214 và hình ảnh cuối cùng của biết bao nhiêu là tấm ảnh giả tạo nhưng nổi tiếng từng phản ảnh kinh nghiệm đáng tởm của Mỹ tại Việt Nam – các thủy quân lục chiến ném những trái đạn xì đầy khói màu hồng để đẩy ngược ra những người Việt Nam tuyệt vọng cuối cùng đang cố ráng bám leo lên chiếc trực thăng cuối cùng đang cất cánh từ mái của một tòa nhà của Mỹ mà mãi mãi sau này sẽ vẫn được mô tả như là Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tấm ảnh này cũng như biết bao nhiêu tấm khác đã khác xa sự thật rất nhiều. Đó không phải là Đại sứ quán Mỹ. Đó là  một nhà an toàn của CIA ở khu chung cư Pittman số 22 Lý Tự Trọng, đang di tản chỉ một số nhỏ viên chức cao cấp Việt Nam, như Tướng Trần Văn Đôn và ông Trần Kim Tuyến, và đã bỏ lại gần hầu hết các điệp viên, nhân viên và gia đình Nam Việt của CIA. Mãi ba mươi năm sau vào ngày 29 tháng 4 năm 2005 thì nhiếp ảnh gia Hubert Van Es mới chịu tiết lộ địa điểm thực sự với độc giả của New York Times.  215 Trong viện Bảo tàng Chiến tranh Van Es đã tìm thấy một trong các bức ảnh trước đó của ông với lời chú thích là Sư Đoàn Dù 173 đang rút lui trong khi thực sự họ đang xung phong. Van Es cho biết chú thích này bóp méo lịch sử – chỉ nhằm tự phục vụ tuyên truyền.  216  Các bản tin và quan điểm của Van Es đã tới trể tới 30 năm. Đó quả thật là thích hợp cho bản tin cuối này. Denis Warner, nhà báo Úc đã viết, đó là – cuộc chiến tranh đầu tiên bị thất bại trong các cột tin của tờ New York Times. 217


07:30, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đúng là “Chào Mừng Buổi Sáng Việt Nam” cho viên  chỉ huy hàng đầu của quân đội chiến thắng. Tướng Văn Tiến Dũng nói, “Đã không có một buổi sáng tươi đẹp, rạng rỡ, trong veo và thoáng mát, với mùi thơm ngọt như buổi sáng hoàn toàn thắng lợi của hôm nay.” WSP và COLIFAM của Cora Weiss giữ bản quyền tiếng Anh sách Đại thắng mùa Xuân của Chúng tôi của Tướng Dũng. Cora Weiss, tuy đã không dịch tác phẩm của Dũng sang tiếng Anh, cũng hưởng được vinh dự là một đồng chí cùng chiến tuyến phục vụ trong mặt trận thứ hai của Hà Nội tại Hoa Kỳ nhằm khai thác các gia đình của tù binh chiến tranh Mỹ. Weiss và Hà Nội đã phổ biến rộng rải – một loại virus xảo quyệt nhằm nghiền nát hy vọng và phá tan đức tin trong gia đình của tù binh chiến tranh và gây ra cảm tưởng phản chiến trong một số của họ. 218


Với tư cách là Đại sứ Hoa Kỳ, Graham Martin, đang rời Sài Gòn đã bị khuất phục. John McAuliff, tay lãnh đạo Quaker trung thành của Hà Nội thuộc Ủy ban American Friends Services Committee, AFSC, lại tới một Hà Nội trong chiến thắng như là một thành viên của phái đoàn hòa bình để ở lại ba tuần.  McAuliff gặp Đỗ Xuân Oánh của Hiệp hội Việt Nam-Hoa Kỳ, một kẻ nói được tiếng Anh thường được giao phó chào đón bọn hợp tác Mỹ.  219 McAuliff thành lập Dự án Hòa giải Đông Dương của Mỹ để đòi hỏi bồi thường cho Hà Nội. Cùng lúc đó, Hà Nội ra lệnh giải tán các chi hội hàng tỉnh của Lực lượng Hoà giải Quốc gia ở miền Nam và bắt đầu bỏ tù, tra tấn cùng giết chết các người trung lập thuộc thành phần thứ ba, Phật tử, Đại Viet.  220 Quân đội Pathet Lào và Bắc Việt bắt đầu hành quân –  Diệt Chủng Tàn Phá, và – Nhổ Sạch để tiêu diệt các đồng minh của Mỹ, người Hmong thuộc các bộ lạc trên núi Lào.  221 CIA đã chỉ huy một cuộc chiến tranh câm lặng và bí mật tại Lào, mà theo đó 35.000 người Hmong đã bỏ mình; hầu hết nam giới từ 17 đến 34 tuổi đều đã chết vào năm 1968. 222 Nhiều trường hợp tử vong hơn đã xẩy ra sau cuộc chiến. 223


Hôm sau ngày Sài Gòn thất trận, Huỳnh Tấn Mẫm, chuyên viên chào mừng các phái đoàn hòa bình của Mỹ, tác giả thực thụ của Hiệp định Hòa bình của Nhân dân (People‘s Peace Treaty) có chữ ký của sinh viên Nam, Bắc Việt Nam và Mỹ, và cũng là điệp viên của Hà Nội đã cuối cùng tự lố dạng trên truyền hình, đứng trước một chân dung lớn của Hồ Chí Minh để chào mừng cuộc xâm lăng của Bắc Việt. 224


Cùng xem truyền hình Mỹ, thì các tên khủng bố đang lẫn trốn của Weather Underground,  Bill Ayers và Bernardine Dohrn, cũng ăn mừng luôn. “Chúng tôi vui mừng khôn xiết … Chúng tôi đã dành nhiều ngày để kỷ niệm, cười và khóc.” Ôi, niềm vui khi đang dự đoán những thành quả của một cuộc cách mạng của nhân dân, và bọn chống cộng Mỹ đã chết và đang chết.


Việt-Nam Chiến Thắng

Vào lúc 11:30 sáng, tăng T-54 Liên Xô của Lữ đoàn 203 Tăng Bắc Việt tông nát cửa sắt hàng rào bảo vệ Dinh Tổng Thống của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đã không hề có bọn  Việt Cộng địa phương, hay bọn du kích mặc bà-ba đen, hay đám người nông dân rất biết ơn hoặc số Phật tử hoan ca chào đón. Vào buổi trưa, 20 cây số cách xa Sài Gòn, trong trận cuối cùng của cuộc chiến tranh trên Đại lộ Không Niềm Vui, Quốc lộ số 1, 60 quân nhân còn lại của Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân QLVNCH, chỉ huy bởi Thiếu Tá Vương Mộng Long đang bị bao vây và chiến đấu đến người cuối cùng.  225


Cần khoảng 17 tới 22 sư đoàn và tiếp liệu hậu cần to lớn để đánh bại các binh sĩ Nam Việt Nam đang bảo vệ quê hương.. – Giống như chúng ta, Hà Nội đã không dành được trái tim và lòng tin của nông dân Việt Nam. Nhưng không giống như chúng ta, Hà Nội … đã chơi lá  bài tẩy của chúng … một lực lượng gồm tới 22 sư đoàn,  226  Stuart Herrington, một cố vấn của chương trình Phượng Hoàng mà đã rất thành công giúp tranh thủ được con tim và lòng tin của rất nhiều người miền Nam, đã tuyên bố như vậy.


Đóng kịch để dành riêng cho các ốnh kính của phóng viên ngoại quốc, bộ đội Bắc Việt đã trương lá cờ màu xanh, đỏ và vàng của Việt cộng. Các hình ảnh của lá cờ Việt Cộng duy nhất này đã được chuyển qua nhiều hãng thông tấn xã quốc tế. Nhiều thập niên đầy máu và hàng triệu thương vong đã mua được một thoáng giây danh dự giả tạo cho Việt Cộng, mà lá cờ dân tộc sẽ sớm bị hủy bỏ, mà kỷ niệm cũng sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng trên khán đài quốc tế. Trong cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng 15 tháng 5 đã không có cờ Việt Cộng. 227 Việt Cộng, Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia NLF, trừ ngoại lệ của bà Nguyễn Thị Bình nắm các chức vụ nghi lể, đã không giữ một vai trò nào trong chính phủ mới. Một thành viên Phật tử của quốc hội cũ, Nguyễn Công Hoan, đã có được văn phòng tại quốc hội mới trước khi bị bắt giam vô trại cải tạo. Vào năm 1977, khoảng 300.000, trong đó có luôn một số Việt Cộng bất mãn, đã bị bỏ tù, gấp bội phần con số tù 7000 của chính phủ chống cộng trước kia của Thiệu vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.


Thành phần thứ ba – thành viên của Mặt Trận Giại Phóng Quốc Gia, Phật tử và người Công giáo, đã công khai gia nhập với bọn cộng sản mà trước đây họ đã từng hội họp bí mật chung với nhau. Lột ra cái mặt nạ giả dối trung lập, họ bắt đầu giúp giải giới và đăng ký cảnh sát Sài Gòn và QLVNCH để đưa vào các trại cải tạo. Và một bọn rất nổi tiếng là Trần Thị Lan, Hồ Ngọc Nhuận, Phan Khắc Từ, Ngô Bá Thành, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Phát, Trương Bá Cần và Võ Đình Cường bắt đầu công khai tham dự chính phủ mới.  228 Lãnh tụ sinh viên mà cũng là một điệp viên của Việt Cộng, Đoàn Văn Toại, được giao phó trách nhiệm đầu tiên của mình, –  kế hoạch tịch thu tất cả tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam.  229 Trương Như Tảng, Bộ trưởng Bộ tư pháp của Việt Cộng, cho biết –  các quan chức tham nhũng và không đủ khã năng của Hà Nội cùng các lực lượng an ninh tàn bạo … đã tranh dành với nhau để tịch thu các nhà tốt nhất, các đồn điền giàu có nhất, và mọi xa xỉ phẫm của thị trường chợ đen. 230 Võ M. Nghĩa đã viết, – Miền Nam … đã chứng kiến cảnh miền Bắc tham lam và đói khát tràn xuống miền Nam giống như đàn châu chấu, lấy chở gần như tất cả mọi thứ trở lên miền Bắc, từ các đồng hồ, xe đạp cho tới vàng miếng.  231


Việt Cộng đã không bao giờ là một cái gì ngoài việc chỉ là một công cụ của chiến dịch chính trị-quân sự của Bắc Việt tại miền Nam. Như Lê Duẩn của miền Bắc đã cho biết ngay sau chiến tranh, ” Phần [Bắc] của chúng tôi là lãnh đạo duy nhất và riêng rẻ mà đã tổ chức, kiểm soát và chi phối toàn bộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu tiên của cách mạng.” 232 Với con số tới 85.000 binh sĩ thiệt mạng trong Tết Mậu Thân 1968, cán bộ Việt Công  còn lại rất ít và đã được tăng cường bởi Bắc Việt, Sinh Bắc Tử Nam, hơn một triệu sinh linh đã có số mệnh như vậy.


Cuối cùng, Mark Moyar, tác giả của công trình nghiên cứu rất có giá trị về chương trình bình định Phượng Hòang (Phoenix), đã viết, –  Chính phủ Việt Nam đã chiến thắng cuộc đấu tranh dành quyền kiểm soát vùng nông thôn miền Nam Việt Nam cùng lòng trung thành của dân chúng ở đó, nhưng họ đã thua trận.  233 Tựu chung thì cuộc chiến chính trị ở Nam Việt Nam chỉ là một mủi của gọng kìm trong chiến lược của Bắc Việt. Cuộc chiến tranh nhân dân để rồi chiến thắng bằng xe tăng Liên Xô đã khiến trái tim và lòng tin của người dân Việt Nam vô nghĩa. Càng mĩa mai hơn, các chiến thắng quân sự Mỹ Việt đều đã vô nghĩa đối với lòng tin yêu, đối với báo chí và đối với các chính trị gia trên mặt trận thứ hai ở Mỹ. Tướng Davidson viết, – Các thành phần phản chiến trong Quốc hội đã trở thành những đồng minh có uy quyền nhất của Bộ Chính trị Bắc Việt, và Chính phủ Hoa Kỳ đã không bao giờ ý thức được rõ ràng là con tim và lòng tin của người dân Mỹ đã trở thành mục đích chính yếu trên chiến trường.  234


Chúng đã phải hân hoan đến chừng nào


Trong khi hàng ngàn người miền Nam cố gắng được tiếp tục tự do bằng cách tranh nhau trong tuyệt vọng để lên được các chuyến bay, các trực thăng, sà lan, và tàu bè đang ra đi, thì cánh tả ở Mỹ lại hân hoan vui mừng. Theo giáo sư Mát-xít Howard Zinn, “mọi người đều đứng dậy và vỗ tay hoan hô”  khi một bản tin được đọc lên cho khán thính giả tại một cuộc biểu tình ở Đại học Brandeis ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bàn tin là “Chính phủ Sài Gòn đã đầu hàng. Chiến tranh nay kết thúc.”


Cũng giống như đại tướng Trần Văn Trà, Tom Hayden gần rơi nước mắt “khi nghỉ tới  các khuôn mặt của nhân dân tại Việt Nam trong suốt mười năm qua, khi nghĩ là họ phải là hạnh phúc biết bao.” Jane Fonda thì không im được trước tin sụp đổ của Sài Gòn. Cô so sánh việc chiếm đóng Sài-gòn với cuộc Cách mạng Mỹ: “một cuộc cách mạng giành độc lập đang lại diển ra tại Việt Nam.” Y thị nói: “Khi nói Sài Gòn đã ‘thất thủ’ thì cũng như là nói 13 thuộc địa đã ‘thất thủ’ gần hai thế kỷ trước.” Một lá thư của VVAW / WSO cho biết, – Việt Nam và Campuchia đã giành được nhiều chiến thắng tuyệt vời …  nhờ sự trợ giúp của loài người và các tổ chức tiến bộ trên toàn thế giới … chẳng hạn như IPC và VVAW / WSO. … Chúng ta cũng sẽ có một ngày ăn mừng chiến thắng của chúng ta đối với chủ nghĩa đế quốc.  235


Văn phòng Quốc gia Tập thể (National Office Collective) của VVAW / WSO từng nghĩ là chiến dịch Hoà Bình Đông Dương, IPC, đã không đủ đặc tính cách mạng để khã dỉ có thể tham gia vào việc bầu cử chính trị. Tay làm cách mạng Tom Hayden đã quyết định ứng cử vào Thượng viện trong bang California. 236 Y đã thành công hạ nhục ứng viên  đảng Dân chủ là Gene Tunney và giúp đắc cử đảng viên Cộng hòa George Murphy.


Việc “ đón mừng hòa bình” đã là nguyên nhân cho lễ kỷ niệm tập thể đặc biệt. Được tổ chức một cách kỳ diệu chỉ trong vòng mười ngày, 50.000 người đã tập trung để làm lễ kỷ niệm tại Sheep Meadow trong Công viên Trung tâm thành phố New York vào ngày 9 tháng 5 năm 1975. David Dellinger, Bella Abzug, và Elizabeth Holtzman đã diển thuyết và Joan Baez, Harry Belafonte, và Phil Ochs thì hát. Mụ Bình đánh điện mừng buổi lễ New York – các tình cảm chân thật và lòng mang ơn sâu sắc đối với những người Mỹ mà trong nhiều năm qua đã hoạt động không mệt mỏi ngỏ hầu chấm dứt chiến tranh bất công và tội lổi, và gần đây nhất, hầu cắt bỏ viện trợ cho tên Nguyễn Văn Thiệu phát xít quân phiệt hiếu chiến … Chúng tôi hy vọng quý bạn sẽ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ … để giúp đở chúng tôi nhanh chóng xây dựng lại đất nước chúng tôi.  237 Lê Thị Xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam viết cho Arlene Eisen Bergman, – Thắng lợi to lớn này không thể nào tách rời khỏi được tình đoàn kết chiến đấu, giúp đở và hỗ trợ  của bạn… Chúng tôi luôn luôn ghi nhớ … các cuộc biểu tình, diển hành, kiến nghị, truyền đơn, điện tín, thư phản đối …. Chúng tôi nghĩ rằng chiến thắng của chúng tôi cũng là của bạn. Xuyên yêu cầu hãy gởi trả lại các cô nhi Việt Nam. 238


Chiến Thắng Cuối Cùng của Việt Nam


Jim Wallis, một chuyên viên biểu tình phản chiến, lãnh đạo của SDS tại bang Michigan,  bạn của Daniel Berrigan, chủ bút của Sojourners, kẻ kêu gọi công lý xã hội kiểu Mác-Lênin, và tên cổ vũ của Việt Cộng đã bị chiến thắng của Cộng sản tại miền Nam Việt Nam chinh phục, – Tôi không biết làm thế nào khác để diễn tả cái cảm xúc êm đềm đang từ từ chạy xuyên qua tôi khi các bản tin cho biết là cuối cùng, Hoa Kỳ đã bị đánh bại tại Việt Nam.  239 Wallis đã thay thế Jeremiah Wright làm cố vấn tinh thần của Tổng thống Barack Obama.


Đường Phố Sài-gòn Không Còn Niềm Vui


Sài Gòn “Giải Phóng” (đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh) đã không chia sẻ niềm vui. Nhà báo Pháp Brigitte Friang tả cảnh xe tăng vào Sài Gòn lúc trưa ngày 30 tháng 4, “Chúng tiến vào một thành phố chết, chỉ có 125 nhà báo ngoại quốc chào đón … Báo chí đổ xô… không phải là dân chúng đổ xô.” Friang, một thành viên của kháng chiến Pháp trong Thế chiến II cho biết, “Tôi không chờ đón  một sự chối bỏ mạnh mẽ như vậy.” Nó không giống như việc giải phóng Paris vào năm 1945. Vào năm 2008 cư dân Việt vẫn gọi cựu thủ đô miềnNamlà Sài Gòn chứ không phải là thành phố Hồ Chí Minh.


Sự phản bội và bỏ rơi miền Nam Việt Nam xẩy ra và đắm chìm trong các nỗ lực điên cuồng vào phút cuối. Một tuần trước khi pháo làm Nhựt Tân Sơn ở Sài Gòn không còn hoạt động, độ 35.000 người đã vượt thoát bằng phi cơ vận tải Mỹ. Các trực thăng từng được khoe trương và chụp hình nhiều, của – Chiến dịch Frequent Wind, chỉ cứu được cfó 5.680 người miền Nam.


Một số 32.000 người Nam Việt khác đã tự đào thoát được bằng xuồng nhỏ, bè, ghe thúng và ghe chèo đển các tàu Mỹ. Khoảng 20.000 người đã lên được tàu Hải quân Nam Việt.  240


Chỉ vỏn vẹn sau ba ngày ít ỏi, ngày 2 tháng 5, Bộ Tham mưu Liên quân chấm dứt “các chiến dịch tị nạn.” Hầu hết 980.000 người Việt từng phục vụ trong các đơn vị QLVNCH đã bị bỏ rơi và 800.000, sẽ bị bắt đưa vô các trại cải tạo. 241 Một số gồm độ 56.000 đã chết vì khát, đói, bệnh tật và tự tử còn độ 250.000 thì bị giam giữ trên sáu năm. 242  Một cách nhục nhã, vai trò của Mỹ tại ViệtNam đã chấm dứt.


Đối với Mỹ, Việt Nam là 2.600.000 người đã phục vụ ở đó, 58.000 tử vong, 300.000  thương vong, 21.000 tàn tật vĩnh viễn, và 2.500 mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ. Tuổi trẻ Mỹ đã trả bằng máu và tuổi thơ của họ cho sự mất tự do của Đông Dương. Tuy nhiên, những sự hy sinh này đã mua được thời gian rất quý báu cho các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, và Philippines, để chuẩn bị hữu hiệu hơn việc phòng thủ riêng của họ. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã tỏ ra ít khôn ngoan và yếu kém về lòng can đảm chính trị và cuối cùng người dân Mỹ nay đã thức tỉnh khi họ khước từ các luận điệu khoe trương rổng tuếch và các ảo tưởng về trí thức của cánh tả. Trong một cuộc khảo sát của Harris vào năm 1980, 73% đồng ý, – Rắc rối ở Việt Nam là quân đội của chúng ta đã được yêu cầu chiến đấu trong một cuộc chiến tranh mà các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington đã sẽ không để cho họ chiến thắng. 243 Người dân Mỹ không bao giờ thực sự từ bỏ chủ trương là khi lâm chiến thì phải thắng; chỉ có điều là các nhà lãnh đạo của họ đã có các ưu tiên khác bgay trong nước và về quốc tế.


Những người dân bị còn ở lại Đông Dương bắt đầu phải trả giá đắt cho việc họ đã liên hệ với những chính trị gia Mỹ mà nay đã không còn quan tâm đến số phần của họ nữa. – Hòa Bình là một danh từ  khác nhằm ám chỉ việc thanh tóan ân oán giang hồ: trừng phạt và đàn áp kẻ thua trận, Võ M. Nghĩa đã viết. 244


Hàng Triệu Người Vẫn Trốn Chạy hay Chết

Bọn tả phái vẫn nói rằng chỉ có số hiếm hoi các tầng lớp đặc quyền đặc lợi Việt Nam sẽ chạy trốn sau chiến thắng của Cộng sản – “chỉ” 100.000 người. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1983, khoảng 2 triệu người đã chạy trốn, với số 500.000 người đã tới Hoa Kỳ. 245


Chỉ trong thời hạn chín mươi ngày kể từ khi Sài Gòn thất thủ, đúng như chuyên gia về Việt cộng Doug Pike đã dự đoán, cái – đêm của đao dài đã đến. Vào ban đêm và ở những nơi hoang vắng, bọn quân giải phóng – đã lặng lẽ bắt đi và thủ tiêu 70.000 – 85.000 người miền Nam, 246 trong số đó có khoảng 30.000 nhân viên Phượng Hoàng mà Cộng Sản đã dễ dàng xác định được do các hồ sơ bỏ lại của CIA, chiếu theo lời kể của Đại sứ Pháp. 247 Tướng Dũng cũng viết là các hồ sơ của Tổng tham mưu và Tổng cục Cảnh sát cũng bị tịch thu toàn bộ. 248  Sau – giải phóng, đa số các vụ thủ tiêu đều xảy ra vào ban đêm ở các huyện và tỉnh, xa khuất sự biết được của giới báo chí Sài Gòn, nay không còn bao nhiêu mà vẫn tiếp tục hiện diện ở tiệm cà phê Grival, ở sân lộ thiên của khách sạn Continental, – Continental Shelf, và quầy rượu ở tầng thượng của khách sạn Rex. Rất nhiều những người đã bị xử nơi công cộng trong các cuộc tập hợp tại xã thôn ở ngoài Sài Gòn nhằm khuấy động lòng hận thù đối với các kẻ thù của nhà nước và bị tuyên án tử hình, nhưng việc hành quyết và chôn vùi họ thì lại là ở những nơi bí mật. 249 Trong hai năm đầu tiên, 1975-1976, có không ít hơn là 65.000 người đã bị âm thầm giết chết chiếu theo các cuộc phỏng vấn 800 người tị nạn bởi Jacqueline Desbarats và Karl Jackson tại Đại học California, Berkeley. 250 Nguyễn Công Hoan nói rằng các vụ hành quyết là để trả thù các đảng viên đảng đối lập, cảnh sát, tình báo, nhân viên Phượng Hoàng, chống cộng và hồi chánh viên. Họ đã bị thanh toán bằng súng, rựa, chôn sống, và tra tấn trong một thời gian rất dài. 251


Tayđạo diển của SDS và Newsreel làm phim – Chiến Tranh Nhân Dân, Robert Kramer thì lại có cái nhìn khác hơn, –  chính phủ cách mạng … [đã cho phép] … ân xá [cho hầu hết] trừ rất, rất là ít … lòng tha thứ … tính khiêm tốn. Đang khi hoàn tất một bộ phim khác trong khi, – bọn Việt đã giành được chiến thắng, Kramer nghỉ là – quả sẽ tuyệt vời nếu chúng tôi được mời đi thăm Cộng hoà miền Nam Việt Nam bây giờ … (để làm tài liệu) … về cuộc biến động đáng kinh ngạc của nhân dân nay thực sự có thể tự làm chủ. 252


Với thời gian trôi qua, việc gởi tin đi từ Việt Namsẽ càng khó khăn hơn. Tháng 3 năm 1976, cuối cùng thì chính phủ cộng sản ra lệnh cho mọi phóng viên, thông tấn xã ngoại quốc  và Hội Hồng Thập Tự phải rời khỏi Sài Gòn trước ngày 8 tháng 5 năm 1976. Một tháng sau, vào ngày 12 tháng 6 năm 1976 sau khi đã sàng lọc báo chí, nhà cầm quyền công bố các phiên tòa có tính cách trình diển, – Toà án Nhân Dân, để xét xử 12 loại tội phạm, – đày tớ, ngụy,  nợ máu và kẻ thù của chính quyền và cách mạng. 253 Và sau đó là, – phân biệt chủng tộc  và diệt chủng đối với các dân tộc miền núi, người Thượng, ví dụ như Degar, 254 và Khmer, Lào, Chàm ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam mà đều không hề dành được chỉ một phút tin nào trên các hệ thống tin phát đi của Mỹ, theo lời của phóng viên quân đội và tiểu thuyết gia John M. Del Vecchio.  255



Người Hmong


Trong tổng số 120.000 người Hmong đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ ở Lào, máy bay đã di tản được 2.500 gần Chiềng Long, Lào trong tháng 5 năm 1975. Quả thật là một sự  vô ơn không tưởng tượng được đối với những đồng minh của Mỹ mà đã chận lại được số  70.000 bộ đội Bắc Việt trong suốt một thập niên. 256 Số binh sĩ Hmong còn ở lại cùng gia đình của họ – dĩ nhiên, đã bị tàn sát như các loài thú hoang. Ngay vào ngày 9 tháng 5 năm 1975, đảng Cách Mạng Nhân Dân của Pathet Lào đã ra lệnh cho cán bộ tìm giết người  Hmong, – bọn cộng tác với Mỹ cùng gia đình của họ, – giết cho tới tận gốc rể.  Một số 100,000 bộ đội Bắc Việt đã được để lại hầu phụ giúp trong công tác kéo dài suốt nhiều thập niên này. Sau đó thì máy bay MIG Liên xô đã rải – mưa vàng xuống làng mạc và  vườn tược người Hmong. Từ đó, các khoa học gia đã xác định được một số tác nhân gây chết người như myotoxin trichothecene nhân tạo, các chất làm xuất huyết. 257 Chất độc đã gây ra lở phồng đỏ, mắt vàng ra, chảy máu mũi, sốt nặng, sưng dạ dày và tử vong cho nhiều người.


Nhiều ngôi làng đã bị bỏ lại trống không – xác gà, lợn và chó chết cong queo.  258 Mãi tới cuối năm 2007, một số tiền thưởng $600 và thẻ đảng viên vẫn được dành cho bất kỳ người lính nào mà đã giết được một binh sĩ Hmong. Tổ chức Ân xá quốc tế đã kiểm chứng được việc mổ bụng các trẻ em và các vụ hiếp dâm tập thể phụ nữ Hmong và hành vi bắt đi trẻ em Lào để nuôi lớn thành – “thiếu niên của nhà nước”.  Các tên như Lois Foehringer, David Merchant, Jacqui Chagnon và Roger Rumpfy, đại diện các tổ chức cứu trợ người tị nạn tư nhân, chẳng hạn như Ủy Ban Phản Chiến Mennonite và Dịch vụ các Người bạn Committee ( Mennonite and American Friends Service Committee) 259 thường có cảm tình với Pathet Lào và Hanoi. 260 Mỹ cuối cùng đã cấp quy chế tị nạn cho 250.000 người Hmong, nhưng chỉ sau khi Bộ Ngoại giao và Liên Hợp Quốc, chiếu theo một Thỏa Hiệp Tam Phương đã cố gắng cưởng bách hồi hương người Hmong tị nạn ở Thái Lan trở về lại xứ Lào Cộng. 261


Trong thời chiến tranh Việt Nam, Tướng Vang Pao và những người Hmong là những đồng minh của Mỹ được trả tiền để đẩy Cộng sản ra khỏi Đông Dương. Người Hmong Lào cũng bị bỏ rơi giống như người Nam Việt. Số người Hmông mà vẫn tiếp tục kháng cự lại tội ác diệt chủng đang diễn ra đã trở thành nạn nhân trong năm 2008 qua một vụ gài bẩy của ATFE nhằm hứa hẹn cung cấp cho họ vũ khí và lính đánh thuê. Vì vậy, ở Sacramento, California Larry Brown, viên Chưởng Lý Mỹ, đã ra lệnh bắt giữ viên tướng tộc trưởng Vang Pao Lào đầy huyền thoại và tám người khác vì bị cáo buộc âm mưu lật đổ Chính phủ Cộng sản Lào. 262 Không có hành động tốt nào, dù xưa bao nhiêu, mà không khỏi bị trừng phạt.


Độ 300.000 người đã chạy trốn khỏi được Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975; 263 có đến tới 600.000 thuyền nhân đã bị chết đuối, bị cá mập ăn hoặc bị giết bởi hải tặc trong vùng biển Nam Trung Hoa; có lẽ hơn 2 triệu người đã bị đưa đi cải tạo; và 100.000 thì trở thành tù nhân chính trị. Nghiên cứu sau đó của nhà hoạt động nhân quyền người Pháp là Tiến sĩ Jacqueline Desbarats cho thấy rằng – hơn một triệu người miền Nam đã bị cưỡng chế đi  đến -  Vùng Kinh tế Mới,  hai triệu rưởi bị đưa đi – các trại cải tạo,  và hơn 100.000 bị giết chết mà không được xét xử. 264 Cưỡng bức lao động trong các khu kinh tế mới là một phương tiện kỹ thuật xã hội nhằm – đào tạo con người mới của xã hội chủ nghĩa và nó cũng dời nơi sinh sống và biến các dân tộc đồi núi (người Thượng) thành dân tộc thiểu số ngay chính trong quê hương của tổ tiên họ, ví dụ như tại các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai-Kông Tum và Lâm Đồng ở Tây Nguyên. Đến năm 1988, độ 2.000.000 người đã bị buộc phải di dân đến thường là những khu rừng nhiệt đới đầy muổi mà đất lại cằn cổi. 265 Trong số hàng trăm ngàn người bị đày đi các trại cải tạo thì độ 10% đã chết mỗi năm vì đói, vì thiếu chăm sóc y tế, vì bị tra tấn và bị xử tử. 266


Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào ngày 22 tháng 9 năm 1978 cho biết, – trong vòng ba năm, tôi đã trả tự do cho hơn một triệu tù nhân từ trại về.  Con số do Đồng công nhận về số lượng tù nhân chính trị của Hà Nội là năm lần hơn so với con số gian dối to lớn nhất của Hà Nội  rằng miền Nam Việt Nam có 200.000 tù nhân chính trị, ba mươi lần nhiều hơn tổng số tù nhân của tổng Thống Thiệu. Các chuồng cọp của Sài Gòn, từng được mô tả theo trí tưởng tượng là rất kinh khủng -  nay kích thước đã bị thu hẹp – dưới chính sách nhân đạo và khoan hồng của Hà Nội – thành những phòng ngang ba ‘feet’, dài sáu ‘feet’cho các người giam riêng và ngang 15 ‘feet’, dài 25 ‘feet’ giam chung từ 40 tới 100 tù. Tu sĩ Phật giáo Thích Thiện Minh, người đã sống sót sau mười năm trong một nhà tù Thiệu nay chỉ sống sót được có sáu tháng trong một nhà tù Cộng sản. 267


Morley Safer của CBS khi phỏng vấn siêu điệp viên Phạm Xuân Ẩn vào năm 1989, phỏng đoán trong Flashbacks: On Returning to Vietnam (Những đoạn hồi tưởng:  Trở về lại Việt Nam) là chắc chắn Ẩn đã phải đang suy tư về một cuộc cách mạng mà đã thất bại, – Tất cả những gì đã được nói về – giải phóng hai mươi, ba mươi năm trước đây, tất cả các âm mưu, tất cả các tử thi, nay chỉ đưa đến kết quả này, một đất nước cực nghèo và tan nát. Safer đã nói – một lũ lý thuyết gia học hành dang dở, tàn nhẫn và đầy tính quyền huynh thế phụ. Các nhận định về  – tất cả những lời đồn đãi và tàn ác, đều đã được gán cho Ẩn một cách phổ biến, một kẻ rất hối hận với lương tâm. Nhưng đáng để chú ý thực sự,  thì đó chỉ là những lời của Safer, chứ không phải của Ẩn.


Điều thực sự mà Ẩn đã nói với Safer là cách mạng đã thất bại vì – hoàn tòan ngu ngốc … Chúng tôi gọi đó là cuộc cách mạng của nhân dân, nhưng lẻ dĩ nhiên những người đầu tiên phải khổ đau lại là nhân dân. … Khi mà người dân còn phải ngủ trên vĩa hè thì cách mạng đã thất bại … Không phải là các nhà lãnh đạo là những người nhẫn tâm, nhưng hệ quả của quan niệm gia trưởng và các lý thuyết kinh tế sai lầm thì cũng như nhau.  268 Phạm Xuân Ẩn đã phủ nhận sự tàn bạo của các tên lãnh đạo cộng sản mà đã phung phí từ 1.1 triệu đến 1,4 triệu sinh mạng của bộ đội chúng trên chiến trường trước khi lại thanh lọc hàng trăm, hàng ngàn người miền Nam sau khi lên nắm quyền. Đôi khi thì các kẻ có thiện ý nhưng ngu xuẩn vẫn khá hơn là các tên điếm thúi. Với vai trò quan trọng trong việc phân tích tin tình báo quân sự và tạo ảnh hưởng đến đám báo chí ngây thơ Mỹ tại Saì-gòn 269, tên họ Phạm đã nhận được mười sáu huy chương công tác  270 và được thăng Tướng.


Mặc dù từng nhiều năm bị đổ lỗi là hậu quả do sự suy đồi đạo đức của quân đội Mỹ mang lại, – tình trạng mãi dâm và sử dụng  ma túy lan tràn  vẩn được tha thứ – chỉ vì mục đích kiếm tiền.  271 Hiện nay đỉ điếm và giá lao động rẻ tiền là những mặt hàng xuất khẩu có lợi nhất của Việt Nam. Karen Nussbaum, một cựu nhân viên của Liên minh nhân dân cho hòa bình và công lý, PCPJ, và Chiến dịch Hoà Bình Đông Dương, IPC được bổ nhiệm bởi Tổng thống Clinton vào làm việc tại Văn phòng phụ nữ của Bộ Lao động – nơi mà y thị đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về Lao động cưỡng bức: Tệ nạn mại dâm trẻ em, mà sau đó phúc trình đã  xác định Việt Nam như là một nguồn cung cấp chính của gái mãi dâm trẻ em. Có lẽ để bênh vực các đồng minh cũ của mình trong thời chiến tranh, Nussbaum đã ghi nhận sai lầm là Việt Nam đang cô gắng ngăn chận nạn nô lệ tình dục. 272


Mọi điều thì còn tồi tệ hơn ở Cam-pu-chia. Một vài tên soạn niên sữ thiên tã đã viết, “Người ta ước tính rằng trong chế độ Pol Pot, đã có từ 2 tới 4.000.000 (một nửa dân số) đã bỏ mạng.” Đó là, một triều đại “của khủng bố … kinh sợ … lò sát sanh. “. 273  Michael Lind đã viết,” Nếu cần có bất kỳ người Mỹ nào xứng đáng để chia sẻ trách nhiệm với Khmer Đỏ về thảm cảnh và nạn đói khát, thì đó chính là các thành viên phản chiến của Quốc hội … [mà đã khước từ] viện trợ quân sự và không trợ cho các đồng minh Campuchia của Mỹ.” 274 Và tất nhiên, đã là – các tên hoạt động cho hòa bình mà đã thuyết phục Quốc hội để từ bỏ tự do hầu đổi lấy cái hòa bình vĩnh cửu của oan hồn và nghĩa địa.


Với bọn thắng trận, không chỉ là chiến lợi phẩm đã tịch thu mà luôn cả sự vui sướng khi trả thù được.


Cưởng Bách Hồi Hương và Bồi Thường?


Với Sài Gòn nay đã thất thủ thì Jane và Tom cùng bạn bè thay thế George McGovern để tiếp tục kêu gọi từ chối viện trợ cho những người tị nạn đang chạy trốn khỏi Việt Nam. Chỉ vài tuần sau khi Sài Gòn sụp đổ, ngày 5 tháng 5 năm 1975, Hayden đã phát biểu tại Đại học California ở Davis. Đối với người tị nạn, Hayden nói, “Tại sao họ lại sợ hãi như vậy? Họ là một giai cấp đặc quyền mà chúng ta đã tạo ra.” Y đòi hỏi những người tị nạn phải bị trả về Việt Nam. Y nói “tình cảm tuôn tràn dành cho trẻ mồ côi và người tị nạn Việt Nam” đã “không đúng.” Theo lời góp ý của Hayden, Trung tâm về Quyền Hiến định (Center for Constitutional Rights), mà các thành viên đã từng đi Hà Nội với tư cách là thành viên của Ủy ban Luật sư về chính sách Mỹ đối với Việt Nam (Lawyers Committee on American Policy Towards Vietnam) và Luật sư đoàn Quốc gia Guild, đã khởi tố nhằm đưa trở lại các trẻ mồ côi từng tới Mỹ trước khi Sài Gòn thất thủ cho cái chính phủ cộng sản mới..


Nhiều viên chức chính phủ Mỹ – đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger –đã muốn tất cả chết đi, Tổng thống Ford sau đó nhớ lại, – tôi vẫn còn đau buồn về những người mà chúng ta đã không cứu được.” Mỹ đã tái định cư một cách tượng trưng 130.000 người tị nạn Việt. Đó ít hơn là 1% dân số của miền Nam Việt Nam, nhưng nó làm cho mọi người cảm thấy thoải mái  – tiêu chuẩn đạo đức mới của thập niên sáu mươi – Làm ít hơn sẽ làm tăng thêm đắng cay của nổi nhục nhã. ” Ford đã tuyên bố như vậy. 275 Và quả thật như vậy. Sử gia Doug Brinkley nói, Ford -  đã hợp pháp hóa việc nhập cư của những người Việt Nam … và đã mở rộng vòng tay chào đón họ. ” Theo Brinkley, ngay cả trước khi mất, Ford vẫn tiếp tục nhận được – thư của … con trẻ … cảm ơn ông đã giúp cha mẹ của chúng rời khỏi đất nước. Số người Việt đã trở thành những nhóm dân nhập cư có năng lực sản xuất nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Chúng ta đã nhận quá ít.


Đó là phần vui đẹp của câu chuyện.


Không giống như George Meany của AFL-CIO, người đã từng hỗ trợ nỗ lực chiến tranh và hổ trợ quân đội, tên lãnh đạo công đoàn Leonard Woodcock sau đó đã ráng thực hiện một thỏa thuận nhằm cho bọn Cộng sản 4,7 tỷ $ bồi thường, cùng tuyên bố là tất cả những binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh đều đã chết và nên bình thường hóa quan hệ. Nayan Chandra đã viết, “Người Việt Nam (cộng sản) hy vọng rằng hàng ngàn người biểu tình cho hòa bình và hàng tá lãnh đạo trong Quốc hội …  sẽ đẩy mạnh chương trình nghị sự về bồi thường.  Nhiều người cũng đã tin vậy. Cùng với Tom Hayden và Leonard Woodcock những tên khác đã hỗ trợ cho việc bồi thường đã là Giám mục James Armstrong, Sam Brown., Ramsey Clark, Don Luce, Pete Seeger và Cora Weiss. 276


Số người Mỹ và đại diện dân cử mà hỗ trợ cho việc bồi thường chiến tranh đã là một con số không. Bằng một cuộc bỏ phiếu 266 chống 13, Dân biểu John M. Ashbrook (Cộng hòa-Ohio) đã thông qua một nghị quyết chống đối bất kỳ viện trợ nào cho Hà-nội. 277


Vào giữa tháng 9 năm 1975, trước Câu lạc bộ Báo chí nổi tiếng Los Angeles, Hayden đã kêu gọi chấp thuận tư cách thành viên Liên Hợp Quốc cho cả hai miền Bắc và miền Nam  Việt Nam vừa bị xâm chiếm. Để đáp lại cho việc đồng ý nhỏ nhoi này, hai lần phiếu ở Liên Hợp Quốc, và hơn $ 3 tỷ đô-la Mỹ về bồi thường, Hayden cho biết, Việt Nam sẽ hợp tác hơn về việc người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Hayden đã nhắc lại lời kêu gọi của y để hồi hương những người tị nạn, nhấn mạnh rằng hầu hết người tị nạn thực sự muốn trở về mặc dù có hàng ngàn kẻ bất kề biển cả bão táp và hải tặc sẽ hãm hiếp cướp bóc mà vẫn đang ra đi để trốn thoát.


Các Con Cờ Đô-mi-nô


Ngày 22 tháng 8 năm 1975, Lào đã thất thủ – cái nước thứ ba của Đông Dương – chỉ đơn giản là về hình thức mà thôi. Không ai để ý  tới, bởi vì Bắc Việt đã toàn quyền với Lào kể từ khi chính sách trung lập của Tổng thống Kennedy cho phép  bọn Pathet Lào do Hà Nội hỗ trợ kiểm soát phần phân nửa của đất nước mà trong đó có con đường mòn Hồ Chí Minh. Vụ diệt chủng thầm lặng các người Hmong mà đã chiến đấu trong cuộc chiến bí mật của CIA ở Lào đã bắt đầu.


Dù có các cuộc nổi dậy vũ trang cộng sản do Hà Nội, Liên Xô và Trung Quốc đã nổ ra trong hầu hết các quốc gia còn lại của châu Á, họ đã không thất thủ hoặc biến thành cộng sản. 278  Sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp thời gian cho các quốc gia láng giềng, đã dạy họ bài học về chống nổi dậy và giúp họ có thể tự chiến đấu. Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã không thành cộng sản. 279 Không bị ảnh hưởng bởi cao trào Cộng sản ở Trung Quốc và Liên Xô, Nhật Bản tương tự cũng vẫn là một đồng minh của Mỹ. Tại Indonesia vào năm 1966, tướng Suharto đã loại bỏ viên tướng thân Liên Xô là Sukarno.


Năm 1976, tổ chức kế thừa trực tiếp của Liên minh IPC Nhằm Chấm Dứt Chiến Tranh là  Liên minh cho Một Chính sách Đối ngoại Mới, đã tức tối chống lại các –  chế độ độc tài tàn bạo của Nam Hàn, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Đài Loan,  280 mà đã thành công thóat qua khỏi được chủ nghĩa đế quốc Cộng sản.


Các nhà thờ chính thống vẫn tiếp tục giúp đở việc rửa tiền và bao che cho Cộng sản cùng  các điệp viên của chúng tại Mỹ mặc dù mất nhiều tín đồ tới dự lể vào ngày Chủ nhật. Các ngân phiếu ký cho Liên minh cho Một Chính sách Đối ngoại Mới đã được giao cho Hội đồng quản trị của Giáo Hội và Xã hội thuộc nhóm Methodist Đoàn Kết, 281 tuy chỉ đại diện cho một thiểu số cấp tiến mà đã lại chi tiêu một phần lớn số tiền mà đa số người Methodist đã sẽ không đồng ý. 282


Thật không may, các con cờ đô-mi-nô ở xa hơn bên ngoài châu Á đã không học được gì từ kinh nghiệm của Việt Nam. Sau cuộc chiến Việt Nam, Liên Xô và các nước chư hầu, Đông Đức và đặc biệt là Cuba, tăng gia các cuộc phiêu lưu quân sự trong chiến lược mà  nhà chiến lược gia và sử học Bill Rood gọi là -  Hàng rào Phía Xa ở châu Phi, Trung Mỹ, và Trung Đông: Afghanistan, Cape Verde, Congo, Ethiopia, Guinea Bissau, Angola, Madagascar, Mozambique, Sierra Leone, Somalia, Nam Yemen, Tanzania, Uganda, Zambia, 283 El Salvador, Guatemala, Grenada và Nicaragua. 284


Viet Nam! Abril 1975


Việt Nam đã được chứng minh độ tin cậy vào Mỹ hay thay đổi tùy lúc này tới lúc khác trong cuộc Chiến tranh Lạnh và đã khuyến khích nhiều cuộc phiêu lưu của cộng sản ở khắp mọi nơi, – cho đến khi Ronald Reagan quyết định chống lại đế chế gian ác, đòi hỏi các bức tường phải bị giật xập xuống giữa Đông và Tây, phải giải phóng Grenada Mat-xít, phải hỗ trợ phong trào kháng chiến chống cộng ở Afghanistan và Nicaragua và phải tranh thủ sự giúp đỡ của Đức Giáo Hoàng, của một  lãnh tụ lao động Ba Lan và của các Sheiks dầu Saudi nhằm lật đổ chủ nghĩa đế quốc cộng sản Liên Xô và Đông Âu.


Tuy nhiên vì ít người Mỹ hiểu được chiến lược của Hà Nội trong việc sử dụng phong trào phản chiến, bọn Cộng sản vẫn đánh giá cao các đồng chí cùng chiến tuyến Mỹ của chúng.


 “Bằng Cách nào Chúng Tôi đã Chiến Thắng?”


Với tư cách là chiến lược gia chính yếu và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Bắc Việt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đó cho biết, “Bằng Cách nào Chúng Tôi đã Chiến Thắng”, việc kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị [của Đảng chúng tôi] ở vào các giai đoạn nhất định… cùng với cuộc đấu tranh ngoại giao, để hoàn toàn đánh bại cuộc chiến xâm lược tân thực-dân của Mỹ-Thiệu. “Không còn nghi ngờ là Hà Nội đã có một chiến lược đầy ý thức để sử dụng phong trào phản chiến của Mỹ hầu giành chiến thắng trong cuộc chiến –  ”hoạt động chính trị chống lại kẻ thù (địch vận) ở ngoại quốc.” Các điệp viên chính trị của Hà Nội đã thành công trong việc làm thay đổi nhận thức là chiến tranh không thể nào thành công khi chống lại người cộng sản mà đang đại diện –  công lý, hòa bình, dân chủ và chuyển đổi các hành vi quân sự Mỹ và Nam Việt thành bất hợp pháp –  khủng bố, đàn áp hay tội phạm chiến tranh, vô hiệu hóa khã năng quân sự của họ 285  Bernardine Dohrn kết luận, – vai trò tiên phong của Việt Nam và các nước thuộc thế giới thứ ba khác trong việc đánh bại đế quốc Mỹ đã rất rõ ràng cho phong trào của chúng tôi trong một thời kỳ.  286


Sự trung thành của phe tả Mỹ đối với Cộng sản Việt Nam và ác cảm của chúng đối với chính sách đối ngoại của Mỹ không phải chỉ là tạm thời.


Roger Canfield


Lê Bá Hùng chuyển ngữ với sự chấp thuận của Tác giả)


138 Ronald Yates, ― Linh mục quyết không rời các người tỵ nạn bất kể hăm dọa của Khmer Đỏ, Chicago Tribune, 17 tháng 3 năm 1975, 14.

139 Chanda, Nayan. Brother Enemy: The War After The War. Harcourt Brace Javanovich xuất bản, New York. 1986. 1.


140 Tại Moscow vào ngày 11 tháng 11 năm 1974,  Bắc Việt Nam và Liên Xô ký kết một thỏa thuận về hợp tác khoa học và văn hóa, và vào ngày 11 tháng 12 năm 1974,  thỏa thuận về viện trợ kinh tế và kỹ thuật.


141 KRASNAYA ZVEZDA BÁO CÁO KÊT QUẢ CHUYẾN THĂM CỦA KULIKOV, Moscow KRASNAYA ZVEZDA bằng Nga ngữ ngày 28 tháng 12 năm 1974 p I LD


142 Valerian Skvortsov, ― Giúp đở từ Bạn Bè, PRAVDA BÌNH LUẬN VỀ VIỆN TRỢ CỦA LIÊN XÔ CHO CỘNG HÒA NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ TÁI THIẾT, Moscow PRAVDA bằng Nga ngữ ngày 11 tháng chạp năm 1974 p 5 L.


143 18 tháng chạp năm 1974 và 8 tháng giêng năm 1975.


144  Điện tín gởi từ Tòa Đại sứ tại Việt Nam về Bộ Ngoại giao,  Sài-gòn, 8 tháng giêng năm 1975, 1230Z trong Văn khố Quốc gia, RG 59, Central Foreign Policy Files,Mật: Tức thì.


145 Coalition to Stop Funding the War, ―1975: Will Peace Come to Indochina? Legislative Update, 14 tháng giêng năm 1975.


146 John M. Del Vecchio, ―Cambodia, Laos and Viet Nam? The Importance of Story Individual and Cultural Effects of Skewing the Realities of American Involvement in Southeast Asia for Social, Political and/or Economic Ends, 1996 Vietnam Symposium “After the Cold War: Reassessing Vietnam,” 18-20 tháng 4 năm  1996.


147 Armond Noble viện dẫn Douglas Pike từng kêu gọi vào giữa thập niên 60 – Các hành vi tàn ác xẩy ra hàng ngày đến mức chúng không còn được đáng xem  là tin tức. Năm 1988 Pike kể với Noble, ―Có thể tôi đã nói vậy, nhưng tôi không nhớ.


148  Phóng viên kiêm nhiếp ảnh viên tuần báo Time kể lại cho tác giả vào ngày 27 tháng 3 năm 2011.


149 Đại tá  Harry G. Summers, Jr., America’s Bitter End in Vietnam. Đó đã là  Trận chiến Việt Nam nhìn dưới kính hiển vi… Thiện ý bị phá nát tan vì thi hành sai sau đó. http://www.historynet.com/wars_conflicts/vietnam_war/3030666.html?showAll=y&c=y


150 Coalition to Stop Funding the War, ―1975: Will Peace Come to Indochina? Legislative Update, 14 tháng giêng năm 1975.


151 Đại tá  Harry G. Summers, Jr., America’s Bitter End in Vietnam. Đó đã là  Trận chiến Việt Nam nhìn dưới kính hiển vi… Thiện ý bị phá nát tan vì thi hành sai sau đó. http://www.historynet.com/wars_conflicts/vietnam_war/3030666.html?showAll=y&c=y


152 Tướng Võ  Nguyên Giáp, How We Won the War, Philadelphia: RECON Ấn bản, 1976, 28 nguyên từ tờ  Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, 31 tháng 6 và 1 tháng 7 năm 1975 và như  “A New Development of the Art of Leading a Revolutionary War, Vietnam Courier, tháng 8 và 9 năm 1975.


153 Đề đốc Elmo R. Zumwalt, Jr., Vietnam War Symposium, Texas Tech University, 18 tháng 4 năm 1996 viện dẫn bởi Lewis Sorley trong A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America‘s Last Years in Vietnam, New York: Harcourt, 93-94.


154 Max Friedman gởi cho Canfield và mấy người khác, 26 tháng 11 năm 2008.


155 David Binder, New York Times  30 tháng giêng năm 1975; Wallace Turner, New York Times 30 tháng giêng năm  1975.


156 Andy Messing kể cho tác giả, 21 tháng 10 năm 2007.

157 Băng thu cuộc nói chuyện qua điện thoại của Kissinger, TELCON 14 tháng 4 năm  1975,  9:47 p.m. Connolly/The Secretary. 


158 Assembly to Save the Peace, ― Thơ Mời Tham Dự Hòa Bình (Peace Convocation)  vào ngày 26 tháng giêng năm 1975; Assembly to Save the Peace, ― Hội thảo vào ngày thứ 7,  25 tháng giêng năm 1975; Assembly to Save the Peace, ― Lịch trình điều chỉnh, 25 tới 29 tháng giêng năm 1975. Mọi phóng ảnh từ bản chính do Max Friedman.


159 Coalition to Stop Funding the War, ―1975: Hòa bình sẽ tới Đông Dưong hay không? Legislative Update, 14 tháng giêng năm 1975.


160  Thu băng cuộc nói chuyện điện thoại của Kissinger, TELCON, 2/9/75 1:50 p.m., Kissinger/Conte.


161 Thu băng cuộc nói chuyện điện thoại của Kissinger, TELCON, 2/22/75 5:37 p.m. Walt Rostow/Kissinger.


162 Sydney Schanberg, ―For the People, War Itself Is the Enemy: The ‗Enemy‘ Is Red, Cruel and after 5 Years, Little Known, New York Times, 2 tháng 3 năm 1975.


163 Thu băng cuộc nói chuyện điện thoại của Kissinger, TELCON,  3/5/75 8:56 a.m. Kissinger/Cong. Otto Passman, TELCON 3/5/75 9:02 a.m. Kissinger/Habib.


164 FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm  SAC Chicago gởi cho Giám đốc ―Foreign Influence-Weather Underground Organization, 20 tháng 8 năm 1976, 185.


165 Canfield, Roger New American, tháng 4 năm 1985; Bùi Tín, Wall Street Journal, 1995.


166 Phái viên đã đả kích tờ  New York Times  là tường thuật sai lầm về Việt nam, AIM REPORT, Accuracy in Media, Bộ III, Số  4, tháng 4 năm  1974, 1.


167 Ion Mihai Pacepa, ―Kerry‘s Soviet Rhetoric (The Vietnam-era antiwar movement got its spin from the Kremlin),  National Review, 24 tháng 2 năm 2004.


168 Nguyễn Cao Kỳ, How We Lost… 207-208; George Webber và Graham Martin, 1974, tài liệu của Catholic Peace Fellowship, University of Notre Dame Archives, CCPF 10/05 Folder.


169 Gabriel Kolko, Vietnam: Anatomy of a Peace, London: Rutledge, 1997, 16-17.

170  Biên bản họp báo của Tổng Thống … New York Times, 7 thang 3 năm 1975, 16.


171 Ronald Yates, ―Linh mục quyết không rời các người tỵ nạn bất kể hăm dọa của Khmer Đỏ, Chicago Tribune, 17 tháng 3 năm 1975, 14.


172 Bill Laurie nói với  Canfield và nhiều người khác, 13 tháng giêng năm 2009.


173 Cambodia ‗Falls‘ to Cambodians, Rochester Patriot, 9-22 tháng 4 năm 1975 in lại trong tờ Syracuse Peace Council, Peace Newsletter, tháng 5 năm 1976 SPC 707.


174 Leslie Gelb, ―Fear of Cambodian Bloodbath Seen Key to Senate Vote on Aid,‖ New York Times, 13 tháng 3 năm 1975, 18.


175 Denis Warner, Certain Victory, 60-63 được viện dẫn bởi James Banerian và  Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A Close Look at the PBS Series ―Vietnam: A Television History, Phoenix: Tiếng Mẹ Zxu1ât bản, 1984, 260


176 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON  2 tháng 3 năm 1975 6:12 a.m. Kissinger/Schlesinger; TELCON  1 tháng 4 năm 1975, 3:00 p.m. Kissinger/David Binder.


177 Trung Tướng Harold G. Moore (Hồi hưu) and Joseph Galloway, We Are Soldiers Still, New York: Harper Collins, 2008,148.


78 Denis Warner, Certain Victory, 75 viện dẫn trong  James Banerian và Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A Close Look at the PBS Series ―Vietnam: A Television History, Phoenix: Nhà xuất bản Tiếng Mẹ, 1984, 262.


179 Xuân Thủy do (Larry) Levin (IPC) phỏng vấn, Hà-nội, VNA chương trình Anh ngữ  15:44 GMT ngày 16 tháng 4 năm 1975, BK.


180 Hoa kỳ đã vi phạm Hiệp ước Ba Lê khi đưa tàu đến, Đài Giải phóng (bất hợp pháp) bằng tiếng Việt tại Nam Việt,  03:00 GMT ngày 20 tháng 4 năm 1975 SG.


181 FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm  SAC Chicago gởi cho Giám đốc ―Foreign Influence-Weather Underground Organization, 20 tháng 8 năm 1976, 246.


182 SNIE 53/14.3-75, 27 tháng 3 năm 1975, 3.


183 Tiếp tục sách Đại Thắng Mùa Xuân của Tướng  Văn Tiến Dũng, như phóng viên tờ  Nhân Dân đã viết, phần về Nhanh như Sấm sét,‘phụ đề, ―Chiến dịch mang tên bác Hồ. Tại Hanoi chương trình tiếng Việt 23:30 GMT ngày 3 tháng 5 năm 19 76 như đã viện dẫn trong FBIS, Vol. IV: Asia and Pacific,  ngày 5 tháng 5 năm 1976, K8-10, kể lại trong sách của Harold W. Rood, Kingdoms of the Blind: How the Great Democracies Have Resumed the Follies That Nearly Cost Them their Life, St. Petersburg: Nhà Xuất bản Hailer, 2005, 243N43.


184 Robert F. Turner, ―The Fonda Fallacies, 24.


185 James Webb, – Ngủ chung với Địch, TheAmericanEnterprise.org, 4/3/2003.


186 Nguyễn Tiến Hưng, Hồ sơ Dinh Độc Lập, 304.


187 Peter Collier, The Fondas: A Hollywood Dynasty (New York: Putnam, 1991) như đã viện dẫn trong sách của K. L. Billingsley, “All in the Family,” California Political Review (Mùa Đông 1991),27.


188 Tường trình cho Tiểu ban An ninh Quốc nội Thượng viện, The Nationwide Drive Against Law Enforcement Intelligence Operations, phần 2, 14 tháng 7 năm 1975, 179.


189 James Webb, – Ngủ chung với Địch, TheAmericanEnterprise.org,  30 tháng 4 năm 2003, 2-3. Cũng từ Webb, ―Peace? Defeat? What Did the Vietnam Protesters Want? diển văn đọc tại American Enterprise Institute, jameswebb.com/articles/variouspubs/aeiprotesterswant.htm


190 Tướng William C. Westmoreland, A Soldier Reports, New York: Dell, 1976, 548.



191 Angelo Codevilla, Political Warfare…trong sách của  J. Michael Waller, Strategic Influence: Public Diplomacy, Counterpropaganda, and Political Warfare, Washington: The Institute of World Politics, 2009, 210.



192 Garnett “Bill” Bell với  George J. Veith, Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War, Madison: Goblin Fern Press, 2004,91.



193 David Schiaccitano, ―The River, in Santoli, To Bear Any Burden, 15.



194 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON  17 tháng 4 năm  1975,  6:35 p.m.



Chủ tịch Mahon/Ngoại trưởng.



195 John Del Vecchio viện dẫn Santoli, Al. Leading the Way: How Vietnam Veterans Rebuilt the U.S. Military: An Oral History. Balantine Books; New York.1993; Department of State Airgram, N. Can Tho A-005. “RVNAF Performance: Defense of Hòa Trinh Village.” 6 tháng 2, 1975.



196 Canfield, Roger New American, tháng 4 năm 1985



197 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON Ben Bradlee/Kissinger, ngày 9  tháng 4 năm  1975,  2:40 p.m.



198 Mike Benge, Ethnonationalist Movements, 8 tháng 7 năm 2009.



199 Cựu Tổng Thống  Gerald Ford mất năm  93 tuổi, theo Jeff Wilson AP ngày 26 tháng chạp năm 2006 và Barry Schweid, ―Ford Được Nhớ Đến Như là Một Người Thực Tế, AP,  28 tháng chạp năm 2006.



200 Xuân Thủy do (Larry) Levin (IPC) phỏng vấn, Hanoi VNA chương trình Anh ngữ 15:44 GMT ngày 16 tháng 4 năm 1975, BK.



201 Phạm Văn Đồng trong cuộc phỏng vấn với  TV Hòa lan, Hanoi bằng Anh ngữ  15:58 GMT ngày 16 tháng 4 năm 1975, BK.



202 Cambodia Thất Thủ vào Tay người Cambodia, Rochester Patriot, l 9-22 tháng 4 năm  1975 đăng lại trong Syracuse Peace Council, Peace Newsletter, tháng 5 năm 1976 SPC 707.



203 Fact-index.com/c/ca/Cambodia_civil_war.html



204 JIM WALLIS, http://www.DiscoverTheNetwork.org, 24 tháng 4 năm 2010, http://www.discoverthenetworks.org/printindividualProfile.asp?indid=1833



205 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON, ngày 22 tháng 4 năm  1975,  2:30 p.m. Connolly/Ngoại Trưởng



206 Thu băng điện thoại của Kissinger, TELCON, ngày 26 tháng 4 năm  1975,  10:15 a.m. đại sứ Dean Brown/Ngoại Trưởng



207 Phạm Xuân Quang, “Ford’s Finest Legacy,” Washington Post, 30 tháng chạp năm  2006; Bruce Chapman,, ― Với tư cách một Thống đốc, Jerry Brown đã chống đối mãnh liệt việc Nhập cư của Người Việt, Discovery News, 2 tháng 10 năm 2010 2:49 PM, http://www.discoverynews.org/2010/10/as_governor_jerry_brown_was_vo038821.php



208 Henry A. Kissinger gởi cho Graham Martin, flash DE (đọc không được) WTE #2378 1190107 Z (đọc không được) 290101Z APR 75, FM: Tòa Bạch Ốc. Tại Thư viện Ford và http://www.presidentialtimeline.org/html/record.php?id=568.



209 Ken Moorefield, ―The Fall of Saigon, in Santoli, To Bear…, 232, 235,237



210 Lê Thị Anh, ―Second Anniversary: the New Vietnam, National Review, 29 tháng 4 năm 1977, 487.



211 Bill Laurie, ―RVNAF, 1968-1975, 12 http://www.buttondepess.com/secretstuff/ttu2006/RVNAF_1968_1975.pdf.



212 Bill Laurie, ―Vietnam, the Media and Lies, tại



http://veteransforacademic freedom.org/2010/01.



213 Chanda, Nayan. Brother Enemy: The War After The War. Harcourt Brace Javanovich, Publishers; New York. 1986. 1.



214 Ken Moorefield, ―The Fall of Saigon, in Santoli, To Bear…,237.



215 Hubert Van Es, ―Thirty Years at 300 Millimeters, New York Times,  29 tháng 4 năm 2005.



216 Don North, ―Old Hacks‘ Return to Vietnam.,‘ consortiumnews.com,  21 tháng 4 năm  2010.



217 Tướng William C. Westmoreland, A Soldier Reports, New York: Dell, 1976, 556.



218 Garnett ―Bill,  Bell với George J. Veith, Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War, Madison: Goblin Fern Press, 2004,126-7.



219 Kitty Thermer, ―Vietnam Reconciled: A small band of teachers studies John McAuliff‘s Vietnam, World Review Magazine, Volume 18, Number 3.



220 Nguyễn Công Hoan, ―Promises, in Santoli, To Bear…, 286.



221 Santoli, To Bear…, 349.



222 Robert Shaplen, Time Out of Hand: Revolution and Reaction in Southeast Asia, New York: Harper and Row, 1969, 347-48  viện dẫn trong bài của William McLeary, ―Supporting the ‗Secret War‘: CIA Air Operations inLaos, 1955-1974, cia.gov/libray/center-for-the-study-of-intelligence/Kent-csi/docs/v43i3a07p.htm.



223 Vương quốc Lào: Điện Capitol Hill khởi động cứu giúp người Hmong, Cựu chiến binh Lào của Quân đội Bí mật Mỹ, 3 tháng 11 năm 2009 tại ww.pr-inside.com.



224 Hồ sơ dinh Độc lập, 255



225 Vương Mộng Long, ―End of the Road: Memoir by Vuong Mong Long-, Ranger Magazine, Số 20, tháng 5 năm  2007.



226 Đại Tá  Harry G. Summers, Jr., USA (Hưu) viện dẫn  Stuart Herrington trong  Mark Moyar, Phoenix and the Birds of Prey; The CIA‘s Secret Campaign to Destroy the Viet Cong, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, xi.



227 Trương Như Tảng, ―The Victory Parade, trong Santoli, To Bear Any Burden, 19. 



228 Paul Quinn-Judge, ―Inside Saigon: Eye-witness Report: Events after the takeover, Commonwealth, 26 tháng 9 năm 1975, 429-32.



229 Đoàn Văn Toại, ―A Lament for Vietnam, báo New York Times, 29 tháng 3 năm 1981, 3 trong số 13.



230 Trương Như Tảng, ―The Victory Parade, trong  Santoli, To Bear Any Burden, 19.



231 Võ M. Nghĩa, ―The War Viewed From All Sides, trong sách của Võ M. Nghĩa, Đặng V. Chât, Hồ V. Hiền (eds.), War and Remembrance, SACEI Forum #6, Denver: Outskirts Press, Inc, 2009, 16; Nghĩa đã viện dẫn Bùi Tín, Following Ho Chi Minh, Honolulu: Hawaii University Press, 1995, 89, 100-1.



232 Lê Duẩn, viện dẫn bởi Bùi Diễm với David Chanoff, In the Jaws of History, Boston: Houghton Mifflin, 1987, 337.



233 Mark Moyar, ―VILLAGER ATTITUDES DURING THE FINAL DECADE  OF THE VIETNAM WAR, 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam,” 18-20 tháng 4 năm 1996, http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/moyar.htm



234 Phillip B. Davidson, Vietnam at War, New York: Oxford University Press, 1991, 810. Đọc thêm Rothrock, Divided… 317-18 và 53-54.



235 National Office Collective of VVAW/WSO gởi các hội viên IPC thân mến, 3 tháng 6 năm 1975.



236 National Office Collective of VVAW/WSO gởi Các Hội viên IPC thân mến, 3 tháng 6 năm 1975.



237 Guardian, 21 tháng 5 năm 1975, 3.



238 Bergman, Women…, 251.



239 Ronald H. Nash, Why The Left Is Not Right, Zondervan, 1996, 58.



240 Võ M. Nghĩa, ―The War Viewed From All Sides, trong sách của Võ M. Nghĩa, Đặng V. Chât, Hồ V. Hiền (eds.),  War and Remembrance, SACEI Forum #6, Denver: Outskirts Press, Inc, 2009, 20



241 Nguyễn Cao Quyền, ―Post-1975 Vietnamese Communist System of ‗Reeducation‘ Camps, ARVN: Reflections and  Reassessments After 30 Years, at March 2006 Vietnam Center‘s 2006 Annual Conference, 17/03/2006 at http://www.huongduong.com.au/article_692.html



242 James Webb, ―Sleeping with the Enemy, Frontpage.com, 30 tháng 4, 2003.



243 James Webb, ―Sleeping with the Enemy, Frontpage.com, 30 tháng 4, 2003.



244 Võ M. Nghĩa, ―The War Viewed From All Sides, trong sách của Võ M. Nghĩa, Đặng V. Chât, Hồ V. Hiền (eds.),  War and Remembrance, SACEI Forum #6, Denver: Outskirts Press, Inc, 2009, 13



245 Who Spoke Up, trang 471; Mike Faber, The Long Road to Freedom, 1988; Canfield, Roger New American, tháng 4 năm 1985.



246 John M. Del Vecchio, ―Cambodia, Laos and Viet Nam? The Importance of Story: Individual and Cultural Effects of Skewing the Realities of American Involvement in Southeast Asia for Social, Political and/or Economic Ends, 1996 Vietnam Symposium “After the Cold War: Reassessing Vietnam,” 18-20 tháng 4 năm 1996, Texas Tech University đã kể  Saigon, Sagan, Ginetta and Denney, Stephen. Violations of Human Rights in The Socialist Republic of Vietnam: 30 tháng 4 năm 1975- 30 tháng 4 năm 1983, The Aurora Foundation, Atherton, California. 1983.



247 Lê Thị Anh, ―Second Anniversary: the New Vietnam, National Review, 29 tháng 4 năm 1977, 487; Frank Snepp.



248 Tướng  Văn Tiến Dũng (dịch bởi John Spragens, Jr.) Our Great Spring Victory, Hanoi: Nhà Xuất bản Thế Giới, 2005, Cora Weiss, Copyright, bản dịch Anh văn, 1977, 286.



249 Nguyễn Tương Lai, ―New Socialist Man, in Santoli, To Bear…, 283.



250 Moyar, Phoenix. Trang 347 ghi chú số 2 viện dẫn Jacqueline Desbarat và Karl Jackson, ―Research Among Refugees Reveals a Blood Bath, báo Wall Street, 22 tháng 4 năm 1985.



251 Nguyễn Công Hoan, tường trình, Human Rights in Vietnam, trước Tiểu ban  the Subcommittee on International Organizations of the Committee on International Relations of the House of Representatives, Quốc hội khóa 95, Khóa họp đầu, 26 tháng 7 năm 1977,149.



252 G. Roy Levin, ― phỏng vấn Robert Kramer và John Douglas, Reclaiming our past, reclaiming our beginning, Jump Cut, số  10-11, 1976, 6-8.



253 Lê Thị Anh, ―The New Vietnam: Second Anniversary, National Review,  29 tháng 4 năm 1977, 487.



254 Scott Johnson, ―Ho Chi Minh‘s Gift, Epoch Times, 25 tháng 5 năm  2009.



255 John M. Del Vecchio, ―Cambodia, Laos and Viet Nam? The Importance of Story Individual and Cultural Effects of Skewing the Realities of American Involvement in Southeast Asia for Social, Political and/or Economic Ends, 1996 Vietnam Symposium “After the Cold War: Reassessing Vietnam,” 18-20 tháng 4 năm 1996. Hãy đọc hai tác phẫm của ông là 13th Valley và For the Sake of All Living Things.



256 Jane Hamilton-Merritt, Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos, 1942-1992, Bloomington: Indiana University Press, 1999, Xvii-Xviii.



257 Jane Hamilton-Merritt, Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos, 1942-1992, Bloomington: Indiana University Press, 1999, XV



258 Al Santoli, ―Little Girl in the Yellow Rain, trong Readers Digest, tháng 4, 1984; James Banerian and the Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A close Look at the PBS Series ―Vietnam: A Television History, Phoenix: Nhà Xuất bản Tiếng Mẹ, 1984, 216-7.



259 Pacifist Couples Aid Laos, New York Times, 26 tháng 11, 1987. Jane Hamilton-Merritt, Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos, 1942-1992, Bloomington: Indiana University Press, 1999, 503-5. Tác giả đã phục vụ trong một thời gian ngắn với David Merchant tại USAID ở Đông Hồi năm 1968.



260 Jane Hamilton-Merritt, Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos, 1942-1992, Bloomington: Indiana University Press, 1999, 15, 498, 503, 512-3, 517-8.



261 Jane Hamilton-Merritt, Tragic Mountains: The Hmong, the Americans, and the Secret Wars for Laos, 1942-1992, Bloomington: Indiana University Press, 1999, XViii-XIX.



262 Mike Benge, ―The Two Faces of Communist Laos (Hidden Genocide), FrontPageMagazine.com, 28 tháng 2, 2008; Stephen Magagnini, ―Some call Gen. Vang Pao ‗King of the Hmong, Sacramento Bee, 18 tháng 7, 2009.



263 James Banerian và  Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A close Look at the PBS Series ―Vietnam: A Television History, Phoenix: Nhà Xuất bản Tiếng Mẹ, 1984, 2 viện dẫn về Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế



264 Jacqueline Desbarats, Repression in the Socialist Republic of Vietnam: Executions and Population Relocation, trong  John Norton Moore, ed., The Vietnam Debate: A Fresh Look at the Arguments (Lanham, MD: University Press of America, 1990) 196-97.



265 Stephen Denney, Human Rights and Daily Life in Vietnam, báo cáo soạn cho  Lawyers Committee for Human Rights, 25 tháng 3, 1990, 6-7 của 15.



266 Mark Moyar, Phoenix and the Birds of Prey; The CIA‘s Secret Campaign to Destroy the Viet Cong, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, 347.



267 Đoàn Văn Toại, ―A Lament for Vietnam, báo New York Times, 29 tháng 3, 1981, 5-6 của 13. 



268 Morley Safer, Flashbacks: On Returning to Vietnam, New York: St. Martin‘s Paperbacks, 1990, 290-91; Đại tá Phạm Xuân Ẩn, Việt-nam, tháng 8, 1990, viện dẫn trong sách của Lewis Sorley, A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America‘s Last Years in Vietnam, New York: Harcourt, 1999, 384; cũng được nêu ra trong sách của Victor Davis Hansen, Carnage and Culture, New York: Anchor, 2001, 416.



269 Theo quan điển của tác giả, thường không được chia xẻ, nói chung. Ít người đã từng làm việc cả hai bên của giới báo chí kình chống nhau.



270 Bass, The Spy Who Loved Us,



271 Mark Moyar, Phoenix and the Birds of Prey; The CIA‘s Secret Campaign to Destroy the Viet Cong, Annapolis: Naval Institute Press, 1997, 348.



272 http://departments.bloomu.edu/crimjust/pages/articles/Child_Labor.pdf



273 Zaroulis, Who Spoke Up, 420.



274 Michael Lind, 174.



275 Bob Woodward: Ford on Vietnam, Sacramento Bee, 3 tháng giêng, 2007; Quinn X. Pham: Ford‘s Finest Legacy, Sac Bee, 3 tháng giêng, 2007.



276 The Pink Sheet, # 169,  7 tháng 11, 1977.



277 Nayan Chandra, Brother Enemy, 147-149. 



278 Nguyễn Công Hoan, tường trình, Human Rights in Vietnam, trước  Subcommittee on International Organizations of the Committee on International Relations of the House of Representatives, Nhiệm kỳ Quốc hội thứ 95., Khóa họp đầu.,  26 tháng 7, 1977, 147.



279 Mark Moyar, Getting Vietnam Right, The American Spectator,  30 tháng 8, 2007.



280 A New Foreign Policy Agenda, n.d.; Ad Hoc Coalition for a New Foreign Policy, Legislative Update, Số đặc biệt về chi phí quân sự, Mùa Xuân 1976.



281 Ad Hoc Coalition for a New Foreign Policy, Join the Network, Legislative Update,



Số đặc biệt về chi phí quân sự, Mùa Xuân 1976



282 Robert Wilson, Biases and Blind Spots: Methodism and Foreign Policy Since World War II, Chương 4, The Reemergence of Radicalism, 1-3.



285 Douglas Pike, PAVN: People’s Army of Vietnam. Presidio Press, Novato, California, 1986, 239-40.



286 Dohrn viện dẫn trong FBI, FOIA, Weather Underground. Nguồn tin chính là phúc trình Đương nhiệm  SAC Chicago gởi cho Giám đốc ―Foreign Influence-Weather Underground Organization, 20 tháng 8  năm 1976, 6.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét