Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

PHAN VĂN BÀN TÙ CẢI TẠO DUY NHẤT MỸ ĐƯA THẲNG TỪ TRẠI TÙ RỜI VIỆT NAM, LÀ CỰU TÙ “CẢI TẠO” 29 NĂM ĐƯỢC MỸ CÔNG NHẬN LÀ TỴ NẠN

Trung Sĩ Nhất Cảnh Sát Đặc Biệt 
PHAN VĂN BÀN
(Los Angeles, CA) – Toà Án Di Trú Khu Vực Los Angeles đã công nhận quyền tỵ nạn cho một cựu tù nhân “cải tạo” đã bị giam 29 năm trong các nhà tù Cộng Sản sau năm 1975. Quyết định này đã chấm dứt một cuộc tranh đấu kéo dài hơn 6 năm qua tại Hoa Kỳ của một cựu tù nhân chính trị đến nay đã 76 tuổi.

Ông Phan Văn Bàn, một cựu cảnh sát đặc biệt đã đến được Hoa Kỳ sau khi được chính Bộ Trưởng Ngoại Giao Candoleezza Rice can thiệp để đưa ông trực tiếp từ trại tù cải tạo để đi Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình tại Illinois. Ông là người tù cải tạo duy nhất được chính phủ Hoa Kỳ đưa trực tiếp từ trại cải tạo đến thẳng Bangkok mà không được ghé lại quê hương một ngày nào.
Hiện diện trong phiên tòa, các cựu chỉ huy của ông đã nộp lời khai và có mặt để làm chứng rằng các nhân viên cảnh sát đặc biệt trong trường hợp của ông Bàn không hề tra tấn các cán binh cộng sản, trong đó có Cựu Đại Tá Trần Minh Công, Chỉ Huy Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, Cựu Thiếu Tá Phạm Văn Cờ, Chỉ Huy Cảnh Sát Đặc Biệt Tỉnh Tuyên Đức Đà Lạt, và Cựu Thiếu Tá Phan Tấn Ngưu, Chỉ Huy Cảnh Sát Đặc Biệt Tỉnh Tây Ninh. Luật Sư Nguyễn Quốc Lân đã nhận đại diện cho ông Phan Văn Bàn ngay từ khi ông còn lưu lại Bangkok.

Sau khi ban hành án lệnh, Chánh án Jan Latimore đã nhắc đến cuộc đời và sự tranh đấu của ông Nelson Mandela một vĩ nhân đấu tranh cho tự do và công lý của đã chịu ngồi tù 27 năm để đấu tranh cho công lý và vừa mới qua đời tại Nam Phi. Ông Phan Văn Bàn cũng đã chấp nhận ngồi tù 29 năm chỉ để nói lên rằng ông không hề làm gì sai đối với nhân dân và đất nước Việt Nam. Sự liên hệ tình cờ này đã làm cho nhiều ngừơi trong phiên tòa sững sờ và thán phục. 
TT. Phan Tấn Ngưu, Ông Phan Văn Bàn, Ls Nguyễn Quốc Lân, DT Trần Minh Công, và TT Phạm Văn Cờ.
Ông Bàn trước đây là một Trung Sĩ Nhất Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, phục vụ tại Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt Quận Lạc Dương, Tỉnh Tuyên Đức –Đà Lạt. (Chứ không phải là ĐẠI ÚY, ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG BIỆT KÍCH MỸ!) Khi Miền Nam thất thủ, ông bị tù 7 năm và được thả ra năm 1982. Đến năm 1985, ông lại bị bắt đi tù vì tội tham gia tổ chức kháng chiến Chí Nguyện Quân Phục Quốc Nội Viên Việt Nam. Ông bị kết án chung thân và bị giam 22 năm tại Trại Giam Ba Sao, Tỉnh Nam Hà, cho tới ngày ông được Chính Phủ Hoa Kỳ đưa thẳng đến Thái Lan vào đầu tháng 5 năm 2006. Tổng cộng, ông đã bị tù 29 năm trong nhà tù Cộng Sản.
Vợ và con trai của ông Bàn đã vượt biên và được định cư tại Hoa Kỳ, tiểu bang Illinois, từ năm 1994. Nhờ sự can thiệp của Dân Biểu Danold A. Manzullo, thuộc Tiểu Bang Illinois, ông Bàn đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách các Tù Nhân Được Quan Tâm năm 2006 (Prisoners of Concern) và tích cực vận động để ông được thả tự do. Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam sau cùng đã nhượng bộ, nhưng với một điều kiện là ông phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, với sự vận động đặc biệt của Đại Sứ Hoa Kỳ, ông Michael Marine, đã đồng ý và cử một Tùy Viên Chính Trị, ông Marc Knapper, tháp tùng ông Bàn trực tiếp từ Trại Cải Tạo Ba Sao đến thẳng Bangkok, Thai Lan, để làm thủ tục đi định cư  tại Hoa Kỳ.

Cuộc đời của người cảnh sát già này tưởng đến đó là thoát nạn. Không ngờ, khi vào phỏng vấn với Sở Di Trú của Hoa Kỳ tại Bangkok, ông lại bị tình nghi là có tham dự tra tấn các cán binh cộng sản trong thời gian ông phục vụ trong Lực Lượng Cảnh Sát Đặc Biệt tại Tỉnh Tuyên Đức trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam và do đó từ chối quyền tỵ nạn của ông theo luật Hoa Kỳ(That chan voi thai do nay cua anh "dong minh" HK!!). Sự hiểu lầm này bắt đầu từ việc phiên dịch sai sót trong cuộc phỏng vấn tại Bangkok về công việc của ông trong thời gian làm cảnh sát. Quyết định từ chối quyền tỵ nạn và nhập cảnh vào Hoa Kỳ lại một lần nữa khởi sự cho một loạt những vận động cao cấp đối với nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ để cho ông được đi định cư tại Hoa Kỳ.

1 nhận xét:

  1. Hai chín năm tù chốn ngục lao.
    Đời ông lận đận lắm lao đao.
    Cấp bậc trung sĩ chẳng phải cao.
    sao lại như vầy tại vì sao ???

    Trả lờiXóa