Không một
người bình thường nào có thể cầm lòng khi xem hơn 8 phút vidéo cảnh hai cô “bảo
mẫu” của Trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước,
Q.Thủ Đức, TP.HCM) hành hạ các cháu nhỏ. Ông bà ta bao đời nay thường dạy con
cháu: “Trời đánh còn tránh miếng ăn”. Vậy mà bà Phương và cô Điều khi cho các
cháu bé ăn đã xúc cháo nhồi nhét vào mồm các bé sao cho càng nhanh càng tốt,
coi các cháu như những cỗ máy. Cháu nào không nuốt kịp hoặc có phản ứng không
muốn ăn, liền bị trừng phạt tàn ác: tát vào mặt, đánh vào tay, dúi đầu, bóp cổ,
dốc đầu vào bồn nước…
Cô giáo trường mầm non Phương Anh “dạy trẻ”. Ảnh cắt từ video clip
Tôi hiểu rằng, nhiều người lớn, ngay cả cha mẹ trẻ đôi khi cũng không kìm nén được, đã đánh, mắng các cháu nhỏ, nhưng là hành vi bột phát, nhất thời. Còn xem thái độ, hành động của bà Phương và cô Điều cỏ vẻ như “căm thù” các cháu bé này. Ở đây không phải dọa cho trẻ sợ để ăn cho “ngoan”, mà là trừng trị những kẻ đã không phục tùng răm rắp vô điều kiện những mệnh lệnh của cô. Những cháu vào diện “có vấn đề” bị trừng trị, hoặc do cháu không thích món cháo này, hoặc do cháu yếu, ăn ít không theo được định mức của cô, hoặc do cháu ăn chậm, không theo kịp tốc độ cô muốn, hoặc cháu vừa ăn vừa ngó nghiêng, không tập trung toàn lực vào ăn!…
Tôi tin rằng trong số 22 cháu ở nhà trẻ này, những cháu nào tuyệt đối phục tùng
và theo kịp sự chỉ đạo của cô thì sẽ không bị trừng phạt. Đó là những cháu bảo
ngồi đâu thì khoanh tay ngồi im đấy, bảo ngủ thì nằm im, không ngủ cũng nhắm mắt
vờ ngủ; bảo múa thì múa cho dẻo, bảo hát thì hát cho to, bảo ăn phải tập trung
toàn lực vào ăn, không cần nhai, cứ nuốt cho nhanh, nuốt hết suất cháo là đạt
chỉ tiêu thi đua “bé ngoan”… Những cháu này nhìn các bạn mình bị hành hạ thì biết
sợ và không được thương cảm kêu la, không được mách với ai, vì đó là những bạn
“hư”, đã không nghe lời cô. Những trẻ bị trừng trị như đòn thù, hẳn là những
cháu không thích ứng được với cách “chăm sóc giáo dục” của cô; cô đã nhắc nhở,
trừng phạt nhiều lần mà vẫn không “tiến bộ” kịp theo ý cô, nên cô mới ngày càng
quyết liệt ra tay để khuất phục bằng được. Cô đầy uy quyền trước đưa bé thơ
ngây mà không khuất phục được nó răm rắp làm theo ý mình, nên mới xuất hiện cảm
xúc căm tức nó, mới hành hạ nó cho bõ tức! Chỉ có như vậy các cô mới bộc lộ
thái độ và hành động tàn ác đến thế đối với đứa trẻ.
Các cô ác mẫu này đang bị xã hội lên án, sẽ bị xét xử…Nhưng vì đâu các cô nên
nông nỗi này? Ngẫm một hồi, cái nhà trẻ ấy cũng là mô hình con đẻ của nhà nước
này.
- Cũng như nhà nước này, các cô sẽ nói: động cơ của các cô chỉ là muốn các cháu
ăn khỏe, ngoan ngoan, tiến bộ, nhưng vì thiểu số các cháu không nghe theo nên
phải dùng biện pháp mạnh để đưa vào kỷ cương; các cô cũng như nhà nước này,
không cần biết mỗi con người là một cá thể độc đáo, cá biệt, có một không hai,
không lặp lại, và cá tính độc đáo đó phải được tôn trọng; không cần biết rằng,
chăm sóc thú vật cũng phải tôn trọng cá tính của chúng;
- Bà chủ cũng sẽ nói: Nhà trẻ hành nghề được chính quyền cho phép, có chứng chỉ,
tất cả đều “đúng trình tự, thủ tục”, “theo đúng quy trình”;
- Bà chủ có thể nói: phải nhìn toàn cục, đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học,
biện chứng, vì tại sao những cháu khác không bị trừng phạt? Đó cũng chỉ là mặt
trái của giáo dục, mặt cơ bản vẫn là trông nom 22 cháu cho bố mẹ các cháu yên
tâm đóng góp cho xã hội;
- Các cán bộ liên quan cũng sẽ nói: Mấy lần thanh kiểm tra không thấy có vẫn đề
gì, cũng không thấy cha mẹ các cháu hay người dân phản ánh, báo cáo cho biết những
tiêu cực ở nhà trẻ này;
- Mấy cô giáo này bị phát hiện cũng chỉ là phần nổi của tảng băng “Vì tương lai
con em giai cấp công nhân và nhân dân lao động” của nhà nước XHCN, cũng như mấy
“đồng chí bị lộ” đem ra xét xử trong một “bầy sâu” tham nhũng lúc nhúc, vẫn tí
tởn, béo mầm;
- Và bao trùm lên tất cả là theo cách của chính quyền đối với dân: Đối với những
đối tượng còn khờ dại chưa hiểu biết gì, cứ “ngoan” là khen thưởng, nêu gương;
trái ý thì dùng bạo lực mà đe dọa, khống chế quyết liệt, là khắc đâu vào đấy!
Xem Video clip tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét