Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

HỒI KÝ BÊN GIÒNG LỊCH SỬ - KỲ 15 (KỲ CUỐI)


1.    2.   3.    4.    5.    6.    7.    8.    9.    

10.    11.    12.    13.    14.    15.  


BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
 44. Những cơn sóng gió mới
45. Vĩnh biệt Huế
44. Những cơn sóng gió mới

Đám đông dần dần giải tán trong sự yên tĩnh. Sau buổi ồn ào, tôi càng lo sợ nhiều hơn. Tình hình Huế vẫn còn sôi động, tuy bề ngoài chẳng có gì rõ rệt. Tôi nhận thấy một số phần tử quá khích vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đấu tranh dưới một hình thức mới. Phía Phật Giáo vẫn không cho rằng việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đã đủ thỏa mãn họ.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 1

Lời giới thiệu 

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10

Ông Nguyễn Hữu Hanh nguyên giữ những địa vị quan trọng về kinh tế, tài chánh trong chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng như trên trường quốc tế: 
  • Cố vấn kinh tế, tài chánh cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, 1955-1962 
  • Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, 1955-1962  
  • Tổng giám đốc Ngân hàng Khuếch trương SOFIDIV, 1963-1965 
  • Chánh sự vụ (Division chief) Ngân hàng Thế giới (World Bank), 1965 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 2

II. Thời trung và đại học
1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
Năm 1944, tôi tốt nghiệp trung học khi thi đậu bằng tú tài hai, thường được gọi là Bac II, với hạng Bình (Mention Bien). Điều này làm cho cha mẹ tôi rất đỗi vui lòng và tự hào vì hai người tuy rất nghèo nhưng đã ráng chịu thiếu thốn nhiều bề để cho tôi và em Minh tôi được học lên trung học. Có một chuyện vui là vào năm thi tú tài I, sau phần thi viết, tôi đang xem bảng thì có một cô giáo người Anh ra tìm tôi, tự giới thiệu là cô Wilkinson ở Hà Nội vào chấm thi. Cô cho tôi hay bài của tôi được điểm cao nhất, và cô muốn gặp người học sinh đạt được điểm cao nhất ấy… Sau đó, khi thi vấn đáp, cô lại khen tôi. Cô rất xinh đẹp nên tôi không khỏi đôi khi bâng khuâng nhớ nghĩ về cô. Dưới thời thuộc điạ, người da trắng hay khinh miệt người da vàng, mà có một câu chuyện như vậy, cũng là một điều rất lạ. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 3

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10

III. Sự nghiệp đầu tiên (1954–1965)

Năm 1954 tôi trở về Việt Nam làm việc cho Ngân hàng Trung ương [1] Đông Dương, Lào, Cao Miên, Việt Nam (Institut d'Emission des Etats Associes du Laos, du Cambodge et du Viêt Nam) dưới quyền của Tổng Giám đốc René Frappart và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Victor Cusin. Nhờ có kiến thức chuyên môn và tận tâm làm việc, tôi được thăng hạng rất nhanh, vượt qua nhiều người Pháp và tất cả nhân viên người Việt vào làm việc trước tôi. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 4

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
Nhưng tôi cũng cảm thấy rất cô đơn, bởi tôi biết mình không thể dựa vào ai khác, và cũng không thể thảo luận hay trao đổi ý kiến với ai, bởi vì chẳng có ai trong chính phủ hiểu biết về lãnh vực này. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vào lúc đó hầu như chỉ gồm toàn đồng Phật-lăng “nội địa” thu được từ mặt hàng cao su xuất cảng qua Pháp và gạo xuất cảng qua các thuộc địa Pháp ở châu Phi. Đồng Phật-lăng của chúng ta không hoán đổi được; mỗi năm Ngân hàng Quốc gia Pháp (Banque de France) chỉ cho chúng ta đổi một số lượng nhỏ lấy những đồng tiền hoán đổi được như đồng Đô-la Mỹ, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức hay đồng Yên Nhật. Nước Pháp đã trải qua một giai đoạn rối loạn chính trị và bất an xã hội kéo dài, kèm theo những khó khăn rất lớn về mặt kinh tế tài chánh, và đồng tiền Pháp cứ liên tục giảm giá. Cứ mỗi lần giảm giá hay chính phủ Pháp phá giá như vậy thì chúng ta lại mất một tỉ lệ phần trăm trị giá ngoại tệ dự trữ. Như vậy tuy chúng ta đã giành được độc lập chính trị từ tay người Pháp năm 1955, nhưng trên bình diện tiền tệ thì chúng ta vẫn còn là một thuộc địa của Pháp. Không ai trong chính phủ tỏ vẻ quan tâm tới sự bất bình đẳng trong hệ thống chi trả với Pháp, tới sự suy yếu của dự trữ ngoại tệ và sự hao hụt trị giá đồng tiền Việt Nam vì liên hệ với hệ thống tiền tệ của Pháp. Hơn thế nữa, số vàng dự trữ của chúng ta (33 tấn rưỡi) mà quân Pháp lấy được từ tay quân Nhật sau khi Nhật bại trận năm 1945 đã bị chở về Pháp khi lính Pháp rút về nước năm 1955, và chúng ta không có vàng để hỗ trợ cho đồng tiền quốc gia kể từ lúc đó. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 5

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
IV. Bước vào khu vực tư

Tháng 9/1961, hết kỳ nghỉ phép tôi về thăm ông Diệm và báo là tôi muốn tham gia vào khu vực ngân hàng tư, nhưng trong lãnh vực mà tôi vẫn còn có thể phục vụ lợi ích chung và giúp ông phát triển kinh tế đất nước: hỗ trợ tài chánh cho nền kỹ nghệ non trẻ của Việt Nam là một mối quan tâm lớn của ông Diệm. Tôi nói với ông là tôi sẽ giúp sức thành lập một ngân hàng kỹ nghệ bán công để tài trợ cho việc phát triển kỹ nghệ Việt Nam. Diệm đồng ý nhưng ông nói hễ khi nào ông cần tôi, ông sẽ gọi và giao cho tôi một trách nhiệm mới trong chính quyền. Tôi trả lời vâng nhưng tận trong đáy lòng tôi không tin cho lắm việc tôi sẽ trở lại dưới quyền ông bởi vì tôi biết rằng chế độ ông đã mất lòng dân và đám tay chân bộ hạ của ông không những đã làm cho những người đầy thiện chí như tôi mà còn làm cho quần chúng bình thường xa lánh. Diệm hứa là sẽ giúp đỡ tận tình cho kế hoạch của tôi. Đó là lần cuối cùng tôi còn trông thấy Diệm, trước khi ông bị giết trong cuộc đảo chánh 1963. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 6

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
V. Sự nghiệp quốc tế đầu tiên

Tháng 8/1964 tôi đưa cả gia đình tôi qua Pháp. Sau đó ít lâu tôi được phái đoàn Ngân hàng Thế giới (World Bank) ở Tokyo phỏng vấn và tuyển dụng làm Chánh sự vụ ở IFC trong Ngân hàng Thế giới. Tôi rời Việt Nam tháng 2/1965 để nhận công việc ở World Bank. Gia đình tôi ở Pháp đi theo tôi tới Washington D.C và chúng tôi đã được sống sung sướng một thời gian. Lợi tức của tôi tăng lên đáng kể với công việc mới, lương mỗi năm 22.000 đô-la, khỏi thuế, tương đương với 250.000 đô-la trước thuế – tính theo giá đô-la năm 2004 (vào thời điểm ấy, chiếc xe Mercury đầy đủ tiện nghi máy móc, tôi mua chỉ với giá 2.000 đô-la thôi, bây giờ phải hơn 25.000 đô-la). 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 7

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
VI. Tận tuỵ trong công việc: Không phần thưởng, chỉ có niềm vui

Ngồi ghế Thống đốc và làm việc tận tuỵ trong thời chiến với tất cả những sự tàn phá và những khó khăn kinh tế tài chánh, đã là khó vô cùng rồi; còn khó hơn nữa và có thể đến mức không chịu đựng nổi, khi mà ngoài Ngân hàng Trung ương, còn phải điều hành toàn bộ nền kinh tế tài chánh của một quốc gia bị lọt vào giữa vòng tham nhũng, đầu cơ, chợ đen, cùng những thiếu thốn vì biến động chính trị và bất an xã hội. Trong vòng một năm từ 1967 tới 1968, ngoài Ngân hàng Trung ương, tôi còn phải ôm trong tay Bộ Tài chánh, Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại và Bộ Kỹ nghệ, bốn bộ này tạo thành một Tổng uỷ Kinh tế Tài chánh, thông thường nằm dưới dự giám sát của một phó Thủ tướng và bốn Tổng trưởng. Tôi đã từ chối chức phó Thủ tướng mà Kỳ đề nghị, bởi vì tôi luôn luôn ghét chính trị và chỉ muốn phục vụ đất nước như một chuyên viên. Đây quả là một lượng công việc khổng lồ và một lãnh vực hoạt động hết sức rộng lớn.

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 8

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
VII. Sự nghiệp quốc tế lần thứ hai

Sau khi rời khỏi chính phủ và Ngân hàng Trung ương cùng Ngân hàng Thương tín, tôi được đề nghị hai việc làm: William Diamond, cấp trên của tôi tại Ngân hàng Thế giới và đang là Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chánh IFC, World Bank, rất vui khi biết tôi đã quyết định trở về Washington để làm việc. Ông gởi lời nhắn là tôi sẽ được hoan nghênh trong bộ phận của ông với chức vụ Chánh sự vụ Bắc Phi và các nước nói tiếng Pháp (việc trước đây của tôi năm 1965). Tôi cũng được mời nhận chức vụ Quản trị viên dự khuyết trong hội đồng quản trị Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, phụ trách các nước Trung Hoa (tức Đài Loan), Đại Hàn, Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đề nghị tôi chấp nhận công việc thứ hai vì nó sẽ cho phép tôi tiếp tục phục vụ đất nước và về thăm Sài Gòn bốn hoặc năm lần một năm để giúp cho Ngân hàng Trung ương và chính phủ – vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung ương vẫn còn để trống suốt gần hai năm. Và Thiệu muốn tôi tiếp tục làm Cố vấn Kinh tế Tài chánh cho chính phủ. 

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN 9

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
VIII. Sự nghiệp quốc tế thứ ba

Khi tôi trở lại Washington vào tháng 4/1975, tôi vẫn phân vân lưỡng lự giữa hai khả năng: hoặc quay lại World Bank làm việc với Bill Diamond, hoặc về IMF với Ian Mladeck, người đã đề nghị tôi gia nhập Sở Ngân hàng Trung ương (CBS) làm việc với ông, sau khi tôi rời chức vụ trong hội đồng quản trị. Tôi chọn công việc thứ hai; tôi được mời giữ chức vụ Cố vấn, thích hợp với kiến thức chuyên môn và nguyện vọng của tôi hơn.

HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH - PHẦN CUỐI

1    2    3    4    5    6    7    8    9    10
IX. Chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ
Đầu thập niên 50, khi tôi bắt đầu tiếp xúc với những ngân hàng lớn của nước Mỹ ở New York, như ngân hàng America, ngân hàng City Bank, ngân hàng Chase Manhattan Bank, ngân hàng Hannover Bank, tôi đã gặp khá nhiều nhân viên trẻ trong ban điều hành, trước đây đã từng làm việc ở các cơ quan OSS (Office of Security Service), tiền thân của CIA trước và trong cuộc thế Chiến thứ II; họ đã được gởi tới Trùng Khánh ở miền Nam Trung Quốc và tới miền Bắc Việt Nam để quan sát tình hình quân sự và chính trị tại các vùng này, cũng như mối quan hệ giữa lãnh tụ quốc gia Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Trung cộng Mao Trạch Đông, phong trào Việt Minh.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

HỒI KÝ TRẦN QUANG CƠ KỲ 1

1   2   3   4
Lời tựa
Tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ (1920–) lưu chuyển trong nước từ đầu năm 2003. Tác giả nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam.

Trước khi làm việc tại Bộ Ngoại Giao (1954), Trần Quang Cơ là sĩ quan quân đội nhân dân giảng dạy tại trường Cao Đẳng Ngoại Giao. Ông là cán bộ ngoại giao suốt 44 năm (54–97) – 1964 làm bí thư thứ nhất ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Indonesia – 1966 Trần Quang Cơ trở lại Hà Nội, 1976 phụ trách Vụ Bắc Mỹ rồi chuyển sang vụ Âu Châu trước khi sang làm Đại Sứ tại Thái Lan vào năm 1982. Được đưa vào Trung ương đảng cộng sản Việt Nam từ 1986; ròng rã 12 năm kể từ 1979, ông Trần Quang Cơ tham gia các cuộc thương lượng nhằm giải quyết chiến tranh tại Cambodia. Sau chiến tranh Việt Nam, ông tham gia cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ với ba nước Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc. Tháng hai 1991, ông xin rút ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VII nhưng không được chấp thuận. Tháng bẩy cùng năm ông gặp Tổng Bí Thư Đỗ Mười xin không nhận chức bộ trưởng ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Cuối năm 1993, ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông tự ý xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

HỒI KÝ TRẦN QUANG CƠ - KỲ 2

Hồi Ký Trần Quang Cơ

Tháng 10.1982, tôi được bổ nhiệm đi làm đại sứ tại Vương quốc Thái Lan[33]–một điểm tiên tiến của mặt trận đối ngoại thời kỳ ấy vì chính quyền Thái Lan lúc đó gắn bó rất chặt với Trung Quốc trong việc nuôi dưỡng bè lũ diệt chủng Polpot chống Việt Nam. Không thể nói nhiệm kỳ đại sứ của tôi ở Thái Lan khi đó là bình lặng hay tẻ nhạt. Hầu như không có tháng nào là không có những đám đông biểu tình trước sứ quán hò hét phản đối Việt Nam “xâm lược” Campuchia, xâm phạm lãnh thổ Thái. Thông thường những hoạt động này trở nên náo nhiệt vào đầu mùa khô hàng năm, cùng lúc với các hoạt động quân sự bắt đầu trên biên giới CPC–Thái. Đám “biểu tình” – có khi là dân “xám–ló” (loại xe xích–lô máy của Thái), có khi là tổ chức dân vệ Thái, có khi là đám người Việt phản động ở mấy tỉnh Đông Bắc–thường tụ tập trong công viên Lum–pi–ni[34] ở gần đại sứ quán ta trên đường Oai–rơ–lét (Wireless Road[35]), để nhận tiền “biểu tình phí”.

HỒI KÝ TRẦN QUANG CƠ - KỲ 3

   
Ngay sau khi ở Thành Đô về, ngày 5/9/1990 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và anh Lê Đức Anh đã bay sang Nông Pênh thông báo lại nội dung cuộc gặp cấp cao Việt–Trung với BCT Campuchia. Để thêm sức thuyết phục Nông Pênh nhận Thỏa thuận Thành Đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia: “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc “. Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.”

HỒI KÝ TRẦN QUANG CƠ - KỲ CUỐI


Trong 4 đối tượng có thể tạo nên nguy cơ đe dọa ta, có những nước lớn cỡ toàn cầu hoặc khu vực như Mỹ, TQ, Nhật; riêng Thái Lan là nước ngang tầm với ta nên mức độ thách thức đối với ta không so được với các nước lớn. Trong các dạng thách thức khác nhau của cả 4 đối tượng, có nhiều điều mới trên cơ sở giả định hoặc dự phòng để cảnh giác, song có những điều đang là hiện thực, đang là những vấn đề thực tế và thúc bách đặt ra trước mắt ta. Vì vậy với khả năng rất hạn hẹp về mọi mặt của ta, ta cần phân biệt rõ đâu là nguy cơ lớn nhất trực tiếp đe dọa những lợi ích sống còn của dân tộc VN để tập trung trí lực và vận dụng cao độ sách lược đối ngoại đối phó lại. Trước hết chắc chắn đó không phải là Nhật hay Thái Lan. Đó chỉ có thể là Mỹ hay TQ .

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

NGƯỜI ĐÀN BÀ CẢI TỬ HOÀN SANH DÙNG THIỀN ĐỊNH MỞ LUÂN XA CHỮA BỆNH CHO 6 VẠN NGƯỜI HỌ ĐÃ KHỎI BỆNH “THẦN KỲ” RA SAO?


Sau vài tháng luyện tập kiên trì, tôi đã dần khỏi hết những bệnh đã kể ở trên. Tất cả bệnh tật của tôi trước đây có bệnh án, có kết quả xét nghiệm và giấy tờ liên quan về quá trình điều trị của các bệnh viện trung ương tại Hà Nội; giờ đi đến chính những nơi điều trị đó xét nghiệm lại, thì thần kỳ thay, không còn chứng bệnh nào tồn tại. Chỉ có điều tôi phải duy trì niềm vui ngồi thiền hằng ngày của mình, dừng tập là bệnh có thể ập đến.

NGƯỜI CẢI TỬ HOÀN SANH DÙNG THIỀN ĐỊNH MỞ LUÂN XA, CHỮA BỆNH CHO SÁU VẠN NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Bà Hồ Thị Thu, (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi thiền. Bà ngồi bất động, muỗi đốt no bụng máu rồi lặng lẽ bay đi hay rụng xuống xung quanh, bà cũng kệ. Cháy nhà chết người xung quanh, bà cũng kệ.
Bà bảo, sách viết, người Ấn Độ nói, kẻ nào mỗi ngày ngồi thiền dăm ba tiếng đã được xem như cái gì đó giống như “Phật sống” rồi. Bà có thể ngồi im như tượng cả ngày, các luân xa (huyệt đạo) khai mở, bà đang tự chữa bệnh cho mình và tính đến nay đã chữa bệnh cho hơn 6 vạn người trong xã hội. Cái phương pháp chữa bệnh đó đã được thế giới biết đến không ít. Bà chỉ nặng lòng hơn, chỉ quyết liệt và đắm say hơn để quên thân xác mình, quên tất tật mọi thứ của đời mình, mà hiến dâng vì hạnh phúc cho những người cùng bệnh, cùng khổ.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - PHẦN 1 ĐẾN PHẦN 20

Nguyễn Hữu Chí năm 1974
Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do…. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách “mưu sinh, thoát hiểm” giữa hàng chục “lằn tên đường đạn”, nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 21 ĐẾN KỲ 40

KỲ 21
Trong số những vũ khí tuyên truyền được cộng sản Hà Nội sử dụng để đầu độc người dân Miền Bắc, có một vũ khí vô cùng quan trọng và hiệu quả là tên tuổi của những nhân vật nổi tiếng ở Miền Nam cũng như thế giới, đi theo cộng sản hoặc có những tuyên bố hậu thuẫn cộng sản. Bên cạnh đó, những cuộc biểu tình, đình công, tại các quốc gia tây phương, thay vì chứng tỏ quyền tự do, dân chủ của người dân được bảo đảm, dưới sự nhào nặn tuyên truyền của chế độ cộng sản, đã trở thành những hình ảnh, tin tức quảng bá cho quan điểm, “xã hội tư bản là thối nát, bóc lột tàn nhẫn; còn xã hội cộng sản là lý tưởng, là con đường tất yếu của nhân loại”.

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 41 ĐẾN KỲ 60

KỲ 41
Thật tôi không ngờ, chỉ vì nắm đấm hù doạ của tiểu đội trưởng Q. đã khiến tài xế đổi ý, và nhờ vậy đã giúp tôi thoát nạn. Lúc đó, tôi cũng không hiểu tại sao bỗng dưng tiểu đội trưởng Q. lại dơ nắm đấm hù doạ viên tài xế. Tôi chỉ biết Q. là người thiểu số, thuộc thành phần cảm tình đảng, rất mù quáng, cuồng tín, trung thành với “đảng Bác” vô cùng. Vốn là người Nùng, Q. rất khỏe, tóc mọc thẳng và cứng như rễ tre, lông mày rậm như hai con sâu róm, hai mắt lồi như hai con ốc nhồi, lòng trắng đầy gân máu, mỗi khi y tức giận điều gì, cả cặp mắt của y bỗng đỏ ngầu, tiếng nói của y trở nên lắp bắp, lồng ngực của y phập phồng như hai tấm phản gặp cuồng phong, và khi cơn giận bùng nổ, y sẵn sàng đập phá bất cứ thứ gì có ở trước mắt, bất chấp hậu quả. Trong tiểu đội tôi, ai cũng kinh hãi khi thấy Q. nổi giận. Nhưng tối hôm đó, tôi không hiểu sao Q. lại dơ nắm đấm về phía người tài xế. Thú thực, lúc đầu khi thấy Q. dơ nắm đấm về phía viên tài xế, tôi hoảng hốt, tưởng Q. biết có tôi ngồi trên xe, nên vô tình, vội thu người lại. Đến khi xe chạy qua, tôi mới hiểu, nắm đấm của Q. khi đó là dành cho tài xế. Nhưng tại sao Q. lại dơ nắm đấm dọa tài xế, thì quả tình lúc đó tôi không hiểu. Mãi mấy tháng sau, khi trở lại đơn vị “nạp mạng” để phải trải qua những cuộc đấu tố dai như đỉa của đơn vị, tôi mới biết, đêm hôm đó, trên chặng đường truy đuổi tôi suốt 2 tiếng đồng hồ trước đó, toán bộ đội do Q. chỉ huy đã nhiều lần vẫy xe xin quá giang, nhưng không lần nào thành công. Vì thế, khi gặp chiếc xe tôi “quá giang” lậu, Q. vừa chán, vừa tức giận không thèm xin quá giang, vì y đinh ninh có xin quá giang cũng không thành công. Không những thế Q. còn dở thói côn đồ, dơ nắm đấm hù doạ và chửi bới viên tài xế. Q. không thể ngờ, chính thói côn đồ của y đã giúp tôi vượt qua được một cửa ải nguy hiểm do y giăng mắc.

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 61 ĐẾN KỲ 80

KỲ 61
Tôi quen BL ngay từ trước 1975, trong dịp chúng tôi cùng tham dự khoá huấn luyện quân sự mấy tuần tại Vũng Tàu. Lúc đó, BL làm bên thuế vụ, còn tôi làm bên bộ dân vận chiêu hồi. Trong thời gian dự khóa huấn luyện, một buổi nọ, khi nghe thuyết trình viên trình bầy về chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản có nhiều điểm không lột tả hết tội ác và thủ đoạn tàn nhẫn của cộng sản nên tôi đã đứng lên phản bác. Sau đó, với tư cách một người đã từng sống 20 năm trong chế độ cộng sản và hiểu rõ bản chất thâm hiểm của cộng sản, tôi đã trình bầy trong hai tiếng đồng hồ tất cả những điều tôi mắt thấy tai nghe về những điều xấu xa trong xã hội cộng sản. Rồi trong những buổi kế tiếp, tôi cũng kể về chuyến đi tìm tự do của tôi. Từ đó, tôi quen thân một số bạn bè, trong đó BL là người thân nhất, lúc nào cũng coi tôi như em.

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 81 ĐẾN KỲ 95

KỲ 81
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, hỏi thăm đường đến nhà ông MN. Hỏi ba người trong ga, cả ba đều lắc đầu không biết. Đi ra ngoài sân ga, nhìn đường phố vắng vẻ, không có một ai, cả thị trấn giống như một thành phố đã chết. Băng sang bên kia đường, tôi gặp một cụ già, bị cụt mất một chân, mặc chiếc áo của người thiểu số, không hiểu là áo của người Nùng hay Mèo, nhưng lại mặc chiếc quần bộ đội cũ đã bạc mầu. Nghe tôi hỏi, cụ ngạc nhiên, nhìn tôi từ đầu đến cuối rồi nói, giọng lạnh lùng:
- Phố xá đây đi tản cư hết rồi. Chẳng còn ai ở đó đâu mà kiếm.
Chỉ tay một vòng chung quanh ga, cụ tiếp:

TÔI ĐI TÌM TỰ DO - NGUYỄN HỮU CHÍ - KỲ 96 ĐẾN HẾT

KỲ 96
Sáng hôm sau thức dậy, nghĩ lại những chuyện xảy ra tối hôm trước, tôi vẫn còn bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi thực không ngờ mấy câu nói liều lĩnh của tôi vào giây phút cuối cùng lại có thể cứu sống cuộc đời tôi. Nếu tôi không nói những câu đó, không biết bây giờ, tính mạng tôi đã ra sao? Tôi cũng mong người công an Trung Cộng sẽ phiên dịch đầy đủ câu nói của tôi khi báo cáo lên thượng cấp. Như vậy, tôi hy vọng, số phận của tôi sẽ không đến nỗi bi đát. Nghĩ đến đó tôi lại băn khoăn tự hỏi, nếu người phiên dịch không tường thuật hết ý nghĩ câu nói cuả tôi thì sao? Và dù cho người công an làm nhiệm vụ thông ngôn có tường thuật hết ý nghĩa câu nói của tôi đi nữa, đã chắc gì thượng cấp Trung Cộng hiểu thấu quyết tâm “sẵn sàng chết, nhất định không chịu trở về VN” của tôi, khi họ không hề có mặt lúc câu chuyện xảy ra?

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU PHẦN 1 - CHƯƠNG 1-10


CÁI MỐC LỊCH SỬ: NGÀY 30 – 04 –1975
1.-
Đêm 21 tháng 4-1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện trên đài truyền hình, tuyên bố từ chức giao quyền cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông Thiệu còn hứa sẽ trở về với quân đội, nhưng tôi hiểu ngay lúc đó là ông ta sắp bỏ chạy. Sự thật tôi được biết: sau khi bàn cãi với các cận thần như Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng văn Quang, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, vào buổi sáng 21 tháng 4, kết thúc vào lúc 11giờ, ông Thiệu quyết định từ chức và bàn giao ngay cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lúc 3 giờ chiều, có sự hiện diện của Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình. Ông Thiệu còn yêu cầu Đại Tướng Cao Văn Viên và Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia là sẽ cực lực hỗ trợ chính quyền chuyển tiếp.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 1 - CHƯƠNG 11 ĐẾN CHƯƠNG 20

Những niềm vui và nỗi buồn

Thiết nghĩ dù tôi có cãi hăng say hay không thì kết quả chắc cũng phải thả người. Vấn đề là vì công lý, tôi phải nêu ra, phản đối và trình bày những lý do xác đáng. Vụ việc nầy tôi có tâm sự với người bạn thân là Linh Mục Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm nhựt báo Xây Dựng. Ông thuật lại cho các bị can mới được phóng thích nghe. Tôi không hề liên lạc với nhóm người nầy sau khi họ được trả tự do, nhưng có một thời tôi muốn biết nhiều việc chính trị bí ẩn về các vấn đề liên quan đến Bắc Việt. Ðem chuyện bàn với Cha Lãm thì ngài nói:
- Tại sao toa không gặp Trần Kim Tuyến hỏi ý kiến, ông ta có thể giúp mầy hiểu nhiều việc. Cha nầy dứt khoát phải biết nhiều chuyện lắm.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 1 - CHƯƠNG 21 - CHƯƠNG 30

Hồi ức về chương trình Phát Triển Quận 8 (2)
Quay sang tôi, ông nói:
- Ðấy anh chứng kiến, chung quanh tôi là những người như thế nào. Bây giờ anh có thấy anh từ chối không hợp tác với tôi là một sự sai lầm lớn lao không? Nếu anh có lòng với đất nước, với dân tộc, thì một lần nữa tôi yêu cầu anh nhập cuộc. Chúng ta hiệp sức hoàn thành một cuộc cách mạng và chiến thắng cộng sản. Trước mắt chúng ta có tới hai nhiệm vụ. Một là xây dựng đất nước, hai là chiến thắng cộng sản.
Ông nói một cách hăng say, thao thao bất tuyệt. Còn tôi thừ người ra, bối rối suy nghĩ về những gì tôi mới chứng kiến, đến nỗi tôi không chú ý những gì ông Kỳ đang và tiếp tục nói, mà ông tin rằng tôi đang nghe. Hình như tôi bắt đầu có cảm tình với vị Tướng trẻ tuổi nầy, người mà trước đây tôi xem thường. Tôi đang nghĩ về trách nhiệm của mình đối với số đồng bào ở Quận 8, những người dân cũng mới bắt đầu tin tưởng và hy vọng chúng tôi tiếp tay với họ để cải thiện xã hội. Tôi cũng nghĩ trách nhiệm của tôi đối với bốn ông bạn, “Tứ Ðại Gan Lì” của tôi đã kiên trì chấp nhận sự thử thách vì muốn cuộc thử nghiệm nầy phải thành công. Những suy nghĩ của tôi về tổ chức xã hội, về công tác lôi cuốn thanh niên và đồng bào vào một phong trào to lớn để xây dựng quê hương và chống xăm lăng Bắc Việt thôi thúc tôi phải nhập cuộc. Hình như không nói ra mà tôi có cảm giác mình đã chấp nhận tham gia rồi, mình đã muốn hợp tác với ông Tướng nầy rồi. Một cảm giác lạ lùng, gần như thân thiện bất ngờ. Tôi hoàn hồn, không biết ông Kỳ đã nói gì thêm, tôi phát biểu ngắn gọn:

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 1 - CHƯƠNG 31 ĐẾN CHƯƠNG 39 (HẾT TẬP 1)

Ôrn Định Đà Nẵng
- Moa quyết định đưa quân ra tái chiếm Ðà Nẵng. Moa có gọi về đây một Trung Tá khá gan lì. Moa cho toa gặp ông ta xem toa có ý kiến gì?
Nói xong ông Kỳ ra lệnh cho Thiếu Tá Liệu gọi Trung Tá Mã Sanh Nhơn vào phòng. Tướng Kỳ giới thiệu ông Nhơn với lời lẽ khen tặng về khả năng và hoạt động của đương sự. Tôi nhìn thẳng Trung Tá Nhơn nói:
- Chính phủ quyết dẹp cho bằng được sự hỗn loạn ở Ðà Nẵng, Trung Tá sẵn lòng nhận trọng trách này chúng tôi mừng, dĩ nhiên mình quyết tâm hành động là phải thành công. Nhưng đặt giả thuyết nếu thất bại, cùng lắm chính phủ đổ còn ông khó có thể tránh được cảnh tù tội. Như vậy bây giờ ông còn có cơ hội suy nghĩ lại, ông nghĩ sao?

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2 - CHƯƠNG 1 ĐẾN CHƯƠNG 10

LTG.- Phần đầu hồi ký của tôi đã hoàn tất, nay đang trong thời ký hiệu đính để in thành sách. Trong phần đầu, có người khen, người chê, có người chấp nhận, có người phản bác. Trong trách nhiệm của một tác giả, tôi đã làm hết sức mình để hiệu chỉnh những điều lầm lẫn hay bảo vệ những chuyện mà tôi tin là sự thật vì đã tự thân trải qua, chứng kiến.

Tiếp tục ghi lại phần thứ II ký ức của mình tôi muốn xác nhận một lần nữa là tôi chỉ ghi lại những sự việc đã xảy ra liên quan đến cuộc đời tôi, hoặc chính tôi chứng kiến xa gần hay do những người quen biết cùng thời, cùng giới, hiện còn sống thuật lại với tôi. Nếu có những ai cũng biết cùng một sự việc nào đó và có cái nhìn hay ý kiến khác biệt tôi vẫn luôn luôn tôn trọng, nhưng tôi vẫn cương quyết giữ nguyên vẹn những gì tôi trình bày vì tin chắc rằng đó là sự thật không thể thay đổi.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2 - CHƯƠNG 11 ĐẾN CHƯƠNG 20

Chánh Án Phạm Văn Huệ lộ vẻ mừng rỡ bắt đầu thuật lại những gì xẩy ra trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai nầy giữa ông ta và Ðại Tá Kim. Huệ nói:
- Ðại Tá kim có đưa thơ của anh cho tôi xem, tôi nói đã có đọc bản sao gởi cho tôi rồi.
Ông ta nói nhiều lắm nhưng tôi có thể tóm tắt như sau: mở lời ông ta khen: “Thằng cha Triều khôn khéo đấy. Nếu nó sỉ vả hay thách thức tôi thì tôi chơi nó tới cùng, tôi sợ gì nó đâu, có Tổng Thống đỡ lưng cho tôi mà. Tình thế nầy tôi nghĩ chắc tôi sẽ phải đổ thừa hết cho ông Chánh Án vì ông đang công khai ủng hộ ông Triều, ngoài ra ông là Chủ Tịch ủy ban bầu cử có quyền tuyên bố hủy bỏ kết quả. Vì vậy tôi sẽ để cho bầu cử bình thường, không ngăn chận ai cũng không gian lận để nâng đỡ ai. Cho dù tôi có bị cấp trên chê trách ít nhiều nhưng tình bạn giữa ông và tôi trước sau vẫn còn giữ được. Thôi thì mặc kệ để cho dân xét quyết”.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2- CHƯƠNG 21 ĐẾN CHƯƠNG 30

LTS.- Trong thời gian vừa qua, vì có nhiều bài cần đăng tải liên quan đến chiến dịch tưởng niệm 58 chiến sĩ Hải Quân VNCH đã bỏ mình trong trận hái chiến tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 nên phải tạm gác Hồi Ký Võ Long Triều. Bài đăng tải trong số báo Thứ Hai này là những bài lẽ ra phải đăng ở mục Diễn Ðàn ngày Thứ Bảy, xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và độc giả.
Ký Ức Về Nhà Tù Cộng Sản
Một đêm qua, tôi quen dần với sự ngộp thở. Tôi tự nhủ mình phải thích nghi bởi vì cuộc sống ngột ngạt khổ xác này sẽ kéo dài chưa biết đến bao giờ. Ba lần tôi đứng dậy kê mũi sát vào 26 lỗ nhỏ trên khung cửa để thở một vài hơi rồi lại nằm xuống.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2- CHƯƠNG 31 ĐẾN CHƯƠNG 40


Với tư cách là cận vệ của phó giám đốc sở công an thành phố sau ngày cộng sản chiếm Saigon năm 1975, Nghiệp biết nhiều chuyện về những hoạt động tàn ác của sở công an. Một trong những chuyện Nghiệp thuật làm tôi bất mãn và căm hờn là thủ đoạn giết người hàng loạt trong thời gian đó.

Ngoài việc bọn người mới chiến thắng, công khai xử tử hình và bắn người mỗi buổi sáng theo án lệnh, còn những cuộc bắn giết người âm thầm mỗi buổi tối theo sự chỉ điểm của bọn cộng sản nằm vùng hay những tay sai gọi là “cách mạng Ba Mươi Tháng Tư” nghĩa là một ít người miền Nam đầu hàng phản bội làm tay sai chỉ điểm đổi lấy sự an toàn và chút danh vọng ảo huyền.

HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU - PHẦN 2 - CHƯƠNG 41 ĐẾN CHƯƠNG 49 (HẾT)

Sau anh Võ Văn Nhung lại thêm một người bạn khác từ Pháp về thăm. Vợ của Nguyễn Văn Lễ về Việt Nam được người nhà cho biết là Võ Long Triều đã được cộng sản trả tự do và hiện còn ở Saigon. Bà lập tức nhờ người chở đến thăm tôi.

Nguyễn Văn Lễ là bạn học cùng trường với tôi ở Mỹ Tho, vợ nó, chị Nghĩa cũng là sinh viên quen biết trong nhóm bạn ở “Maison d'Indochine” (nhà Ðông Ðương) trong khu đại học xá nằm trên Boulevard Jourdan quận 20 Paris.

ĐỌC "HỒI KÝ VÕ LONG TRIỀU" VÀ PHẢN HỒI CỦA VÕ LONG TRIỀU

Dương Văn Đức
Bình thường, một tác phẩm được đem ra để nhận xét, phê phán khi tác phẩm đó đã được hoàn tất và phổ biến trước công chúng. Nhưng hồi ký Võ Long Triều lại không ở trong điều kiện bình thường như thế, bởi vì hồi ký này, khởi đầu từ ngày 23 tháng 6, 2006, còn đang được đăng từng kỳ trên Trang Người Việt, chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt, thế mà tác giả lại vội đưa ra phần gọi là phụ lục gồm 3 bài báo do ông viết từ những năm trước, gồm có:

Bài 1: Lạm bàn về chuyến đi VN của cựu Phó Tổng Thớng Nguyễn Cao Kỳ. (Tháng 2, 2004)
Bài 2: Những gì tôi biết về việc Nguyễn Cao Kỳ về nước. (5-11-2005)
Bài 3: Chuyện Nguyễn Cao Kỳ chấm xuống hàng, lật sang trang. (25-3-2004)

NGUYÊN BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP NGUYỄN ĐÌNH LỘC: MỘT THẰNG ĐẠI HÈN KHÔNG HƠN KHÔNG KÉM

Truyền hình nhà nước đêm 22 tháng 3 đã phát hình buổi vận động góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc.

Ông Lộc đã phát biểu rằng ông không tham gia soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm mặc dù làm trưởng đoàn giao bản kiến nghị này cho Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai vừa qua. Sự phủ nhận này gây một cơn lốc giận dữ trong cộng đồng mạng tại Việt Nam.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

CÁI DÂM TRONG TƯỚNG MỆNH HỌC


Cái Dâm trong Tướng Mệnh Học cũng là một đề tài trong lúc trà dư tửu hậu

“Không dâm sao nẩy ra hiền”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn  từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết “Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại“ (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương  được thuận, vậy nên Trọng Ni <Khổng Tử> ca tụng việc hôn nhân là trọng đại)

Dâm là xấu hay là tốt?

HỒI ỨC HÀ NỘI 1945 CỦA TRẦN ĐỖ CUNG

Lúc lên bẩy tôi học tại trường Nguyễn Trường Tộ ở Vinh và hay được anh Nguyễn Quang Trình dẫn vào lớp Nhất ngồi cạnh anh ta ở cuối lớp. Anh Trình sau này là Tổng Trưởng Giáo Dục của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Trong thời gian này đã xẩy ra vụ để tang Nguyễn Thái Học và các đồng chí bị hành quyết tại Yên Báy. Rồi đến học sinh đủ lứa tuổi bãi khóa, ăn mặc y phục trắng đi diễn hành tưởng niệm Phan Chu Trinh. Mật thám Tây chạy đôn chạy đáo với đám chó săn An Nam dò dẫm tin tức. Trong giới giáo chức nhiều người bị tình nghi trong số có thân phụ tôi.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM ?

File:Đền Hùng, đền Thượng.jpg
Đền Hùng-Thượng tại đỉnh núi Tản Viên trong dãy núi Ba Vì.

Lời BBT: Một bản tin báo động của Nguyễn Xuân Diện, khi anh khám phá ra 1 vật lạ trong Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Anh nghi ngờ hòn đá này là bùa trấn yếm để triệt hạ long mạch và sinh khí dân tộc Việt Nam. Bản tin này đưa lên nhầm tìm kiếm người giải mã về các chi tiết được ghi trên hòn đá. Mong quý độc giả trang nhà ký Tế cùng nhau góp tay để bạch hóa vấn đề này.