Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

PHẢN ỨNG VIỆC ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG BỎ ĐẢNG


Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận với BBC rằng ông đã quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên các trang mạng có hình ảnh chụp bản viết tay của mà ông Đằng xác nhận do chính ông viết hôm thứ Tư ngày 4/12, trong đó ông ‘tuyên bố công khai ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam’.
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
Ông Đằng xuất thân là một sinh viên ở miền Nam Việt Nam trước 1975 tham gia vào quá trình đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn. Ông đã có hơn 40 năm tuổi Đảng.
Cách đây hơn ba tháng, ông Đằng đã có bài viết lưu truyền trên mạng với tựa đề ‘Viết trong những ngày nằm bịnh’ trong đó ông kêu gọi thành lập một đảng chính trị khác đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài viết này của ông Đằng đã bị các cơ quan truyền thông do Đảng kiểm soát đả kích dữ dội.
‘Giọt nước làm tràn ly’
Nói với BBC khi vẫn trên giường bệnh, ông Đằng cho biết việc Quốc hội vừa mới thông qua Hiến pháp sửa đổi ‘là giọt nước làm tràn ly’ khiến ông đi đến quyết định thoái Đảng.
“Điều này chứng tỏ Quốc hội chỉ là bù nhìn chứ không có thực quyền, phản lại lợi ích quần chúng,” ông nói và cho biết người thân và bạn bè đều ủng hộ việc ông thoái Đảng.
“Đó là một Hiến pháp đi ngược lại lòng dân, không có dân chủ, nhất là trong vấn đề ruộng đất,” ông nói thêm.
“Người dân khổ sở về vấn đề này (ruộng đất) mà mấy ông không cảm, coi như không có xúc động gì về hoàn cảnh của người dân,” ông giải thích.
“Tôi thấy không thể nào chần chừ được nữa (trong việc bỏ Đảng),” ông nói, “Đó là kết quả logic của bài viết trên giường bệnh.”
“Tôi phải rút ra thôi, bởi vì nếu mình còn là thành viên của Đảng Cộng sản thì dù sao mình cũng phải có trách nhiệm.”
Ông Đằng cho biết kể từ nay ông trở thành ‘công dân tự do’ để ‘đấu tranh cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cho dân chủ và nhất là đấu tranh bảo vệ lợi ích người dân’.
Ông nói khi đi đến quyết định này, ông cũng tiếc cho hơn 40 năm ông đóng góp cho Đảng và ‘cũng buồn’ nhưng ‘không thể làm khác được’.
Khi được hỏi Đảng có khả năng thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước hay không, ông Đằng đề cập đến tác nhân có thể tác động làm Đảng thay đổi.
Đó là xây dựng xã hội dân sự mạnh để ‘làm sao người dân có thể đấu tranh để chuyển một Nhà nước toàn trị sang một Nhà nước dân chủ’.
Diễn biến một quan chức lãnh đạo thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam có hơn 40 năm tuổi Đảng vừa tuyên bố chính thức ly khai với Đảng Cộng sản thu hút sự quan tâm trong dư luận.
Hôm 05/12/2013, ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu phóng viên của tờ Thanh Niên chào đón tin ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ra khỏi Đảng và nói:
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
"Chuyện ra khỏi Đảng của ông rất cần thiết, nó tạo ra một tiếng vang, nhất là trong thời điểm này, khi mà Đảng vừa ra Hiến pháp bắt toàn dân phải đi theo và đặt toàn dân dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng," ông Chênh lên tiếng từ Sài Gòn.
Theo blogger này, việc ông Đằng ra khỏi Đảng khác với nhiều trường hợp ly khai khác trước đây vì theo ông Chênh, ông Đằng từ bỏ đảng trên tư cách là một quan chức và người có nhiều năm đóng góp cho chế độ, nhưng đã quyết định từ bỏ các công danh, lợi lộc.
"Cho đến nay vẫn chưa có luật về thành lập và đăng ký các đảng, còn Đảng viên Đảng CSVN muốn rời khỏi đảng thì đó là quyền mà trong điều lệ Đảng CSVN cũng đã cho phép, cho nên cái điều ấy là điều bình thường. Còn việc họ có lập được đảng hay không thì đấy lại là một vấn đề khác"
TS Lê Đăng Doanh
Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói: "Ông là người của Đảng, đang hưởng bao nhiêu quyền lợi thì ông lại tuyên bố bước ra khỏi Đảng, thì nó sẽ có những tác dụng lớn để Đảng xem lại đường lối của mình."
Hôm thứ Tư, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TPHCM, công bố trên mạng Internet một văn bản tuyên bố ông rời bỏ Đảng Cộng sản và cho biết nguyên nhân.
"Tôi tên Lê Hiếu Đằng là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hơn 40 tuổi Đảng," tuyên bố viết.
"Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi Đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân."
Tiếp nhận tin này, ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng đây là một quyết định mà ông Đằng đã dự kiến trước.
Vị tướng nói với BBC hôm thứ Năm từ Hà Nội: "Đấy chỉ là quyết định cá nhân của cụ ấy, chứ không có gì đặc biệt. Bởi vì cụ ấy đã tuyên bố lần trước là thành lập một đảng mới,
"Thì đây là ý của cụ ấy muốn ra đảng để thành lập một đảng mới, lúc trước cụ ấy đã có ý kiến như thế rồi, bây giờ người ta phản ứng cụ ấy, thì cụ ấy xin ra Đảng thôi."
Cũng hôm thứ Năm, trả lời câu hỏi liệu đảng viên đảng cộng sản rời bỏ đảng này để ra ngoài thành lập đảng mới có bị coi là phạm pháp ở Việt Nam hay không, Tiên sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nói:
"Cho đến nay vẫn chưa có luật về thành lập và đăng ký các đảng, còn Đảng viên Đảng CSVN muốn rời khỏi đảng thì đó là quyền mà trong điều lệ Đảng CSVN cũng đã cho phép, cho nên cái điều ấy là điều bình thường. Còn việc họ có lập được đảng hay không thì đấy lại là một vấn đề khác...
'Chưa hề đăng ký'
Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng đề nghị chính quyền VN chấp nhận đa đảng, đa nguyên và kêu gọi lập chính đảng mới
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Doanh, chính Đảng Cộng sản đã được thành lập mà chưa hề đăng ký ở đâu cả.
Ông nhấn mạnh: "Việt nam chưa có luật về đảng và bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không hề có đăng ký, và cũng chưa hề có một cái luật về Đảng Cộng sản Việt Nam."
"Bình thường ở các nước, một đảng được lập ra thì sau đó phải đăng ký để hoạt động, và như ở nước Đức thì nếu Đảng đó có được trên 5% phiếu được bầu vào Quốc hội, thì sẽ được có những chế độ giúp đỡ về tài chính, rồi ủng hộ các hoạt động của họ trong khuôn khổ Nghị viện và ở ngoài xã hội."
Cũng hôm 05/12, blogger Nguyễn Lân Thắng nói với BBC về việc ông Đằng 'bỏ Đảng'. Ông đưa ra bình luận từ Hà Nội:
"Trước hết tôi xin chúc mừng ông Lê Hiếu Đằng đã trở về với nhân dân. Những việc của ông Lê Hiếu Đằng làm từ trước tới nay gây ra rất nhiều tranh cãi, và chính bản thân tôi tôi cũng chưa thể tin được ông khi mà ông vẫn còn đứng ở trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản."
"Trước hết tôi xin chúc mừng ông Lê Hiếu Đằng đã trở về với nhân dân. Những việc của ông Lê Hiếu Đằng làm từ trước tới nay gây ra rất nhiều tranh cãi, và chính bản thân tôi tôi cũng chưa thể tin được ông khi mà ông vẫn còn đứng ở trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản"
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Theo blogger này diễn biến bỏ Đảng của cựu quan chức Mặt trận Tổ quốc là 'một chuyện rất lớn' và cũng 'sẽ có 'một tác động rất lớn về mặt xã hội'.
"Và (việc này) tác động chính đến những người Đảng viên vẫn đang còn nấn ná, vẫn đang còn chưa chịu dứt mình ra khỏi những danh vọng, những quyền lợi ở Đảng Cộng sản và tôi nghĩ đây sẽ là một bước ngoặt rất lớn để thay đổi xã hội Việt Nam."
Vẫn hôm thứ Năm, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng đang có những dấu hiệu làm thay đổi bản chất của Đảng Cộng sản, ông nói:
"Số lượng có thể tăng lên, nhưng cái chất thay đổi và sự tồn tại của đảng này không phải là sự tồn tại của Đảng Cộng sản, mà nó là một đảng gì đó mà giới mới vào sẽ dần dần hướng vào hướng đó và sẽ đặt lại tên gì đó, nếu như họ còn tiếp tục tồn tại."
Vào tháng Tám năm nay, ông Lê Hiếu Đằng đã bày tỏ quan điểm trong Bấmmột bài viết được công bố rộng rãi trên mạng đề nghị Việt Nam chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng và kêu gọi thiết lập một chính đảng mới.
Quan điểm của ông nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều giới, trong đó là các nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vận động cho nhà nước pháp quyền cùng xã hội dân sự, tuy nhiên ông cũng đã gặp phải sự công kích mạnh mẽ từ truyền thông do Nhà nước quản lý, với một số ý kiến gọi quan điểm của ông là 'chệch hướng', 'lệch lạc' hay 'tha hóa tư tưởng'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét