TÔI PHẢI
SỐNG - PHẦN 27
Bút
Ký của Lm. Nguyễn Hữu Lễ
Phần
Một: CUỘC ĐỜI VÀ BÓNG ĐEN
Cảnh chợ
chiều
Từ sau biến
cố đó không bao giờ cha Tỏ bước chân xuống trường chúng tôi nữa, mặc dù ngài vẫn
là hiệu trưởng ký tên trong giấy tờ nhà trường. Mấy tháng sau, Thầy Quý từ giã
chúng tôi ra đi và trở về Sài Gòn, mặc dù thầy không nói nhưng tôi hiểu được lý
do sự ra đi của thầy. Lòng tôi buồn vô hạn khi phải chia tay với con người có mặt
từ đầu và có công rất nhiều với ngôi trường Minh Đức. Ngoài ra thầy Quý còn là
bõ đỏ đầu của tôi, thầy rất thương tôi và để lại trong lòng tôi một kỷ niệm nhớ
đời, đó là việc thầy dẫn tôi đi Sài Gòn lần đầu tiên.
Công ơn
thầy Quý, tôi ghi nhớ mãi vì chính thầy đã đưa tay dìu tôi bước vào ngưỡng cửa
cuộc đời và là người đầu tiên cho tôi cơ hội nhìn ra chân trời rộng hơn cái thế
giới nhỏ hẹp của một làng quê mà cho tới năm 14 tuổi tôi vẫn còn vị đóng khung
trong đó. Khi cha Trình đổi đi, tương lai của ngôi trường Minh Đức trở nên u tối.
Sau biến cố “cười”, ngôi trường trở nên buồn thảm.
Khi Thầy
Quý ra đi, ngôi trường bắt đầu tê liệt vì vài tháng sau thì số học sinh đã rút
lui gần phân nửa, một số bỏ học, về quê làm ruộng, một vài người lên tỉnh tiếp
tục học. Riêng trong gia đình tôi, lúc đó người anh kế tôi phải bỏ học, tôi được
gởi lên tỉnh Vĩnh Long tiếp tục nửa năm sau của lớp đệ lục tại trường trung học
tư thục Nguyễn Trường Tộ do cha Nguyễn Ngọc Quang, cha sở Nhà thờ Chánh tòa
Vĩnh Long làm hiệu trưởng.
Về số phận
trường Minh Đức, thời gian sau khi thầy Quý ra đi, trường hoạt động vá víu và ảm
đạm như cảnh chợ chiều. Cuối cùng chuyện phải tới đã tới, trường đã phải chính
thức khai tử sau hai niên khóa 56-57 và 57-58, lúc đó tôi đang học tại Vĩnh
Long. Mặc dù ngôi trường Minh Đức yểu mạng, chỉ thọ được 2 tuổi nhưng cũng đã
giúp cho một số trẻ con trong làng bước lên ban trung học là ngưỡng cửa của
tương lai. Một rường trung học ở tỉnh hay ở thành phố, tự nó đã có giá trị huống
gì một trường trung học ở nhà quê lúc đó phải coi đó là một ân huệ. Sau này lớn
lên, làm gì và ở đâu tôi cũng nhớ mãi hình ảnh thân yêu của ngôi trường Minh Đức,
công ơn của cha Lê Vĩnh Trình, của thầy Quý và các thầy và các bạn học trong thời
trẻ đó.
Hai vị
Linh mục Lê Vĩnh Trình và Nguyễn Văn Tỏ để lại trong tâm trí tuổi trẻ tôi những
ấn tượng khó quên. Bên ngoài tất cả những việc làm và cá tính của hai người, điều
tôi thấy rõ nhất là cả hai vị đầy uy quyền và khiến dân chúng khiếp sợ.
Nhất là với đám trẻ con như tôi lúc đó. Điều đáng nói hơn là cả hai vị hay đánh
trẻ con và điều này càng làm tôi khiếp đảm và sợ phải đi nhà thờ nhiều hơn!
Cha Trình
đánh trẻ con khi “có tội” như ăn cắp trái cây, chọi me, trốn học, đánh nhau hoặc
có lỗi gì nặng... còn cha Tỏ đánh trẻ vì tâm tính bất thường mang tính cách bệnh
hoạn và điều này ngay từ nhỏ làm tôi sợ nhưng không phục ngài. Thí dụ như đánh
trẻ con khi tập giúp lễ, hoặc khi trẻ con quay ngang quay ngửa trong nhà thờ.
Cha Tỏ cấm trẻ con vào nhà thờ quay mặt ra sau khi có tiếng động, và có mấy lần
khi bọn học trò chúng tôi ngồi đầy nhà thờ thì cha Tỏ từ phía sau đập bàn đập
ghế la hét... Đứa nào quay lại nhìn thì bị tát tai!
Riêng về
cha Lê Vĩnh Trình, phải nói là tôi sợ không có thể nào tưởng tượng được. Với cặp
mắt ngô nghê của một đứa trẻ nhà quê như tôi nhìn lên hình ảnh như một vị thần
của cha Trình đã là một điều kinh hãi. Thấy ngài đi từ xa đã né tránh đừng
nói chi tới sự việc như tôi nhớ lại dưới đây.
Lúc bấy
giờ tôi 11 tuổi và đang đi học ở Mai Phốp. Những buổi sáng sớm theo đoàn người
đi Lễ và sau đó ở lại học tới chiều mới về nhà ở Cầu Đá. Cha Trình có thói quen
ngồi tòa giải tội những buổi sáng sớm trước giờ làm lễ và đợi chờ giáo dân tới.
Lúc đó trong nhà thờ yên lặng, yên lặng hoàn toàn.
Một buổi
sáng nọ, tôi ngồi chung với mấy học trò bên nam trong lúc cha Trình đang ngồi
tòa phía bên nữ. Ngồi lâu buồn ngủ và lúc gió chẳng nghĩ ngợi gì, tôi ngáp.
Nhưng khổ nỗi không phải là cái ngáp thông thường và lịch sự nhưng là cái
ngáp thoải mái và đầy vẻ khoái cảm! Tôi ngửa đầu ra sau, đưa hai tay lên
trời ngoác mồm to hết cỡ và phát ra tiếng ngáp kéo thật dài vang dội cả nhà thờ:
“Oooààààmmm”!!
Vừa
ngáp xong tôi mới giật mình biết là tai họa sắp xảy ra khi tôi nhìn qua thấy
cha Trình bật đứng dậy như cái lò xo và bước nhanh hết tốc lực đi ngang giữa
nhà thờ và hướng về phía ‘‘có tiếng động’’! Tôi nghe người bị điện giật một tiếng
“bưng!”mặt nóng rần, các lỗ chân lông hở ra to như tàn ong, một chút nước
tiểu rỉ ra quần!
Bình thường
tướng đi cha trình tôi đã khiếp vía thì nói gì tới dáng đi của ngài đến xử tội
của tôi lúc đó. Vì ở cách khá xa bên kia và học trò ngồi khá đông nên ngài
không biết đứa nào nên dừng lại trên tôi 4 dãy ghế và quát to như tiếng sấm gầm:
- Thằng
nào?
Tôi thấy
mấy đứa chỉ xuống chỗ tôi. Cha Trình đi lần xuống ghế tôi. Ngồi bên ngoài là
chú Út Hữu của tôi, sau đó là tôi và mấy đứa khác. Lúc đó tôi chẳng còn biết
mình là ai, mặt tôi không con chút máu, người run bần bật như cầy sấy vì lần đầu
tiên trong đời tôi mới được chứng kiến cơn thịnh nộ của cha Trình đối với...
tôi! Ngài dừng lại ngay đầu hàng điểm mặt chú Út Hữu quát:
- Thằng
nào?
Chú Út Hữu
quay ngang dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải chỉ vào tôi nói:
- Thằng này!
Vừa nghe
thế tôi vội ngã ngửa người ra nằm dài trên ghế vung cả 4 vó lên trời như con ếch
mắc vào lưỡi câu la lên một tiếng to còn hơn tiếng ngáp lúc nãy ầm lên cả nhà
thờ:
- Hổng phải
con Ông Cố ơi!
Tôi vừa
la vừa tống ra quần tất cả chỗ nước tiểu nãy giờ tôi cố giữ lại trong người.
Cha trình hỏi tiếp theo:
- Vậy thằng
nào?
Tôi mếu
máo đáp vừa chỉ lên trên:
- Mấy đứa
trên con không biết Ông Cố ơi.
Nghe thế,
cha Trình lại đi về phía trên và điểm mặt cả đám nghiến răng nói:
- Chúng
con chết nghe chưa!
Nói xong
cha bỏ đi. Tôi mừng như người vừa chết đi sống lại. Tôi lảo đảo đứng dậy bước
ra khỏi nhà thờ như người vừa qua cơn trúng gió nặng. Quần cụt đen của tôi ướt
đẫm, nhưng vũng nước tiểu trong nhà thờ chắc không ai thấy vì lúc đó chỉ có một
chiếc đèn măn-xong gần trên cung thánh, không đủ soi chỗ chúng tôi ngồi.
Sau này,
tôi trách chú Út Hữu:
- Sao lúc
đó chú lại chỉ con?
Chú cười
hề hề trả lời:
- Thì mầy
ngáp tao nói mầy ngáp chớ sao?
Tôi bực
mình nói:
- Con oán
chú cả đời về cái vụ này!
Chú lại
cười và nói:
- Mầy oán
rồi làm gì được tao?!
Thiệt
tình tôi giận cái ông chú này kinh khủng!
Bước đầu
lên tỉnh
Cuộc đời
tôi một lần nữa lại biến đổi với môi trường xa lạ ở tỉnh. Thời gian đầu tôi ở
trọ chung với mấy bạn từ Mai Phốp lên Vĩnh Long học trước tôi vài tháng. Sau đó
tôi ở trọ với anh thứ Ba của tôi đi lính và ở trong trại gia binh của Tỉnh đoàn
Bảo An Vĩnh Long, thời Đại úy Phạm Ngọc Thảo làm Tỉnh đoàn trưởng Bảo an đoàn.
Tôi còn nhớ khá nhiều chi tiết về hình dạng và lối sống của vị sĩ quan
này.
Đại úy Phạm
Ngọc Thảo lúc bấy giờ quảng ngoài 30 tuổi, dáng người cao nhưng gọn và đẹp
trai. Tướng ông lý tưởng cho một cầu thủ bóng đá hoặc bóng chuyền vì chiều cao
của ông. Tóc ông lúc nào cũng húi ngắn đứng phong cách nhà binh. Ông đi đứng chậm
rãi và trang nghiêm. Tôi không nhớ được nụ cười của ông vì hình như tôi chưa hề
thấy ông cười bao giờ. Điểm đáng chú ý nhất nơi Đại úy Phạm Ngọc Thảo là ông có
một mắt lé rất nặng, và đây là điểm phá tướng của ông. Khi nhớ về ông, tôi vẫn
thầm tiếc cho ông và nghĩ thầm giá mà ông Thảo không bị lé mắt chắc ông sẽ là
người đàn ông đẹp trai lý tưởng.
Nói về uy
quyền thì lúc đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo là nhân vật số ba trong tỉnh sau Giám mục
Ngô Đình Thục và Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba. Lúc bấy giờ tôi có nghe nói ông Phạm
Ngọc Thảo là người phía “bên kia” ra đầu hàng với chánh quyền Ngô Đình Diệm,
qua trung gian của Linh mục Nguyễn Ngọc Quang, lúc bấy giờ là cha sở nhà thờ
Chánh Tòa Vĩnh Long để nhờ giới thiệu với Giám mục Ngô Đình Thục để xin đầu
hàng.
Ông Phạm
Ngọc Thảo đã dò đúng mạch và tôi tin là đã được nghiên cứu rất kỷ. Giám mục Ngô
Đình Thục tin dùng Thảo và cho ông dạy học một thời gian trong trường trung học
Nguyễn Trường Tộ của nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long. Sau đó một thời gian ông được
đồng hóa vào cấp bậc Đại úy trong quân đội và làm Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Bảo
An Vĩnh Long.
Tôi không
biết gì về vai trò Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An của ông Thảo nhưng đời sống tôn giáo
của ông làm tôi chú ý. Đại úy Phạm Ngọc Thảo là người đạo đức hiếm có và tất cả
những gia đình quân nhân trong trại gia binh này đều ca tụng và truyền miệng
nhau về lòng đạo đức của ông mà người ta gọi cách thân thương là ”Đại úy mình”
Lúc bấy
giờ chính tôi cũng ngạc nhiên về vị sĩ quan có lòng đạo quá sốt sắng này. Có
nhiều đêm tôi thấy “Đại úy mình“ xuống từng gia đình công giáo hỏi đã lo đọc
kinh tối chưa? Nếu gia đình nào chểnh mảng việc này bị ông khiển trách và bắt
ngồi đọc kinh trong khi ông cũng ngồi lại trong giây lát rồi ra đi qua nhà
khác. Anh quân nhân công giáo nào mà Chúa nhật không đi nhà thờ, chẳng may Đại
úy Phạm Ngọc Thảo biết được thì đừng hòng cầu mong bất cứ ân huệ gì nơi ông.
Về phần
bà Đại úy cũng vậy. Bà có mặt ở tất cả các hội đoàn công giáo như Đạo Binh Đức
Me, hội Các Bà Mẹ Công Giáo... Dĩ nhiên là bà Đại úy được bầu làm trưởng trong
các hội đoàn đó và bà hoạt động rất hăng. Nói chung vào thời Đại úy Phạm Ngọc
Thảo làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long, cả trại gia binh tôi ở lúc bấy giờ
đạo đức như một... nhà thờ.
Nhưng điều
làm tôi không bao giờ quên được là cách thức Đại úy Phạm Ngọc Thảo đi lễ ngày
Chúa nhật ở nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long. Lúc bấy giờ còn là nhà thờ cũ, nằm
cặp bờ sông Tiền Giang. Về sau mé sông bị lở nên Nhà thờ phải dời về ngã ba Cần
Thơ. Vì mỗi ngày Chúa nhật tôi cũng đi lễ ở đó nên thường xuyên chứng kiến cảnh
nhân vật số hai và số ba của tỉnh đi lễ, ý tôi muốn nói tới Tỉnh Trưởng Khưu
Văn Ba và Đại úy Phạm Ngọc Thảo.
Đốc Phủ Sứ
Khưu Văn Ba lúc bấy giờ đã ngoài 50 là vị tỉnh trưởng dân sự cuối cùng của tỉnh
Vĩnh Long. Ông là một người cao to trắng trẻo và oai vệ theo cách thức của một
quan chức dân sự. Mỗi sáng Chúa nhật ông bà Tỉnh Trưởng và hai con trai là Khưu
Văn Phước và Khưu Văn Lộc lúc đó đã 18, 20 đi lễ trên chiếc xe “Traction 15”
màu đen bóng lộn, có tài xế lái. Tôi thường đứng dựa gốc cây me từ đàng xa nhìn
gia đình quý phái này đi lễ. Hai ông bà Tỉnh Trưởng đã đẹp mà cặp con tai của
ông bà càng đẹp hơn!
Thường
thì ông Tỉnh Trưởng mặc com-lê trắng, bà mặc áo dài còn hai cậu ấm mặc đồ tây
trắng ủi thẳng tắp. Tài xế đổ xe ngay cửa nhà thờ xong, vội ra sau mở cửa xe.
Gia đình Tỉnh Trưởng xuống xe và đi thẳng vào nhà thờ trong sự trang nghiêm
và hơi mất tự nhiên vì họ biết là có bao nhiêu cặp mắt đang nhìn họ. Đoàn người
quý phái tiến thẳng vào cửa nhà thờ mở rộng và đi hàng một thẳng lên hàng ghế đầu
dành riêng cho gia đình Tỉnh Trưởng ngay trước cung thánh. Mọi cặp mắt đều đổ dồn
về khi họ vào nhà thờ.
Trong khi
đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo là nhân vật số ba trong tỉnh cũng đi lễ tại nhà thờ
này, nhưng cung cách hoàn toàn khác với gia đình ông tỉnh trưởng. Thường thì
ông tới trước gia đình tỉnh trưởng một chút. “Đại úy mình“ lúc đi nhà thờ chỉ mặc
áo dài đen kiểu như cha tôi và mấy bác nông dân ở quê vẫn mặc, chân ông mang
giày săn-đan.
Thay vì
xe hơi thì Đại úy Phạm Ngọc Thảo đạp chiếc xe đạp cọc cạch. Xe đạp của ông là
loại xe cuộc nhưng tai lái vểnh lên chứ không cong xuống như các xe đua và trơn
trụi không có vè chắn bùn, chỉ có hai cái thắng ở tay. Khi tới nhà thờ Đại úy
Phạm Ngọc Thảo dựng xe đạp nơi gốc cây me và cẩn thận móc túi lấy chìa khóa để
khóa xe đạp cho yên tâm trước khi bước vào nhà Chúa.
Lúc đứng
nhìn ông lui cui khóa cái xe đạp, tôi đoán chắc là ông biểu diễn cho người ta
nhìn chứ có thằng ăn cắp nào lại mạt số đi “chọt” chiếc xe đạp của vị sĩ
quan chỉ huy toàn thể quân nhân trong tỉnh này! Sau khi thử lại lần chót là
khóa xe không bị bung ra vì vô ý, Đại úy Phạm Ngọc Thảo bước đi nhẹ nhàng như
con mèo tiến vào nhà thờ và quỳ lẫn lộn giữa đám đông trong một hàng ghế nào đó
trong nhà thờ để cầu nguyện. Nếu không để ý chẳng ai biết sự có mặt của
nhân vật số ba của tỉnh đang có mặt trong nhà thờ.
Một hôm
tôi vô tình nghe được một câu chuyện do một chú trong ban Quân Nhạc kể lại. Chú
ấy nói có nghe Thượng sĩ Trưởng ban Quân Nhạc là Biện Công Tước thuật lại trong
lần Tổng Thống về thăm tỉnh Vĩnh Long vừa rồi, có Đức cha Ngô Đình Thục
và phái đoàn của tỉnh, trong đó có Tỉnh Trưởng và Đại úy Tỉnh Đoàn Trưởng
Tỉnh Đoàn Bảo An Phạm Ngọc Thảo, lên bắc Mỹ Thuận đón Tổng Thống.
Khi Đức cha và Tổng Thống đi ngang sau lưng, Thượng sĩ Tước có nghe Đức cha nói
với Tổng Thống một câu: “Thằng Thảo nó được lắm”. Thượng sĩ Tước về thuật
lại cho anh em nghe và nói thêm: “Chắc là chuyến này Đại úy mình sẽ được
lên lon”!
Đúng như
vậy! Không bao lâu sau đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo được thăng lên Thiếu tá và được
bổ nhiệm là Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) và Đại úy Trần Văn Năm về thay ông ở
Vĩnh Long. Lần cuối cùng tôi còn được thấy Phạm Ngọc Thảo là năm 1962, khi đó
tôi đã vào học trong Chủng Viện Vĩnh Long, lần đó Thiếu tá Tỉnh Trưởng Kiến Hòa
ghé vào chủng viện thăm Linh mục Giám Đốc Trung Tâm Nhân Vị Nguyễn Văn Tự. Lúc
đó cha Tự dạy tiếng La tinh, tiếng Pháp trong chủng viện Vĩnh Long. Trong lần
đó Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo rất oai vệ trong chiếc Mercedes màu đen có tài xế
lái. Không ai có thể ngờ vị tỉnh trưởng oai vệ đó chính là “Đại úy mình” người
đã từng đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi lễ ở Vĩnh Long khi còn làm Tỉnh Đoàn Trưởng
Bảo An.
Con đường
hoạn lộ của Phạm Ngọc Thảo từ đó lên như diều gặp gió. Không bao lâu sau, ông
được thăng lên Trung tá rồi Đại tá. Nhưng khi ông Diệm bị phe đảo chánh sát hại
năm 1963, ông Phạm Ngọc Thảo bị thất sủng và đi làm Tùy Viên Quân Sự tòa
Đại sứ Việt Nam bên Hoa Thịnh Đốn. Không bao lâu sau, Phạm Ngọc Thảo lộn về và
cùng với một vài chính khách dân sự làm cuộc đảo chánh ở Sài Gòn.
Cuộc đảo
chánh bất thành, ông trốn chạy và về sau bị bắt và giết chết. Tôi không chú ý lắm
các chi tiết này nhưng điều tôi ngỡ ngàng là lúc đó người ta nói Phạm Ngọc Thảo
là một tên Việt cộng gộc, có anh hay em gì đó là Phạm Ngọc Thuần làm đại sứ của
Bắc Việt tại một nước cộng sản. Thảo đóng vai gián điệp hai mang giả vờ đầu
hàng phía Quốc Gia, nấp bóng Đức cha Thục để len lỏi vào chánh quyền miền Nam.
Sự thật
như thế nào về con người của Phạm Ngọc Thảo tôi không rỏ, nhưng về sau này khi
nghe biết về các hoạt động “không bình thường” của Phạm Ngọc Thảo tôi đâm ra
nghi ngờ thái độ đạo đức quá đáng của ông ta lúc ở Vĩnh Long. Tôi hồ nghi rằng
lòng đạo đức đó không chân thật nhưng là loại đạo đức “có hậu ý ”! Thực
ra nếu tôi xét đoán sai về lòng đạo đức của ông, tôi sẽ mắc tội. Xin vong
linh ông tha tội cho tôi!
Nhưng
cái cách ông bày tỏ lòng đạo đức một cách quá lộ liễu trước mặt Đức cha Ngô
Đình Thục lúc đó, cộng với những vụ rửa tội tập thể và tràn lan lúc bấy giờ, và
nhất là các vụ bỏ đạo tập thể và tràn lan sau khi ông Diệm bị lật đổ đã cho tôi
lý do để hoài nghi nghi về sự chân thật của ông! Riêng việc ông có rong ruổi
trên “xa lộ công danh” lúc bấy giờ theo cái kiểu ”con đường nào cũng tới...
Vĩnh Long” hay không, tôi không lấy làm lạ. Vì lúc ông Ngô Đình Diệm còn là tổng
thống đã có biết bao nhiêu người tai to mặt lớn khác cũng chen lấn nhau tên con
đường Quốc lộ 4 hay kẹt cầu kẹt bắc đó, từ Sài Gòn đổ dồn về Vĩnh Long để
mong được chầu Đức cha Thục, không riêng gì ông.
Về phần
ông Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba, sau đó không lâu xe ông bị Việt cộng phục kích và
ông bị giết chết trên con đường Vĩnh Long-Cần Thơ. Khi ông chết tôi đang học ở
trường trung học Nguyễn Trường Tộ, nơi mà ông Phạm Ngọc Thảo có thời gian dạy học
khi vừa mới ra “đầu hàng“. Sau khi ông Khưu Văn Ba chết, Thiếu tá Phước về
làm tỉnh trưởng Vĩnh Long thay ông, từ đó bắt đầu chế độ Tỉnh trưởng quân
nhân. Về sau này có một con đường mới mở trong tỉnh Vĩnh Long mang tên
con đường Khưu Văn Ba và tôi tin chắc là khi cộng sản chiếm miền Nam họ đã đổi
tên con đường này rồi.
Ý hướng
làm Linh mục
Sau khi
thi đậu trung học đệ nhất cấp năm 1960, tôi qua Mỹ Tho học trường tư thục Rạng
Đông vì anh tôi đổi qua đó. Tôi học nhảy lớp đệ tam để thi tú tài một và
năm sau tôi xong ban tú tài lúc 19 tuổi. Bắt đầu từ đó tương lai cuộc đời rộng
mở trước mắt tôi và tôi là người đậu bằng tú tài đầu tiên trong làng. Tôi làm
đơn thi vào đại học y khoa.
Nhưng
cũng chính trong thời gian này tôi suy nghĩ rất nhiều về một hướng đi cho tương
lai. Tôi nghĩ tới việc muốn làm Linh mục, vì tôi nghĩ là trong cương vị một
Linh mục, tôi sẽ có dịp phục vụ số người cùng khổ hữu hiệu hơn. Cái nhìn của
tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong đó có kiếp sống lầm than của người
dân quê thấp cổ bé miệng bị đủ mọi thứ thế lực đè nén, đã ảnh hưởng rất nhiều tới
sự lựa chọn của tôi.
Tôi đã
nhìn thấy và cảm thương cảnh người dân, nhất là nông dân bị thiệt thòi về nhiều
phương diện. Họ bị đè nén bởi nhiều thế lực khác nhau. Từ phía thực dân Pháp tới
giới chức cầm quyền và ngay cả một số giới lãnh đạo tôn giáo nữa. Người dân ở
thôn quê phải chịu cảnh một cổ hai tròng mà chẳng biết kêu ai, chỉ biết cúi đầu
cam chịu để tránh hậu quả tệ hại hơn.
Việc huấn
luyện những người lớn tuổi như tôi để trở thành Linh mục lúc đó là một ngoại lệ
vì những người muốn đi tu phải bắt đầu từ nhỏ khi vừa lên ban trung học. Tôi
tìm tới cha giám đốc chủng viện trình bày ý nguyện của tôi và cha giám đốc chủng
viện Vĩnh Long lúc bấy giờ là cha Trương Thành Thắng thu xếp cho tôi vào học tiếng
La Tinh và tìm hiểu thêm về chí hướng làm Linh mục tại tiểu Chủng viện Vĩnh
Long, nằm không xa trường Nguyễn Trường Tộ bao nhiêu.
Khi tôi
thưa với cha má về ước muốn làm Linh mục, cha tôi sửng sốt nhưng rất vui mừng
nói với tôi: ”Bây giờ con lớn khôn rồi, hãy tự quyết định về phần con, cha rất
mừng khi con có ý định đó, nhưng đã theo tiếng Chúa gọi thì hãy đi cho tới
cùng”. Từ đó tôi bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đời, với môi trường xa lạ của
Chủng viện Vĩnh Long.
Tháng 8
năm 1963 tôi chính thức được nhận vào tu học theo học một chương trình 7
năm nội trú trong đại Chủng viện Sài Gòn, lúc bấy giờ cha Phạm Văn Thiên
làm giám đốc. Năm đó cũng là kỷ niệm giáp 100 năm thành lập Chủng viện Thánh
Giuse này. Tôi vào nhập học hơn hai tháng thì xảy ra biến cố đảo chánh
1-11-1963
Cuộc đảo
chánh
Tôi còn
nhớ trưa ngày lễ Các Thánh 1-11, lúc đứng trên lầu 3 của Đại Chủng viện nhìn xuống,
thấy một số khá đông binh sĩ, có người chạy, có người leo rào, có người cởi bỏ
quân phục dọc theo căn cứ hải quân ở bến Bạch Đằng. Lúc đó chúng tôi biết có biến
động nhưng chưa biết là sự gì. Khi chúng tôi vào nhà nguyện trong giờ kinh chiều,
bắt đầu có nhiều tiếng đại bác nổ rất gần. Tiếp theo là tiếng súng đủ loại nổ
rân ran làm chúng tôi phải bỏ dở buổi kinh chiều và xuống trú ẩn trong nhà kho
kiên cố dưới hầm nhà nguyện. Lúc đó, đài phát thanh lập đi lập lại lời kêu gọi
tham gia đảo chánh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Trung tướng Dương Văn
Minh cầm đầu, xen vào giữa các bản nhạc hùng.
Ông Dương
Văn Minh này, tôi không biết có phải là một thứ khắc tinh của dân tộc Việt Nam
hay không, mà mỗi lần tên ông được nhắc đi nhắc lại trên đài phát thanh thì y
như rằng có chuyện xui xẻo xảy ra cho đất nước. Lần đầu vào ngày 1-11-1963, tên
ông được gắn liền với bao nhiêu sự xáo trộn trong nước tiếp theo sau cuộc đảo
chánh. Lần thứ hai vào ngày 30-4-1975, tên ông lại được vang trên làn sóng điện
một lần nữa và trở thành tiếng kèn đưa ma chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Đêm đó,
chúng tôi thức dưới hầm và theo dõi cuộc binh biến qua chiếc máy thu thanh đặt
giữa phòng. Các tiếng nổ của đạn pháo binh và tiếng súng nhỏ, khi thưa khi nhặt.
Khoảng gần nửa đêm, khi nghe tiếng súng nổ giòn như pháo Tết gần sát ngay bên
chủng-viện, chúng tôi biết là phe đảo chánh đang tấn công thành Cộng Hòa chỉ nằm
cách chúng tôi bằng con đường Thống Nhất. Đến gần sáng ngày 2-11, tiếng súng
thưa dần rồi im bặt, tôi biết là phe đảo chánh đã thành công. Lúc bấy giờ, mặc
dù không liên can gì về chuyện chính trị, nhưng tôi vẫn cầu mong cho tổng thống
được bình yên.
Sáng ngày
2-11, chúng tôi ra khỏi nơi trú ẩn và đi nhặt miểng đạn pháo binh nằm rải rác
khắp nơi trong khuôn viên của chủng viện. Con đường Cường Để lúc đó tấp nập những
quân nhân súng ống đạn dược đầy người di chuyển tới lui, tạo nên cảnh nặng nề
chết chóc. Một số đông thường dân cũng e dè nấp theo các vách tường nhìn ngó ra
đường theo dõi sự việc. Nhìn xa hơn, tôi thấy thành Cộng Hòa bị hư hại khá nặng.
Sau khi
biết là cuộc đảo chánh đã thành công, tôi càng nóng lòng muốn biết về số phận của
tổng thống. Tôi không phải đợi chờ lâu, vì ngay tờ báo đầu tiên được dán lên bảng
trong phòng đọc báo vào ngày 3 tháng 11 đã có bức hình nhòe nhoẹt và đầy máu me
của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong hình, ông Diệm mặc áo đen, đầu được kê lên
cái chậu hứng máu. Một hàng chữ lớn chạy hết bề ngang trên trang nhất: “Anh em
Diệm - Nhu đã tự sát!”
Lúc ấy, mặc
dù chưa có một nguồn tin nào khác để kiểm chứng nhưng tôi cũng không tin là Tổng
thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã tự sát như tờ báo đã đăng. Thực ra,
hai ông đã bị sát hại vào sáng ngày 2-11-1963 trên chiếc xe thiết giáp chạy từ
Nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Bộ Tổng Tham Mưu, như các tài liệu về sau này
đã tiết lộ.
Có nhiều
sách vở, báo chí viết về cuộc đảo chánh năm 1963, kể cả hồi ký của một vài người
trực tiếp nhúng tay trong biến cố đó. Các tác giả ngoại quốc, khi viết về các vấn
đề Việt Nam cũng có đề cập tới cuộc đảo chánh này. Tôi có đọc qua một số các
sách đó và nhận thấy phần đông các tác giả tường thuật diễn tiến cuộc đảo chánh
đều giống như nhau, chỉ khác ở chi tiết. Có một điều không thấy ai nói tới, hoặc
cố tình không nói lên, hoặc không nhận thấy được: Tại sao Tổng thống Ngô Đình
Diệm bị hạ sát?
Các tài
liệu liên quan tới cuộc đảo chánh cho thấy kế hoạch đảo chánh được soạn thảo và
nghiên cứu rất kỹ, cả về phía những kẻ chủ mưu trong chánh quyền Kennedy tại
Hoa Thịnh Đốn, lẫn nhóm tướng tá thừa hành tại Sài Gòn. Tuy nhiên có một điều
ai cũng thấy là người Mỹ không hề dự trù sau khi lật đổ xong sẽ giết chết ông
Diệm. Điều này không phải vì họ có lòng nhân đạo, nhưng vì sợ tai tiếng và phản
ứng bất lợi trong dư luận. Chánh quyền Kennedy lúc bấy giờ cũng thừa biết rằng,
cho dù cố gắng ném đá giấu tay nhưng trước sau rồi ai cũng biết chính người Mỹ
giật dây cuộc đảo chánh này.
Như vậy nếu
ông Diệm bị giết chết, Chính quyền Mỹ sẽ bị kết án và gặp nhiều phản ứng bất lợi.
Về nhóm tướng tá âm mưu đảo chánh, họ không thể tự quyết định việc gì ngoài sự
chỉ đạo của người Mỹ, mà đại diện thường trực để theo dõi, ra lệnh và thưởng
công bằng tiền mặt cho họ là Trung tá mật vụ Lucien Conein. Như vậy, sinh mạng
của Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng không phải do nhóm sĩ quan đảo chánh có quyền
quyết định.
Như vậy nếu
ông Diệm bị giết chết, Chính quyền Mỹ sẽ bị kết án và gặp nhiều phản ứng bất lợi.
Về nhóm tướng tá âm mưu đảo chánh, họ không thể tự quyết định việc gì ngoài sự
chỉ đạo của người Mỹ, mà đại diện thường trực để theo dõi, ra lệnh và thưởng
công bằng tiền mặt cho họ là Trung tá mật vụ Lucien Conein. Như vậy, sinh mạng
của Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng không phải do nhóm sĩ quan đảo chánh có quyền
quyết định.
Vậy tại
sao ông Diệm lại bị giết chết?Cho đến nay, chưa có ai lên tiếng công khai nhận
mình đã giết ông Diệm. Phần nhiều các tài liệu đều quy tội cho Trung tướng
Dương Văn Minh, vì ông này ra lệnh cho Đại úy Nhung bằng cách giơ lên hai ngón
tay ở bàn tay phải, dấu hiệu giết cả hai, khi viên sĩ quan cận vệ này theo đoàn
xe đi đón ông Diệm tại Nhà thờ Cha Tam. Đoàn xe do Tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu
và chính Đại úy Nhung là người đã giết hai anh em ông Diệm - Nhu trên chiếc xe
thiết giáp.[1]
Về chi tiết
vụ sát hại này, các tài liệu có nhiều điểm khác nhau. Đại úy Nhung, người được
nhắc tới nhiều nhất và được coi là người đã cầm súng bắn chết hai ông Diệm -
Nhu, sau cuộc đảo chánh được lên cấp thiếu tá, nhưng đã bị thủ tiêu sau đó ít
lâu trong lúc ông Nguyễn Khánh đang cầm quyền. Những người còn sống, thì hoặc
giữ thinh lặng, hoặc đổ lỗi qua lại theo cái kiểu “cối đổ cho chày, chày đổ cho
cối”, tạo cho cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho tới nay vẫn còn nhiều mờ
ám.
Ai trong
số các tướng đảo chánh ra lệnh giết ông Diệm trong buổi sáng ngày 2-11-1963?
Chuyện đó tôi không bàn ở đây, nhưng theo tôi nhận xét, đây là một quyết định
thật vội vã. Sau khi ông Diệm gọi điện thoại cho nhóm tướng lãnh đảo chánh ở Bộ
Tổng Tham Mưu xin đầu hàng, số phận hai anh em Diệm-Nhu được định đoạt kể từ
lúc đó. Cú điện thoại bất ngờ này đã đặt nhóm tướng tá đảo chánh vào một tình
thế khó xử và bắt buộc họ phải có một quyết định. Nói cách khác, chính ông Diệm
tự tuyên án tử hình cho ông và người em là Ngô Đình Nhu qua cú điện thoại này.
Tình thế
lúc bấy giờ thật đặc biệt, không phải nhóm đảo chánh sợ ông Diệm dùng kế hoãn
binh để gọi quân trung thành về lật ngược thế cờ như trong cuộc đảo chánh bất
thành hồi năm 1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Điều mà họ lo sợ nhất là
lúc họ phải đối diện với Tổng thống Ngô Đình Diệm khi họ dẫn ông về tới Bộ Tổng
Tham Mưu. Khi đó, họ sẽ phải ăn nói xử sự xưng hô làm sao với ông? Họ không thể
chịu đựng được cái mặc cảm tội lỗi khi phải trực diện với con người đã ban cho
họ tất cả mọi thứ trên đời, kể cả binh quyền mà họ đã dùng để phản bội lại ông.
Trong bọn
họ, có người xuất thân hèn mạt, chỉ là lính khố xanh, khố đỏ; nhờ theo hầu ông
mà được quân hàm cao để có quyền hành sai khiến binh lính phản bội lại ông. Họ
không biết phải xử sự thế nào với một “tù nhân” mà ngày hôm qua họ vẫn còn run
sợ khi phải đứng trước mặt ông. Họ không biết xưng hô thế nào với con người mà
hôm qua đây họ dùng lối xưng hô kính cẩn nhất trong ngôn ngữ Việt Nam: Gọi ông
bằng “Cụ” và xưng mình là “con”.
Hơn nữa,
có thể Dương Văn Minh và nhóm tướng tá đảo chánh cũng lo sợ con người uy nghi
đó. Khi bị dẫn về và đối mặt với những kẻ phản bội, rất có thể ông sẽ điểm mặt
gọi tên từng người trong bọn họ, “Ta không ngờ bọn mi là lũ phản loạn, bọn mi
đã dùng chính ân huệ ta ban cho để ám hại ta!” Từ nhận xét trên, tôi kết luận Tổng
thống Ngô Đình Diệm chết vì chính cái uy nghi cao cả của ông.
Có thể về
sau này, con người ra lệnh giết ông Diệm cũng bị lương tâm cắn rứt, nhưng rồi
đã âm thầm cầu nguyện, “Thưa cụ, xin cụ hiểu và tha thứ cho con. Không phải con
muốn giết cụ, nhưng chính cụ đã đặt con vào tình thế lúc bấy giờ không thể nào
có quyết định khác hơn”.
Xáo trộn
chính trị
Sau cái
chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm, miền Nam bị rơi vào một lỗ hổng chính trị thật
lớn, nặng nề nhất là tình trạng khủng hoảng uy quyền Quốc Gia. Các chính phủ tiếp
theo sau, chẳng qua là những tổ chức cần thiết phải có để giữ giềng mối cho đất
nước khỏi rơi vào cảnh hỗn loạn. Các khuôn mặt xuất hiện trên sân khấu chính trị
sau ông Diệm đã không đủ sức lôi cuốn và thuyết phục dân chúng tin tưởng và ủng
hộ.
Phần đông
họ thuộc giới võ biền, nhờ có quân lính trong tay nên cướp thời cơ nhảy ra nắm
quyền bằng các cuộc binh biến, được gọi bằng các tên như cách mạng, đảo chánh,
chỉnh lý, biểu dương lực lượng v.v... Có người lại quá kém về phẩm chất và đời
sống cá nhân, dốt nát về chính trị, nhưng nhờ thời cơ cũng mang râu đội mão, nhảy
lên sân khấu chính trị để làm tuồng!
Từ trước
tới nay, có nhiều người nhận xét khác nhau về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Có kẻ
bênh, người bỏ. Ông Diệm là người có công hay có tội với đất nước, tôi không
nói ở đây, việc này chúng ta hãy dành cho lịch sử có tiếng nói sau cùng. Một điều
không ai chối cãi được là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có uy tín cá
nhân đáng nể phục, trong cương vị lãnh đạo Quốc Gia. Cái uy tín mà những người
đứng đầu chính phủ về sau này không thể có được.
Khi các
tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chánh chưa uống cạn hết chai rượu mừng và các Bộ
trưởng của nội các Nguyễn Ngọc Thơ chưa kê xong bàn ghế trong văn phòng thì tướng
Nguyễn Khánh từ miền Trung bay vô Sài Gòn làm cuộc“chỉnh lý” bắt giam 4 tướng
Lê Văn Kim, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân và Tôn Thất Đính tại Đà Lạt, trừ Quốc
trưởng Dương Văn Minh được cho ở ngoài, từ đó chánh quyền về tay tướng Nguyễn
Khánh. Thời gian đó tôi đang học ở Đại Chủng viện Sài Gòn và hàng ngày thấy xe
có còi hụ của Thủ tướng Nguyễn Khánh chạy trên đường Cường Để đi về từ tư dinh
của ông ở bến Bạch Đằng tới phủ Thủ Tướng nằm trên đường Thống Nhất, sát vách với
Tiểu Chủng viện.
Có một sự
kiện xảy ra trong thời Tướng Khánh cầm quyền, lúc đó có mấy ngày vô chính phủ
và Sài Gòn rơi vào cảnh hỗn loạn thực sự. Điều tôi ghi nhớ một cách đau đớn là
lúc đó có sự va chạm nhau một cách nặng nề giữa hai tôn giáo lớn là Phật giáo
và Công giáo. Sài Gòn trong thời gian đó bị lên cơn sốt gây ra bởi tình thế hỗn
loạn và dân chúng càng bấn loạn hơn nữa bởi những tin đồn gây hoang mang. Khi
thì có tin Phật tử sẽ tấn công Tòa Giám mục Sài Gòn, hoặc tòa soạn báo
Xây Dựng. Lúc khác lại có tin thanh niên công giáo trong các trại di cư sẽ tấn
công Viện Hóa Đạo, chùa Xá Lợi...! Những loại tin đồn đó tạo cho tình thế vốn
đã hoang mang càng ngày càng căng thẳng nhiều hơn.
Có những
đêm chúng tôi đã bị ảnh hưởng bởi những tin đồn đó và đã mang lên lầu 3 của Chủng
viện những loại gạch đá gậy gộc vì có tin thanh niên Phật Tử sẽ tấn công
Chủng viện Sài Gòn trong đêm! Trong khi đó các cơ sở tôn giáo của cả hai bên đều
lo tổ chức những biện pháp phòng vệ riêng tư, tạo cho bầu không khí Sài Gòn trở
thành khó thở như sắp có cuộc chiến tranh tôn giáo xảy ra!
Tôi không
biết thực tế đã có những những va chạm tôn giáo như thế nào và ở đâu, nhưng mỗi
lần nhớ tới tình cảnh lúc đó tôi cảm thấy đau đớn cho số phận dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tôn giáo. Đại đa số người Việt Nam nếu không
thuộc về tôn giáo này cũng thuộc về tôn giáo khác, vì thế lực lượng dân tộc
trong các tôn giáo chính là sức mạnh tổng hợp ý chí của toàn dân. Nếu có những
va chạm và tình trạng bất hòa xảy ra giữa tín đồ các tôn giáo, nhất là giữa hai
tôn giáo lớn thì thật là một đại họa cho dân tộc.
Khủng hoảng
uy quyền
Trong
hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, miền Nam rất cần một thứ uy quyền lãnh đạo để
đương đầu với một Hồ Chí Minh vừa có uy tín ở miền Bắc, lại vừa mưu mô quỷ quyệt.
Tiếc thay, thứ uy quyền cần thiết đó thì miền Nam lại không có. Chính phủ của Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu ra đời năm 1967 được coi là khá nhất trong số các chính
phủ vá víu tiếp theo cuộc đảo chánh 1-11-1963.
Dù vậy
cũng chỉ tạo được một sự ổn định tạm bợ về chính trị, nhưng tuyệt nhiên không
gây được tác dụng tinh thần nào nơi dân chúng, và nhất là nơi các chiến sĩ đang
làm nhiệm vụ chống cộng. Sức mạnh thực sự của miền Nam lúc bấy giờ không phải
là sự quyết tâm tranh đấu của toàn dân, mà là kỹ thuật tân tiến của vũ khí do Mỹ
viện trợ, cộng với sự lo sợ về một cuộc sống lầm than nếu để miền Nam rơi vào
tay cộng-sản.
Hai yếu tố
đó hợp lại đã tạo được những trang quân sử lẫy lừng của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa (QLVNCH). Tiếc thay, những chiến sĩ kiêu hùng của QLVNCH lúc bấy giờ lại là
thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất. Họ chiến đấu anh dũng nơi chiến trường để
giữ yên bờ cõi cho những kẻ vô trách nhiệm ung dung thụ hưởng ở hậu phương! Họ
đã đổ xương máu ra ngăn chặn quân thù cho những kẻ quyền thế lo làm giàu, mua
quan bán chức! Họ đem thân mình đỡ đạn thay cho những thanh niên con nhà giàu
đút lót tiền bạc cho các cấp chỉ huy để làm “lính ma, lính kiểng!”
Tinh thần
đâu để chiến đấu khi các chiến sĩ oai hùng ngoài mặt trận nghe tiếng bom đạn của
kẻ thù, hòa với tiếng la hét của đồng bào biểu tình tố cáo đích danh tổng tư lệnh
của họ là một tên tham nhũng. Chắc là họ cũng biết rằng, một chiếc máy bay lúc
nào cũng chực sẵn để khi cần là tổng tư lệnh của họ sẽ đào tẩu cùng với vợ con
và của cải vơ vét được! Trong bối cảnh như vậy, việc mất miền Nam chỉ còn là vấn
đề thời gian.
Bước chân
vào đời
Tôi thụ
phong Linh mục năm 1970, lúc vừa 27 tuổi. Một tháng sau, tôi về làm cha phó tại
xứ đạo Hòa Khánh, ngay trong thị xã Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc tương đối nhỏ với khoảng
hai trăm ngàn dân, đa số là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Thị xã Sa Đéc nằm bên bờ
sông Cửu Long, cách bắc Mỹ Thuận gần 30 cây số.
Nhờ sự
giao thông thuận tiện, cả đường thủy lẫn đường bộ, nên Sa Đéc là một trong những
tỉnh trù phú của miền đồng bằng sông Cửu Long. Đa số dân chúng sống dọc hai bên
bờ sông và trồng cây ăn trái trên những khu đất bồi màu mỡ. Một số khác làm ruộng
trong các vùng sâu hơn về phía trong, nhưng phát đạt nhất vẫn là về thương mại.
Người dân Sa Đéc hiền hòa và hiếu khách, một phần do bản chất của người dân miền
quê, phần khác cũng do ảnh hưởng phong thổ cây xanh bóng mát, tạo cho người dân
vùng này cảnh sống an nhàn, gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.
Tôi còn
nhớ mãi những hình ảnh nhẹ nhàng dễ thương trong những lần đi thuyền máy trên
nhánh sông nhỏ vào các buổi trưa hè để vô làm việc trong xứ đạo nhỏ tại xã Tân
Phú Trung, cách tỉnh lỵ 12 cây số. Thuyền máy lướt nhẹ trên dòng sông nước
trong veo, hai bên bờ rợp bóng mát dưới những tàn cây to đủ loại, nhiều nhất là
cây cà-na, loại cây có trái to bằng ngón tay cái, hai đầu nhọn túm lại như hình
dáng con thoi.
Hai bên bờ
sông là con đường đất khá rộng mà xe hơi loại nhỏ có thể đi được. Nấp sau khoảng
sân rộng là những ngôi nhà ngói, phần nhiều là cổ xưa, nằm hướng ra bờ sông.
Trước mỗi nhà có cầu bến để lên, xuống ghe thuyền và làm nơi tắm giặt. Cầu
bến thường là đúc bằng xi-măng cốt sắt, có khi bằng hai tấm vỉ sắt có lỗ tròn,
loại vỉ sắt dùng làm sân bay dã chiến. Có khi cầu bến làm bằng những tấm ván
ghép lại, bên trên có đóng mấy “con lươn” to bằng ngón chân cái, cách quãng nằm
ngang cho đỡ trơn trợt, một đầu cầu gác lên bờ, đầu kia dốc sâu xuống mí nước.
Vào những
trưa hè êm ả, các cô thôn nữ thường ngồi trên cầu bến giặt giũ. Một vài cô khác
tươi cười đứng chải tóc dưới tàn cây cà-na rợp bóng mát. Các nàng ăn mặc thật
đơn giản, chiếc áo bà ba trắng ôm sát lấy người, làm nổi bật mái tóc đen óng ả
được vén qua một bên vai ra trước ngực phủ dài xuống thân. Nàng thôn nữ, một
tay nắm trọn lọn tóc ghì vào dưới cằm, tay kia chải nhẹ phần tóc còn lại ở dưới,
vừa nghiêng nghiêng đầu, lơ đễnh đưa mắt nhìn chiếc thuyền máy đang chậm chậm
lướt qua. Hình ảnh đó tô đậm thêm cho nét đẹp của một vùng quê an bình, mà dân
chúng được thừa hưởng của thiên nhiên ở miền nước ngọt cây lành. Hình như tôi
đã được nhìn thấy ở đâu một bức tranh thủy mạc vẽ cảnh tương tự như thế.
Khi tôi bắt
đầu cuộc đời Linh mục năm 1970 cũng là lúc chiến cuộc miền Nam tới hồi ác liệt.
Hình ảnh và tin tức chiến tranh nhan nhản khắp nơi. Báo chí và đài phát thanh
ngày nào cũng đầy dẫy tin chiến sự. Miền Nam lúc bấy giờ bắt đầu co cụm lại
trong các thành phố, vì các vùng quê phần nhiều mất an ninh, nhưng thủ đô Sài
Gòn và các thành phố lớn vẫn ồn ào náo nhiệt như không có gì xảy ra. Người dân
đô thị chỉ nghe nói tới chiến tranh, nhưng phần đông không tận mắt chứng kiến
hoặc chưa thấy sự đe dọa trực tiếp tới mạng sống và tài sản, nên mọi người cứ
vui sống an nhàn.
Tin tức
chiến sự trên báo chí dần đà trở thành quá quen thuộc. Những con số thương vong
trong các trận đánh của hai phe lâm chiến dần trở thành những con số thống kê
vô nghĩa, không còn gây chú ý đối với những người sống trong các vùng an toàn ở
hậu phương. Thỉnh thoảng có xảy ra các vụ Việt cộng đặt mìn hay pháo kích vào
thủ đô Sài Gòn hoặc vào các thành phố, trường học, gây kinh hoàng trong một thời
gian rồi đâu lại vào đấy.
Ai có nhiệm
vụ phải đánh giặc thì lo đánh giặc, người nào may mắn không phải ra trận và
đang sống ở các khu vực an toàn thì cứ vui sống, hưởng thụ và lo làm giàu. Sự
hiện diện của nửa triệu lính Mỹ và một số khá đông quân đội các nước đồng minh
tại miền Nam lúc bấy giờ đã tạo nên một hình thái xã hội thật đặc biệt, một xã
hội sống thác loạn, ồn ào và đầy mánh mung của thời buổi chiến
tranh.
Trong khi
đó, tình hình an ninh tại những nơi xa thành thị hoặc ở vùng quê càng ngày càng
sa sút. Người dân quê phải chịu cảnh một cổ hai tròng, ban ngày lúc còn mặt trời
thì thuộc sự kiểm soát của Quốc gia, bóng đêm về nằm trong tay Việt cộng. Người
dân quê đóng thuế cho Quốc gia một, thì đóng thuế cho Việt cộng mười. Ai trốn
thuế Quốc-gia nếu bị bắt có thể đi tù, còn ai trốn thuế “đảm phụ quốc phòng” của
Việt cộng thì bị chặt đầu mổ bụng.
Chính mắt
tôi đã chứng kiến cảnh tượng dã man một cách hãi hùng này tại quê nhà tôi. Việt
cộng trà trộn trong dân, ẩn nấp trong nhà dân, ăn cơm của dân, dùng tiền thuế của
dân và dùng dân làm bia đỡ đạn trong trong các cuộc biểu tình chống đối chánh
quyền Quốc gia. Thậm chí, có trường hợp chánh quyền địa phương bắt giam những
người dân đóng thuế cho Việt cộng, trong khi chánh quyền không thể bảo vệ được
cho người dân khỏi bàn tay sắt máu của họ. Người dân ở nông thôn xa xôi khốn khổ
không biết kêu ai, chỉ còn biết kêu trời, mà trời thì cao quá làm sao nghe thấy!
Trong bối
cảnh miền Nam chiến tranh khói lửa và hỗn tạp như vậy, cộng với một chánh quyền
mang nhiều tai tiếng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã dẫn đưa xã hội miền
Nam vào một cuộc sống mất phương hướng. Uy quyền Quốc gia là yếu tố tinh thần cần
thiết nhất cho một nước, nhất là trong thời chiến, nhưng miền Nam lại thiếu hẳn
yếu tố đó.
Trong khi
đó, tình hình an ninh tại những nơi xa thành thị hoặc ở vùng quê càng ngày càng
sa sút. Người dân quê phải chịu cảnh một cổ hai tròng, ban ngày lúc còn mặt trời
thì thuộc sự kiểm soát của Quốc gia, bóng đêm về nằm trong tay Việt cộng. Người
dân quê đóng thuế cho Quốc gia một, thì đóng thuế cho Việt cộng mười. Ai trốn
thuế Quốc-gia nếu bị bắt có thể đi tù, còn ai trốn thuế “đảm phụ quốc phòng” của
Việt cộng thì bị chặt đầu mổ bụng.
Chính mắt
tôi đã chứng kiến cảnh tượng dã man một cách hãi hùng này tại quê nhà tôi. Việt
cộng trà trộn trong dân, ẩn nấp trong nhà dân, ăn cơm của dân, dùng tiền thuế của
dân và dùng dân làm bia đỡ đạn trong trong các cuộc biểu tình chống đối chánh
quyền Quốc gia. Thậm chí, có trường hợp chánh quyền địa phương bắt giam những
người dân đóng thuế cho Việt cộng, trong khi chánh quyền không thể bảo vệ được
cho người dân khỏi bàn tay sắt máu của họ. Người dân ở nông thôn xa xôi khốn khổ
không biết kêu ai, chỉ còn biết kêu trời, mà trời thì cao quá làm sao nghe thấy!
Trong bối
cảnh miền Nam chiến tranh khói lửa và hỗn tạp như vậy, cộng với một chánh quyền
mang nhiều tai tiếng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã dẫn đưa xã hội miền
Nam vào một cuộc sống mất phương hướng. Uy quyền Quốc gia là yếu tố tinh thần cần
thiết nhất cho một nước, nhất là trong thời chiến, nhưng miền Nam lại thiếu hẳn
yếu tố đó.
Người ta
phanh phui rất nhiều về vụ tham nhũng thối nát của Chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu,
về tệ nạn mua quan bán chức, về những ông bà lớn lợi dụng quyền uy để buôn lậu
đủ các loại hàng, kể cả hàng quốc cấm. Có “vị” còn dám bán cả súng đạn cho Việt
cộng lấy tiền bỏ túi! Thiên hạ lúc bấy giờ còn nói chính ông Nguyễn Văn Thiệu
là một tay tham nhũng gộc, một thứ “hạm” nuốt trôi tài sản Quốc Gia và tiền viện
trợ Mỹ.
Phong
trào chống tham nhũng do cha Trần Hữu Thanh, một Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
phát động, tung ra những bản cáo trạng tố cáo đích danh Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu và một số tướng lãnh, đã được nhiều người hưởng ứng. Có người còn tỏ ra
hiểu chuyện, nói vanh vách ra cái ghế tỉnh trưởng giá bao nhiêu tiền, muốn làm
quận trưởng phải “chạy” bao nhiêu và còn cho biết cái “bót” quận trưởng quận
Năm trong Chợ Lớn được đấu giá cao nhất, vì đây là một chức vụ béo bở!
Các ông
quận trưởng trong vùng Chợ Lớn, tuy lúc mới về khá gầy ốm hom hem, nhưng được mấy
chú Ba Tàu “tốt bụng” vỗ béo cho, chẳng mấy chốc mà trở nên mập béo, phát tài,
phát tướng! Sự thật về tệ nạn tham nhũng đúng tới mức nào tôi không rõ, điều
tôi biết một cách chắc chắn là ở miền Nam lúc bấy giờ, ai may mắn nắm giữ được
chức vụ tốt trong chánh quyền thì làm giàu nhanh, mà chức tổng thống dĩ nhiên
là tốt nhất!
Tôi còn
nhớ có lần ông Trần Văn Hương khi còn làm Thủ tướng đã than: “Nếu diệt hết tham
nhũng lấy ai làm việc nước!” Vì những người làm việc nước, đồng thời cũng đang
bận vơ vét tiền của như vậy nên miền Nam lúc bấy giờ tuy có chánh quyền nhưng
không có uy quyền, có tổng thống nhưng không có người lãnh đạo quốc gia.
Khi bắt đầu
cuộc đời Linh mục cũng là lúc tôi bắt đầu va chạm với thực tế về sự bất công của
xã hội mà trước đây tôi chỉ thấy và nghe. Thực tế cho tôi biết nạn người bóc lột
người, người đè nén người trong đất nước tôi nặng nề và ác độc hơn tôi tưởng.
Giới chức trong chánh quyền các cấp, ít nhất là ở cấp mà tôi có dịp tiếp xúc,
thì họ thực sự là “cha mẹ của dân”. Họ đè nén người dân, bóc lột và vơ vét của
công, của tư một cách vô tội vạ.
Trong hai
năm đầu phục vụ tại Sa Đéc, tôi đã phải đương đầu và đụng chạm nặng nề với giới
chức đứng đầu hành chánh của tỉnh, khi ông cùng với viên chức Ty Xã Hội nuốt
trôi hết vật liệu cất nhà mà Bộ Xã Hội cấp cho mấy ngàn Việt Kiều hồi hương từ
Cam Bốt chạy về các tỉnh biên giới phía Nam. Lúc đó tôi là thành viên trong Ủy
Ban Cứu Trợ Việt Kiều Hồi Hương của tỉnh Sa Đéc. Ngoài ra còn có những vị chức
sắc tôn giáo đã làm lu mờ giáo lý cao cả của tôn giáo mà họ là người rao giảng.
Sự nhập nhằng giữa tôn giáo và chính quyền lúc bấy giờ đã tạo ra những “lãnh
chúa áo đen”. Họ lợi dụng chức vị tôn giáo để mưu cầu danh lợi riêng tư.
Năm 1972,
tôi được đổi về làm phó xứ Cái Đôi tại quận Long Toàn, tỉnh Trà Vinh, một giáo
xứ xa xôi và lẻ loi nằm tận bờ biển Ba Động. Tại đây tôi mới thực sự chia sẻ nỗi
đau của bà con trong vùng như chính nỗi đau của riêng tôi. Nhiều người dân
trong vùng chạy đến với tôi khóc lóc kêu van vì ông quận trưởng hà hiếp, bóc lột,
tham nhũng, hãm hiếp gái tơ và đè đầu cỡi cổ người dân đen trong quận một cách
tàn nhẫn. Người dân, nhất là những người không thuộc về xứ đạo chỉ biết khóc mà
không biết kêu ai. Tệ hơn nữa, ngài quận trưởng lại là bạn thân của cha sở.
Trong
hoàn cảnh ấy tôi đã công khai đứng về phía dân chúng và thách thức quyền lực của
viên chức chính quyền bất nhân này. Cuối cùng tiếng nói người dân đã thắng.
Viên quận trưởng phải rời chức vụ và bị giam vào quân lao Cần Thơ. Phần tôi đã
phải trả cái giá khá đắt cho việc làm này là bị thất sủng trong hàng ngũ các
Linh mục thuộc Giáo phận Vĩnh Long, nhưng tôi không coi đó là điều đáng buồn.
Ngược lại, tôi thấy vui và hạnh phúc vì đã có dịp sống với lý tưởng mà tôi đã lựa
chọn.
Bút Ký của
Lm. Nguyễn Hữu Lễ
Phần
Một: CUỘC ĐỜI VÀ BÓNG ĐEN
Kết thúc
ván cờ
Qua những
năm đầu trong thập niên 70, chiến tranh càng leo thang ác liệt làm cho tình cảnh
người dân Việt Nam càng khốn khổ hơn. Đồng bào miền Bắc phải lo chống chọi với
những đợt mưa bom của Mỹ, người dân miền Nam bị đe dọa nặng nề hơn bởi những cuộc
pháo kích của Việt cộng vào thành phố và khủng bố của họ ở miền quê. Cuộc sống
lầm than của người dân hai miền nói sao cho siết!
Chiến cuộc
càng leo thang thì máu xương dân tộc Việt Nam càng chồng chất. Nếu có ai đem
máu của người Việt Nam bị máy bay Mỹ giội bom giết chết ở miền Bắc hòa với máu
người dân vô tội bị Việt cộng pháo kích chết ở miền Nam sẽ ngạc nhiên thấy hai
dòng máu đó hòa hợp một cách lạ lùng. Điều này rất dễ hiểu vì cả hai loại máu
đó có chung một huyết thống có tên là Dòng Máu Việt Nam.
Nhưng số
phận của dân tộc tôi dù sao cũng chỉ là một con tốt trong bàn cờ chính trị quốc
tế. Vì thế khi bánh máy bay chở ông ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chạm mặt đất
của phi trường Bắc Kinh năm 1972 thì thế cờ chính trị thế giới thay đổi. Hơi
gió mạnh của máy phản lực trên chiếc máy bay đó cũng thổi gập cuốn lịch sử Việt
Nam sang qua một trang mới. Những ngày tháng tiếp theo, thế giới có dịp mỉm cười
trước cảnh một số những anh điếc ngồi bàn chuyện với nhau về tương lai của Việt
Nam tại cuộc hội đàm Paris. Trong lúc đó bom đạn vẫn gào thét trên đất nước Việt
nam, và dĩ nhiên Thần Chết phụ trách khu vực Việt Nam lúc nào cũng bận rộn như
đã từng bận rộn trong mấy chục năm qua.
Tháng
Giêng năm 1973, Hiệp Định Ba-lê được ký kết với những điều khoản trở thành dấu ấn
đóng trên số phận u tối của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cho tới cuối tháng
tư năm 1975, miền Nam đi vào cơn hấp hối khi những người cộng sản từ miền Bắc ồ
ạt ùa vào miền Nam. Lúc bấy giờ chánh quyền và quân đội miền Nam đang rối loạn
hàng ngũ. Mỗi ngày qua đi là một bước tới ngỏ đường cùng của chế độ.
Rồi ngày
định mệnh dành cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam đã xảy ra vào ngày cuối
cùng của tháng Tư năm 1975. Một thời điểm được ghi thật đậm nét trong cuốn lịch
sử của Dân Tộc Việt Nam.
Tôi đang
phục vụ tại Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long khi cộng-sản chiếm miền Nam. Hai
tháng sau tôi được chỉ định qua làm cha sở họ đạo La Mã trong tỉnh Bến Tre.
Tính đến lúc đang ngồi thẫn thờ trên chuyến xe Minh Chánh buổi chiều tà này,
tôi đã làm Linh mục được sáu năm. Sáu năm qua mau, sáu năm tôi chứng kiến
nhiều cuộc đổi thay trong nhân tình thế sự.
Trở về thực
tại
Đang thả
hồn theo dòng suy tư, chợt tôi nghe tiếng anh tài xế hỏi bên tai:
- Ông anh
ngồi có chật lắm không? Nhích qua phía tôi một chút đi. Chịu khó chật một chút,
không bao lâu nữa tới nơi rồi!”
Câu hỏi bất
ngờ của anh tài xế kéo tôi về thực tại. Có lẽ thấy tôi ngồi yên đã lâu, nên anh
tài xế muốn gạ chuyện cho vui. Tôi mỉm cười trả lời:
- Không
sao đâu anh! Tôi ngồi thoải mái lắm, anh chạy rất cừ, sắp tới Sài Gòn rồi.
Người tài
xế tuổi trung niên vui tính nhe răng cười như đáp lại lời khen của tôi, xong
quay sang trả lời câu hỏi gì đó của một bà ngồi phía sau. Lúc xe đang chạy, anh
cười nói huyên thuyên với hết người này tới người khác từ phía sau. Lúc nói
chuyện, anh có thói quen hay chửi thề hai tiếng ĐM. Mười câu thì có chín tiếng
ĐM vì quen miệng. Tôi ngồi yên, nghe tiếng chửi thề của anh lại rất có duyên.
Có lúc tôi lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu anh tài xế nói chuyện mà không chêm hai tiếng
ĐM đệm vào thì câu chuyện xem ra nhạt nhẽo, mất hào hứng.
Ngồi yên
một mình khiến tôi suy nghĩ vẩn vơ. Có lúc tôi quay sang nhìn bộ dạng anh tài xế
và theo dõi từng động tác của anh. Anh có bộ ria mép rậm dài và đen nhánh, như
hai con sâu róm nằm chấu đầu vào nhau. Mỗi khi anh nói cười, bộ ria mép cũng giật
giật như hai con sâu róm đang giỡn trửng, đùa cợt nhảy vào tấn công nhau, rồi lại
nhảy lùi ra né tránh, trông thật ngộ nghĩnh! Mỗi khi có chiếc xe lô nào ngược
đường qua mặt, anh đều chào bạn tài xế xe kia bằng cách nhấc mấy đầu ngón tay của
bàn tay trái như cái quạt được xòe ra, trong khi bàn tay phải vẫn để gá nhẹ
trên tay lái, miệng cười nói vui vẻ.
Tôi ngồi
kế bên, theo dõi một cách thích thú cách hai anh tài xế chào nhau. Khi thấy có
xe lô ngược chiều từ xa, tôi lại để ý các ngón tay anh. Khi hai xe giáp nhau,
các ngón tay anh tự động dương lên, rồi lại hạ xuống, như cửa các tiệm buôn được
điều khiển tự động bằng “mắt thần”. Hình ảnh vui vui này đã giúp tôi quên thực
tại trên một đoạn đường dài.
Hành
khách ngồi phía sau đa số là những người bình dân. Nghe họ nói chuyện, tôi biết
họ đã quen nhau và đi lại thường xuyên để buôn bán trên tuyến đường này. Cách họ
đùa cợt với anh tài xế cũng chứng tỏ họ là những hành khách thường xuyên của
anh. Tôi ngồi yên lặng suốt từ lúc bước lên xe, một phần vì chẳng quen ai và
cũng không có chuyện gì để nói, vả lại lòng tôi đang rối như tơ vò.
Câu hỏi cứ
lập đi lập lại trong đầu, tới bến xe Phú Lâm rồi đi đâu nữa? Tự nhiên tôi đâm
ra lo lắng và cầu mong cho xe chạy chậm lại, chạy thật chậm lại, càng chậm càng
tốt, để nếu có thể thì không bao giờ tới bến. Anh tài xế vui tánh nãy giờ nói
năng đùa cợt với các bà ngồi sau, lại quay sang hỏi tôi khi vừa qua khỏi cầu
Long An một đỗi.
- Ông anh
xuống Xa Cảng hả?
- Vâng,
tôi xuống Xa Cảng.
Người ta
gọi ca cảng miền Tây ở Phú Lâm bằng cái tên gọn là Xa Cảng. Thấy tôi trả lời
không có vẽ hào hứng, anh tài xế yên lặng một chút rồi vẫn nhìn thẳng phía trước
nói:
- Buổi
chiều vắng xe mình đi lẹ, chút nữa tới rồi. Ông anh ở Sài Gòn à?
Bình thường
có lẽ tôi cũng vui vẻ tiếp chuyện anh tài xế, nhưng lúc đó tôi chỉ đối đáp hững
hờ cho qua chuyện:
- Không,
lên thăm bà con.
Anh ta gạ
chuyện tiếp theo:
- Vậy ông
anh ở Mỹ Tho à?
- Không!
Tôi ở Bến Tre... tôi làm việc ở Bến Tre, nhưng gia đình ở Vĩnh Long.
Nghe hai
tiếng Vĩnh Long, anh ta quay sang tôi vui vẻ như gặp được đồng hương:
- Vĩnh
Long à? Tôi cũng có thằng bạn ở Vĩnh Long, nó có tiệm bán máy đuôi tôm ở ngã ba
Cần Thơ tên là... tên là... tên là gì tôi quên rồi, trong dãy phố của Đức cha
Thục đó. Hồi trước giải phóng nó khá lắm, bây giờ hổng biết nó ra sao, lâu rồi
tôi cũng không gặp nó.
Tôi bị dị
ứng khá nặng khi nghe ai dùng hai tiếng “giải phóng” để nói về biến cố 30 tháng
4 năm 1975, ngày cộng-sản chiếm miền Nam, nhưng anh tài xế dùng hai tiếng “giải
phóng” cũng vô thức và đầy thói quen như hai tiếng “ĐM” trong câu chuyện. Hiểu
như vậy nên tôi không cảm thấy khó chịu nên vui vẻ trả lời.
- Tôi có
biết dãy phố của Đức cha Ngô Đình Thục.
Yên lặng
một lúc, nhìn thẳng về phía trước, như để ôn lại kỷ niệm của thời xa xưa, anh
nghiêng đầu qua tôi:
- Thành
phố Vĩnh Long cũng đẹp, lúc trước giải phóng tôi hay xuống đó chơi, có lần tôi
xuống tới quận Chợ Lách nữa. Vô mấy vườn trái cây ở đó mặc sức mà ăn! Còn gái
Vĩnh Long thì khỏi phải nói, nhất là gái Nha Mân đẹp có tiếng! Ông anh có đồng
ý không?
Vừa hỏi
anh ta vừa nheo mắt nhìn tôi một cách hóm hỉnh, tôi đính chánh và tránh né đề
tài:
- Nha Mân
thuộc về Sa Đéc rồi!
Lúc đó xe
đang ngon trớn phóng nhanh và tôi thấy mấy chiếc xe khá xa về phía trước đang
chạy chậm lại nhưng anh tài xế đang vui câu chuyện hình như không chú ý, anh vội
quay qua tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Ủa! Tôi
tưởng là Nha Mân thuộc về Vĩnh Long chớ! Tôi nhớ hồi trước có lần... có lần…
ĐM! Lại trạm kiểm soát! Tối rồi mà còn nút chặn!
Anh ta vội
ngắt ngang câu chuyện với tôi, ngoái đầu lại phía sau như cái máy, báo động:
- Trạm kiểm
soát đó nghe bà con, có giấy tờ gì lo móc sẵn ra, để chạy cho nó lẹ! Tối rồi...
Chiếc xe
ngừng lại khá gấp. Vì mãi lo nói chuyện và không để ý mấy xe trước đã dừng, nên
anh vội đạp thắng, làm hành khách ngả nghiêng. Tiếng la, tiếng cười nói, tiếng
rủa sả lại rộn cả lên từ đám bạn hàng quen thuộc từ phía sau.
Lúc bấy
giờ là cuối tháng Tư năm 1976, một năm sau ngày cộng-sản chiếm miền Nam. Tôi
không hiểu chính quyền cộng-sản thời đó áp dụng chính sách kinh tế kiểu gì, chỉ
biết là đi tới đâu, cũng nghe dân chúng rên rỉ, than phiền về tình trạng ngăn
sông cấm chợ. Trên các trục giao thông đường bộ cũng như đường thủy, có quá nhiều
trạm kiểm soát. Thời kỳ đầu, các trạm kiểm soát đủ loại mọc lên khắp nơi, cách
một đoạn chừng mươi cây số lại có một trạm, về sau này có thưa đi một chút
nhưng vẫn còn quá nhiều. Lúc đầu kiểm soát giấy đi đường, kiểm soát thẻ đăng bộ
xe gắn máy, kiểm soát giấy tờ hóa đơn đồng hồ, cà rá v.v... Ai không có hóa đơn
thì tịch thu chờ “cứu xét”.
Về sau
này, kiểm soát hàng hóa như đậu lạc, dừa khô, thịt heo, hoa quả vải vóc và các
thứ khác. Nhưng ở đời, vỏ quít dày có móng tay nhọn. Chánh quyền càng tăng cường
kiểm soát thì các con buôn càng có nhiều mánh khóe tinh vi hơn để qua mặt chánh
quyền. Khi có nhiều kẻ qua mặt thì chánh quyền lại tăng cường thêm các trại kiểm
soát và cứ thế cả hai đàng cùng leo thang chơi trò “cút bắt kinh tế”.
Tôi có
nghe được khá nhiều câu chuyện về mánh lới con buôn dùng để vượt qua các trạm
kiểm soát, trong đó có chuyện sau đây làm tôi nhớ mãi. Có một người đàn bà bụng
mang dạ chửa, nhưng vì quá nghèo nên phải tảo tần mua bán độ nhật qua ngày. Chị
lén “buôn lậu” vài loại hoa quả như chuối, dừa khô v.v...
Có hôm bị
nhân viên kiểm soát kinh tế bắt tịch thu mất vốn, cũng có khi chị năn nỉ họ
thương tình tha cho vì xét ra dăm ba trái dừa khô, một ít nải chuối cũng chẳng
đáng là bao. Nếu gặp phải thịt heo thì không thể tha được, vì món hàng này bị cấm
ngặt, do đó nếu ai giấu được vài ký thịt qua trạm kiểm soát sẽ lời bằng mấy lần
người khác buôn hoa quả. Chị đàn bà có mang này cứ tiếp tục buôn bán hoa quả thời
gian khá lâu.
Một ngày
nọ chị cũng đi buôn dừa khô như thường lệ, nhưng hôm đó bất ngờ chị phải đứng
chờ trước trạm kiểm soát khá lâu. Một lúc sau, nhân viên kiểm soát ngạc nhiên
thấy máu chảy ướt cả hai bàn chân của chị, tưởng là chị đã tới lúc sanh con,
nên nhân viên kiểm soát vội vàng gọi y tá tới giúp. Mặc dù chị quyết liệt từ chối,
nhưng ai lại để chị sanh con giữa đường giữa sá bao giờ!
Khi tới
nơi mới vỡ lẽ ra, chị ta chẳng bầu bì gì cả. Thì ra từ bao lâu nay chị đã buôn
lậu hàng tạ thịt heo bằng cách bó thật chặt vào bụng khi qua các trạm kiểm
soát, và dĩ nhiên là chị ta chỉ “có bầu” để qua mặt nhân viên kiểm soát. Mặc dù
lục soát rất kỹ nhưng có ai sờ nắn bụng đàn bà có mang bao giờ.
Hôm ngày
chị “ở cữ” vì kẹt trước trạm quá lâu, và thịt heo gói trong bọc nhựa loại xấu vỡ
ra, làm máu chảy dọc theo hai bên chân dài xuống ướt cả bàn chân mới ra cớ sự.
Hàng trăm thứ tội chỉ tại vì cái bọc nhựa kém chất lượng! Loại bọc nhựa đen
ngòm làm bằng chất nhựa nấu lại, vì thời buổi ấy tìm đâu ra túi loại trắng làm
bằng thứ nhựa nguyên chất?
Chiếc xe
của tôi bò từ từ, nối đuôi theo sau đoàn xe khá dài đang đi ngang qua trạm kiểm
soát. Tôi e ngại mỗi khi xe ngừng lại các trạm, vì kinh nghiệm cho biết bất cứ
chuyện gì cũng có thể xảy ra tại các nút chặn như thế này. Mỗi lần qua trạm,
tôi đều nhớ lại cảnh tượng hãi hùng mà tôi đã chứng kiến, cũng xảy ra trên tuyến
đường này một năm về trước. Hôm đó, mới 5 ngày sau khi cộng-sản chiếm miền Nam,
tôi đang ở Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long và có việc phải đi Sài Gòn cùng với một
vài người trên chiếc xe Wolksvagen của cơ quan bác ái Caritas.
Trên quốc
lộ 4 ngày hôm đó thật hỗn loạn khác thường, nào xe lớn xe nhỏ, nào người dân,
nào du kích mang súng ống đạn được... đông nghẹt cả đường lộ như cảnh bán chợ
trời. Cách quãng vài trăm thước lại có một nhóm vài ba anh du kích mặc đồ đen,
đội nón tai bèo, mang dép râu, khăn rằn quấn cổ mang súng AK hoặc M16, đưa tay
chận xe lại và xét! Tôi cũng chẳng biết họ xét cái gì, vũ khí thì chúng tôi
không có, giấy tờ thì chúng tôi có nhưng họ lại không biết đọc.
Cuối cùng
họ xét... hóa đơn! Bất cứ thứ gì, nhất là đồng hồ đeo tay mà không có hóa
đơn đều bị giữ lại để chờ mang hóa đơn tới chuộc về. Tôi nghe rất nhiều khổ chủ
của những xe gắn máy, của các chiếc đồng hồ đang cố gắng giải thích cho các anh
du kích trong rừng vừa mới ra này hiểu rằng, không bao giờ họ cần phải mang
theo hóa đơn khi đi đường. Nhưng giải thích thì cứ giải thích còn việc “cách mạng”
làm thì họ cứ làm.
Xe tôi rời
nhà từ sáng sớm, cho tới xế chiều thì bò gần tới Cái Bè, tức là gần nửa đoạn đường
130 cây số Vĩnh Long - Sài Gòn. Tính ra chúng tôi đi được 50 cây số trong 7 tiếng
đồng hồ. Xe cứ bò đi, lại bị chận kiểm soát rồi lại bò đi, lâu lâu xe dừng
lại cho mấy anh du kích quá giang.
Khi tới
Cái Bè lại kiểm soát và lần này thì một anh du kích có sáng kiến rất lạ lùng,
anh cầm ngửa một cái nón lá của phụ nữ, leo lên xe tôi và ra lệnh tất cả hành
khách ai có bất cứ một thứ giấy tờ gì thì ném hết vào. Chúng tôi nhìn nhau e ngại
trước cái lệnh quái đản này, vì nếu không còn giấy tờ tùy thân nữa thì chúng
tôi sẽ ra sao trong tình thế hỗn độn này? Tôi lên tiếng hỏi:
- Anh à,
nếu anh giữ giấy tờ chúng tôi ở đây, các trạm tới hỏi chúng tôi làm sao?
Anh du
kích điềm nhiên trả lời:
- Bà con
nói là anh Tư Lớn ở Cái Bè đã giữ!
Trời ơi,
giấy tờ tùy thân của chúng tôi trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này mà anh “Tư
Lớn” coi như... lá khoai! Nhưng chúng tôi không thể giải thích hoặc cưỡng lệnh
anh “Tư Lớn”, nhất là khi nhìn thấy cái nòng súng AK đen ngòm và bóng láng trên
vai anh. Tôi biết tốt nhất là ném giấy tờ vào cái nón lá. Đó cũng là lần cuối
cùng tôi còn nhìn thấy cái thẻ căn cước của tôi thời Chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa. Sau khi trở thành mình trần thân trụi, tôi cảm thấy vô cùng ngao ngán. Đi
hay về? Chúng tôi bắt đầu hỏi nhau, cuối cùng chúng tôi quyết định tiếp tục
đi Sài Gòn, vì đàng nào thì giấy tờ cũng đã mất.
Cảnh tượng
hãi hùng
Chiếc
Wolkswagen tiếp tục bò tới ngã ba Trung Lương thì lại gặp nút chặn. Cả một đoàn
xe đang dừng lại, và người ta trên quốc lộ 4 đông như trấu. Chúng tôi lại bị hỏi
giấy tờ, nhưng chẳng ai còn một thứ gì trong tay và nói là anh “Tư Lớn” ở Cái
Bè giữ lại tất cả. Nhưng khổ nỗi, giữa cảnh hỗn quân hỗn quan người đông như
như kiến cỏ thế này, có ai biết anh “Tư Lớn” là ai! Thế là chúng tôi bị đuổi
quay xe về.
Không còn
cách nào hơn, chúng tôi phải quay trở về sau gần một ngày lê lết trên quốc lộ
4. Khi xe trở đầu xong và dừng nối đuôi sau một đoàn xe chờ đường trống để “bò”
đi thì một cảnh tượng hãi hùng diễn ra ngay bên cạnh. Nhìn qua cửa kính, tôi thấy
một anh du kích trẻ tuổi đội mũ tai bèo, mặc đồ đen có khăn rằn quấn cổ, vai
mang súng AK đang lục soát một người chạy chiếc Mobilette xanh từ hướng Sài Gòn
chạy xuống. Chiếc xe được dựng chân đứng lên.
Người chủ
xe là một thanh niên trạc chừng 30, mặc quần đen và áo sơ-mi màu sậm có sọc dài
đang đứng kế bên. Anh du kích cúi người, lục lọi những món đồ trong 2 túi phía
sau yên xe ra để xuống mặt đường. Tôi thấy mấy trái khóm (dứa) và một ít đồ lỉnh
kỉnh.
Cảnh lục
soát này đã quá quen thuộc, nên tôi không mấy gì để ý. Nhưng bất thình lình,
không biết xét gặp thứ gì, anh du kích vội bước lùi lại, tay lên cò súng thật vội
vã, miệng quát to, tiếng quát như tiếng sĩ quan đang gào thét binh sĩ ngoài mặt
trận: “Nằm xuống! Nằm xuống”. Anh du kích vừa la hét vừa nhảy lùi lại mấy bước
nữa. Cây AK trong tay anh đang ở thế chiến đấu và mũi súng đen ngòm đang chỉa về
phía người đàn ông đáng thương đang vội vàng nằm sấp xuống mặt đường. “Đưa 2
tay về phía trước!”
Anh du
kích lại hét lên ra lệnh, và người đàn ông luống cuống làm theo. Tôi thấy anh
du kích xê dịch khẩu súng khi sửa lại thế đứng, nhưng họng súng không rời khỏi
thân hình con người đang nằm sấp trên lộ. Sau khi họng súng đã hướng chính xác
về phía nạn nhân, thì “Bằng! Bằng! Bằng! Bằng...”! Một tràng súng nổ vang, những
người ở xa vội nằm xuống né đạn theo phản xạ tự nhiên.
Thân hình
người đàn ông nằm dưới đất bị giật nẩy lên mấy lần theo từng tiếng súng nổ. Máu
anh văng tung tóe và cơ thể anh co giật thật dữ dội rồi nằm yên bất động. Cảnh
tượng xảy ra quá gần, nên từ trong xe tôi còn ngửi được mùi thuốc súng! Sự việc
diễn ra quá nhanh làm tôi không có giờ để sợ hãi.
Tôi nhắm
mắt quay mặt đi, vừa âm thầm đọc một câu kinh cho nạn nhân. Mặc dù trong thời
chiến, tôi đã từng thấy những thân thể con người bị Việt-cộng chặt đầu mổ bụng
vì ghép vào tội Việt gian hoặc trốn thuế, nhưng cảnh anh du kích bắn người một
cách quá dã man như thế này, tôi mới chứng kiến lần đầu sau khi miền Nam được
“giải phóng!”
Trở về thực
tại, lúc này chiếc xe tôi dừng hẳn lại ngay trước mặt mấy anh công-an vai mang
súng kè kè. Tôi cố giữ vẻ mặt thật bình thản, trong khi mấy anh công-an mặt mày
đen đúa áp sát mặt nhìn chằm chằm vào bên trong xe, chẳng nói chẳng rằng. Thực
tình tôi cũng chẳng biết họ muốn kiểm soát cái gì, kiểm soát người hay đón bắt
mấy bà bạn hàng chở đồ lậu tôi cũng không biết. Xe nào cũng phải dừng lại,
nhưng một chốc lại được đi.
Xe tôi
cũng vậy, họ chẳng hỏi người nào, nhưng cặp mắt láo liên của họ nhìn chằm chằm
vào mặt từng hành khách làm tôi có cảm tưởng họ đang nhận diện một người nào họ
đã biết mặt, hoặc đã được coi qua hình. Sau khi thấy chẳng có gì khả nghi, anh
công-an phía ngoài vẫy tay cho đi. Người tài xế vừa gài số định chạy, thì anh
bên phía trong lề chợt giơ tay ra lệnh dừng lại. Tôi hơi lo ngại.
- Ngừng lại
đã! Cái túi đỏ này của ai?
Vừa hỏi
anh ta vừa chỉ vào cái túi xách của tôi để dưới chân. Tôi hơi chột dạ, nhưng cố
làm ra vẻ bình thản, vừa trả lời vừa cầm túi lên mở dây kéo.
- Gì
trong đó?
Tôi cho
tay vào lôi bộ đồ bà ba đen ra khỏi miệng túi:
- Mấy bộ
quần áo thôi, chẳng có gì!
Anh
công-an có vẻ không chú ý lắm vào việc xét hỏi này, chỉ nhìn qua loa chiếu lệ.
Lúc bấy giờ tôi chỉ ngại anh ta bảo đưa túi ra cho anh ta lục soát. Trong túi
xách của tôi, ngoài bộ đồ bà ba đen nằm trên mặt, còn có một khăn tắm khá to
màu cứt ngựa, một cái võng bằng vải nylon dầu màu đen, ở hai đầu có đoạn dây dù
khá dài quấn quanh cái võng cuộn tròn lại như đòn bánh tét, một cái đèn pin, một
con dao bấm loại các phi công vẫn dùng và một túi nhỏ của học sinh đựng bút mực
được tôi dùng đựng kem đánh răng, bàn chải và một ít thuốc trị sốt rét.
Những thứ
này, nếu bị xét thấy cũng có thể gây nghi ngờ và phải trả lời lôi thôi, nhưng
cũng không đáng ngại lắm vì nó phù hợp với giấy tờ tùy thân tôi đang có: nhân
viên của Công ty khai thác Lâm sản bằng máy ủi của tỉnh Lâm Đồng. Đây là bản
photocopy mà một anh bạn đã thay tên tôi vào. Lúc đó chẳng cần biết giấy tờ thực
hay giả, miễn có chữ in và con dấu là hữu dụng. Người công-an xem xét cho có lệ
rồi khoát tay cho đi.
Tôi cảm
thấy nhẹ nhõm, nhưng người mừng nhất lúc này không phải là tôi mà là anh tài xế,
vì từ lúc bị giữ lại lần sau trông bộ dạng anh tài xế bứt rứt và khó chịu thấy
rõ! Chiếc xe cài số sẵn, nhưng không được chạy, nó cứ rướn tới thụt lui, tiếng
máy gầm gừ như hai con chó đang chực cắn nhau nhưng có dây cột cổ ghì lại.
Lần này, khi anh công-an vừa khoát tay, người tài xế thả ngay chân đạp thắng và
nhấn ga làm chiếc xe chồm tới như con tuấn mã lấy đà phóng nhanh.
Các chị
em bạn hàng phía sau bị mất đà ngả nghiêng, họ lại la ó, lại rủa sả anh tài xế,
anh chỉ nhe răng cười đáp lại. Bà con lại tiếp tục nói cười một cách hồn nhiên
như trước, vì hình như cảnh lục soát quá này đã quá quen thuộc nên chẳng ai buồn
để ý. Tôi lại ngồi yên nhắm mắt, một phần cũng muốn nghỉ ngơi sau một ngày khá
mệt, phần khác tôi cũng không muốn tiếp tục câu chuyện với người tài xế vui
tính, đầu óc tôi đang rối bời về chuyện khác: Sắp tới nơi rồi!
Chặng cuối
đoạn đường
Khi xe ngừng
lại ở xa cảng Phú Lâm thì trời đã nhá nhem tối. Tôi bước xuống xe, nói vài câu
cám ơn người tài xế, mang túi trên vai và tản bộ ra phía đường cái. Khung cảnh
Xa Cảng miền Tây buổi chiều tà lúc bấy giờ thật buồn và lạnh. Tôi dừng lại bên
lề đường, mò túi tìm bao thuốc lá. Mùi khói thuốc làm tôi dễ chịu và tự nhiên cảm
thấy bình thản hơn.
Những lần
trước khi tới Xa Cảng, tôi ra đây để đón xe lam hoặc xích lô máy vô Sài Gòn,
nhưng chiều nay tôi bước đi vì thói quen hơn là để tìm xe đi tiếp đoạn đường.
Lúc đó, một chiếc xích lô máy ngừng lại trước mặt tôi, người lái xe hỏi:
- Ông đi
đâu?
Tôi yên lặng
một lúc, khiến người lái xe hơi ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Ông vô
Sài Gòn hay Chợ Lớn?
Tôi đáp vội:
- Anh cho
tôi về Chánh Hưng.
Tôi vừa
nói vừa leo lên xe.
Tôi có
gia đình người bạn ở Chánh Hưng. Lúc trước, mỗi khi có dịp lên Sài Gòn tôi thường
ghé thăm và có khi ở chơi vài ngày, nhưng lần này tôi đến vì bất đắc dĩ. Tôi biết
rằng tình cảnh tôi lúc bấy giờ không thuận tiện ghé một nơi nào, những người bạn
thân lại càng không nên tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét